You are on page 1of 29

CHƯƠNG 2

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
THAM GIA THỊ TRƯỜNG
2.1. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
* 20 câu mức độ nhận biết
Câu 1. Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm phục vụ mục đích
A. nhu cầu tiêu dùng của chính mình.
B. trao đổi, mua bán.
C. nhu cầu tiêu dùng của chính mình và đồng thời trao đổi, mua bán.
D. trao đổi mua bán và tích lũy.
Câu 2. Để nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển, C.Mác
cho rằng cần có những điều kiện sau
A. phân công lao động cá biệt và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ
thể sản xuất.
B. phân công lao động cụ thể và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ
thể sản xuất.
C. phân công lao động trừu tượng và sự tách biệt về mặt kinh tế của các
chủ thể sản xuất.
D. phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ
thể sản xuất.
Câu 3. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi
A. thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và thông qua trao đổi,
mua bán.
B. trao đổi, mua bán trên thị trường.
C. thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất và nhu cầu của xã
hội.
D. không đem ra trao đổi, mua bán.
Câu 4. Giá trị sử dụng của hàng hóa
A. do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa
đó quy định.
B. do thuộc tính xã hội của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó
quy định.
C. do tính lịch sử của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy
định.
D. do tính phức tạp của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy
định.
Câu 5. Con người phát hiện ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa khác
nhau nhờ vào
A. sự phát triển của nền sản xuất.
B. sự phát triển của khoa học, công nghệ.
C. sự phát triển của nền sản xuất và sự phát triển của khoa học, công
nghệ.
D. những điều kiện tự nhiên và nhu cầu của con người.
Câu 6. Giá trị của hàng hóa là
A. lao động tư nhân của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
B. lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
C. lao động cá biệt của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
D. lao động cụ thể của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Câu 7. Giá trị hàng hóa biểu hiện
A. mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa.
B. mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
C. mối quan hệ kinh tế giữa những người trao đổi hàng hóa.
D. mối quan hệ cung và cầu trên thị trường.
Câu 8. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong
A. những điều kiện bình thường của xã hội.
B. những điều kiện xấu của xã hội.
C. những điều kiện tốt của xã hội.
D. những điều kiện bình thường và xấu của xã hội.
Câu 9. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là
A. lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn
vị hàng hóa đó.
B. lượng thời gian hao phí lao động tư nhân cần thiết để sản xuất ra
đơn vị hàng hóa đó.
C. lượng thời gian hao phí lao động cụ thể cần thiết để sản xuất ra đơn
vị hàng hóa đó.
D. lượng thời gian hao phí lao động trừu tượng cần thiết để sản xuất ra
đơn vị hàng hóa đó.
Câu 10. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm
A. hao phí lao động quá khứ và lao động hiện tại.
B. hao phí lao động quá khứ và lao động thực tế.
C. hao phí lao động quá khứ và hao phí lao động mới kết tinh thêm.
D. hao phí lao động sống và hao phí lao động mới kết tinh thêm.
Câu 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa bao gồm
A. năng suất lao động, cường độ lao động, tính chất phức tạp của lao
động.
B. năng suất lao động, cường độ lao động, tính chất phức tạp hay giản
đơn của lao động.
C. cường độ lao động, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.
D. năng suất lao động, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.
Câu 12. Khi tăng năng suất lao động
A. sẽ làm giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
B. sẽ làm tăng lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
C. sẽ làm không đổi lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
D. sẽ làm giảm hoặc không đổi lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
Câu 13. Thời gian để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong
những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung
bình, cường độ lao động trung bình, được gọi là
A. thời gian lao động tất yếu.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cần thiết.
D. thời gian lao động thặng dư.
Câu 14. Trong cùng một đơn vị thời gian, một hoạt động lao động phức
tạp sẽ tạo ra
A. ít lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn.
B. nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn.
C. bằnglượng giá trị so với lao động giản đơn.
D. bằng hoặc ít lượng giá trị so với lao động giản đơn.
Câu 15. Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất
hàng hóa có tính hai mặt
A. lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. lao động tư nhân và lao động xã hội.
C. lao động cá biệt và lao động xã hội.
D. lao động tư nhân và lao động trừu tượng.
Câu 16. Lao động cụ thể là
A. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
B. sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa.
C. là lao động có ích, do sự hao phí về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
D. lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
Câu 17. Lao động cụ thể tạo ra
A. giá trị của hàng hóa.
B. giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. giá trị xã hội của hàng hóa.
Câu 18. Mỗi lao động cụ thể có
A. mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động
riêng.
B. mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng và kết quả riêng.
C. mục đích lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao
động riêng, kết quả lao động riêng và tính chất riêng.
D. mục đích lao động riêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động
riêng, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng.
Câu 19. Lao động trừu tượng
A. là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về
cơ bắp, thần kinh, trí óc.
B. là sự hao phí sức lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa về cơ
bắp, thần kinh, trí óc.
C. là sự hao phí sức lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa cơ
bắp, thần kinh, trí óc.
D. là sự hao phí sức lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa
cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Câu 20. Lao động trừu tượng tạo ra
A. giá trị của hàng hóa.
B. giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. giá trị xã hội của hàng hóa.
* 20 câu mức độ thông hiểu
Câu 1. Ai là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa?
A. V. I. Lênin.
B. C. Mác.
C. D. Ricardo.
D. A. Montchretien.
Câu 2. Lao động trừu tượng phản ánh
A. tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
B. tính chất cụ thể của lao động sản xuất hàng hóa.
C. tính chất trừu tượng của lao động sản xuất hàng hóa.
D. tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa.
Câu 3. Lao động cụ thể phản ánh
A. tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
B. tính chất cụ thể của lao động sản xuất hàng hóa.
C. tính chất trừu tượng của lao động sản xuất hàng hóa.
D. tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa.
Câu 4. Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng
hóa, là sản phẩm của sự phát triển
A. các hình thái giá trị sử dụng từ thấp đến cao.
B. các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
C. các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
D. các hình thái tồn tại của tư bản.
Câu 5. Vì sao tiền là một hàng hóa đặc biệt?
A. Đáp ứng yêu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
B. Yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa và là hình thái biểu
hiện giá trị của hàng hóa.
C. Phản ánh lao động tư nhân và mối quan hệ giữa những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
D. Phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
Câu 6. Tiền có các chức năng sau
A. thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện mua bán,
phương tiện dự trữ, tiền tệ thế giới.
B. thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương
tiện mua bán, tiền tệ thế giới.
C. thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương
tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.
D. thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ,
phương tiện thanh toán, phương tiện mua bán.
Câu 7. Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền được dùng
A. làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
B. để biểu hiện và đo lượng giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau.
C. rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
D. trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa.
Câu 8. Để thực hiện chức năng thước đo giá trị người ta ngầm hiểu đó

A. tiền giấy.
B. tiền điện tử
C. tiền bitcoin
D. tiền vàng
Câu 9. Vì sao để thực hiện chức năng thước đo giá trị người ta ngầm
hiểu đó là tiền vàng?
A. Vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã phản
ánh lượng lao động xã hội hao phí nhất định.
B.Vì tiền vàng có giá trị.
C. Vì được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
D. Vì làm cho quá trình trao đổi hàng hóa thuận tiện.
Câu 10. Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, không nhất
thiết phải dùng
A. tiền ký hiệu giá trị (tiền giấy).
B. tiền vàng.
C. tiền bitcoin.
D. tiền điện tử.
Câu 11. Khi thực hiện chức năng cất trữ, tiền được rút khỏi lưu thông đi
vào cất trữ dưới hình thái
A. tiền ký hiệu giá trị (tiền giấy).
B. tiền điện tử.
C. tiền vàng.
D. tiền bitcoin.
Câu 12. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ
tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng
A. thanh toán dùng tiền mặt.
B. thanh toán dùng tiền vàng.
C. thanh toán dùng những đồng tiền được công nhận là phương tiện
thanh toán quốc tế.
D. thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ dùng tiền trên sổ sách, kế
toán hoặc tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng, tiền điện tử.
Câu 13. Khi thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, tiền được dùng làm
A. phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
B. phương tiện thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau.
C. phương tiện mua bán quốc tế giữa các nước với nhau.
D. phương tiện lưu thông quốc tế giữa các nước với nhau.
Câu 14. Khác với hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa
A. không thể cất trữ.
B. không thể cất trữ, việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng
thời.
C. việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ tách rời nhau về không gian và thời
gian.
D. không thể cất trữ, việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ tách rời nhau về
không gian và thời gian.
Câu 15. Thị trường theo nghĩa hẹp là
A. tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa
trong xã hội.
B. tổng thể các mối quan hệ kinh tế.
C. nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh
tế với nhau.
D. tổng thể các yếu tố kinh tế.
Câu 16. Căn cứ vào phạm vi hoạt động, có thể chia
A. thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
B. thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
C. thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra.
D. thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Câu 17. Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể
chia
A. thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
B. thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
C. thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra.
D. thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Câu 18. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là
A. cơ chế hình thành giá cả theo quy luật cung - cầu.
B. cơ chế hình thành giá cả theo quy định của nhà nước.
C. cơ chế hình thành giá cả một cách tự do.
D. cơ chế hình thành giá cả do người bán quyết định.
Câu 19. Một trong những đặc trưng chung của kinh tế thị trường là
A. giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường.
B. giá cả được hình thành bởi người bán.
C. giá cả được hình thành bởi nhà nước quy định.
D. giá cả được hình thành bởi người mua.
Câu 20. Quy luật kinh tế nào là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa?
A. Quy luật cung - cầu.
B. Quy luật giá trị.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ.
D. Quy luật cạnh tranh.
* 10 câu mức độ vận dụng
Câu 1. Yêu cầu của quy luật giá trị là
A. việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động cá biệt cần thiết.
B. việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động xã hội cần thiết.
C. việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động tư nhân cần thiết.
D. việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động trừu tượng cần thiết.
Câu 2. Yêu cầu của quy luật giá trị, trong lĩnh vực trao đổi phải
A. tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị hàng hóa làm cơ sở.
B. tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị cá biệt làm cơ sở.
C. tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở.
D. tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị trao đổi làm cơ sở.
Câu 3. Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua
A. sự vận động của giá trị hàng hóa trên thị trường.
B. sự vận động của cạnh tranh trên thị trường.
C.sự vận động của cung - cầu trên thị trường.
D. sự vận động của giá cả thị trường.
Câu 4. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là
A. giá cả thị trường lớn hơn giá trị hàng hóa.
B. giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa.
C. giá cả thị trường bằng giá trị hàng hóa.
D. giá cả thị trường nhỏ hơn giá trị hàng hóa.
Câu 5. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông, thông qua sự biến
động của
A. cạnh tranh.
B. quan hệ cung - cầu
C. giá trị hàng hóa.
D. giá cả hàng hóa.
Câu 6. Để đứng vững trong cạnh tranh, người sản xuất phải luôn tìm
cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình
A. lớn hơn giá trị xã hội.
B. bằng hoặc lớn hơn giá trị xã hội.
C. nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị xã hội.
D. nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội.
Câu 7. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
A. tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường.
B. tỷ lệ nghịch với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ
lệ thuận với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
C. tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ
lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
D. tỷ lệ thuận với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Câu 8. Tìm phương án sai về tác động của quy luật giá trị
A. điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động.
C. làm cho những người sản xuất giàu lên một cách tự nhiên.
D. phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên.
Câu 9. Tìm phương án sai về tác dụng của quy luật cung – cầu
A. điều tiết quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa .
B. làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường.
C. quyết định giá cả thị trường.
D. làm cho cung về hàng hóa ngày càng tăng.
Câu 10. Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách
quan mối quan hệ
A. ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng
hóa.
B. ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất hàng hóa.
C. ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong trao đổi hàng hóa.
D. ganh đua giữa những chủ thể với nhau.
2.2. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
* 20 câu mức độ nhận biết
Câu 1. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ thuộc
vào
A. tổng số giá cả hàng hóa.
B. tốc độ lưu thông của tiền tệ.
C. khối lượng hàng hóa được đưa ra thị trường.
D. lượng vàng cần thiết cho lưu thông.
Câu 2. Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, có thể chia
ra
A. thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
B. thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
C. thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra.
D. thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Câu 3. Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường, có thể chia
A. thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
B. thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
C. các loại thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
D. thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Câu 4. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính
A. tự điều tiết các cân đối của nền kinh tế.
B. tự thay đổi các cân đối của nền kinh tế.
C. tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy
luật kinh tế.
D. phát triển nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Câu 5. Một trong những đặc trưng chung của kinh tế thị trường là
A. đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
B. đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
C. đóng vai trò điều tiết trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông
qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
D. đóng vai trò điều chỉnh trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
Câu 6. Một trong những đặc trưng chung của kinh tế thị trường là
A. cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị
trường phát triển.
B. cạnh tranh là môi trường thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
C. cạnh tranh là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
D. cạnh tranh là động lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế thị trường phát
triển.
Câu 7. Kinh tế thị trường là
A. nền kinh tế phát triển cao.
B. nền kinh tế hiện đại.
C. nền kinh tế hàng hóa.
D. kinh tế hàng hóa phát triển cao.
Câu 8. Biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành là
A. tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác.
B. cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng
suất lao động.
C. chuyển hướng đầu tư sang ngành nghề mới.
D. chuyển ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Câu 9. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là
A. hình thành giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hóa.
B. hình thành giá cả thị trường của từng loại hàng hóa.
C. hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa.
D. hình thành giá cả của tất cả các loại hàng hóa.
Câu 10. Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện bằng tiền của
A. giá trị cá biệt.
B. giá trị xã hội.
C. giá cả xã hội.
D. giá trị thị trường.
Câu 11. Giá trị thị trường là
A. giá trị cá biệt trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong
một khu vực sản xuất nào đó.
B. giá trị xã hội của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu
vực sản xuất nào đó.
C. giá cả trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một
khu vực sản xuất nào đó.
D. giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một
khu vực sản xuất nào đó.
Câu 12. Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là
A. các doanh nghiệp tăng cường độ lao động.
B. các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này
sang ngành khác.
C. các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa
sản xuất, tăng năng suất lao động.
D. các doanh nghiệp tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động
lao động.
Câu 13. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là
A. lợi nhuận siêu ngạch.
B. tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
C. giá trị thặng dư.
D. ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Câu 14. Cạnh tranh thúc đẩy
A. tăng cường độ lao động.
B. sự phát triển lực lượng sản xuất.
C. tìm kiếm nơi đầu tư có lợi.
D. hoàn thiện môi trường kinh doanh.
Câu 15. Một số chủ thể chính tham gia thị trường
A. người sản xuất, người tiêu dùng, các thành phần kinh tế, hộ gia đình.
B. người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị
trường, các thành phần kinh tế.
C. người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị
trường, nhà nước.
D. người sản xuất, người tiêu dùng, nhà nước, hộ gia đình.
Câu 16. Người sản xuất hàng hóa là
A. những người kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và
tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
B. những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng.
C. những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
D. thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện
những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Câu 17. Các chủ thể trung gian thị trường là
A. những người kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và
tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
B. những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng.
C. những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
D. thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện
những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Câu 18. Người tiêu dùng là
A. những người kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và
tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
B. những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng.
C. những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
D. thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện
những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Câu 19. Người sản xuất là
A. những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và
thu lợi nhuận.
