You are on page 1of 23

CHƯƠNG IV

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ


1. Sản xuất hàng hóa ra đời khi có những điều kiện nào?
a. Có sự phân công lao động xã hội
b. Có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người
sản xuất
c. Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
d. Có sự phân công lao động và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản
xuất.
2. Sản xuất hàng hoá xuất hiện dựa trên những điều kiện nào?
a. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
b. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về TLSX.
c. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
d. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
3. Phân công lao động xã hội sẽ:
a. Làm cho người lao động hoàn toàn tách biệt nhau.
b. Dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất
c. Làm cho người sản xuất và người lao động hoàn toàn tách biệt với nhau.
d. Giúp cho nhà tư bản không phải quản lý công nhân làm thuê.
4. Điều kiện cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa là điều kiện nào?
a. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
b. Phân công lao động xã hội.
c. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
d. Cả b và c.
5. Quy luật giá trị có yêu cầu gì?
a. Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
b. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá
c. Hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết
d. Cả a, b, c
6. Hàng hoá là gì?
a. Là sản phẩm của lao động để thoả mãn nhu cầu của con người.
b. Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán.
c. Là sản phẩm ở trên thị trường.
d. Là sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
7. Hàng hóa là gì?
a. Là sản phẩm của lao động
b. Có thể thỏa mãn nhu cầu của con người
c. Được trao đổi và mua bán
d. Cả a, b và c
8. Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
a. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
b. Giá trị sử dụng và giá cả
c. Giá trị sử dụng và giá trị
d. Giá trị trao đổi và giá cả
9. Thuộc tính nào sau đây không phải là thuộc tính của hàng hóa?
a. Giá trị sử dụng
b. Giá cả hàng hóa
c. Giá trị trao đổi
d. Cả b và c
10. Thuộc tính nào sau đây không phải là thuộc tính của hàng hóa?
a. Giá trị sử dụng
b. Giá cả hàng hóa
c. Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
d. Giá trị hàng hóa
11. Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi nào?
a. Khi trao đổi và mua bán
b. Khi sử dụng hay tiêu dùng
c. Khi mang tặng hoặc biếu.
d. Cả a, b và c
12. Giá trị sử dụng là gì?
a. Là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
b. Là tính hữu ích của vật
c. Là thuộc tính tự nhiên của vật
d. Cả a, b và c
13. Đặc trưng nào dưới đây là của giá trị sử dụng của hàng hóa?
a. Do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định.
b. Chỉ thể hiện khi tiêu dùng.
c. Thuộc phạm trù vĩnh viễn.
d. Cả a, b, c đều đúng.
14. Ý kiến nào dưới đây là nói về giá trị của hàng hóa?
a. Chỉ thể hiện khi tiêu dùng.
b. Do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định.
c. Thuộc phạm trù lịch sử.
d. Thuộc phạm trù vĩnh viễn.
15. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của:
a. Giá trị sử dụng.
b. Giá cả hàng hóa.
c. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
d. Giá trị hàng hóa.
16. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa được gọi là gì?
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa
b. Giá trị hàng hóa
c. Giá trị trao đổi.
d. Giá cả hàng hóa
17. Đặc trưng nào sau đây là của giá trị hàng hóa?
a. Do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định.
b. Được thể hiện qua tiêu dùng và sử dụng.
c. Ngày càng phong phú và đa dạng.
d. Thuộc phạm trù lịch sử.
18. Lao động cụ thể tạo ra:
a. Giá trị trao đổi
b. Giá trị sử dụng.
c. Giá cả hàng hóa.
d. Giá trị xã hội.
19. Giá trị sử dụng do lao động nào tạo nên?
a. Lao động giản đơn
b. Lao động phức tạp
c. Lao động cụ thể
d. Lao động trừu tượng
20. Lao động trừu tượng tạo ra:
a. Giá trị trao đổi
b. Giá trị sử dụng.
c. Giá cả hàng hóa.
d. Giá trị hàng hóa.
21. Giá trị hàng hóa do lao động nào tạo nên?
a. Lao động giản đơn
b. Lao động phức tạp
c. Lao động cụ thể
d. Lao động trừu tượng

22. Dựa trên mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành những loại lao động nào?
a. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
b. Lao động quá khứ và lao động sống.
c. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
d. Lao động tất yếu và lao động thặng dư.
23. Yếu tố nào sau đây tạo thành hệ thống phân công lao động xã hội?
a. Lao động giản đơn
b. Lao động phức tạp
c. Lao động cụ thể
d. Lao động trừu tượng
24. Lao động cụ thể là gì?
a. Lao động có ích
b. Có mục đích riêng, đối tượng riêng và kết quả riêng
c. Có phương pháp riêng và phương tiện riêng
d. Cả a, b và c
25. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?
a. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
b. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
d. Lao động quá khứ và lao động sống.
26. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện nào?
a. Trình độ kỹ thuật và trình độ khéo léo cao
b. Cường độ lao động cao
c. Điều kiện bình thường của xã hội
d. Năng suất lao động cao
27. Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với nhân tố nào sau đây?
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
b. Năng suất lao động.
c. Mức độ phức tạp của lao động.
d. Cường độ lao động.
