You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HỌC ỨNG DỤNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÂU HÓI TRẮC NGHIỆM


HP: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CHƯƠNG 1
Câu 1: Kinh tế chính trị Mác – Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu
của
A. chủ nghĩa trọng thương.
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
C. chủ nghĩa trọng nông.
D. Kinh tế chính trị tư sản tầm thường.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin là
A. sản xuất của cải vật chất.
B. quan hệ xã hội giữa người với người.
C. quan hệ sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa.
D. quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong mối quan hệ qua lại giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng.
Câu 3: Phương pháp nào là quan trọng nhất để nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác – Lênin?
A. Trừu tượng hóa khoa học
B. Logic và lịch sử
C. Điều tra thống kê
D. Phân tích và so sánh
Câu 4: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là
A. gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên tạm thời để tìm ra bản
chất
B. phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành một cách
riêng biệt.
C. khái quát hóa tổng hợp những cái đơn nhất thành một bức tranh thống nhất
toàn vẹn.
D. nghiên cứu bản chất các hiện tượng và quá trình nghiên cứu theo trình tự liên
tục mà chúng xuất hiện trong đời sống xã hội.
Câu 5: Chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin:
A. Chức năng phương pháp luận
B. Chức năng thế giới quan
C. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận
D. Chức năng kinh tế
Câu 6: Chức năng nhận thức của Kinh tế chính trị Mác – Lênin:
A. phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
B. sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
C. tìm ra các quy luật của xã hội.
D. tìm ra sự khác nhau giữa ý thức hệ của các giai cấp trong lịch sử.
Câu 7: Chức năng tư tưởng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin:
A. Góp phần xây dựng thế giới quan cách mạng cho nhân loại.
B. Là vũ khí tư tưởng cho giai câp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Là sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột.
D. Là cơ sở lý luận cho giai cấp tư sản và nhân dân lao động trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 8: Chức năng phương pháp luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin:
A. Trang bị thế giới quan để nghiên cứu thế giới nói chung.
B. Trang bị lý luận khoa học cho các môn khoa học thuộc ngành Mác – Lênin.
C. Là cơ sở lý luận cho các khoa học nằm giáp ranh giữa các tri thức ngành khác
nhau.
D. tìm ra các quy luật kinh tế.
Câu 9: Bản chất cách mạng và khoa học của Kinh tế chính trị Mác – Lênin thể hiện ở các
chức năng
A. tư tưởng, thực tiễn, phương pháp luận.
B. tư tưởng, nhận thức, thế giới quan.
C. tư tưởng, thực tiễn, nhận thức.
D. tư tưởng, nhận thức, phương pháp luận.
Câu 10: Mác xem ai là người sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển?
A. Adam Smith
B. William Petty
C. Francois Quesney
D. David Ricardo
Câu 11: Học thuyết nào của Mác đã giải quyết được bế tắc của các trào lưu tư tưởng kinh
tế trước đây?
A. Học thuyết giá trị - lao động
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền
D. Học thuyết kinh tế chính trị hiện đại
Câu 12: Học thuyết nào của Mác được xem là hòn đá tảng trong chủ nghĩa Mác?
A. Học thuyết giá trị thặng dư.
B. Học thuyết giá trị.
C. Học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền.
D. Học thuyết giá trị và giá trị thặng dư.
Câu 13: Ai là người đầu tiên nêu ra danh từ “kinh tế chính trị” để đặt tên cho môn khoa
học này?
A. Antoine Mongchretiên
B. Tomas Mun
C. William Petty
D. Francois Quesney
Câu 14: Giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản
trong lĩnh vực kinh tế chính trị là gì?
A. Chủ nghĩa trọng thương
B. Chủ nghĩa trọng nông
C. Kinh tế chính trị tư sản tầm thường.
D. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
Câu 15: Thuật ngữ “kinh tế chính trị” được sử dụng đầu tiên vào năm nào?
A. Năm 1610.
B. Năm 1615.
C. Năm 1620.
D. Năm 1600.
Câu 16: Một trong những hạn chế của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển là xem
A. quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn.
B. nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có.
C. chưa biết đến quy luật kinh tế, phương pháp nghiên cứu là sự khái quát có tính
chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời sống kinh tế - xã hội.
D. nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp do mua rẻ bán đắt... nhằm tích luỹ
tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Câu 17: Theo Mác, muốn xem xét và giải thích nguồn gốc của tư tưởng và các vấn đề xã
hội thì phải bắt nguồn từ
A. các hoạt động kinh tế.
B. tư tưởng của giai cấp thống trị.
C. truyền thống lịch sử.
D. ý thức xã hội.
CHƯƠNG 2
Câu 1: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
A. tiêu dùng. B. thu lợi nhuận cho nhà tư bản.
C. đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất. D. trao đổi, mua bán.
Câu 2: Sản xuất hàng hoá ra đời từ những điều kiện nào?
A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất.
D. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
Câu 3: Mục đích của người sản xuất hàng hóa là:
A. giá trị sử dụng của hàng hóa. B. công dụng của hàng hóa.
C. giá trị trao đổi của hàng hóa. D. giá trị của hàng hóa.
Câu 4: Phân công lao động xã hội được hiểu là:
A. Phân công của xã hội về lao động, hình thành những ngành nghề sản xuất khác
nhau, là sự chuyên môn hóa nhất định đối với người sản xuất.
