You are on page 1of 19

Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022

Hai đứa trẻ


- Thạch Lam-

I. Tìm hiểu chung


1.Tác giả: / SGK
- Là con người điềm đạm, nồng hậu và rất đỗi tinh tế.
- Đặc điểm sáng tác: Có biệt tài về truyện ngắn.
- Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng
điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
-> TL là nhà văn xuất sắc của VHVNHĐ.
2. Truyện “Hai đứa trẻ”:
- Xuất xứ: Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
- Bối cảnh câu truyện: quê ngoại của tác giả - phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Bố cục: 3 phần.
+ Đoạn 1: Từ đầu ....-> về phía làng: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
+ Đoạn 2: Trời đã bắt đầu đêm-> của họ: Bức tranh phố huyện lúc đêm về.
+ Đoạn 3: Còn lại: Bức tranh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
II. Đọc hiểu
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a. Bức tranh thiên nhiên.
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không...
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng...
+ Tiếng muỗi vo ve...
 Có sự vận động từ xa đến gần, từ to đến nhỏ. Tất cả đều gợi lên sự tĩnh lặng và gợi buồn
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời.
H/a’, màu sắc, đường nét có sự vận động từ ánh sáng -> bóng tối. Tất cả đều gợi cảm giác về sự tàn lụi.
 Bức tranh TN đẹp như 1 bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, gần gũi, mà không kém phần thơ mộng,
gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam, trong cái nhìn cảm quan lãng mạn của nhà văn.
NT: Miêu tả, so sánh, kết hợp với những câu văn dịu êm, mỗi câu một cảnh, cấu tứ như một bài thơ trữ tình
với nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế khơi gợi cảm xúc của người đọc,
người nghe.
b. Bức tranh sinh hoạt: Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
+Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
+ Mùi ẩm mốc bốc lên..
+Hàng quán lèo tèo.
Bức tranh phố huyện không chỉ tàn tạ u buồn, mà còn phơi bày cái nghèo nàn, đìu hiu vắng lặng xơ xác,
tiêu điều.
- Cảnh những kiếp người tàn tạ:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ...
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường...

1
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Chị em Liên với gian hàng nhỏ...
 Những kiếp người tàn tạ: gợi lê sự nghèo nàn ,tàn lụi, tiêu điều đến thảm hại của phố huyện nghèo trong
cái nhìn hiện thực của tác giả.
d. Tâm trạng của Liên:
+ ngồi yên lặng, đôi mắt chị ngập đầy bóng tối
+ Thấy lòng buồn man mác
+ Xót thương cho những con người nơi đây.
+ Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
 Cảnh chiều tàn, chợ chàn, những kiếp người tàn gợi cho Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, xót
thương cho những con người nghèo khổ nơi đây . Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu
thương con người.
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya:
- Phố huyện ngập chìm trong bóng tối
a. Hình ảnh của “bóng tối” và “ánh sáng”:
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn
nữa”.
 Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ.
 Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
b. Nhịp sống người dân phố huyện
- Vẫn những động tác quen thuộc:
+ Chị Tí dọn hàng nước
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn
bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
 Sống quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng
uống bát che tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo
khổ hàng ngày của họ”
 Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao.
 Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An:
a. Lí do:
+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).
+ Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya. -> Chờ đợi một điều thiêng
liêng của cuộc sống.
b. Chuyến tàu đêm và tâm trạng của hai đứa trẻ
- Chuyến tàu đêm
+ Khi ở xa: tiếng còi vang lại,tiếng xe rít vào ghi, một làn khói bừng sáng trắng, tiếng hành khách ồn ào
khe khẽ
+ Khi đến gần: các toa đèn sáng trưng, những toa sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, các cửa
kính sáng. Âm thanh rầm rộ..
+ Khi đi qua: để lại những đốm than đỏ bay tung, tàu khuất sau rặng tre
-> Phố huyện sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát.
=> Biểu tượng của một thế giới đáng sống giàu sang và rực rỡ, đối lập với cuộc sống của phố huyện.
- Tâm trạng của hai đứa trẻ

2
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Khi đợi tàu: háo hức, khắc khoải, chờ mong (An buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn dặn chị tàu đến thì
đánh thức êm dạy nhé)
+ Khi tàu đến: hân hoan, hạnh phúc, chăm chú ngắm nhìn đoàn tàu (cả 2 chi em đứng dậy để ngắm nhìn
đoàn tàu vụt qua, nhận ra sự khác biệt của chuyến tàu đêm nay so với đêm khác, chuyến tau đêm nay kém
sáng, thưa người hơn mọi khi)
+ Khi tàu đi: nuối tiếc, bâng khuâng. (đứng lặng nhìn theo cái đèn xanh treo trên toa sau cùng, đoàn tàu xa
mãi và khuất sau rặng tre)
 Con tàu mang theo mơ ước về 1 thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung
linh về HN xa xăm.
 A’s đoàn tàu - a’s văn minh từ thành thị vừa thắp sáng lên ở miền quê nghèo khổ để rồi cũng vừa tắt
ngấm đi để niềm hi vọng của con người bị màn đêm bao phủ.
* Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu:
- Là biểu tượng của 1 thế giới rực rỡ ánh sáng, giàu sang và hoa lệ >< cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tăm
tối và quẩn quanh của người dân PH.
- Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm
thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
* Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:
Lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến 1 tương lai tốt đẹp
hơn.
- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống,
phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
 Giá trị nhân gtrị nhân bản của truyện
(nhân bản: lấy con người làm gốc của mọi suy nghĩ và hành động, hướng về con người,vì con người)
III. Tổng kết
2. Ý nghĩa văn bản:
- Niềm cảm thương chân thành của TL đvới ~ kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối,
quẩn quanh nơi phố huyện nghèo trước CM và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha
thiết của họ.
3.Đặc sắc NT:
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ
hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
-------------------------------------------------------------------

Đề 1: Cảm nhận đoạn văn sau:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của
riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn
chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên
tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn
không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ
thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn
không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

