You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 11

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm
A. sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.
B. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
C. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
D. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
Câu 2: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là
A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
D. phương hướng của sản xuất.
Câu 3: Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội là
A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất.
C. nội dung của sản xuất của cải vật chất.
D. phương hướng của sản xuất.
Câu 4: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. sản xuất kinh tế
B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. quá trình sản xuất.
Câu 5: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá
trình sản xuất được gọi là
A. sức lao động. B. lao động.
C. sản xuất của cải vật chất. D. hoạt động.
Câu 6: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó
cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. tư liệu lao động. B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 7: Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là
A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động.
C. phương tiện lao động. D. tư liệu lao động.
Câu 8: Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là
A. đối tượng lao động. B. công cụ lao động.
C. phương tiện lao động. D. tư liệu lao động.
Câu 9: Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con
người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả
mãn nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 10: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình
sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Công cụ lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 11: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản
xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Công cụ lao động. D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 12: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và
quyết định nhất là
A. đối tượng lao động.
B. công cụ lao động.
C. sức lao động.
D. tư liệu lao động.
Câu 13: Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng
xã hội là
A. phát triển kinh tế.
B. tăng trưởng kinh tế.
C. phát triển xã hội.
D. phát triển bền vững.
Câu 14: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là
A. công cụ sản xuất. B. hệ thống bình chứa.
C. kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.
Câu 15: Đối tượng nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động. B. Người lao động.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
Câu 16: Trong tư liệu lao động, bộ phận quyết định đến năng suất lao động là yếu tố nào
dưới đây?
A. Công cụ lao động. B. Nguyên vật liệu cho sản xuất.
C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
Câu 17: Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
Câu 18: Tất cả các loại đối tượng lao động, dù trực tiếp hay gián tiếp đều
A. có sự tác động của con người. B. có những công dụng nhất định.
C. có nguồn gốc từ tự nhiên. D. do con người sáng tạo ra.
Câu 19: Muốn thúc đẩy sự phát triển của sản xuất thì trước tiên phải chăm lo đầu tư phát
triển
A. nguồn tài chính. B. nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. nguồn lực con người. D. nguồn vốn quốc gia.
Câu 20: Đối tượng lao động của người thợ may là
A. máy khâu. B. kim chỉ. C. vải. D. áo, quần.
Câu 21: Đối tượng lao động của người thợ mộc là
A. gỗ. B. máy cưa. C. đục, bào. D. bàn ghế.

2
Câu 22: Với người thợ xây, đâu là công cụ lao động?
A. Thước, bay, bàn chà. B. Gạch, ngói. C. Tôn lợp nhà. D. Xà gồ.
Câu 23: Công cụ lao động của người thợ may là
A. máy khâu. B. áo quần bán ở chợ. C. vải. D. áo, quần.
Câu 24: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi mua bán là
A. hàng hóa. B. tiền tệ. C. thị trường. D. lao động.
Câu 25: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng. B. Giá trị thương hiệu.
C. Giá trị trao đổi. D. Giá trị sử dụng.
Câu 26: Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là
A. giá trị hàng hóa. B. giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. giá trị lao động. D. giá trị sức lao động.
Câu 27: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con
người thông qua
A. sản xuất, tiêu dùng.
B. trao đổi mua – bán.
C. phân phối, sử dụng.
D. quá trình lưu thông.
Câu 28: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế.
Câu 29: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện
chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới. D. Phương tiện cất trữ.
Câu 30: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế.
Câu 31: Người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng là thực hiện chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế.
Câu 32: Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện
tượng
A. giảm phát. B. thiểu phát.
C. lạm phát. D. giá trị của tiền tăng lên.
Câu 33: Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ
A. giảm đi. B. không tăng. C. tăng lên. D. giảm nhanh.
Câu 34: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. sàn giao dịch. B. thị trường chứng khoán.
C. chợ. D. thị trường.
Câu 35: Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là
A. giá cả. B. lợi nhuận.