B. Phân công diễn ra trong đơn vị sản xuất.
C. Sự chuyên môn hóa nhất định đối với người sản xuất.
D. Chia nhỏ quá trình sản xuất, mỗi người đảm nhận một công đoạn.
Câu 5: Vì sao có quan điểm cho rằng: Sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại
của sự phân công lao động xã hội?
A. Vì có sự nhầm lẫn giữa sản xuất tự túc, tự cấp với sản xuất hàng hóa.
B. Vì sản xuất hàng hóa là sản xuất cho xã hội tiêu dùng, còn phân công lao động
là nhằm vào yêu cầu của cộng đồng.
C. Vì phân công lao động xã hội chỉ là hiện tượng tạm thời.
D. Vì xã hội loài người đã có lúc không có sản xuất hàng hóa, nhưng vẫn có phân
công lao động xã hội.
Câu 6: Tìm câu phát biểu đúng sau đây:
A. Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không
phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là hàng hóa.
B. Một vật khi đã là hàng hóa thì không nhất thiết phải có giá trị và giá trị sử dụng.
C. Một vật khi đã là hàng hóa thì không nhất thiết phải phụ thuộc vào cung cầu.
D. Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải phụ thuộc vào người sản xuất.
Câu 7: Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu từ
A. phân tích hàng hoá. B. lưu thông hàng hóa.
C. sản xuất giá trị thặng dư. D. sản xuất của cải vật chất.
Câu 8: C.Mác chọn hàng hóa làm xuất phát điểm để nghiên cứu bản chất của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì hàng hóa là
A. sản phẩm của lao động.
B. vật có ích, sản xuất để trao đổi, để bán.
C. hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải.
D. vật thông qua trao đổi, mua bán.
Câu 9: Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là:
A. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. B. Giá trị sử dụng và giá trị.
C. Giá trị và giá trị trao đổi. D. Giá trị và giá cả.
Câu 10: Theo C.Mác, giá trị sử dụng của hàng hóa là:
A. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
B. Công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn một số nhu cầu của nhà sản xuất.
C. Công dụng của vật phẩm có thể có thể đổi lấy một số giá trị hàng hóa khác.
D. Công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Câu 11: Trên thị trường, hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì:
A. Chúng đều là sản phẩm của lao động và được sản xuất với lượng thời gian hao
phí lao động cá biệt bằng nhau.
B. Chúng được sản xuất với lượng thời gian hao phí lao động cá biệt và lượng hao
phí vật tư kỹ thuật bằng nhau.
C. Chúng được sản xuất với lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết và
lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau.
D. Chúng đều là sản phẩm của lao động và được sản xuất để trao đổi.
Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị trao đổi là:
A. Cơ sở của giá trị hàng hóa.
B. Giá cả của hàng hóa trên thị trường.
C. Sức lao động được đem ra trao đổi với nhau.
D. Tỷ lệ trao đổi về lượng giữa giá trị sử dụng nầy với giá trị sử dụng khác.
Câu 13: Cơ sở chung của quan hệ trao đổi giữa các hàng hóa là:
A. Công dụng của hàng hóa.
B. Hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
C. Sở thích của người tiêu dùng.
D. Sự khan hiếm của hàng hóa.
Câu 14: Trong nền sản xuất hàng hóa, thực chất của việc trao đổi hàng hóa là trao đổi
A. lao động. B. ngang giá. C. sức lao động. D. giá trị sức lao động.
Câu 15: Yếu tố nào sau đây là nguồn gốc của giá trị hàng hóa?
A. Máy móc, nhà xưởng. B. Lao động của con người.
C. Đất đai. D. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
Câu 16: Tìm phát biểu đúng khi đề cập đến phạm trù giá trị:
A. Hao phí là cơ sở chung của trao đổi, chính hao phí sản xuất hàng hóa tạo nên giá
trị của hàng hóa.
B. Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất trao đổi hàng hóa, do
đó nó là phạm trù lịch sử.
C. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá cả.
D. Giá trị của hàng hóa là hao phí sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 17: Theo C.Mác, giá trị hàng hóa được xác định trên cơ sở
A. hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng kết tinh trong hàng hóa.
B. hao phí xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
C. hao phí lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
D. hao phí lao động cá biệt của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
Câu 18: Hàng hóa có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, vì
A. lao động sản xuất có tính hai mặt (lao động cụ thể và lao động trừu tượng).
B. lao động sản xuất có hai loại (lao động giản đơn và lao động phức tạp).
C. mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi hoặc để bán.
D. đó là đặc trưng riêng của nền kinh tế hàng hóa.
Câu 19: Trong nền kinh tế hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là:
A. Lao động tư nhân và lao động xã hội. B. Lao động giản đơn và lao động phức
tạp.
C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. D. Lao động quá khứ và lao động sống.
Câu 20: Lao động cụ thể là lao động
A. có ích dưới những hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
B. giống nhau giữa các loại lao động.
C. hao phí đồng chất của con người có thể trao đổi được với nhau.
D. chân tay nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Câu 21: Trong lao động sản xuất hàng hóa, vai trò của lao động cụ thể là:
A. Tạo nên lịch sử sản xuất hàng hóa.
B. Tạo ra giá trị của hàng hóa.
C. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Tạo ra tính chất xã hội của hàng hóa.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không thuộc hình thức lao động cụ thể?
