You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023

Chủ đề 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Nhận biết
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào
A. tự nhiên. B. dân số. C. xã hội. D. chính trị.
Câu 2: Đối với mỗi cá nhân phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và
A. ổn định chính trị. B. thu nhập ổn định.
C. củng cố quốc phòng. D. khắc phục tụt hậu về kinh tế.
Câu 3: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là
A. mục đích của cạnh tranh. B. cơ sở tồn tại của xã hội.
C. đòn bẩy của chính trị. D. trung tâm của quản lí.
Câu 4: Hệ thống bình chứa thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A. Sức lao động. B. Đối tượng lao động.
C. Tư liệu lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 5: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là
A. đối tượng lao động. B. phương tiện lao động.
C. công cụ lao động. D. sức lao động.
Câu 6: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động và nhằm biến đối nó cho phù hợp
với mục đích của con người là
A. công cụ lao động. B. phương tiện lao động.
C. tư liệu lao động. D. đối tượng lao động.
Câu 7: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội là
A. phát triển xã hội. B. phát triển kinh tế.
C. phát triển y tế. D. sản xuất của cải vật chất.
Câu 8: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. phát triển kinh tế. B. cơ cấu kinh tế.
C. sản xuất của cải vật chất. D. thỏa mãn nhu cầu.
Câu 9: Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông, biển là
A. đối tượng lao động. B. tư liệu lao động.
C. phương tiện lao động. D. công cụ lao động.
Câu 10: Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Sức lao động. B. Công cụ lao động.
C. Kết cấu hạ tầng. D. Hệ thống bình chứa.
Câu 11: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất
được gọi là
A. lao động. B. hoạt động.
C. sản xuất của cải vật chất. D. sức lao động.
Câu 12: Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người là
khái niệm nào dưới đây?
A. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Tư liệu lao động.
Thông hiểu
Câu 13: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng và phát
triển kinh tế đất nước?
A. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất. B. hạn chế cung cấp thông tin.
C. triệt tiêu mọi dư luận xã hội. D. công khai tỉ lệ lạm phát.
Câu 14: Đối với quá trình sản xuất, việc chú trọng phát triển đường xá, bến cảng, sân bay cũng chính là
gắn liền với việc phát triển yếu tố nào của tư liệu lao động?
A. Hệ thống bình chứa. B. Công cụ lao động.
C. Nguyên liệu lao động. D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng và phát
triển kinh tế đất nước?
A. Trì hoãn nộp thuế theo quy định. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
C. Cải tiến máy móc, nâng cao tay nghề. D. Hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Câu 16: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng
và phát triển kinh tế đất nước?
A. Nộp thuế theo quy định. B. Tổ chức sản xuất tiền giả
C. Giảm chi phí sản xuất. D. Nâng cao chất lượng hàng hóa.
Chủ đề 2: HÀNG HÓA- TIỀN TỆ- THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Hàng hoá là sản phẩm của lao động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
A. sản xuất, tiêu dùng. C. phân phối, sử dụng.
B. trao đổi mua – bán. D. quá trình lưu thông.
Câu 2: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua
bán là
A. tiền tệ. B. hàng hóa. C. lao động. D. thị trường.
Câu 3: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là
A. giá trị của hàng hoá. B. công dụng của hàng hóa.
C. tính có ích của hàng hoá. D. thời gian lao động cá biệt.
Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là
A. giá trị hàng hóa B. giá trị sử dụng .
C. giá trị trao đổi. D. giá cả hàng hóa.
Câu 5: Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là
A. giá trị của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt. D. tính có ích của hàng hoá.
Câu 6: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng
A. phương tiện thanh toán. B. tiền tệ thế giới.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 7: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới
đây?
A. Phương tiện thanh toán B. Phương tiện cất trữ
C. Thước đo giá trị D. Phương tiện lưu thông
Câu 8: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền dùng để
A. chi trả sau khi giao dịch mua bán.
B. đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
C. dùng làm phương tiện lưu thông.
D. rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
Câu 9: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng
A. tiền tệ thế giới. B. phương tiện cất trữ.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 10: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá
cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. chợ. B. sàn giao dịch.
C. thị trường. D. thị trường chứng khoán.
Câu 11: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa. Những hàng
hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Mã hóa.
B.Thông tin
B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 12: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao,
người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thông tin. B. Thanh toán. C. Điều phối. D. Thực hiện.
C. Công cụ thanh toán. D. Xóa bỏ cạnh tranh.
Câu 13: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của
giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường?
A. Thanh toán. B. Cất trữ. C. Kiểm tra. D. Điều tiết.
Thônng hiểu
Câu 14: Trường hợp nào sau đây sản phẩm trở thành hàng hóa?
A. Trồng cam sạch để bán. B. Nuôi gà để cho người thân.
C. Nuôi chó để giữ nhà. D. Trồng rau để ăn.
Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá được gọi là
A. giá trị của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt. D. tính có ích của hàng hoá.
Câu 16: Thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa sẽ góp phần tạo ra giá trị nào của hàng
hóa?
A. Hàng hóa. B. Cá biệt. C. Sử dụng. D. Xã hội.

