You are on page 1of 6

Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào

A. tự nhiên. B. dân số. C. xã hội. D. chính trị.


Câu 2: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Máy móc hiện đại.
C. Sức lao động. D. Tư liệu lao động.
Câu 3: Sản phẩm của lao động, có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán, là nội dung của khái niệm
A. tiền tệ. B. hàng hóa. C. lao động. D. thị trường.
Câu 4: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng
A. phương tiện thanh toán. B. tiền tệ thế giới.
C. giao dịch quốc tế. D. phương tiện lưu thông.
Câu 5: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất
từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 6: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm
A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh.
Câu 7: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu
dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và
A. khả năng xác định. B. sản xuất xác định. C. nhu cầu xác định. D. thu nhập xác định.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường
hợp nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng.
Câu 9: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. chia đều nguồn ngân sách quốc gia. B. duy trì mọi phương thức sản xuẩt.
C. san bằng lợi ích cá nhân. D. thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất.
Câu 10: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. thực hiện chính sách tương trợ. B. thực hiện việc san bằng lợi nhuận.
C. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. D. ngăn chặn hành vi đấu tranh phê bình.
Câu 11: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. chia đều lợi nhuận thường niên.
C. chiến lược phân bố dân cư D. đề xuất mức lương khởi điểm.
Câu 12: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. B. tiếp cận các giá trị văn hóa.
C. lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 13: Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất là nội
dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Vùng kinh tế. B. Thành phần kinh tế.
C. Ngành kinh tế. D. Cơ cấu kinh tế.
Câu 14: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan, vì nước
ta đang trong thời kì
A. xây dựng CNXH. B. quá độ lên TBCN.
C. quá độ tiến lên CNXH. D. xây dựng XH Cộng sản.
Câu 15: Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng ta xác định chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là
một chế độ xã hội tốt đẹp có nền văn hóa
A. tiên tiến. B. lạc hậu. C. Cổ điển. D. hiện đại.
Câu 16: Ở nước ta hiện nay, Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát khi xây dựng CNXH đó là một
xã hội
A. dân giàu. B. lạc hậu. C. cổ điển. D. bảo thủ.
Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng
và phát triển kinh tế đất nước?
A. định đoạt tài sản công cộng B. San bằng tỉ lệ thất nghiệp.
C. Phát triển kinh tế du lịch. D. định đoạt khối tài sản chung.
Câu 18: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?
A. Giá trị của hàng hoá. B. Xu hướng của người tiêu dùng.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá. D. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.
Câu 19: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì chúng có
A. giá trị và giá trị sử dụng B. giá trị sử dụng khác nhau
C. giá trị bằng nhau D. giá cả khác nhau.
Câu 20: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hoá đó
A. đã được sản xuất ra. B. được đem ra trao đổi.
C. đã được bán cho người mua. D. được đem ra tiêu dùng.
Câu 21: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc làm nào dưới đây của người sản xuất là sự vận
dụng tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Phân phối lại nguồn hàng. B. Nộp thuế sử dụng đất.
C. Nộp tiền điện nước. D. Thừa nhận giá trị hàng hóa.
Câu 22: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
Câu 23: Khi trên thị trường xảy ra hiện tượng cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa
đông, thì yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh B. Giá cả C. Giá trị D. Giá trị sử dụng
Câu 24: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm
theo phương án nào dưới đây?
A. Giữ nguyên quy mô sản xuất B. Tái cơ cấu sản xuất
C. Mở rộng sản xuất D. Thu hẹp sản xuất
Câu 25: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. B. Chủ động xử lí công tác truyền thông.
C. Duy trì và phát triển quỹ phúc lợi. D. Đồng bộ nâng cấp hạ tầng cơ sở.
Câu 26: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Tích cực học tập nâng cao trình độ. B. Phát triển văn hóa cộng đồng.
C. Phát triển văn hóa truyền thống. D. Phủ sóng truyền hình quốc gia .
Câu 27: Tập đoàn Macdonan xin cấp phép để thành lập công ty tại Việt Nam, kinh doanh trong
lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp này thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước. B. Tư nhân.
C. Tập thể. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 28: Đảng ta xác định, trong quá trình xây dựng CNXH, con người luôn được đặt ở vị trí
trung tâm, xã hội XHCN phải tạo điều kiện để con người có
A. ấm no, hạnh phúc. B. đời sống vất vả.
C. mưu cầu lợi ích cá nhân. D. điều kiện tham nhũng.
Câu 29: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. quá trình sản xuất. B. sản xuất kinh tế
C. sản xuất của cải vật chất. D. thỏa mãn nhu cầu.
Câu 30: Những bộ phận của tự nhiên mà lao động của con người tác động và nhằm biến đối nó
cho phù hợp với mục đích của con người là
A. công cụ lao động. B. phương tiện lao động.
C. tư liệu lao động. D. đối tượng lao động.
