You are on page 1of 31

BÀI 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CÂU HỎI NHẬN BIẾT


Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
B. tạo ra công cụ lao động để phục vụ quá trình lao động của con người.
C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của mình.
D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất và những của cải khác.
Câu 2. Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. cơ sở tồn tại của xã hội. B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. giúp con người có việc làm. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3. Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. mọi hoạt động của xã hội. B. số lượng hàng hóa trong xã hội.
C. thu nhập của người lao động. D. việc làm của người lao động.
Câu 4. Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 5.Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào
quá trình sản xuất là
A. lao động.       B. người lao động. C. sức lao động.      D. làm viêc.
Câu 6. Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người
lên đối tượng lao động là
A. người lao động. B. tư liệu lao động. C. tư liệu sản xuất. D. nguyên liệu.
Câu 7. Phát triển kinh tế là
A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.
B. sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng
xã hội.
Câu 8. Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để
A. thực hiện tốt chức năng gia đình. B. loại bỏ tệ nạn xã hội.
C. đảm bảo ổn định về kinh tế. D. xóa bỏ thất nghiệp.
Câu 9. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ
bản của
A. quá trình sản xuất. B. tư liệu sản xuất
C. quan hệ sản xuất. D. quá trình lao động.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi

A. đối tượng lao động. B. tư liệu lao động.
C. tài nguyên thiên nhiên. D. nguyên liệu.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với cá nhân?
A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm.
B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế.
C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần.
D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với xã hội?
A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục.
B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng.
C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội.
D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn
định.
Câu 4. Hoạt động nào sau đây là bản chất nhất của con người, là tiêu chuẩn để
phân biệt con người với con vật?
A. Sáng tạo. B. Nghiên cứu khoa học.
C. Lao động. D. Biết chế tạo công cụ lao động.
Câu 5. Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên thường là đối tượng lao động
của ngành
A. công nghiệp chế biến. B. công nghiệp chế tạo.
C. công nghiệp khai thác. D. công nghiệp cơ khí.
Câu 6. Đối tượng lao động trải qua tác động của lao động thường là đối tượng
lao động của ngành
A. công nghiệp chế biến. B. công nghiệp chế tạo.
C. công nghiệp khai thác. D. công nghiệp cơ khí.
Câu 7. Đối tượng lao động loại có sẵn trong tự nhiên hay loại đã trải qua tác
động của lao động đều
A. có công dụng nhất định. B. có nguồn gốc từ tự nhiên.
C. do con người sáng tạo ra. D. là kết quả của quá trình sản xuất.
Câu 8. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan
trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất.
Câu 9. Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá
trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại.
Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành
công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.       B. Than. C. Sân bay.       D. Nhà xưởng.
Câu 11. “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây
trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động.
Câu 12. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành may mặc?
A. Máy may.       B. Vải. C. Thợ may.       D. Chỉ.
Câu 13. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành xây dựng?
A. Xi măng.       B. Thợ xây. C. Cái bay.       D. Giàn giáo.
Câu 14. Căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế là:
A. quy mô tăng trưởng kinh tế. B. tốc độ tăng trưởng kinh tế.
C.số lượng, chât lượng sản phẩm. D. quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 15. Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao
động hay tư liệu lao động?
A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng. B. Khả năng sử dụng.
C. Nguồn gốc của vật đó. D. Giá trị của vật đó.
Câu 16. Hoạt động nào sau đây là trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động chính trị- xã hội.
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động giáo dục.
Câu 17. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng
A. có nhiêu của cải hơn. B. sống sung sướng, văn minh hơn
C. được nâng cao trình độ. D. được hoàn thiện và phát triển toàn
diện.
Câu 18. Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?
A. Anh B đang xây nhà. B. Ong đang xây tổ.
C. Hùng đang nghe nhạc. D. Chim tha mồi về tổ.
Câu 19. Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành:
A. phương thức sản xuất. B. lực lượng sản xuất.
C. quá trình sản xuất. D. tư liệu sản xuất.
Câu 20. Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí. B. Sợi để dệt vải.