A. Thao tác riêng. B. Đối tượng riêng.
C. Lao động riêng biệt. D. Kết quả riêng.
Câu 23: Tìm phát biểu sai khi đề cập đến vai trò của lao động cụ thể:
A. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.
B. Lao động cụ thể càng nhiều, giá trị sử dụng càng phong phú.
C. Lao động cụ thể hợp thành hệ thống xí nghiệp.
D. Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
Câu 24: Loại lao động nào sau đây tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa?
A. Lao động cụ thể. B. Lao động trừu tượng.
C. Lao động giản đơn. D. Lao động phức tạp.
Câu 25: Trong sản xuất hàng hóa, vai trò của lao động trừu tượng là tạo ra
A. giá trị hàng hóa. B. giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. giá cả trên thị trường. D. giá trị trao đổi.
Câu 26: Mâu thuẫn cơ bản của lao động sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa
A. giá trị và giá trị sử dụng. B. lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. lao động cụ thể và lao động trừu tượng. D. lao động tư nhân và lao động xã hội.
Câu 27: Lượng giá trị cá biệt của hàng hóa do yếu tố nào quyết định?
A. Thời gian lao động giản đơn, trung bình quyết định.
B. Thời gian lao động của ngành quyết định.
C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất quyết định.
D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nhiều hàng hoá quyết định.
Câu 28: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng
A. thời gian lao động cá biệt, cần thiết. B. thời gian lao động giản đơn.
C. thời gian lao động cần thiết. D. thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 29: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó được xác
định là
A. thời gian sản xuất của tuyệt đại bộ phận hàng hóa.
B. thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa nhất định trong điều kiện
sản xuất trung bình của xã hội.
C. thời gian sản xuất ra vàng, bạc.
D. thời gian do người có trình độ chuyên môn cao quyết định.
Câu 30: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa lượng giá trị hàng hóa với năng suất lao
động
A. lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ thuận với năng suất lao động.
B. lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
C. lượng giá trị hàng hoá độc lập với năng suất lao động.
D. lượng giá trị hàng hoá tương đương với năng suất lao động.
Câu 31: Cường độ lao động là khái niệm nói lên
A. thời gian lao động khẩn trương của nhà sản xuất.
B. mức độ phức tạp của lao động trong cùng một đơn vị thời gian lao động.
C. mức độ khẩn trương, sự căng thẳng, mệt nhọc của người lao động.
D. cường độ lao động trung bình của người lao động.
Câu 32: Điểm giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là
A. tăng lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
B. giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa.
C. tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian.
D. gắn với tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ.
Câu 33: Điểm khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là
cường độ lao động tăng làm cho giá trị một hàng hóa
A. giảm.
B. tăng.
C. không thay đổi
D. lúc tăng, lúc giảm.
Câu 34: Một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là:
A. Năng suất lao động.
B. Khả năng lao động.
C. Sức khỏe người lao động.
D. Tuổi đời người lao động.
Câu 35: Khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ
A. tăng lên. B. giảm xuống. C. vừa tăng vừa giảm. D. không đổi.
Câu 36: Một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là:
A. Người lao động
B. Cách thức quản lý lao động.
C. Mức độ phức tạp của lao động.
D. Tuổi đời người lao động.
Câu 37: Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra một hàng hóa với
giá trị như thế nào so với lao động giản đơn?
A. Nhiều hơn B. Ít hơn.
C. Bằng nhau. D. Có lúc nhiều hơn, có lúc ít hơn, có lúc bằng nhau.
Câu 38: Nội dung nào dưới đây là sai?
A. Giá trị mới của sản phẩm = v + m. B. Giá trị của sản phẩm mới = v +
m.
C. Giá trị của tư liệu sản xuất = c. D. Giá trị của sức lao động = v.
Câu 39: Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố chủ yếu nào?
A. Giá trị của hàng hóa. B. Cung cầu.
C. Giá trị của tiền tệ trong lưu thông. D. Cạnh tranh.
Câu 40: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền xuất hiện khi
A. nhà nước quy định.
B. vật ngang giá chung được cố định ở một vật độc tôn và phổ biến.
C. vàng, bạc xuất hiện.
D. có một tỷ lệ trao đổi nhất định.
Câu 41: Qua nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, C.Mác khẳng định nguồn gốc
của tiền tệ là do
A. quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
B. nhu cầu mua bán trên thị trường.
C. nhà nước phát hành.
D. mua bán, trao đổi quốc tế.
Câu 42: Bản chất của tiền tệ là
A. phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người tiêu dùng với nhau.
B. thể hiện lao động cá biệt kết tinh trong hàng hóa.
C. hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác.
D. một hình thái giá cả của hàng hóa.
Câu 43: Thực hiện chức năng lưu thông, tiền làm cho việc mua, bán diễn ra thuận lợi,
nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn
A. khả năng trao đổi: H - H. B. khả năng không dùng tiền mặt.
C. khả năng khủng hoảng. D. khả năng khó thanh toán.
Câu 44: Quy luật căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật cung – cầu.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị.
Câu 45: Cơ sở tồn tại của quy luật giá trị là nền sản xuất
A. tư bản chủ nghĩa. B. của cải vật chất nói chung.
C. hàng hóa. D. tự cấp, tự túc.
Câu 46: Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu
A. sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
B. sản xuất hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá.
C. hao phí lao động cá biệt phải lớn hơn hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội cần
thiết.
D. sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động cá biệt.
Câu 47: Tìm phát biểu sai khi đề cập đến giá cả của hàng hóa:
A. Giá cả thường biến động và phụ thuộc vào khối lượng giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là phạm trù trung tâm, là phong vũ biểu, là
mệnh lệnh đối với người sản xuất và tiêu dùng.
C. Giá cả thường biến động và phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
D. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị trong trao đổi.
Câu 48: Một trong những tác động của qui luật giá trị đối với sản xuất là:
A. Điều tiết sản xuất và làm tăng giá cả hàng hoá.
B. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
C. Phân hoá giai cấp, tăng sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
D. Tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

CHƯƠNG 3
Câu 1: Theo C. Mác, tiền trở thành tư bản khi
A. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích bóc lột người khác.
B. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích kiếm lời.
C. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích mua bán
D. nhà tư bản sử dụng số tiền đó vào mục đích đầu cơ
Câu 2: Theo C.Mác, tổng giá trị hàng hóa của xã hội tăng lên theo kiểu: đôi giày giá trị hơn
tấm da là do
A. mua thấp, bán cao.
B. bán cao hơn giá trị.
C. lưu thông.
D. thu hút nhiều lao động.
Câu 3: Theo C.Mác, mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản T–H–T’ thể hiện
A. lưu thông không làm tăng giá trị.
B. lưu thông làm tăng giá trị.
C. lưu thông làm xuất hiện tư bản tài chính.
D. giá trị tăng thêm xuất hiện trong lưu thông và ngoài lưu thông.
Câu 4: Theo C.Mác, chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản

A. hàng hóa. B. tiền. C. sức lao động. D. hàng hóa sức lao động.
Câu 5: Một trong những điều kiện ra đời của chủ nghĩa tư bản là
A. có sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp và tư bản công nghiệp.
B. xuất hiện một lớp người lao động tự do về thân thể, không có tư liệu sản xuất buộc phải đi
làm thuê.
C. giai cấp tư sản tăng cường tích lũy tư bản và tích tụ tư bản.
D. xuất hiện một lớp người vô sản bị thua lỗ trong cạnh tranh.
Câu 6: Theo C.Mác, hàng hóa sức lao động có những thuộc tính nào?
A. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. Trí lực và thể lực.
C. Giá trị và giá trị sử dụng.
D. Sức khỏe và kỹ năng, tay nghề.
Câu 7: Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa sức lao động được tính bằng:
A. giá trị hàng hóa cần thiết nuôi sống người công nhân.
B. giá trị hàng hóa dành cho tiêu dùng cùa người công nhân.
C. giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và
gia đình họ
D. giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để tái sản xuất.
Câu 8: Sức lao động trở thành hàng hóa một cách phổ biến khi
A. sản xuất hàng hóa xuất hiện.
B. chủ nghĩa tư bản ra đời.
C. hình thành thị trường sức lao động.
D. xã hội có sự phân chia giai cấp.
Câu 9: Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là khi sử dụng nó, nó sẽ tạo ra
A. sức lao động mới.
B. một hàng hóa mới.
C. sự thỏa mãn nhu của người mua.
D. một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó
Câu 10: Theo C.Mác, sự khác biệt giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường
ở chỗ:
A. Hàng hóa sức lao động được trao đổi ngang giá.
B. Hàng hóa sức lao động được trao thông qua hợp đồng.
C. Hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
D. Hàng hóa sức lao động bao hàm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Câu 11: Giá trị hàng hóa sức lao động vận động theo một trong hai xu hướng sau:
A. Cũng tăng, giảm như hàng hóa thông thường.
B. Tăng lên khi giá trị hàng hóa thông thường giảm.
C. Giảm xuống khi năng suất lao động xã hội tăng
D. Giảm xuống khi năng suất lao động xã hội giảm.
Câu 12: Theo C. Mác, mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
A. sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất
B. mở rộng phạm vi thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư.
D. tạo ra ngày càng nhiều giá trị sử dụng.
Câu 13: Chọn định nghĩa thể hiện bản chất của tư bản:
A. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
B. Tư bản là tiền và tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tạo ra giá trị thặng dư.
C. Tư bản là giá trị được sử dụng có hiệu quả.
D. Tư bản là tiền đẻ ra tiền.
Câu 14: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, giá trị thặng dư là
A. giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra.
B. một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê
tạo ra.
C. do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.
D. một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Câu 15: Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác định nghĩa Tư bản là
A. giá trị thặng dư thu được khi giá trị cá biệt của người sản xuất thấp hơn giá trị
xã hội.
B. tiền và tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tạo ra giá trị thặng dư.
C. giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân
làm thuê.
D. tiền đẻ ra tiền khi dùng tiền đó đầu tư vào những ngành có sinh lợi.
Câu 16: Giá trị thặng dư được tạo ra lúc nào?