Chủ đề 3: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HÓA
Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ
Nhận biết:
Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở
A. chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
B. thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. lao động cá biệt lớn hơn lao động xã hội cần thiết.
B. lao động cá biệt lớn hơn hoặc bằng lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. thời gian lao động cá biệt lớn hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 3: Trong lưu thông quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Câu 4: Trong lưu thông quy luật giá trị yêu trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc
A. cao giá. B. ngang giá. C. chênh lệch. D. điều tiết.
Câu 5: Một trong những tác động của quy luật giá trị là
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. D. Xóa đói giảm nghèo.
Câu 6: Việc phân phối lại các yếu tố sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, hàng hóa từ
nơi này sang nơi khác là thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 7: Việc nhà sản xuất cải tiến máy móc, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là thể hiện tác
động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 8 : Những người sản xuất do điều kiện sản xuất không thuận lợi kinh doanh kém, nên bị thua lỗ, phá
sản, người kinh doanh giỏi giàu lên, hiện tượng này phản ánh tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Phân phối các yếu tố tư liệu lao động. D. Phân hóa giàu nghèo giữa người sản xuất.
Câu 9: Việc làm cho người sản xuất giỏi giàu lên và người sản xuất kém nghèo đi là là thể hiện tác động
nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Tiêu cực. B. Tích cực. C. Có ích. D. Lành mạnh.
Thông hiểu:
Câu 10: Người sản xuất vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển của quy luật giá trị
khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Thông tin cung cầu hàng hóa đến khách hàng. B. Nâng cao tay nghề cho người lao động.
C. Phân phối lại tư liệu sản xuất. D. Chuyển hàng hóa từ nơi nhiều sang nơi ít.
Câu 11: Việc làm nào dưới đây của người sản xuất thể hiện sự vận dụng tác động điều tiết sản xuất và lưu
thông hàng hóa của quy luật giá trị?
A. Thông tin cung cầu hàng hóa. B. Nâng cao tay nghề cho người lao động.
C. Phân phối lại yếu tố sản xuất. D. Cải tiến kỹ thuật sản xuất.
Câu 12: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc làm nào dưới đây của người sản xuất là sự vận dụng tác
động điều tiết sản xuất hàng hóa?
A. Trả tiền mua chịu hàng. B. Trả nợ tiền vật liệu.
C. Kiểm tra chất lượng hàng hóa. D. Phân phối lại sức lao động.
Câu 13: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc làm nào dưới đây của người sản xuất là sự vận dụng tác
động điều tiết lưu thông hàng hóa?
A. Phân phối lại nguồn hàng theo hướng có lợi. B. Trả nợ tiền vật liệu.
C. Kiểm tra chất lượng hàng hóa. D. Phân phối lại sức lao động.
Câu 14: Việc doanh nghiệp thưởng tiền cho nhân viên khi đạt doanh thu cao để động viên khích lệ họ làm
việc hiệu quả hơn là thực hiện tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 15: Việc các bệnh việc tư mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại và tuyển dụng bác sĩ giỏi để chăm sóc
sức khỏe cho người bệnh tốt hơn là thực hiện tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Tự luận
Câu 1.:Tác động của quy luật giá trị, vận dụng quy luật giá trị
+ Vận dụng quy luật giá trị hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng giàu nghèo trong quá trình sản xuất
+Vận dụng tác động của quy luật giá trị để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả khi tham gia hoạt động
sản xuất kinh doanh
Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học nhận xét về tình hình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ở địa phương
+ Nêu một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa
+ Giải pháp nhằm tiêu thụ hàng hóa địa phương

Câu 1:
- Có hiện tượng giàu nghèo trong quá trình sản xuất vì:
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới
kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị
trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa
là không có ngoại lệ đối với họ. Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp
hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở
rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản
xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu –
nghèo.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác thị trường.
+ Xây dựng chính sách sản phẩm.
+ Xây dựng chính sách về giá.
+ Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
+ Tăng cường liên kết kinh tế.

Câu 2:
- Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa ở địa phương:
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
+ Chuyển dịch từ sản xuất số lượng sang chú trọng chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần tăng năng
suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập.
+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tới mọi người dân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi dần tư
duy, chuyển sang phương thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, bền vững.
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Một số giải pháp nhằm tiêu thụ hàng hóa địa phương:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân biết, quan tâm đến các hoạt động liên quan.
+ Triển khai các hoạt động khuyến mại, tập trung vào các ngày lễ, tết.
+ Tăng cường tổ chức kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng với các tỉnh, thành trong cả nước.
+ Xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến, quảng bá thương hiệu trực tuyến.

You might also like