You are on page 1of 4

Câu 1: Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người

sản xuất (1, 2, 3)


trong biểu đồ sau đây?

Nhận xét: Ba người sản xuất có thời gian lao động cá biệt khác nhau trong đó:
- Người thứ nhất thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên không những bù đắp được chi phí sản
xuất mà còn có lợi nhuận.
- Người thứ hai thực hiện tốt quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất vì thời
gian lao động cá biệt ít hơn người thứ nhất nhưng lại bán theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Người thứ ba thời gian lao động cá biệt vượt quá thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật
giá trị nên bị thua lỗ.
Câu 2: Sau khi tốt nghiệp đại học Nông nghiệp M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại
trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kỹ thuật và niềm đam mê mà vườn vải nhà M năm nào
cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh, mang laijthu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu lao động nào? Vì sao CNH, HĐH phải gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN?
Việc làm của Nam thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu từ lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
Bởi vì, M đã chuyển việc trồng vải thủ công sang việc trồng vải theo tiêu chuẩn của VietGap tức là có
sử dụng tri thức, kĩ thuật trong việc trồng vải của gia đình.
Câu 3: Gia đình bác A có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Trước đây, mỗi ngày bác đan
được 16 chiếc ghế mây trong 8 giờ, thời gian gần đây bác đã nghiên cứu và đổi mới quy trình đan nên
năng xuất tăng lên 32 chiếc ghế mây trong 8 giờ.
a) Hãy nhận xét năng suất lao động của bác A trước và sau khi đổi mới quy trình đan.
b) Cho biết đây là tác động nào của quy luật giá trị? Em hãy nêu tác động của quy luật giá trị đến việc
sản xuất của gia đình bác A?

a) Năng suất lao động của bác A sau khi đổi mới quy trình đan tăng: 32 : 16 = 2 (lần) so với trước khi
đổi mới quy trình đan.

b) Đây là tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng nhanh. Bác A đã
cải tiến máy móc trong quá trình đan => Làm cho lực lượng sản xuất phát triển => năng suất lao động
tăng nhanh.

Câu 4: Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích: ‘‘…và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội
bùn sâu dưới trời mưa phùn, và đôi vai xưa kéo cày thay trâu … cho đến hôm nay, những chàng trai
đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy….’’
a. Hãy chỉ ra những tư liệu lao động được nói đến trong đoạn trích trên?
b. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ giữa các yếu tố của tư liệu lao động?

Tư liệu sản xuất: trâu, máy kéo, máy cày, máy cấy
Trong tự liệu lap động gồm có công cụ lao động, kết cấu hạ tầng.
- Công cụ lao động chính là nòng cốt của mọi hoạt động. Công cụ lao động chính là thước đo đánh giá
trình độ sản xuất, năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Muốn đánh giá nền sản xuất xã hội
có phát triển hay không, cứ nhìn vào công cụ lao động. Công cụ lao động hiện đại, nền sản xuất phát
triển và ngược lại. 
- Kết cấu hạ tầng cũng có vai tròquan trọng. Toàn bộ nền kinh tế chịu tác động của kết cấu hạ tầng. Kết
cấu hạ tầng hiện đại thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Câu 5: Bác A sản xuất bàn ghế gỗ và đem ra bán trên thị trường. Giá cả mặt hàng này thấp hơn giá trị
cá biệt mà Bác đầu tư. Trong khi đó trên thị trường mặt hàng bàn ghế nhựa có giá cả cao.
a. Trong trường hợp trên, nếu là bác A em sẽ làm gì? Vì sao?
b. Trình bày tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Câu 6: “Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh sáng tạo với lịch sử ngàn năm dựng nước và
giữ nước. Ngày nay dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc
hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.”
(SGK GDCD 11. Trang 4)
a. Theo em, khi kinh tế phát triển sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta?
b. Mỗi chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh?

a)Kinh tế phát triển


Câu 7: Theo báo Hà Nội 25/01/2018, viết “Thống kê cho thấy, chỉ trong vài tuần đầu năm 2018, lực
lượng quản lý thị trường Hà nội đã liên tiếp phát hiện, xử phạt hơn 140 vụ vi phạm liên quan đến việc
chứa trữ, buôn bán hàng giả mạo, hàng kém chất lượng thuộc những thương hiệu nổi tiếng đã được
bảo hộ tại Việt Nam. Chẳng hạn như quần áo, giày dép thương hiệu Nike, Adidas, mắt kính Chanel,
Dior…”
a. Đoạn viết đó phán ánh nội dung nội dung nào của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nội dung đó?
b. “Chẳng hạn như quần áo, giày dép thương hiệu Nike, Adidas, mắt kính Chanel, Dior…”, nếu đưa
vào lưu thông với số lượng lớn, phân phối nguồn hàng khắp cả nước, nhiều kiểu dáng phong
phú…..thì thị trường đang làm chức năng gì? Chức năng đó quan trọng như thế nào với cả người bán
và người mua?

Câu 8: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn H, M và T có tranh
luận: H cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa. M lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là
sản phẩm của lao động. T thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?
Câu hỏi: Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:

 Do lao động tạo ra


 Có công nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
 Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.

=> Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động

Câu 9: Công ty kinh doanh xăng dầu B đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao
hơn so với thực tế. Em có nhận xét gì về việc làm của công ty xăng dầu B? Nhà nước cần phải làm gì
để hạn chế những việc làm như công ty xăng dầu B? Câu 10: Trong bức thư của đồng chí Nông Đức
Mạnh gửi thanh niên, đăng trên báo Nhân dân ngày 26/03/2003, với tiêu đề “Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá chính là sự nghiệp của thanh niên”, có đoạn viết: “...Đó chính là trách nhiệm vẻ vang, cũng là thời
cơ to lớn để các cháu, trước hết là thế hệ tri thức trẻ đua tài cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng và
bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân...” a. Theo em tại sao nói công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là trách nhiệm vẻ vang và là thời cơ to lớn đối với thanh niên?
b. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

Câu 11: Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em phải làm gì để
góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

-Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.

-Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học -công nghệ hiện đại.

Câu 12: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, A dự định sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ xin làm công nhân
của một Doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp. Biết dự định của A, B khuyên A nên
đi học Đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo em ai
hiểu đúng nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nước ta hiện nay?

Câu 13: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các
lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay? Nêu khái niệm của quá trình này?

Quá trình hiện đại hóa


Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý ktxh
Câu 14: Vì sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu
khách quan? Là một công dân, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước?

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
    – Một là, do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (nền công nghiệp
lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công
nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân)

    – Hai là, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta
với các nước trong khu vực và thế giới.

    – Ba là, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của chủ nghĩa xã hội.

Câu 15: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần thực hiện
thành công sự nghiệp vẻ vang này?

Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, bởi vì:
+ Thế hệ thanh niên ngày nay được sống và học tập trong một điều kiện thuận lợi hơn thế hệ cha anh.
+ Họ là những người năng động, sáng tạo và tự tin.
+ Họ có lí tưởng sống cao đẹp, có đầy nhiệt huyết và hào khí của tuổi trẻ, họ được học tập và rèn luyện
trong những môi trường thuận lợi hơn, được gia đình, xã hội và nhà nước quan tâm.
+ Họ có điều kiện để tiếp cận với những nguồn tri thức tiên tiến hơn.

You might also like