A. Vào giờ sản xuất đầu tiên.
B. Vào giờ sản xuất cuối cùng
C. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng, cũng đồng thời sản xuất ra giá trị thặng dư
D. Quá trình sản xuất ra giá trị, cũng đồng thời sản xuất ra giá trị thặng dư.
Câu 17: Giá trị sản phẩm được người công nhân tạo ra gồm hai phần: Giá trị cũ và giá trị
mới. Trong đó, giá trị cũ gồm:
A. Gía trị sức lao động
B. Gía trị tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
C. Gía trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân
D. Giá trị tư liệu sản xuất
Câu 18: C. Mác chia tư bản sản xuất thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là căn cứ
vào
A. vai trò của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
B. phương thức chu chuyển tư bản trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm.
C. tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
D. sự phân chia khối lượng tư bản của các nhà tư bản trong quá trình sản xuất.
Câu 19: Theo C.Mác, tư bản bấ t biế n là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng
A. máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
B. nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động.
C. máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ
D. máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sức lao động.
Câu 20: Theo C.Mác, vai trò của tư bản bất biến trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng
dư là
A. nguồn gốc của giá trị thặng dư.
B. tiền đề vật chất cho việc tạo ra giá trị thặng dư
C. không ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị thặng dư.
D. yếu tố quyết định để tạo ra giá trị thặng dư.
Câu 21: Theo C.Mác, tư bản khả biến là bộ phận tư bản
A. tạo ra giá trị thặng dư.
B. không tạo ra giá trị của hàng hóa.
C. chỉ tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. dùng để mua tư liệu sản xuất.
Câu 22: Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu liệu sản xuất được chuyển sang sản
phẩm mới theo phương thức:
A. Chuyển toàn bộ.
B. Chuyển một phần.
C. Chuyển toàn bộ hoặc từng phần.
D. Chuyển theo mức độ lợi nhuận.
Câu 23: Theo C.Mác, công thức m’= (m/v) x 100% hay m’ = (thời gian lao động thặng
dư/thời gian lao động tất yếu) x100 % dùng để tính nội dung nào sau đây?
A. Tỷ suất giá trị thặng dư.
B. Khối lượng giá trị thặng dư.
C. Tỷ suất lợi nhuận.
D. Lợi nhuận bình quân.
Câu 24: Theo C.Mác, công thức M = m’ x V dùng để tính nội dung nào sau đây?
A. Tỷ suất giá trị thặng dư.
B. Khối lượng giá trị thặng dư.
C. Tỷ suất lợi nhuận.
D. Lợi nhuận bình quân.
Câu 25: Tỷ suất giá trị thặng dư (m') phản ánh điều gì?
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê.
B. Hiệu quả của tư bản.
C. Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi.
D. Quy mô bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê.
Câu 26: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành luận điểm của C.Mác: Khối
lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất..(1).. và tổng tư bản..(2).. đã được sử dụng.
A. (1) lợi nhuận (2) bất biến.
B. (1) giá trị thặng dư (2) khả biến
C. (1) lợi nhuận bình quân (2) khả biến.
D. (1) lợi tức (2) tiền tệ
Câu 27: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng
cách
A. kéo dài tuyệt đối ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu, năng suất
lao động và giá trị sức lao động không thay đổi.
B. tiết kiệm chi phí sản xuất, kéo dài tuyệt đối ngày lao động.
C. sử dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất.
D. rút ngắn thời gian lao động tất yếu, kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều
kiện ngày lao động không thay đổi.
Câu 28: Trở ngại của nhà tư bản trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
A. cường độ lao động không thay đổi.
B. năng suất lao động giảm.
C. không thỏa mãn khát vọng đầu tư của nhà tư bản.
D. gặp phải sự phản kháng quyết liệt của công nhân.
Câu 29: Hãy xác định câu trả lời đúng về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương
đối:
A. Kéo dài thời gian của ngày lao động, còn thời gian lao động cần thiết không thay
đổi.
B. Kéo dài thời gian lao động tất yếu, rút ngắn thời gian lao động thặng dư.
C. Độ dài ngày lao động bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu, trong khi độ dài ngày lao động không đổi.
Câu 30: Trong sản xuất giá trị thặng dư tương đối, việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách:
A. Hạ thấp giá trị sức lao động. B. Tăng giá trị sức lao động.
C. Tăng thời gian lao động thặng dư. D. Làm thay đổi thời gian lao động
thặng dư.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối?
A. Ngày lao động không đổi.
B. Thời gian lao động cần thiết và giá trị sức lao động thay đổi.
C. Hạ thấp giá trị sức lao động.
D. Thời gian lao động cần thiết không đổi.
Câu 32: Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra
giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra
A. giá trị.
B. giá trị thặng dư.
C. hàng hóa.
D. giá trị hàng hóa.
Câu 33: Tư liệu sản xuất là tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản và
A. sử dụng số tiền đó để kinh doanh và làm giàu.
B. sử dụng số tiền đó để mang lại siêu lợi nhuận.
C. được dùng để bóc lột lao động làm thuê
D. mua bán sức lao động.
Câu 34: C. Mác quan niệm tiền chỉ trở thành tư bản khi
A. sử dụng số tiền đó để làm giàu.
B. tiền trở thành phương tiện bóc lột
C. sử dụng số tiền đó để trở thành nhà tư bản.
D. tiền mang lại lợi nhuận.
Câu 35: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở
A. tăng cường độ lao động.
B. tăng năng suất lao động xã hội.
C. tăng năng suất lao động cá biệt.
D. chuyển hóa thành giá trị thặng dư tuyệt đối.
Câu 36: Cơ sở chung của giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch là
A. tăng năng suất lao động cá biệt.
B. tăng năng suất lao động xã hội.
C. tăng năng suất lao động.
D. giảm giá trị sức lao động.
Câu 37: C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của
A. giá trị thặng dư tuyệt đối.
B. giá trị thặng dư.
C. giá trị thặng dư tương đối.
D. giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
Câu 38: C.Mác gọi sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản là
A. chu chuyển tư bản. B. tập trung tư bản. C. tuần hoàn tư bản. D. tích lũy tư
bản.
