You are on page 1of 13

Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3

NHÓM 3 – Lớp CQ61/ 10.23:


- Nguyễn Trúc An
- Nguyễn Tuấn Anh
- Nguyễn Linh Hương
- Nguyễn Đắc Trung
- Nguyễn Trung Hiếu
- Cồ Khắc Thắng Lộc
- Dương Minh Đạt
- Lê Tuấn Kiệt
(Bản có đáp án)

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Câu 1: Chọn đáp án đúng
A. Chủ nghĩa trọng nông tiến bộ hơn chủ nghĩa trọng thương
B. Chủ nghĩa trọng nông lạc hậu hơn lý luận kinh tế chính trị cổ
điển Anh
C. Chủ nghĩa trọng nông lạc hậu hơn chủ nghĩa trọng thương
D. Chủ nghĩa trọng thương là hệ thống lý luận chính trị bước thứ 2
nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 2: Học thuyết kinh tế nào của C. Mác được coi là hòn đá tảng?
A. Học thuyết giá trị lao động
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết tích luỹ tư sản
D. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
Câu 3: Chọn các ý đúng:

1
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
1- Mục đích xuyên suốt của kinh tế chính trị Mác-Lênin là hướng đến
việc thúc đẩy sự giàu có.

2- Mục đích xuyên suốt của kinh tế chính trị Mác-Lênin là hướng đến
cung cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát
triển toàn diện của xã hội.

3- Các hiện tượng kinh tế đều bị chi phối bởi những lực lượng chủ
quan

4- Chính sách kinh tế tác động chủ quan vào các quan hệ lợi ích
A. 1, 2 đúng
B. 2, 4 đúng
C. 3, 4 đúng
D. 1, 3, 4 đúng

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là gì?
A. Các quan hệ mua - bán trong phương thức sản xuất mà các quan
hệ đó hình thành và phát triển
B. Các quan hệ mua - bán trong phương thức sản xuất mà các quan
hệ đó hình thành và phát triển
C. Các quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất mà các quan hệ
đó hình thành và phát triển
D. Các quan hệ sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất
mà các quan hệ đó hình thành và phát triển

Câu 5: Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị:


A. Kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi phối sự sản
xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài
người
B. Kinh tế chính trị là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ sản
xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định
C. Kinh tế chính trị là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ sản xuất
và trao đổi trong cấc phương thức sản xuất của xã hội

2
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
D. Kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật thúc đẩy sự sản
xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài
người

Câu 6: Theo nghĩa rộng thì kinh tế chính trị?


A. Là nghiên cứu về những quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi
những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người
B. Là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và trao
đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người
C. Là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi
những tư liệu sinh hoạt tinh thần và vật chất trong xã hội loài người
D. Là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong
cấc phương thức sản xuất của xã hội

Câu 7: Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan
hệ kinh tế để làm gì?
A. Tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng
và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với trình
độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
B. Tìm ra các quy luật giải thích sự vận động của các hiện tượng và
quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội
C. Tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng xã
hội và hoạt động kinh tế của con người tương ứng với trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội
D. Tìm ra các quy luật bổ trợ sự cho vận động của các hiện tượng và
quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội

Câu 8: Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.
Mác bắt đầu từ?
A. Sản xuất của cải vật chất
B. Lưu thông hàng hoá
C. Sản xuất giá trị thặng dư
3
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
D. Sản xuất hàng hoá giản đơn và hàng hoá

Câu 9: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?
A: Sản xuất của cải vật chất
B: Quan hệ xã hội giữa người với người
C: Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
D: Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng

Câu 10: Chức năng nhận thức của kinh tế - chính trị là nhằm?
A. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế
B. Sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và kiến
trúc thượng tầng
C. Tìm ra các quy luật kinh tế
D. Cả A, B, C

Câu 11: Giúp cho người lao động có nền tảng tư tưởng mới, biết quý
trọng thành quả lao động của bản thân và xã hội là chức năng nào của
Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
A. Chức năng tư tưởng và nhận thức
B. Chức năng tư tưởng
C. Chức năng nhận thức
D. Chức năng phương pháp luận

