You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I- KHỐI 11.TỪ BÀI 1- BÀI 6.

NĂM HỌC 2021-2022


BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Câu 1: Vai trò của sản xuất của cải vật chất được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh. B. Quyết định mọi hoạt động xã hội.
C. Lũng đoạn thị trường. D. Cung cấp thông tin.
Câu 2: Lực lượng sản xuất với quan hê ̣ sản xuất kết hợp thành
A. lực lượng sản xuất. B. quá trình sản xuất.
C. phương thức sản xuất. D. tư liệu sản xuất.
Câu 3: Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là
A. lao động. B. sức lao động. C. hoạt động. D. người lao động.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước?
A. Mua bán người qua biên giới. B. Tài trợ hoạt động khủng bố
C. chủ động tìm kiếm thị trường. D. tàng trữ trái phép vũ khí.
Câu 5: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào
A. tự nhiên. B. dân số. C. xã hội. D. chính trị.
Câu 6: Quá trình lao đô ̣ng sản xuất là sự kết hợp giữa
A. tư liê ̣u lao đô ̣ng và đối tượng lao đô ̣ng. B. sức lao đô ̣ng và đối tượng lao đô ̣ng.
C. sức lao đô ̣ng và tư liê ̣u sản xuất. D. sức lao đô ̣ng và tư liê ̣u lao đô ̣ng.
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
B. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế.
C. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.
D. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế.
Câu 8: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội

A. phát triển xã hội. B. phát triển kinh tế.
C. phát triển bền vững. D. tăng trưởng kinh tế.
Câu 9: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. quá trình sản xuất. B. sản xuất kinh tế
C. sản xuất của cải vật chất. D. thỏa mãn nhu cầu.
Câu 10: Xét đến cùng, sự vận động và phát triển của toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội là do
A. nhà nước chi phối. B. nhu cầu của con người quyết định.
C. sản xuất vật chất quyết định. D. con người quyết định.
Câu 11: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố giữ vai trò
quan trọng, quyết định nhất vì
A. hệ quả trình độ phát triển của tư liệu sản xuất.
B. kết quả trình độ phát triển của tư liệu sản xuất.
C. biểu hiện trình độ phát triển của tư liệu sản xuất.
D. kết tinh trình độ phát triển của tư liệu sản xuất.
Câu 12: Công dân có hành vi trốn thuế khi tiến hành hoạt động kinh doanh là chưa thực hiện
tốt trách nhiệm khi tham gia phát triển
A. dân số. B. Dân tộc. C. kinh tế. D. xã hội.
Câu 13: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là
A. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.
B. nền tảng của xã hội loài người.
C. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
D. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu 14: Đối với qúa trình sản xuất, các loại có sẵn trong tự nhiên như quă ̣ng trong lòng đất,
tôm cá dưới sông biển được gọi là
A. công cụ lao động. B. phương tiện lao động.
C. đối tượng lao động. D. tư liệu lao động.
Câu 15: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở
A. động lực của cá nhân. B. tồn tại của xã hội.
C. đòn bẩy của chính trị. D. trung tâm của quản lí.
Câu 16: Những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau dựa vào sự phát
triển của
A. hệ thống bình chứa. B. công cụ lao động.
C. kết cấu hạ tầng. D. tư duy sáng tạo.
Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước?
A. Xây dựng nền kinh tế tự nhiên. B. Chủ động thúc đẩy độc quyền.
C. Tạo ra năng suất lao động cao. D. Tạo động lực để phát triển văn hóa.
Câu 18: Để khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh lắng xuống, công ty A lên kế hoạch về việc
nhập nguyên liệu như sắt thép, nguyên vật liệu như ..Những nguyên vật liệu đầu vào mà công
ty nhập là đề cập đến yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất
A. Công cụ lao động. B. Đối tượng lao động
C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 19: Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong
nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận
chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D
chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc công ty C là đã chú trọng vào
yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A. tư duy sáng tạo. B. hệ thống bình chứa.
C. kết cấu hạ tầng. D. Sức lao động.
Câu 20: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi
tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua
sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Việc làm của A và các bạn là đề cấp đến ý nghĩa
của phát triển kinh tế đối với?
A. Xã hội. B. Tập thể. C. Khu vực. D. Cá nhân.
BÀI 2: HÀNG HÓA- TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng
A. được xã hội thừa nhận. B. mua – bán trên thị trường.
C. có giá trị sử dụng. D. được đưa ra để bán trên thị trường.
Câu 2: Sản phẩm của lao động, có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán, là nội dung của khái niệm
A. tiền tệ. B. hàng hóa. C. lao động. D. thị trường.
Câu 3: Trong sản xuất hàng hóa, công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có
A. giá trị trên thị trường. B. giá trị sử dụng.
C. giá trị. D. giá trị trao đổi.