Câu 39: Chọn phát biểu không đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư
bản:
A. khối lượng giá trị thăng dư tỷ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.
B. máy móc càng hiện đại thì quy mô tích lũy tư bản càng lớn.
C. năng suất lao động xã hội tỷ lệ nghịch với quy mô tích lũy tư bản.
D. quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng
dư thành hai quỹ (tích lũy và tiêu dùng).
Câu 40: Trong tuần hoàn tư bản: Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa được
gọi là gì?
A. Là ba hình thức biểu hiện của tư bản.
B. Là ba hình thái của một tư bản công nghiệp.
C. Không phải là ba hình thái của một tư bản công nghiệp.
D. Là ba hình thái của một tư bản thương nghiệp.
Câu 41: Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả
biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là
A. cấu tạo giá trị. B. cấu tạo kỹ thuật. C. cấu tạo hữu cơ. D. cấu tạo kỹ thuật và
cấu tạo giá trị.
Câu 42: Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa như thế nào?
A. Lợi nhuận không đổi.
B. Tỷ suất giá trị thặng dư không đổi.
C. Khối lượng giá trị thặng dư không đổi.
D. Tiết kiệm được tư bản ứng trước.
Câu 43: Sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác
nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay lại hình thái ban đầu có kèm theo giá trị
thặng dư, C. Mác gọi là
A. giá trị thặng dư.
B. quy luật lưu thông tiền tệ.
C. chu chuyển tư bản.
D. tuần hoàn tư bản.
Câu 44: Căn cứ để C. Mác phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động
là dựa vào
A. vai trò của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
B. phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của bộ phận tư bản vào sản phẩm.
C. phương thức lao động của công nhân.
D. sự phân chia khối lượng giá trị thặng dư của nhà tư bản.
Câu 45: Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng
A. máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
B. nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động.
C. nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị.
D. máy móc, thiết bị, sức lao động.
Câu 46: Tư bản cố định chuyển dịch giá trị vào sản phẩm mới như thế nào?
A. Giá trị được chuyển dịch chỉ trong một chu kỳ của quá trình sản xuất.
B. Giá trị được chuyển hết vào sản phẩm trong một năm.
C. Giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ vào sản phẩm.
D. Giá trị của nó được khấu hao từng phần và chuyển dần vào sản phẩm mới.
Câu 47: Khi đề cập đến tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n cũng có nghĩa là sự so sánh giữa các yếu tố sau:
A. giá trị thặng dư với lợi nhuận
B. giá trị thặng dư với tư bản khả biến
C. giá trị thặng dư với tư bản ứng trước
D. giá trị thặng dư với lợi nhuận bình quân.
Câu 48: Theo C.Mác, lơ ̣i nhuâ ̣n mà nhà tư bản thu được có nguồ n gố c từ
A. lao đô ̣ng phức ta ̣p.
B. lao đô ̣ng quá khứ.
C. lao đô ̣ng cu ̣ thể .
D. lao đô ̣ng không đươ ̣c trả công.
Câu 49: Chọn phát biểu sai về lợi nhuận tư bản
A. Là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư.
B. Giá trị thặng dư được sinh ra từ lợi nhuận.
C. Là hiệu số giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
D. Phản ánh sai lệch bản chất quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê.
Câu 50: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi hàng hóa bán đúng giá tri ̣ thì mối quan hệ giữa
lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) được biểu hiện là
A. p = m
B. p >m
C. p < m
D. p = 0
Câu 51: Tỷ suất lợi nhuận (p’) phản ánh điều gì?
A. Trình độ bóc lột của nhà tư bản.
B. Quy mô bóc lột của nhà tư bản.
C. Sự tích lũy tư bản của các nhà tư bản.
D. Mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
Câu 52: Khi đề cập đến tỷ suấ t giá trị thặng dư cũng có nghĩa là sự so sánh giữa các yếu
tố sau:
A. giá trị thặng dư với lợi nhuận
B. giá trị thặng dư với tư bản khả biến
C. giá trị thặng dư với tư bản ứng trước
D. giá trị thặng dư với lợi nhuận bình quân.
Câu 53: Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng ngược chiề u với tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n?
A. Tỷ suấ t giá tri ̣thă ̣ng dư.
B. Tố c đô ̣ chu chuyể n của tư bản.
C. Cấ u ta ̣o hữu cơ của tư bản.
D. Tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Câu 54: Theo C. Mác, mối quan hệ về lượng giữa tỷ suất lợi nhuận (p’) và tỷ suất giá trị
thặng dư (m’)
A. p' > m' B. p' = m'
C. p' ≥ m' D. p' < m'
Câu 55: Trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khi đã hình thành lợi nhuâ ̣n bình quân, thì lợi
nhuâ ̣n thu được của các ngành sản xuất khác nhau phu ̣ thuô ̣c vào:
A. Tổng tư bản ứng trước.
̣ ̣ng dư.