3
C. công dụng của hàng hóa. D. số lượng hàng hóa.
Câu 36: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
B. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán.
C. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.
D. người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.
Câu 37: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị số lượng, chất lượng.
C. Lao động xã hội của người sản xuất. D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 23: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện mua bán.
C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện trao đổi.
Câu 38: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện mua bán.
C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện trao đổi.
Câu 39: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Thước đo kinh tế. B. Thước đo giá cả.
C. Thước đo thị trường. D. Thước đo giá trị.
Câu 40: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây?
A. Thước đo kinh tế. B. Thước đo giá cả.
C. Thước đo thị trường. D. Tiền tệ thế giới.
Câu 41: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. tiền dùng để chi tra sau khi giao dịch mua bán.
B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.
Câu 42: Tiền tệ thức hiện chức năng phương tiện cất trữ khi
A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 43: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
B. Hàng hóa, người mua, người bán.
C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
D. Người mua, người bán, tiền tệ.
Câu 44: Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực
hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 45: Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con
dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.

4
Câu 46: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra
đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới
đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 47: Vợ chồng chị C đã trả cho Công ti địa ốc X 800 triệu đồng để mua một căn hộ
trong khu đô thị Y. Trong trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 48: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực
hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 49: Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?
A. một điều kiện. B. hai điều kiện. C. ba điều kiện. D. bốn điều kiện.
Câu 50: Gia đình anh A, sau mùa Mì để dành được 150 triệu đồng bỏ vào két sắt để
khi cần thì dùng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.

PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
NGÀNH Đối tượng lao động Tư liệu lao động
Khai thác khoáng sản
Sản xuất nông nghiệp
Dệt may
Gợi ý trả lời:
NGÀNH Đối tượng lao động Tư liệu lao động
Khai thác Quặng trong lòng đất. Máy móc dùng để khai thác, ô tô
khoáng sản chuyên chở,...
Sản xuất Ruộng đất, giống cây Máy móc nông nghiệp (máy cày, máy
nông trồng,... cấy, máy làm đất, máy thu hoạch các
nghiệp loại,...), thùng chứa, xe vận chuyển,...
Dệt may Bông, sợi để dệt vải, ... Máy quay sợi, máy dệt, máy may,...

Câu 2: Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với bảo vệ môi
trường?
Gợi ý trả lời:
Cần bảo vệ môi trường sinh thái vì nếu không làm như vậy môi trường sẽ bị ô nhiễm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, khan hiếm và
cạn kiệt các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, không thể sản xuất làm việc, gây khó khăn
trong phát triển kinh tế.

5
Vì vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Câu 3: Nêu một ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân hoặc gia
đình em.
Gợi ý trả lời:
Đối với cá nhân: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập
ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động
xã hội, phát triển con người toàn diện,..
Đối với gia đình: Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt
các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc
và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hóa… để gia đình thực
sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.

Câu 4: Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người
sản xuất và người tiêu dùng trong trường hợp sau:
- Chức năng thông tin giúp người bán hàng, người sản xuất đưa ra quyết định phù hợp,
kịp thời để thu lợi nhuận.
HS tự nêu VD
- Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên
thị trường để mua có lợi nhất.
HS tự nêu VD
Câu 5: Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân
số?
Gợi ý trả lời:
Cần phải quan tâm đến sự gia tăng dân số vì:
- nếu dân số tăng quá nhanh, bùng nổ dân số sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế: gây ô nhiễm môi trường, tện nạn xã hội, cạn kiệt tài nguyên, gây sức ép về
giáo dục, y tế...nền kinh tế không phát triển được.
- nếu dân số quá ít, xu hướng già hóa dân số cao cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế: thiếu nguồn lao động trầm trọng.
Vì vậy muốn phát triển kinh tế bền vững phải quan tâm đến vấn đề dân số và sự gia tăng
dân số.

You might also like