You are on page 1of 5

Câu 1.

Khi đánh giá chất lượng của một cơ sở giáo dục, những người đánh giá chỉ tính đến nguồn lực
của trường như số lượng sinh viên giỏi vào trường, số lượng giảng viên và cơ sở vật chất tốt. Chất
lượng trong trường hợp này được xác định bằng:
A. Đầu vào
B. Đầu ra
C. Giá trị gia tăng
D. Giá trị học thuật
Câu 2. Yếu tố lượt view của một video thể hiện được chất lượng dựa trên quan điểm
A. Tuyệt hảo
B. Hài lòng người sử dụng
C. Đáp ứng được các tiêu chí
D. Sự phù hợp mục tiêu
Câu 3. Hình thức quản lý chất lượng có nhược điểm là gây lãng phí, không quản lý được chấtlượng
toàn diện?
A. Quản lý chất lượng tổng thể B. Bảo đảm chất lượng
C. Kiểm soát chất lượng D. Quản lý chất lượng tuyệt đối
Câu 4: Mô hình CIPO trong giáo dục gồm 4 thành tố nào
A. Đầu vào, quá trình, đầu ra, người sử dụng
B. Người cung cấp, người sử dụng, quá trình thực hiện, bối cảnh
C. Bên trong, bên ngoài, đầu vào, đầu ra
D. Bối cảnh, đầu vào, quá trình, đầu ra
Câu 5. "Tất cả mọi người đều là quản lý, cải tiến liên tục, từng bước và luôn hướng tới kháchhàng"
thuộc cấp độ nào của quản lý chất lượng?
A. Quản lý chất lượng tổng thể
B. Bảo đảm chất lượng
C. Kiểm soát chất lượng
D. Quản lý chất lượng tuyệt đối
Câu 6. Khi đánh giá chất lượng của một cơ sở giáo dục, những người đánh giá chỉ tính đếnnguồn lực
của trường như số lượng sinh viên giỏi vào trường, số lượng giảng viên và cơ sở vậtchất tốt. Chất
lượng trong trường hợp này được xác định bằng:
A. Đầu vào
B. Đầu ra
C. Giá trị gia tăng
D. Giá trị học thuật
Câu 7. Em lựa chọn trường A vì điểm đầu các năm trong khoảng điểm em có thể đạt là dựa trênquan
điểm nào của giáo dục?
A. Là sự tuyệt hảo
B. Là sự phù hợp mục tiêu, nhu cầu
C. Là sự hài lòng của người sử dụng
D. Hiệu quả với chi phí thấp nhấtI
Câu 8. Sự phát triển của công nghệ và các nền tảng dạy học trực tuyến được xếp vào yếu tố nàotrong
mô hình CIPO?
A. Quá trình B. Đầu vào C. Đầu ra D. Bối cảnh
Câu 9. Sắp xếp các bước trong quy trình đo lường
A. Thao tác hóa nội dung, chọn thang đo, xác định nội dung đo, thiết kế công cụ đo, tiên hành đovà
thu thập dữ liệu, phân tích kết quả
B. Xác định nội dung đo, thao tác hóa hội dung, chọn thang đo, thiết kế công cụ đo, tiên hành đo và
thu thập dữ liệu, phân tích kết quả
C. Chọn thang đo, xác định nội dung đo, thao tác hóa nội dung, thiết kế công cụ đo, tiến hành đo và
thu thập dữ liệu, phân tích kiết quả
D. Xác định nội dung đo, chọn thang đo, thao thác hóa nội dung, thiết kế công cụ đo, tiến hàn đo và
thu tập dữ liệu, hân tích kết quả
Câu 10. Phương án nào sau đây KHÔNG phải là chức năng của đánh giá trong giáo dục?
A. Thay đổi mục tiêu giáo dục
B. Tạo động lực cho người học
C. Lựa chọn người học
D. Dự báo về sự phát triển của người học
Câu 11. Thang đo nào được xây dựng bằng cách xác định một dãy số có khoảng cách giữa 2 số liên
tiếp là bằng nhau?
A. Định danh B. Định khoảng C. Định hạng D. Định tỷ lệ
Câu 12. Đo lường thu nhập trung bình của người dân Hà Nội nên sử dụng thang đo nào?
A. Định hạng B. Định danh C. Định khoảng D. Định tỷ lệ
Câu 13. Học sinh một trường mầm non được đánh giá và phân loại thành 03 nhóm như sau: Chưa
biết nói (0), Biết nói chưa thành thạo (1), biết nói thành thạo (2). Trường hợp này loại thang đo nào
được sử dụng?
A. Thang đo định danh B. Thang đo định khoảng C. Thang đo định hạng D. Thang đo định tỷ lệ
Câu 14. Thống kê các ngành học của trường đại học Giáo dục, cần sử dụng loại thang đo nào?
A. Định danh B. Định khoảng C. Định hạng D. Định tỷ lệ
Câu 15. Nhận định nào sau đây về độ tin cậy là đúng:
A. Độ tin cậy phụ thuộc vào kinh phí phục vụ cho đánh giá
B. Độ tin cậy phụ thuộc vào sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp đánh giá
C. Độ tin cậy phụ thuộc vào sai số của đo đạc
D. Độ tin cậy phụ thuộc vào độ giá trị của bài kiểm tra
Câu 16. Tiếp cận theo khung tham chiếu khả năng cho chúng ta biết:
A. Học sinh có khả năng tốt hơn sẽ thực hiện bài kiểm tra tốt hơn
