You are on page 1of 6

TRƯỜNG TH – THCS – THPT HÒA BÌNH

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1


MÔN GD KINH TẾ - PHÁP LUẬT LỚP 10 – NH: 2023 – 2024
---------------------
I/. Phần trắc nghiệm:

Bài 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Câu 1: Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của?
A. Con người. B. Người bán. C. Người mua. D. Nhà nước.
Câu 2: Hoạt động sản xuất là quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu của?
A. Đời sống nhà sản xuất. B. Đời sống xã hội.
C. Đời sống nhà đầu tư. D. Đời sống người tiêu dùng.
Câu 3: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để
tạo ra sản phẩm được gọi là gì?
A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối.
Câu 4: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì?
A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối.
Câu 5: Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta?
A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động sản xuất.
C. Hoạt động vui chơi, giải trí. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 6: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt là hoạt động kinh tế nào?
A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối.
Câu 7: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định
A. mọi hoạt động của xã hội. B. các hoạt động phân phối-trao đổi, tiêu dùng.
C. thu nhập của người lao động. D. kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 8: Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt động cơ bản đóng vai trò quyết định các hoạt động còn
lại?
A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 10: Trong đời sống xã hội, các hoạt động sản xuất, phân phối-trao đổi, tiêu dùng có quan hệ
A. mật thiết với nhau. B. chặt chẽ với nhau.
C. gắn kết với nhau. D. qua lại với nhau.
Câu 11: Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối đó
A. phù hợp. B. hợp lí. C. đúng đắn. D. kịp thời.
Câu 12: Hoạt động nào là mục đích của sản xuất?
A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động tiêu dùng.
C. Hoạt động trao đổi D. Hoạt động mua bán.

Bài 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ


Câu 1: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
xã hội được gọi là gì?
1
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà
nước.
Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà
nước.
D. cung cấp những hàng hóa, dịch vụ theo sở thích.
Câu 3: Người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất được gọi là
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà
nước.
Câu 4: Các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường là
A. chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể tiêu dùng. D. chủ thể nhà
nước.
Câu 5: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản lí nền
kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà
nước.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa tiêu dùng với phân phối.
C. Tạo động lực cho sản xuất phát triển. D. Sử dụng các yếu tố sx để sx, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Sử dụng các yếu tố sx để sx, kinh doanh và thu lợi nhuận.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
D. Có trách nhiệm đối với người cung cấp hàng hóa.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?
A. Là cầu nối giữa chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể Nhà nước?
A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường.
B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về kinh tế.
Câu 10: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản
phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường,
gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng?
A. Khái niệm. B. Bản chất. C. Vai trò. D. Trách nhiệm
Câu 11: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu
thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế.
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước.
Câu 12: Công ty môi giới việc làm A lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp,
cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, Công ty A đang
đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước.

Bài 3: THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG

2
Câu 1: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là gì?
A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Kinh tế. D. Hoạt động mua bán.
Câu 2: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?
A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
B. Người mua, người bán là một trong những nhân tố của thị trường.
C. Là lĩnh vực trao đổi trao đổi, mua bán.
D. Chỉ có người sản xuất hàng hóa mới cần đến thị trường.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về thị trường?
A. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
B. Người mua, người bán là những nhân tố cơ bản của thị trường.
C. Tiền không phải là yếu tố của thị trường.
D. Chỉ có người sản xuất hàng hóa mới cần đến thị trường.
Câu 4: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất nó,
thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị
trường?
A. Chức năng điều tiết. B. Chức năng hạn chế.
C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thừa nhận.
Câu 5: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất-thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ
sở nào?
A. Đối tượng mua bán, trao đổi. B. Vai trò của đối tượng mua bán, trao đổi.
C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi. D. Tính chất của quan hệ mua bán, trao đổi.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa.
C. Cung cấp thông tin cho người sx và tiêu dùng. D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sx và tiêu dùng.
Câu 7: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán. D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 8: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận.
C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 9: Thị trường không bao gồm yếu tố nào?
A. Hàng hóa. B. Tiền tệ. C. Người bán. D. Người trung gian.
Câu 10: Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản…thuộc loại thị trường nào?
A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
C. Thị trường theo tính chất và cơ chế vận hành.
D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Câu 11: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?
A. Thị trường nước ngoài. B. Thị trường trong nước.
C. Thị trường trong nước và nước ngoài. D. Thị trường một số vùng miền trong nước.
Câu 12: Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những
sản phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong
trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng điều tiết hạn chế
3
Bài 4 + 5: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG; GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIÁ CẢ THỊ
TRƯỜNG
Câu 1: Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những
quy tắc chung trong các mối quan hệ nào?
A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả. B. cạnh tranh. C. cung - cầu, giá cả. D. sản xuất - tiêu dùng.
Câu 2: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được
gọi là gì?
A. Cơ chế thị trường. B. Thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Giá cả hàng hóa.
Câu 3: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó gọi
là gì?
A. Giá cả hàng hóa. B. Giá cạnh tranh. C. Lợi nhuận. D. Giá cả thị trường.
Câu 4: Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là
A. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái. B. Luôn ổn định, bình ổn giá.
C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế. D. Kích thích tính năng động của chủ thể.
Câu 5: Giá cả thị trường là
A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và
người bán.
B. số tiền phải trả cho một hàng hoá được quy định bởi người bán trong từng thời điểm cụ thể.
C. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
D. số tiền phải trả cho một hàng hoá được quy định bởi nhà nước trong từng giai đoạn nhất định.
Câu 6: Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua
và người bán gọi là gì?
A. Giá cả thị trường. B. Lợi nhuận. C. Giá cạnh tranh. D. Giá cả hàng hóa.
Câu 7: Một trong những ưu điểm của cơ chế thị trường là?
A. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
B. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa trong xã hội.
C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh
D. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
Câu 8: Giá cả hàng hóa là
A. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán
thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
D. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và
người bán.
Câu 9: Một trong những chức năng của giá cả thị trường?
A. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định tăng hay giảm tiêu dùng.
B. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
C. Kích thích và phát huy tính năng động, sáng tạo của các chủ thể trong nền kinh tế.
D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
Câu 10: Đâu không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Phát sinh thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.
B. Kích thích sáng tạo của các chủ thể kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Câu 11: Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.
4
B. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa trong xã hội.
C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
D. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
Câu 12: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
A. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
B. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra quyết định tăng hay giảm tiêu dùng.
C. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
Câu 13: Các doanh nghiệp sx giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ
sx là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào?
A. cạnh tranh. B. cung - cầu. C. giá cả. D. lợi nhuận.
Câu 14: Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?
A. Động lực lợi nhuận. B. Cạnh tranh khắc nghiệt. C. Giá cả biến động. D. Giá cả bình ổn.
Câu 15: Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ
bản phải làm là gì?
A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. B. Chú trọng đến năng suất lao động.
C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều. D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 16: Giá cả dưa hấu trên thị trường tăng cao, mang lại thu nhập cao gấp rưỡi so với trồng lúa, nhiều
người dân ở thôn S quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dưa. Vậy người dân ở thôn S đã vận
dụng chức năng nào của giá cả thị trường?
A. Cung cấp thông tin. B. Công cụ để thực hiện quản lí.
C. Công cụ để điều tiết kinh tế. D. Phân bổ nguồn lực.
Câu 17: Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông H đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán
ở các chợ đầu mối. Việc làm của ông H đã thể hiện ưu điểm gì của cơ chế thị trường?
A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.
C. Thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
D. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế.
Câu 18: Để thu được nhiều lợi nhuận, siêu thị X đã nhập một số hàng hóa không rõ nguồn gốc rồi dán
nhãn mác giả vào. Việc làm của siêu thị X thể hiện nhược điểm gì của cơ chế thị trường?
A. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
B. Tiềm ẩn rủi ro.
C. Khủng hoảng, suy thoái.
D. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa trong xã hội.

