You are on page 1of 35

BÀI 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (TIẾT 1)

A. ÔN LÝ THUYẾT
1.Sản xuất của cải vật chất
a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên,biến đổi các yếu tố tự
nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

b.Vai trò của sản xuất của cải vật chất

-Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.

-Quyết định toàn bộ sự vận động của đờ sống XH.

2.Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất


a.Sức lao động:

-Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
-Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố
tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
b.Đối tượng lao động
Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó
cho phù hợp với mục đích của con người.
c.Tư liệu lao động
Là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người
lên đối tượng lao động,nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu
cầu của con người
2.Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và XH
a.Phát triển kinh tế:
-Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và
công bằng XH.
b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, GĐ và XH
- Đối với cá nhân
-Đối với gia đình
-Đối với xã hội
B. BÀI TẬP
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. tạo ra của cải vật chất. B. sản xuất xã hội.
C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của mình.
D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
1
Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. cơ sở tồn tại của xã hội. B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. giúp con người có việc làm. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3: Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. mọi hoạt động của xã hội. B. số lượng hàng hóa của xã hội.
C. thu nhập của người lao động. D. việc làm của người lao động.
Câu 4:Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan
trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng cuẩ sản xuất. B. Công cụ của lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất.
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá
trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại.
Câu 6: Qúa trình sản xuất gồm yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành
Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày. B. Than.
C. Sân bay. D. Nhà xưởng.
Câu 8:“ Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong
quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động.
Câu 9:Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong ngành May mặc?
A. Máy may. B. Vải.
C. Thợ may. D. Chỉ.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong ngành xây dựng?
A. Xi măng. B. Thợ xây.
C. Cái bay. D. Gìan giáo.
Câu 11: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào
quá trình sản xuất là
A. lao động. B. người lao động.
C. sức lao động. D. làm việc.
Câu 12: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người
lên đối tượng lao động là
A. người lao động. B. tư liệu lao động.
C. tư liệu sản xuất. D. nguyên liệu.
Câu 13: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được
gọi là
2
A. đối tượng lao động. B. tư liệu lao động.
C. tài nguyên thiên nhiên. D. nguyên liệu.
Câu 14:Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí. B. Sợi để dệt vải.
C. Máy cày. D. Vật liệu xây dựng.
Câu 15: Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vật là đối tượng lao
động hay tư liệu lao động?
A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng. B. Khả năng sử dụng.
C. Nguồn gốc của vật đó. D. Gía trị của vật đó.
Câu 16: Phát triển kinh tế là
A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.
B. sự tăng trưởng kinh tế gắn với năng cao chất lượng cuộc sống.
C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng
xã hội.
Câu 17: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công
bằng xã hội là
A. phát triển kinh tế. B. thúc đẩy kinh tế.
C. thay đổi kinh tế. D. ổn định kinh tế.
Câu 18: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với cá nhân?
A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm.
B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế.
C. Phát tiển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần.
D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Câu 19: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để
A. thực hiện tốt chức năng kinh tế. B. loại bỏ tệ nạn xã hội.
C. đảm bảo ổn định về tâm lí. D. xóa bỏ thất nghiệp.
Câu 20: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với xã hội?
A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục.
B. Phát tiển kinh tế tạo điều kiện củng cố quốc phòng, an ninh.
C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội.
D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định.
Câu 21: M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ ở nhà ăn bám bố
mẹ. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào
dưới đây?

A. Phát huy truyền thống văn hóa. B. Giữ gìn truyền thống gia đình.

C. Củng cố an ninh quốc phòng. D. Phát triển kinh tế.

3
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 2 LỚP 11. HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ
TRƯỜNG
( TIẾT 2)
A. ÔN LÝ THUYẾT
1.Hàng hóa:
a.Hàng hóa là gì?

Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi mua bán.
b.Hai thuộc tính của hàng hoá
Giá trị sử dụng của hàng hoá: Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào
đó của con người.
Giá trị hàng hoá là lao động của người sx hàng hoá kết tinh trong hàng hóa.
2. Tiền tệ
b.Các chức năng tiền tệ

-Thước đo giá trị


-Phương tiện lưu thông
-Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
-Tiền tệ thế giới
3. Thị trường
a.Thị trường là gì?
Là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
b.Các chức năng cơ bản của thị trường:
-Thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
- Thông tin
- Điều tiết, kích thích hoặc
hạn chế sx và tiêu dùng.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
C. tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.
D. tiền dùng để cất trữ.
Câu 2: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?

