You are on page 1of 11

KIỂM TRA 2

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN


THỜI GIAN: 60’

1. Điều kiện để tiền biến thành tư bản là:


A. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn.
B. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn; tiền phải được đưa vào kinh doanh
tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
C. Phải tích lũy được một lượng hàng hóa lớn; hàng hóa phải được đưa vào
kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
D. Phải tích lũy được một lượng máy móc lớn; máy móc phải được đưa vào
kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.

2. Công thức chung của tư bản là:


A. H - T - H
B. T - H - T’
C. T - SX - T’
D. Cả A và B

3. Điều kiện để sức lao động biến thành hàng hóa là:
A. Người lao động phải được mua bán; người lao động không có tư liệu sản
xuất.
B. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu sản
xuất.
C. Người lao động phải được tự do; người lao động có tư liệu sản xuất.
D. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu tiêu
dùng.

4. Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng:
A. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động.
B. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.
C. Giá cả những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.
D. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống nhà tư bản.

5. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra:
A. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó.
B. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
C. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó.
D. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó.

6. Giá trị thặng dư là:


A. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không
công của công nhân.
B. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của
công nhân.
C. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa, là lao động không công của
công nhân.
D. Phần giá trị dôi ra ngoài lao động, là lao động không công của công nhân.

7. Ngày lao động của công nhân gồm những phần nào?
A. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư
B. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư
C. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư
D. Cả A và B

8. Tư bản khả biến (v) là:


A. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng.
B. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
C. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thặng dư.
D. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư.

9. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là:


A. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản bất biến.
B. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến.
C. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến.
D. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm thặng dư và tư bản khả biến.

10. Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức:
A. M = m’. k.
B. M = m’. c.
C. M = m . V.
D. M = m’. V.

11. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Kéo dài ngày lao động và tăng năng suất lao động.
B. Kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.
C. Kéo dài ngày lao động và tăng thời gian lao động.
D. Rút ngắn ngày lao động và tăng cường độ lao động.

12. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do:
A. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm
tăng thời gian lao động thặng dư.
B. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương
ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
C. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương
ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
D. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động thặng dư, tương
ứng làm tăng thời gian lao động cần thiết.

13. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:
A. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
B. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội.
C. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt.
D. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

14. Giá trị thặng dư siêu ngạch còn được gọi là:
A. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư tương đối.
B. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
C. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối.
D. Hình thức biến tướng của sản phẩm thặng dư tương đối.

15. Sản xuất giá trị thặng dư là:


A. Quy luật tương đối của CNTB.
B. Quy luật tuyệt đối của CNTB.
C. Quy luật cá biệt của CNTB.
D. Quy luật đặc biệt của CNTB.

16. Bản chất của tiền công trong CNTB là:


A. Giá cả của hàng hóa lao động.
B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
C. Giá cả của hàng hóa.
D. Cả A và B

17. Hai hình thức tiền công cơ bản là:


A. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động.
B. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm.
C. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.
D. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm.

18. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:
A. Sản phẩm thặng dư.
B. Tiền huy động.
C. Giá trị thặng dư.
D. Tiền đi vay.

19. Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là:


A. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật giá trị thặng dư.
B. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật giá trị .
C. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật sản phẩm thặng dư.
D. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật lao động thặng dư.

20. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là:
A. Trình độ bóc lột sức lao động; cường độ lao động; sự chênh lệch ngày
càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng
trước.
B. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch
ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng
trước.
C. Trình độ bóc lột sức lao động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản
sử dụng và tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
D. Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao động; sự chênh lệch
ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng.

21. Nguồn gốc của tích tụ tư bản là:


A. Sản phẩm thặng dư.
B. Vốn tự có của nhà tư bản.
C. Giá trị thặng dư.
D. Cả A và C.
22. Chu chuyển của tư bản là:
A. Sự chu chuyển của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới,
lặp đi lặp lại không ngừng.
B. Sự thay đổi của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp đi
lặp lại không ngừng.
C. Sự lưu thông của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp
đi lặp lại không ngừng.
D. Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, lặp
đi lặp lại không ngừng.

23. Bản chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là:
A. Lao động cụ thể của công nhân.
B. Lao động không công của công nhân.
C. Lao động trừu tượng của công nhân.
D. Lao động phức tạp của công nhân.

24. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ:


A. Hình thành lợi nhuận bình quân.
B. Hình thành giá trị thị trường của hàng hóa.
C. Hình thành giá cả thị trường của hàng hóa.
D. Cả A và B.

25. Cạnh tranh giữa các ngành là:


A. Sự cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu
tư có lợi hơn.
B. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu
tư mới.
C. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu
tư có lợi hơn.
D. Sự cạnh tranh trong các ngành chế biến khác nhau, nhằm tìm ngành đầu
tư có lợi hơn.

26. Cạnh tranh giữa các ngành:


A. Hình thành giá cả sản xuất.
B. Hình thành giá trị thị trường.
C. Hình thành lợi nhuận bình quân.
D. Hình thành chi phí sản xuất.
27. Lợi nhuận bình quân là:
A. Lợi nhuận không bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng
nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
B. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư không bằng
nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
C. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi
đầu tư vào các ngành khác nhau.
D. Lợi nhuận khác nhau của những lượng vốn tư bản đầu tư khác nhau khi
đầu tư vào các ngành khác nhau.

28. Tư bản cho vay là:


A. Tư bản hàng hóa mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng
trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
B. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng
trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.
C. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng
trong một thời gian nhất định để thu lợi nhuận.
D. Tư bản sản xuất mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng
trong một thời gian nhất định để thu lợi tức.