C. Máy cày. D. Vật liệu xây dựng.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, mà còn phải có
A. chính giáo dục và đào tạo phù hợp. B. chính giải quyết việc làm.
C. chính sách khoa học và công nghệ phù hợp. D. chính sách dân số phù
hợp.
Câu 2. Con bò là đối tượng lao động của ngành công nghiệp chế biến, nhưng là tư
liệu lao động của người
A. thợ săn. B. bán thịt. C. nấu lẩu. D. nông dân.
Câu 3. Bà An làm đất trồng rau để bán ra thị trường. Quá trình đó được gọi là
A. sản xuất kinh tế. B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất. D. quá trình sản xuất.
Câu 4. Nước biển được những người nông dân bơm lên ruộng, phơi nắng tạo
thành muối ăn. Như vậy nước biển được gọi là yếu tố nào sau đây?
A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng 6,9 – 7% . Sự phát
triển kinh tế này có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
Câu 6. Trong câu “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng
sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào…”, Các Mác muốn
nói tới vai trò của
A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động.
C. người lao động. D. sản phẩm lao động.
Câu 7. Trong bài thơ "Bài ca vỡ đất" nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: "Bàn
tay làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Theo em “sỏi đá” mà
nhà thơ nhắc đến là yếu tố nào sau đây?
A. Đối tượng lao động. B. Công cụ lao động.
C. Sản phẩm lao động. D. Tư liệu lao động.
Câu 8. Khi thăm quan làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Hùng thắc mắc: Không biết
vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt? Nếu là hướng
dẫn viên du lịch em sẽ chọn đáp án nào giúp Hùng?
A. Sợi để dệt vải. B. Tủ để vải. C. Máy dệt vải. D. Kéo cắt vải.
Câu 9. Công ty T đã đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất hiện đại đồng thời
cử người đi đào tạo về cách sử dụng và bảo trì trang thiết bị mới đó. Việc làm
này của họ là sự đầu tư cho yếu tố nào sau đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động. B. Sức lao động, công cụ lao động.
C. Công cụ lao động, công nghệ. D. Đối tượng lao động, công nghệ.
Câu 10. Trung tâm khuyến nông huyện C thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn
kĩ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap cho nông dân trong huyện
nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc làm trên là sự đầu
tư cho yếu tố nào sau đây?
A. Sức lao động.       B. Tư liệu lao động.
C. Công cụ lao động.      D. Đối tượng lao động.
BÀI 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. giá trị và giá cả. B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
C. giá cả và giá trị sử dụng. D. giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 2. Giá trị của hàng hóa là
A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. chi phí làm ra hàng hóa.
D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 3. Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người.
C. cơ sở của giá trị trao đổi.
D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 4. Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá trị khác nhau. B. giá cả khác nhau.
C. giá trị sử dụng khác nhau. D. số lượng khác nhau.
Câu 5. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
C. tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.
D. tiền dùng để cất trữ.
Câu 6. Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
A. chất lượng và số lượng hàng hóa. B. gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
C. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. giá cả và số lượng hàng hóa.
Câu 7. Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 8. Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi
nhuận.
Câu 9. Thông tin của thị trường giúp người mua
A. biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
B. mua được hàng hóa mình cần.
C. biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
D. điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
B. chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau.
C. chúng có giá trị bằng nhau.
D. chúng đều là sản phẩm của lao động.
Câu 2. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Điện.      B. Nước máy. C. Không khí.       D. Rau trồng để bán.
Câu 3. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. C. chi phí sản xuất. D. hao phí lao động.
Câu 4. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 5. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực
hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 6. Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua
hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 7. Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Gửi tiền vào ngân hàng. B. Mua vàng cất vào két.
C. Mua xe ô tô. D. Mua đô là Mĩ
Câu 8. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác
được gọi là
A. mệnh giá. B. giá niêm yết. C. chỉ số hoái đối. D. tỉ giá hối đoái.
Câu 9. Sản phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Dịch vụ internet.       B. Nước máy ở đô thị.
C. Vé mời xem ca nhạc.       D. Vé xem phim.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại
bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con.       B. 20 con. C. 15 con.       D. 3 con.
