You are on page 1of 11

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3

Chọn đáp án đúng nhất:


1. Giá trị thặng dư là:
a. Giá trị do lao động của công nhân tạo ra thêm
b. Lao động không công của công nhân làm thuê
c. Giá trị do sức lao động của công nhân tạo thêm ra ngoài lao động bị nhà tư bản chiếm
đoạt
d. Giá trị do sức lao động của công nhân tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà
tư bản chiếm đoạt
2. Tiêu chí để phân biệt Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là:
a. Hình thức hoạt động và quan hệ khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản
xuất giá trị thặng dư
b. Cách thức bảo toàn giá trị và làm tăng giá trị của các bộ phận tư bản trong quá trình
sản xuất giá trị thặng dư
c. Hao phí giá trị của nó trong quá trình sản xuất
3 Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
a. Giá trị của lao động
b. Giá trị hay giá cả của lao động
c. Giá trị của sức lao động
d. Giá cả hay giá trị của sức lao động
4. Tích lũy tư bản là:
a. Tái sản xuất giản đơn Tư bản chủ nghĩa
b. Tái sản xuất mở rộng Tư bản chủ nghĩa
c. Biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất
d. Biến một phần lợi nhuận để mở rộng sản xuất
5. Vai trò của lao động trừu tượng trong sản xuất hàng hóa là:
a. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Tạo ra tính hữu ích của sản phẩm làm cho sản phẩm có giá trị.
c. Tạo ra giá trị hàng hóa.
d. Nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
6. Giá trị thặng dư tuyệt đối có được nhờ phương pháp nào?
a. Kéo dài thời gian lao động trong ngày
b. Kéo dài thời gian lao động tất yếu vượt quá thời gian lao động thặng dư
c. Kéo dài thời gian lao động thặng dư vượt quá thời gian lao động tất yếu.
d. Tăng năng suất lao động cá biệt và xã hội.
7. Giá trị thặng dư tương đối chỉ có được khi:
a. Tăng năng suất lao động cá biệt
b. Tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt
c. Tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và ngành sản xuất ra
tư liệu sản xuất
d. Tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và ngành sản xuất ra
tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt
8. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản có những hình thức nào ?
a. Tiền công theo tuần và tiền công theo tháng.
b. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
c. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.
d. Cả a, b và c.
9. Sự khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản là:
a. Ảnh hưởng khác nhau tới quy mô của tư bản cá biệt
b. Cách thức sử dụng giá trị thặng dư
c. Ảnh hưởng khác nhau tới quy mô của tư bản xã hội
d. a, b và c đều đúng
10. Nguồn gốc của tích lũy tư bản là:
a. Tiền vốn của nhà tư bản.
b. Tiền huy động.
c. Giá trị thặng dư.
d. Tiền đi vay.
11. Nguồn gốc của tích tụ tư bản là gì?
a. Tiền đi vay
b. Vốn tự có của nhà tư bản.
c. Giá trị thặng dư.
d. Cả a và c.
12. Nguồn gốc của tập trung tư bản là gì?
a. Giá trị thặng dư có được trong quá trình sản xuất trước đó
b. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
c. Cả a và b.
13. Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của những hình thái tuần hoàn nào?
a. Tư bản lưu thông; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
b. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản cho vay.
c. Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
d. Tư bản tiền tệ; tư bản trao đổi và tư bản hàng hóa.
14. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì?
a. Hình thành lợi nhuận bình quân.
b. Hình thành giá trị thị trường của hàng hóa.
c. Hình thành giá cả thị trường của hàng hóa.
d. Hình thành giá cả sản xuất.
15. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là gì?
a. Hình thành giá trị thị trường
b. Hình thành lợi nhuận bình quân.
c. Hình thành chi phí sản xuất.
16. Khi lợi nhuận bình quân hình thành sẽ dẫn đến:
a. Hình thành giá trị thị trường.
b. Hình thành chi phí sản xuất.
c. Hình thành giá cả sản xuất.
d. Hình thành giá trị hàng hóa.
17. Tư bản thương nghiệp trong CNTB là:
a. Một bộ phận của tư bản nông nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
b. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
c. Một bộ phận của tư bản cho vay tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa.