B. những người kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và
tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
C. những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng.
D. thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện
những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Câu 20. Vai trò của người sản xuất là
A. tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
B. định hướng sản xuất.
C. không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi
trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế.
* 20 câu mức độ thông hiểu
Câu 1. Vai trò của nhà nước là
A. tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
B. định hướng sản xuất.
C. không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi
trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế và khắc phục các khuyết
tật của nền kinh tế thị trường.
Câu 2. Vai trò của các chủ thể trung gian trong thị trường là
A. tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
B. định hướng sản xuất.
C. không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi
trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế và khắc phục các khuyết
tật của nền kinh tế thị trường.
Câu 3. Vai trò của người tiêu dùng là
A. tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
B. định hướng sản xuất.
C. không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi
trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế.
Câu 4. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa,
giúp C.Mác luận giải triệt để và khoa học về
A. nguồn gốc, bản chất của giá trị.
B. hai thuộc tính của hàng hóa.
C. nguồn gốc, bản chất của tiền.
D. mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Câu 5. Trên thị trường, bên cạnh những hàng hóa thông thường còn có
những hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt của các hàng hóa thể hiện ở
điểm
A. có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại
không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra.
B. có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán và do hao phí
lao động trực tiếp tạo ra.
C. có giá trị sử dụng nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp tạo
ra.
D. có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao động trực
tiếp tạo ra.
Câu 6. Một số hàng hóa đặc biệt như
A. quyền sử dụng đất đai; thương hiệu (danh tiếng); chứng khoán,
chứng quyền và một số giấy tờ có giá.
B. quyền sử dụng đất đai; thương hiệu (danh tiếng).
C. quyền sử dụng đất đai; thương hiệu (danh tiếng); chứng khoán,
chứng quyền.
D. thương hiệu (danh tiếng); chứng khoán, chứng quyền và một số giấy
tờ có giá.
Câu 7. Trong nền kinh tế thị trường, chủ thể nào thực hiện chức năng
thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn
định của toàn bộ nền kinh tế?
A. Chính sách kinh tế.
B. Nhà nước.
C. Quy luật kinh tế.
D. Pháp luật.
Câu 8. Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
B. giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người bán.
C. giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của người bán.
D. giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Câu 9. Giá trị hàng hóa là phạm trù có tính lịch sử, có nghĩa là
A. khi nào có sản xuất hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa.
B. khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị
hàng hóa.
C. khi nào có sự hao phí sức lao động, khi đó có phạm trù giá trị hàng
hóa.
D. khi nào có trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa.
Câu 10. Giá trị hàng hóa
A. là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị trao đổi.
B. là nội dung, là cơ sở của trao đổi.
C. là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị sử dụng.
D. là nội dung của giá trị sử dụng.
Câu 11. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất
hiện
A. khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra
phù hợp với nhu cầu của xã hội.
B. khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra
không phù hợp với nhu cầu của xã hội.
C. khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra
nhỏ hơn với nhu cầu của xã hội.
D. khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra
bằng với nhu cầu của xã hội.
Câu 12. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất
hiện
A. khi mức tiêu hao lao động cá biệt thấp hơn mức tiêu hao mà xã hội
có thể chấp nhận được.
B. khi mức tiêu hao lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có
thể chấp nhận được.
C. khi mức tiêu hao lao động cá biệt phù hợp mức tiêu hao mà xã hội có
thể chấp nhận được.
D. khi mức tiêu hao lao động cá biệt bằng mức tiêu hao mà xã hội có
thể chấp nhận được.
Câu 13. Khi giá trị của đơn vị hàng hóa được đại biểu bằng một số tiền
nhất định thì số tiền đó được gọi là
A. giá cả thị trường.
B. giá cả hàng hóa.
C. giá cả xã hội.
D. giá cả cá biệt.
Câu 14. Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng
A. làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
B. để biểu hiện và đo lượng giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau.
C. rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
D. trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa.
Câu 15. Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa
A. từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu
đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
B. từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp, từ nơi cung nhỏ hơn cầu
đến nơi cung lớn hơn cầu.
C. từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp, từ nơi cung lớn hơn cầu
đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
D. từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhỏ hơn cầu
đến nơi cung lớn hơn cầu.
Câu 16. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất
hiện khi mức độ tiêu hao lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã
hội có thể chấp nhận được. Đây là mầm mống của
A. suy thoái kinh tế.
B. khủng hoảng.
C. khủng hoảng thừa.
D. khủng hoảng thiếu.
Câu 17. Thị trường có vai trò
A. kết nối, thông tin trong các quan hệ mua bán.
B. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế.
C. thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội.
D. thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Câu 18. Vai trò của các chủ thể trung gian trong thị trường là
A. kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán.
B. kết nối các nhà sản xuất, định hướng sản xuất.
C. làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế.
Câu 19. Vai trò của các chủ thể trung gian trong thị trường là
A. tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu
dùng trở nên ăn khớp với nhau.
B. kết nối các nhà sản xuất, định hướng sản xuất.
C. tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm thỏa mãn nhu cầu
hiện tại của xã hội.
D. thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế.
Câu 20. Giá cả thị trường do
A. giá trị thị trường quyết định.
B. giá trị hàng hóa quyết định.
C. giá trị trao đổi quyết định.
D. giá trị cá biệt quyết định.
* 10 câu mức độ vận dụng
Câu 1. Giá trị thị trường là
A. giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất trong những điều
kiện trung bình của khu vực và chiếm đại bộ phận trong tổng số những
hàng hóa của khu vực đó.
B. giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất trong những điều
kiện trung bình của khu vực.
C. giá trị cá biệt của những hàng hóa chiếm đại bộ phận trong tổng số
những hàng hóa của khu vực đó.
D. giá trị của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản
xuất nào đó.
Câu 2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là
A. cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành, cùng
sản xuất một loại hàng hóa.
B. cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh giữa các ngành khác nhau.
C. cạnh tranh giữa những người bán cùng một loại hàng hóa.
D. cạnh tranh giữa những người mua và bán cùng một loại hàng hóa.
Câu 3. Cạnh tranh giữa các ngành là
A. cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác
nhau.
B. cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành, cùng
sản xuất một loại hàng hóa.
C. cạnh tranh giữa những người bán cùng một loại hàng hóa.
D. cạnh tranh giữa những người mua và bán cùng một loại hàng hóa.
Câu 4. Giá trị trao đổi là
A. mối quan hệ tỷ lệ giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
B. mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
C. mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị hàng hóa khác nhau.
D. mối quan hệ tỷ lệ về lượng thời gian giữa các giá trị sử dụng khác
nhau.
Câu 5. Năng suất lao động có mối quan hệ
A. tỷ lệ thuận với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
B. tỷ lệ nghịch với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
C. không đổi với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
D. phụ thuộc với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa.
Câu 6. C. Mác gọi lao động phức tạp là
A. lao động giản đơn.
B. lao động giản đơn được nhân bội lên.
C. lao động trừu tượng.
D. lao động xã hội.
Câu 7. Dịch vụ là hàng hóa
A. dùng để cất trữ.
B. hữu hình.
C. dạng vật thể.
D. không thể cất trữ.
Câu 8. Dịch vụ là một loại hàng hóa
A. hữu hình.
B. vô hình.
C. dạng vật thể.
D. có thể cất trữ.
Câu 9. Những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp,
chuyên môn nhất định, gọi là
A. lao động quá khứ.
B. lao động hiện tại.
C. lao động phức tạp.
D. lao động giản đơn.
Câu 10. Mục đích của việc cung ứng dịch vụ là nhằm thỏa mãn nhu cầu
của
A. người cung ứng dịch vụ.
B. xã hội.
C. người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó.
D. nền sản xuất.

You might also like