You are on page 1of 11

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi nói về đánh giá, nhận định nào sau đây đúng?
A. Đánh giá là việc so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn
mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng.
B. Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối
tượng cần đánh giá, qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết
về đối tượng.
C. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn
giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV.
D. Đánh giá là một quá trình đưa ra sự phán xét, nhận định về giá trị của một đối
tượng xác định, kết quả có thể được sử dụng để nâng cao các mặt của đối tượng.
Câu 2: Dựa vào tiêu chí cơ bản nào sau đây để phân chia đánh giá thành đánh giá
trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng?
A. Mục đích đánh giá.
B. Nội dung đánh giá.
C. Quy mô đánh giá.
D. Kết quả đánh giá.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện của đánh giá quá trình?
A. Đánh giá thực hiện ngay trong quá trình dạy học.
B. Mục đích đánh giá là điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh.
C. Đánh giá nhằm xếp loại người học sau một giai đoạn học tập.
D. Cả giáo viên và học sinh cùng tham gia đánh giá.
Câu 4. Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hỗ trợ hoạt động dạy học.
B. Xây dựng chiến lược giáo dục.
C. Thay đổi chính sách đầu tư.
D. Điều chỉnh chương trình đào tạo.
Câu 5: Nguyên tắc nào sau đây được thể hiện khi kết quả một học sinh đạt được
qua nhiều lần đánh giá vẫn ổn định và thống nhất?
A. Đảm bảo tính phát triển. B. Đảm bảo độ tin cậy.
C. Đảm bảo tính linh hoạt. D. Đảm bảo tính hệ thống.
Câu 6: Khi nói về vai trò của đánh giá trong giáo dục, nhận định vào sau đây
không đúng?
A. Đánh giá là bộ phận không thể tách rời quá trình dạy học.
B. Đánh giá là công cụ thu thập thông tin về đối tượng giáo dục.
C. Đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên.
D. Đánh giá là bộ phận quan trọng của quản lý chất lượng dạy và học.
Câu 7: Quá trình người học tham gia vào việc đánh giá hoạt động, sản phẩm học
tập của những học sinh khác theo các tiêu chí xác định gọi là:
A. tự đánh giá.
B. đánh giá đồng đẳng.
C. đánh giá lớp học.
D. cá nhân đánh giá.
Câu 8: Đánh giá diễn ra trong quá trình dạy học, ở đó giáo viên tổ chức để học sinh
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, coi đây như là một nhiệm vụ, hoạt động học tập
là biểu hiện của hình thức đánh giá nào sau đây?
A. Đánh giá lớp học.
B. Đánh giá theo nhóm.
C. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
D. Đánh giá là học tập.
Câu 9: Khi nói về sự khác nhau giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì,
những nhận định nào sau đây đúng?
1) Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học, còn đánh giá
định kì được thực hiện sau một giai đoạn học tập nhất định.
2) Nội dung đánh giá thường xuyên là các kiến thức, kĩ năng người học đạt được,
còn nội dung đánh giá định kì là mức độ thành thạo của người học ở các yêu cầu
cần đạt về phẩm chất, năng lực.
3) Mục đích của đánh giá thường xuyên nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học còn
đánh giá định kì nhằm xác nhận thành quả học tập và giáo dục của học sinh sau
một giai đoạn học tập nhất định.
4) Đánh giá thường xuyên do học sinh thực hiện trong quá trình dạy học còn đánh
giá định kì do giáo viên, nhà trường và các chuyên gia, nhà giáo dục thực hiện sau
một giai đoạn học tập.
A. 1 và 2
B. 3 và 4
C. 1 và 3
D. 2 và 4
Câu 10: Để đánh giá học sinh làm thực hành thiết kế mô hình, anh (chị) sẽ sử dụng
những phương pháp đánh giá nào sau đây?