28. Ý nào sau đây là chưa đúng về quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa?
a. Giá trị là cơ sở của giá cả
b. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
c. Giá cả và giá trị luôn luôn bằng nhau
d. Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị
29. Ý nào sau đây là chưa đúng về quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa?
a. Giá trị là cơ sở của giá cả
b. Giá cả luôn nhỏ hơn giá trị
c. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
d. Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị
30. Quy luật giá trị là gì?
a. Quy luật riêng của CNTB
b. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá
c. Quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH
d. Quy luật kinh tế chung của mọi xã hội
31. Khi hàng hoá được bán với giá thấp hơn giá trị của nó thì:
a. p < m
b. p = m
c. p > m
d. p = 0
32. Khi hàng hoá được bán với giá cao hơn giá trị của nó thì:
a. p < m
b. p = m
c. p > m
d. p = 0
33. Khi hàng hoá bán đúng giá trị thì:
a. p = m
b. p >m
c. p < m
d. p = 0
34. Khi cung ở ngành nào đó vượt quá cầu thì giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận sẽ thay đổi như
thế nào?
a. p < m
b. p = m
c. p > m
d. p = 0
35. Khi cung ở ngành không đáp ứng đủ cầu thì giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận sẽ thay đổi
như thế nào?
a. p < m
b. p = m
c. p > m
d. p = 0
36. Khi cường độ lao động tăng lên 2 lần thì lượng giá trị một đơn vị hàng hóa sẽ thay đổi như
thế nào?
a. Tăng lên 2 lần.
b. Tăng lên 4 lần.
c. Giảm đi 2 lần.
d. Không đổi.
37. Khi cường độ lao động giảm xuống 2 lần thì lượng giá trị một đơn vị hàng hóa sẽ thay đổi
như thế nào?
a. Không đổi.
b. Tăng lên 4 lần.
c. Giảm đi 2 lần.
d. Tăng lên 2 lần.
38. Khi năng suất độ lao động tăng lên 2 lần thì giá trị một đơn vị hàng hóa sẽ thay đổi như thế
nào?
a. Tăng lên 2 lần.
b. Tăng lên 4 lần.
c. Giảm đi 2 lần.
d. Không đổi.
39. Khi năng suất lao động giảm xuống 2 lần thì giá trị một đơn vị hàng hóa sẽ thay đổi như thế
nào?
a. Tăng lên 2 lần.
b. Tăng lên 4 lần.
c. Giảm đi 2 lần.
d. Không đổi.
40. Năng suất lao động tùy thuộc vào các nhân tố nào sau đây?
a. Trình độ khéo léo của người lao động.
b. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
c. Các điều kiện tự nhiên.
d. Cả a, b và c.
41. Chức năng quan trọng nhất của tiền là chức năng nào?
a. Thước đo giá trị.
b. Phương tiện lưu thông.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Tiền tệ thế giới.
42. Giữa giá cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ nào sau đây?
a. Giá trị là cơ sở của giá cả
b. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
c. Giá trị và giá cả luôn luôn bằng nhau
d. Cả a và b.
43. Ý nào sau đây là chưa đúng về quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa?
a. Giá cả là cơ sở của giá trị
b. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
c. Giá cả và giá trị luôn luôn bằng nhau
d. Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị
44. Tiền khi được dùng đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá khác thì tiền thực hiện chức
năng gì?
a. Tiền tệ thế giới.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Thước đo giá trị.
d. Phương tiện lưu thông.
45. Tiền làm môi giới trong trao đổi và mua bán hàng hóa. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào
sau đây?
a. Tiền tệ thế giới.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Thước đo giá trị.
d. Phương tiện lưu thông.
46. Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng,... Khi đó tiền thực hiện chức
năng:
a. Tiền tệ thế giới.
b. Phương tiện thanh toán.
c. Thước đo giá trị.
d. Phương tiện lưu thông.

47. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng nào?
a. Tiền tệ thế giới.
b. Phương tiện thanh toán.
c. Thước đo giá trị.
d. Phương tiện lưu thông.
48. Trong các cách diễn đạt giá trị hàng hoá dưới đây, cách nào là đúng?
a. Giá trị hàng hoá = giá trị tư liệu sản xuất + giá trị mới
b. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị sức lao động
c. Giá trị hàng hoá = giá trị tư liệu sản xuất + giá trị thặng dư
d. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị thặng dư
49. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá được gọi là gì?
a. Giá trị cá biệt.
b. Giá cả sản xuất.
c. Giá cả hàng hóa.
d. Giá trị trao đổi.
50. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của:
a. Giá trị trao đổi.
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa
c. Giá trị hàng hóa
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa
51. Nhân tố cơ bản để xác định giá cả hàng hóa là nhân tố nào?
a. Giá trị của tiền.
b. Cung - cầu hàng hóa trên thị trường.
c. Giá trị của hàng hóa.
d. Sức mua của tiền.
52. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa là quy luật nào?
a. Quy luật cung cầu.
b. Quy luật cạnh tranh.
c. Quy luật giá trị.
d. Quy luật lưu thông tiền tệ
53. Theo yêu cầu của quy luật giá trị: Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở nào?
a. Hao phí thời gian lao động cần thiết.
b. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất kém nhất.
c. Hao phí lao động xã hội cần thiết.
d. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống của người sản xuất.
54. Sự vận động của qui luật giá trị được biểu hiện thông qua sự vận động của:
a. Giá trị hàng hóa.
b. Giá cả sản xuất.
c. Giá cả hàng hóa.
d. Giá cả thị trường.
55. Theo quy luật giá trị, yêu cầu trong sản xuất thời gian lao động cá biệt phải như thế nào so
với thời gian lao động xã hội cần thiết?
a. Lớn hơn
b. Lớn hơn hoặc bằng
c. Nhỏ hơn
d. Nhỏ hơn hoặc bằng
56. Trao đổi hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá, nghĩa là:
a. Giá cả = giá trị
b. Giá cả của hàng hóa cao hơn giá trị của nó.
c. Giá cả của hàng hóa thấp hơn giá trị của nó
d. Giá cả thay đổi theo cung cầu
57. Giá cả của hàng hoá là gì?
a. Sự thoả thuận giữa người mua và người bán.
b. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
c. Số tiền người mua phải trả cho người bán.
d. Số tiền đã in trên sản phẩm hoặc người bán quy định.
