You are on page 1of 3

1.

Câu hỏi và bài tập vận dụng


Câu 1: Năng lực tự học là gì?
A. Năng lực chủ động tự giác thiết lập mục tiêu học tập, phấn đấu học tập quả theo kế
hoạch, có khả năng điều chỉnh sai sót hạn chế của bản thân thông qua việc tự đánh giá.
B. Năng lực chủ động xác định mục tiêu, phấn đấu để hoàn thành mục tiêu bằng các
phương pháp khác nhau, chủ động điều chỉnh kế hoạch theo thời gian để đạt được mục
tiêu ban đầu.
C. Năng lực chủ động xác định mục tiêu, phương pháp, kết quả học tập với sự cố gắng
hết sức của bản thân người học.
D. Năng tự tự động, tự chủ, tự quản lý, tự kiếm tra đánh giá.
Câu 2: Để có thể tự học, người học cần có đặc điểm nào?
A. Có ý chí, cố gắng trong việc học
B. Có nền tảng kiến thức, kỹ năng nhất định
C. Có ý chí, có nền tảng kiến thức, có kỹ năng tự học
D. Có năng lực quản lý.
Câu 3: Trong các đối tượng sau, đối tượng nào cần thiết trao dồi năng lực tự học?
A. Học sinh, sinh viên
B. Giáo viên, giảng viên, viên chức nhà nước
C. Lao động tự do, doanh nghiệp, người làm kinh doanh
D. Tất cả các đối tượng trên
Câu 4: Trong việc tự học, người học cần tự đánh giá được trình độ, năng lực của bản
thân để có thể xác định mục tiêu tự học cho hợp lý. Trong các phương pháp tự đánh giá,
phương pháp nào là khách quan nhất?
A. Đánh giá dựa trên kết qủa
B. Đánh giá quá trình
C. Đánh giá kết hợp
D. Thu nhận đánh giá của người khác.
Câu 5: Trong các hình thức tự học, hình thức nào phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi,
phong cách học tập và trình độ học tập khác nhau?
A. Học qua sách báo, tạp chí
B. Học qua các chương trình học tập online
C. Hoặc qua các mẹo trên mạng xã hội
D. Học qua việc thực hiện các dự ác thực tế
Câu 6: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào mang tính chất quyết định nhất đến hiệu quả của
việc tự học?
A. Nhận thức đúng, rõ ràng về mục đích, động cơ học tập
B. Hình thành thói quen học tập tích cực
C. Nâng cao năng lực trí tuệ và tư duy, rèn luyện khả năng tự học
D. Rèn luyện kỹ năng tự học với các phương pháp học tập hiệu quả
Câu 7: Đối với giáo viên, việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghiên cứu khoa học
trong việc dạy học, giáo dục học sinh nên được xác định động cơ học tập là:
A. Vì sự phát triển của học sinh
B. Vì bản thân giáo viên
C. Vì nhà trường, vì phụ huynh học sinh
D. Vì sự phát triển của giáo dục, sự phát triển của xã hội
Câu 8: Ngày nay, trong hoạt động giáo dục học sinh, giáo viên cần rèn luyện và hình
thành yếu tố quan trọng nhất trong học sinh?
A. Kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn
B. Các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống
C. Thái độ học tập tích cực
D. Tất cả các yếu tố trên đều quan trọng nhất
Câu 9: Nhận định nào sau đây là không đúng về quy trình nghiên cứu khoa học và quy
trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
A. Nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đều giống nhau ở
mục tiêu, cách tiến hành nghiên cứu.
B. Nghiên cứu khoa học thì cần độ chính xác, khách quan và hợp lý, trong khi đó, nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng quan tâm nhiều đến hiệu quả giáo dục chứ không cần sự
chính xác và khách quan.
C. Cả hai hình thức nghiên cứu đều thực hiện theo quy trình, trong đó đều phải viết báo
cáo dưới dạng báo cáo khoa học.
D. Trước khi tiến hành nghiên cứu, cả hai hình thức nghiên cứu này đều phải viết đề
cương nghiên cứu, trong đó xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu.
Câu 10: Khi áp dụng một kết quả nghiên cứu khoa học vào trong hoạt động giáo dục học
sinh, người áp dụng cần
A. Xây dựng kế hoạch ứng dụng
B. Triển khai kế hoạch và thực hành giáo dục học sinh
C. Đánh giá kết quả của việc áp dụng thông qua các công cụ đánh giá
D. Cần thực hiện tất cả các hoạt động ở trên

Bài tập vận dụng:


Xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho bản thân để
thực hiện trong một năm học.
Đáp án: 1A; 2C; 3D; 4A; 5B; 6A; 7B; 8C; 9B; 10D.

You might also like