4
a.Thước đo kinh tế.                   b. Thước đo giá cả.
c. Thước đo thị trường.             d. Thước đo giá trị.
Câu 3: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
Câu 4: Tiền tệ có mấy chức năng?
A. Hai chức năng. B. Ba chức năng.
C. Bốn chức năng. D. Năm chức năng.
Câu 5:An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An thực hiện chức năng phương
tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào sau đây?
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ. B. An mua vàng cất đi.
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng. D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất.
Câu 6: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức
năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
Câu 7: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Gửi tiền vào ngân hàng.
B. Mua vàng cất vào két.
C. Mua xe ô tô.
D. Mua đô là Mĩ.
Câu 8 : Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định
A. chất lượng và số lượng hàng hóa.
B. gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. giá cả và số lượng hàng hóa.
Câu 9: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 10:  Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa.          B. Trao đổi hàng hóa.      
C. Thực hiện.             D. Đánh giá.
Câu 11: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

5
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 12: Thông tin của thị trường giúp người mua
A. biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
B. mua được hàng hóa mình cần.
C. biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
D. điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Câu 13. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết
định?
A. Người sản xuất.            B. Thị trường.          
C. Nhà nước.              
D. Người làm dịch vụ.
Câu 14: Anh B là thợ mộc. Anh đóng được chiếc tủ đẹp với chất liệu gỗ tốt. Do vậy,
ngay khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán, đã có người hỏi mua với giá cả hợp lí.
Anh B đã đồng ý bán. Theo em , trong trường hợp này , thị trường đã thực hiện chức
năng gì ?
A. Chức năng thông tin cho người mua , người bán .
B. Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua - bán .
C. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa .
D. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất .
Câu 15: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 16:  Một trong những chức năng của thị trường là chức năng năng nào dưới
đây?
A. Kiểm tra hàng hóa.          B. Trao đổi hàng hóa.      
C. Thực hiện.             D. Đánh giá.

Câu 17. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào
quyết định?
A. Người sản xuất.           B. Thị trường.          C. Nhà nước.              D. Người làm
dịch vụ.

Câu 18: Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện B. Bốn điều kiện C. Ba điều kiện D. Một điều kiện

6
Câu 19: Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. Giá trị và giá cả B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng

C. Giá cả và giá trị sử dụng D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 20: Hà đem tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra
mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.

Câu 21: Bà T bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp.
Ông H dùng tiền lương cuối tháng để mua thực phẩm cho gia đình. Trong trường
hợp này Bà T đã dùng tiền để thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán

( Tiết 3,4,5) Các quy luật cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
(TIẾT 3)

I. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG


HÀNH HÓA

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Nội dung của quy luật giá trị


- Nội dung khái quát:

7
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông

   + Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời
gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội
cần thiết. ( Nếu TGLĐCB = TGLĐXHCT thì nhà sx lái ít, TGLĐCB < TGLĐXHCT thì
nhà sx lãi nhiều, TGLĐCB > TGLĐXHCT thì nhà sx thua lỗ)

   + Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

   + Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá
trị của nó nhưng bao giờ ũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

   + Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa
sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2. Tác động của quy luật giá trị


a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này
sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều
thông qua biến động.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

- Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật,
tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực
hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng
hóa.

c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi , có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ
thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nhờ
đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật,
mở rộng sản xuất kinh doanh.

8
- Những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kém cỏi gặp rủi ro trong kinh doanh
nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.

3. Vận dụng quy luật giá trị


a. Về phía nhà nước

- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

b. Về phía công dân

- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu
cầu.

- Đổi mới kĩ thuật - công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng
hàng hóa.

B. Trắc nghiệm
Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết.
D. lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết.
Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

9
Câu 4: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
C. Nền sản xuất hàng hóa.
D. Mọi nền sản xuất.
Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 6: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. giá trị trao đổi.
B. giá trị hàng hóa.
C. giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. thời gian lao động cá biệt.
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị
của hàng hóa?
A. Cung-cầu, cạnh tranh.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Khả năng của người sản xuất.
D. Số lượng hàng hóa trên thị trường.
Câu 8: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới
đây?
A. Giá cả thị trường.
B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Nhu cầu của người sản xuất.
Câu 9: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh
C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người
trên, ai vi phạm quy luật giá trị?
A. Anh A.       B. Anh B. C. Anh C.        D. Anh A và anh B.
Câu 10: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may
cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ.
II. CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HÓA (TIẾT 4)
10
A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh


a. Khái niệm cạnh tranh

- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh
doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất
kinh doanh.

- Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh


a. Mục đích của cạnh tranh

- Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác.

b. Biểu hiện

- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác

- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ

- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng

- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa,
phương thức thanh toán, khuyến mãi...

3. Tính hai mặt của cạnh tranh


a. Mặt tích cực của cạnh tranh

11
- Kích thích lực lượng sản xuất, KH - KT...

- Khai thác tối đa mọi nguồn lực

- Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực...

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh

- Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên.

- Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng

- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

B. Trắc nghiệm
Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau, có địa vị, địa điểm, sản
phẩm khác nhau nên tất yếu dẫn đến cạnh tranh.
B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau đã
thúc đẩy các chủ thể kinh tế giành giật khách hàng thu lợi nhuận tối ưu.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc
lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
D.Sự tồn tại chủ thể mua và bán, mỗi đối tượng có lợi ích khác nhau nên
họ phải tiến hành cạnh tranh gay gắt để tồn tại.
Câu 2. Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Một động lực kinh tế.
C. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.
B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.
D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
B. Chạy theo mục tiêu lợi nhuận thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên.

12
C. Để có lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp, bất
lương.
D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
Câu 5. Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là thực hiện mặt hạn chế nào
dưới đây của cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa?
A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất
Câu 6. Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật
kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị.
VẬN DỤNG THẤP (3 câu)
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp
hơn giá trị của hàng hóa?
A. Cung-cầu, cạnh tranh. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Khả năng của người sản xuất. D. Số lượng hàng hóa trên thị trường.
Câu 2. Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế
nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị.
Câu 3. Vợ chồng anh K vừa xây được ngôi nhà mới. Vợ chồng anh cần mua một
số vật phẩm để trang trí nhà mới và một số nhu thiết yếu kháC. Trong các nhu cầu
dưới đây của anh K nhu cầu nào có khả năng thanh toán?
A. Anh K mua chiếc ti vi hết 5 triệu đồng.
B. Anh K muốn mua chiếc xe ô tô nhưng chưa đủ tiền.
C. Anh K đang để dành tiền mua máy giặc và tủ lạnh.
D. Anh K muốn mua thêm chiếc xe máy nhưng chưa có tiền.
Câu 4: Xí nghiệp X và xí nghiệp Y cùng sản xuất một loại hàng hóa trên địa bàn
huyện Z. Để giảm chi phí và thu lợi nhuận cao, xí nghiệp X đã xả trực tiếp chất
thải chưa qua xử lí xuống con sông chảy qua huyện. Nếu là người đang làm việc
tại xí nghiệp Y, biết việc làm này em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù
hợp?

A. Chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình

C. Tập hợp dân địa phương đến xí nghiệp X đòi bồi thường.

13
D. Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương biết.

.
D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường hàng hóa.
VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 10. K là khách hàng quen thuộc của tiệm phở E. Thời gian gần đây K
phát hiện cửa tiệm E chuyên tiêu thụ hóa chất làm xương nhanh mền. Với
cách nấu này tiệm E tiết kiệm được chi phí sản xuất nên 1 bát phở bán ra với
giá cạnh tranh hơn, thu hút lượng khách rất đông. Theo K biết loại gia vị bột
nhừ có thể giúp ninh xương trong khoảng 10 phút mềm như ninh 7 - 8 tiếng,
người ăn phải bột này có thể mắc ung thư do chất độc hóa học cực kỳ nguy
hại..Nếu em là K,em sẽ làm theo phương án nào dưới đây để bảo vệ sức
khỏe của bản thân và người tiêu dùng?
A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác
B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa.
C. Báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết.
D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó.
III. CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HÓA (TIẾT 5)

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm cung - cầu


- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì
nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị
trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi
phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa
do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá
tăng lên ông mới bán.

14
2. Mối quan hệ cung - cầu.
a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu

- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua
hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác
định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:

- Cung – cầu tác động lẫn nhau.