Câu 31 : Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị sử dụng. B. Giá trị trao đổi.
C. Giá trị thương hiệu. D. Giá trị, giá trị sử dụng.
Câu 32 Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác
định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. chợ. B. sàn giao dịch.
C. thị trường. D. thị trường chứng khoán.
Câu 33: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại sức lao động từ ngành sản
xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?
A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Phân phối thành quả lao động. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng.
Câu 34: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản
xuất, kinh doanh là một trong những
A. nguyên nhân của sự giàu nghèo. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. tính chất của cạnh tranh.
Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. B. Nhu cầu của mọi người.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. Nhu cầu của người tiêu dùng.
Câu 35 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm cho cầu có xu
hướng
A. ổn định. B. tăng lên. C. không tăng. D. giảm xuống.
Câu 36 : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thực hiện một trong những nội dung cơ bản nào
sau đây?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Duy trì khoảng cách tụt hậu kinh tế.
C. Bảo tồn mọi phong tục vùng miền. D. Thúc đẩy hiện tượng lạm phát.
Câu 37 : Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. chuyển đổi cơ cấu vùng kinh tế. B. chuyển nhượng bí quyết gia truyền.
C. đảm bảo an sinh xã hội. D. giữ gìn văn hóa truyền thống .
Câu 38: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. phát triển văn hóa truyền thống. B. phát triển văn hóa cộng đồng.
C. phủ sóng truyền hình quốc gia . D. phát triển kinh tế tri thức.
Câu 39: Ở nước ta hiện nay, một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là tiến hành
A. ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. B. điều chỉnh phương thức đào tạo.
C. chấm dứt tình trạng thất nghiệp. D. chủ động mở rộng thị trường
Câu 40: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động.
C. quan hệ sản xuất. D. tư liệu sản xuất.
Câu 41 : Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây?
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế. B. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.
C. Hình thức sở hữu. D. Vai trò của các thành phần kinh tế
Câu 42 : Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng ta xác định chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là
một chế độ xã hội tốt đẹp có nền văn hóa
A. đậm đà bản sắc dân tộc. B. đậm đà bản sắc phương Tây.
C. đậm đà bản sắc phương Đông. D. mang mầu sắc Á đông.
Câu 43: Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta xác định chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một
chế độ xã hội tốt đẹp có nền kinh tế
A. phát triển cao. B. lạc hậu. C. chậm phát triển. D. cổ điển.
Câu 44: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng
và phát triển kinh tế đất nước?
A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất. B. hạn chế cung cấp thông tin.
C. triệt tiêu mọi dư luận xã hội. D. công khai tỉ lệ lạm phát.
Câu 45: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá trị sử dụng của hàng hóa. B. Giá trị trao đổi.
C. Giá trị số lượng, chất lượng. D. Lao động xã hội của người sản xuất
Câu 46: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, công dụng
của hàng hoá được phát hiện dần và
A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. không ngừng được hoàn thiện.
C. ngày càng trở nên tinh vi. D. không ngừng được khẳng định.
Câu 47: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là
A. giá trị hàng hóa B. giá trị sử dụng . C. giá trị trao đổi. D. giá cả hàng hóa.
Câu 48: Việc chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của
quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 49: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Kích thích sức sản xuất.
Câu 50: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng. B. Cung < cầu. C. Cung = cầu. D. Cung > cầu.
Câu 51: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc,
giá cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm B. Tăng C. Tăng mạnh D. ổn định
Câu 52: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. B. Thực hiện chế độ cử tuyển .
C. Phương án độc chiếm thị trường. D. Chủ động thu thập và lưu trữ
Câu 53: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. B. Giám sát việc giải quyết khiếu nại.
C. Xây dựng các công trình phúc lợi. D. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
Câu 54: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế nhà nước B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
C. Kinh tế tư nhân D. Kinh tế tập thể.
Câu 55: Trên lĩnh vực kinh tế, để xây dựng thành công CNXH, Đảng ta xác định cần phải xây
dựng một lực lượng sản xuất
A. phù hợp. B. lạc hậu. C. cổ điển. D. hiện đại.
TỰ LUẬN
1. ( 2Đ) Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến ngày xuất chuồng, bác bán cho
thương lái rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua một chiếc
xe đạp điện.
a) Bác Tâm đã thực hiện chức năng nào của tiền tệ? Vì sao?
b) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của tiền tệ?
2 .(1 điểm): Vào mùa đông, trên thị trường các cửa hàng quần áo bày bán rất nhiều
mặt hàng áo len, áo dạ. Trong khi đó, mặt hàng áo phông, áo cộc tay, quần soóc lại bày
bán rất ít, thậm chí một số cửa hàng không bày bán mặt hàng này.
Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu hỏi Nội dung Điểm