58. Qui luật giá trị mang lại những tác động nào sau đây?
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
c. Tạo sự phân hóa giàu nghèo
d. Cả a, b và c.
59. Ý kiến nào dưới đây đúng về bản chất của tiền tệ?
a. Tiền tệ là tiền do nhà nước phát hành, vàng, ngoại tệ.
b. Là phương tiện để trao đổi hàng hoá và để thanh toán.
c. Là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi.
d. Là thước đo giá trị của hàng hoá.

CHƯƠNG V
HỌC THUYẾT KINH TẾ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Học thuyết nào giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác?
a. Học thuyết địa tô.
b. Học thuyết lợi nhuận.
c. Học thuyết giá trị thặng dư.
d. Học thuyết giá trị.
2. Trong công thức chung của tư bản T - H- T', khi T trở thành T' thì T được gọi là gì?
a. Giá trị thặng dư.
b. Tư bản.
c. Giá trị mới.
d. Chi phí sản xuất TBCN.
3. Từ công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H, hãy chọn câu trả lời đúng:
a. Mở đầu bằng việc mua và kết thúc bằng việc bán.
b. Có hai nhân tố đối lập là H và T.
c. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là nhằm vào giá trị.
d. Sự vận động của lưu thông hàng hóa giản đơn là không có giới hạn.
4. Giữa lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông tư bản có điểm nào giống nhau?
a. Đều có mục đích chung là nhằm vào giá trị thặng dư.
b. Đều bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằng mua.
c. Đều có hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán.
d. Đều là sự vận động không có giới hạn.
5. Giữa lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông tư bản có điểm nào giống nhau?
a. Đều có mục đích chung là nhằm vào giá trị thặng dư.
b. Đều bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằng mua.
c. Đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng.
d. Đều là sự vận động không có giới hạn.
6. Điều kiện tất yếu để sức lao động trở thành hàng hoá là:
a. Người lao động tự nguyện đi làm thuê.
b. Người lao động được tự do thân thể.
c. Người lao động hoàn toàn không có TLSX và của cải gì.
d. Cả b và c.
7. Hàng hoá nào dưới đây được coi là hàng hoá đặc biệt?
a. Sức lao động.
b. Tiền tệ.
c. Tư bản cho vay.
d. Cả a, b và c.
8. Điểm giống nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường là gì?
a. Đều có giá trị sử dụng.
b. Đều có giá trị.
c. Đều có giá trị trao đổi.
d. a và b đúng.
9. Thuộc tính nào sau đây của hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công
thức chung của tư bản?
a. Giá trị hàng hóa sức lao động.
b. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
c. Giá trị trao đổi hàng hóa sức lao động.
d. Cả b và a đúng.
10. Thuộc tính nào sau đây của hàng hóa sức lao động thể hiện trong quá trình sử dụng, nó tạo ra
một lượng giá trị mới lớn hơn bản thân nó?
a. Giá trị hàng hóa sức lao động.
b. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
c. Giá trị trao đổi hàng hóa sức lao động.
d. Cả b và a đúng.
11. Thuộc tính nào sau đây của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động?
a. Giá trị hàng hóa sức lao động.
b.Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
c. Giá trị trao đổi hàng hóa sức lao động.
d. Cả b và a đúng.
12. Thuộc tính nào sau đây của hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử?
a. Giá trị hàng hóa sức lao động.
b.Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
c. Giá trị trao đổi hàng hóa sức lao động.
d. Cả b và a đúng.
13. Giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành bởi những bộ phận nào?
a. Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống bản thân
người lao động.
b. Phí tổn đào tạo người công nhân.
c. Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công
nhân.
d. a, b, c đúng.
14. Trong các cách diễn đạt dưới đây, cách nào đúng?
a. Giá trị hàng hóa = giá trị sử dụng + giá trị.
b. Giá trị hàng hóa = c + v+ m.
c. Giá trị của sản phẩm mới = v + m.
d. Giá trị hàng hóa = v + m
15. Tư bản bất biến và tư bản khả biến thuộc phạm trù tư bản nào?
a. Tư bản tiền tệ.
b. Tư bản sản xuất.
c. Tư bản hàng hóa.
d. Tư bản lưu thông.
16. Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
a. Tốc độ chu chuyển của tư bản.
b. Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
c. Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm.
d. Hao mòn hữu hình hoặc vô hình.
17. Những yếu tố dưới đây, yếu tố nào thuộc tư bản bất biến?
a. Nguyên vật liệu, điện, nước dùng cho sản xuất.
b. Máy móc, nhà xưởng.
c. Các phương tiện vận tải.
d. Cả a, b và c.
18. Những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản bất biến?
a. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
b. Tiền lương.
c. Điện, nước, nguyên liệu.
d. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
19. Trong các nhận xét dưới đây về tư bản bất biến, nhận xét nào đúng?
a. Tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu để sản xuất giá trị thặng dư.
b. Tư bản bất biến là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
c. Tư bản bất biến chuyển dần giá trị sang sản phẩm mới.
d. Cả a, b, c đều sai.
20. Nguồn gốc đóng vai trò quyết định tạo ra giá trị thặng dư là gì?
a. Tư bản lưu động.
b. Tư bản cố định.
c. Tư bản khả biến.
d.Tư bản bất biến.
21. Đâu là công thức tính tỉ suất giá trị thặng dư?
a. m’= (v + m)* 100%
b. m’= (m . v)* 100%
c. m’= (m / v)* 100%
d. m’= (v / m)* 100%
22. Tỷ suất giá trị thặng dư (m') phản ánh điều gì?
a. Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. Quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
c. Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi.
d. Cả a, b và c.
23. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh điều gì?
a. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
b. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
c. Quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
d. Khả năng bóc lột của tư bản.
