You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM GIỮA HỌC KÌ I


MÔN GDCD 11 – NĂM HỌC 2022 - 2023

I. Cấu trúc đề kiểm tra


Trắc nghiệm: 70% (28 câu, 0,25đ/1 câu)
Tự luận: 30% (2 câu)
II. Nội dung ôn tập
Nhận biết:
- Thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với
đời sống xã hội.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
- Thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, xã
hội.
- Khái niệm hàng hóa, thị trường.
- Các thuộc tính của hàng hóa.
- Các chức năng của tiền tệ.
- Các chức năng cơ bản của thị trường.
- Nội dung cơ bản của quy luật giá trị.
- Tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thông hiểu:
- Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
- Hiểu được khái niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa.
- Phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa.
- Hiểu được sự vận động quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở mức
đơn giản và gần gũi.
- Hiểu được mục đích của cạnh tranh.
- Phân biệt tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức đã học để tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
-Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm
hàng hóa ở địa phương.
- Vận dụng kiến thức đã học để nêu một số ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.
- Vận dụng kiến thức đã học để nêu một số ví dụ về mặt tích cực và hạn chế trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
III. Nội dung tự luận
- Nội dung qui luật giá trị
- Vận dụng tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Mục đích, tính hai mặt của cạnh tranh.
- Vận dụng kiến thức tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
III. Câu hỏi trắc nghiệm
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2

NHẬN BIẾT
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. con người tác động vào tư liệu lao động để ra của cải vật chất.
B. con người tạo ra sản phẩm đem bán .
C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò của sản xuất của cải vật chất ?
A. Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
B. Quyết định số lượng hàng hóa trong xã hội.
C. Quyết định thu nhập của người lao động.
D. Quyết định giải quyết việc làm của người lao động.
Câu 3: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất.
Câu 4:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản
xuất là
A. lao động. B. người lao động. C. sức lao động. D. làm việc.
Câu 5: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
được gọi là
A. tăng trưởng kinh tế. B. phát triển văn hóa.
C. tăng trưởng bền vững. D. phát triển kinh tế.
Câu 6: sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội. B. Số lượng hang hóa trong xã hội
C. Thu nhập của người lao động. D. Việc làm của người lao động.
Câu 7: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất.
Câu 8: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản
xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại.
Câu 9: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 10:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình
sản xuất là
A. Lao động. B. Người lao động C. Sức lao động D. Làm viêc
Câu 10: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối
tượng lao động là
A. Người lao động B. Tư liệu lao động C. Tư liệu sản xuất D. Nguyên liệu
Câu 11: Phát triển kinh tế là
A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm
B. Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống
C. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững
3

D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
Câu 12: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

A. Phát triển kinh tế B. Thúc đẩy kinh tế
C. Thay đổi kinh tế D. Ổn định kinh tế
Câu 13: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối
với cá nhân?
A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm
B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế
C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe
THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi thăm quan làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Hùng thắc mắc: Không biết vật nào dưới
đây là đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt? Nếu là hướng dẫn viên du lịch em sẽ
chọn đáp án nào giúp Hùng?
A. Sợi để dệt vải B. Tủ để vải. C. Máy dệt vải. D. Kéo cắt vải.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ
nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải
thích cho ý kiến đó?
A. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất.
B. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất.
C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất.
D. Chức năng cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.
Câu 3: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa dầu ở Liên Xô, anh H muốn trở về Việt Nam
công tác nhưng cha mẹ H không đồng ý vì cho rằng làm việc ở nước ngoài lương cao, chế
độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển. Nếu là H em chọn cách nào dưới đây để thực
hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế đất nước?
A. Tỏ thái độ không đồng tình bằng việc không liên lạc với cha mẹ.
B. Thực hiện theo mong muốn của cha, mẹ và không trở về nước.
C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ đồng ý cho mình về nước làm việc.
D. Không quan tâm đến ý kiến của cha mẹ và bí mật về nước làm việc.
Câu 4: Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm
cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện ý
nghĩa của phát triển kinh tế đối với
A. gia đình. B. xã hội. C. tập thể. D. cộng đồng.
Câu 5: M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ. Việc làm
của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống văn hóa. B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Củng cố an ninh quốc phòng. D. Phát triển kinh tế.
BÀI 2. HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
NHẬN BIẾT
Câu 1. Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua
A. trao đổi, mua bán. B. lao động sản xuất. C. tiêu dùng. D. quảng cáo.
Câu 2. Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
4