Câu 12: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị?
A. Là các thực thể tồn tại một cách độc lập trong sản xuất và trao đổi
B. Là tư bản
C. Là chỉnh thể thống nhất của các quan hệ sản xuất và trao đổi
D. Là quan hệ thuộc một lĩnh vực, một khóa cạnh của nền sản xuất
xã hội

4
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3

CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ


VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ
TRƯỜNG

Câu 1: Trong các nhận định sau:


(1): Sản xuất hàng hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội
loài người.
(2): Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là: phân công lao động xã
hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
(3): Nền sản xuất tự cung,tự cấp có ưu thế tích cực vượt trội hơn so
với nền sản xuất hàng hóa.
(4): Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa sẽ làm cho xã hội đi tới
chỗ khan hiếm và khủng hoảng.
Có bao nhiêu nhận định đúng về sản xuất hàng hóa?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 2: Khi năng suất lao động giảm, nhu cầu cần thiết của đơn vị sản
phẩm tăng thì giá trị của đơn vị sản phẩm ấy sẽ như thế nào?
A. Tăng

B. Giảm
C. Không đổi
D. A và B đều đúng

Câu 3: Tại sao người thợ làm gốm sứ lại được coi là lao động cụ thể?
A. Vì có mục đích lao động, đối tượng lao động
B. Vì có kết quả lao động
5
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
C. Vì có công cụ lao động, phương pháp lao động
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Anh A mua giống cây táo từ anh B. Anh A trồng cây táo chỉ
với mục đích là khi cây táo ra quả thì những quả táo chỉ ăn chứ không
mua bán. Vậy những quả táo có được coi là hàng hóa không? Vì sao?
A. Có, vì cây táo được mua bán, trao đổi giữa anh A và anh B
B. Không, vì những quả táo chỉ là sản phẩm của lao động, thỏa
mãn nhu cầu cá nhân nào đó của con người, nhưng không được
đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường
C. Có, vì cây táo là sản phẩm của lao động và những quả táo giúp
thỏa mãn nhu cầu cá nhân nào đó của con người
D. Không, vì những quả táo không phải sản phẩm của lao động
Câu 5: Việc tăng cường độ lao động có ý nghĩa như thế nào trong điều
kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp?
A. Rất quan trọng trong việc không cần tạo ra số lượng giá trị sử
dụng nhiều hơn
B. Vừa quan trọng và cũng không quan trọng
C. Rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng giá trị sử dụng
nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Chọn câu đúng. Nền kinh tế thị trường là gì?
A. Là nền kinh tế hàng hóa được phát triển trung bình
B. Là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường
C. Là nền kinh tế không được vận hành theo cơ chế thị trường
D. Là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất
và trao đổi đều thông qua thị trường, không chịu sự tác động, điều
tiết của các quy luật thị trường

6
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
Câu 7: Nền kinh tế thị trường?
A. Không có rủi ro, nguy cơ về khủng hoảng
B. Có thể tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể
tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên
C. Không có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế,các chủ thể kinh tế
bình đẳng trước pháp luật
D. Luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng,
miền cũng như lợi thế quốc gia
Câu 8: Bản chất của tiền tệ là?
A. Là thước đo giá trị của hàng hóa
B. Là phương tiện để lưu thông hàng hóa và để thanh toán
C. Là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung
thống nhất
D. Là vàng, bạc