Dàn ý:
a/ Mở bài

3
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu chung về nhânvật Chí Phèo qua đoạn đầu của bài
b/ Thân bài
- Khái quát qua về nội dung của đoạn
- Cảm nhận đoạn văn: Tiếng chửi của Chí
Tác giả đưa tiếng chửi lên đầu truyện với mục đích để lại sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã
không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn khổ truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những tình tiết mở
đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc thực sự lôi cuốn.
- Tiếng chửi có nhiều hình thái diễn đạt khác nhau:
+ Thông qua lời dẫn truyện lạnh lùng, xót xa của tác giả. Ban đầu là chửi đơn thuần chửi chung như chửi
“trời”, “đời”, “tất cả làng Vũ Đại”, “chửi đứa nào không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa đẻ ra hắn”.
+ Thông qua lời thuật lại đầy ngán ngẩm, thờ ơ, hờ hững của dân làng Vũ Đại “Chắc nó trừ mình ra!”.
+ Thông qua cái giọng bực tức, chất vấn, đớn đau, quằn quại khi vật lộn với bi kịch của chính bản thân Chí
Phèo “Tức mình”, “Tức thật!”, “Thế này thì tức thật!”, “Tức chết đi được mất”.
- Tiếng chửi ấy không chỉ giữ nguyên một trạng thái mà nó có sự tăng tiến về mặt cấp độ:
+ Chí Phèo chửi tất cả những thứ mà hắn cho là đã làm cho cuộc đời hắn khổ sở.
=> Chí Phèo khao khát được hòa nhập vào thế giới loài người, khao khát được giao tiếp, thế nhưng không
ai nói chuyện với hắn, hắn đành chửi, chửi để mong người ta chửi lại cũng được, để chứng minh ít ra hắn
vẫn là con người và người ta vẫn còn muốn đáp lại hắn. Và đến tột cùng của sự đớn đau, khi đã không còn
ai chửi nhau với hắn, Chí Phèo mới thốt lên trong đau đớn rằng ai đã sinh ra cái thân hắn để hắn khổ đến
thế này.
Ý nghĩa tiếng chửi:
Qua tiếng chửi, Nam Cao đặt ra một nghịch lý trước người đọc: Chí Phèo say hay tỉnh? Rõ ràng ông đã
khẳng định “cứ rượu say là hắn chửi”. Nhưng nếu đó là tiếng chửi của một người say và mất hết ý thức, tại
sao lại lớp lang rành mạch (sự tăng cấp giữa các đối tượng), tại sao vẫn nhận ra “thân hắn khổ đến nông nỗi
này”. Say mà tỉnh, tỉnh mà say, đó là trạng thái lưỡng phân của hình tượng Chí Phèo, qua đó Nam Cao hé
lộ cho người đọc thấy được ý thức tỉnh táo của Chí Phèo sau cái vô thức của kẻ say, nỗi đau con người sau
hình thù quỷ dữ, khát vọng lương thiện sau những hành động, lời nói côn đồ, ác độc.
- Ngay ở đoạn văn tiếng chửi mở đầu tác phẩm, tác giả đã trình bày ba bi kịch chính của Chí Phèo, và đó
cũng là nền tảng triển khai những bi kịch này xuyên suốt tác phẩm:
+ Bi kịch số phận: Cả cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không, không cha không mẹ không gia đình, không
tài sản của cải. Chí Phèo chửi cha mẹ mình, thực ra chính là chửi chính mình, chửi chính số kiếp đau đớn
của mình. “Nhưng biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo”, câu hỏi ấy vang lên không lời đáp như chính sự bế tắc, bất
lực của Chí, một kẻ bị chối bỏ ngay từ khi mới ra đời và phải sống cả kiếp người-thú đau đớn, chật vật.
+ Bi kịch tha hóa: Cùng với việc đánh mất nhân hình, tiếng chửi và hành động rạch mặt ăn vạ, đập phá,
đâm chém chính là những biểu hiện của quá trình “lưu manh hóa”, dần biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ
của làng Vũ Đại”.
+ Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Tiếng chửi của Chí Phèo không có một lời đáp. Bởi vì, tất cả dân
làng Vũ Đại đều không xem Chí Phèo là con người. Đây là hệ quả tất yếu từ những đau thương mà Chí
Phèo gây ra cho họ. Tình cảnh “chỉ ba con chó dữ với một thằng say rượu” cho thấy sự cô đơn tận cùng của
Chí Phèo, bị chối bỏ, bị đẩy ra ngoài xã hội người của làng Vũ Đại, bị tước đoạt quyền làm người. Tiếng
chửi của Chí Phèo, do vậy, chính là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng kêu cứu của khao
khát lương thiện trong vô thức của Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm sự sẻ chia, thấu hiểu.
- Tố cáo chế độ phong kiến và bọn thực dân đã chà đạp lên quyền sống của con người. Qua đó tác giả thể
hiện lòng thương cảm, xót thương với người nông dân…
Nghệ thuật: Kết cấu trần thuật cùng lối miêu tả phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.
– Nghệ thuật trần thuật qua nhiều ngôi khác nhau:
+ Kể chuyện theo giọng chửi bực tức của Chí Phèo.
+ Kể chuyện theo giọng dân làng thờ ơ, hờ hững. Ngôn ngữ nửa trực tiếp nửa gián tiếp..
3, Kết bài: Tình cảm của em dành cho tác phẩm.
----------------------------------------------------------------

4
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
Đề 2: … “ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất
bừa bãi phân chuột phân gián.
    Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba
cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi
mắt lia lịa.
    Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng
trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút
con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh
đạc bảo:
    - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa
trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con
người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi
bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ
đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời
lương thiện đi.
    Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người
nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà
dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ".”
Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân

Dàn ý phân tích cảnh cho chữ / đoạn văn trong truyện Chữ người tử tù
a/ Mở bài
- Trình bày những nét tiêu biểu nhất về tác giả Nguyễn Tuân: Một nhà văn tài hoa uyên bác
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và cảnh cho chữ: Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu cho
phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân và cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng thấy”
trong truyện ngăn này
b/ Thân bài
- Hoàn cảnh diễn ra cảnh cho chữ
- Vị trí: Cuối tác phẩm
- Hoàn cảnh: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường chịu án chém
- Cảnh cho chữ:
+ Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên
vọng canh”
+ Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
+ Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...
-> Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"
- Thông thường, việc cho chữ, xin chữ thường được diễn ra ở những nơi thanh cao; ở đây lại diễn ra trong
buồng giam tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
+ Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do lại nổi bật và đẹp đẽ, hiên ngang
dậm tô nét chữ vuông tươi tắn ⇒ trở thành người nghệ sĩ.
+ Người nhận chữ: viên quản ngục- một người ngày thường nắm quyền cai quản tù nhân trong tay nay
khúm núm, kính cẩn thu những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ
- Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau: trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc,
âm thanh, mùi vị...một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng -
bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa, cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho( mùi
mực)- ẩm mốc( mùi nhà giam phân chuột, phân gián)
⇒ Tất cả những lí do trên đã làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

