You are on page 1of 15

ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ MOS – IC3

Câu 1: Thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị được sử dụng lần đầu tiên vào năm
nào?
a. 1610
b. 1618
c. 1612
d. 1615
 Chương 1,
 Nằm ở : I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
 Chuyên luận về kinh tế chính trị
Câu 2: Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế- chính trị"?
a. Tomas Mun
b. Antoine Montchretien
c. William Pettys
d. Francois Quesney
nhà kinh tế học người Pháp (thuộc trường phái trọng thương Pháp)
 Nằm ở : I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

Câu 3: Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành
tựu của trường phái nào dưới đây?
a. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
b. Chủ nghĩa trọng thương
c. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
d. Chủ nghĩa trọng nông
 Dòng lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác- Ăngghen. C.Mác đã kế thừa trực
tiếp những giá trị khoa học của kinh tế chính trị cổ điển Anh
 Nằm ở : I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Câu 4: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin?
a. Các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong mối quan hệ tác động
qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định
b. Quan hệ xã hội giữa người với người
c. Sản xuất của cải vật chất.
d. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và các quan hệ kinh tế giữa
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản
xuất nhất định trong xã hội
 Chương 1 , 2 la mã  ý đầu tiên của đối tượng nghiên cứu
 Các quan hệ này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất đang
nghiên cứu
Câu 5: Hãy chọn phương án đúng về đặc điểm của quy luật kinh tế:
a. Phụ thuộc vào chính sách kinh tế của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau
b. Mang tính chủ quan và hát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của
con người và xã hội.
c. Vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, đồng thời chỉ phát huy
tối đa khi khoa học công nghệ phát triển
d. Mang tính khách quan và phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh
tế của con người
 Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu,
kháchquan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế
 Nằm trong Chương 1, mục đích nghiên cứu ktct Mác.
Câu 6: Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin có thể sử dụng nhiều phương
pháp, trong đó phương pháp nào là chủ yếu?
a. Điều tra thống kê
b. Mô hình hoá
c. Phân tích và tổng hợp
d. Trừu tượng hoá khoa học
 Nằm trong PP nghiên cứu ktct Mác ,chương 1
 Kinh tế chính trị Mác – Lênin sử dụng phép biện chứng duy vật và nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung như: trừu tượng hóa khoa
học,logic kết hợp với lịch sử, quan sát - thống kê, phân tích - tổng hợp …. Với
đối tượng là những quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, đây là những quan
hệ trừu tượng, vì thế phương pháp quan trọng nhất của kinh tế chính trị
Mác – Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Câu 7 :Điền vào chổ trống cụm từ thích hợp: Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn
khoa học kinh tế cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ
………….….trong sản xuất và trao đổi.
a. Giữa người với người
b. Giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
c. Giữa con người với tự nhiên
d. Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 đối tượng của kinh tế chính trị Mác – Lênin là hệ thống các quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi
 Nằm ở chương 1, đối tượng nghiên cứu
Câu 8:Điền vào chổ trống cụm từ thích hợp: Đối với sinh viên nói riêng, kinh tế
chính trị Mác – Lênin là cơ sở khoa học lý luận để ….vai trò, trách nhiệm sáng tạo
cao cả của mình.
a. Tìm hiểu và đánh giá đúng
b. Nhận diện và định vị
c. Đánh giá
d. Tìm hiểu và đánh giá đúng
Câu 9: Góp phần xây dựng thế giới quan cách mạng của giai cấp công nhân; tạo
niềm tin vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức bóc lột; là vũ khí tư
tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng
CNXH là chức năng nào của kinh tế chính trị Mác – Lênin?
