You are on page 1of 4

HAI ĐỨA TRẺ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả.

- Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn
Tường Lân), sinh tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại

- Lúc nhỏ sống ở quê ngoại: Cẩm Giàng- Hải Dương

- Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

- Thạch Lam là người đôn hậu và rất tinh tế. Ông quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ
và rất thành công ở truyện ngắn.

- Đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam:

+ Nội dung: Truyện hầu như không có cốt truyện hoặc cốt truyện không có gì đặc biệt, chủ
yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện
của ông như một bài thơ trữ tình.

+ Nghệ thuật: Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình; lời văn trong sáng, giản dị mà
thâm trầm, sâu sắc.

- Tác phẩm chính: SGK.

2. Tác phẩm.

a. Xuất xứ: “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938)

b. Bố cục:

- Phần 1: (Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng): Bức tranh phố huyện
lúc chiều tàn.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”): Bức tranh phố huyện về đêm.

+ Phần 3 (còn lại): Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:


a. Thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:

- Âm thanh:

+ “Tiếng trống thu trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”

+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.

+ Tiếng muỗi vo ve.

→ Những âm thanh đặc trưng của làng quê → lấy động tả tĩnh → không khí vắng vẻ, đìu
hiu.

- Hình ảnh, màu sắc:

+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”

+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.

→ Màu sắc rực rỡ bùng cháy trước khi tàn lụi.

+ “Dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời

=> Bức tranh chiều quê: đẹp, êm đềm,  thơ mộng mang hồn quê Việt Nam nhưng đượm
buồn.

b. Cảnh chợ tan và những kiếp người nơi phố huyện:

* Cảnh chợ tàn:

- “Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn
rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.

- Mùi vị: “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi” 

=> Cảnh chợ tàn nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều.

* Những kiếp người tàn tạ:

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.

- Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối đến bán nước chè.

- Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

- Chị em Liên: trông coi một gian hàng tạp hóa nhỏ xíu thuê lại của bà lão móm
→ “hôm nay ngày chợ mà bán chẳng ăn thua gì”.

→ Cuộc sống của người dân nơi phố huyện nghèo khổ, vất vả, lụi tàn, như kéo lê cuộc đời
mình trong bóng tối, không hề có ánh sáng của ngày mai.

c. Tâm trạng của Liên:

- “Liên ngồi yên lặng…lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” → Cảnh chiều
tàn và cuộc sống nghèo khổ, tối tăm của người dân nơi phố huyện đã gợi lên một nỗi buồn
thấm thía trong lòng Liên.

- Cảm nhận được “một mùi âm ẩm…quê hương này” → tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, gắn bó
với quê hương.

- Liên động lòng thương “mấy đứa trẻ con nhà nghèo…cho chúng nó”.

- Xót thương mẹ con chị Tí.

- Sự xuất hiện của bà cụ Thi: cảm thấy ái ngại, hơi run sợ → hai chị em “đứng sững nhìn…
về cuối làng” → nỗi xót xa trong lòng Liên.

 Liên là một cô bé có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

=> Cuộc sống nghèo khổ, tăm tối đã cướp đi một phần của hạnh phúc tuổi thơ của Liên,
bao ước mơ, niềm vui của Liên đã lụi tàn như cảnh chiều tàn.

=> Tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam và tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
2. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya.

a. Khung cảnh thiên nhiên và con người: ngập chìm trong đêm tối mênh mông.

Bóng tối Ánh sáng


- Đường phố và các ngõ con dần dần chứa - Một khe ánh sáng.
đầy bóng tối. - Quầng sáng quanh ngọn đèn của chị Tí.
- Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông - Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa bác Siêu
con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào - Từng hột sáng lọt qua phiên nứa.
làng lại càng sẫm đen hơn nữa. - Vệt sáng của những con đom đóm.
- Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên - Của những ngôi sao lấp lánh.
một tiếng ngắn khô khan, không vang động
ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối.
→ Bóng tối dày đặt, ánh sáng hiếm hoi, leo lét, càng tăng thêm sự buồn bả, vắng lặng của
đêm tối, gợi nỗi buồn sâu lắng.

=> Biểu tượng cho những kiếp người nghèo khổ, lam lũ.

You might also like