Câu 9: Đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo?
A. Tỷ lệ nghịch với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó
B. Tỷ lệ thuận với với sức sản xuất của lao động đó
C. Tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó
D. Cả A và B đúng
Câu 10: Chị An quyết định mở xưởng sản xuất gấu bông và kẹo mút,
đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc, thuê nhân công và cung cấp hàng
hóa cho các đại lý bánh kẹo và gấu bông trên khắp cả nước. Vậy chị
An có đang sản xuất hàng hóa hay không? Tại sao?
A. Không, vì chưa có phân công lao động xã hội
B. Không, vì chưa có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể xã
hội
C. Không, vì chị An chưa có sự tách biệt về sở hữu
D. Có, vì đã sự phân công lao động xã hội lẫn sự tách biệt về mặt
kinh tế của các chủ thể xã hội
7
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
Câu 11: Bà Hương sở hữu 1 chiếc xe máy cá nhân, một ngày nọ bà
Hương liên hệ với anh Kiệt, người đang có nhu cầu mua xe ô tô, để
mong muốn bán được chiếc xe máy của mình. Vậy xe máy của bà
Hương trong trường hợp này có được tính là hàng hóa hay không? Tại
sao?
A. Có, vì đã thỏa mãn được thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa
B. Không, vì chưa thỏa mãn được thuộc tính giá trị sử dụng của
hàng hóa
C. Có, vì chiếc xe máy mang thuộc tính giá trị của hàng hóa
D. Không, vì chiếc xe máy không mang giá trị lao động xã hội
Câu 12: Trong 1 công ty công nghệ X, Anh Kiệt là nhân viên, được
sếp của mình giao nhiệm vụ thiết kế 1 phần mềm để quản lý nhân sự
và bán lại cho doanh nhân là anh Lộc để phục vụ mục đích kinh doanh
của mình. Vậy phần mềm mà anh Kiệt thiết kế ra, trong trường hợp
này có được coi là hàng hóa không? Tại sao?
A. Không, vì phần mềm của anh Kiệt chỉ mang tính chất vô hình,
trừu tượng
B. Không, vì nó chỉ đáp ứng được nhu cầu của anh Lộc, chưa mang
giá trị
C. Có, vì nó đáp ứng đủ 2 thuộc tính của hàng hóa
D. Có, vì anh Lộc đã trả tiền cho phần mềm ấy
Câu 13: Tại một trang trại tư nhân, anh Hiếu là nông dân làm việc
trong trang trại, còn anh Đạt là chủ của trang trại ấy. Anh Hiếu được
phân công trong vòng 8 tiếng làm công, phải hoàn thành vắt được 10
lít sữa bò và hái được 50 quả táo. Do Hiếu có thể làm hơn những gì
được giao nên đã chủ quan và không làm đủ những gì được phân
công, dẫn tới thâm hụt hàng hóa để bán ra bên ngoài. Để khắc phục,
anh Đạt nên làm gì?
A. Tăng cường độ lao động của Hiếu
B. Giảm cường độ lao động của Hiếu

8
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
C. Giảm lương của Hiếu
D. Tăng hao phí lao động cá biệt của Hiếu
Câu 14: Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Sự gia tăng của GNP, hoặc GDP và GNP hoặc GDP trên đầu
người
B. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng: tỷ trọng của công nghiệp và
dịch vụ trong GNP tăng lên còn của nông nghiệp trong GNP giảm
xuống
C. Chất lượng cuộc sống của đại đa số dân cư tăng lên cả về mặt vật
chất, tinh thần và môi trường sinh thái được bảo vệ
D. Cả A, B và C
Câu 15: Chọn ý đúng về phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế?
A. Muốn tăng trưởng kinh tế thì phải phát triển kinh tế
B. Những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đều làm phát triển
kinh tế
C. Mọi tăng trưởng kinh tế đều luôn dẫn đến phát triển kinh tế
D. Cả A, B và C
Câu 16: Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động
lên 2 lần thì ý nào dưới đây là đúng?
A. Tổng số hàng hoá tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng lên
4 lần
B. Tổng số giá trị hàng hoá tăng 2 lần, tổng số hàng hoá tăng 2 lần
C. Giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng 2
lần
D. Tổng số hàng hoá tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hoá giảm 2 lần
Câu 17: Ý nào sau đây là ý không đúng về lao động phức tạp?
A. Trong cùng một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn lao động giản đơn

9
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
B. Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân bội lên
C. Lao động phức tạp là lao động trí tuệ của người lao động có
trình độ cao
D. Lao động phức tạp là lao động trải qua đào tạo, huấn luyện
Câu 18: Các quầy bán thịt lợn ở các khu chợ truyền thống, luôn có rất
nhiều người bán và người mua tập trung. Hàng hóa có sự đồng nhất,
mức giá tương đồng, người mua hay người bán đều nắm rõ mức giá
tại khu vực của mình. Người bán ít có sự cạnh tranh về giá thành,
người mua không bị bối rối khi mua hàng. Vậy đây là loại thị trường
nào?