B. công dụng, tính có ích của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó.
C. tỷ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa.
Câu 3. Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là
A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị trao đổi. D. giá trị cá biệt.
Câu 4. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng.
C. lượng giá trị của hàng hóa. D. hao phí lao động.
Câu 5. Giá trị của hàng hóa do
A. thời gian lao động cá biệt tạo ra.
B. tổng thời gian của người sản xuất hàng hóa tạo ra.
C. thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra.
D. trung bình cộng thời gian lao động tạo ra.
Câu 6. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định được gọi là
A. giá trị. B. giá cả. C. giá trị trao đổi. D. giá trị sử dụng.
Câu 7. Giá cả vận động xoay quanh
A. giá trị. B. giá trị trao đổi. C. giá trị sử dụng. D. giá trị cá biệt.
Câu 8. Nếu quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra theo trình tự H-T-H thì giai đoạn H-T thể
hiện hành vi
A. bán hàng. B. mua hàng. C. tư vấn. D. lưu thông.
Câu 9. Trong công thức H-T-H, tiền tệ thực hiện chức năng
A. thước đo giá trị. B. phương tiện lưu thông.
C. phương tiện cất trữ. D. phương tiện thanh toán.
Câu 10. Hành vi mua thiếu (nợ) hàng hóa cho thấy tiền tệ có chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện cất trữ.
C. phương tiện thanh toán. D. tiền tệ quốc tế.
Câu 11. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để
xác định số lượng, giá cả của hàng hóa, dịch vụ được gọi là
A. hàng hóa. B. tiền tệ. C. thị trường. D. lao động.
Câu 12. Thị trường thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa khi
A. hàng hóa được sản xuất. B. hàng hóa được cung ứng.
C. hàng hóa được bán ra. D. hàng hóa được luân chuyển.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng
hóa?
A. Do lao động tạo ra.
B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.
C. Thông qua trao đổi, mua bán.
D. Có giá cả xác định để trao đổi.
Câu 14: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
A. chất lượng và số lượng hàng hóa
B. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
C. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
D. giá cả và số lượng hàng hóa
Câu 15: Giá trị của hàng hóa là
A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
5

C. chi phí làm ra hàng hóa.


D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
THÔNG HIỂU
Câu 1: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán điều chỉnh số chất lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 2. Việc hàng hóa được luân chuyển từ vùng này sang vùng khác cho thấy chức thị
trường có chức năng
A. chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. chức năng lưu thông giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. chức năng thông tin.
D. chức năng điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng.
Câu 3. Người tiêu dùng mua một chiếc xe máy là đã mua thuộc tính nào của hàng hóa?
A. Giá trị. B. Giá trị sử dụng. C. Giá trị xã hội. D. Giá trị cá biệt.
Câu 4. Với điều kiện giá trị tiền tệ, quan hệ cung cầu và các điều kiện khác không đổi, giá
trị của hàng hóa cao thì giá cả sẽ
A. thấp. B. cao. C. không đổi. D. biến động.
Câu 5. Giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm cho
A. sản xuất và tiêu dùng thu hẹp. B. kích thích sản xuất và tiêu dùng.
C. sản xuất thu hẹp, tiêu dùng tăng lên. D. sản xuất tăng lên, tiêu dùng hạn chế.
Câu 6. Khi trao đổi 1m vải lấy 5kg thóc, ta gọi đây là giá trị trao đổi (hay tỷ lệ trao đổi).
Vậy giá trị trao đổi này được thực hiện là căn cứ vào
A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá cả.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?
A. Do lao động tạo ra.
B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.
C. Thông qua trao đổi, mua bán.
D. Có giá cả xác định để trao đổi.
[<br>]
Câu 8: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
A. chất lượng và số lượng hàng hóa
B. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
C. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
D. giá cả và số lượng hàng hóa
[<br>]
Câu 9: Giá trị của hàng hóa là
A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. chi phí làm ra hàng hóa.
D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
[<br>]
Câu 12. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
6

C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.


D. Tiền dùng để cất trữ.
[<br>]
Câu 10: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán điều chỉnh số chất lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.

BÀI 3. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT


VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
NHẬN BIẾT
Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở
A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian lao động trung bình. D. Tổng thời gian lao động.
Câu 2. Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt.
A. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. B. tổng thời gian lao động cá biệt.
Câu 3. Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt.
C. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. D. tổng thời gian lao động cá biệt.
Câu 4. Trong lưu thông quy luật giá trị yêu cầu trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc
A. bằng giá. B. ngang giá. C. đúng giá. D. định giá.
Câu 5. Giá cả vận động xoay quanh
A. giá trị. B. tiền tệ. C. thị trường. D. hàng hóa.
Câu 6. Nguyên tắc ngang giá được hiểu là hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi
A. lao động xã hội cần thiết bằng nhau. B. lao động xã hội cần thiết khác nhau.
C. lao động cá biệt bằng nhau. D. lao động cá biệt khác nhau.
Câu 7. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng với
A. tổng giá trị hàng hóa. B. tổng sản lượng hàng hóa.
C. tổng dự trữ hàng hóa. D. tổng giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 8. Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị là sự phân phối
lại các yếu tố
A. tư liệu sản xuất, sức lao động, hàng hóa. B. công cụ lao động và đối tượng lao động.
C. công cụ lao động, nguồn vốn, chiến lược. D. nguồn vốn, khoa học công nghệ, nhân lực.
Câu 9. Muốn có lợi nhuận cao, nhà sản xuất phải làm cho giá trị cá biệt
A. thấp hơn giá trị xã hội. B. cao hơn giá trị xã hội.
C. bằng giá trị xã hội. D. luôn ổn định.
Câu 10. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. giá trị. B. giá cả. C. tiền tệ. D. thị trường.
THÔNG HIỂU
Câu 1. Dưới tác động của quy luật giá trị, khi giá cả tăng sẽ làm cho sản xuất
A. mở rộng. B. thu hẹp. C. biến động. D. không đổi.
Câu 2. Người sản xuất tiến hành cải tiến kĩ thuật là vận dụng tác động nào dưới đây của quy
luật giá trị?
A.Thúc đẩy thời gian lao động cá biệt tăng. B.Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
7