2
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, xét về mặt bản chất, tua tham quan Huế – Đà
Nẵng – Hội An là loại hàng hoá
A. không xác định. B. dịch vụ. C. ở dạng vật thể. D. hữu hình.
Câu 5: Đối với hàng hóa, công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người làm cho hàng hóa có
A. chất lượng. B. giá trị sử dụng. C. giá trị. D. chức năng.
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của một hàng hóa nào đó
thì hàng hóa đó phải
A. mua được. B. ăn được. C. tiêu dùng được. D. tiêu hủy được.
Câu 7: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá
kết tinh trong hàng hoá được gọi là
A. giá trị của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt. D. tính có ích của hàng hoá.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng
hoá?
A. Giá trị của hàng hoá. B. Xu hướng của người tiêu dùng.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá. D. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các
hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là nội dung của
A. giá trị. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị trao đổi.
Câu 10: Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là
A. giá cả. B. số lượng hàng hóa.
C. lợi nhuận. D. công dụng của hàng hóa.
Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát
triển của
A. sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. lượng hàng hoá được sản xuất.
C. lượng vàng được dự trữ. D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ.
Câu 12: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiê ̣n chức năng nào dưới đây của
tiền tê ̣?
A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 13: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng của thị trường là chức năng
A. đánh giá hàng hóa. B. trao đổi hàng hóa.
C. thực hiện hàng hóa. D. điều tiết hàng hóa.
Câu 14: Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp
này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 15: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla
để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của
tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 16: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây
quyết định?
A. Nhà nước. B. Thị trường.

3
C. Người sản xuất. D. Người làm dịch vụ.
Câu 17: Trong năm qua chị em bạn A đã tích trữ được một khoản tiền 22 triệu đồng, do
chưa có nhu cầu dùng đến và để chuẩn bị cho năm học tới nên bạn A muốn cất trữ. Vậy bạn
A làm cách nào sau đây để có hiệu quả cao nhất?
A. Mua đồ dự trữ. B. Cất tiền trong tủ.
C. Cho con cháu vay. D. Gửi tiền tiết kiệm.
Câu 18: Anh M trồng lúa bán nhưng thua lỗ vì anh bị thương lái ép giá. Anh M bàn với vợ là
vụ mùa tới anh sẽ chỉ trồng một ít lúa và sẽ trồng nhiều dưa hấu để đáp ứng thị trường Tết và
ngày lễ. Quyết định của anh M đã vận dụng tốt chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Giá cả giảm thì tăng tiêu dùng. B. Giá cả tăng thì giảm tiêu dùng.
C. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất. D. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 19: Đến trung thu, bà A mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Vậy bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng thừa nhận, kích thích.
C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng thông tin.
Câu 20: Hai bạn D và L đến siêu thị để mua hàng, tại đây các bạn thấy bất kỳ hàng hóa nào
cũng được in giá lên bao bì sản phẩm như: 4.500đ/ hộp sữa, 8000đ/1 cuốn vở, 30.000đ/1 suất
cơm. Việc in giá công khai như vậy là biểu hiện chức năng nào của tiền tệ?
A. Chức năng cất trữ B. Chức năng thanh toán.
C. Thước đo giá trị D. Chức năng lưu thông.
BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SX VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Câu 1: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên
cơ sở thời gian lao động nào dưới đây
A. Thời gian lao động tập thể cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt cần thiết
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian hao phí tập thể cần thiết
Câu 2: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo
thời gian lao động cá biệt phù hợp với
A. thời gian lao động tập thể cần thiết B. thời gian lao động cá biệt cần thiết
C. thời gian lao động xã hội cần thiết D. thời gian hao phí tập thể cần thiết
Câu 3: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản
xuất từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào của quy luật
giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 4: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại nguồn hàng từ nơi này
sang nơi khác là vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 5: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại sức lao động từ ngành sản
xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 6: Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông
hàng hoá?
A. Quy luật tiết kiệm thời gian lao động. B. Quy luật tăng năng suất lao động.
C. Quy luật giá trị. D. Quy luật giá trị thặng dư.