B. Tỷ suấ t giá tri thă
C. Cấ u ta ̣o hữu cơ của tư bản.
D. Tỷ suấ t lợi nhuâ ̣n biǹ h quân.
Câu 56: Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiê ̣p ra đời từ
A. tư bản cho vay.
B. tư bản hàng hóa.
C. tư bản lưu đô ̣ng.
D. tư bản công nghiê ̣p.
Câu 57: Tư bản cho vay có nguồn gốc chủ yếu từ đâu?
A. Tiề n tự có của chủ ngân hàng.
B. Tiề n nhàn rỗi của các tư bản sản xuấ t.
C. Tiề n của các nhà tư bản thực lơ ̣i.
D. Tiền của công nhân lao động làm thuê.
Câu 58: Lơ ̣i nhuâ ̣n ngân hàng đươ ̣c xác đinh ̣ theo
A. tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n. B. tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n bình quân.
C. tỷ suấ t giá tri ̣thă ̣ng dư. 2nd best option D. tỷ suấ t lơ ̣i tức.
Câu 59: Điều kiện hình thành địa tô tuyệt đối là:
A. Điều kiện sản xuất thuận lợi cho nhà tư bản.
B. Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp.
C. Độc quyền tư hữu về ruộng đất.
D. Độc quyền về kinh doanh ruộng đất.
Câu 60: Điạ tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên ruô ̣ng đấ t
A. tố t.
B. trung biǹ h.
C. xấ u. tuyệt đối
D. có vị trí thuận lợi
CHƯƠNG 4
Câu 1: Một trong những nguyên nhân tạo ra chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
A. Độc quyền kinh doanh đẩy nhanh quá hình thành nhiều xí nghiệp quy mô lớn,
cạnh tranh gay gắt .
B. Độc quyền nhà nước gây khủng hoảng kinh tế.
C. Chủ nghĩa tư bản tài chính nhà nước cho ra đời nhiều công ty, xí nghiêp quy
mô lớn.
D. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư
bản, hình thành nên các xí nghiệp có quy mô lớn.
Câu 2: Một trong những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền là
A. tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
B. sự phân công lao động thế giới.
C. quốc tế hóa và hội nhập kinh tế.
D. sự ra đời của các tổ chức toàn cầu.
Câu 3: Trong chủ nghĩa tư bản, tích tụ và tập trung sản xuất sẽ dẫn đến sự hình thành
A. các tập đoàn tư bản
B. các tổ chức độc quyền
C. các hội chủ xí nghiệp
D. quá trình tập trung tư bản.
Câu 4: Tổ chức độc quyền được quan niệm là
A. liên minh giữa các nhà tư bản lớn để chi phối sản xuất và lưu thông hàng hóa
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
B. thoả thuận với nhau về mặt kinh tế, nhưng cạnh tranh với nhau về chính trị.
C. bao gồm hàng ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ liên kết với nhau trên cơ sở tự nguyện.
D. tín dụng tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn độc quyền.
Câu 5: Cách sắp xếp nào dưới đây thể hiện sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức
tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản?
A. Cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.
B. Cácten, xanhđica, cônggơlômêrát, tơrớt, côngxoócxiom.
C. Xanhđica, cácten, tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.
D. Cônggơlômêrát, cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom.
Câu 6: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước là:
A. Sự mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền.
B. Sự mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với các quốc gia dân tộc.
C. Sản xuất quy mô lớn đòi hỏi nhà nước phải can thiệp
D. Yêu cầu quản lý kinh tế.
Câu 7: Sự thống trị của các tổ chức độc quyền làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp. Do
vậy, nhà nước tư sản phải
A. giải quyết những vấn đề kinh tế.
B. giải quyết những vấn đề xã hội
C. giải quyết những vấn đề chính trị
D. giải quyết những vấn đề kinh tế chính trị
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của tư bản tài chính là
A. các tổ chức độc quyền công nghiệp mua cổ phần của ngân hàng lớn.
B. các tổ chức độc quyền công nghiệp lập ngân hàng riêng.
C. sự xoắn xuýt và thúc đẩy lẫn nhau của độc quyền thương nghiệp và độc quyền
ngân hàng.
D. sự thâm nhập và dung hợp giữa tư bản độc quyền trong công nghiệp và tư bản
độc quyền trong ngân hàng.
Câu 9: Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua
A. chế độ tham dự và bầu cử.
B. chế độ tham dự.
C. chế độ bầu cử.
D. các đảng phái chính trị.
Câu 10: Các hình thức điều tiết kinh tế chủ yếu của nhà nước tư sản gồm:
A. Chính sách kinh tế vĩ mô.
B. Pháp luật kinh tế.
C. Hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc
D. Những chính sách đòn bẫy kinh tế.
Câu 11: Những công cụ quản lý kinh tế của nhà nước tư sản gồm:
