You are on page 1of 5

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG


******************************
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong
năm học là?
A. 42 tuần B. 37 tuần C. 40 tuần D.35 tuần
Câu 2. Giáo viên nữ làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ thai sản được
nghỉ trước và sau khi sinh con là?
A. 3 tháng B. 4 tháng C. 5 tháng D. 6 tháng
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 20 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
B. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 21 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
C. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
D. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 19 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 18 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
Câu 4. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm bao nhiêu tiết/môn/tuần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 0
Câu 5. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước lớp gồm có:
A. Ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp và ý kiến quyết định của Hiệu trưởng
B. Ý kiến đề nghị của giáo viên bộ môn và ý kiến quyết định của Hiệu trưởng
C. Ý kiến đề nghị của giáo viên bộ môn và ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp
D. Ý kiến đề nghị của lớp trưởng và ý kiến quyết định của giáo viên chủ nhiệm lớp
Câu 6. Có bao nhiêu hình thức khen thưởng học sinh?
A. 4 B.5 C. 6 D. 7
Câu 7. Có bao nhiêu hình thức kỉ luật học sinh?
A. 4 B.5 C. 6 D. 7
Câu 8. Hồ sơ để xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật học sinh gồm :
A. 1- Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ
của học sinh phạm lỗi.
2- Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp
sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể lớp của học sinh phạm lỗi.
B. 1- Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ
của học sinh phạm lỗi.
2- Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp
sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể giáo viên bộ môn.
C. 1- Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ
của học sinh phạm lỗi.
2- Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp
sau khi đã tham khảo ý kiến của Hiệu trưởng.
D. 1- Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ
của học sinh phạm lỗi.
2- Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp
sau khi đã tham khảo ý kiến của Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh.

Câu 9. Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá bao nhiêu học sinh?
A. 35 B.40 C. 45 D. 50
Câu 10. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi tổ có không quá bao nhiêu học sinh?
A. 20 B.15 C. 14 D. 12