24. Hãy chọn các ý đúng về tỷ suất lợi nhuận (p') và tỷ suất giá trị thặng dư (m'):
a. Về mặt lượng p' < m'.
b. p' chỉ ra nơi đầu tư có lợi cho nhà tư bản.
c. m' nói lên thực chất mức độ bóc lột.
d. Cả a, b và c.
25. Các cách diễn tả giá trị hàng hoá dưới đây, cách nào đúng?
a. Giá trị hàng hoá = c + v + m.
b. Giá trị hàng hoá = k + p.
c. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị mới.
d. Cả a, b và c.
26. Những ý kiến dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, ý kiến nào không
đúng?
a. Giá trị sức lao động không đổi.
b. Thời gian lao động cần thiết thay đổi.
c. Ngày lao động thay đổi.
d. Thời gian lao động thặng dư thay đổi.
27. Những ý kiến dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, ý kiến nào đúng?
a. Độ dài ngày lao động thay đổi.
b. Giá trị sức lao động không đổi.
c. Thời gian lao động cần thiết thay đổi.
d. Thời gian lao động thặng dư không đổi.
28. Hình thức nào dưới đây KHÔNG phải là hình thức cơ bản của tiền công?
a. Tiền công tính theo thời gian.
b. Tiền công thực tế.
c. Tiền công tính theo sản phẩm.
d. Cả a và c.
29. Hình thức tiền công nào là cơ bản?
a. Tiền công tính theo thời gian.
b. Tiền công danh nghĩa.
c. Tiền công tính theo sản phẩm
d. Cả a và c
30. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là:
a. Hình thức biểu biện bằng tiền của giá trị sức lao động.
b. Giá cả của lao động.
c. Giá cả của sức lao động.
d. Cả a và c.
31. Hình thức nào dưới đây KHÔNG phải là hình thức cơ bản của tiền công?
a. Tiền công tính theo thời gian.
b. Tiền công danh nghĩa.
c. Tiền công tính theo sản phẩm.
d. Cả a và c.
32. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là:
a. Hình thức biểu biện bằng tiền của giá trị sức lao động.
b. Giá cả của lao động.
c. Giá cả của hàng hóa lao động.
d. Cả a và c.
33. Chi phí thực tế của xã hội là:
a. Chi phí nguyên, nhiên liệu
b. Cchi phí tư bản của nhà tư bản.
c. Chi phí lao động sống và lao động quá khứ.
d. Cả a, b và c.
34. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm:
a. c + v + m.
b. v + m.
c. c + v.
d. c + m.
35. Chi phí thực tế của xã hội bao gồm:
a. c + v + m.
b. v + m.
c. c + v.
d. c + m.
36. Kết quả cạnh tranh giữa các ngành làm cho:
a. Giá trị hàng hóa hình thành.
b. Giá trị thị trường hình thành.
c. Giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
d. Giá cả trao đổi hình thành.
37. Hãy chọn ý đúng về tỷ suất lợi nhuận (p’)?
a. p’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. p’chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi.
c. p’là hình thức biến tướng của m.
d. Cả a, b và c sai.
38. Hãy chọn ý đúng về tỷ suất lợi nhuận (p’)?
a. p’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. p’là hình thức biến tướng của m.
c. p’ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
d. Cả a, b và c sai.
39. Hãy chọn ý đúng về lợi nhuận (p)?
a. p phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. p là hình thức biến tướng của m.
c. p nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
d. Cả a, b và c sai.
40. Hãy chọn ý đúng về lợi nhuận (p)?
a. p phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. p là hình thức biến tướng của m’.
c. p nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
d. p chẳng qua là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
41. Hãy chọn ý đúng về lợi nhuận (p)?
a. p phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
b. p là hình thức biến tướng của m’.
c. p nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
d. p là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư.
42. Nếu tiền công danh nghĩa không đổi, thì tiền công thực tế tăng lên trong trường hợp nào sau
đây?
a. Khi cầu về lao động giảm.
b. Khi giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ giảm
c. Khi cung lao động tăng.
d. Khi giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng.
43. Nếu tiền công danh nghĩa không đổi, thì tiền công thực tế giảm xuống trong trường hợp nào
sau đây?
a. Khi cầu về lao động giảm.
b. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm
c. Khi cung lao động tăng.
d. Khi giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng.
44. Khi hàng hoá được bán với giá thấp hơn giá trị của nó thì:
a. p < m.
b. p = m.
c. p > m.
d. p = 0.
45. Trong quá trình phát triển của CNTB tiền công danh nghĩa thay đổi theo xu hướng chung
nào?
a. Không đổi.
b. Tăng lên.
c. Giảm xuống.
d. Cả a, b, c sai
46. Trong thực tế, K (tổng tư bản ứng trước) và k (chi phí sản xuất TBCN) có mối quan hệ như
thế nào?
a. K = k
b. K > k
c. K < k
d. Cả a, b và c sai.
47. Nhìn vào công thức W= k+ m cho thấy điều gì?
a. Sự phân biệt giữa c và v biến mất.
b. k sinh ra m.
c. Che đậy thực chất bóc lột của CNTB đối với công nhân.
d. Cả a, b và c đúng.
48. Giữa m và p giống nhau như thế nào?
a. Đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
b. Đều che đậy thực chất bóc lột của CNTB đối với công nhân.
c. Về lượng m = p.
d. Đều do chi phí thực tế của xã hội tạo ra.
49. Giữa tỷ suất giá trị thặng dư (m’) và tỷ suất lợi nhuận (p’) khác nhau như thế nào?
a. m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ nói lên
mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
b. m’ và p’ khác nhau về nguồn gốc.
c. Về lượng m’ < p’.
d. Cả a, b và c đúng.