B. Ứớc tính chính xác về khả năng của học sinh
C. Khả năng của học sinh không bị chi phối bởi các biến số ảnh hưởng
D. Giúp học sinh tham chiếu khả năng của mình so với khả năng của các bạn khác trong lớp
Câu 17. Bố mẹ của Amanda muốn biết cô ấy học tập như thế nào ở lớp Sinh học. Khi họ gọi choGV
của con gái, cô Hower báo rằng Amanda có đạt điểm thi tốt hơn 70% các bạn khác trong lớpở bài thi
cuối kì. Cô giáo đang sử dụng khung tham chiếu nào để giải thích kết quả học tập củaAmanda:
A. Khung tham chiếu tăng trưởng
B. Khung tham chiếu định mức
C. Khung tham chiếu tiêu chí
D. Khung tham chiếu năng lực
Câu 18. Cô Pierce cho học sinh làm bài pre-test trước khi cô dạy bài phân số. Sau 2 tuần, cô chohọc
sinh làm 1 bài kiểm tra tương tự để kiểm tra học sinh của cô đã học được những gì.Cô giáođang sử
dụng khung tham chiếu nào?
A. Khung tham chiếu tăng trưởng
B. Khung tham chiếu định mức
C. Khung tham chiếu tiêu chí
D. Khung tham chiếu năng lực
Câu 19. Trong các tiêu chí sau, tiêu chí nào là quan trọng nhất để đánh giá giá trị của một bàitrắc
nghiệm trên lớp học?
A. Nó chứa đựng đầy đủ nội dung dạy học
B. Nó phân biệt được năng lực của học sinh
C. Nó đánh giá được mức độ đạt các mục tiêu dạy học của học sinh
D. Nó có độ khó phù hợp với mặt bằng năng lực của học sinh trong lớp
Câu 20. Để đo lường khả năng học tập tự chủ của một nhóm học sinh thông qua bảng hỏi khảosát cá
nhân, công việc đầu tiên mà nhà nghiên cứu cần tiến hành là:
A. lựa chọn loại thang đo phù hợp
B. xác định khái niệm học tập tự chủ
C. xác định các tình huống học tập tự chủ
D. xác định các biểu hiện của học tập tự chủ
Câu 21. Khi chia theo đối tượng được đánh giá thì đánh giá trong giáo dục bao gồm:
A. Đánh giá bên trong– Đánh giá giáo viên – Đánh giá cơ sở giáo dục – Đánh giá chươngtrình đào tạo
B. Đánh giá người học – Đánh giá giáo viên – Đánh giá kế hoạch phát triển nhà trường –Đánh giá
chương trình đào tạo
C. Đánh giá người học – Đánh giá giáo viên – Đánh giá cơ sở giáo dục – Đánh giáchương trình đào
tạo
D. Đánh giá người học – Đánh giá đội ngũ quản lý – Đánh giá cơ sở giáo dục – Đánh giáchương trình
đào tạo
Câu 22. Bằng chứng nhận trường đạt chuẩn quốc gia có hiệu lực trong vòng bao lâu?
A. 2 nămB. 3 nămC. 4 nămD. 5 năm
Câu 23. Hoạt động học tập nào sau đây là một ví dụ của nhiệm vụ đánh giá trình
diễn(performance assessment)?
A. Nhóm học sinh thực hiện một đoạn ghi hình về nguy cơ rác thải nhựa
B. Nhóm học sinh thảo luận tìm kiếm đáp án cho một số câu trắc nghiệm
C. Học sinh trình bày các trường hợp bằng nhau của tam giác
D. Học sinh giải bài tập cân bằng phương trình hóa học
Câu 24. Cách phân loại đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết là dựa trêntiêu chí
nào sau đây?
A. Mục tiêu dạy học cần đánh giá
B. Hình thức tổ chức các hoạt động đánh giá
C. Loại hình công cụ được sử dụng để đánh giá
D. Thời điểm tổ chức đánh giá trong tiến trình dạy học
Câu 25. Hoạt động nào sau đây được khuyến khích thực hiện trong đánh giá quá trình?
A. Lôi cuốn người học tự đánh giá hoạt động học tập của mình
B. Cho người học biết mình được bao nhiêu điểm
C. Cho người học biết trình độ của mình ở vị trí nào trong lớp
D. Định hướng người học thực hiện kế hoạch học tập chung của lớp
Câu 26. Đòi hỏi quan trọng nhất đối với một câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập là nó phải
A. không có diễn đạt mơ hồ.
B. đo được một hành vi cụ thể.
C. đảm bảo phân biệt được trình độ học sinh.
D. đo được thành quả của học sinh so với một mục tiêu dạy học.
Câu 27. Trong các mục tiêu sau, mục tiêu nào đạt yêu cầu với mức độ vận dụng:
A. Làm ra món chả nem theo cách của riêng mình
B. Tự làm được món chả nem như được hướng dẫn
C. Biết món chả nem thường được thực hiện khi nào
D. Kể tên được các nguyên liệu của món chả nem
Câu 28. Muốn đánh giá sự tiến bộ của học sinh, giáo viên nên sử dụng khung tham chiếu nào?
A. Tham chiếu tăng trưởng B. Tham chiếu tiêu chí
C. Tham chiếu định mức
D. Tham chiếu khả năng

You might also like