You are on page 1of 10

§1 .

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Chất
Theo quan niệm của Hoá học, khi đề cập đến chất là phải đề cập đến thành phần, cấu tạo, tính chất của thực thể vật chất đó. Chẳng hạn oxi (0
2) là một chất, benzen (C6H6) là một chất,...
Chất là tập hợp các tiểu phân có thành phần, cấu tạo, tính chất xác định và có thể tồn tại độc lập trong những điều kiện nhất định.
Chất mà phân tử được cấu tạo bởi một loại nguyên tử được gọi là đơn chất.
Chẳng hạn Ag, N2, ...
Chất mà phân tử được cấu tạo bởi hai loại nguyên tử trở lên được gọi là hợp chất.
Chẳng hạn NaCl, CaC03, C2H5OH,... là các hợp chất.

Tập hợp gồm các phân tử cùng loại được gọi là nguyên chất.
Chẳng hạn : Khí H2 nguyên chấ t; nước (H20) nguyên chất
Tập hợp gồm các phân tử khác loại được gọi là hỗn hợp.
Chẳng hạn : Không khí là hỗn hợp gồm rất nhiều khí khác nhau trong đó N2 và 0 2 chiếm tỉ lệ lớn nhất (nên một cách gần đúng người ta
coi không khí gồm 4/5 nitơ, 1/5 oxi, về thể tích).
Tập hợp vật chất có thể là hệ đồng thể hoặc dị thể. Ví d ụ không khí là hệ đồng thể, bàn hợp kim inox là hệ đồng thể, một cốc nước có cà nước lỏngd và nước đá là hệ dị thể

N guyên tử. Nguyên tố. Phân tử


Nguyên tử
Nguyên tử - theo tiếng Hilạp là “atomos” : “không thể phân chia được”. Ngày nay chúng ta thừa nhận rằng nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố
hoá học không thê phân chia về mặt hoá học.
Ví dụ nguyên tử H ; 0 ; Na ; C1
Nguyên tử là loại hạt rất nhỏ và rất nhẹ. Phụ thuộc vào nguyên tố hoá học mà khối lượng một nguyên tử vào khoảng từ 10-23 đến 10-21 g, còn
đường kính một nguyên tử vào cỡ 10-8 cm.
Nguyên tử của các nguyên tô' hoá học khác nhau thì khác nhau về kích thước, khối lượng.
Ớ mức độ thông thường, người ta thừa nhận nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt cơ bản là electron (e), proton (p), nơtron (n).

Notron là hạt không mang điện, nghĩa là hạt trung hoà điện. Do đó ta quy ước kí hiệu là 0n. Mỗi hạt proton mang điện tích dương là điện tích cơ bản,
thường đưạ lí hiệu là e0. Trị số này được quy ước chọn làm đơn vị nên : mỗi hạt prooi mang 1 đơn vị điện tích dương, do đó quy ước kí hiệu là 1P.

Mô hình đơn giản về cấu tạo nguyên tử được thừa nhận rộng rããi hiện nay là :
Nguyên tử có hình dạng một khối cầu. Tâm của nguyên tử là hạạt nhân tích điện dương, vỏ nguyên tử gồm các electron chuyên độnỊig quanh hạt
nhân. Số đơn vị điện tích âm của vỏ bằng số đơn vị điện tícrh dương hạt nhân. Nguyên tử trung hoà về điện.