5
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở (khuyên về nhà quê) rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ bởi nếu cứ
tiếp tục ở chốn "lao xao" thì sẽ " khó giữ thiên lương cho lành vững" .
⇒ Sâu xa hơn việc cho chữ chính là bài học về lẽ sống rất chân thành.
Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra
những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.
- Nghệ thuật xây dựng cảnh cho chữ
+ bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa
+ Nnghệ thuật đối lập
+ Khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình
+ Nhịp văn chậm rãi càng làm cho những câu, chữ ấy thấm sâu hơn vào lòng độc giả.
- Ý nghĩa cảnh cho chữ
+ Giữa chốn ngục tù tàn bạo, chính người tử tù lại là người làm chủ.Nhưng nhìn sâu xa hơn,trong khoảnh
khắc ấy, cả hai dường như rũ bỏ mọi sự ràng buộc lễ giáo để trở thành những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu.
+ Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm đượcthể hiện sâu sắc , đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với
bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác...
+ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh
tối tăm ngục tù bậc nhất.
⇒ Đoạn văn thể hiện sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
c/ Kết luận
- Khẳng định lại đây là cảnh tượng tiêu biểu nhất làm nên thành công của tác phẩm
-----------------------------------------------------
Đề 3: Cảm nhận/Phân tích nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam cao.
Gợi ý
a/ Mở bài
- Đôi nét về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
- Trong tác phẩm, bên cạnh nhân vật trung tâm- Chí Phèo được Nam Cao dùng ngòi bút hiện thực khắc họa
rõ nét, còn một nhân vật cũng được ông đầu tư tâm sức để khắc họa thành công, đó là nhân vật Bá Kiến -
đại diện tiêu biểu cho giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo
b/ Thân bài
Nguồn gốc xuất thân
- Bá Kiến xuất thân trong một gia đình giàu có, mấy đời làm chánh tổng, bá hộ, sống sung túc với nhiều đất
đai, của cải.
- Bằng mưu mô và thủ đoạn, Bá Kiến dần leo lên đỉnh cao danh vọng: tiên chỉ làng Vũ Đại, Bá hộ, Chánh
hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu… ⇒ khét tiếng trong hàng huyện
- Là “con cá lớn” của làng Vũ Đại
⇒ Từ nguồn gốc xuất thân đủ nhận thấy sự uy quyền của Bá Kiến trong làng Vũ Đại
* Sự xuất hiện của Bá Kiến
- Xuất hiện trong hoàn cảnh Chí Phèo đến nhà cụ ăn vạ
+ Xuất hiện đầy uy quyền: “Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông thế này?”
- Hành động Bá Kiến trước sự việc Chí Phèo đến ăn vạ:
+ Quát mấy bà vợ…
+ Quay lại người làng, dịu giọng hơn
+ Lay gọi Chí Phèo bằng giọng thân mật, xốc Chí Phèo,
+ Mắng con…
⇒ Đằng sau đó là sự lọc lõi, nham hiểm và thâm độc, một tên cường hào có nghệ thuật thống trị
Bá Kiến – con người nham hiểm, thủ đoạn trong cách cai trị
- Bá Kiến có thủ đoạn thống trị người nông dân khôn ngoan:
+ Trị không được thì cụ dùng
+ Lấy đầu bò trị thằng đầu bò
+ Mềm nắn rắn buông
+ Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân

6
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu
+ Đặc biệt “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn
+ Ngấm ngầm cho nhau ăn bùn
⇒ Những cách dùng người, trị người của Bá Kiến được đặc tả rõ nét với nghệ thuật độc thoại nội tâm. Bá
Kiến- con người được bộc lộ trong nhiều mối quan hệ
- Trong quan hệ với tầng lớp cùng đinh: tìm cách bóp nặn đám dân hiền lành vào những vụ thuế và thu
dụng những tên “bạt mạng” ⇒ đẩy bao người vào cảnh cùng quẫn Với sự nham hiểm thâm độc, chính Chí
Phèo cũng trở thành nạn nhân của Bá Kiến
- Trong quan hệ với tầng lớp thống trị: Bề ngoài bằng mặt, bên trong luôn sắp sẵn ý định “cho nhau ăn
bùn”, xâu xé nhau tranh quyền lực
- Trong quan hệ gia đình: Có bốn vợ, hay ghen bóng gió nhưng bản thân lại qua lại với vợ Binh Chức ⇒
ích kỉ, xấu xa, đồi bại
 Cái chết của Bá Kiến
- Tiếng cười cùng câu nói của Bá Kiến “Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ” càng
làm tăng nỗi đau đớn của Chí Phèo
- Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào đường cùng, Chí Phèo đã thét lên: “Không được! Ai cho tao lương
thiện?...chỉ còn một cách này là…biết không?”
⇒ Bá Kiến chết như một tất yếu
c/ kết bài:
 Tổng kết lại những nét nghệ thuật tiêu biểu nhất làm nên một Bá Kiến điển hình cho giai cấp thống trị, bọn
cường hào, địa chủ gian ác
- Đây là nhân vật thể hiện tài năng khắc họa sinh động, chân thực và bộc lộ giá trị hiện thực mới mẻ, sâu
sắc
---------------------------------------------------------------------

Đề 4: Cảm nhận/Phân tích nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam cao.

a/ Mở bài
- Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo: Một nhà văn như một tấm gương lớn về nhà văn - chiến sĩ,
lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm. Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu kết tinh tài năng
nghệ thuật của ông.
- Trong truyện ngắn, hình tượng trung tâm Chí Phèo là một nhân vật với nhiều bi kịch của kiếp người để lại
trong lòng độc giả những dư âm sâu sắc.
b/ Thân bài
* Hoàn cảnh Chí Phèo xuất hiện
- “Hắn vừa đi vừa chửi...” : sự xuất hiện tự nhiên
- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên:
+ Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi
+ Đằng sau đó thấy Chí Phèo là nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường.
* Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi
- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:
+ Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm
ăn chân chính
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt
vải,…
⇒ Chí Phèo là một người lương thiện.
+ Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức
về nhân phẩm.
⇒ Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của
Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu.

7
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
* Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù (Qúa trình tha hóa)
- Nguyên nhân:
+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
- Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai
con mắt gườm gườm” ⇒ Chí Phèo đánh mất nhân hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho
Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Ba Kiến
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến
cùng cực
* Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở - đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
⇒ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh.
* Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội.
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đến nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và
tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống
làm người.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
c/ Kết bài
- Khái quát lại những nét tiêu biểu dựng lên hình tượng Chí Phèo
- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật này.
----------------------------------------------------------------------

Những dạng đề thi về bài Chí Phèo - Nam Cao

Về tác phẩm Chí Phèo, các em cần ôn tập theo những dạng đề thi sau :
1.Cảm nhận hình tượng nhân vật
Truyện có nhiều nhân vật nhưng đề bài có thể chỉ  yêu cầu phân tích , cảm nhận hình tượng nhân vật Chí
Phèo, các nhân vật khác ít quan trọng
2. Cảm nhận đoạn trích
Các em chú ý những đoạn sau :
+ Đoạn mở đầu ( tiếng chửi và ý nghĩa tiếng chửi ).
+ “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu….Chao ôi là buồn!”
+ Đoạn kết : Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự sát, hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm

8
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
trí Thị Nở
3. Cảm nhận chi tiết
Tác phẩm có nhiều chi tiết đặc sắc, các em cần chú ý : tiếng chửi của Chí , chi tiết bát cháo hành, cái lò
gạch cũ.
4. Dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học
: Đề bài có thể trích dẫn một nhận định , yêu cầu chứng minh nhận định đó.
5. Dạng đề so sánh :
Chí phèo có thể so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề, ví dụ : Vợ nhặt của Kim Lân ( lớp 12 ), so sánh bi
kịch của Chí Phèo với bi kịch của Trương Ba ( Hồn Trơng Ba , Da hàng thịt- Lưu Quang Vũ, lớp 12)
Dạng đề so sánh thường thấy trong đề thi học sinh giỏi
Với tác phẩm này , các em cần chú ý giá trị nhân đạo nữa.