Câu 2. An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức
năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ. B. An mua vàng để dành.
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng. D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất.
Câu 3. Chuyến du lịch Nha Trang - Huế - Đà Nẵng là loại hàng hóa
A. hữu hình. B. dịch vụ. C. vật thể. D. vui chơi.
Câu 4. Những người có thu nhập cao chủ động nộp thuế cho nhà nước. Trong
trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán. D. Tiền tệ thế giới.
Câu 5. T và H cùng nhau đi xem kịch. Họ mua 2 chiếc vé, mỗi vé hết 100.000
đồng, mua nước ngọt hết 50.000 đ, gửi xe hết 10.000 đồng, còn lại 40.000 mua
bắp rang. Trong trường hợp này số tiền họ phải trả cho hàng hóa dịch vụ là bao
nhiêu?
A. 100.000 đồng. B. 210.000 động. C. 250.000 đồng. D. 260.000 đồng.
Câu 6. Anh K và anh P cùng nhau đi xem phim. Họ mua 2 chiếc vé, mỗi vé hết
100.000 đồng, mua nước ngọt hết 50.000 đ, gửi xe hết 10.000 đồng, còn lại 40.000
mua bắp rang. Trong trường hợp này số tiền họ phải trả cho việc mua hàng cho
hàng hóa là bao nhiêu?
A. 200.000 đồng. B. 210.000 động. C. 290.000 đồng. D. 300.000 đồng.
Câu 7. H mua hộp phấn mất hết 15.000 đồng. Trong trường hợp này 15.000 đồng
là biểu hiện của yếu tố nào sau đây của hàng hóa?
A. Giá trị. B. Giá trị sử dụng. C. Giá cả. D. Giá trị trao đổi.
Câu 8. T ăn một bát phở và phải trả 50.000 đồng. Điều này có nghĩa là T đã mua
yếu tố nào sau đây của hàng hóa?
A. Giá trị. B. Giá trị sử dụng. C. Giá cả. D. Giá trị trao đổi.
Câu 9. Công ty T mua nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài với giá 2 USD/ kg nếu
thanh toán bằng tiền Việt thì 45.000 đồng/kg. Trong trường hợp này, sự khác
nhau về số tiền phải trả cho 1kg nguyên liệu là do yếu tố nào sau đây?
A. Giá trị của hàng hóa. B. Giá trị của tiền tệ.
C. Giá cả của hàng hóa. D. Giá trị trao đổi.
Câu 10. Hiện hay, các doanh nghiêp sản xuất ô tô tại Việt Nam đang đua nhau
giảm giá bán để giành thị phần đối với dòng ô tô giá rẻ đã khiến cho sức tiêu thụ
của sản phẩm tăng mạnh. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức
năng nào sau đây?
A. Kích thích tiêu dùng. B. Kích thích cạnh tranh.
C. Hạn chế sản xuất. D. Điều tiết sản xuất.
Câu 11. Do có tay nghề cao và biết được thị hiếu của khách hàng nên anh B luôn
tạo ra những chiếc tủ có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, chất lượng gỗ tốt. Vì vậy, sản
phẩm của anh khi hoàn thành đều được khách hàng mua ngay với giá cao. Trong
trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
B. Môi giới, thúc đẩy quan hệ mua bán.
C. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
D. Điều tiết, kích thích sản xuất hàng hóa.
Câu 12. H mua cây bút giá 50.000 đ, hôm sau T cũng mua cây bút cùng loại và
cùng cửa hàng với H nhưng với giá 52.000 đ. Sự khác nhau về giá của 2 chiếc bút
là do sự thay đổi của yếu tố nào sau đây?
A. Giá trị của hàng hóa. B. Giá trị của tiền tệ.
C. Giá cả của hàng hóa. D. Giá trị trao đổi.
Câu 13.  Khi quả Thanh Long của Việt Nam được bà con nông dân bán sang
Trung Quốc thì tiền làm chức năng
A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế.
Câu 14. Tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị trong trường hợp nào
dưới đây?