a. Chức năng nhận thức
b. Chức năng thực tiễn
c. Chức năng tư tưởng
d. Chức năng phương pháp luận
 Nhận thức: hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ xã hội
trong sản xuất và trao đổi; sự tác động biện chứng
 Thực tiễn: phát hiện ra các quy luật, và tính quy luật chi phối ; Cải tạo thực
tiễn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
 PP luận: điểm xuất phát và là tiền đề để các khoa học kinh tế khác tiếp cận và
giảiquyết các vấn đề trong phạm vi nghiên của của mình
Câu 10:Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là cơ sở khoa học luận chứng
cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
a. Học thuyết giá trị thặng dư
b. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
c. Học thuyết tích luỹ tư sản
d. Học thuyết giá trị lao động
Câu 11: Thời kỳ nào được xem là hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên
cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
a. Chủ nghĩa trọng nông
b. CNXH không tưởng
c. Chủ nghĩa trọng thương
d. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
 Hệ thống lý luận đầu tiên là Chủ nghĩa trọng thương ra đời giữa thế kỷ XV tồn
tại đến giữa thế kỷ XVII  nổi bật là trọng thương Tây Ban Nha, Hà Lan,
Pháp, Anh …
 Nằm ở Chương 1 , phần la mã đầu tiên
 Đến giữ thế kỷ XVII xuất hiện kinh tế chính trị tư sản cổ điển :
+ Ở Pháp với tên gọi là Chủ nghĩa trọng nông đại biểu: Boisguillebert,
F.Quesney,Turgot sở hữu tư nhân và tự do kinh tế
+ Ở Anh với tên gọi là KTCT cổ điển Anh đại biểu: W.Petty, A.Smith,
D.Ricardo
Câu 12: Đặc điểm của phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu
kinh tế chính trị là:
a. Nắm được hình thức của đối tượng nghiên cứu
b. Nắm được ý nghĩa của đối tượng nghiên cứu
c. Nắm được nội dung của đối tượng nghiên cứu
d. Nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu
 Chương 1, 1 la mã , phương pháp nghiên cứu
 tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời,
không ổn định, tách ra và đi sâu vào phân tích những hiện tượng, yếu tố điển
hình, bềnvững, tất nhiên, ổn định
 nắm được bản chất, xây dựng được các khái niệm, phạm trù và phát hiện tính
quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đốitượng nghiên cứu
Câu 13:Theo quan điểm của V.I.Lênin, kinh tế chính trị không nghiên cứu sự sản
xuất mà nghiên cứu:
a. Quan hệ xã hội giữa người với người trong trao đổi
b. Quan hệ xã hội giữa người với người trong tiêu dùng
c. Quan hệ xã hội giữa người với người trong phân phối
d. Quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất
 đối tượng của kinh tế chính trị Mác – Lênin là hệ thống các quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và
giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
 Nằm trong đối tượng nghiên cứu của chương 1
Câu 14: Chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị Mác – Lênin đối với sinh viên là
cơ sở khoa học lý luận để:
a. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung
b. Nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm và sáng tạo
c. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
d. Nhận thức được các qui luật và tính qui luật trong nền kinh tế.
Câu 15: Chọn ý sai về chức năng nhận thức của kinh tế - chính trị:
a. Cung cấp hệ thống tri thức mở về những qui luật chi phối sự phát triển của
sản xuất và trao đổi gắn với phương thức sản xuất
b. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung
c. Luận giải sự liên hệ tác động biện chứng giữa người với người trong sản
xuất và trao đổi với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
d. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế
 Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản, bản chất, phát hiện và nhận diện các
quy luật kinh tế của kinh tế thị trường làm cơ sở lý luận cho nhận thức các
hiện tượng kinh tế trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, tư duy kinh tế
cho chủthể nghiên cứu
Câu 16: Chức năng phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin là:
a. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung
b. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế
c. Nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế khác
d. Cơ sở để nhận thức được các qui luật và tính qui luật trong kinh tế
 Liên quan lý luận , kết luận, luận cứ.
