You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN KINH TẾ PHÁP LUẬT 10

NĂM HỌC 2023-2024


BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Câu 1: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người
A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất.
Câu 2: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác
của đời sống xã hội là hoạt động
A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi.
Câu 3. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ hoạt động lao động sản xuất?
A. Rau trồng ngoài vườn và đem bán B. Mua cá tôm ở chợ về ăn.
C. Mua tivi từ cửa hàng. D. Gạo được mua ngoài chợ.
Câu 4: Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản nào sau đây?
A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng. B. Sản xuất, mua bán - trao đổi, tiêu dùng.
C. Sản xuất, phân loại - trao đổi, tiêu dùng. D. Sản xuất, chi phối - trao đổi, tiêu dùng.
Câu 5: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với
người tiêu dùng?
A. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng B. Hoạt động phân phối - trao đổi
C. Hoạt động sản xuất - vận chuyển D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
Câu 6: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là
A. sản xuất của cải vật chất. B. phân phối cho sản xuất
C. phân phối cho tiêu dùng. D. tiêu dùng cho sản xuất.
Câu 7: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
D. là động lực kích thích người lao động.
Câu 8: Trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, thì phân phối và trao đổi đóng vai trò là
A. trung gian. B. nâng đỡ. C. quyết địnhD. triệt tiêu.
Câu 9: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác
nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là
A. trao đổi trong sản xuất. B. tiêu dùng cho sản xuất.
C. sản xuất của cải vật chất. D. phân phối cho sản xuất
Câu 10: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây thể hiện tốt vai trò của hoạt động sản
xuất
A. Cửa hàng E đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm.
B. Doanh nghiệp K quảng cáo sai chất lượng sản phẩm.
C. Công ti H tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, giá rẻ.
D. Công ti M xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Câu 11: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động trao đổi gắn liền với việc làm nào dưới đây?
A. Sử dụng gạo để nấu ăn. B. Chế biến gạo thành phẩm
C. Phân bổ gạo để cứu đói. D. Bán gạo lấy tiền mua vở
Câu 12: Giám đốc công ty M tiến hành phân bổ vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty là hoạt
động
A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. trao đổi. D. phân phối.
Câu 13: Quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phầm đáp ứng nhu cầu của
đời sống xã hội là nội dung của khái niệm hoạt động
A. tiêu dùng B. phân phối. C. sản xuất D. trao đổi.
Câu 14: Quá trình con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt là biểu hiện của hoạt động
A. tiêu dùng. B. lao động. C. sản xuất. D. phân phối.
Câu 15: Hãy chỉ ra hoạt động sản xuất trong các hoạt động dưới đây ?
A. Trồng lúa chất lượng cao. B. Vận chuyển vật liệu vào kho.
C. Mang rau ra chợ bán. D. Nấu cháo cho mẹ.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 17: Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công
ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho
các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng vào đổi mới máy
móc và dây chuyền sản xuất. Việc làm của công ty B gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền
kinh tê?
A. tiêu dùng. B. lao động. C. phân phối. D. sản xuất.
Câu 18: Bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích : Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội
bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa keo cày thay trâu … Cho đến hôm nay, những chàng trai
đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy…. Xet về mặt bản chất của nền kinh tế, hoạt động
nào được đề cập trong bài hát trên?
A. lao động. B. tiêu dùng. C. sản xuất. D. phân phối.
Câu 20: Gia đình M chuyên trồng và cung cấp sản phẩm rau hữu cơ cho thị trường. Sau giờ học, M
thường giúp bố mẹ đóng gói sản phẩm. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, bố mẹ giao cho M nhiệm vụ trực
điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng của khách hàng. M còn tìm tòi, giới thiệu sản phẩm của gia đình
qua mạng xã hội, để mọi người biết đến nhiều hơn. Xet về bản chất của nền kinh tế, bạn M đã tham
gia vào hoạt động nào dưới đây.
A. Trao đổi. B. Phân phối. C. Sản xuất. D. Tiêu dùng.

BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ


Câu 1: Chủ thể sản xuất là những người
A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Tiết kiệm năng lượng.
B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
C. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
Câu 3: Trong nền kinh tế, chủ thể trung gian đóng vai trò như thế nào trong mối quan hệ với chủ thể
sản xuất và chủ thể tiêu dùng?
A. Độc lập. B. Cầu nối C. Cuối cùng. D. Sản xuất.
Câu 4: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu
dùng?
A. chủ thể trung gian. B. Nhà đầu tư chứng khoán.
C. chủ thể doang nghiệp. D. chủ thể nhà nước.
Câu 5: Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ?
A. Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
B. Phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hiệu quả
D. Tạo ra sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng.
Câu 6: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng?
A. Chủ thể trung gian B. Doanh nghiệp Nhà nước
C. Các điểm bán hàng D. Chủ thể sản xuất
Câu 7: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ
thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm
chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?
A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng
C. Chủ thể Nhà nước D. Người sản xuất kinh doanh
Câu 8: Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian khi tham gia vào
các quan hệ kinh tế?
A. Hộ kinh tế gia đình. B. Ngân hàng nhà nước.
C. Nhà đầu tư bất động sản. D. Trung tâm siêu thị điện máy.
Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian trong nền
kinh tế?
A. Kho bạc nhà nước các cấp. B. Nhà máy sản xuất phân bón.
C. Trung tâm môi giới việc làm. D. Ngân hàng chính sách xã hội.
Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà
nước?
A. Tiếp thị sản phẩm hàng hóa. B. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
C. Môi giới bất động sản. D. Tìm hiểu giá cả thị trường
Câu 11: Một trong những vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước là
A. thúc đẩy lạm phát gia tăng. B. tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ học.
C. giảm tỷ lệ trẻ mù chữ. D. quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Câu 12: Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ?
A. Trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
B. Là mục đích cuối cùng của sản xuất
C. Môi giới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
D. Thúc đẩy phân phối hàng hóa thuận lợi.
Câu 13: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nhà nước có vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân
thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 14: Đối với chủ thể tiêu dùng, hoạt động của chủ thể trung gian sẽ góp phần làm cầu nối giữa tiêu
dùng với
A. sản xuất. B. nhà đầu tư C. doanh nghiệp. D. tiêu dùng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây là vai trò cùa chủ thể trung gian?
A. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
B. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà
nước?
A. Mua, tích trữ rồi bán lại hàng hóa. B. Tiêu dùng hàng hóa cho cá nhân.
C. Xây dựng chiến lược kinh tế vùng. D. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
Câu 17: Chị V luôn cân nhắc đến các yếu tố bảo vệ môi trường khi quyết định mua bất kì sản phẩm
nào. Chị có thể trả số tiền cao hon cho sản phẩm có bao bì dễ tái chế hoặc tái sử dụng được. Chị V
thường chọn mua các sản phẩm làm từ tự nhiên như ống đũa bằng tre, bàn chải tre, bông tắm xo
mướp,... Việc làm của chị V vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần cải thiện môi trường, đảm
bảo cho sức khoẻ của bản thân và gia đình. Xet về bản chất nền kinh tế, việc làm của chị V gắn liền
với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế?
A. Chủ thể tiêu dùng B. chủ thể nhà nước.
C. chủ thể trung gian D. Chủ thể sản xuất.
Câu 18: Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không
mang đi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch. Việc làm của ông K là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của
chủ thể kinh tế nào dưới đây?
A. chủ thể trung gian B. chủ thể nhà nước.
C. Chủ thể tiêu dùng D. Chủ thể sản xuất.
Câu 19: Với chuỗi cửa hàng và trung tâm mua sắm khắp cả nước, hệ thống siêu thị A đã và đang làm
cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo mang đến cho người dân những sản phẩm
chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị còn đưa ra hàng loạt các chưong trình giới thiệu
sản phẩm, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo sự an tâm và tin tưởng cho
người tiêu dùng. Xet về bản chất nền kinh tế, siêu thị A đóng vai trò là chủ thể nào dưới đây của nền
kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng
C. chủ thể trung gian D. chủ thể nhà nước.
Câu 20: Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hon 100
ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Để khắc phục hậu quả, Chính phủ đã trình Quốc hội thòng qua
nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh số
dưới 200 tỉ đồng/năm. Việc ban hành chính sách trên gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh
tế?.
A. Chủ thể tiêu dùng B. chủ thể nhà nước.
C. Chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG


Câu 2: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành:
A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.
C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,...
Câu 3: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước.
C. Thị trường. D. Người sản xuất.
Câu 4: Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua, sao cho có lợi nhất là thể hiện chức
năng nào sau đây?
A. Cung cấp thông tin. B. Tiền tệ thế giới.
C. Thúc đẩy độc quyền. D. Phương tiện cất trữ.
Câu 5: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ
A. Cầu – cạnh tranh.B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá
Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng
A. biểu hiện giá trị hàng hóa. B. làm môi giới trao đổi
C. thông tin giá cả hàng hóa. D. trao đổi hàng hóa.
Câu 8: Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. B. hàng hoá, tiền tệ, giá cả.
C. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. D. tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 9: Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng
nào sau đây?
A. Cung cấp thông tin. B. Tiền tệ thế giới.
C. Thúc đẩy độc quyền. D. Phương tiện cất trữ.
Câu 10: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ
A. Thưởng – phạt. B. Cho – nhận. C. Trên – dưới D. Mua – bán.
Câu 11: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì
bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
A. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể
B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế
C. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng
D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Câu 12: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên phạm vi không gian của đối tượng
giao dịch, mua bán
A. Thị trường tiêu dùng, lao động. B. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo.
C. Thị trường gạo, cà phê, thep. D. Thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 13: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên đối tượng giao dịch, mua bán
A. Thị trường gạo, cà phê, thep. B. Thị trường tiêu dùng, lao động.
C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 14: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ
A. Sản xuất – tiêu dùng. B. Hàng hóa – tiền tệ.
C. Trung gian – nhà nước. D. Phân phối – sản xuất.
Câu 15: Việc phân chia các loại thị trường như thị trường trong nước, thị trường quốc tế là ….là căn
cứ vào
A. vai trò sản phẩm. B. cách thức vận hành.
C. đối tượng giao dịch, mua bán. D. phạm vi không gian.
Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm thu được
nhiều lợi nhuận, các chủ thể sản xuất cần căn cứ vào chức năng nào của thị trường?
A. Thanh toán. B. Thông tin. C. Điều tiết. D. Thực hiện.
Câu 17: Bạn N học xong lớp 12, tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết
nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng
hoá do nhân tố nào quyết định?
A. Người sản xuất. B. Thị trường.
C. Người làm dịch vụ. D. Nhà nước.
Câu 18: Anh M trồng lúa bán nhưng thua lỗ vì anh bị thương lái ep giá. Anh M bàn với vợ là vụ mùa
tới anh sẽ chỉ trồng một ít lúa và sẽ trồng nhiều dưa hấu để đáp ứng thị trường Tết và ngày lễ. Quyết
định của anh M đã vận dụng tốt chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Giá cả tăng thì giảm tiêu dùng. B. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất.
C. Giá cả giảm thì tăng tiêu dùng. D. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 19: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa. Những hàng
hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. Thông tin.
C. Mã hóa.
D. Điều tiết sản xuất.
Câu 20: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã
nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận
dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thông tin. B. Thanh toán. C. Thực hiện. D. Thẩm định.

You might also like