C.Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa D.Phân phối các yếu tố tư liệu lao động.
Câu 3: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới
đây?
A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất.
Câu 4. Khi giá cả giảm, quy luật giá trị tác động đến lưu thông theo hướng nào?
A. Chuyển hàng từ nơi khác đến. B. Chuyển hàng đi nơi khác.
C. Phân phối lại hàng giữa các vùng. D. Hạn chế mua bán hàng hóa.
Câu 5. Người sản xuất cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề lao động, hợp lý hóa sản xuất,
thực hành tiết kiệm cho thấy tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người tiêu dùng.
Câu 6. Mục đích của việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề lao động, hợp lý hóa sản xuất,
thực hành tiết kiệm là làm cho
A. giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. B. giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội.
C. giá trị cá biệt tăng lên. D. giá trị cá biệt không biến đổi.
Câu 7. Dưới tác động của quy luật giá trị, lợi nhuận của doanh nghiệp
A. tỷ lệ thuận với thời gian lao động cá biệt.
B. tỷ lệ nghịch với thời gian lao động cá biệt.
C. không phụ thuộc vào thời gian lao động cá biệt.
D. phụ thuộc vào thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 8. Nhà sản xuất muốn giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng
sản phẩm thì họ cần lựa chọn phương án nào sau đây?
A. tìm nguyên liệu rẻ tiền. B. mở rộng quy mô sản xuất.
C. cải tiến công nghệ, kỹ thuật. D. đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo.
BÀI 4. CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
NHẬN BIẾT
Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh nhằm
giành điều kiện thuận lợi để thu được hiều lợi nhuận gọi là
A. đua tranh. B. chiến tranh. C. đấu tranh. D. cạnh tranh.
Câu 2. Cạnh tranh xuất hiện trong nền kinh tế
A. giản đơn. B. hàng hóa. C. bao cấp. D. hiện đại.
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là
A. những tác động của nền kinh tế thị trường đối với người sản xuất.
B. các chủ thể kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
C. sự phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên.
D. sự phát triển của khoa học công nghệ và tác động của nhà nước.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A. giành ưu thế về nguồn lực sản xuất. B. giành thị trường, nơi đầu tư.
C. giành hợp đồng, đơn đặt hàng. D. giành ưu thế độc quyền hàng hóa.
Câu 5. Mặt trái của cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa là
A. làm khoa học công nghệ phát triển. B. tăng năng suất lao động.
C. khai thác tối đa các nguồn lực. D. đầu cơ tích trữ, nâng giá cao.
THÔNG HIỂU
8

Câu 1. Những hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế thị trường như buôn lậu, trốn thuế, sản
xuất hàng giả, hàng nhái, đầu cơ tích trữ là do tác động của
A. cung – cầu B. cạnh tranh. C. quy luật giá trị D. giá cả.
Câu 2. Cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến
A. kích thích sản xuất phát triển. B. nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. cải thiện đời sống nhân dân. D. làm rối loạn thị trường.
Câu 3. Cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ của người dân là do
A. hiện tượng đầu cơ tích trữ. B. hành vi quan liêu, tham nhũng.
C. thủ đoạn kinh doanh phi pháp, bất lương. D. sự quản lý của nhà nước.
Câu 4. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. thị trường. B. nguồn lực. C. nơi đầu tư. D. lợi nhuận.
Câu 5. Nhà sản xuất A cải tiến mẫu mã, nhà sản xuất B nâng cao chất lượng, nhà sản xuất C
thực hành tiết kiệm, nhà sản xuất D giảm giá bán thấp hơn giá trị của hàng hóa. Nhà sản xuất
nào cạnh tranh không lành mạnh?
A. Nhà sản xuất B. B. Nhà sản xuất C.
C. Nhà sản xuất D. D. Nhà sản xuất A.
Câu 6. Đế phát huy tính tích cực của cạnh tranh, nhà nước ta cần phải
A. tăng cường giáo dục tuyên truyền.
B. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
C. hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường.
D. đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.
Câu 7. Học sinh cần đầu tư nhiều vào yếu tố nào để có thu nhập cao trong tương lai?
A. Tư liệu lao động. B. Sức lao động.
C. Đối tượng lao động . D. Hàng hóa.
Câu 8. Sự phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất là do tác động của
A. quy luật giá trị. B. biến động cung cầu .
C. biến động giá cả. D. tác động của cạnh tranh.
Câu 9. Việc khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá là thể hiện mặt hạn chế của cạnh
tranh ở nội dung nào sau đây?
A. Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức.
B. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
C. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước.
D. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
Câu 10: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không
trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do. B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh không lành mạnh. D. Cạnh tranh không trung thực.
GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Nguyễn Thị Thủy

You might also like