You are on page 1of 10

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Học thuyết giá trị

Họ và Tên:

Lớp:

2.1.1 Câu trắc nghiệm đúng sai

1. Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp tự túc khác nhau ở sản phẩm sản xuất ra.

a. Đúng b. Sai

1. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành các ngành, nghề
chuyên môn khác nhau.

a. Đúng b. Sai

2. Chính nhờ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất mà những người sản xuất đối diện với nhau như
những chủ thể kinh tế độc lập.

a. Đúng b. Sai

4. Một vật là hàng hóa khi nó thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

a. Đúng b. Sai

5. Thuộc tính xã hội của vật phẩm quy định giá trị sử dụng của vật phẩm ấy.

a. Đúng b. Sai

6. Giá trị của hàng hóa chỉ được thể hiện trong trao đổi, mua bán.

a. Đúng b. Sai

7. Giá trị là một phạm trù lịch sử vì nó tồn tại trong sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.

a. Đúng b. Sai

8. Nghề thợ may là lao động cụ thể.

a. Đúng b. Sai

9. Nghề thợ may là lao động trừu tượng.

a. Đúng b. Sai
10. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị còn lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

a. Đúng b. Sai

11. Tăng năng suất lao động làm giảm giá trị của hàng hóa còn tăng cường độ lao động thì làm
tăng giá trị của hàng hóa.

a. Đúng b. Sai

12. Giá trị của tiền vàng là để làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác.

a. Đúng b. Sai

13. Tiền là một loại hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng.

a. Đúng b. Sai

14. Tiền vàng và tiền giấy hoàn toàn giống nhau vì chúng đều là vật ngang giá chung cho các
loại hàng hóa khác.

a. Đúng b. Sai

15. Khi tiền được dùng để nộp thuế thì lúc đó tiền thực hiện chức năng là phương tiện thanh
toán.

a. Đúng b. Sai

16. Để thực hiện chức năng làm thước đo giá trị thì tiền đó nhất thiết phải là tiền đủ giá trị.

a. Đúng b. Sai

17. Chỉ số lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng là hoàn toàn giống nhau.

a. Đúng b. Sai

18. Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động
xã hội cần thiết.

a. Đúng b. Sai

19. Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao.

a. Đúng b. Sai

20. Mác là người đầu tiên tìm ra giá trị của hàng hóa là gì.
a. Đúng b. Sai

2.1.2 Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

1. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế như thế nào?

a. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.

b. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.

c. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu
của nhà sản xuất.

d. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, để bán.

2. Đâu là điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?

a. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.

b. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.

c. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người
sản xuất.

d. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người
sản xuất.

3. Hàng hóa có những thuộc tính nào?

a. Giá trị sử dụng và công dụng.

b. Giá trị sử dụng và giá trị.

c. Giá trị và giá trị trao đổi.

d. Giá trị, giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?

a. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
b. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản
xuất.
c. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con
người.
d. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con
người.
5. Giá trị hàng hóa là loại hao phí lao động nào dưới đây?
a. Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

b. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
c. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
d. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
6. Giá trị trao đổi là:

a. Quan hệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
b. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị này đổi lấy giá trị khác.
c. Quan hệ tỷ lệ về chất mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
d. Quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
7. Đâu là tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa?
a. Lao động cụ thể và lao động phức tạp.
b. Lao động cụ thể và lao động giản đơn.
c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
d. Lao động phức tạp và lao động trừu tượng.
8. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là:
a. Hai mặt của cùng một sản phẩm.
b. Hai mặt của cùng một hàng hóa.
c. Hai loại lao động khác nhau.
d. Hai mặt của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hóa.
9. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh:
a. Tính chất tư nhân và tính chất lao động.
b. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội.
c. Tính chất tư nhân và tính chất sử dụng.
d. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội tiêu dùng.
10. Lượng giá trị của hàng hóa được đo lường bằng thước đo nào?
a. Thời gian lao động cá biệt cần thiết.
b. Thời gian lao động giản đơn.
c. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
d. Thời gian lao động cần thiết.
11. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể do thời gian lao động cá biệt của nhà sản xuất:
a. Cung ứng nhiều loại hàng hóa khác nhau cho thị trường quyết định.
b. Cung ứng một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.
c. Cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường quyết định.
d. Cung ứng đại bộ phận một loại dịch vụ cho thị trường quyết định.
12. Đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?
a. Năng suất lao động và lao động phức tạp.
b. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.
c. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
d. Năng suất lao động và cường độ lao động.
13. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là:
a. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị.
b. Đều làm cho giá cả sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
c. Đều làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
d. Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian.
14. Đâu là cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (W)?
a. W=c + p + m.
b. W=c + v + p.
c. W=k + v + m.
d. W=c + v + m.
15. Tiền tệ ra đời là do:
a. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
b. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
c. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
d. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa.
16. Sự phát triển của các hình thái giá trị bao gồm:
a. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.
b. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị thu hẹp; hình thái giá trị chung; hình
thái tiền tệ.
c. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình
thái tiền tệ.
d. Hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.
17. Bản chất tiền tệ là gì ?
a. Một loại sản phẩm được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung.
b. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật trao đổi.
c. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá
chung.
d. Tiền giấy và tiền đúc
18. Tiền tệ có mấy chức năng?
a. 3
b.4
c. 6
d. 5
19. Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
a. T – H – T
b. T – H – T’
c. H – T – H.
d. Cả a và b.
20. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu như thế nào là đúng?

a. Giá cả của từng hàng hoá luôn luôn bằng giá trị của nó

b. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó

c.  giá trị =  giá cả

d. Cả b và c

2.1.3 Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi

1.

a.Sản xuất hàng hóa là 1. do thuộc tính tự nhiên quy định

b. Một hàng hóa bắt buộc phải 2. có hai thuộc tính

c. Giá trị sử dụng của hàng hóa 3. để trao đổi, mua bán

d. Sản xuất tự cấp tự túc là 4. để người khác sử dụng

5. để người sản xuất sử dụng

2.

a. Giá trị sử dụng của hàng hóa là 1. cùng nằm trong một hàng hóa.

b. Giá trị của hàng hóa là 2. một phạm trù vĩnh viễn.

c. Giá trị trao đổi là 3. thuộc tính xã hội của hàng hóa.
d. Hai thuộc tính của hàng hóa thống nhất vì 4. số tiền mà người mua hàng phải trả.