4
Câu 7: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ.
Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động của anh B. B. Thời gian lao động thực tế.
C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 8: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?
A. Quy luâ ̣t giá trị xuất hiê ̣n do yếu tố chủ quan.
B. Quy luâ ̣t giá trị xuất hiê ̣n do yếu tố khách quan.
C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buô ̣c bởi quy luâ ̣t giá trị.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luâ ̣t giá trị.
Câu 9: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kỹ thuật,
tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa sản xuất là tác
động nào sau đây của quy luật giá trị ?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 10: Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh
doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật
giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 11: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất ngày càng giàu có.
B. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng.
C. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
D. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
Câu 12: Nhóm A sản xuất được 5 triê ̣u mét vải với thời gian lao đô ̣ng cá biê ̣t là 1 giờ/m vải.
Nhóm B sản xuất được 10 triê ̣u mét vải với thời gian lao đô ̣ng cá biê ̣t là 2 giờ/m vải. Nhóm
C sản xuất được 80 triê ̣u mét vải với thời gian lao đô ̣ng cá biê ̣t là 1.5 giờ/m vải. Vâ ̣y thời gian
lao đô ̣ng xã hô ̣i để sản xuất ra vải trên thị trường là
A. 1giờ. B. 2giờ .C. 1.5giờ. D. 2.5giờ
Câu 13: Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh
doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật
giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Tăng năng suất lao động.
Câu 14: Để may một cái áo, anh A phải mất thời gian lao động cá biệt là 2h, trong khi đó
thời gian lao động xã hội cần thiết là 1,5h. Trong trường hợp này, việc sản xuất của anh A sẽ:
A. Hòa vốn. B. Thu được lợi nhu.
C. Lỗ vốn. D. Có thể bù đắp được chi phí.
Câu 15: Để may một cái áo, chị H phải mất 6 giờ lao động. Thời gian lao động xã hội cần
thiết để may một cái áo là 5 giờ lao động. Vậy chị H có thể bán chiếc áo với giá cả tương ứng
mấy giờ lao động ?

5
A. 5 giờ. B. 6 giờ. C. 8 giờ. D. 7 giờ.
Câu 16: Để sản xuất ra bánh sinh nhật cùng chất lượng và mẫu mã, thời gian lao động của
chị H là 1 giờ/1 cái, chị K là 2 giờ/1 cái, chị N là 3 giờ /1 cái. Trên thị trường, xã hội thừa
nhận mua và bán với thời gian là 2 giờ/1 cái. Vậy trong 3 người trên, ai là người không thực
hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị ?
A. Chị K B. Chị H và chị K C. Chị N D. Chị H
Câu 17: Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành
phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của
quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất. B. Điều tiết trong lưu thông.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 18: Có 3 nhà sản xuất móc treo chìa khóa làm quà tặng, anh D sản xuất mất 4 h để tạo ra
một sản phẩm, chị T mất 5h để tạo ra một sản phẩm, còn bà Y mất 6h để tạo ra sản phẩm này.
Thời gian mà 3 các nhân trên sản xuất ra móc treo chìa khóa được gọi là gì ?
A. Thời gian lao động cá biệt B. Thời gian lao động xã hội
C. Giá trị sử dụng. D. Giá trị trao đổi.
Câu 19: Do ảnh hưởng của dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nên hãng xe ô tô TOYOTA
quyết định tạm dừng sản xuất các sản phẩm xe hơi, chuyển một phần phân xưởng sang sản
xuất máy trợ thở để kịp phân phối cho các nước chống dịch là sự vận dụng tác dụng nào của
quy luật giá trị
A. Kích thích lực lượng sản xuất B. Điều tiết lưu thông.
C. Nguyên tắc ngang giá D. Điều tiết sản xuất
Câu 20: Chị A buồn bã vì giá dưa hấu năm nay bị rớt thảm hại, chị quyết định mùa sau sẽ
không đầu tư vào cây dưa hấu nữa mà chuyển đổi sang một loại cây trồng khác phù hợp
hơn.Trường hợp này, chị A đã vận dụng tác động của quy luật nào dưới đây để điều tiết quá
trình sản xuất?
A. Quy luật giá trị. . B. Quy luật thị trường.
C. Quy luật giá cả. D. Quy luật cạnh tranh.
BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SX VÀ LT HÀNG HÓA
Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của
cạnh tranh là nhằm
A. đầu cơ tích trữ nâng giá . B. hủy hoại môi trường.
C. khai thác cạn kiệt tài nguyên. D. giành nguồn nguyên liệu thuận lợi.
Câu 2: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của
cạnh tranh là nhằm
A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. D. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh.
Câu 3: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của
cạnh tranh là nhằm
A. giành thị trường có lợi để bán hàng. B. tăng cường độc chiếm thị trường.
C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Tiếp cận bán hàng trực tuyến.
Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của
cạnh tranh là nhằm
A. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. B. nền tảng của sản xuất hàng hoá.
C. tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi D. đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục
đích của cạnh tranh là nhằm