   + Khi cầu tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng

   + Khi cầu giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm

- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

   + Khi cung lớn hơn cầu → giá giảm

   + Khi cung bé hơn cầu → giá tăng

   + Khi cung bằng cầu → giá ổn định

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

   + Khi giá tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng

   + Khi giá giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm

⇒ giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

   + Khi giá tăng → cầu giảm

   + Khi giá giảm → cầu tăng

⇒ giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

c. Vai trò của quan hệ cung - cầu

- Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.

15
- Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất

   + Khi giá tăng thì các doanh nghiệp → Mở rộng SX

   + Khi giá giảm thì các doanh nghiệp → Thu hẹp SX

- Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.

   + Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu

   + Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu

3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.


a. Đối với Nhà nước:

- Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

- Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý
kẻ đầu cơ tích trữ.

- Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.

b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:

- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.

- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.

c. Đối với người tiêu dùng:

- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.

- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.

B. Trắc nghiệm
Câu 1. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. đang lưu thông trên thị trường.
B. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. đã có mặt trên thị trường.
16
D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
Câu 2.  Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa
A . người bán và người mua. B. người bán và người bán.
C. người sản xuất với người sản xuất. D. người mua với nhau.
Câu 3. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một
thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cung.        B. cầu. C. nhu cầu.       D. thị trường.
THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 4. Khi là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường
hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung # cầu.
Câu 5. Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng
này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm.      B. Tăng. C. Tăng mạnh.      D. ổn định.
Câu 6. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi
khi mua hàng hóa ?
A. Cung = cầu.      B. Cung > cầu. C. Cung < cầu.      D. Cung ≤ cầu.
VẬN DỤNG THẤP (3 câu)
Câu 7. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng vật liệu xây
dựng sẽ tăng mạnh vào cuối năm. Cửa hàng vật liệu xây dựng của anh X đã
mua dự trữ mặt hàng này để cung ứng cho người tiêu dùng và anh đã thu
được nhiều lợi nhuận. Vậy, nếu nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu trên
thị trường thì sẽ xảy ra tình trạng nào dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng. B. Giá vật liệu xây dựng
giảm.
C. Giá cả ổn định. D. Thị trường bão hóa.
Câu 8. Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay
giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng,
mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp
diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có
them lợi nhuận?
A. Mẹ H .      B. Bố H. C. Chị H.      D. Mẹ H và chị
H.
Câu 9. Vợ chồng anh K vừa xây được ngôi nhà mới. Vợ chồng anh cần
mua một số vật phẩm để trang trí nhà mới và một số nhu thiết yếu kháC.
Trong các nhu cầu dưới đây của anh K nhu cầu nào có khả năng thanh toán?
A. Anh K mua chiếc ti vi hết 5 triệu đồng.
B. Anh muốn mua chiếc xe ô tô nhưng chưa đủ tiền.
C. Anh K đang để dành tiền mua máy giặc và tủ lạnh.
D. Anh K muốn mua thêm chiếc xe máy nhưng chưa có tiền.
17
BÀI 6. CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (TIẾT 6)

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan
và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

   + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ
giữa Việt Nam và thế giới.

   + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

   + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò
của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.

   + Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

   + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

18
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước.
a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội.

- Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tếhợp lý, hiện đại và hiệu quả

- Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông
nghiệp và dịch vụ hiện đại.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với
phát triển tri thức.

3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
- Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

- Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị
trường.

- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.

- Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại.

B. Trắc nghiệm
Câu 1. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện
đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau
đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp
hoá - hiện đại hoá.
Câu 2. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ
công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá
trình nào sau đây?

19
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá
- hiện đại hoá.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta?

A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước.

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả.

D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức.

Câu 4. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.

B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. CNH là tất yếu đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. CNH là tất yếu đối với các nước nghèo, kém phát triển.

C. CNH là tất yếu đối với mọi nước lạc hậu.

D. CNH là tất yếu đối với các nước có nền sản xuất lớn, hiện đại.

Câu 6. Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng
nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào dưới đây ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp hóa.       B. Hiện đại hóa. C. Tự động hóa.       D. Trí thức hóa.

Câu 7. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động “con trâu đi trước, cái cày
theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào dưới đây ở nước ta hiện
nay?
20
A. Hiện đại hóa.       B. Nông thôn hóa. C. Công nghiệp hóa.       D. Tự động
hóa.