A. Thị trường tự do
B. Thị trường không hoàn hảo
C. Thị trường độc quyền
D. Thị trường hoàn hảo
Câu 19: Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của?
A. Các quy luật kinh tế khách quan của thị trường
B. Các quy định kinh tế chủ quan của thị trường
C. Các quy định thương mại khách quan của thị trường
D. Các quy luật kinh tế chủ quan của thị trường
Câu 20: Ví dụ sau đây thể hiện quy luật gì? “Anh B kinh doanh mặt
hàng nông sản là kinh doanh gạo, nên khi tiến hành để cố gắng buôn
bán thì anh B phải nhập về khoảng 10 tấn gạo với giá trị là 150 triệu
đồng. Và số lượng gạo này sẽ được đem đi bán cho những người đang
còn nhập gạo.”

A. Quy luật cung – cầu


B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
10
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
Câu 21: Vì sao hàng hóa phải là sản phẩm của lao động?
A. Vì con người có nhu cầu tiêu dùng nên phải làm ra hàng hóa
B. Vì hàng hóa phải có giá trị sử dụng nên con người làm ra hàng
hóa để sống
C. Vì hàng hóa do lao động của con người làm ra để đáp ứng nhu
cầu xã hội
D. Vì hàng hóa là phải có thuộc tính giá trị, tức lao động kết tinh
đem trao đổi
Câu 22: Trong một xưởng giày da, anh A làm ra một đôi giày mất 2
tiếng, anh B mất 3 tiếng, anh C mất 4 tiếng và anh D mất 8 tiếng. Hỏi
trong phạm vi xưởng giày, thời gian lao động xã hội cần thiết là mấy
tiếng?
A. 3 tiếng
B. 3,75 tiếng
C. 4,25 tiếng
D. 4,75 tiếng

Câu 23: Chọn ý đúng về tăng năng suất lao động và tăng cường độ
lao động:
A. Tăng năng suất lao động làm cho số sản phẩm làm ra trong một
đơn vị thời gian tăng lên, còn giá trị 1 đơn vị hàng hoá thay đổi
B. Tăng cường độ lao động làm cho số sản phẩm làm ra trong 1 đơn
vị thời gian tăng lên, còn giá trị 1 đơn vị hàng hoá không thay đổi
C. Tăng năng suất lao động dựa trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, nâng cao
trình độ tay nghề người lao động, còn tăng cường độ lao động thuần
tuý là tăng lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời gian
D. Cả A, B, C
Câu 24: Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này
được hiểu như thế nào là đúng?

11
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3
A. Giá cả của từng hàng hoá luôn luôn bằng giá trị của nó
B. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó
C. Giá trị bằng giá cả
D. Cả B và C
Câu 25: Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây:
A. Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng
B. Lao động cụ thể tạo ra tính hữu ích của sản phẩm
C. Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có
trình độ thấp chỉ có lao động cụ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 26: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các hình thái giá trị
A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu hiên -> hình thái chung của
giá trị -> hình thái tiền -> hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
B. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu hiên -> hình thái giá trị
đầy đủ hay mở rộng -> hình thái chung của giá trị -> hình thái
tiền
C. Hình thái tiền -> hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu hiên -> hình
thái giá trị đầy đủ hay mở rộng -> hình thái chung của giá trị
D. Hình thái tiền -> hình thái chung của giá trị -> hình thái giá trị
đầy đủ hay mở rộng -> hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Câu 27: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia
thành:

A. Thị trường tự do – thị trường có điều tiết – thị trường cạnh


tranh hoàn hảo – thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
B. thị trường trong nước – thị trường thế giới – thị trường giản đơn
C. Thị trường tự do – thị trường thế giới – thị trường cạnh tranh
D. Thị trường tư liệu tiêu dùng – thị trường tư liệu sản xuất – thị
trường tự do

12
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Nhóm 3

13

You might also like