6
A. tìm kiếm các hợp đồng có lợi. B. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư.
C. kiểm soát tăng trưởng kinh tế. D. hạ giá thành sản phẩm.
Câu 6: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt
tích cực của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
B. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.
C. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.
Câu 7: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. B. Làm cho môi trường bị suy thoái.
C. Kích thích sức sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Hủy hoại tài nguyên môi trường. B. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế D. Tăng cường đầu cơ tích trữ.
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh không thể hiện ở
việc các chủ thể kinh tế
A. lạm dụng chất cấm. B. thu hẹp sản xuất.
C. gây rối thị trường. D. đầu cơ tích trữ.
Câu 10: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản
xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân của sự giàu nghèo. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. tính chất của cạnh tranh.
Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt tiêu cực của cạnh tranh không thể hiện ở
việc các chủ thể kinh tế
A. tung tin bịa đặt về đối thủ. B. bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
C. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. D. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
Câu 12: Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi
ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những
A. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. B. tính chất của cạnh tranh.
C. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. D. nguyên nhân của sự giàu nghèo.
Câu 13: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống
máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được
nhiều hơn trên thị trường. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của
hình thức
A. cạnh tranh lành mạnh. B. cạnh tranh tiêu cực.
C. cạnh tranh không lành mạnh. D. chiêu thức trong kinh doanh.
Câu 14: Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên
facebook để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán
quần áo trên mạng face book nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên face book. L chia sẻ bài
viết của R và L cho H. Xét về mặt bản chất kinh tế, việc làm của anh K là biểu hiện của việc
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 15: Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh
tranh với sản phẩm may mặc có chất lượng tốt, giá rẻ của các nước khác. Để vượt qua khó
khăn và cạnh tranh thắng lợi, các doanh nghiệp cần
A. hạ giá thành sản phẩm. B. đổi mới công nghệ.
C. bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường. D. cắt giảm nhân công.

7
Câu 16: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại
rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Xét về mặt bản
chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của hình thức
A. cạnh tranh lành mạnh. B. chiêu thức trong kinh doanh.
C. cạnh tranh tiêu cực. D. cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 17: Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị
trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã
A. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
B. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
C. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
D. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 18: Trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa xảy ra tại địa phương Q, các đàn lợn nhiễm bệnh
đã được tiêu hủy. Tuy nhiên vì mục tiêu lợi nhuận, H và D đã cấu kết với nhau để mua lợn
bệnh về làm xúc xích rồi bán với giá rẻ ra thị trường. Hành vi của H và D là biểu hiện nào
của cạnh tranh không lành mạnh.
A. Sử dụng thủ đoạn phi pháp. B. Giành giật khách hàng
C. Đầu cơ tích trữ . D. Gian lận thuế.
Câu 19: Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C
cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới
đây của thị trường?
A. Quy luật lưu thông tiền tệ B. Quy luật cung cầu
C. Quy luật cạnh tranh D. Quy luật giá trị
Câu 20: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ
đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp
quản lí và bán hàng. Hành vi của anh A là biểu hiện nào của tính hai mặt trong cạnh tranh?
A. Cạnh tranh không lành mạnh. B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Chiêu thức trong kinh doanh. D. Cạnh tranh tiêu cực.
BÀI 5: CUNG – CẦU TRONG SX VÀ LT HÀNG HÓA
Câu 1: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất
xác định là
A. cầu. B. tổng cầu.
C. tổng cung. D. cung.
Câu 2: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi trên thị trường xảy ra hiện tượng cung lớn
hơn cầu thì sẽ làm cho giá cả hàng hóa có xu hướng
A. tăng B. giảm
C. giữ nguyên D. bằng giá trị
Câu 3: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất,
kinh doanh khi
A. cung giảm. B. cầu giảm. C. cung tăng. D. cầu tăng.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, cầu sẽ có xu hướng
A. ổn định. B. không tăng. C. giảm xuống. D. tăng lên.
Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi lượng cầu giảm xuống thì sẽ làm cho
lượng cung có xu hướng
A. tăng. B. giảm.
C. giữ nguyên. D. cân bằng.