A. Ông K bán chiếc ô tô để dồn tiền mua nhà.
B. Anh N bán lô đất ở khu dự án với giá 2,3 tỷ.
C. Bà L gửi vào tài khoản của con ở Mĩ 5 ngàn USD.
D. Chị V gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Nhà nước.
Câu 15. Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện
thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản
phẩm của hãng S. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng điều tiết, kích thích.
C. Chức năng thông tin. D. Chức năng hạn chế sản xuất.
Câu 16. Bà H có cơ sở sản xuất tăm tre bán ra thị trường, hiện nay nhu cầu của
thị trường tăng, nên chồng bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng con
bà thì sợ không bán được dẫn đến thua lỗ, khuyên bà nên thu nhỏ lại cho dễ
quản lí, còn bà thì muốn gữi nguyên như trước. Vậy ý kiến của ai giúp cho bà H
có thêm lợi nhuận?
A. Bà H. B. Chồng bà H. C. Con bà H. D. Không ai đúng.
Câu 17. Học xong lớp 12, N tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng
em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng bao nhiêu và định giá cả như
thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào sau đây
quyết định?
A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ.
Câu 18. Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi diện tích trồng hồ tiêu trong
phạm vi cả nước tăng quá nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó,
anh M vẫn phá bỏ 2 ha cà phê để trồng tiêu, anh K giữ nguyên diện tích trồng hồ
tiêu của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu. Còn anh H và S
vội phá bỏ diện tích trồng hồ tiêu chuyển sang trồng chanh dây. Trong trường
hợp này, ai đã vận dụng sai chức năng của thị trường?
A. Anh M. B. Anh K. C. Anh M, H và S. D. Anh M,K, H, và S.

CHỦ ĐỀ 2: QUY LUẬT KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG


HÀNG HÓA
BÀI 3: QUY LUẬT SẢN XUẤT TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HÓA
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội.
D. lao động cá biệt lớn hơn lao động xã hội cần thiết.
Câu 3. Đâu được xem là tác động của quy luật giá trị?
A. Thừa nhận giá trị hàng hóa. B. Điều tiết, hạn chế tiêu dùng.
C. Thông tin sản phẩm. D. Phân hóa giàu nghèo.
Câu 4. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung của quy luật giá trị?
A. Trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá.
B. Giá trị hàng hóa do giá cả quyết định.
C. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị.
D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 6. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. giá trị trao đổi. B. giá trị hàng hóa.
C. giá trị sử dụng của hàng hóa. D. thời gian lao động cá biệt.
Câu 7. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa bao giờ cũng
A. xoay quanh trục giá trị. B. nằm song song trục giá trị.
C. cao hơn trục giá trị. D. thấp hơn trục giá trị.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao đông cá biệt bằng hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 2. Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
B. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
C. người sản xuất ngày càng giàu có
D. kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
Câu 4. Muốn thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần
thiết, người sản xuất cần phải
A. thuê thêm công nhân B. cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm.
C. sản xuất đa dang hàng hóa. D. nâng cao uy tín cá nhân.
Câu 5. Hàng hóa A và B được trao đổi với nhau khi có cùng
A. thời gian lao động xh cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt.
C. giá trị sử dụng. D. giá trị cá biệt.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Để may một cái áo, anh A phải mất thời gian lao động cá biệt là 2h, trong
khi đó thời gian lao động xã hội cần thiết là 1,5h. Trong trường hợp này, việc sản
xuất của anh A sẽ
A. thu được lợi nhuân. B. hòa vốn.
C. lỗ vốn. D. có thể bù đắp được chi phí.
Câu 2. Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển
sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận
dụng tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Tạo năng suất lao động cao hơn.
Câu 3. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 2 giờ, anh B là
1 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là
2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A. B. Anh B.
C. Anh C. D. Anh A và anh B.
Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG
HÀNG HÓA.
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh
doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. cạnh tranh.      B. thi đua. C. sản xuất.       D. kinh doanh.
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển.
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do
sản xuất kinh doanh.
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh.
Câu 3. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
B. giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình.
C. gây ảnh hưởng trong xã hội.
D. phục vụ lợi ích xã hội.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên. B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.