d. Một bộ phận của tư bản thương nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng
hóa.
18. Nguồn gốc của lợi tức là gì ?
a. Một phần sản phẩm thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
b. Một phần lợi nhuận do công nhân tạo ra trong sản xuất.
c. Một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
d. Một phần ngoài chi phí do công nhân tạo ra trong sản xuất.
19. Ngày lao động của công nhân gồm những phần nào?
a. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư.
b. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư.
c. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
d. Cả a và b.
20. Tư bản khả biến (v) là:
a. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng.
b. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
c. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thặng dư.
d. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
21. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:
a. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
b. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội.
c. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt.
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
22. Tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) thuộc phạm trù tư bản nào?
a. Tư bản tiền tệ
b. Tư bản sản xuất
c. Tư bản hàng hóa
d. Tư bản lưu thông
23. Giá trị của tư bản bất biến (c) là:
a.Chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
b. Lớn lên trong quá trình sản xuất
c. Bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
d. Không thay đổi và được chuyển ngay sang sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất
24. Tư bản là:
a. Khối lượng tiền tệ lớn, nhờ đó có nhiều lợi nhuận
b. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng và công nhân làm thuê
c. Toàn bộ tiền và của cải vật chất
d. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
25. Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản nào?
a. Tư bản tiền tệ
b. Tư bản sản xuất
c. Tư bản bất biến
d. Tư bản ứng trước
26. Tư bản lưu động là:
a. Sức lao động
b. Nguyên vật liệu, nhiên liệu
c. Máy móc, dụng cụ
d. a và b
27. Giá trị của tư bản lưu động:
a. Dịch chuyển dần vào sản phẩm sau môi chu kỳ sản xuất
b. Dịch chuyển hết vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất
28. Tư bản khả biến là:
a. Tư bản luôn luôn biến đổi
b. Sức lao động của công nhân làm thuê
c. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
d. Cả 3 đáp án
29. Tốc độ chu chuyển tư bản càng lớn thì:
a. Tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm giảm
b. Tỷ suất lợi nhuận giảm
c. Tỷ suất lợi nhuận tăng
d. Tỷ suất lợi nhuận không thay đổi
30. Trong điều kiện tư bản khả biến và giá trị thặng dư giữ nguyên, nếu tư bản bất biến tăng thì:
a. Tỷ suất lợi nhuận giảm
b. Tốc độ chu chuyển tư bản tăng
c. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng
d. Tỷ suất lợi nhuận tăng
31. Lợi nhuận là:
a. Tỷ lệ phần lãi trên tổng số tư bản đầu tư
b. Khoản tiền công mà doanh nhân tự trả cho mình
c. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
d. Hiệu số giữa giá trị thặng dư và chi phí sản xuất
32. Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng
a. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động
b. Giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống người lao động và con cái họ
c. Giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống người lao động và gia đình họ
d. Giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuôi nhà tư bản
33. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra:
a. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó
b. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó
c. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó
d. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó
34. Giá trị thặng dư là:
a. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không công của công
nhân
b. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa, là lao động không công của công nhân
c. Phần giá trị dôi ra ngoài lao động, là lao động không công của công nhân
d. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của công nhân
35. Hai hình thức của tiền công cơ bản là

a. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động

b. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm

c. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm

d. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm

36. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:
a. Sản phẩm thặng dư

b. Tiền huy động

c. Giá trị thặng dư

d. Tiền đi vay

37. Chu chuyển tư bản là

a. Sự chu chuyển của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới lặp đi lặp lại

b. Sự thay đổi của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không ngừng

c. Sự lưu thông của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không
ngừng

d. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại không
ngừng

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

38. Tiền trở thành tư bản khi tiền vận động theo công thức H – T – H

a. Đúng b. Sai

39. Công thức T – H – T’ vận động có giới hạn?

a. Đúng b. Sai

40. Ở trong lưu thông thuần túy, không có sự tăng thêm về mặt giá trị.

a. Đúng b. Sai

41. Ở ngoài lưu thông, nếu muốn hàng hóa tăng thêm về mặt giá trị cần đầu tư thêm một lượng tiền
nhất định.

a. Đúng b. Sai

42. Để sức lao động trở thành hàng hóa cần có hai điều kiện.

a. Đúng b. Sai

43. Chỉ cần người lao động tự do về mặt thân thể thì sức lao động của anh ta là hàng hóa.

a. Đúng b. Sai
44. Giá trị hàng hóa sức lao động được quy về giá trị các tư liệu sản xuất cần thiết cho người công
nhân.

a. Đúng b. Sai

45. Tùy từng thời kỳ lịch sử, từng vùng khí hậu…giá trị hàng hóa sức lao động có thể khác nhau.

a. Đúng b. Sai

46. Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng bởi vì trình độ người lao động ngày càng được
nâng cao.

a. Đúng b. Sai

47. Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng giảm bởi vì tiền ngày càng mất giá.

a. Đúng b. Sai

48. Giá trị thặng dư là phần doanh thu trừ đi chi phí của nhà sản xuất nhờ nhà sản xuất bán hàng với
giá cả cao hơn giá trị.

a. Đúng b. Sai

49. Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là để xác định rõ nguồn gốc của
giá trị thặng dư.

a. Đúng b. Sai

50. Cách tốt nhất để nhà tư bản chiếm đoạt nhiều giá trị thặng dư là kéo dài thời gian lao động trong
ngày.

a. Đúng b. Sai

51. Để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối thì trình độ kỹ thuật của cả xã hội phải đạt được một
mức độ nhất định.

a. Đúng b. Sai

52. Tiền công danh nghĩa phản ánh mức sống thực tế của người lao động.

a. Đúng b. Sai

53. Tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy tư bản.
a. Đúng b. Sai

54. Chu chuyển tư bản chính là tuần hoàn tư bản.

a. Đúng b. Sai

55. Khi nghiên cứu về tái sản xuất mở rộng, Lênin đã rút ra kết luận: ngành sản xuất tư liệu sản xuất
để sản xuất tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất.

a. Đúng b. Sai

56. Lợi nhuận và giá trị thặng dư hoàn toàn giống nhau.

a. Đúng b. Sai

57. Trong xã hội tư bản, chỉ có tư bản công nghiệp là bóc lột công nhân làm thuê.

a. Đúng b. Sai

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


1. Viết được giá trị của hàng hoá với một số dữ kiện cho trước:
VD: cho 100tb, tỷ lệ c/v = 3/2; m’ = 100%
2. Tính tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
- nắm được công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
- viết được giá trị của hàng hoá với các dữ kiện cho trước.
VD: cho G= 60c + 40v + 80m.
Tính m’
3. Tính lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận
- nắm được công thức tính tỷ suất lợi nhuận
VD: cho G= 60c + 40v + 80m.
Tính p’
4. Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân
- năms được công thức tính tỷ suất lợi nhuận bình quân (2 công thức: p’ bình quân = tổng m/
tổng (c+v) hoặc p’ bình quân = bình quân các tỷ suất lợi nhuận)
VD: cho 3 ngành: dệt, da giày, may mặc với p’ lần lượt là 30, 50, 60. Tính p’ bình quân
5. Tính giá trị mới (v+m).
VD: cho tư bản ứng trước k = 60c + 40v; m’=100. Tính giá trị mới?
6. Tính quy mô tư bản sau tích luỹ
VD: cho 100tb, tỷ lệ c/v = 3/2; m’ = 100%. Tích luỹ/tiêu dùng = 1/1. Tính quy mô giá trị sau tích
luỹ

You might also like