A. Phương pháp viết và phương pháp hỏi đáp.
B. Phương pháp hỏi đáp và đánh giá qua hồ sơ học tập.
C. Phương pháp sử dụng hồ sơ học tập và quan sát.
D. Phương pháp quan sát và đánh giá qua sản phẩm.
Câu 11: Khi dạy học về ô nhiễm môi trường, một học sinh được yêu cầu đặt câu
hỏi, bạn ấy đặt như sau: “Các nguyên nhân ô nhiễm môi trường?”
Câu hỏi của HS đó mắc phải lỗi nào sau đây?
A. Thừa dấu hỏi (?), thiếu dấu chấm (.) cuối câu.
B. Mức độ câu hỏi thấp.
C. Thiếu từ để hỏi.
D. Chưa rõ nội dung hỏi.
Câu 12: Khi thiết kế các phương án lựa chọn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn, cần tránh các lỗi nào sau đây?
1) Có phương án “Tất cả các phương án trên đều đúng/sai”.
2) Có hai phương án mang ý nghĩa tương tự nhau hoặc đối lập nhau.
3) Các phương án nhiễu mang ý nghĩa gần đúng với phương án đúng.
4) Phương án đúng được mô tả chi tiết và dài hơn các phương án khác.
A. 1, 2 và 3 B. 1, 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1, 3 và 4
Câu 13: Khi nói về ưu điểm của đề kiểm tra tự luận so với trắc nghiệm khách quan,
nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đề thi phủ kín nội dung môn học.
B. Ít tốn công ra đề thi.
C. Đánh giá được khả năng diễn đạt của người học.
D. Đo lường được khả năng tư duy sáng tạo.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng hồ sơ học tập để đánh
giá kết quả học tập của HS?
A. Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong thời
gian liên tục.
B. Hồ sơ học tập có thể được sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự
tiến bộ của người học.
C. Hồ sơ học tập cho biết bản thân người học tiến bộ đến đâu và cần hoàn thiện ở
mặt nào.
D. Hồ sơ học tập công cụ đánh giá thông qua việc ghi chép những sự kiện
thường nhật trong quá trình tiếp xúc với người học.
Câu 15: Những công cụ nào sau đây thường được sử dụng trong phương pháp quan
sát?
(1)Thang đo
(2)Bảng chấm điểm theo tiêu chí
(3)Bảng kiểm
(4)Câu hỏi
A A. 1, 2, 3 B B. 2, 3, 4 C C. 1, 3, 4 D D. 1, 2, 4
Câu 16: Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là:
A. Đi đến những quyết định về phân loại học sinh.
B. Xem xét để có những quyết định về điều chỉnh các mục tiêu dạy học.
C. Có được những thông tin để đi đến những quyết định đúng đắn về bản thân.
D. Thu thập thông tin làm cơ sở cho những quyết định về dạy học và giáo dục.
Câu 17: Chọn những phát biểu đúng về đánh giá năng lực?
(1) Là đánh giá vì sự tiến bộ của HS so với chính họ.
(2) Xác định việc đạt hay không đạt kiến thức, kĩ năng đã học.
(3) Nội dung đánh giá gắn với nội dung được học trong từng môn học cụ thể.
...
(6) Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã
học
vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (4), (5), (6)
Câu 18: Có bao nhiêu nhận định đúng với quan điểm kiểm tra đánh giá vì học tập
trong các nhận định sau?
1. Xác nhận kết quả học tập của HS để phân loại, đưa ra quyết định lên lớp hay tốt
nghiệp.
2. Thường thực hiện cuối quá trình học tập.
3. Sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện việc học của chính HS. Đ
4. Cung cấp thông tin HS nhằm cải thiện thành tích học tập. Đ
5. Thường thực hiện trong quá trình học tập. Đ
6. GV là trung tâm của quá trình đánh giá, HS không tham gia vào quá trình đánh
giá.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 19: Xét trên quy mô đánh giá có những loại hình đánh giá nào dưới đây?
(1) Đánh giá trên lớp học.
(2) Đánh giá đầu vào.
(3) Đánh giá trên diện rộng.
(4) Đánh giá kết quả học tập.