-------------------------------------------
Đề 5: Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
Gợi ý
a/ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên
bác.
– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn
Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.
– Giới thiệu khái quát về
b/ Thân bài:
Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba
- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:
+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên
đời"
- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét
chữ”
⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất
- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam
vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút
run sợ.
- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:
+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục
+ “văn võ kiêm toàn”
⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ để cứu lấy nhân dân thoát
khỏi những áp bức, bất công vô lý.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông
⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho
- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại
- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình
sinh”
⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào đây”.
⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

9
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
⇒ Khí phách của một người anh hùng.
Huấn Cao – người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒
Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
- Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ
⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”
⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”
- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh
“cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương
- Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái
phàm tục, dơ bẩn
Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là
cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó
lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.
- Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn.
Đặc biệt ở cảnh cho chữ.
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu
khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.
c/ Kết bài:
– Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm
trong sáng
– Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải
luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.
------------------------------------------------------------
Dàn ý phân tích Huấn Cao ngắn gọn
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao
II. Thân bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
1. Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài hoa
- Huấn Cao là một nghệ sĩ khác thường, có tài viết chữ rất đẹp, một thú vui tao nhã nhưng ít ai làm được
- Tài viết chữ của ông được thể hiện qua các chi tiết đặc sắc và nổi bật, cho thấy một tài năng xuất chúng
- Nét chữ thể hiện tính cách của ông, khinh danh vọng tiền tài, có tấm lòng yêu nghệ thuật
2. Khí phách hiên ngang của một anh hùng
- Ông là người tài năng, có chí khí anh hùng: dám chống lại triều đình bất công để cứu lấy nhân dân thoát
khỏi những áp bức, bất công vô lý.
- Bị tống giam chờ xử tử nhưng không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành
động “dỗ gông”
- Dù sắp chết nhưng vẫn sống oanh liệt, tư thế đường hoàng đón nhận cái chết, ung dung nhận rượu thịt mà
viên quan coi ngục mang cho
- Ông không sợ chết, cũng không sợ cường quyền, vẫn ngạo nghễ đáp trả những lời lẽ dành cho mình.
3. Một con người có thiên lương trong sáng, tâm hồn cao đẹp
- Không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ
- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho y chữ
- Một con người cân nhắc, xem thường cái xấu xa, sai biết sửa

10
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ
qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nhận của em về hình tượng Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái
tâm trong sáng
- Nhân vật Huấn Cao là hình tượng tiêu biểu của cái tài, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của cái khí
phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ, bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín nhưng
sâu sắc vô cùng.

-----------------------------------------------------------------------
Đề 6: Dàn ý: 1

Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm Hai đứa trẻ
Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ví dụ: Hai đứa trẻ là tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn”, là một tác phẩm được coi là nổi bật
nhất của ông. Hai đứa trẻ là tác phẩm nói lên cuộc sống khó khăn tại một huyện nghèo với bao con người
và cuộc sống khổ cực. Nơi ấy là quê ngoại của tác giả vào năm 1945, chính vì thế mà tác phẩm được thể
hiện hết sức đặc biệt và thấm đượm tình cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm để hiểu rõ hơn về hoàn
cảnh sống của con người lúc bấy giờ.
a/ Thân bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
a. Bức tranh thiên nhiên
+ Một làng quê yên ả, thanh bình nhưng gợi buồn
+ Cảnh vật lúc chiều tối buông xuống hết sức thân thiết và gần gũi
b. Bức tranh sinh hoạt của con người
+ Cảnh chợ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều
+ Cuộc sống của con người khốn khó và vô cùng cơ cực
+ Cuộc sống của con người nơi đây nghèo nàn, không lối thoát
2. Cảnh đợi tàu:
a. Lí do đợi tàu:
Đợi tàu trở thành một công việc, một nhu cầu của con người nơi phố huyện nghèo
Đợi tàu thể hiện sự khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có một cuộc sống ấm no hơn
b. Hình ảnh đoàn tàu:
Đoàn tàu như biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, cuộc sống đẹp đẽ hơn
Đoàn tàu mang một tia hi vọng, một chút mơ ước của con người nơi phố huyện nghèo
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Hai đứa trẻ

---------------------------------------------------------
Dàn ý: 2
a/ Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
Đôi nét về Thạch Lam: Một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế mạnh về viết
truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn phù hợp cho nhận định trên.
b/ Thân bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:
- Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên
- Âm thanh:
Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.

11
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Hình ảnh, màu sắc:
“Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía.
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
+ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
c. Tâm trạng của Liên
+ Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
+ Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
+ Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
+ Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu,
xót thương bà cụ Thi điên
 => Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch
Lam gửi gắm tâm tư của mình
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+ “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn
nữa”.
Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sáng, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng… ⇒ ánh sáng yếu
ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
⇒ Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi
trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:
+ Chị Tí dọn hàng nước
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình bác Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng
đàn bần bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào
hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo
khổ hàng ngày của họ” ⇒ mơ hồ, tội nghiệp
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
- Liên và An thức bởi:

12
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Để bán hàng
+ Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:
+ Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”
+ Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
-  Khi tàu đến:
+Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
-  Khi tàu đi vào đêm tối:
+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
⇒  Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới
khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước.
- Nghệ thuật: Truyện không có truyện.
+ Phân tích miêu tả chi tiết diễn biến tấm lí nhân vật
+ Đối lập, ngôn ngữ nhân vật bình dị, gần gũi, thân thuộc.
+ Giongj văn nhẹ nhàng, câu văn êm dịu đầy chất thơ.
c/ Kết bài: Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ
---------------------------------------------------------------

Đề 7: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ trọng Phụng.
1. Phân tích đề
- Yêu cầu của đề bài: phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : các từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
- Phương pháp lập luận chính : phân tích.
2. Hệ thống luận điểm
- Luận điểm 1: Ý nghĩa nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
- Luận điểm 2: Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ tổ mất
- Luận điểm 3: Cảnh đám tang gương mẫu.
3. Lập dàn ý chi tiết
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Trọng Phụng
+ Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là nhà văn xuất sắc trong nền văn học của Việt Nam nổi tiếng với các tác
phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn trào phúng.
- Giới thiệu tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
+ Số đỏ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng nhằm châm biếm, đả kích những thói
xấu xa, giả dối của xã hội thực dân, phong kiến nửa đầu thế kỉ XX.
+ Hạnh phúc của một tang gia là toàn bộ chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, phê phán lối sống lệch lạc và
đua đòi của một gia đình.
b) Thân bài
* Khái quát về tác phẩm Số đỏ
- Hoàn cảnh ra đời :
+ Số đỏ ra đời năm 1936, năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi
nổi. Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời được bãi bỏ. Bối cảnh ấy đã
tạo điều kiện cho các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát, giả dối, bịp bợm của các
phong trào Âu hóa, thể thao, vui vẻ trẻ trung… được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng đã từng lên
cơn sốt vào những năm 30 của thế kỷ XX.
* Ý nghĩa nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
- “Tang gia”: gia đình có người mất, có tang.
- “Hạnh phúc”: cảm xúc khi gặp chuyện vui.