Bác Tâm thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ. 0,25
+ Bác mua vàng để dành: tiền đã rút khỏi lưu thông đi vào cất
0,25
trữ để khi cần mang ra mua hàng và tiền có đầy đủ giá trị.
- Bác Tâm thực hiện chức năng phương tiện lưu thông của tiền
tệ. + Bác đem lợn bán rồi lấy tiền mua xe đạp điện: tiền làm
0,25
Câu 1 môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa, vận động theo công
thức H-T-H. Trong đó H-T là quá trình bán; T-H là quá mua.
(2 điểm)
Bác Tâm thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ. 0,25
Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng
nào của tiền tệ? 1,0
- Chức năng phương tiện thanh toán: mua đồ dùng học tập.
- Phương tiện cất trữ: mua vàng để dành.
- Hiện tượng trên phản ánh quan hệ cung - cầu trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
- Đây là biểu hiện cung - cầu tác động lẫn nhau. 0,5
Câu 2 + Mùa đông, cầu về áo len, áo dạ tăng lên, sản xuất, kinh doanh
(1 điểm) mở rộng, cung về mặt hàng này tăng.
+ Mùa đông, cầu về áo phông, áo cộc tay, quần soóc giảm
xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, cung về mặt hàng này 0,5
giảm.

3.(2 điểm) Do thực hiện lệnh giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ nên nguồn hàng hóa cung
cấp cho thành phố Hà Nội bị hạn chế, một số nhà kinh doanh thực hiện đầu cơ tích chữ, làm khan hiếm
nguồn cung dẫn đến giá cả tăng cao.
a. Là người tiêu dùng khi gặp hiện tượng này, để có lợi em sẽ vận dụng quan hệ cung - cầu như thế
nào?
b. Để ổn định quan hệ cung - cầu trên thị trường, theo em Nhà nước cần làm gì?
4. (1 điểm) Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid nên vải chín ở Bắc Giang không tiêu thụ được, vì
vậy một số người đã tập trung đưa vải về Hà Nội và các tỉnh thành không có dịch covid để bán. Vận dụng
quy luật kinh tế cơ bản em hãy giải thích việc làm này của người dân?

Câu hỏi Nội dung Điểm

a. Người tiêu dùng cần:


- Hạn chế mua hàng hóa trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu, vì khi 0,5
cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị.
- Chuyển sang mặt hàng khác trong trường hợp cung lớn hơn cầu, giá 0,5
cả thị trường thường thấp hơn giá trị.

b. Nhà nước cần:

- Cân đối cung - cầu:


+ Khi thị trường rối loạn do nguyên nhân khách quan như: dịch bệnh, 0,25
Câu 3
lũ hụt hoặc do hoạt động tự phát đầu cơ tích trữ của một số tư nhân,
(2,0 điểm)
làm cho trên thị trường cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên. Nhà nước
thông qua pháp luật, chính sách để cân đối cung, cầu.
+ Đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa để cung lớn hơn cầu thì giá cả thị 0,25
trường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
+ Đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa để cung bằng cầu thì giá cả thị 0,25
trường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.
- Ổn định giá cả: Nhà nước thông qua pháp luật, chính sách để ổn định 0,25
giá cả (có thể xử phạt đối với những hành động đầu cơ tích trữ).

*HS giải thích được:


Do ảnh hưởng của dịch covid nên việc khi đến mùa vải người
dân ở tỉnh Bắc Giang đưa vải về Hà Nội và một số tỉnh khác bán
Câu 4
là do người dân biết vận dụng tác động của quy luật giá trị: điều 1,0đ
(1,0 điểm)
tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, đã biết chuyển hàng hoá từ
nơi có nhiều (Bắc Giang) đến nơi có ít (Hà Nội, …) để bán nhằm
thu lợi nhuận.

You might also like