Chẳng hạn, hạt nhân nguyên tử natri (Na) có 11 đơn vị điện tích dương (kí hiệu z = 11) ; vỏ nguyên tử Na có lle , nghĩa là có 11 đơn vị
điện tích âm ; vậy nguyên tử natri trung hoà về điện, được viết là Na hay Na0. Nếu vì một lí do nào đó, vỏ nguyên tử natri chỉ còn l0 e ; ta
có cation natri, được viết là Na+.
N guyên tố hoá học
Các loại nguyên tử mà hạt nhân có cùng số đơn vị điện tích dương
(Z) là một nguyên tố hoá học.
phân biệt các khái niệm nguyên tố, nguyên tử, đơn chất
xét một số ví dụ cụ thể sau đây :
Kí hiệu O chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố oxi -Đó cũng là kí hiệu nguyên tố oxi.
Kí hiệu O2- (giả thiết xuất hiện trong sự điện phân A1203 nóng chảy) chỉ 1 ion oxi. Ion này được tạo ra từ nguyên tố oxi.
Kí hiệu O2 chỉ 1 phân tử đơn chất oxi.
Kí hiệu 03 chỉ một phân tử ozon. Ozon là một dạng đơn chất của oxi. (O2 và 03 là hai dạng thù hình của oxi).
Kí hiệu H20 chỉ 1 phân tử nước. H20 là một hợp chất vì trong thành phần phân tử có hai nguyên tố là hiđro và oxi.
Xét như trên với các trường hợp khác, có thể khái quát hoá như sau :
Nguyên tố hoá học là một khái niệm rộng, được dùng để chỉ các hạt vô cùng nhỏ: nguyên tử, ion có cùng số đơn vị điện tích dương hạt nhân.
Nguyên tử là một khái niệm chỉ một dạng tồn tại cụ thể của nguyên tố hoá học. Do đó, khi đề cập đến nguyên tử cụ thể thì cũng có nghĩa là đã
đề cập đến một nguyên tố hoá học.
Đơn chất là một khái niệm chỉ một dạng tồn tại cụ thể của nguyên tố hoá học. Do đó khi đề cập đến một đơn chất cũng có nghĩa là đề cập
đến một nguyên tố hoá học.
Phân tử
Phân tử là gỉ ?
Phân tử là phần tử (hay hạt) nhỏ nhất của một chất có thế tồn tại độc lập mà vẫn giữ nguyên tính chất của chất đó.
Ví dụ : CO là phân tử cacbon oxit, cháy được (là một thành phần trong khí than dùng làm chất đốt)
CO + l/20 2 ———» CO2 ; ∆H < 0 (toả nhiệt)
C02 là phân tử cacbon đioxit. không cháy được (dùng đê dập tát các đám cháy lớn).
Thành phần của phân tủ
Phân tử được tạo ra từ các hạt nhỏ hơn, là nguyên tử hay ion.
Nếu phân tử được tạo ra từ các nguyên tử cùng loại, ta có đơn chất ; nếu phân tử được tạo ra từ hai loại nguyên tử trở lên, ta có hợp chất
Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử tạo ra phân tử bằng các cặp electron chung, như Cl2, H20, C6H 14 (hexan),... Do đó liên kết cộng hoá trị
còn được gọi là liên kết nguyên tử.
Liên kết ion là liên kết bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion tích điện trái dấu tạo ra hợp chất ion, chẳng hạn như Na+ Cl-, Ca2+ SO42-
Đồng phân Là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau. Cqc chất đó Là các đồng phân.
Xuất phát từ đặc điểm cấu trúc, ta có đồng phân câu tạo và đổng phân không gian. Một ví dụ về đồng phân cấu tạo là từ công thức
C2H60 ta có rượu etylic CH3CH2OH và đimetyl ete CH:)OCH3. Ví dụ về đồng phân không gian là từ công thức abC=Cab ta có hai đồng phân
là cis và trans.
Trong đồng phân cấu tạo có đồng phân mạch cacbon ; vị trí (nhóm chức, liên kết kép,...) ; nhóm định chức. Đồng phân không gian có đồng phân hình học, đồng phân quang học và
vấn đề cấu dạng.
. Một số hình dạng phân tử thường gặp : thắng (các nguyên tử trong phân tử dược- phân bố trên một đường thắng) ; có góc (các nguvên
tử - thường là ba hay bốn - liên kết với nhau tạo ra góc khác góc 180°) ; lập thề (khối không gian như tháp tam giác, tứ diện đều, bát diện
đều,...),

Khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử. Khôi lượng mol
Đơn vị khối lượng. Khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử
Từ tháng 8/1961, Liên đoàn Hoá học quốc tế quy định lấy — khối lượng 1 nguyên tử cacbon đồng vị 12 (viết tắt là 12C hay C12) làm một đơn vị
khối lượng (viết tắt là đvkl). 1 nguyên tử 12c nặng 19,9260.10-24 g nên 1 đvkl ứng với 1,6605.10-24 g hay 1,6605.1-27 kg.
Tỉ số giữa khối lượng 1 nguyên tử của một nguyên tố so với 1 đvkl là khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó, được kí hiệu At (về sau dùng là A).
Khối lượng nguyên tử At về sau được gọi là nguyên tử khối. At còn được gọi là trọng lượng nguyên tử tương đối.

Tỉ số khối lượng 1 phân tử của một chất so với 1 đvkl được gọi là khối lượng phân tử của chất đó (phân tử khối) . Khôĩ lượng phân tử được kí hiệu là Mt
(hay M).

2. Mol. Khối lượng mol


a) SốAvôgadrô. Mol
Số nguyên tử 12c có trong 12 gam cacbon đồng vị 12 (12C) được gọi là số Avôgađrô. Thực nghiệm cho biết số Avôgađrô bằng 6,023.1023. Vậy 1
mol 12c có 6,023.1023 nguyên tử 12C.
Chẳng hạn 1 mol natri có 6,023.1023.nguyên tử Na ; 1 mol nước có 6,023. 1023 phân tử H2O

Khối lượng mol. Khối lượng mol nguyên tủ. Khối lương mol phán tủ
Khối lượng 1 mol hạt vật chất nào đó được gọi là khôi lượng mol cua hạt đó. Khôi lượng mol được kí hiệu là A.
Khôi lượng 1 mol nguyên tử được gọi là khôi lượng mol nguyên tủ, kí hiệu là A.
Chẳng hạn, khối lượng mol nguyên tử của :
Hiđro bằng 1,008 g/mol (hay A = 1,008 g/mol), Nitơ bằng 14,006 g/mol (hay A = 14,006 g/mol), Oxi bằng 15,999 g/mol (hay A = 15,999 g/mol)
Khối lượng 1 mol phân tử được gọi là khôi lượng mol phân tử, kí hiệu là M.
Chẳng hạn, khối lượng mol phân tử của :
Oxi bằng 31,998 g/mol (hay M = 31,998 g/mol) Nước bàng 18,015 g/mol (hay M = 18,015 g/mol) Amoniăc bằng 17,030 g/mol (hay M = 17,030
g/mol)

You might also like