You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: GDKT & PL – Lớp 10


I. Phạm vi kiến thức ôn tập:
- Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản của đời sống xã hội
- Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
- Bài 3: Thị trường
- Bài 4: Cơ chế thị trường
II. Cấu trúc đề thi:
- Trắc nghiệm: 7 điểm (28 câu: 0,25đ/ câu)
- Tự luận: 3 điểm ( 2 câu)
- Thời gian làm bài: 45 phút
III. Hệ thống bài ôn tập.
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Câu 1: Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản nào sau đây?
A. Sản xuất, chi phối - trao đổi, tiêu dùng. B. Sản xuất, mua bán - trao đổi, tiêu dùng.
C. Sản xuất, phân loại - trao đổi, tiêu dùng. D. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
Câu 2: Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ
A. gắn bó. B. mật thiết. C. quan trọng. D. nhất thiết.
Câu 3: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố
A. sản phẩm. B. sản lượng. C. sản xuất. D. công cụ.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 5: Hoạt động sản xuất đóng vai trò
A. cơ bản nhất. B. căn bản nhất. C. quan trọng nhất. D. cần thiết nhất.
Câu 6: Sản xuất quyết định các hoạt động
A. phân phối – mua bán, tiêu dùng. B. phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
C. phân phối – phân loại, tiêu dùng. D. phân phối – kiểm tra, tiêu dùng.
Câu 7: Hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt được gọi là hoạt động
A. tiêu dùng. B. nhu cầu. C. sử dụng. D. sản phẩm.
Câu 8: Phân phối - trao đổi là cầu nối
A. sản xuất với tiêu dùng. B. sản xuất với bán. C. tiêu dùng với mua. D. bán và mua.
Câu 9: Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò
A.như nhau. B. giống nhau. C. bằng nhau. D. khác nhau.
Câu 10: Hoạt động nào sau đây là đúng khi nói về hoạt động sản xuất
A. Anh S kinh doanh thuốc lá ngoại. B. Anh N dùng điện để đánh bắt cá.
C. Anh P canh tác trên thửa ruộng của mình. D. Anh S mua bán xe không rõ nguồn gốc.
Câu 11: Doanh nghiệp H mở rộng qui mô hoạt động sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện ý nghĩa của phát triển kinh
tế đối với
A. gia đình. B. tập thể. C. xã hội. D. cộng đồng.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây gắn liền với hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội
A. Phân bổ vật tư sản xuất. B. Vận chuyển hàng hóa.
C. Chế biến gạo thành thức ăn chăn nuôi. D. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi.
Câu 13: Hoạt động nào dưới đây là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng hình
thức sản phẩm đối với sản xuất ?
A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. lao động.
Câu 14: Muốn thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất trước tiên cần chăm lo đầu tư phát triển
A. tài chính. B. con người. C. kỹ thuật. D. nguyên liệu.
Câu 15: Trong giờ học môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 khi nói đến hoạt động kinh tế cơ bản
trong đời sống thì bạn P cho rằng hoạt động sản xuất đóng vai trò là cơ bản nhất, bạn S không đồng tình
với bạn P và cho rằng hoạt động phân phối là cơ bản nhất vì có phân phối thì sản phẩm mới đến tay
người dùng. Nhưng bạn N lại bác bỏ cả hai bạn và cho rằng hoạt động tiêu dùng là cơ bản nhất, vì
không có tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không tiêu thụ được. Theo em ý kiến của bạn nào đúng theo nội
dung bài học?
A. Bạn S và P. B. Bạn S và N. C. Bạn P và N. D. Bạn P.
Câu 16: Gia đình M chuyên trồng và cung cấp sản phẩm rau hữu cơ cho thị trường. Sau giờ học, M
thường giúp bố mẹ đóng gói sản phẩm. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, bố mẹ giao cho M nhiệm vụ trực điện
thoại, trả lời các đơn đặt hàng của khách hàng. M còn tìm tòi, giới thiệu sản phẩm của gia đình qua mạng
xã hội, để mọi người biết đến nhiều hơn. Xét về bản chất của nền kinh tế, bạn M đã tham gia vào hoạt
động nào dưới đây?
A. Trao đổi. B. Phân phối. C. Sản xuất. D. Tiêu dùng.
Câu 17: Bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích : Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn
sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu … Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái
máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy…. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, hoạt động nào được đề
cập trong bài hát trên?
A. Lao động. B. Tiêu dùng. C. Sản xuất. D. Phân phối.