13
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
-> Nhan đề chứa đựng mâu thuẫn: Một bên là sự tang thương, mất mát đáng lẽ phải tràn ngập sự đau buồn,
tiếc thương nhưng ở đây lại song hành với hạnh phúc, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”.
=> Nhan đề xuất hiện như một sự châm biếm, mỉa mai, dự báo một màn hài kịch sắp diễn ra với nhiều
nghịch lí và những tiếng cười chua chát.
* Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ tổ mất
Niềm vui chung của cả gia đình
+ Cụ Tổ mất đi, di chúc được thực thi.
+ Ước nguyện của mọi người trong gia đình được thực hiện.
-> Gia đình tràn ngập niềm vui vì được chia tài sản.
=> Một gia đình bất hiếu.
- Niềm vui của từng thành viên trong gia đình
+ Cụ cố Hồng
Được diễn trò già yếu trước mọi người.
Mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc, mếu máo để người ta nghĩ “úi kìa con giai nhớn
đã già thế kia kìa”.
-> Nhân vật điển hình cho sự ngu dốt và háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của
chính người sinh ra mình.
+ Ông Văn Minh:
Thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành -> được chia tài sản
Được dịp quảng cáo, kiếm tiền
-> Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
+ Bà Văn Minh:
Mừng rỡ vì được lăng xê bộ xô gai tân thời và những y phục táo tạo nhất của tiệm may Âu hóa.
-> Người cháu thực dụng, thiếu tình người.
+ Cô Tuyết:
Được dịp mặc y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết
-> Người con gái lẳng lơ, muốn hư hỏng một cách có khoa học, tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
+ Cậu Tú Tân:
Sướng điên người lên vì được dịp khoe tài chụp ảnh, được sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng
đến
-> Con người vô tâm, kém hiểu biết, đáng lên án.
+ Ông Phán mọc sừng :
Sung sướng vì không ngờ rằng "cái sừng" trên đầu mình lại có giá trị.
Mừng thầm vì được chia thêm tiền
-> Một kẻ trục lợi, vô lương tâm, không có nhân cách, vô liêm sỉ, chỉ coi trọng và vui mừng vì mình được
thêm một khoản.
- Niềm vui của những người ngoài gia đình
+ Xuân tóc đỏ: danh giá uy tín ngày càng cao vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “sung sướng cực điểm” vì có việc làm.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch,
kệch cỡm.
+ Đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau” -> sự giả tạo, thiếu văn hóa.
+ Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú  ý
vào những kiểu quần áo tang...
-> Cụ Tổ chết tuyệt nhiên không ai đau buồn, không một giọt nước mắt.
=> Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, mỉa mai, châm biếm và lên án sự suy đồi về
đạo đức và tình người của con người trong xã hội thượng lưu phong kiến.
* Cảnh đám tang gương mẫu
- Không khí đám tang:
+ Hỗn loạn, nhốn nháo như hội rước

14
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Tổ chức linh đình kết hợp ta, Tàu, Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh.
-> Đua đòi, chạy theo lối sống văn minh rởm.
- Các nhân vật trong đám tang:
+ Phục trang:
Các bà, các cô thi nhau mặc đồ xô gai tân thời
Cô Tuyết mặc y phục ngây thơ bằng ren, hở nách
-> Đám đưa ma mà như một sàn diễn thời trang.
+ Xuân tóc đỏ lại được chào đón trịnh trọng vì đã có công khiến cụ Tổ chết
+ Cậu Tú Tân thể hiện trình độ chụp ảnh bằng cách nhảy lên những ngôi mộ khác.
+ Sư cụ Tăng Phú vênh váo vì sẽ có người nghĩ cụ có chiến công hiển hách “lật đổ Phật giáo”.
+ Đám con cháu là ê kíp đạo diễn, diễn viên, nhiếp ảnh tài ba.
+ “Đám cứ đi” và nam nữ cứ “chim nhau, cười tình với nhau”.
- Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa
+ Cụ cố Hồng cũng ho, khóc, mếu, khạc...
+ Ông Phán thì oặt người, khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt” nhưng không quên diễn việc làm ăn bí mật với
Xuân: dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư.
=> Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng, đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội thượng lưu trước
1945 thực chất là cặn bã của xã hội.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Ngòi bút trào phúng bậc thầy
- Xây dựng tình huống độc đáo
- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.
c) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung của đoạn trích.
- Nêu cảm nhận của em về đoạn trích.
---------------------------------------------------------
5. Kiến thức mở rộng
- Một số ý kiến đánh giá về tác phẩm Số đỏ:
 "Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy
theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào
"Âu hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền" đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh "văn minh", "tiến
bộ", "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp
đạo đức truyền thống... Số đỏ tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt -
đây là một hạn chế - song tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị thời sự và có tính chiến đấu rõ rệt... Tuy
nhiên, sự phản ánh hiện thực của Số đỏ có rộng song chưa thật sâu. Trong khi lật mặt bọn bịp bợm giả
danh "bình dân", ít nhiều nhà văn vẫn để lộ cái nhìn miệt thị đối với quần chúng lao động. Quan điểm sinh
lý thô bạo - ảnh hưởng của học thuyết Phrơt - khi giải thích "cái dâm của loài người" và sự miêu tả có
phần sống sượng đây đó, cũng hạn chế chiều sâu nhận thức và sức tố cáo của tác phẩm."
(Từ điển văn học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, tập II, 1984)

-------------------------------

Đề 8 : Nguyễn Đình Thi nhận xét “Nếu được dùng đến chữ (hóa công) thì có thể gọi người viết tiểu thuyết
là một (hóa công) nhỏ, viết tiểu thuyết là sáng tạo ra thế giới mới, công việc viết tiểu thuyết”. Bằng hiểu
biết của mình về tiểu thuyết “số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng đặc biệt là đoạn trích “hạnh phúc của
một tang gia”, thuộc chương XV. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu tác giả - tác phần