Câu 8. Mục đích của công nghiệp hóa là

A. tạo ra năng suất lao động cao hơn. B. tạo ra một thị trường sôi động.

C. tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động. D. xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại.

Câu 9. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì

A. công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.

B. các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.

C. nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.

D. đó là nhu cầu của xã hội.

Câu 10. Đâu là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Hiệu quả kinh tế - xã hội. B. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
C. Khoa học – công nghệ. D. Con người.
Câu 11. Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật lần thứ nhất là gì?
a. Điện. b. Máy tính. c. Máy hơi nước. d.
Xe lửa.
Câu 12. Nước nào sau đây tiến hành CNH đầu tiên trên thế giới?
A. Anh. B. Hà Lan. C. Pháp. D. Đức.
Câu 13. Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay là gì?

A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.

C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Câu 14. Quan điểm nào dưới đây là đúng về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta?

A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.

21
B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa.

C. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

Câu 16. Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay là

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Bỏ qua chế độ tư bản


chủ nghĩa.

C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. D. Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

Câu 17. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, cần

A. phát triển kinh tế thị trường. B. phát triển kinh tế tri thức.

C. phát triển thể chất cho người lao động. D. tăng số lượng người lao động.

Câu 18. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động nào dưới đây?

A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội. B. Hoạt động nghiên cứu khoa
học.

C. Hoạt động chính trị - xã hội. D. Hoạt động văn hóa – xã hội.

Câu 19. Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ?

A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất.

C. Sẵn sang tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

22
Câu 20. Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là

A. để giải quyết việc làm cho người lao động. B. khai thác mọi tiềm năng sẵn có
của đất nước.
C. kinh tế NN và k.tế tập thể còn yếu . D. nước ta là một nước nông nghiệp
lạc hậu.

Câu 21. Gia đình ông Q trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông Q vừa
chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công
sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây
phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông Q đạt rất cao. Theo em, ông Q
đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa ất nước?
A. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
B. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của công nghiệp hóa-hiện
đại hóa ất nước.

Chủ đề: XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM ( Tiết 7,8,9)

I. BÀI 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường
vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước (TIẾT 7,8)

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

23
a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều
thành phần.

Khái niệm thành phần kinh tế:

- Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
tư liệu sản xuất.

Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

- Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Về thực tiễn:

   + Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã
hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế
mới.

   + VN đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau,
các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta

- Kinh tế nhà nước

   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.

   + Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…

   + Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.

- Kinh tế tập thể

   + Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

   + Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt

   + Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.

- Kinh tế tư nhân

24
   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

   + Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.

   + Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế

- Kinh tế tư bản Nhà nước

   + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà
nước và kinh tế tư bản.

   + Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài
nước…)

   + Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

   + Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.

   + Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng

   + Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.

⇒ Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi
nguồn lực để phát triển kinh tế.

c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.

- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình

- Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.

- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.