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 2, 4
Câu 20: Đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS không có
nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt.
B. Đảm bảo tính phát triển và phù hợp với bối cảnh.
C. Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học.
D. Đảm bảo tính vừa sức người học.
Câu 21: Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hỗ trợ hoạt động dạy học.
B. Xây dựng chiến lược giáo dục.
C. Thay đổi chính sách đầu tư.
D. Điều chỉnh chương trình đào tạo.
Câu 22: Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra đánh giá không nhằm mục đích nào
sau đây?
A. Điều chỉnh chương trình giáo dục, đào tạo.
B. Xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư giáo dục.
C. Hỗ trợ hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông.
D. Phát triển hệ thống giáo dục quốc gia hội nhập với xu thế thế giới.
Câu 23: Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?
A. Học sinh tự đánh giá. B. Giáo viên đánh giá.
C. Tổ chức giáo dục đánh giá. D. Cộng đồng xã hội đánh giá.
Câu 24: Nhận định nào dưới dây không đúng về hình thức đánh giá thường
xuyên?
A. Diễn ra trong quá trình dạy học.
B. Để so sánh học sinh với nhau.
C. Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.
D. Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.
Câu 25: Để phát hiện và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, giáo viên cần thực hiện
hình thức đánh giá nào sau đây?
A. Đánh giá định kì và cho điểm.
B. Đánh giá thường xuyên và cho điểm.
C. Đánh giá thường xuyên và nhận xét.
D. Đánh giá định kì và nhận xét.
Câu 26: Việc kiểm tra đánh giá quá trình dạy học dựa trên nguyên tắc nào?
A. Khách quan, toàn diện, thường xuyên và đột xuất.
B. Chủ quan, có hệ thống, có kế hoạch và thường xuyên.
C. Toàn diện, độc lập, chủ quan và có hệ thống.
D. Công bằng, khách quan, có hệ thống, có tính phát triển.
Câu 27: Mệnh đề nào không đề cập tới chức năng của kiểm tra đánh giá?
A. Huy động các nguồn lực để tổ chức dạy học.
B. Điều chỉnh hoạt động giảng dạy của người dạy.
C. Xác nhận kết quả học tập của người học.
D. Hỗ trợ hoạt động học tập cho người học.
Câu 28: “diễn ra trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), ở đó giáo viên tổ
chức để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, coi đây như là một nhiệm vụ, hoạt
động học tập”.
Đây là diễn đạt và triết lý nào trong đánh giá?
A. Đánh giá kết quả học tập.
B. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
C. Đánh giá như một quá trình học tập.
D. Không phải triết lý đánh giá.
Câu 29: Tiêu chí nào không được đề cập đến khi đánh giá phẩm chất của HS theo
CT GDPT 2018?
A. Điểm số môn học của học sinh.
B. Hành vi đạo đức của học sinh.
C. Hành vi học tập của học sinh.
D. Ứng xử của học sinh trong các môi trường khác nhau.
Câu 30: Mệnh đề nào không phải ưu điểm của phương pháp kiểm tra viết (tự
luận)?
A. HS có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo của mình trong bài làm.
B. Góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.
C. Có thể đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy
của HS.
D. Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan.
Câu 31: Bài tập được sử dụng trong đánh giá quá trình, bao gồm hai thành phần:
phần cho biết (tranh ảnh, đoạn thông tin, tình huống, thí nghiệm...) và phần nào?
A. Phần ví dụ minh họa (bảng, biểu đồ, ảnh, bản kế hoạch).
B. Phần nhiệm vụ cần thực hiện (câu hỏi, yêu cầu, nhiệm vụ).
C. Phần báo cáo (phân tích, làm rõ về phần cho biết).
D. Phần lưu trữ (ghi chép, lưu trữ các nội dung thảo luận của HS về phần cho biết).
Câu 32: Đánh giá qua hồ sơ học tập là phương pháp chú trọng lưu trữ, khai thác dữ
liệu về kết quả học – minh chứng cho sự tiến bộ và kết quả học tập của HS. Đặc
trưng của việc khai thác dữ liệu này là gì?
