You are on page 1of 4

Câu 1: Khi đồng nội tệ được định giá thấp sẽ:

a. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu.


b. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu.
c. Hạn chế cả xuất và nhập khẩu.
d. Khuyến khích cả xuất và nhập khẩu.

Câu 2: Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là:
a. Mâu thuẫn giữa lao động giản đơn với lao động phức tạp.
b. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động phức tạp.
c. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội.
d. Mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng với lao động xã hội.

Câu 3: Mục đích của nhà sản xuất là:


a. Công dụng.
b. Lợi ích.
c. Giá trị sử dụng.
d. Giá trị.

Câu 4: Chọn các ý đúng về quan hệ giữa giá cả và giá trị.


a. Giá cả thị trường còn chịu ảnh hưởng của cung – cầu, giá trị của tiền.
b. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
c. Giá trị là cơ sở của giá cả, là yếu tố quyết định giá cả.
d. Cả ba câu trên.

Câu 5: Lượng giá trị sử dụng được tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào các nhân tố:
a. Các câu trên đều đúng.
b. Kỹ năng của người lao động.
c. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
d. Phân công lao động xã hội.

Câu 6: Hai hàng hóa khác nhau trao đổi được cho nhau vì đều có cơ sở chung là:
a. Đều có hao phí sức lao động bằng nhau của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
b. Đều có lượng hao phí nguyên liệu để sản xuất ra chúng giống nhau.
c. Đều có cách thức lao động cụ thể tạo ra chúng giống nhau.
d. Đều có giá trị sử dụng giống nhau.

Câu 7: Chọn ý đúng về quan hệ cung – cầu đối với giá trị, giá cả
a. Có ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
b. Quyết định giá trị và giá cả hàng hóa
c. Không có ảnh hưởng đến giá trị và giá cả
d. Quyết định đến giá cả và có ảnh hưởng đến giá trị

Câu 8: Mục đích vận động của tiền thông thường trong công thức: H-T-H là:
a. Làm giàu
b. Tiền
c. Giá trị
d. Giá trị sử dụng

Câu 9: Vai trò của lao động trừu tượng trong quá trình sản xuất hàng hóa:
a. Tạo ra giá trị mới của hàng hóa.
b. Nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
c. Tạo ra tính hữu ích của sản phẩm.
d. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 10: Lao động cụ thể:


a. Là phạm trù vĩnh viễn.
b. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
c. Các câu trên đều đúng.
d. Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Câu 11: Thế nào là lao động giản đơn:


a. Là lao động chỉ làm một công đoạn trong quá trình tạo ra hàng hóa
b. Là lao động không cần trải qua đào tạo cũng làm được
c. Là lao động làm ra các hàng hóa chất lượng không cao
d. Là lao động làm công việc giản đơn

Câu 12: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
a. Phân công lao động xã hội và sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
b. Phân công lao động quốc tế và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
c. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
d. Phân công lao động xã hội và phân công lao động quốc tế.

Câu 13: Mục đích vận động của tư bản trong công thức: T-H-T’ là:
a. Giá trị tăng thêm
b. Lưu thông
c. Giao dịch
d. Giá trị sử dụng
Câu 14: Hàng hoá là:
a. Sản phẩm có giá trị sử dụng cao.
b. Sản phẩm của sức lao động để thoả mãn nhu cầu của con người thông qua phân phối.
c. Những vật phẩm trên thị trường luôn khan hiếm.
d. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán.

Câu 15: Sản xuất hàng hóa là:


a. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.
b. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để tiêu dùng.
c. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của nhà
sản xuất.
d. Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để giao nộp.

Câu 16: Nhân tố quyết định đến giá cả hàng hoá là:
a. Quan hệ cung cầu về hàng hoá.
b. Giá trị của hàng hoá.
c. Giá trị của tiền.
d. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
a. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
b. Năng suất lao động và lao động phức tạp.
c. Năng suất lao động; lao động giản đơn và lao động phức tạp.
d. Năng suất lao động và cường độ lao động.

Câu 18: Nhân tố nào là cơ bản, lâu dài để tăng sản phẩm cho xã hội
a. Kéo dài ngày lao động
b. Tăng năng suất lao động
c. Tăng cường độ lao động
d. Tăng số người lao động

Câu 19: Công thức chung của tư bản là:


a. T – T’
b. T – H – T’
c. H – H
d. H – T – H

Câu 20: Quy luật nào là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa?
a. Quy luật giá trị.
b. Quy luật cung – cầu
c. Quy luật giá trị thặng dư.
d. Quy luật cạnh tranh

Câu 21: Biểu hiện cơ chế hoạt động của quy luật giá trị là.
a. Giá cả thị trường xoay quanh giá trị xã hội của hàng hóa.
b. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
c. Các câu trên đúng.
d. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả độc quyền.

Câu 22: Tăng năng suất lao động sẽ làm cho:


a. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng.
b. Các câu trên đều đúng.
c. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm.
d. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.

Câu 23: Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế nào?
a. Quy luật lưu thông tiền tệ
b. Quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu
c. Các câu trên đều đúng
d. Quy luật giá trị

Câu 24: Lịch sử ra đời của tiền tệ là:


a. Gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản
b. Gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa
c. Là lịch sử phát triển các hình thái hàng hoá.
d. Là lịch sử phát triển các hình thái giá trị.

Câu 025: Giá cả thị trường của hàng hóa được xác định bởi:
a. Giá trị của hàng hóa.
b. Cung và cầu về hàng hóa.
c. Số lượng tiền tệ trong lưu thông.
d. Cả ba câu trên

You might also like