 Chương 1, chức năng
17.Điền từ tích hợp vào chổ trống (… ) để thành câu đúng: Kinh tế chính trị là một
môn …………….. có mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật chi phối sự vận
động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng
với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.
a. Kinh tế vĩ mô
b. Kinh tế công cộng
c. Khoa học kinh tế
d. Kinh tế vi mô
 Chương 1 , khái quát về KTCT
Câu 18: Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản
cho những người lao động tiến bộ là nội dung của chức năng nào?
a. Chức năng thực tiễn
b. Chức năng phương pháp luận
c. Chức năng tư tưởng
d. Chức năng nhận thức
 Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng cộng sản
cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do
Câu 19: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái
gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào".
Câu nói trên là của ai?
a. D.Ricardo
b. A. Smith
c. Ph.Ăng ghen
d. C.Mác
 chương 2, mục I :sản xuất hàng hóa
Câu 20: Điểm nhấn khoa học về mặt xác định đối tượng nghiên cứu kinh tế chính
trị của C.Mác là:
a. Qúa trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội loài người
b. Biểu hiện kỹ thuật của sản xuất và trao đổi
c. Hệ thống các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi
d. Nghiên cứu các chế độ xã hội khác nhau
 Chương 1 , đối tượng nghiên cứu
Câu 21:Tốc độ chu chuyển tư bản tăng thì tỷ suất lợi nhuận sẽ:
a. Không đổi
b. Tùy điều kiện cụ thể
c. Giảm
d. Tăng lên
 chương 3, mục : tuần hoàn và chu chuyển tư bản
 Chu chuyển tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu
chuyển tư bản
 Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian tư bản được ứng ra dưới một
hình thái và quay trở về hình thái đó có mang theo giá trị thặng dư  thời gian
sản xuất và thời gian lưu thông
 tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong 1 năm hay số
lần mà tư bản ứng ra dưới một hình thái rồi trở về hình thái đó có mang theo
giá trị thặng dư trong 1 năm tuần hoàn
Câu 22: Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động trong quá trình sử dụng vào sản
xuất có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hỏi “ giá
trị bản thân nó” là gì?
a. Giá trị vốn có của nó
b. Giá trị hàng hóa
c. Giá trị hàng hóa sức lao động
d. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
 Chương 3, mục: hàng hóa sức lao động
 Xét về giá trị, giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xãhội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
 lượng giá trị của tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao
động,
Câu 23: Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do:
a. Tăng năng suất lao động cá biệt
b. Tăng năng suất lao động xã hội
c. Tăng năng suất lao động ngành
d. Tăng năng suất lao động của liên ngành
 Chương 3, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
 Trong nền kinh tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc
vài xí nghiệp riêng lẻ, hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá
biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó những xí nghiệp này sẽ thu được giá trị
thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác
Câu 24: Việc phân chia tư bản thành bất biến và khả biến có ý nghĩa?
a. Xác định thời gian chu chuyển của từng loại tư bản
b. Thu hồi giá trị của từng bộ phận tư bản
c. Xác định bộ phận nào tạo ra giá trị thặng dư
d. Tất cả đều đúng
 chương 3, tư bản bất biến và tư bản khả biến
 Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện cần thiết để
quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra, không có tư liệu sản xuất, không
có quá trình tổ chức kinh doanh sẽ không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Câu 25: Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản chỉ được giải quyết khi:
a. Tìm ra được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
b. Khi ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất
c. Tìm ra được hàng hóa sức lao động
d. Tìm ra được lao động phức tạp
 chương 3, công thức chung của tư bản
 Đối với nhà tư bản, khi tham gia lưu thông hàng hóa, trước hết họ phải cómột
lượng tiền đủ lớn để đưa vào lưu thông, vì thế lưu thông của tư bản vận động
theo công thức T – H – T
 với mục đích là T tức là giá trị, thì công thức lưu thông của tư bản phải là: T –
H – T’. Trong đó T’ = T + ∆T và ∆T phải là một số dương thì lưu thông mới
có ý nghĩa.  Để có được ∆T nhà tư bản chắc chắn phải mua được một hàng
hóa đặc biệt,hàng hóa này khi sử dụng nó sẽ tạo ra lượng giá trị lớn hơn lượng
giá trị của chínhnó. Đó chỉ có thể là hàng hóa sức lao động.