50. Khi hàng hoá được bán với giá đúng bằng giá trị của nó thì:
a. p < m.
b. p = m.
c. p > m.
d. p = 0.
51. Tốc độ chu chuyển của tư bản (n) có ảnh hưởng thế nào tỷ suất lợi nhuận (p’)?
a. n tỷ lệ nghịch với p’.
b. n = p’.
c. n tỷ lệ thuận với p’.
d. n và p’ không ảnh hưởng gì với nhau.
52. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
a. Chi phí lao động sống và lao động quá khứ.
b. Chi phí tư bản bất biến và tư bản khả biến.
c. Chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu.
d. Chi phí về tiền vốn, máy móc thiết bị.
53. Cạnh tranh giữa các ngành nhằm mục đích gì?
a. Tìm nơi nào có giá trị thặng dư ngày càng cao.
b. Tìm nơi nào đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao.
c. Tìm nơi nào đầu tư có tỷ suất lợi nhuận bình quân.
d. Giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
54. Tư bản thương nghiệp dưới CNTB ra đời từ:
a. Tư bản cho vay.
b. Tư bản hàng hoá.
c. Tư bản công nghiệp.
d. Tư bản lưu động.
55. Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản thương nghiệp dưới CNTB là:
a. Do lưu thông mà có.
b. Một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất.
c. Do bán hàng hoá cao hơn giá trị.
d. Do tiết kiệm chi phí vận chuyển.
56. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian
sản xuất bao gồm:
a. Thời gian lao động.
b. Thời gian dự trữ sản xuất.
c. Thời gian gián đoạn lao động.
d. cả a, b và c.
57. Trong chu chuyển tư bản, thời gian lưu thông bao gồm:
a. Thời gian mua.
b. Thời gian dự trữ sản xuất.
c. Thời gian bán.
d. Cả a và c.
58. Trong giai đoạn I của tuần hoàn tư bản, tư bản xuất hiện dưới hình thái nào?
a. Tư bản tiền tệ.
b. Tư bản hàng hoá.
c. Tư bản sản xuất.
d. Cả a, b và c.
59. Tiền công thực tế là gì?
a. Là tổng số tiền nhận được thực tế trong 1 tháng.
b. Là số tiền trong sổ lương + tiền thưởng + các nguồn thu nhập khác
c. Là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa.
d. Là giá cả của sức lao động.
60. Trong giai đoạn II của tuần hoàn tư bản, tư bản xuất hiện dưới hình thái nào?
a. Tư bản tiền tệ.
b. Tư bản hàng hoá.
c. Tư bản sản xuất.
d. Cả a, b và c.
61. Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ:
a. Quy mô của tư bản ứng trước.
b. Sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước.
c. Khối lượng của tư bản ứng trước.
d. Quy mô của giá trị thặng dư.
62. Tư bản có tốc độ chu chuyển trong năm là 4 vòng, thì có thời gian 1 vòng chu chuyển là:
a. 2 tháng.
b. 4 tháng.
c. 3 tháng.
d. 5 tháng.
63. Tư bản có tốc độ chu chuyển trong năm là 3 vòng, thì có thời gian 1 vòng chu chuyển là:
a. 2 tháng.
b. 4 tháng.
c. 3 tháng.
d. 5 tháng.
64. Tư bản có tốc độ chu chuyển trong năm là 6 vòng, thì có thời gian 1 vòng chu chuyển là:
a. 2 tháng.
b. 4 tháng.
c. 3 tháng.
d. 5 tháng.
65. Tư bản có tốc độ chu chuyển trong năm là 2 vòng, thì có thời gian 1 vòng chu chuyển là:
a. 2 tháng.
b. 4 tháng.
c. 3 tháng.
d. 6 tháng.
66. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên thì giá trị
thặng dư sẽ:
a. Tăng lên.
b. Giảm xuống.
c. Không đổi.
d. Không xác định được.
67. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tốc độ chu chuyển của tư bản giảm xuống thì giá
trị thặng dư sẽ:
a. Tăng lên.
b. Giảm xuống.
c. Không đổi.
d. Không xác định được.
68. Thời gian một vòng chu chuyển tư bản càng dài thì tốc độ chu chuyển tư bản sẽ:
a. Càng nhanh.
b. Càng chậm.
c. Không đổi.
d. Không xác định được.
69. Thời gian một vòng chu chuyển tư bản càng ít thì tốc độ chu chuyển tư bản sẽ:
a. Càng nhanh.
b. Càng chậm.
c. Không đổi.
d. Không xác định được.
70. Trong các giai đoạn của tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào đóng vai trò quyết
định?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
71. Trong các giai đoạn của tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào thực hiện chức năng
sản xuất?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
72. Trong các giai đoạn của tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào thực hiện chức năng
mua các yếu tố sản xuất và sức lao động?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
73. Trong các giai đoạn của tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào thực hiện chức năng
bán hàng hóa đã sản xuất ra?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
74. Trong tuần hoàn tư bản công nghiệp, hình thái tư bản tiền tệ tồn tại trong giai đoạn nào?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
75. Trong tuần hoàn tư bản công nghiệp, hình thái tư bản sản xuất tồn tại trong giai đoạn nào?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
76. Trong tuần hoàn tư bản công nghiệp, hình thái tư bản hàng hóa tồn tại trong giai đoạn nào?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Không xác định được.
77. Trong tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào thể hiện giai đoạn lưu thông?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Cả a và c đúng.
78. Trong tuần hoàn tư bản công nghiệp, giai đoạn nào thể hiện giai đoạn sản xuất?
a. Giai đoạn I
b. Giai đoạn II
c. Giai đoạn III
d. Cả a và c đúng.