BÀI 2. CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ


Câu 1: Chủ thể của nền kinh tế bao gồm
A. chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian và Nhà Nước.
B. chủ thể trung gian và Nhà nước, chủ thể sản xuất.
C. chủ thể tiêu dùng và chủ thể sản xuất.
D. chủ thể trung gian và Nhà nước, chủ thể tiêu dùng.
Câu 2: Chủ thể của nền kinh tế là
A. những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.
B. những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
C. những ai tiêu dùng hàng hóa của sản xuất.
D. các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền kinh tế.
Câu 3: Chủ thể sản xuất bao gồm những ai?
A. Nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh. B. Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
C. Nhà đầu tư, kinh doanh hàng hóa. D. Cá nhân và tổ chức sản xuất hàng hóa.
Câu 4: Một trong những vai trò của chủ thể sản xuất là
A. cung cấp hàng hóa, dịch vụ. B. tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
C. đầu tư, sản xuất, kinh doanh. D. sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận.
Câu 5: Chủ thể tiêu dùng là
A. người mua hàng hóa, dịch vụ. B. người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
C. người đầu tư, kinh doanh hàng hóa. D. người sản xuất hàng hóa.
Câu 6: Chủ thể trung gian có vai trò gì?
A.Cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng. B. phân phối hàng hóa cho người mua.
C. trữ hàng và bán lại cho các đại lí. D. giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả.
Câu 7: Chủ thể Nhà nước có vai trò như thế nào?
A. Cung cấp thông tin trong quan hệ mua bán. B. Sản xuất, tiêu dùng hàng hóa.
C. Phân phối hàng hóa. D. Quản lí nền kinh tế.
Câu 8: Một trong những vai trò của chủ thể nhà nước là
A. tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
B. cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng.
C. tạo động lực cho sản xuất phát triển.
D. sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Tạo môi trường cho sự phát triển. D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất kinh doanh và
thu lợi nhuận.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. B. Giúp nền kinh tế linh hoạt
hơn.
C. Tạo ra sản phẩm phù hợp nhu cầu của xã hội. D. Tiết kiệm năng lượng.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?
A. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
B. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước?
A. Thỏa mãn nhu cầu người sản xuất.
B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.
D. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường.
Câu 13: Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham
gia mà còn đóng góp cho
A. sự ổn định, phát triển bền vững kinh tế- xã hội của đất nước. B. lao động sản xuất.
C. ngân sách nhà nước. D. hoạt động từ thiện
Câu 14: Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất?
A. Hộ kinh doanh. B. Nhà đầu tư.
C. Doanh nghiệp. D. Người ship hàng.
Câu 15: Anh T là chủ một công ty chuyên sản xuất giày dép, hàng ngày anh đến công ty giám sát và
hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh rất được nhiều người tin
tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể
A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. trung gian. D. nhà nước.
Câu 16: Bao gồm những thương nhân chuyên phân phối hàng hóa ,nhà môi giới chứng khoán…đó là
A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể sản xuất.
C. chủ thể trung gian. D. chủ thể nhà nước.
Câu 17: Nhà đầu tư sản xuất kinh doanh được hiểu là
A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian.
C. chủ thể nhà nước. D. chủ thể sản xuất.
Câu 18: Chủ thể sản xuất phải cung cấp những hàng hóa dịch vụ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đó
chính là
A. trách nhiệm. B. vai trò. C. nội dung. D. nhiệm vụ.
Câu 19: Anh M chọn mua chiếc xe đạp điện để con mình đến trường, anh cho rằng việc chạy xe đạp
điện sẽ đỡ tốn tiền mua xăng dầu mà lại còn thân thiện với môi trường. Vậy anh M tham gia vào nền
kinh tế với vai trò
A. chủ thể mua- bán. B. chủ thể tiêu dùng.
C. chủ thể trung gian. D. chủ thể nhà nước.
Câu 20: Trung tâm giới thiệu việc làm K ở tỉnh H hàng năm đã tư vấn và giúp cho hàng nghìn người
lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm được thuận lợi và nhanh chóng. Vậy trung tâm K tham gia vào nền
kinh tế với vai trò là chủ thể
A. trung gian. B. sản xuất. C. mua bán. D. tiêu dùng.
Câu 21: Anh M dự định sẽ mở một phòng tranh để bán những bức họa vẽ lại theo các tác phẩm của
những danh họa nổi tiếng. Em hãy đưa ra lời khuyên hợp lí cho Anh M?
A. Anh M chỉ nên bán hàng trực tuyến.
B. Anh M không nên làm vậy vì sao chép tranh là vi phạm bản quyền.
C. Anh M nên làm vì sẽ giúp anh có thu nhập.
D. Anh M chỉ nên bán tranh trong nước.
Câu 22: Công ty môi giới việc làm N lựa chọn hồ sơ những người đăng ký để gửi cho các doanh
nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty N
đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?
A. Trung gian. B. Sản xuất. C. Tiêu dùng. D. Nhà nước.
Câu 23: Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng?
A. Phân phối thực phẩm. B. Sản xuất thực phẩm.
C. Chế biến thực phẩm. D. Xuất khẩu thực phẩm.
Câu 24: Chủ thể sản xuất là những người trực tiếp
A. tiêu dùng sản phẩm. B. phân phối lợi nhuận.
C. sản xuất hàng hóa. D. cung cấp nguồn vốn.

