You are on page 1of 6

KẾ HOACH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU


THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát
triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích được thế mạnh, hạn chế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày được sự phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, một số ngành
tiểu thủ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập tìm hiểu nội dung từ tài liệu, khai thác kiến thức kham khảo từ nhiều
nguồn chính thống.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết chủ động đề xuất giải quyết một số vấn đề đặt ra.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập để tiếp nối xây dựng và phát triển ngành công
nghiệp ở TP HCM.
- Trung thực trong khi tham gia trò chơi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu dạy học “Giáo dục địa phương”, máy tính, niên giám thống kê.
2. Đối với học sinh
- Tài liệu dạy học “Giáo dục địa phương”, giấy A0, Bút lông, giấy A4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về các khu công nghiệp ở TP HCM.
- Tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài học mới.
2. Nội dung: học sinh tham gia trò chơi “Tiếp sức đồng đội” để kể tên các khu công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: giáo viên chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi
Luật chơi: Trong 2 phút, hai đội cử mỗi lượt 1 thành viên lên bảng viết tên các khu công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thành viên nào viết xong chuyền phấn cho thành viên
tiếp theo. Hết giờ nhóm nào có nhiều đáp đáp đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
Bước 2: học sinh tham gia hoạt động.
Bước 3: giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả trò chơi.
Bước 4: giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP,
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở TP HCM ( 10 Phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát
triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh có kĩ năng hợp tác và hứng thú tìm hiểu bài.
2. Nội dung: Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong
quá trình phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi cùng bàn, đọc tài liệu và thảo luận 2 vấn
đề:
1. Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có vai trò gì trong quá trình phát triển
kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh?
2. Dựa vào tài liệu giáo dục địa phương, bảng 1 trang 43, em hãy nhận xét giá trị của
hoạt động sản xuất công nghiệp – xây dựng trong tổng GDP của TP HCM giai đoạn
2010 – 2019.
- Bước 2: Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp chuẩn bị để trả lời trước lớp.
- Bước 3: GV gọi đại diện 1 học sinh tại các cặp đôi đã thảo luận lên trình bày, các học
sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.
- Bước 4: GV đánh giá kết quả, chỉnh sửa, bổ sung để làm rõ câu trả lời của học sinh.
HĐ 2: THẾ MẠNH, HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở TP HCM (30 Phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích được thế mạnh, hạn chế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh có kĩ năng hợp tác, phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
2. Nội dung: Phân tích được thế mạnh, hạn chế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sản phẩm: sơ đồ tư duy của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh đọc nhanh và ghi lại kiến
thức phần “thế mạnh, hạn chế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Thành
phố Hồ Chí Minh” bằng các từ khóa.
- Bước 2: Học sinh trình bày thế mạnh, hạn chế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng các từ khóa và thể hiện bằng sơ đồ tư duy.
- Bước 3: Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khách chỉnh sửa và bổ sung.
- Bước 4: GV đánh giá kết quả, chỉnh sửa, bổ sung để làm rõ câu trả lời của học sinh.
HĐ 3: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ NGÀNH TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (25 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được sự phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, một số ngành
tiểu thủ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh có kĩ năng hợp tác và hứng thú tìm hiểu bài.
2. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “So tài kiến thức”
3. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhanh tài liệu (5P) về sự phát triển, phân bố và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, một số ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến luật chơi, học sinh tham gia trò
chơi.
Giáo viên xây dựng gói câu hỏi (phần phụ lục) với nội dung về sự phát triển, phân bố và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, một số ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Mỗi câu hỏi sẽ có số điểm khác nhau, khi học sinh trả lời đúng sẽ được điểm, trả
lời sai sẽ không có điểm.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả trò chơi.
- Bước 4: Giáo viên tóm tắt lại nội dung kiến thức.
C. LUYỆN TẬP (15 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
- Học sinh có kĩ năng giao tiếp, trình bày.
- học sinh hứng thú tham gia bài học và khác sâu nội dung bài học.
2. Nội dung: vận dụng kiến thức đã học để tìm ra những hạn chế và giải pháp cho hoạt
đông công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở TP HCM.
3. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận:
- Theo em, với vai trò là thế hệ tiếp nối xây dựng và phát triển thành phố bản thân em
phải làm gì để hoạt động công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển
mạnh mẽ.
Bước 2: học sinh tham gia hoạt động.
Bước 3: giáo viên mời một số bạn đại diện trả lời.
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc.

Kết quả đánh giá thường xuyên của chủ đề 5 sẽ được đánh giá dựa trên kết quả các cá
nhân, nhóm thiện hiện nhiệm vụ được giao suốt quá trình học.
PHỤ LỤC
BỘ CÂU HỎI VỀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Câu 1. Trong cơ cấu ngành công nghiệp ở TP HCM, nhóm ngành công nghiệp nào có giá
trị sản xuất cao nhất?
A. Công nghiệp khai thác.
B. Công nghiệp chế biến.
C. Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
D. Hoạt động quản lí, xử lí rác thải, chất thải.
Câu 2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở TP HCM đang có sự chuyển dịch như thế nào
trong giai đoạn 2015 - 2019?
A. Tăng tỉ trọng trong công nghiệp chế biến.
B. Tăng tỉ trọng trong công nghiệp khai thác.
C. Giảm tỉ trọng trong phân phối điện, khí đốt.
D. Giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
Câu 3. Trong cơ cấu hoạt động sản xuất công nghiệp ở TP HCM theo loại hình kinh tế,
khu vực nào có giá trị cao nhất?
A. Nhà nước.
B. Ngoài nhà nước.
C. Tư nhân
D. Vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4. Toàn thành phố HCM có khoảng bao nhiêu ngành tiểu thủ công nghiệp?
A. 20 ngành nghề.
B. 65 ngành nghề.
C. 85 ngành nghề.
D. 90 ngành nghề.
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của các ngành tiểu thủ công nghiệp đối với TP HCM là
gì?
A. Tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình kinh tế từ gia đình.
B. Tạo ra các sản phẩm kì công xuất khẩu thu ngoại tệ cao.
C. Giải quyết lao động nông nhàn, cải thiện đời sống nông thôn.
D. Giải quyết những đơn hàng đặt dài hạng.
Câu 6. Học sinh thực hiện nối cột khu công nghiệp và vị trí phân bố sao cho kết quả
đúng.

STT Khu công nghiệp Phân Bố

1 KCN Vĩnh Lộc 1–C A Thành phố Thủ Đức

2 KCN Cát Lái 2–D B Quận Tân Bình

3 KCN Tân Tạo 3–B C Huyện Bình Chánh

4 KCN Linh Trung 4-A D Quận 2

5 KCN Bàu Dưng 5–E E Huyện Củ Chi

Câu 7. Giáo viên cho học sinh xem hình một số hình ảnh và để học sinh đoán tên của các
làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở TP HCM.

You might also like