You are on page 1of 4

GIỚI HẠN ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

NĂM HỌC 2022- 2023


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)
Câu 1. Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán.
B. người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng.
C. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.
D. người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.
Câu 2. Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung của
A. đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 3. Cac dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ là
A. biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc.
B. điểm mới trong xã hội Việt Nam.
C. đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
D. đặc điểm quan trọng của đất nước.
Câu 4. Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng và lúc này cung sẽ tăng là nội dung của biểu
hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
B. Thị trường chi phối cung – cầu.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
Câu 5. Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế nhà nước.
Câu 6. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết.
D. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 7. Khi bàn về đối tượng lao động của quá trình sản xuất các bạn N, M, H, T đã có
những ý kiến khác nhau. Qua kiến thức đã học, em chọn phương án nào trong 4 phương án
của các bạn dưới đây ?
A. Bạn N: Tất cả yếu tố tự nhiên tồn tại xung quang chúng ta đều là đối tượng lao động.
B. Bạn T: Đối tượng lao động là tư liệu cần cho quá trình sản xuất mà bất cứ ai cũng cần
phải có.
C. Bạn M: Những yếu tố tự nhiên có sẵn cho con người.
D. Bạn H: Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động con người tác động
vào.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước
ta
A. là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công.
C. có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. do nhân dân làm chủ.
Câu 9. Sự biến động cung- cầu, giá cả trên thị trường đã làm cho hàng hóa có sự luân
chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng
nào sau đây?
A. Điều tiết. B. Quyết định. C. Chi phối. D. Kiểm soát.
Câu 10. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại .
C. Kinh tế thị trường. D. Kinh tế tri thức.
Câu 11. Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung- cầu bằng cách ra các quyết định mở
rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
A. Nhân dân. B. Người tiêu dùng.
C. Nhà nước. D. Người sản xuất.
Câu 12. Việc làm nào dưới đây của người sản xuất hàng hóa là biểu hiện của sự vận dụng
quy luật giá trị?
A. Tăng cường khâu quảng cáo, tiếp thị.
B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Đa dạng hóa sản phẩm.
D. Cải tiến kỉ thuật, công nghệ sản xuất.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế
mới.
Câu 14. Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
A. Các quan hệ trong xã hội. B. Lực lượng sản xuất.
C. Quan hệ sản xuất. D. Sở hữu tư liệu sản xuất.
Câu 15. Hoạt động trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người:
A. Hoạt động thương mại.
B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
C. Hoạt động chính trị - xã hội.
D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Câu 16. Anh thợ mộc trong truyện dân gian “Đẽo cày giữa đường” không bán được cày vì
anh đã không hiểu và vận dụng được chức năng nào của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. Tham khảo thị trường.
C. Điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất hàng hóa.
D. Thông tin thị trường. .
Câu 17. Sản phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Áo, quần bày bán ở siêu thị. B. Hoa quả trong vườn nhà.
C. Tác phẩm văn học ở nhà sách. D. Dịch vụ lắp đặt internet.
Câu 18. Một nước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa muộn như Việt Nam, muốn rút
ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì phải
A. tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. B. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất.
C. gắn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. D. chuyển sang nền kinh tế tri thức.
Câu 19. Thu nhập hàng tháng của anh A là 15 triệu đồng. Anh A có nhu cầu mua chiếc
laptop với giá 10 triệu đồng và đã mua nó vào ngày 20/10/2017. Từ khái niệm cầu hãy cho
biết nhu cầu mua latop của anh A là đề cập đến nhu cầu nào sau đây?
A. Nhu cầu tìm hiểu thông tin laptop. B. Nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. Nhu cầu cá nhân của con người.
Câu 20. Cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực là cạnh tranh
A. trung thực. B. lành mạnh. C. tự do. D. hợp lí.
Câu 21. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá
nhân ?
A. phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
B. phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm
C. phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe
D. phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế
Câu 22. Chủ trương “hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa
thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Là một xã hộ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
D. Do nhân dân làm chủ
Câu 23. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình
A. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị
B. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị
C. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người
D. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người
Câu 24. Trường hợp nào dưới đây không phải là cầu?
A. Bạn A đã bỏ ống heo được 7 triệu đồng để mua chiếc xe đạp diện.
B. Chị D thích chiếc xe máy Vespa Primavera và đã đến cửa hàng mua nó với giá 70
triệu đồng.
C. Bạn B đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ.
D. Bác C có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền.
Câu 25. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì
A. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.
B. Đó là nhu cầu của xã hội.
C. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.
D. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.
Câu 26. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và lưu
thông hàng hóa?
A. Giảm giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
B. Giảm công lao động bằng mọi cách. .
C. Đổi mới công nghệ sản xuất để giảm chi phí.
D. Giảm chi phí sản xuất bằng mọi cách.
Câu 28: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Pháp luật B. Chính sách C. Dư luận xã hội D. Niềm tin
Câu 29: Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam

C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn

D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước

You might also like