B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
C. Ảnh hưởng các doanh nghiệp cùng ngành.
D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và
nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào
dưới đây của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
Câu 2. Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của
cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho cung lớn hơn cầu. B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường. D. Gây ra hiện tượng lạm phát.
Câu 4. Công ty A kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới
sức khỏe người tiêu dùng là biểu hiện của nội dung nào sau đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh. B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh. D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
Câu 5. Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh
tranh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao giá thành hàng hóa.
B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Đầu tư nhiều vốn cho sản xuất, kinh doanh.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau
mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự . Hiện tượng này
phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị.
Câu 2. Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu
trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã
vi phạm quy luật nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
B. Tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 3. Công ty A là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến
cá chết hàng loạt. Việc này thể hiện doanh nghiệp đã
A. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức làm cho môi trường suy
thoái.
B. không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương để giành lợi nhuận nhiều hơn.
C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, khủng hoảng kinh tế.
D. nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Câu 4. Anh A là chủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng giày da đang bán rất chạy
trên thị trường, trong xã hội lại có rất nhiều người cùng tham gia kinh doanh
mặt hàng đó. Vì vậy anh A đã chọn cách hạ giá thành sản phẩm, quảng bá
thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm... để chiến thắng trong
cạnh tranh. Vậy anh A đã sử dụng
A. cạnh tranh không lành mạnh. B. chiêu thức tranh giành thị trường.
C. cạnh tranh lành mạnh. D. mặt hạn chế của cạnh tranh.
BÀI 5: CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, điều kiện sản xuất. B. Điều kiện, chi phí sản xuất.
C. Giá cả, giá trị sử dụng. D. Giá cả, thu nhập.
Câu 2. Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động giữa các chủ thể nào dưới
đây?
A. Người mua và người bán. B. Người bán và người bán.
C. Người mua với người tiêu dùng. D. Giữa những người sản xuất.
Câu 3. Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu
hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 4. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. đang lưu thông trên thị trường.
B. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. đã có mặt trên thị trường.
D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
Câu 5. Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Cầu 6. Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Người sản xuất.       B. Giá cả.
C. Hàng hóa.        D. Tiền tệ.
Câu 7. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?
A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp với nhau.
B. Cung, cầu thường vận động ăn khớp, cân bằng.
C. Cung thường lớn hơn cầu.
D. Cầu thường lớn hơn cung.
Câu 8. Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào
dưới đây?
A. Nhà nước với doanh nghiệp. B. Người sản xuất với người tiêu dùng.
C. Người kinh doanh với Nhà nước. D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây thì người sản xuất sẽ bị thua lỗ?
A.Cung = cầu. B. Cung < cầu. C. Cung > cầu. D. Cung ≤ cầu.
Câu 3. Phương án nào dưới đây là đúng?
A. Giá cả tăng do cung < cầu. B. Giá cả tăng do cung > cầu.
C. Giá cả tăng do cung = cầu. D. Giá cả tăng do cung ≤ cầu.
Câu 4. Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu giảm.
Câu 5. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng
nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu giảm.
Câu 6. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở
rộng, lượng cung hàng hoá sẽ
A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên.
Câu 7. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?
A. Lựa chọn mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
B. Phát triển kinh tế cho đất nước.
C. Phù hợp với nhu cầu và mang lại lợi ích cho mình.
D. Lựa chọn thời điểm để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Câu 8. Việc giảm mua một hàng hóa nào đó khi cung nhỏ hơn cầu là sự lựa chọn
hợp lý của chủ thể nào dưới đây?
A. Người tiêu dùng. B. Người bán. C. Người sản xuất. D. Nhà nước.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp
nào sau đây
A. cung = cầu.  B. cung > cầu.
C. cung < cầu.                   D. cung ≤ cầu.
Câu 2. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người
sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất . B. Mở rộng sản xuất.
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất. D. Tái cơ cấu sản xuất.
Câu 3. Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới
đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh.       B. Giá trị. C. Giá trị sử dụng.       D. Giá cả.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là cầu?
A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp.
B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ.
C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền.