II/. Phần tự luận:


Câu 1: Doanh nghiệp Z sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm sách, doanh nghiệp đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung sản xuất các sản phẩm
bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc khách
hàng. Hoạt động này đã góp phần mang lại doanh thu cho doanh nghiệp cao hơn 20% so với trước. Để tri
ân cũng như tạo động lực để người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp đã quyết định
ngoài việc tăng lương cho người lao động sẽ thành lập một số quỹ để hỗ trợ và động viên cho con em của
họ có thành tích cao trong học tập.
a) Hãy cho biết, công ty X đã phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả lao động như thế
nào
b) Việc phân phối kết quả lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.

Trả lời: Về phân bổ nguồn lực: Công ty đã điều chỉnh đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh
doanh, tập trung sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường

5
Về phân chia kết quả lao động: Công ty đã điều chỉnh phân phối thành quả lao động thông qua
việc tăng lương cho người lao động sẽ thành lập một số quỹ để hỗ trợ và động viên cho con em của họ có
thành tích cao trong học tập.
Tác dụng: Việc phân phối thành quả kinh doanh này giúp người lao động thêm tin tưởng và gắn
bó với công ty thể hiện trách nhiệm đồng hành của doanh nghiệp đối với người lao động

Câu 2: Theo Tống cục Thống kê, do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Lễ ông Công, ông
Táo và chuẩn bị Tết tăng cao, giá hàng hoá và dịch vụ thiết yếu tăng vào dịp Tết. Giá tiêu dùng tháng
01/2022 của một số nhóm hàng thực phẩm tăng so với tháng trước như sau: Giá thịt lợn tháng 01/2022
tăng 1,79%; giá trứng các loại tăng 0,91%; giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,57%...
Thông tin về giá cả nêu trên cho em biết điều gì về tình hình thị trường thực phấm dịp tết Nguyên
đán? Sự biến động của giá cả sẽ là điều cần quan tâm của những chủ thể kinh tế nào?

Trả lời: Thông tin cho biết


- Giá cả dịp cận tết nguyên đán các mặt hàng có xu hướng tăng cao đặc biệt là nhóm hàng thực
phẩm
- Sự biến động của giá cả là điều cần quan tâm của cả chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể
trung gian và của cơ quan quản lý nhà nước

Câu 3: Khái niệm thị trường và chức năng của thị trường?
Khái niệm thị trường: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác
động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Chức năng của thị trường:


+ Thừa nhận giá trị của hàng hóa;
+ Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế;
+ Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 4: Nêu ưu điểm của cơ chế thị trường?


- Ưu điểm của cơ chế thị trường:
+ Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế;
+ Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến, phát minh và ứng dụng thành tựu của khoa học - công
nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh;
+ Thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu;
+ Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và
hội nhập quốc tế.

Câu 5: Nêu chức năng của giá cả thị trường?


- Chức năng của giá cả thị trường:
+ Cung cấp thông tin;
+ Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất:
+ Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế.

You might also like