8
Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người
tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
A. khả năng xác định. B. sản xuất xác định.
C. nhu cầu xác định. D. thu nhập xác định.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.
B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.
C. Công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.
Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hóa, nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh
khi
A. cung giảm. B. cầu tăng. C. cầu giảm. D. cung tăng.
Câu 13: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu tăng làm cho sản xuất kinh doanh mở rộng
khiến cung tăng, trường hợp này biểu hiện nội dung nào dưới đây của quan hệ cung cầu?
A. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
B. Cung - cầu độc lập với nhau.
C. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
D. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
Câu 14: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, trường hợp nào dưới đây thì giá cả bằng với
giá trị?
A. Cung > cầu. B. Cung = cầu.
C. Cung < cầu. D. Cung khác cầu.
Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nội dung nào sau đây không biểu hiện mối
quan hệ cung - cầu
A. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
C. Cung - cầu độc lập với nhau.
D. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
Câu 16: Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần
diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Như vậy anh X đã
A. vận dụng không tốt quy luật cung cầu. B. vận dụng tốt quy luật cung cầu.
C. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. D. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
Câu 17: Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo sẽ lựa chọn
phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa hè.
B. Nhập cả quần áo thời trang hè và thu.
C. Nhập quần áo mùa thu.
D. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa đông.
Câu 18: H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao,
trong khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có
lợi nhất, bạn H nên điều chỉnh hoạt động tiêu dùng của mình như thế nào để có lợi nhất?.
A. không ăn thịt mà chỉ mua rau.
B. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.
C. chuyển sang dùng thêm thịt lợn.
D. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.
Câu 19: Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu
là người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?

9
A. Không bán nữa B. Giữ giá C. Tăng giá D. Giảm giá
Câu 20: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên
nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm
khác. Nhà sản xuất làm như vậy để
A. thu hút thị hiếu người tiêu dùng. B. thu nhiều lợi nhuận.
C. cạnh tranh với các mặt hàng khác D. tránh bị thua lỗ.
BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
Câu 1: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là tiến hành
A. chia đều nguồn ngân sách quốc gia. B. duy trì mọi phương thức sản xuẩt.
C. san bằng lợi ích cá nhân. D. thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất.
Câu 2: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là tiến hành
A. thực hiện chính sách tương trợ. B. thực hiện việc san bằng lợi nhuận.
C. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. D. ngăn chặn hành vi đấu tranh phê bình.
Câu 3: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là tiến hành
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. chia đều lợi nhuận thường niên.
C. chiến lược phân bố dân cư D. đề xuất mức lương khởi điểm.
Câu 4: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là tiến hành
A. chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. B. tiếp cận các giá trị văn hóa.
C. lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thực hiện một trong những nội dung cơ bản
nào sau đây?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Duy trì khoảng cách tụt hậu kinh tế.
C. Bảo tồn mọi phong tục vùng miền. D. Thúc đẩy hiện tượng lạm phát.
Câu 6: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất được thể hiện ở một trong những nội dung cơ
bản nào sau đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Xóa bỏ các hình thức cạnh tranh. B. Xây dựng nền kinh tế tự nhiên.
C. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất. D. Chủ động thúc đẩy độc quyền.
Câu 7: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thể hiện ở nội dung cơ bản nào sau đây?
A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. B. Sử dụng phổ biến lao động thủ công.
C. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh. D. Từ chối tham gia hội nhập quốc tế.
Câu 8: Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được
thực hiện thông qua quá trình nào sau đây?
A. Kìm hãm cơ khí hóa nền sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Sử dụng lao động thủ công.
Câu 9: Đối với đất nước ta hiện nay, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ góp phần
mang lại tác dụng to lớn và toàn diện nào sau đây?
A. Hủy hoại môi trường tự nhiên. B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên.
C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 10: Đối với đất nước ta hiện nay, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ góp phần
mang lại tác dụng to lớn và toàn diện nào sau đây?
A. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. B. Duy trì hiện tượng lạm phát.
C. Xóa bỏ cơ chế thị trường. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