15
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Nêu VDCNL: Dẫn dắt ý kiến
( Ví dụ: Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã từng quan niệm rằng “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết.
Còn tôi và các nhà văn cùng thời với tôi muốn tiểu thuyết phải thực sự ở đời”. lời “tuyên ngôn” nghệ thuật
của ông đã làm chấn động giới viết tiểu thuyết lúc bây giờ. Câu nói của Vũ Trọng Phụng không những nói
lên mục đích của tiểu thuyết, mà còn hướng tới chức năng đồng thời ca ngợi những nhà văn viết tiểu thuyết
cho đời và cho người. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Đình Thi đã nhận xét. Nếu được dùng đến chữ “hóa
công” thì có thể gọi người viết tiểu thuyết là một “hóa công” nhỏ. Viết tiểu thuyết là sáng tạo ra thế giới
mới và minh chứng cho câu nói của Nguyễn Đình Thi chính là tập tiểu thuyết làm vinh dự cho mọi nền văn
học “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng)
b/ Thân bài:
- Giải thích ý kiến: “Nếu được dùng đến chữ (hóa công) thì có thể gọi người viết tiểu thuyết là một (hóa
công) nhỏ, viết tiểu thuyết là sáng tạo ra thế giới mới, công việc viết tiểu thuyết”.
Vậy trước tiên ta phải hiểu câu nói của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa như thế nào? lời bàn của Nguyễn Đình
Thi đã đánh giá rất cao nhưng rất chân thực về công việc viết tiểu thuyết “hóa công”, hiểu theo quan niệm
thông thường là cách gọi đấng siêu nhiên, thần thánh sáng tạo ra thế giới tự nhiên, cách chọn này thường
gắn với đời sống tâm linh, thể hiện thái độ tôn kính, ngưỡng mộ. Theo cách nói của Nguyễn Đình Thi “Hóa
công nhỏ” là để chỉ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trong mỗi tiểu thuyết. Đây là cách so sánh mới lạ,
độc đáo và chính xác đối với những đóng góp của người nghệ sĩ chân chính. Nếu con người biết là “hóa
công nhỏ” thì thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ ấy tạo ra xứng đáng là một thế giới thu nhỏ bởi vì tiểu
thuyết là một loại hình tự sự, phản ánh thế giới khách quan trên bình diện rộng.
- Khái quát HCRĐ, xuất xứ, vị trí: Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán năm 1930 đến 1945,
người ta cũng chú ý nhiều đến cái tên Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp văn học
phong phú về thể loại, đồ sộ về khối lượng tác phẩm, đặc sắc về bút pháp nghệ thuật. Nổi trội nhất cho
phong cách của ông thể hiện qua hai bình diện là phóng sự và tiểu thuyết. Vũ Trọng Phụng có phải châm
biếm đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo và thối nát. Tiểu thuyết “số
đỏ” viết năm 1936 là một kiệt tác trào phúng của văn học Việt Nam hiện đại, mà nhà văn Nguyễn Khải đã
từng nhận xét “số đỏ” là một tác phẩm ghê gớm, là cuốn tiểu thuyết làm vinh dự cho mọi nền văn học.
Thông qua nhân vật Xuân Tóc đỏ, tiểu thuyết “Số Đỏ” là một mô hình thu nhỏ đầy đủ, sống động về thực
trạng đời sống xã hội thành thị tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX, với tất cả những mặt lố lăng, kệch cỡm,
nhân vật của tác phẩm là tầng lớp tư sản thành thị với lối sống giả dối suy đồi, một xã hội thối nát, xã hội
chó đểu vô nghĩa lý.
Nổi bật trong tiểu thuyết “số đỏ” có lẽ chương XV “Hạnh phúc của một tang gia”, là một bộ mặt thu nhỏ
của đám cưới tư sản thành thị lúc bây giờ. Đây là chương như một phân cảnh nhỏ trong chuỗi dài tấm hài
kịch mà Vũ Trọng Phụng đã xây dựng, đoạn trích là sân khấu hài kịch mà tất cả các nhân vật đều có đất
diễn, thậm chí diễn rất đạt vai của mình. Đám tang cụ cố tôi là cơ hội phô diễn trò lố bịch của đám con
cháu, bạn bè, là nơi diễn ra cuộc doanh thương của đám người hám danh, hám lợi, cả tang gia ai cũng hạnh
phúc, vui sướng, niềm hạnh phúc vui sướng toát ra từ không khí và bức tranh toàn cảnh của đám tang.
- Phân tích – chứng minh ý kiến
+ Những người thân trong gia đình:
Cụ cố Hồng, ông con trai trưởng Chí Hiếu của người chết thì sung sướng đến ngây ngất vì nhờ cái chết thật
của cha mình, nhờ cái đám tang này mà cái danh giá sang trọng của ông sẽ được nâng lên nhiều bậc. “cụ
nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc bộ đồ cho gay, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa
khóc mếu để cho thiên hạ phải che chở, ui kìa con gái lớn đã già đến kia kìa và cụ chắc cả 10 phần rằng, ai
cũng phải gợi khen một đám ma như thế, một cái gậy như thế… văn minh, chồng người cháu đích tôn hiếu
thảo thì chê nóng làng mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi? đứa cháu này sung sướng
vì nhờ cái chết thật của ông nội mình mà cái chức thư, chia của cải chia sẽ có hiệu lực thực sự, chứ không
còn là cái lý thuyết viễn vông nữa. Vợ văn minh thì sốt cả ruột bởi sắp được trưng diện một trang phục
mới, rồi cậu chú Tôm điên người lên mà mãi chưa được sử dụng cái máy ảnh mới mua để đi chụp những
kiểu mới. Tuyết buồn lãng mạn là vì không thấy bạn gái đâu cả, phan mọc sừng ông cháu rể quý hóa thì
sung sướng vì với sự giúp đỡ của Xuân Tóc đỏ kế hoạch tận dụng sự hoang dâm tai tiếng của vợ ông làm
vũ khí đào mỏ, đã thành công rực rỡ không ngờ.