B. Trắc nghiệm

25
Câu 1. Thành phần kinh tế là gì?
A. Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư
liệu sản xuất.
B. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản
xuất.
C. Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
của cải.
D. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về quan hệ
sản xuất.
Câu 2. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.
B. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
C. Vai trò của các thành phần kinh tế.
D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.
Câu 4. Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?
A. 4.               B. 5.               C. 6.                 D. 7.
Câu 5. Ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào?
A. Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước
ngoài.
B. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư
nước ngoài.
C. Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư
nước ngoài.
D. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, có vốn đầu tư nước
ngoài.
Câu 6. Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?
A. Cần thiết.        B. Chủ đạo.          C. Then chốt.           D. Quan trọng.
Câu 7. Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?
A. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.
C. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản.
Câu 8. Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là gì?
A. Doanh nghiệp nhà nước. B. Công ty nhà nước.
C. Tài sản thuộc sở hữu tập thể. D. Hợp tác xã.
THÔNG HIỂU
Câu 9.  Các thành phần kinh tế vừa thống nhất với nhau vừa mâu thuẫn với
nhau, chúng thống nhất với nhau vì
A. đều chịu sự chi phối của kinh tế có quản lý của Nhà nước.
B. đều nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
26
C. do kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chi phối.
D. đều thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Câu 10.  Các thành phần kinh tế mâu thuẫn với nhau vì
A. dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau.
B. có lợi ích kinh tế khác nhau.
C. có xu hướng vận động khác nhau.
D. nhằm tái sản xuất với khả năng cao nhất.
Câu 11. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế quá độ
lên CNXH vì
A. chuyển dần sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước.
B. kiểm soát được kinh tế tư bản tư nhân.
C. kết hợp được sức mạnh của tư nhân và nhà nước.
D. do có lực lượng sản xuất thấp kém chưa phù hợp.
Câu 12. Trong thời kỳ quá độ phải sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
do
A. lực lượng sản xuất thấp kém cần có sự cải tiến và tiến hành khâu đột
phá.
B. chưa thể xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế của xã hội cũ.
C. thể hiện tính dân chủ, nhất quán sự quản lý của nhà nước.
D. tạo nên sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện
đại.
Câu 13. Để nền kinh tế vận động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì
A. doanh nghiệp Nhà nước phải độc quyền những ngành kinh tế quan
trọng.
B. hạn chế việc mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. chuyển kinh tế cá thể vào kinh tế tập thể.
D. kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
Câu 14. Bộ phận nào dưới đây không thuộc kinh tế Nhà nước?
A. Doanh nghiệp Nhà nước.
B. Các nguồn tài chính của Nhà nước.
C. Các cơ sở kinh tế do Nhà nước cho phép thành lập.
D. Các nguồn dự trữ và bảo hiểm quốc gia.
Câu 15. Tiêu chí nào cho thấy một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả nhanh
nhất?
A. Sử dụng hết nguồn vốn và tài nguyên.
B. Có nhiều máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại.
C. Có sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
D. Có sự tổ chức quản lý sản xuất chặt chẽ trong từng doanh nghiệp.
Câu16. Thực chất ra đời của kinh tế tập thể là
A. Tìm kiếm cơ may làm giàu tốt hơn kinh tế cá thể.
27
B. Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng thành viên.
C. Phối hợp hoạt động giưã những người sản xuất trong 1 tổ chức.
D. Liên kết của những người sản xuất, kinh doanh cá thể.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 17. Vì sao ở nước ta sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu
khách quan?
A. Vì trong thời kì quá độ ở nước ta tồn tại đan xen một thành phần kinh
tế của xã hội trước đó là kinh tế nhà nước, đồng thời xã hội mới xuất hiện
thêm kinh tế tập thể.
B. Thời kì quá độ ở nước ta lực lượng sản xuất thấp kém với nhiều trình
độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
C. Do quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước đã có nền móng vững chắc của
tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất nên cần có nhiều thành phần kinh tế để
tận dụng tốt mối quan hệ đó.
D. Do tất cả các thành phần kinh tế đều có tiềm năng to lớn về vốn, công
nghệ, khả năng tổ chức quản lý nên có đóng góp rất to lớn cho sự phát triển
về kinh tế.
Câu 18. Hợp tác xã Thới An, nằm ven sông Hậu và sông Ô Môn với diện
tích đất cồn, đất bãi bồi tiếp giáp với sông Hậu rất thuận lợi cho việc phát
triển nghề nuôi cá da trơn. Số lượng xã viên là 36 hộ, chuyên cung cấp dịch
vụ thức ăn, cung cấp thuốc và nâng cao chất lượng cá. Tiến nhận các chương
trình hỗ trợ, tập huấn kĩ thuật nuôi cá, vệ sinh môi trường. Thông tin trên nói
đến thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 19. Công ty cổ phần X là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc bộ Y đã
được cổ phần hóa hoạt động từ năm 2004. Ngành nghề kinh doanh của công
ty là khai thác và chế biến khoáng sản. Sau 5 năm hoạt động có dấu hiệu làm
ăn thua lỗ, cùng lúc này có một nhà đầu tư muốn tham gia góp vốn vào để
tăng quy mô hoạt động của công ty và ngăn nguy cơ phá sản. Công ty đã
chấp nhận với tỷ lệ số vốn là công ty X 70%, nhà đầu tư nước ngoài là 30%
vốn. Theo em, thành phần kinh tế được xác định ở đây là gì?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 20. Công ty Ôbayashi của Nhật Bản có 100% vốn đầu tư tại Việt Nam
trên lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Họ thuê đất và xây dựng trụ sở tại Hà
Nội, đồng thời thuê kĩ sư và công nhân Việt Nam làm việc, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động. Xác định thành phần kinh tế từ
thông tin trên?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế Nhà nước.
28
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 21. Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các
đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm
theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Tổng công ty Điện lực
Việt Nam với tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. Tên giao
dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM, gọi tắt: EVN. Loại hình doanh
nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngành, nghề kinh doanh
chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy
điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ
thống điện quốc gia……Thông tin trên đề cập đến loại thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế Nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 22. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Là một tập đoàn
công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với lĩnh vực chính là khai thác than đá và
khoáng sản. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt
Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Ngành nghề chính gồm công nghiệp
than , công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện, cơ khí, vật liệu nổ công
nghiệp….. Thông tin trên đề cập đến loại thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế Nhà nước.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 23. Xác định thành phần kinh tế tương ứng thông qua bảng thông tin sau?