79. Những giải pháp nào có thể rút ngắn thời gian lưu thông?
a. Giảm giá cả hàng hóa.
b. Nâng cao chất lượng hàng hoá.
c. Cải tiến phương thức bán hàng, quảng cáo.
d. Cả a, b và c.
80. Những giải pháp nào có thể rút ngắn thời gian sản xuất?
a. Tăng lao động lành nghề.
b. Áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động.
c. Cải tiến phương thức bán hàng, quảng cáo.
d. Cả a, b đúng.
81. Chọn các ý đúng về hàng hoá sức lao động.
a. Nó tồn tại trong con người.
b. Có thể mua bán nhiều lần.
c. Giá trị sử dụng của nó có khả năng tạo ra giá trị mới.
d. Cả a, b và c.
82. Khi hàng hoá được bán với giá cao hơn giá trị của nó thì:
a. p < m.
b. p = m.
c. p > m.
d. p = 0.
83. Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản ra thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
a. Tốc độ chu chuyển chung của tư bản.
b. Phương thức chuyển giá trị của các bộ phận tư bản sang sản phẩm.
c. Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
d. Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.

CHƯƠNG VI
CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.

1. Phương thức sản xuất TBCN bao gồm những giai đoạn phát triển nào?
a. CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền.
b. CNTB hiện đại và CNTB độc quyền.
c. CNTB hiện đại và CNTB tự do cạnh tranh.
d. CNTB ngày nay và CNTB độc quyền.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào thời gian nào?
a. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX
b. Đầu thế kỷ XVIII.
c. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
d. Đầu thế kỷ XIX.
3. Nhà kinh điển nào sau đây nghiên cứu sâu về CNTB độc quyền?
a. C. Mác.
b. C.Mác và Ph. Ăngghen.
c. Ph. Ăngghen.
d. V.I. Lênin.
4. Trong các hình thức tổ chức liên minh độc quyền hình thức nào không vững chắc thường tan
rã trước kỳ hạn?
a. Cácten.
b. Tờrớt.
c. Xanhđica.
d. Côngxoócxiom.
5. Hình thức tổ chức độc quyền nào dựa trên sự liên kết dọc?
a. Cácten.
b. Tờrớt.
c. Xanhđica.
d. Côngxoócxiom
6. Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở nào?
a. Sản xuất nhỏ phân tán.
b. Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn.
c. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học.
d. Sự hoàn thiện QHSX - TBCN.
7. Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả của sự phát triển:
a. Độc quyền ngân hàng.
b. Sự phát triển của thị trường tài chính.
c. Hợp nhất giữa tư bản ngân hàng với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công
nghiệp
d. Độc quyền công nghiệp.
8. Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vào thời gian nào?
a. Từ cuối thế kỷ XVII.
b. Trong thế kỷ 18.
c. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
d. Cuối thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX.
9. Xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của:
a. Sản xuất hàng hoá giản đơn.
b. CNTB.
c. CNTB độc quyền.
d. CNTB tự do cạnh tranh.
10. Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của:
a. Sản xuất hàng hoá giản đơn.
c. CNTB.
c. CNTB độc quyền.
d. CNTB tự do cạnh tranh.
11. Xuất khẩu hàng hoá được hiểu như thế nào?
a. Đem hàng hoá ra nước ngoài.
b. Hàng hoá được đem bán ở nước ngoài để thực hiện giá trị.
c. Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài.
d. Cả a, b và c.
12. Xuất khẩu tư bản được hiểu như thế nào?
a. Đem hàng hóa ra nước ngoài bán
b. Hàng hóa được bán ở nước ngoài để thực hiện giá trị
c. Đầu tư tư bản ra nước ngoài
d. Cả a, b và c
13. Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới các hình thức nào?
a. Xuất khẩu tư bản hoạt động
b. Xuất khẩu tư bản cho vay
c. Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài
d. Cả a và b

IV. Tự luận
1. Theo anh (chị), ở Việt Nam hiện nay đã có kinh tế hàng hóa chưa? Tại sao?
2. Theo anh (chị), Việt Nam hiện nay đã có sản xuất hàng hóa chưa? Tại sao?
3. So sánh sản xuất hàng hóa với sản xuất tự cấp tự túc.
4. So sánh kinh tế hàng hóa và kinh tế tự nhiên.
5. Tiền tệ là gì? Trình bày các chức năng cơ bản của tiền (vàng).
6. Giá trị sử dụng là gì? Trình bày đặc trưng của giá trị sử dụng.
1. Tỷ suất giá trị thặng dư là gì? So sánh tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận.
2. Giá trị hàng hóa là gì? So sánh chi phí sản xuất TBCN với chi phí thực tế tạo ra GTHH.
3. Tỷ suất lợi nhuận là gì? So sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư.
4. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Theo anh (chị), tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố
nào?
5. Tiền công theo thời gian là gì? Theo anh (chị), trả công theo thời gian có những ưu và nhược
điểm nào?
6. Tiền công theo sản phẩm là gì? Theo anh (chị), trả công theo sản phẩm có những ưu và
nhược điểm nào?
7. Chu chuyển tư bản là gì? Theo anh (chị), việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản có ý
nghĩa gì đối với nhà tư bản?
8. Có quan điểm cho rằng: sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Theo anh (chị), quan
điểm trên đúng hay sai? Tại sao?
9. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? Có quan điểm cho rằng: sự xuất hiện của chi phí sản
xuất TBCN đã che đậy bản chất bóc lột của CNTB. Theo anh (chị), quan điểm trên đúng hay
sai? Tại sao?
10. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí
thực tế tạo ra giá trị hàng hóa.
Phần II. Bài tập vận dụng
Bài 1
Năm 1923, tiền công trung bình của một công nhân công nghiệp thực phẩm ở Thụy Sỹ là 1.250
USD/năm, còn giá trị thặng dư do một công nhân tạo ra là 2.500 USD/năm. Đến năm 1973, những chỉ
tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.500 USD và 5.100 USD.