A. Việc cho điểm độc quyền của GV.
B. Việc nhận xét độc quyền của GV.
C. Các nhận xét của GV, HS khác và tự nhận xét của HS.
D. Việc đưa ra nhận xét sau khi GV họp với phụ huynh.
Câu 33: Số lượng mức độ thể hiện các tiêu chí được xác định trong phiếu đánh giá
theo
tiêu chí (rubrics) nên là bao nhiêu thì thích hợp nhất?
A. Từ 1 đến 2 mức độ. B. Từ 3 đến 5 mức độ.
C. Từ 4 đến 6 mức độ. D. Từ 6 đến 10 mức độ.
Câu 34: Nhược điểm của phương pháp kiểm tra vấn đáp là gì?
A. Trong một thời gian nhất định, GV kiểm tra được một hoặc một số ít vấn
đề cụ thể của học phần hoặc môn học.
B. HS hiểu bài rõ hơn và ghi nhớ lâu dài tài liệu nhờ việc trình bày qua ngôn ngữ
của mình.
C. HS mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng
của mình.
D. GV nắm bắt được tư tưởng và cách suy luận của HS để kịp thời uốn nắn những
sai sót lời nói.
Câu 35: Ưu điểm nổi bật nhất của bảng kiểm (checklist) là gì?
A. Nắm được mức độ tiến bộ của HS thông qua nhiều dạng sản phẩm khác nhau.
B. Thu thập thông tin về kết quả học tập của HS thông qua mười dạng bài tập khác
nhau.
C. Thu thập thông tin tức thời tại thời điểm quan sát.
D. Mô tả mức độ đạt được về nhận thức, hành vi của HS khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
Câu 36: Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin
về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra, nhưng không bao gồm nội dung nào?
A. Số lượng câu hỏi.
B. Lĩnh vực kiến thức.
C. Cấp độ năng lực nhận thức của từng câu hỏi.
D. Đáp án của từng câu hỏi.
Câu 37: Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn bao gồm hai phần: ... và phần câu hỏi.
Lựa
chọn đáp án đúng:
A. Phần đặt vấn đề. B. Phần dẫn.
C. Phần thoại. D. Phần kể chuyện.
Câu 38: Hạn chế của phương pháp quan sát trong kiểm tra đánh giá là gì?
A. Hầu như không mất nhiều thời gian chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá.
B. Nhanh chóng bù đắp thông tin cần thiết cho các phương pháp đánh giá khác.
C. Giáo viên nhanh chóng thu thập được thông tin cần thiết.
D. Chỉ tập trung vào tính chủ quan của người quan sát.
Câu 39: Kiểm tra và đánh giá trong dạy học có mối liên hệ như nào?
A. Kiểm tra cung cấp thông tin, số liệu lượng giá cho đánh giá trong dạy học.
B. Đánh giá là công cụ cho kiểm tra và đo lường trong dạy học.
C. Đánh giá tồn tại độc lập và khách quan với kiểm tra.
D. Cả 3 nhận định trên đều sai.
Câu 40: Mệnh đề nào không đề cập tới loại hình đánh giá, nếu căn cứ vào phạm vi
đối tượng đánh giá (học sinh)?
A. Đánh giá trên lớp học.
B. Đánh giá dựa vào nhà trường.
C. Đánh giá trên diện rộng.
D. Đánh giá quá trình.
Câu 41: Mệnh đề nào không chính xác khi đề cập tới đánh giá năng lực của HS
theo CT GDPT 2018?
A. Đánh giá cần bao hàm việc đo lường, nhận xét về khả năng tiềm ẩn của HS.
B. Đánh giá chỉ cần tập trung vào sản phẩm cuối cùng của HS thực hiện.
C. Đánh giá nêu được mức độ HS sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện
nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào.
D. Đánh giá phải dựa vào các thông tin thu thập được trong cả quá trình HS thực
hiện nhiệm vụ.

You might also like