A. Hệ thống tiền tệ - tín dụng, ngân sách, thuế, kế hoạch, công cụ pháp lý…
B. Chính sách kinh tế, ngân sách, thuế…
C. Đường lối chính trị, kế hoạch, chương trình…
D. Những giải pháp chiến lược.
Câu 12: Một trong những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là:
A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước trong nền kinh tế giảm
B. Tỷ trọng kinh tế nhà nước trong nền kinh tế tăng
C. Tỷ trọng kinh tế tư nhân trong nền kinh tế tăng
D. Tỷ trọng kinh tế tư nhân trong nền kinh tế giảm
Câu 13: Lực lượng xuấ t khẩ u tư bản chủ yế u ngày nay là
A. các nhà tư bản kếch sù. B. nhà nước tư sản.
C. các tổ chức đô ̣c quyề n tư nhân. D. các tổ chức đô ̣c quyề n xuyên quố c gia.
Câu 14: Xuất khẩu tư bản có những tác dụng đối với các nước nhập khẩu như sau:
A. Tích cực
B. Tiêu cực
C. Vừa tích cực vừa tiêu cực
D. Làm phân hóa giàu nghèo
Câu 15: Vì sao xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
A. Các nước tư bản phát triển cần tích lũy khối lượng tư bản lớn.
B. Kiềm hãm sự phát triển ở các nước tư bản chậm phát triển.
C. Nhiều nước lạc hậu về kinh tế có nhu cầu nhập khẩu.
D. Các nước tư bản phát triển có lượng tư bản thừa tương đối và các nước đang
phát triển có nhu cầu nhập khẩu.
Câu 16: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quan hệ giữa độc quyền và tự do
cạnh tranh là
A. độc quyền không đối lập với cạnh tranh tự do.
B. độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, nhưng sự xuất hiện của nó thủ tiêu cạnh tranh.
C. độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại lớn hơn.
D. độc quyền không sinh ra từ cạnh tranh tự do và đối lập với cạnh tranh tự do.
Câu 17: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện
thành quy luật
A. quy luật giá cả sản xuất.
B. quy luật giá cả độc quyền.
C. quy luật độc quyền .
D. quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
Câu 18: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật
A. lợi nhuận bình quân.
B. giá cả độc quyền
C. tỷ suất lợi nhuận bình quân.
D. giá cả sản xuất.
Câu 19: Khi chủ nghĩa tư bản độc quyền bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước thì nền kinh tế
A. vẫn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư.
B. không còn chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh.
C. vẫn chịu sự chi phối của giá cả thị trường.
D. không còn chịu sự chi phối của quy luật giá trị và giá trị thặng dư.
Câu 20: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời nhằm
A. cải thiện ranh giới sự phân hóa giàu - nghèo và tiến tới xóa bỏ chúng.
B. bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
C. làm dịu đi sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa.
D. giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên
nhiên của con người.
Câu 21: Luận điểm nào sau đây là đúng khi nói về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
A. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một chính sách trong giai đoạn độc
quyền của chủ nghĩa tư bản.
C. Trong cơ cấu chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, Nhà nước chỉ thực hiện
chức năng của một nhà tư bản thông thường.
D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa
tư bản.
Câu 22: Thực chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là
A. tăng cường sức mạnh của các tổ chức độc quyền.
B. đẩy mạnh sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
C. sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà
nước tư sản.
D. làm xuất hiện, phát triển các tổ chức độc quyền trong công nghiệp.
Câu 23: Biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là
A. vai trò của các tổ chức độc quyền nhà nước tư sản giảm sút.
B. sở hữu nhà nước tăng lên nhưng lợi ích của tư bản độc quyền giảm xuống.
C. sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền tư nhân.
D. sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản.
Câu 24: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước tư bản là
do:
A. Xu hướng quốc tế hóa.
B. Tư bản thừa tăng nhanh.
C. Những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
D. Chiều hướng xuất khẩu tư bản thay đổi.
Câu 25: Sự linh hoạt, mềm dẻo trong điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản thể hiện:
A. Điều tiết bằng chính sách kinh tế.
B. Điều tiết nền kinh tế bằng chương trình, kế hoạch
C. Điều tiết kinh tế vĩ mô.
D. Điều tiết bằng chi ngân sách và thuế.
Câu 26: Sự điều chỉnh về quan hệ giai cấp của chủ nghĩa tư bản hiện đại làm xuất hiện
A. tầng lớp trung lưu.
B. giai cấp tư sản.
C. giai cấp vô sản.
D. tầng lớp trí thức.
Câu 27: Để xoa dịu tính gay gắt của mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản, chủ nghĩa
tư bản đã tiến hành điều chỉnh về
A. cơ cấu kinh tế.
B. quan hệ sản xuất.
C. lực lượng sản xuất.
D. tỷ trọng kinh tế.
Câu 28: Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
B. Mâu thuẫn chủ nghĩa tư bản và các nước thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá với quan hệ sản xuất
mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Câu 29: Một trong những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là
A. nền kinh tế đang trong xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức
B. nền kinh tế đang trong xu hướng chuyển từ kinh tế tư nhân sang kinh tế tập thể
tư nhân.
C. nền kinh tế đang trong xu hướng chuyển từ nền kinh tế toàn cầu.
D. sự tan rả của các liên minh kinh tế quốc tế.
Câu 30: Nét mới trong cải cách quản lý lao động của chủ nghĩa tư bản mà nước ta có thể
vận dụng là
A. xóa bỏ cơ chế tập trung quyền lực
B. cải cách thủ tục hành chính
C. sử dụng công cụ hành chính – pháp lý.
D. lấy con người làm gốc với kỹ năng và tri thức cao

----------Hết--------

You might also like