1. Hãy xác định trong những năm đó, thời gian của người công nhân lao động cho mình và cho
nhà tư bản thay đổi như thế nào nếu ngày làm việc 8 giờ ?
2. Xác định sự thay đổi giá trị mới và giá trị hàng hóa trong những năm trên nếu chi phí tư bản
bất biến tăng từ 2.000 USD lên 3.000 USD.
Bài 2
Trong những năm 1980 -1990 trong ngành thực phẩm ở nước Pháp, giá trị mới tạo ra tăng từ
262 tỷ USD lên 314 tỷ USD. Còn tiền công của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị đó sau
khi đã trừ đi thuế và các khoản đóng góp khác tăng từ 64 tỷ USD lên 72 tỷ USD.
1. Xác định thời gian người công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt trong những năm trên biết rằng
ngày làm việc 8h.
2. Giả sử cấu tạo hữu cơ của tư bản trong ngành ở những năm đó tăng từ 3: 1 lên 4: 1. Hãy xác
định tỷ suất lợi nhuận trong những năm đó.
Bài 3
Doanh nghiệp sản xuất Đại Phát có lượng tư bản ứng trước là 600.000USD và cấu tạo hữu cơ
của tư bản là 4:1; trình độ bóc lột sức lao động là 100%.
1. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, lượng giá trị thặng dư được tư
bản hóa bằng với tư bản ứng trước?
2. Nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên 9:1 trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tỷ
suất lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó.
Bài 4
Trong xã hội có 4 ngành sản xuất như sau
- Ngành A: Tư bản đầu tư = 1.600 USD; c/v = 3/1; Giá trị mới = 600 USD
- Ngành B: Tư bản đầu tư = 1.800 USD; tư bản bất biến = 1.200 USD ; p’ = 25%
- Ngành C: Tư bản khả biến = 450 USD; Giá trị mới tạo ra = 750 USD; c/v = 2/1
- Ngành D: Tư bản khả biến = 500 USD; tư bản bất biến gấp 2 lần tư bản khả biến; p’ = 42%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành; lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất của mỗi ngành trong điều kiện tự do cạnh tranh (tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản
phẩm).
Bài 5
Trong những năm 1960 -1970 trong ngành chế biến quặng sắt ở nước Mỹ, giá trị mới tạo ra
tăng từ 264 tỷ USD lên 320 tỷ USD. Còn tiền công của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị đó
tăng từ 64 tỷ USD lên 72 tỷ USD.
1. Hãy tính sự thay đổi của trình độ bóc lột sức lao động trong những năm đó.
2. Giả sử cấu tạo hữu cơ của tư bản trong những năm đó tăng từ 3:1 lên 4:1. Hãy tính lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận của ngành trong những năm đó.
Bài 6
Có 200 công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất thép Phú Nghĩa Hưng. Cứ 5h lao động,
mỗi công nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 30USD. Giá trị sức lao động mỗi ngày của một công
nhân là 16USD; trình độ bóc lột sức lao động là 200%.
1. Hãy xác định độ dài ngày lao động.
2. Nếu tiền công không đổi và trình độ bóc lột sức lao động giảm 1/4 so với ban đầu thì khối
lượng giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt trong một ngày thay đổi như thế nào?

Bài 7
Có 200 công nhân làm việc trong nhà máy Hương Tràm Việt. Cứ 1 giờ lao động, mỗi công
nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 USD; m’= 300%. Giá trị sức lao động mỗi ngày của 1 công nhân
là 10 USD.
1. Hãy xác định độ dài của ngày lao động.
2. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng thêm 1/3 so với ban đầu thì khối
lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt trong ngày thay đổi như thế nào?

Bài 8
Nhà tư bản Tân Hưng Quang có lượng tư bản ứng trước đầu tư vào kinh doanh là 1.000.000
USD với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9:1. Qua một thời gian làm ăn không hiệu quả nhà tư bản phải
thu hẹp quy mô sản xuất nên lượng tư bản đầu tư giảm xuống còn 600.000 USD và cấu tạo hữu cơ
của tư bản là 4 :1.
- Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân trong thời kỳ này
tăng từ 100% lên 150%.
- Xác định giá trị hàng hóa của công ty ở những thời điểm trên.
Bài 9
Nhà tư bản Nam Thành Hưng đầu tư 1.000.000 USD vào sản xuất với cấu tạo hữu cơ của tư
bản là 4 :1. Số công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau một thời gian lượng tư bản tăng lên
1.800000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là 9 :1.
- Xác định nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền công của mỗi công nhân tăng
1,5 lần.
- Giả sử mỗi ngày người công nhân làm việc 8h; m’ = 150%. Xác định thời gian người công
nhân làm việc bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Bài 10
Năm 1923, tiền công trung bình của một công nhân công nghiệp chế biến ở Mỹ là 1.238
USD/năm, còn giá trị thặng dư do một công nhân tạo ra là 2.134 USD. Đến năm 1973, những chỉ tiêu trên
tăng lên tương ứng là 1.520 USD và 5.138 USD.
1. Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhân lao động cho mình và cho
nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ ?
2. Xác định sự thay đổi giá trị mới trung bình do mỗi công nhân tạo ra trong những năm đó.
Bài 11
Giả sử trong xã hội có các ngành sản xuất sau:
- Ngành A: Tư bản đầu tư = 2.800 USD; tư bản bất biến = 1.800 USD ; m’ = 25%
- Ngành B: Tư bản bất biến = 2.700 USD; c/v = 3/1; m’= 85%
- Ngành C: Tư bản đầu tư = 1.600 USD; c/v = 3/1; Giá trị mới = 600 USD
- Ngành D: Tư bản khả biến = 500 USD; tư bản bất biến gấp 3,5 lần tư bản khả biến và m’ =
92%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành; lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất của mỗi ngành trong điều kiện tự do cạnh tranh (tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản
phẩm).