16
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
+ Một lũ con cháu Chí Hiếu ai cũng có niềm vui, mỗi người một vẻ, nhưng đều giống nhau ở một điểm ai
cũng hạnh phúc hả hê, ai cũng được hồi sinh một cách mạnh mẽ. Cái chết của cụ cố tổ dường như đã trở
thành ngày hội của người trong và ngoài gia đình, thậm chí đám ma to đến mức, đến ngay cả cụ tổ cũng
nhờ cái chết thật của chính mình mà được sung sướng. Thật là một đám ma to tát, có thể làm cho người
chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng. nếu không gật gù cái đầu, nỗi sung sướng hạnh
phúc bất thường, kỳ dị, thậm chí quái gở này qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng như quá sức lê lan rất rộng,
rất sâu từ bề trên đến bể dưới, từ trong ra ngoài, từ chủ đến khách, từ sống đến chết, nó lại được duy trì bền
bỉ, đậm đặc, từ hết trang nọ đến trang kia theo diễn biến của đám tang, lúc phát phục đến khi cất đám? đưa
đám, và đến cả khi hạ huyệt. Xem thế mà niềm hạnh phúc, mà cái chết chưa mang lại thật là vô bờ bến, mà
niềm sung sướng đó đúng là không bỏ sót một ai.
+ Những người ngoài tang quyến: Khả năng khái quát, tổng hợp hiện thực quy mô lớn. Điều đó thể hiện
rất rõ qua những người ngoài gia đình đi đám tang, cả cái xã hội thành thị có đầy đủ ở đám tang với đầy đủ
hạng người, dáng vẻ đầu tiên là những người bạn của cụ Cố Hồng, nhưng ông tai to mặt lớn được đeo đầy
huy chương, trên mét thì đã có đủ cái loại râu đến để phô diễn, đó là bọn đạo đức giả vô nhân tính, điều đó
còn chưa đủ, một lũ già đó còn chăm chú nhìn vào bộ ngực của cô Tuyết, khi cô diện bộ y phục ngây thơ
ngay trong đám tang và khi đưa đám không ai động lòng xỉa xói đến người bạn đang nằm ở kia của mình.
Tiếp đó hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa cũng có niềm hạnh phúc riêng, khi đang không có việc làm họ
sung sướng cực điểm vì được có đám thuê đã trông nom hết lòng. Rồi đến sư phụ Tàng phéo người tưởng
đã đứng ngoài những cái ái, ố, kỉ, nộ thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe vì sư phụ chắc
chắn rằng trong số thiên hạ đang xem ở các phố thế nào cũng có người nhận ra rằng chưa cụ đã đánh đổ
được hội Phật giáo…”. Rồi đến xuân hắn có niềm vui riêng của hắn, vì cái chết của Lão già đáng chết kia
đã làm tăng thêm uy tín của Xuân ở xã hội, thêm vào đó hắn lại được nhận thêm tiền, chừng đó thôi cũng
đã vui sướng biết bao nhiêu rồi.
+ Cảnh “Đám ma gương mẫu”:
++ Nhưng quái thai của xã hội ngày càng được Vũ Trọng Phụng vẽ thêm những đường nét để trở thành mặt
quỷ, mặt ma mà vẫn in lốt con người để tồn tại. Đám ma mà to tát, long trọng, linh đình đưa đến đâu thì
làm huyên náo tới đây. Phối hợp lối tả Tàu, Tây, có kiệu bát không lòng, vòng hoa, 300 câu đối, kèn, bùa,
cảnh sát dẹp trật tự, chụp ảnh như đi hội chợ… Đến đây ngoài mất nhân tính ta còn thấy được những hạng
người kia là sự dốt nát, ngu si đến mê muội, thật không còn gì để tả với những cái mới mẻ, cái giàu sang
mà bọn chúng đã mang đến xã hội. Vũ Trọng Phụng quả thật là người thích đùa và rất biết đùa. Đám tang
là là cái cớ các giai thanh, gái lịch Hà thành nhờ có đám tang mà được chim nhau, cười tình với nhau, bình
phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…
++ Song “hạnh phúc của một tang gia” những chân dung trào phúng mà Vũ Trọng Phụng tạo ra rất riêng,
nhưng lại có tầm khái quát. Tiêu biểu nhất là cụ Cố Hồng chưa đến tuổi già mà cứ thích diễn trò già, yếu
trước toàn dân thiên hạ, già đi để có vẻ giờ đây mình là người chủ trong gia đình nên phải vậy. Hay do diễn
như thế để thấy rằng mình hiếu thảo, có lẽ do đây là một con người phổ biến trong cái giới tư sản thành thị
lúc bấy giờ, nên mới đi vào Văn Vũ Trọng Phụng một cách đầy châm biếm và đã kích tới vậy. Hay vụ làm
ăn buôn bán giữa ông phan mọc sừng với Xuân Tóc đỏ cũng cho ta thấy một xã hội không còn tình người,
với người. Phương tiện thay cho lời nói là đồng tiền vô tri vô giác, hay qua nhân vật ông Typn ta thấy rõ
ràng cái lương tâm trong nghề nghiệp, tưởng chừng như những cái nghề như ông làm chỉ cần một chút thì
giờ đây nó lại phóng đại lên do cái tính thích khoe bộ trang phục sáng chế của mình ngay cả trong đám ma
người chết… tất cả tất cả đều là bộ mặt đểu giả, xỏ lá của cái xã hội lúc bấy giờ, mọi thứ như một trò bịp
lớn, những luân thường đạo lý bị hủy hoại trong chiều sâu của gia đình và chiều rộng của quan hệ xã hội.
=> Cả một xã hội lố lăng, đồi bại.
- Đánh giá: Ý kiến trên hoàn toàn đúng khi nói về phong cách cũng như những gì VTP đóng góp cho nền
VHHTPPVN giai đoạn 30 – 45.
+ Liên hệ: Mỗi một nhà văn có một cách nhìn khác nhau về hiện thực cuộc đời, đến với “Tắt Đèn” ta bắt
gặp một người nông dân chịu thương, chịu khó, nhưng bị áp bức nặng nề. Đến với “bước đường cùng” là
một anh Pha lam lũ. Còn đến với “số đỏ” là xã hội thối nát, cụ thể là giới tư sản thành thị mỗi người một
kiểu. Viết nhưng đều có điểm chung là phản ánh hiện thực một cách khách quan đậm nét, mang nhiều ý
nghĩa nhân sinh.

17
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
- Nghệ thuật: thuật trào phúng bậc thấp, bút pháp cường điệu, phóng đại, giọng điệu linh hoạt, thư pháp
điện ảnh nhìn từ cái cự ly xa nhà văn đã thâu tóm được toàn bộ cái trung thành bề ngoài của bầy con cháu
chí hiếu. Con nhìn từ cự li gần thật thì nhà văn đã lật tẩy cái giá, cái thật chất chứa đựng và được che đậy ở
bên trong của nó sự bất hiếu, bất nghĩa và thói đạo đức giả, tiếng cười đã bật ra tự nhiên nhưng hàm chứa
chất mỉa mai và đầy cay đắng cho cái xã hội lúc bấy giờ. Thêm vào đó Nhà văn còn sử dụng hợp lý việc sử
dụng kỹ thuật tạo tình huống kịch tính, và duy trì được độ căng cần thiết cho câu chuyện ở cấp độ ngôn từ,
chất muối trào phúng được cô đặc trong hình thức. một số câu văn nói mỉa mai cái tài đó trước hết đã bộc
lộ rõ nhất trong nhan đề của tác phẩm, tất cả các yếu tố nghệ thuật trên là cả một hành trình sáng tạo của
một tài năng lớn, tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng.
c/ Kết luận: Qua chương truyện “hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã đóng góp lớn lao vào
việc hình thành và phát triển một nền tiểu thuyết hiện đại, ông từng phát biểu “tiểu thuyết phải là sự thật ở
đời” và ông đã làm được điều đó. ới cái tài của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết “số đỏ” đặc biệt là chương
“hạnh phúc của một tang gia” ta đã thấy rõ chức năng cũng như mục đích của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,
thực sự đã để tiểu thuyết của mình ở đời để xứng đáng với hai chữ “hoa công” mà Nguyễn Đình Thi đã
khen ngợi.