29. Nguồn gốc của lợi tức là:


A. Một phần sản phẩm thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
B. Một phần lợi nhuận do công nhân tạo ra trong sản xuất.
C. Một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong sản xuất.
D. Một phần ngoài chi phí do công nhân tạo ra trong sản xuất.

30. Công ty cổ phần là:


A. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của một người thông
qua phát hành cổ phiếu.
B. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông
qua phát hành cổ phiếu.
C. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông
qua phát hành trái phiếu.
D. Một doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của nhiều người thông
qua phát hành công trái .
31. Thị trường chứng khoán là:
A. Thị trường mua bán các loại chứng chỉ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ
phiếu, công trái…
B. Thị trường mua bán các loại quỹ bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu,
công trái…
C. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,
kỳ phiếu, công trái…
D. Thị trường mua bán các loại chứng khoán bao gồm: trái phiếu, kỳ phiếu,
công trái.

32. Địa tô tư bản là:


A. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
B. Phần tỷ suất giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
C. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
D. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiêp phải nộp cho chủ đất.

33. Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa là:
A. Địa tô chênh lệch I; Địa tô chênh lệch II.
B. Địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
C. Địa tô chênh lệch; địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
D. Địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền.

34. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền bao gồm:
A. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu
tư bản; sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc.
B. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; sự phân
chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh
thổ giữa các nước đế quốc.
C. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; xuất khẩu tư bản; sự phân
chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia thế giới về lãnh
thổ giữa các nước đế quốc.
D. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; tư bản tài chính; xuất khẩu
tư bản; sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền; sự phân chia
thế giới về lãnh thổ giaữ các nước đế quốc.
35. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc
quyền là:
A. Quy luật lợi nhuận bình quân.
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền.
C. Quy luật lợi nhuận .
D. Quy luật giá cả sản xuất.

36. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước:
A. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình
thành và phát triển của sở hữu nhà nước.
B. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình
thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
C. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự hình
thành và phát triển của sở hữu nhà nước; sự điều tiết kinh tế đối ngoại của nhà
nước tư sản.
D. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước; sự điều tiết
kinh tế của nhà nước tư sản.

37. Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác – Lênin, giá trị thặng dư
tư bản chủ nghĩa do yếu tố nào tạo ra?
A. Công sức nhà tư bản
B. Máy móc thiết bị
C. Đất đai
D. Lao động công nhân làm thuê

38. Tại sao hàng hóa sức lao động lại đặc biệt?
A. Bán trong một thời gian nhất định
B. Hàng hóa có giá trị tinh thần và lịch sử
C. Khi bán sức lao động, người bán vẫn không từ bỏ quyền sở hữu sức lao
động ấy
D. Các câu trên đều đúng.

39. Tư bản là:


A. Vốn
B. Capital
C. Sự vận động của giá trị nhằm mang lại giá trị thặng dư
D. Các câu trên đều đúng.
40. Nhà tư bản là:
A. Dùng tiền của mình nhằm bóc lột sức lao động của công nhân
B. Người chủ tiền công thức T – H – T’
C. Người chủ tiền công thức T – H – T’ và có quy mô đủ lớn để không tham
gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
D. Các câu trên đều sai.

41. Có bao nhiêu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
A. Có 1 phương pháp
B. Có 2 phương pháp
C. Có 3 phương pháp
D. Có 4 phương pháp

42. Sức lao động là?


A. Tư bản bất biến
B. Tư bản khả biến
C. Tư bản cố định
D. Tư bản lưu động

43. Các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời làm cho:
A. Cấu tạo hữu cơ không đổi
B. Cấu tạo hữu cơ ngày càng tăng
C. Cấu tạo hữu cơ ngày càng giảm
D. Tất cả đều sai.

44. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
A. Lợi nhuận
B. Lợi tức
C. Địa tô
D. Tất cả các câu trên.

45. Lợi tức tư bản chủ nghĩa khác với lợi tức tiền tư bản chủ nghĩa ra
sao?
A. Lợi tức tư bản chủ nghĩa nhỏ hơn lợi tức tiền tư bản chủ nghĩa
B. Lợi tức tiền tư bản chủ nghĩa là lợi tức cho vay nặng lãi
C. Lợi tức tiền tư bản chủ nghĩa là lợi tức ngân hàng
D. Câu a và b đúng
46. Chủ nghĩa tư bản phát triển quan mấy giai đoạn?
A. 01 giai đoạn: chủ nghĩa tư bản
B. 02 giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thống trị và chủ nghĩa tư
bản độc quyền thống trị.
C. 03 giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thống trị, chủ nghĩa tư
bản độc quyền thống trị, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
D. 04 giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thống trị, chủ nghĩa tư
bản độc quyền thống trị, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và chủ nghĩa đế
quốc

47. Độc quyền được đề cập trong kinh tế chính trị Mác – Lênin là:
A. Độc quyền tự nhiên
B. Độc quyền do phát minh sáng chế
C. Tổ chức độc quyền
D. Độc quyền do nhà nước quy định

48. Các hình thức độc quyền được đề cập trong giáo trình kinh tế chính
trị Mác - Lênin:
A. Cartel, Syndicate, Trust, Group
B. Cartel, Syndicate, Chaebol, Group
C. Cartel, Syndicate, Trust, Consortium
D. Cartel, Syndicate, Zaibatsu, Keiretsu

49. Tư bản tài chính là


A. Tư bản độc quyền ngân hàng
B. Tư bản độc quyền công nghiệp hợp nhất với tư bản ngân hàng lớn nhất
C. Tư bản cố định
D. Câu a và b đúng

50. Ngày nay xuất khẩu tư bản chủ yếu.


A. Giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển.
B. Giữa các nước tư bản phát triển với nhau.
C. Giữa châu Âu và châu Á
D. Giữa châu Mỹ với châu Phi

You might also like