Câu 26: Chọn phương án đúng để điền vào dấu …. cho thích hợp: “Độc quyền là
sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, ……………việc sản xuất và tiêu thụ một
số loại hàng hóa, có khả năng định ra ……….., nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
a. Có khả năng thâu tóm/giá cả độc quyền.
b. Liên minh, liên kết/giá cả độc quyền
c. Đủ sức mạnh/giá cả độc quyền
d. Nắm trong tay phần lớn/giá cả
 chương 4, mục: bản chất độc quyền giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền.
 Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định giá cả độc
quyền,nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Câu 27:Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây?
a. Cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt.
b. Khủng hoảng kinh tế đã mở đường cho các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ
với nhau.
c. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
d. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tác động của các quy luật kinh
tế thị trường đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản
xuất quy mô lớn.
 Chương 3, mục: đặc điểm của độc quyền
Câu 28: Sự phát triển của hệ thống tín dụng đã:
a. Trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, dẫn đến độc
quyền
b. Đẩy nhanh quá trình tích tụ tư bản
c. Tạo điều kiện để các xí nghiệp huy động vốn, mở rộng sản xuất, hình thành độc
quyền
d. Đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản
 Chương 4, mục 1 la mã
 Nguyên nhân số 6 của độc quyền
 Có 6 nguyên nhân hình thành nên độc quyền
Câu 29: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong:
a. Bán hàng hóa độc quyền
b. Bán hàng hóa ra thị trường
c. Mua và bán hàng hóa
d. Mua các yếu tố đầu vào
 Chương 4 , mục 1 la mã, bản chất của độc quyền
 Dòng in nghiêng trong sách: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc
quyền áp đặt trong mua bán hàng hóa, nó bao gồm chi phí sản xuất cộng với
lợi nhuận độc quyền

Câu 30: Trong nền kinh tế thị trường TBCN, độc quyền nhà nước được hình thành
do:
a. Sự thống trị của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia.
b. Sự kết hợp giữa độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản dưới nhiều hình thức
nhằm để đảm bảo lợi ích cho giai cấp tư sản.
c. Do sự thống trị và chi phối của tư bản tài chính và tài phiệt tài chính.
d. sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo
 Chương 4, mục 2 la mã , nguyên nhân hình thành
 Nguyên nhân số 3 , có 4 nguyên nhân chính
Câu 31: Điền từ thích hợp vào dấu (…) trong đoạn văn sau: Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo................. đồng thới góp phần
hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước do ......................lãnh đạo:
a.Cơ chế thị trường/Nhà nước
b.Định hướng xã hội chủ nghĩa/ Đảng Cộng sản Việt Nam
c.Sự quản lý của nhà nước/ Đảng Cộng sản Việt Nam
d.Các quy luật của thị trường/ Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương 5, mục 1 la mã, khái niệm
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận
hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước
xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh;có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Câu 32 :Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế:
a.Kinh tế thị trường tự do kết hợp vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước
b.Bao hàm đầy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa
có đặc trưng riêng của Việt Nam.
c.Kinh tế thị trường xã hội, nền kinh tế vừa quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh
tế, vừa chú trọng đến các vấn đề công bằng xã hội.
d.Kế thừa những mặt tích cực của kinh tế thị trường TBCN để phát triển
 Nằm trong Chương 5, mục 1 la mã , phần khái niệm
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là một kiểu kinh tế
thị trường phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam. Nó
vừa bao hàm đầy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung (6
đặc trưng trình bày ở chương 2), vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam.