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG


Câu 1: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả này có giá
cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
A. Chức năng thừa nhận giá trị. B. Chức năng thực hiện giá trị.
C. Chức năng thông tin. D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
Câu 2: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu được lợi
nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thanh toán. B. Lưu thông. C. Thông tin. D. Đại diện.
Câu 3: Thị trường giúp người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận là thể hiện
chức năng nào sau đây?
A. Cung cấp thông tin. B. Thước đo giá trị.
C. Công cụ thanh toán. D. Xóa bỏ cạnh tranh.
Câu 4: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên đối tượng giao dịch, mua bán
A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động.
C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 5: Thị trường giúp người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận là thể hiện
chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị. B. Cung cấp thông tin.
C. Xóa bỏ cạnh tranh. D. Công cụ thanh toán.
Câu 6: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã nhập
khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận dụng chức
năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thẩm định. B. Thực hiện. C. Thanh toán. D. Thông tin.
Câu 10: Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của
hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng. Ông đã thực hiện chức năng
cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng điều tiết, kích thích. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng thực hiện. D. Chức năng hạn chế sản xuất.
Câu 11: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên phạm vi không gian của đối tượng
giao dịch, mua bán?
A. Thị trường tiêu dùng, lao động. B. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo.
C. Thị trường gạo, cà phê, thép. D. Thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 12: Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong phạm vi cả nước tăng quá
nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K
giữ nguyên diện tích trồng hồ tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu. Còn anh
H và S vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây. Trong trường hợp này, ai đã vận
dụng sai chức năng của thị trường?
A. Anh M,K, H, và S. B. Anh M. C. Anh M, H và S. D. Anh K.
Câu 13: Chuẩn bị cho chợ tết vào cuối năm. H, Q, L, M đã tìm hiểu thị trường, sau đó quyết định mang
hàng của mình ra chợ bán. Nhưng trong quá trình bán thì hàng của H bán được nhiều với giá cao, còn
hàng của Q và M cũng bán được nhiều nhưng giá cả trung bình, trong khi đó hàng của L bán rất ít với
giá cả trung bình. Vậy ai là người đã vận dụng tốt chức năng của thị trường?
A. H và L. B. H, Q và M. C. Q và M. D. H, Q và L.
Câu 14: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên phạm vi không gian của đối tượng
giao dịch, mua bán?
A. Thị trường tiêu dùng, lao động. B. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo.
C. Thị trường gạo, cà phê, thép. D. Thị trường trong nước và quốc tế.

BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG


Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị
trường?
A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp.
C. Đổi mới công nghệ sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 2: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó
được gọi là
A. giá trị sử dụng. B. tiêu dùng sản phẩm.
C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá.
Câu 3: Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như
A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình.
Câu 4: Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một
thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là
A. giá cả cá biệt. B. giá cả thị trường. C. giá trị thặng dư. D. giá trị sử dụng.
Câu 5: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó
được gọi là
A. phân phối sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm.
C. giá cả hàng hoá. D. giá trị sử dụng.
Câu 6: Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là
A. thị trường. B. cơ chế thị trường. C. giá cả thị trường. D. kinh tế thị trường.
Câu 7: Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là
A. tăng cường đầu cơ tích trữ. B. hủy hoại môi trường sống.
C. xuất hiện nhiều hàng giả. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 8: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các
chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng
A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường.
C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.
Câu 9: Câu tục ngữ "Cá lớn nuốt cá bé" chỉ quy luật kinh tế nào?
A. Quỵ luật cạnh tranh. B. Quỵ luật lưu thông tiền tệ.
C. Quỵ luật cung - cẩu. D. Quy luật giá trị.
Câu 10: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá. B. Khuyến mãi giảm giá.
C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tư vấn công dụng sản phẩm.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu của các quy luật kinh
tế cơ bản được gọi là
A. cơ chế quan liêu. B. cơ chế phân phối. C. cơ chế thị trường. D. cơ chế bao cấp.
Câu 13: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các
chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng
A. hủy hoại môi trường tự nhiên. B. áp dụng kĩ thuật tiên tiến.
C. đầu cơ tích trữ hàng hóa. D. làm giả thương hiệu.
Câu 14: Bao gồm hệ thống các quan hệ kinh tế, cùng với đó là cơ chế tự điều chỉnh thông qua các quy
luật kinh tế cơ bản là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. cơ chế tự điều tiết. B. cơ chế tự cân bằng. C. cơ chế thị trường. D. cơ chế rủi ro.
Câu 15. Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường?
A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá.
B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng.
D. Là công cụ quan trọng đế Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.
Câu 16: Một trong những quy luật kinh tế tác động tới việc tự điều chỉnh của cơ chế thị trường là quy
luật
A. đấu tranh. B. cung cầu. C. mua bán. D. tiêu dùng.
Câu 17. Giá cả thị trường là gì?
A. Giá mà người mua muốn trả cho người bán. B. Giá mà người bán áp đặt cho người mua.
C. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường. D. Giá do Nhà nước quy định.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả?
A. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
B. Giá cả điều tiết quỵ mô sản xuất của các doanh nghiệp.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
D. Giá cả thúc đẩy sự bất bình đẳng xã hội.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Kích thích đổi mới công nghệ.
C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
Câu 20: Một trong những chức năng của cơ chế thị trường là chức năng
A. vận hành. B. điều hành. C. thông tin. D. chỉ huy.
Câu 21: Khi các chủ thể kinh tế căn cứ vào các thông tin của giá cả thị trường để đưa ra các quyết định
phù hợp nhằm thu được lợi nhuận về mình là nói về
A. khái niệm giá cả thị trường. B. quy luật của giá cả thị trường.
C. bản chất của giá cả thị trường. D. chức năng giá cả thị trường.
Câu 22: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị
trường?
A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi
C. Hủy hoại tài nguyên môi trường. D. Giành thị trường có lợi để bán hàng.
Câu 23: Cơ chế thị trường điều tiết các quan hệ kinh tế mang tính
A. bắt buộc. B. cưỡng chế. C tự điều chỉnh. D. tự can thiệp.
Câu 24: Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chê thị trường?
A. Công ti H đã chế tạo bao bì sản phẩm bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường.
B. Hộ kinh doanh T đã hạ giá thu mua thanh long tại vườn do thị trường xuất khẩu đóng cửa vì dịch bệnh.
C. Do nhu cầu đi lại của người dân trong dịch Tết tăng cao, Công ti A đã tăng số chuyến xe trong ngày.
D. Công ti R cung cấp mặt hàng thịt bò đông lạnh cho hệ thống siêu thị C theo đúng yêu cầu.
Câu 25: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường được gọi là
A. giá trị sử dụng. B. giá trị hàng hóa. C. giá cả thị trường. D. giả cả nhà nước.