1
Câu 11. Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường đối với giáo
viên gồm:
.....................
Câu 12. Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần kiểm tra thường xuyên của môn
học có từ 3 tiết trở lên/tuần là?
A. Ít nhất 2 lần B. Nhiều nhất 3 lần
C. Ít nhất 4 lần D. Nhiều nhất 4 lần
Câu 13. Trường trung học được tổ chức theo mấy loại hình?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với điều lệ THPT hiện hành?
A. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công
việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
B. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công
việc hay khi Tổ trưởng yêu cầu.
C. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công
việc hay khi Tổ trưởng yêu cầu.
D. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công
việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Câu 15. Ý nào sau đây đúng với hướng dẫn thực hiện nề nếp chuyên môn?
A. Mỗi năm học, mỗi giáo viên đảm bảo dự 18 tiết dự giờ môn mình dạy trong hoặc ngoài
nhà trường.
B. Mỗi năm học, mỗi giáo viên đảm bảo dự 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong nhà trường.
C. Mỗi năm học, mỗi giáo viên đảm bảo dự 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài
nhà trường.
D. Mỗi năm học, mỗi giáo viên đảm bảo dự 18 tiết dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn
hoặc giáo viên dạy lớp chủ nhiệm.
Câu 16. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành các loại nào sau đây?
A. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém B. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu
C. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu; Kém D. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu
Câu 17. Xếp loại tiết dạy bậc Trung học phổ thông gồm các loại nào?
A. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém; B. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu
C. Giỏi; Khá; Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu
D. Tốt; Khá; Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu
Câu 18. Học sinh có điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; không có môn học nào điểm trung bình dưới
6,5; có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét chưa đạt. Xếp loại học lực của học sinh là:
A. Kém B. Yếu C. Trung bình D. Khá
Câu 19. Ghi kết quả kiểm tra, xét lên lớp vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ của học sinh
là trách nhiệm của
A. Giáo viên bộ môn B. Giáo viên chủ nhiệm
C. Văn phòng nhà trường D. Hiệu trưởng
Câu 20. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” vào năm học nào ?
A. Năm học 2007-2008 B. Năm học 2008-2009
C. Năm học 2009-2010 D. Năm học 2010-2011
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 20 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
B. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 21 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
C. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2
D. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 19 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 18 tiết,
giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
Câu 22. Giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn trường hạng II được giảm bao nhiêu tiết/tuần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 23. Trường trung học được tổ chức theo mấy loại hình?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng bầu; thư kí do Chủ tịch Hội
đồng chỉ định.
B. Chủ tịch Hội đồng trường và thư kí Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng
bầu.
C. Chủ tịch Hội đồng trường và thư kí Hội đồng trường do Hiệu trưởng chỉ định.
D. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng bầu; thư kí do Hiệu trưởng
chỉ định.
Câu 25. Khi tính Điểm trung bình các môn học kỳ thì
A. chỉ có môn Toán và Ngữ văn được tính hệ số 2.
B. chỉ có môn chuyên được tính hệ số 2.
C. chỉ có môn Toán, Ngữ văn và môn chuyên được tính hệ số 2.
D. tất cả các môn tính điểm đều có cùng hệ số.
Câu 26. Một đề kiểm tra có tất cả 60 câu hỏi TNKQ. Hỏi điểm nào sau đây không thể xảy
ra đối với bài kiểm tra đó?
A. 7,7 điểm B. 7,8 điểm C. 7,9 điểm D. 8,0 điểm
Câu 27. Thư ký Hội đồng phúc khảo không có thành phần nào sau đây?
A. Công chức phòng khảo thí.
B. Công chức phòng giáo dục trung học.
C. Công chức phòng giáo dục thường xuyên.
D. Tổ trưởng chuyên môn trường THPT.
Câu 28. Thời hạn phúc khảo bài thi
A. chậm nhất 07 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.
B. chậm nhất 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.
C. chậm nhất 12 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.
D. chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm.
B. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện 02 năm một lần.
C. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện 05 năm một lần.
D. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện 05 năm hai lần.
Câu 35. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm mấy tiêu chuẩn?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 30. “Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục” là một tiêu chí
trong tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Năng lực phát triển nghề nghiệp.
B. Năng lực giáo dục.
C. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
D. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Câu 31 Trong kỳ thi THPT hiện nay, thời gian làm bài đối với 03 môn thi Toán, Lịch sử và
Tiếng Anh lần lượt là
A. 150 phút, 120 phút và 60 phút. B. 150 phút, 90 phút và 60 phút.
C. 150 phút, 120 phút và 90 phút. D. 180 phút, 120 phút và 60 phút.
Câu 32. Một đề kiểm tra (viết 1 tiết) có tất cả 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Một học
sinh làm đúng 14 câu hỏi. Hỏi bài kiểm tra của học sinh đó được bao nhiêu điểm sau khi làm
tròn số?

