You are on page 1of 6

BÀI ÔN TẬP CUỐI KỲ 1

( Bộ Cánh diều vàng)


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Về mục tiêu:
- Nhằm củng cố lại những kiến thức HS đạt được trong học học kỳ I lớp 10; học sinh biết
được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình
dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để
không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống từ đó rút ra được bài học cho bản
thân.
- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá các hiện tượng kinh tế, các hoạt động kinh tế
của bản thân, của người khác,
- HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình
2. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để bổ sung kịp thời các kiến thức cơ bản phục vụ việc kiểm tra đánh giá.
Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư
liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc chủ động xây dựng những kế hoạch ôn tập
hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh
tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi
tham gia vào các hoạt động kinh tế đó
Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện
bản thân, có những suy nghĩ và định hướng về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra trường, biết
điều chỉnh bản thân mình để bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế sau này
3. Phẩm chất:
Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để
đạt kết quả cao
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ
học tập của bản thân.
Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời
sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau:
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài 3: Thị trường
Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 8: Tín dụng
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
III. HÌNH THỨC ÔN TẬP:

1
1. Củng cố kiến thức cơ bản
- Giáo viên củng cố lại các kiến thức cơ bản của từng bài dưới dạng sơ đồ tư duy
- Khắc sâu những kiến thức cần nhớ để ôn tập và kiểm tra
2. Luyện tập một số dạng câu hỏi ôn tập
- Câu hỏi trắc nghiệm
- Câu hỏi tình huống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “nhanh tay
nhanh mắt”
Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài số 11
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”
Luật chơi:
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A và B. Trong vòng 5 phút các em lần lượt lên bảng những
đơn vị kiến thức mà mình đã được học
- Đại diện nhóm lên trình bày những sản phẩm mà nhóm mình tìm được.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiến hành chia nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
- Các thành viên tham gia làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Báo cáo và thảo luận
- Các học sinh trong nhóm lần lượt lên trình bày
- Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời.
Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, đánh giá, về mặt nhận thức của học sinh đối với các đơn vị kiến thức đã học
trong học kỳ 1
2. Hoạt động 2: Khám phá
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư để củng cố lại các đơn vị kiến thức đã học
a. Mục tiêu:
- HS củng cố lại được các đơn vị kiến thức đã học trong các bài từ bài 6 đến bài 10
b. Nội dung:
- GV cho học sinh tham gia trò chơi, thảo luận nhóm mỗi nhóm sẽ tiến hành vẽ sơ đồ tư duy
cho 1 bài.
+ Chuẩn bị: Giấy A0, bút mầu, thước kẻ….
+ Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 4-5 học sinh
+ Tiến hành: Bắt thăm chọn bài để vẽ sơ đồ tư duy
+ Học sinh làm việc theo nhóm
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Học sinh chỉ ra được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài để củng cố bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà theo các nhóm
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 8: Tín dụng
2
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin, làm việc theo nhóm, các nhóm trình bày ra tờ giấy A0 để chuẩn bị trình
bày vào tiết sau
- Khuyến khích các cách trình bày sáng tạo và độc đáo
Báo cáo và thảo luận
- Giáo viên yêu cầu từng nhóm trả lời kết quả làm việc của nhóm mình.
- Giáo viên đánh giá kết quả của từng nhóm
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích
lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
Giới thiệu một số sơ đồ tư duy để tham khảo
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Luyện tập câu hỏi trắc nghiệm và tình huống
a. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể
- Giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tiễn
b. Nội dung:
- GV cho học sinh làm việc cá nhân, các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Học sinh trả lời được câu hỏi, biết vận dụng các kiến thức để có thể giải quyết các tình
huống trong thực tiễn
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm một số bài tập dưới đây
Câu 1: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe
ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?
A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 2: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 3: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?
A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. Thuế gián thu. D. Thuế trực thu.
Câu 4: Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng
sản phẩm đó được gọi là gì?
A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế bảo vệ môi trường.
Câu 5: Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?
A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thuế là khoản thu mang tính
A. bắt buộc. B. tự nguyện. C. thỏa thuận. D. điều hòa.
Câu 7: Thuế là nguồn thu chính của
A. các hộ kinh doanh. B. các doanh nghiệp.
C. ngân sách gia đình. D. ngân sách nhà nước.
Câu 8: Nội dung nào đúng về mô hình công ti trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên?
A. Có từ 2 đến 40 thành viên là tổ chức cá nhân.