PHẦN II: TỰ LUẬN


Câu 1: Thị trường là gì? Nêu các chức năng chính của thị trường?
Câu 2: Nêu ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường?
Câu 3: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã
nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận
dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? Bằng sự hiểu biết của mình em hãy trình bày chức
năng đó?
Câu 4: Trên mảnh đất của gia đình, anh H đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.
Anh bỏ tiền đầu tư ao, máy móc, thiết bị, tôm giống, thức ăn,…và thuê nhân công phụ giúp. Mô hình
nuôi tôm công nghệ cao cho phép quản lý chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ
dịch bệnh cho tôm. Nhờ đó người nuôi có được sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân, anh còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà
nước, tạo việc làm cho người dân địa phương và truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch” cho nhiều
hộ nuôi tôm lân cận. Với quy mô sản xuất như hiện nay, hộ nuôi
tôm của anh H có triển vọng chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp để đáp
ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai. Hỏi:
a) Trong tình huống trên, anh H đã tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể nào?
b) Việc làm trên của anh H đã đóng góp gì cho bản thân, xã hội và cho nền kinh tế?
BÀI LÀM
CÂU 1:
- Khái niệm thị trường:
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.
- Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua
những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả,
tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Chủ thế SX và tiêu dùng sẽ có những
ứng xử, điều chỉnh kịp thời, điều tiết từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác.

CÂU 2:
- Ưu điểm :
+ Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đầy phát triền lực lượng sản xuất và
tăng trưởng kinh tế.
+ Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
+ Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
- Nhược điểm:
+ Tiềm ần rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.
+Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Câu 3:
- Anh T đã vận dụng chức năng thông tin của thị trường
- Trình bày chức năng đó: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông
qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng , chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá,
giá cả, tình hình cung- cầu về các loại hàng hoá.

Câu 4:
- Anh H đã tham gia vào nền kinh tế với vai trò là: chủ thể sản xuất
- Việc làm của anh H đã đóng góp như sau:
+ Đối với bản thân: Tạo việc làm cho chính mình, khai thác và sử dụng hiệu quả mảnh đất của gia đình,
từ đó có thêm thu nhập cho bản thân, ngoài ra còn có thêm lợi nhuận và hiệu quả kinh tế, mô hình của
anh có triển vọng chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh.
+ Đối với xã hội: Tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Đồng thời truyền đạt mô hình sản
xuất xanh và sạch cho nhiều hộ nuôi tôm lân cận.
+ Đối với nền kinh tế: Tạo ra sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó anh còn thực
hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước và góp phần phát triển đất nước.

Chúc các con ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi!

Nơi nhận: Tổ trưởng chuyên môn


- Ban giám hiệu
- Giáo viên nhóm GD KP $ PL
Trần Thị Thúy Quyên
- HS khối 10

You might also like