5. hình thức biểu hiện của giá trị.

3.

a. Lao động sản xuất hàng hóa 1. do lao động cụ thể và thuộc tính tự nhiên
của vật phẩm quy định.

b. Nguồn gốc của giá trị sử dụng 2. có tính hai mặt.

c. Lao động trừu tượng 3. là lao động cụ thể

d. Lao động của người thợ mộc 4. là một phạm trù lịch sử

5. vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu


tượng.

4.

a. Tăng mức độ phức tạp của lao động thì 1. lợi nhuận của nhà tư bản

b. Tăng năng suất lao động xã hội thì 2. giá trị hàng hóa không đổi.

c. Tăng cường độ lao động thì 3. giá trị thặng dư

d. Giá trị hàng hóa bao gồm tiền lương công 4. giá trị hàng hóa giảm.
nhân, tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và

5. giá trị hàng hóa tăng

5. Một người A có 500 ngàn đồng. Anh ta dùng nó trong các trường hợp sau, hãy xác định
trong mỗi trường hợp tiền thực hiện chức năng gì ?

a. mua một cái áo sơ mi trị giá 500 ngàn 1. thước đo giá trị
đồng

b. trả nợ tiền gạo từ các tháng trước 2. phương tiện lưu thông

c. đóng thuế thu nhập cá nhân 3. phương tiện thanh toán


d. mua chứng khoán của một công ty nước 4. phương tiện cất trữ
ngoài

5. tiền tệ thế giới

2.1.4 Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

1. Cần có mấy điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại?

2. Điểm khác nhau căn bản giữa sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp tự túc là gì?

3. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

4. Giá trị của một hàng hóa do cái gì quy định?

5. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa có mối quan hệ như thế nào?

6. Lao động của người giáo viên là lao động cụ thể hay lao động trừu tượng?

7. Tất cả các hàng hóa đều đồng nhất về chất. Chất đó là gì?

8. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa là gì?

9. Năng suất lao động nào ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?

10. Xét về mặt lao động, cấu thành lượng giá trị hàng hóa gồm những loại lao động nào?

11. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng tiến bộ hơn hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
ở điểm nào?

12. Hình thái chung của giá trị tiến bộ hơn hai hình thái đầu tiên ở điểm nào?

13. Hình thái tiền tiến bộ hơn các hình thái trước đó ở điểm nào?

14. Giá trị của tiền vàng là gì?

15. Tiền giống và khác hàng hóa thông thường ở điểm nào?

16. Biểu hiện rõ rệt nhất của lạm phát là gì?

17. Lạm phát mấy con số được cho là vừa phải?

18. Trên thị trường, ngoài giá trị, có các nhân tố nào ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa?
19. Cơ chế vận động của quy luật giá trị là gì?

20. Quy luật giá trị có hoạt động trong chủ nghĩa tư bản độc quyền hay không?

2.1.5 Câu trắc nghiệm điền khuyết

1. ………..là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động làm ra không thông qua trao đổi
mua bán.

2. Thước đo…………..là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa ấy.

3. Một vật là hàng hóa khi và chỉ khi là……….., thỏa mãn một nhu cầu nào đó thông qua
trao đổi mua bán.

4. …………là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

5. Nguồn gốc duy nhất tạo nên giá trị là……………

6. Năng suất lao động và giá trị hàng hóa tỷ lệ……..với nhau.

7. Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù………còn giá trị của hàng hóa là một phạm
trù …………

8. Khi………….tăng lên, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
nhưng đồng thời hao phí lao động trong một đơn vị thời gian cũng tăng tương ứng nên giá trị
hàng hóa không thay đổi.

9. Lao động cụ thể biểu hiện tính……….của lao động sản xuất hàng hóa còn lao động trừu
tượng biểu hiện tính…..........của lao động sản xuất hàng hóa.

10. Lao động phức tạp là………..của lao động giản đơn.

11. Trong một siêu thị, người ta đặt bảng giá của một chiếc ti vi là 20 triệu đồng. Ở đây tiền
thực hiện chức năng……………

12. Một người đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lúc này tiền thực hiện chức
năng……………

13. Để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải …………

14. Người sản xuất muốn có lãi thì phải làm cho ……………của mình thấp hơn hoặc bằng
với hao phí lao động xã hội cần thiết.
15. Quy luật giá trị yêu cầu trong lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc………….

16. Trên thị trường, giá cả hàng hóa luôn…………trục giá trị của hàng hóa.

17. Hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động sản xuất hàng hóa có…………..

18. Giả sử, trên thị trường, người ta đổi 2 con gà lấy 2 thúng thóc, thì…………. là tỷ lệ 2:3.

19. Giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình…………..

20. Gía trị của hàng hóa chỉ tồn tại trong nền sản xuất…………

You might also like