A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế Nhà nước.


C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 24. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phước Hậu được thành lập từ
năm 2006, hợp tác xã có 35 xã viên với diện tích trồng trọt 15 ha, sản lượng hàng
năm của hợp tác xã đạt trên 780.000 tấn rau màu an toàn các loại như: hành, ngò
rí, xà lách, cần ô, rau ôm, khổ qua, dưa leo…Địa chỉ: 201/14 Phước Hạnh A, xã
Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Người liên hệ: Trần Văn Hiền. Chức
vụ: Chủ nhiệm Hợp tác xã. Thành phần kinh tế được xác định ở đây là gì?

A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản nhà nước.

VẬN DỤNG CAO

29
Câu 26. Sau khi học xong bài 7 GDCD 11, trên đường đi học về Hạnh, Mai,
Quế, Vân cùng tranh luận về lí do tồn tại của nhiều thành phấn kinh tế ở
nước ta. Em đồng ý với ý kiến của ai sau đây?
A. Hạnh: Một nền kinh tế tồn tại quá nhiều thành phần kinh tế là không
hợp lí.
B. Mai: Tồn tại nhiều thành phần kinh tế thì người dân sẽ được hưởng
nhiều lợi ích.
C. Quế: Chỉ cần có thành phần kinh tế nhà nước là đủ rồi, quá nhiều
TPKT sẽ rắc rối và khó kiểm soát.
D. Vân: Tồn tại nhiều TPKT để góp phần phát triển lực lượng sản xuất
thấp kém, tác động rất lớn đối với sự phát triển đất nước.
Câu 27. Nói về sự cần thiết tồn tại nhiều TPKT có người cho rằng: “Nước ta
hiện nay không nên có TPKT tư nhân vì TPKT này là nơi phát sinh nhiều
tiêu cực, hơn nữa trong chế độ XHCN thì không nên có kinh tế tư nhân, vì
nói đến CNXH là nói đến tính tập thể, đối lập với cái tôi, với chủ nghĩa cá
nhân rồi”. Hãy thể hiện ý kiến của mình thông qua lựa chọn nội dung đúng
nói về kinh tế tư nhân?
A. Kinh tế tư nhân do một cá nhân làm chủ nên mâu thuẫn với xã hội mà
ta đang vươn tới là CNXH mọi người cùng ăn, cùng làm, cùng thụ hưởng
thành quả.
B. Kinh tế tư nhân rất cần thiết nhưng Nha nước cần có chính sách phát
triển hạn chế, cần có sự giám sát chặt chẽ là được.
C. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh sẽ nắm vai trò chủ đạo, các lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế, lĩnh vực vật chất quan trọng để CNH, HĐH đất
nước.
D. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực
của nền kinh tế, phát huy tiềm năng về vốn, sức lao động, giải quyết việc
làm.

II. BÀI 8. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TIẾT9)

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

30
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Giai đoạn đầu:

   + Kinh tế phát triển

   + Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn

   + Nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Giai đoạn sau:

   + Kinh tế phát triển mạnh mẽ

   + Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng

   + Của cải dồi dào

   + Nguyên tắc phân phối” làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

⇒ XHCSCN là quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó CNXH là
giai đoạn đầu của XHCNCS.

b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.

- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh

- Do nhân dân lao động làm chủ

- KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.

- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

31
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

2. Quá độ lên CNXH ở nước ta


a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam

- Hai hình thức quá độ:

   + Qúa độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH

   + Qúa độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.

- Tính tất yếu đi lên CNXH:

   + Việc làm đúng đắn

   + Phù hợp với điều kiện lịch sử

   + Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

   + Phù hợp với xu thế của thời đại.