-----------------------------------------
Đề 9: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng
ca ngợi nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Ý kiến của anh (chị).

a/ Mở bài
-  Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-  Trích dẫn ý kiến: trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là người đáng ca ngợi
nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn.
b/ Thân bài
* Phân tích nhân vật Huấn cao
-   Huấn Cao có những phẩm chất đẹp đẽ như:
+ Là người tài hoa, nghệ sĩ.
+ Là người có khí phách hiên ngang, bất khuất.
+ Là người có thiên lương trong sáng.
* Phân tích nhân vật viên quản ngục:
+ Quản ngục trong xã hội cũ là người coi tù - đại diện cho bộ máy cai trị hà khắc, tàn bạo của triều đình
phong kiến. Xét vềvị thế xã hội, quản ngục là kẻ thù của Huấn Cao - người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống
lại triều đình. Tuy nhiên, thực chất con người quản ngục với những vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách đã
hiện lên rõ nét trong cuộc kì ngộ với Huấn Cao.
+ Khi nghe tin Huấn Cao sắp đến cùng đoàn tử tù, quản ngục đã thăm dò thầy thơ lại một cách thận trọng,
kín đáo dù không giấu nổi thái độ nể trọng và sự ngưỡng mộ trước cái tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp của
một kẻ phản nghịch chống lại triều đình "có tiếng là nguy hiểm". Có thể nói, điều đầu tiên khiến quản ngục
nể phục Huấn Cao là tài viết chữ đẹp. Sự chú ý đặc biệt đó đã hé mở phần nào đặc điểm con người quản
ngục khi ông không quan tâm đến Huấn Cao ở phương diện chính trị hay tính cách ngang tàng mà trước
hết là ở phương diện tài hoa.
+ Trong đêm đợi đoàn tử tù, quản ngục "băn khoăn", "nghĩ ngợi" và trăn trở. Hĩnh ảnh "ngôi sao chính vị
muốn từ biệt vũ trụ" đang nhấp nháy trên bầu trời trong ánh nhìn tư lự của quản ngục không thể không có
mối liên hệ với tâm trạng thao thức, chờ đợi của ông đêm nay. Phải chăng sự ngưỡng mộ, nể trọng của
quản ngục đối với Huấn Cao đã nhập hình ảnh người tử tù vĩ đại sắp vĩnh biệt cuộc đời với ngôi sao Hôm
sắp từ biệt vũ trụ ấy?
+ Hình ảnh quản ngục "đầu đã điểm hoa râm", "râu đã ngả màu" gợi cho người đọc cảm giác xót xa: ông đã
trải qua gần hết cuộc đời ở nơi mà cái xấu và cái ác ngự trị. Công việc cai ngụcđã giam cầm chính cuộc đời
ông. Những hình ảnh so sánh nhà văn sử dụng để nói về quản ngục như "mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín
đáo và êm nhẹ", "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ",

18
Đề cương ôn tập HKI GV: Bùi Thị Thúy Hằng Năm học 2021 - 2022
cái "thuần khiết giữa một đống cặn bã",... đã cho ta thấy rõ hơn con người của quản ngục. Hoá ra ông là
một kẻ đã chọn nhầm nghề mà sự kiện Huấn Cao sắp đến đây chính là dịp để ông nhìn rõ lòng mình, cũng
như hiểu hơn về tình cảnh đáng buồn của cuộc đời mình.
+ Những xét đoán của quản ngục về thầy thơ lại cho thấy sự sâu sắc và từng trải của ông. Quản ngục đã
đánh giá nhân cách con người thóng qua tình cảm của họ, lấy tiêu chí biết kính mến khí phách, biết tiếc,
biết trọng người có tài đểnhận định tốt, xấu. Đây khôngchỉ là tiêu chí đánh giá con người của riêng quản
ngục mà còn là cách "nhận định" của Nguyễn Tuân - một nhà vãn luôn muốn khám phá nhân vật của mình
ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
+ Trong đêm cuối cùng trước ngày Huấn Cao ra pháp trường, quản ngục đã được Huấn Cao cho chữ. Hình
ảnh quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng, cảm động vái
người tù, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này
xin bái lĩnh" không những làm mềm lòng Huấn Cao mà còn làm cho người đọc cảm phục. "Có những cái
cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có
những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.
Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương" (Nguyên Đăng Mạnh).
* Đánh giá: Ý kiến trên hoàn toàn đúng khi nhận xét về HC và VQN.
-  Nếu như Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp thì viên quản ngục tuy không làm
nghệ thuật nhưng cũng có một tâm hồn nghệ sĩ: say mê và quý trọng cái đẹp.
-  Nếu như Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất thì viên quản ngục cũng là kẻ không biết
sợ cường quyền bởi việc biệt đãi một tử tù là một hành vi rất dũng cảm.
-  Huấn Cao không chỉ dũng cảm, không sợ cái chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền phi nghĩa mà còn
mến yêu cái thiện, mềm lòng trước "thiên lương" trong sạch của viên quản ngục. Viên quản ngục cũng vậy:
vẻ đẹp của nhân vật thể hiện ở thái độ sùng kính Huấn Cao - hiện thân của cái tài, cái đẹp, của "thiên
lương" cao cả.
- Thì trong hoàn cảnh của quản ngục, việc vẫn giữ được sở nguyện cao quý, vẫn yêu và quí trọng cái Tài,
vẫn khát khao được thưởng thức cái Đẹp là điều không dễ. Đồng thời, việc sẵn sàng từ bỏ công việc và
quyền lực để "giữ thiên lương cho lành vững" càng cho thấy ông là người đáng được nể trọng và ca ngợi.
Xứng đáng được coi “ là thanh âm…..bồ”
- Nghệ thuật:
+ Nhân vật HC:
++ Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn
++ Là con người tài hoa tài tử, khác thường.
++ Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập.
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời
vang bóng.
* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:
- Quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.
- Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng
bóng tối.
- Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh
một trang anh hùng dũng liệt -> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.
+ Nhân vật VQN: Thủ pháp tương phản đối lập.
++ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
++ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
c/ Kế bài:
Quản ngục là người đáng được ca ngợi. Qua việc xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân thể hiện quan điểm
thẩm mĩ tiến bộ: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện thống nhất làm một.
------------------------------------------------------------------------

19

You might also like