D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.
B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.
C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.
Câu 6. Nhiều hộ gia đình ở huyện C phá thanh long ruột trắng để trồng thanh
long ruột đỏ , do có giá cao hơn nhiều. Đây là biểu hiện nào trong nội dung quan
hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Cung lớn hơn cầu làm cho giá giảm.
Câu 7. Hiện nay trên thị trường giá thịt lợn rất cao. Trong trường hợp này cung
và giá cả có mối quan hệ như thế nào?
A. Giá cao thì cung giảm.
B. Giá cao thì cung tăng.
C. Giá thấp thì cung tăng.
D. Giá biến động nhưng cung không biến động.
Câu 8. Khi trên thị trường giá cả sữa bột giảm thì xảy ra trường hợp nào sau
đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 9. Khi trên thị trường giá cả thịt gà tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 10. Khi trên thị trường cung về gạo lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào
sau đây?
A. Giá gạo tăng. B. Giá gạo giảm .
C. Giá gạo giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 11. Khi trên thị trường cung về đường trắng nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường
hợp nào sau đây?
A. Giá đường tăng. B. Giá đường giảm.
C. Giá đường giữ nguyên. D. Giá đường bằng giá trị.
Câu 12. Trong trường hợp thị trường bị rối loạn, do nguyên nhân khách quan
(bão, lũ lụt, khan hiếm tài nguyên), chủ thể nào dưới đây đã thông qua pháp luật,
chính sách đề cân đối lại cung – cầu, ổn định giá cả?
A. Công dân. B. Nhà nước. C. Người sản xuất. D. Người tiêu dùng.
Câu 13. Chị K rất thích ăn Vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị
trường thấp nên chị đã chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù
hợp. Như vậy chị K đã vận dụng
A. không tốt quy luật cạnh tranh. B. tốt quy luật cạnh tranh.
C. tốt quy luật cung cầu. D. không tốt quy luật cung cầu.
Câu 14. Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng. Nhà kinh doanh quần áo sẽ
lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa đông.
B. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa hè.
C. Nhập cả quân áo thời trang hè và thu.
D. Nhập quân áo mùa thu.
BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là biểu hiện quá trình nào dưới
đây?
A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Cơ giới hóa, tự động hóa.
Câu 2. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã
hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Cơ giới hoá.
Câu 3. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. một số mặt. B. to lớn và toàn diện.
C. thiết thực và hiệu quả. D. toàn diện và cụ thể.
Câu 4. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại .
C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường.
Câu 5. Để xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nước ta cần phải
A. thay đổi vùng kinh tế. B. thực hiện chính sách kinh tế mới.
C. phát triển kinh tế thị trường. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 6. Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển
thì công nghiệp hóa phải
A. đi trước hiện đại hóa. B. đi sau hiện đại hóa.
C. gắn liền với hiện đại hóa. D. tách rời hiện đại hóa.
Câu 7. Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta là
A. xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần.
B. con người có điều kiện phát triển toàn diện.
C. các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng.
D. tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công
nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
Câu 2. Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày
càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa.
C. Tự động hóa. D. Tri thức hóa.
Câu 3. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội bằng cách chuyển nền kinh tế từ
chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí là thể hiện nội dung
nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. Chuyển dịch thành công cơ cấu lao động.
D. Củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất.
Câu 4. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “ con trâu đi trước, cái
cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta
hiện nay?
A. Hiện đại hóa.      B. Nông thôn hóa.
C. Công nghiệp hóa.      D. Tự động hóa.
Câu 5. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động tát nước vào đồng
ruộng sang xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu hiện đại là thể hiện quá trình nào
ở nước ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa. B. Nông thôn hóa.
C. Công nghiệp hóa. D. Tự động hóa.
Câu 6. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, cần
A. phát triển kinh tế thị trường. B. phát triển kinh tế tri thức.
C. phát triển thể chất cho người lao động. D. tăng số lượng người lao động.
Câu 8. Hoạt động nào sau đây thuộc về trách nhiệm của công dân đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Lựa chọn mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
B. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
C. Tham gia phát triển lực lượng sản xuất mới.
D. Tham gia xây dựng quan hệ sản xuất mới.
Câu 9. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần tự đầu tư nghiên cứu và xây
dựng.
B. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và
công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
C. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu,
xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên
tiến.
D. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần đầu tư cho xây dựng. không
cần nghiên cứu mất thời gian.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Anh A sử dụng máy cày hiện đại để cày ruộng thay cho việc sử dụng sức
kéo của trâu bò trước đây. Việc làm của anh A là thực hiện quá trình nào ở nước
ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa. B. Nông thôn hóa.
C. Công nghiệp hóa. D. Tự động hóa.
Câu 2. Cơ quan thuế ở Thành phố B áp dụng thu thuế từ doanh nghiệp qua mạng
Internet. Điều này thể hiện quá trình ứng dụng khoa học – công nghệ vào
A. quá trình sản xuất kinh doanh. B. quá trình dịch vụ.
C. quản lý văn hóa - xã hội. D. quản lý kinh tế - xã hội.
Câu 3. Gia đình nhà ông Nam đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới cây tự động nhằm
giảm công sức, thời gian lao động và nâng cao năng suất lao động. Đây là biểu
hiện của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta về nội dung nào dưới
đây?
A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
C. Tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN.
D. Xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất XHCN.
Câu 4. Ông A thường xuyên nghiên cứu những kĩ thuật mới nhằm tìm nhiều giải
pháp giúp cho cây lúa phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt
rất cao. Ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước?
A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của CNH, HĐH.
B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
Câu 5. Gia đình ông X lập trang trại nhưng ông nói không cần đầu tư ứng dụng
KHCN vì lo tốn tiền mà chỉ cần làm theo phương pháp truyền thống của gia đình
là được. Nếu em là người nhà ông X em sẽ khuyên ông như thế nào trong các
cách dưới đây?
A. Cần trang bị KHCN để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
B. Nhất trí với quan điểm của ông, không cần đầu tư do tốn kém.
C. Khuyên ông vay vốn ngân hàng để đầu tư.
D. Không có ý kiến tham gia vì mình còn nhỏ tuổi.
Câu 6. An nói với Cường học xong cấp 3 sẽ đi làm công nhân nên không cần phải
đầu tư học hành chăm chỉ làm gì cho mệt. Quan điểm của An trái với nội dung
nào dưới đây?
A. Nội quy của nhà trường.
B. Trách nhiệm của công dân đối với CNH, HĐH.
C. Nội dung CNH, HĐH.
D. Đó là quan điểm cá nhân không có gì sai trái.
Câu 7. Ngành kinh tế nào được coi là ngành "công nghiệp không có khói"
A. Du lịch. B. Thương nghiệp. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp
Câu 8. Gia đình bà An đã chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất nông
nghiệp từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự
phát triển của công nghiệp cơ khí như sử dụng máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm
nước… là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 9. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật lần thứ nhất ứng dụng
vào lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sản xuất. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Kinh doanh.
Câu 10. Sinh viên Việt Vam hiện nay thực hiện trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua việc thường xuyên học
tập nâng cao trình độ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật
cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
A. phát triển kinh tế tri thức. B. hội nhập quốc tế.
C. nền văn hóa tiên tiến. D. tăng trưởng kinh tế.
Câu 11. Sau khi học xong bài 6 CNH, HĐH đất nước, bạn A nói với bạn B:
“CNH, HĐH là của người lớn, là học sinh như chúng mình thì làm được gì”. Nếu
là B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tán thành với ý kiến của A, CNH, HĐH là việc của người lớn.
B. Không tán thành cũng không phản đối, thái độ ba phải.
C. Phản đối và bỏ đi nơi khác tỏ vẻ mình là người hiểu biết.
D. Phản đối ý kiến và giải thích cho A hiểu trách nhiệm của học sinh.
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Sau khi tốt nghiệp ngành nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng
gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật
và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh
đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?
A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.
C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.
D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.
Câu 2. Gia đình ông A trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông A vừa
chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công
sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho
cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt rất cao. Theo em,
ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước?