B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng là
A. chủ nghĩa quốc tế. B.chủ nghĩa xã hội.
C. chủ nghĩa tư bản. D. chủ nghĩa vô sản.
Câu 2. Chủ nghia xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?
A. 4. B.6. C. 8. D. 10.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghia xã hội ở
nước ta?
A. Là một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ. C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công.
Câu 4. Nước ta đang ở giai đoạn phát triển nào dưới đây?
A. Chế độ cộng sản chủ nghĩa. B. Chế độ XHCN.
C. Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
D. Thời kì xây dựng XH mới XHCN.
Câu 5. CNXH mà nước ta đang xây dựng là một XH phát triển
A. ưu việt hơn các XH trước đó. B. lợi thế hơn các XH trước đó.
C. nhanh chóng. D. tự do.
Câu 6. Một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN là
A. có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. có nền văn hóa hiện đại.
C. có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. D. có nguồn lao động dồi dào.

32
Câu 7. Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng,đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ là
A. đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN. B. điểm mới trong XH VN.
C. biểu hiện của sự phát triển các dân tộc. D. đặc điểm quan trọng của đất
nước.
Câu 8. Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN là hoàn tòan đúng đắn?
A. Đi lên CNXH mới xóa bỏ được áp bức,bóc lột.
B. Đi lên CNXH là nhu cầu của nhiều nước trên thế giới.
C. TBCN là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột.
D. CNXh là chế độ XH tốt đẹp và công bằng.
Câu 9. Nước ta quá độ lên CNXH theo hình thức nào dưới đây?
A. Quá độ trực tiếp. B. Quá độ gián tiếp.
C. Quá độ nhảy vọt. D. Quá độ nửa trực tiếp.
Câu 10. Chủ trương hòa nhập nhưng không hòa tan trong tiến trình hội nhập với văn hóa
thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của CNXH ở nước ta?
A. Là một XH dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ. C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên
TG.
D. Có nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là
A. XH dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.
B. sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa những yếu tố của XH mới và những tàn
dư của XH cũ.
C. các dân tộc trong nước, đoàn kết. D. nền kinh tế phát triển với trình độ cao.
Câu 12. Đời sống của nhân dân các vùng, miền của đất nước còn có sự chênh lệch là đặc
điểm của thời kì quá độ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Tư tưởng và văn hóa. D. Xã hội.
Câu 13. Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, thời kì quá độ ở nước ta có đặc điểm gì dưới
đây?
A. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Quá trình hội nhập với văn hóa thế giới diễn ra mạnh mẽ.
C. Còn tồn taaji nhiều loại, nhiều khuynh hướng, tư tưởng văn hóa khác nhau.
D. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn,phát huy.
Câu 14. Quấ độ từ CNTB lên CNXH gọi là quá độ
A. trực tiếp. B. tích cực. C. liên tục. D. gián tiếp.
Câu 15. Quá độ từ XH tiền TB lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là quá độ
A. gián tiếp. B. nhảy vọt. C. đứt quãng. D. không cơ bản.
Câu 16. Sauk hi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đảng và Nhà nước
ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên CNXH bỏ qua chế độ
A. TBCN. B. PK lạc hậu. C. thuộc địa. D. nông nghiệp lạc hậu.

Câu 17. Để nền kinh tế vận động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì
A. doanh nghiệp Nhà nước phải độc quyền những ngành kinh tế quan trọng.
B. hạn chế việc mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. chuyển kinh tế cá thể vào kinh tế tập thể.

33
D. kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
Câu 18. Bộ phận nào dưới đây không thuộc kinh tế Nhà nước?
A. Doanh nghiệp Nhà nước.
B. Các nguồn tài chính của Nhà nước.
C. Các cơ sở kinh tế do Nhà nước cho phép thành lập.
D. Các nguồn dự trữ và bảo hiểm quốc gia.
Câu 19. Hợp tác xã Thới An, nằm ven sông Hậu và sông Ô Môn với diện tích đất
cồn, đất bãi bồi tiếp giáp với sông Hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi
cá da trơn. Số lượng xã viên là 36 hộ, chuyên cung cấp dịch vụ thức ăn, cung cấp
thuốc và nâng cao chất lượng cá. Tiến nhận các chương trình hỗ trợ, tập huấn kĩ
thuật nuôi cá, vệ sinh môi trường. Thông tin trên nói đến thành phần kinh tế nào
sau đây?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản nhà nước

34
35

You might also like