Bài 12
Có số liệu sản xuất ở 3 ngành như sau
K (triệu USD) M
Ngành sản xuất
C V m’ = 200%
1 Cơ khí 90 10 20
2 Dệt 80 20 40
3 Giày da 60 40 80
Hãy tính:
- Giá trị cá biệt của hàng hóa ở mỗi ngành
- Tỷ suất lợi nhuận của từng ngành
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân của 3 ngành
- Lợi nhuận bình quân của từng ngành
- Giá cả sản xuất của từng ngành.
Bài 13
- Thông thường người công nhân làm việc 8h/ngày; m’ = 100%. Bây giờ nhà tư bản kéo dài
ngày lao động lên thêm 1h đồng thời giảm đi 25% giá trị sức lao động. Xác định trình độ bóc lột
sức lao động mới của nhà tư bản.
- Một người lao động ngày làm việc 8h, mỗi giờ tạo ra 2 sản phẩm có tổng giá trị là 10 USD.
Hãy xác định số lượng sản phẩm và giá trị của một sản phẩm trong ngày khi cường độ lao động
giảm 2 lần
Bài 14
- Một người lao động ngày làm việc 8h tạo ra 10 sản phẩm có tổng giá trị là 50 USD. Hãy xác
định số lượng sản phẩm và giá trị của 1 sản phẩm khi năng suất lao động tăng 2 lần
- Thông thường người công nhân làm việc 10h/ngày; m’ = 150%. Bây giờ nhà tư bản kéo dài
ngày lao động lên thêm 1h đồng thời giảm đi 30% giá trị sức lao động. Xác định trình độ bóc lột
sức lao động mới của nhà tư bản.
Bài 15
Trong những năm 1960-1970 trong ngành chế biến rượu vang ở nước Pháp, giá trị mới tạo ra
tăng từ 264 tỷ USD lên 320 tỷ USD. Còn tiền công của công nhân tham gia vào việc tạo ra giá trị đó
sau khi đã trừ đi thuế và các khoản đóng góp khác tăng từ 64 tỷ USD lên 72 tỷ USD.
1. Hãy tính sự thay đổi của trình độ bóc lột công nhân trong những năm đó.
2. Giả sử tỷ suất lợi nhuận trong những năm đó tăng từ 140% lên 250% trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi. Hãy xác định giá trị hàng hóa và cấu tạo hữu cơ của ngành trong những năm đó.
Bài 16
Giả sử trong xã hội có các ngành sản xuất sau:
- Ngành A: Tư bản bất biến = 2.700 USD; c/v = 3/1; m’= 85%
- Ngành B: Tư bản khả biến = 500 USD; tư bản bất biến gấp 2,5 lần tư bản khả biến và p’ =
92%
- Ngành C: Tư bản đầu tư = 1.600 USD; c/v = 4/1; Giá trị mới = 600 USD
- Ngành D: Tư bản đầu tư = 1.800 USD; tư bản bất biến = 1.200 USD ; p’ = 25%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành; lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất của mỗi ngành trong điều kiện tự do cạnh tranh (tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản
phẩm).
Bài 17
Một nhà tư bản đầu tư 800.000 USD vào sản xuất với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7 :1. Số
công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau một thời gian lượng tư bản tăng lên 1.800.000 USD; cấu
tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là 9 :1.
- Xác định nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền công của mỗi công nhân tăng
2,5 lần.
- Giả sử người công nhân phải làm việc 8h/ ngày không đổi và trình độ bóc lột sức lao động
là 145%. Xác định thời gian lao động thặng dư của người công nhân.
Bài 18
Công ty sản xuất thiết bị cơ khí Hưng Gia Thịnh trong quá trình sản xuất sản phẩm có số liệu sau:
- Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị: 300.000 USD
- Chi phí đầu tư vào nguyên vật liệu: 250.000 USD
- Chi phí đầu tư vào nhiên liệu và phụ liệu: 50.000 USD
Biết rằng giá trị hàng hóa của công ty là 1.000.000 USD; trình độ bóc lột sức lao động là
100%.
1. Hãy xác định chi phí tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động
của công ty.
2. Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty khi trình độ bóc lột sức lao động là
300% và các yếu tố khác không đổi.
Bài 19
Giả sử trong xã hội có các ngành sản xuất sau:
- Ngành A: Tư bản bất biến = 2.700 USD; c/v = 3/1; giá trị hàng hóa = 4.200 USD
- Ngành B: Tư bản khả biến = 450 USD; Giá trị mới tạo ra = 750 USD; c/v = 2/1
- Ngành C: Tư bản đầu tư = 1.600 USD; c/v = 3/1; Giá trị mới = 600 USD
- Ngành D: Tư bản đầu tư = 2.800 USD; tư bản bất biến = 1.800 USD ; m’ = 75%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành; lợi nhuận bình quân và giá cả sản
xuất của mỗi ngành trong điều kiện tự do cạnh tranh (tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản
phẩm).
Bài 20
Một nhà tư bản có số tư bản ứng trước là 600.000 USD với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 2:1;
m’ = 120%. Qua một thời gian sản xuất kinh doanh lượng tư bản tăng lên 1.400.000 USD và cấu
tạo hữu cơ tăng lên là 6:1; m’ = 150%.
- Xác định sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận.
- Xác định giá trị hàng hóa ở những thời điểm trên.
- Giả sử thời gian làm việc của người công nhân không đổi và bằng 8h/ngày. Xác định thời
gian lao động thặng dư của người lao động trong những thời điểm trên.

You might also like