A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của CNH, HĐH.
B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
BÀI 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Thành phần kinh tế được hiểu là
A. một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất.
B. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản
xuất.
C. các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội.
D. các kiểu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nằm trong nền kinh tế.
Câu 2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định, ở nước ta có những thành
phần kinh tế nào sau đây?
A. Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 3. Kinh tế nhà nước được Đảng ta xác định có vai trò nào sau đây trong nền
kinh tế?
A. Cần thiết. B. Chủ đạo. C. Then chốt. D. Quan trọng.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở
nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần
kinh tế mới.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 5. Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện
là gì?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.
D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.
Câu 6. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây?
A. Tạo ra một thị trường kinh doanh sôi động.
B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển.
C. Làm cho các quan hệ xã hội trở nên tốt hơn.
D. Tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
A. Quan hệ sản xuất. B. Sở hữu tư liệu sản xuất.
C. Lực lượng sản xuất. D. Các quan hệ trong xã hội.
Câu 2. Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò nào sau đây?
A. Đóng góp lớn về nguồn vốn cho nền kinh tế.
B. Định hướng cho các thành phần kinh tế khác.
C. Tạo ra tiềm năng công nghệ cho nền kinh tế.
D. Là một trong những động lực của nền kinh tế.
Câu 3. Thành phần kinh tế nào sau đây dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất?
A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản Nhà nước.
Câu 4. Nhiều người cùng góp vốn thành lập Hợp tác xã vận tải X chuyên kinh
doanh dịch vụ vận chuyển hành khách. Vậy họ thuộc thành phần kinh tế nào
dưới đây?
A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư bản Nhà nước.
Câu 5. Bộ phận nào sau đây không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước?
A. Doanh nghiệp nhà nước.
B. Các quỹ dự trữ, các quỹ bảo hiểm quốc gia.
C. Quỹ bảo hiểm nhà nước.
D. Các cơ sở kinh tế do nhà nước cấp phép thành lập.
Câu 6. Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Tập thể. B. Tư nhân. C. Cá nhân. D. Tư bản.
Câu 7. Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về
vốn, sức lao động và tay nghề?
A. Tập thể. B. Tư nhân. C. Nhà nước. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 8. Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà
nước về
A. hình thức kinh doanh. B. hình thức sản xuất.
C. hình thức sở hữu. D. hình thức quản lý.
Câu 9. Căn cứ để xác định các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay là dựa trên
một hình thức
A. quản lý nhất định về tư kiệu sản xuất. B. tư hữu nhất định về tư liệu sản xuất
C. sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. D. phân phối nhất định về của cải vật chất.
Câu 10. Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc
thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật..
B. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ chính quyền.
C. Tìm kiếm việc làm ở các thành phần kinh tế phù hợp.
D. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ học vấn.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Tốt nghiệp đại học mà chưa có việc làm nên chị U và Y chán nản không
làm gì mà chỉ ở nhà sống nhờ gia đình. Còn anh V, dù rất chăm chỉ với 2ha đất
trồng sắn nhưng hoàn cảnh kinh tế vẫn khó khăn. Chị K lại sống bằng việc tổ
chức ghi số đề và cho vay nặng lãi. Những ai dưới đây không thực hiện trách
nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Chị U và Y. B. Chị U, Y và anh V.
C. Chị K. D. Chị U, chị K và chị Y.
Câu 2. Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia
đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy
mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Cơ sở sản xuất của ông
A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 3: Ngày 13/10/2019, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) đã tổ chức lễ Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu
2019 - Cúp Thánh Gióng là hình thức tôn vinh của Cộng đồng Doanh nghiệp
Việt Nam đối với người lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp đang hoạt động theo
pháp luật Việt Nam, có thành tích xuất sắc trên mọi hoạt động liên quan đến xây
dựng, phát triển doanh nghiệp, đóng góp cho kinh tế xã hội của đất nước và
nâng cao đời sống người lao động thuộc
A. mọi thành phần kinh tế.
B. thành phần kinh tế Nhà nước
C. thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. thành phần kinh tế tư nhân

You might also like