Câu 33: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phù
hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam, vì:
a.Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa
b.Ở Việt Nam các điều kiện cho sự hình thành, phát triển kinh tế thị trường đang
tồn tại khách quan.
c.Cả a và b đều đúng
d.Cả a và b đều sai
 Nằm trong chương 5, mục 1 la mã, phần tính tất yếu khách quan
 Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp
với quy luật phát triển khách quan
 CÓ 3 tính tất yếu khách quan

Câu 34: Chọn đáp án sai cho các nhận định sau đây:
a.Phát triển kinh tế thị trường sẽ khắc phục được những tiêu cực, hạn chế.
b. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thứcđể phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
c. Sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế nhắm khắc phục những hạn chế
khuyết tật của của thị trường và định hướng thị trường theo mục tiêu đã định là
một tất yếu khách quan.
d.Trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường.
 Chương 5, mục 1 la mã, phần đặc trưng
Câu 35: Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam
và kinh tế thị trường TBCN là:
a.Về các chủ thể tham gia nền kinh tế
b.Về mục tiêu
c.Về sự điều tiết của nhà nước
d.Về tự do sản xuất kinh doanh
 Chương 5, mục 1 la mã, phần đặc trưng
 Về mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức
để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình
độ xã hội hóa đạt được của lực lượng sản xuất; nâng cao đời sống nhân dân,
thực hiện mục tiêu «dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh»
 Đây là điều khác biệt căn bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Câu 36: Cách mạng công nghiệp lần I khởi phát từ nước nào và trong khoảng thời
gian nào?:
a.Nước Đức, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XI
b.Nước Mỹ, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
c.Nước Anh, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
d.Nước Pháp, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
 Chương 6, mục 1 la mã, phần khái quát
 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, xuất hiện từ ngành dệt vải, sau đó lan
tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
Câu 37: Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
a.Thực hiện cơ khí hóa từng phần, kết hợp với lao động thủ công.
b.Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ
giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
c.Chuyển từ lao động thủ công thành lao động áp dụng trình độ cơ khí hóa sản
xuất.
d.Thực hiện cơ khí hóa sản xuất thay thế cho lao động thủ công
 Chương 6, mục 1 la mã, phần khái quát
 Nội dung cơ bản là chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy
móc, cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước
Câu 38: Cách mạng công nghiệp lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?:
a.Cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
b.Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
c.Giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
d.Cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ XX
 Chương 6, mục 1 la mã, phần khái quát
 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX
Câu 39: Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, Mác đã khái quát tính
quy luật của cách mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là:
a.Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp
b.Hợp tác hóa sản xuất, điện khí hóa và đại công nghiệp cơ khí
c.Hợp tác hóa sản xuất, cơ khí hóa và điện khí hóa
d.Hiệp tác hóa sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa
 Chương 6, 1 la mã, phần Khái quát
Câu 40: Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II là:
a.Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa sản
xuất.
b.Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai
đoạn tự động hóa cục bộ của sản xuất.
c.Chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hóa và tự động hóa
d.Chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện khí và sang giai đoạn tự
động hóa sản xuất.
 Nội dung là sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, tạo ra dây truyền sảnxuất
có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuấtđiện –
cơ khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
Bài tập:
Ngày làm việc 8 giờ thì m’=300%. Sau đó, nhà tư bản kéo dài ngày làm việc
đến 10 giờ. Nếu giá trị sức lao động không thay đổi, m’ trong xí nghiệp thay
đối như thế nào? Nhà tư bản tăng thêm giá trị thăng dư bằng phương pháp
nào?
m’=(TGLĐTD / TGLĐTY) *100 (%) = 300% => TGLĐ thặng dư gấp 3 lần TGLĐ
tất yếu
Với 8h làm việc => TGLĐ tất yếu 2h, TGLĐ thặng dư 6h.
Trong điều kiện sức lao động không đổi, nhà tư bản kéo dài TGLĐ lên 10h ->
TGLĐ tất yếu không thay đổi . m’ = (8/2) * 100 = 400%, pp GTTD tuyệt đối

TIN HỌC MINH LONG


tinhocfighterminhlong@gmail.com
(+84) 39 940 0000; (+84) 32 899 3490
Số 9/8 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Fanpage: Tin Học Minh Long

You might also like