3
B. Có từ 2 đến 60 thành viên là tổ chức cá nhân.
C. Có từ 2 đến 30 thành viên là tổ chức cá nhân.
D. Có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình?
A. Mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ do cá nhân và hộ gia đình thành lập.
B. Mô hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn về việc vay vốn.
C. Mô hình sản xuất kinh doanh chỉ dành cho lĩnh vực nông nghiệp.
D. Mô hình sản xuất kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Câu 10: Sản xuất kinh doanh không có vai trò nào dưới đây
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Đem lại cuộc sống ấm no
C. Phát triển văn hóa, xã hội. D. Hủy hoại môi trường.
Câu 11: Về mặt pháp lý doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp là
A. đại diện theo pháp luật. B. tư cách pháp nhân.
C. luật sư của công ty D. nhân viên công ty.
Câu 12: Đối với công ty hợp danh thì thành viên tham gia thành lập phải là
A. tổ chức. B. pháp nhân.
C. đại diện chính quyền. D. cá nhân.
Câu 13: Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là
A. vốn đầu tư lớn. B. có nhiều công ty con.
C. huy động nhiều lao động. D. quản lý gọn nhẹ.
Câu 14: Một trong những đặc điểm của tín dụng là
A. tính vĩnh viễn. B. tính bắt buộc.
C. tính phổ biến. D. dựa trên sự tin tưởng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
B. Hạn chế bớt tiêu dùng
C. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
D. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Câu 16: Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử
dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì ?
A. Tiền dịch vụ. B. Tiền lãi. C. Tiền gốc. D. Tiền phát sinh.
Câu 17: Tín dụng không có vai trò nào dưới đây?
A. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.
B. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.
C. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ - con nợ trong xã hội.
D. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Câu 18: Theo quy định của pháp luât những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng?
A. Kho bạc B. Chi cục thuế
C. Các ngân hàng thương mại D. Tiệm cầm đổ
Câu 19: Một trong những ưu điểm khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp là
A. không cần hồ sơ thủ tục. B. số tiền được vay thường lớn.
C. thủ tục đơn giản. D. dựa vào sở thích của người vay.
Câu 20: Cho vay tín chấp dựa vào đặc điểm nào của người vay?
A. Uy tín của người vay và có tài sản đảm bảo.
B. Uy tín của người vay và không cần tài sản đảm bảo.
C. Có tài sản đảm bảo.
D. Là công chức, viên chức nhà nước.

4
Câu 21: Người mua tham gia mua trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất vay thuộc dịch vụ
tín dụng nào?
A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng.
C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng nhà nước.
Câu 22: Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các nước khác trên thế giới gọi là hình thức tín dụng
A. tiêu dùng. B. cá nhân. C. doanh nghiệp. D. nhà nước.
Câu 23: Với loại hình tín dụng nhà nước, nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng cho các chủ thể của
nền kinh tế thông qua việc
A. cho vay đầu tư hỗ trợ. B. phát hành thẻ tiêu dùng.
C. đầu tư mua vàng tích trữ. D. cấp tiền không thu hồi.
Câu 24: Việc không xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính sẽ khiến mỗi người
A. được người khác tôn trọng. B. duy trì tài chính lành mạnh.
C. chi tiêu hoang phí và không kiểm soát D. chủ động tính toán chi tiêu
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn?
A. Thực hiện mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
B. Mục tiêu thường là khoản tiền lớn.
C. Thời gian thực hiện dưới 6 tháng.
D. Thời gian thực hiện trên 6 tháng.
Câu 26: Lập kế hoạch tài chính để xây dựng nguồn tiền tiết kiệm không bao gồm khoản thu nào
sau đây?
A. Tiền lương. B. Tiền làm thêm.
C. Tiền được chu cấp. D. Tiền mượn nợ.
Câu 27: Mục tiêu kế hoạch tài chính ngắn hạn giải quyết lượng tiền tiết kiệm thường là:
A. một khoản tiền lớn. B. một khoản tiền nhỏ.
C. nhiều khoản tiền lớn. D. một khoản tiền rất lớn.
Câu 28: Khi thực hiện theo dõi và kiểm soát thu chi, cá nhân cần phải:
A. Chỉ xác định khoản tiết kiệm.
B. Tách khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
C. Chỉ xác định khoản chi không thiết yếu.
D. Chỉ xác định khoản chi thiết yếu.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc câu hỏi, ghi kết quả làm bài vào vở
- Trao đổi thảo luận với các bạn xung quang về kết quả làm bài của mình
Báo cáo và thảo luận
- Giáo viên yêu cầu các học sinh trả lời kết quả làm bài của mình.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các
học sinh có câu trả lời phù hợp.....
3. Hoạt động 3: Định hướng làm bài kiểm tra định kỳ
a. Mục tiêu bài kiểm tra: Học sinh bước đầu hình dung được yêu cầu, mục đích, nhiệm
vụ của bài kiểm tra định kỳ. Có kế hoạch ôn tập để làm bài kiểm tra hiệu quả
b. Nội dung kiểm tra
- Phổ biến nội dung kiểm tra
- Hình thức kiểm tra
- Thời gian kiểm tra
- Biểu điểm và các quy định đối với bài kiểm tra
c. Giới hạn kiểm tra:
Kiến thức cơ bản

5
Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài 3: Thị trường
Bài 4: Cơ chế thị trường
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 8: Tín dụng
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

You might also like