3
A. 4,5 điểm B. 4,6 điểm C. 4,7 điểm D. 4,8 điểm

PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1.Khi thầy (cô) đang giảng bài trên bục giảng với bộ môn mình đang phụ trách, chợt
phát hiện trong lớp một học sinh đang mở vở học bài một phân môn khác. Thái độ của mình
đối với học sinh đó như thế nào ?
GỌI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách
xử lí tình huống hay hơn).
Giáo viên bình tỉnh và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức thuần túy vừa giảng cho cả lớp
và yêu cầu học sinh đó trả lời:
- Nếu trả lời đúng thì việc đầu tiên GV khen HS đó nhưng trong lời khen có ý nhắc nhỡ về
việc tập trung học tập của em đó.
- Nếu trả lời sai thì nhắc nhỡ HS đó cần tập trung hơn trong giờ học
Câu 2. Dịp 20/11, học sinh thường tặng hoa mừng thầy (cô) nhân ngày : "nhà giáo Việt
Nam". Sau khi nhận hoa và lời chúc của các em. Thầy (cô) lấy sổ điểm ra để kiểm tra miệng
trước khi dạy bài mới. Một học sinh cuối lớp phát biểu trổng: "Mới tặng hoa 20/11, cho
chúng em miễn đọc bài hôm nay đi". Thái độ của thầy (cô) sẽ như thế nào?
GỌI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách
xử lí tình huống hay hơn).
Không nóng giận, nhẹ nhàng phân tích cho các em thấy, tặng hoa là nghĩa cử thể hiện tình
cảm của các em đối với thầy (cô) giáo, vấn đề quan trọng và ý nghĩa hơn trong những ngày
nầy là những bông hoa "điểm 10" của các em mới chính là món quà thiết thực đối với thầy
(cô) giáo. Và .......
Câu 3. Dịp 8/3 thầy (cô) vào lớp, lấy sổ điểm ra chuẩn bị gọi học sinh kiểm tra bài cũ.
Một học sinh phát biểu : " thưa thầy (cô). Hôm nay nhân 8/3 thay vì đọc bài cũ em xung
phong hát tặng cô và các bạn nữ một bài hát để lấy điểm kiểm tra miệng được không ạ!".
Thầy (cô) giải quyết tình huống này như thế nào?
GỌI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách
xử lí tình huống hay hơn).
Phân tích cho các em thấy văn nghệ và kiến thức không thể thay thế cho nhau mà văn
nghệ chỉ giúp ta những lúc giải lao sau khi đã hoàn thành công việc của mình, vì vậy không
thể thay bài kiểm tra bằng bài hát. Thầy (cô) cám ơn nhã ý của em, nhưng để dành vào dịp tổ
chức sinh hoạt 8/3 của lớp em sẽ thể hiện còn hôm nay vẫn phải kiểm tra bài cũ thôi.
Câu 4. Thầy cô sẽ xử lí như thế nào khi phát hiện 1 học sinh tương đối ngoan và là con
của bạn thân mình đang kín đáo xem tài liệu trong giờ kiểm tra?
GỌI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách
xử lí tình huống hay hơn).
- Giáo viên khéo léo tiếp cận gần vị trí của học sinh đó để ngầm nhắc nhỡ và ngăn chặn
hành vi trên.
- Gặp riêng học sinh đó để phân tích việc làm sai trái của học sinh và yêu cầu cam kết
không tái phạm. Có thể báo cho bạn mình biết vào dịp thuận lợi nhất.
Câu 5. Khi phát hiện 1 học sinh để chuông điện thoại di động reo trong tiết học và thầy
(cô) yêu cầu HS đó nộp lại điện thoại di động nhưng em đó một mực không chịu nộp. Thầy
(cô) sẽ có hành động gì tiếp theo trong khi lớp học rất mất trật tự?
GỌI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách
xử lí tình huống hay hơn).
- GV bình tỉnh và dùng lời lẽ nhẹ nhàng để mời em đó ra khỏi lớp để ổn định lớp học và
dạy tiếp, hẹn gặp em đó sau tiết dạy
- Tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự cố vừa rồi và nhắc nhỡ HS cẩn thân hơn khi sử dụng
điện thoại của mình nhất là trong giờ học.

4
Câu 6. Những hồ sơ phải có của Tổ chuyên môn và giáo viên trong trường THPT.(Điều lệ
THPT)
Câu 7. Những nhiệm vụ của Tổ chuyên môn và của giáo viên trong trường THPT. (Điều lệ
THPT)
Câu 8. Những giải pháp nâng cao chất lượng môn học đang giảng dạy mà Thầy Cô đã và
sẽ thực hiện trong thời gian đến.
Câu 9. Chọn 1 tiết dạy trong chương trình môn học của Thầy Cô trong đó nêu mục tiêu
cần đạt của tiết dạy và những câu hỏi tích hợp liên môn hợp lý.
Câu 10: Nhiệm vụ của giáo viên về việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân
tích hoạt động học tập của học sinh.
(Tài liệu triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến)

You might also like