10
Câu 11: Đối với đất nước ta hiện nay, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ góp phần
mang lại tác dụng to lớn và toàn diện nào sau đây?
A. Chấm dứt tình trạng lạm phát. B. Đầu cơ gây rối loạn thị trường.
C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái D. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 12: Đối với đất nước ta hiện nay, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ góp phần
mang lại tác dụng to lớn và toàn diện nào sau đây?
A. Nâng cao năng suất lao động. B. Kích thích đầu cơ găm hàng.
C. Làm giả thương hiệu. D. Triệt tiêu các quan hệ kinh tế.
Câu 13: Xét về mặt công nghệ thì việc ứng dụng công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu
tế bào trong các lĩnh vực sản xuất là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Tự động hóa B. Công nghiệp hóa C. Tri thức hóa D. Hiện đại hóa
Câu 14 : Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa làm nông trại chăn nuôi bò. L tốt nghiệp
trường đại học thương mại nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Xét về mặt kinh tế, anh L có
thể thực hiện nội dung nào dưới đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?.
A. Làm bất cứ việc gì ngoài xã hội miễn là có thu nhập cao.
B. Tìm việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, lương cao, nhàn hạ.
C. Vận dụng kiến thức đào tạo mở rộng quy mô buôn bán cùng gia đình.
D. Không xin được việc làm nhưng sẽ không chăn nuôi bò, quá vất vả.
Câu 15: Gia đình bà A coi trồng tiêu là công việc tạo nguồn thu nhập chính nên tìm cách
nghiên cứu và hỗ trợ cho cây tiêu phát triển để tăng năng suất. Xét về mặt nội dung của công
nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc làm của gia đình bà A là góp phần thực hiện nội dung nào
dưới đây ?
A. nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
C. tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
D. lựa chọn nghành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.
Câu 16: Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để
theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc
làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?
A. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
B. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.
C. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
D. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Câu 17: Gia đình ông X lập trang trại nhưng ông nói không cần đầu tư ứng dụng KHCN vì lo
tốn tiền mà chỉ cần tạo các sản phẩm đơn giản rồi bán ra thị trường là được. Việc làm này là
chưa hiểu đúng về tác dụng của
A. Vai trò của kinh tế thị trường. B. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
C. Vai trò của sản xuất hàng hóa. D. Kinh tế nhà nước.
Câu 18: Nhận thấy việc ứng dụng các máy móc sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và
giảm chi phí sản xuất. Anh X đã quyết định đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn để phục
vụ việc sản xuất nông nghiệp của gia đình và cho các hộ dân trong khu vực. Xét về mặt nội
dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc trang bị máy móc của anh X là biểu hiện cho nội
dung nào dưới đây?
A. phát triển mạnh mẽ nhân lực.
B. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
C. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

11
D. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Câu 19: Được nhà nước giao khoán 10ha để trồng tiêu và bảo vệ rừng, ông M đã liên hệ với
trung tâm khuyến nông huyện X để được nhận sự hỗ trợ về khoa học và công nghệ. Được sự
giúp đỡ của anh H cán bộ khuyến nông, ông M đã đầu tư dây chuyền trồng tiêu và thu hoạch
theo công nghệ mới nhờ vậy mà năng xuât lao động tăng cao, chi phí nhân công giảm gần
một nửa. Ông M đã phát huy tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nội dung nào dưới
đây?
A. tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
B. lựa chọn nghành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.
C. nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
Câu 20: Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở
trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải
của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho
gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?
A. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.
B. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
C. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.
D. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.

HẾT!

12

You might also like