You are on page 1of 15

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM
Kỹ năng quản lý tài chính
1. Mục tiêu: Sau hoạt động này, học sinh có khả
năng :
- Biết được vai trò, giá trị của tiền bạc
- Cách quản lý tài chính hiệu quả
- Biết cách phân biệt những thứ cần thiết /
không cần thiết chi tiêu.
2. Đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt
động
- Học sinh lớp 10, thực hiện trong giờ sinh hoạt
lớp, thời lượng: 2 tiết
3. Nội dung hoạt động
- Hoạt động 1: Tiền tệ Trivia
- Hoạt động 2: Lập kế hoạch chi tiêu
- Hoạt động 3: Sổ chi tiêu gia đình
4. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của giáo viên: loa, mic, máy chiếu,
tranh, clip, laptop, dụng cụ hỗ trợ khác
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao để
chuẩn bị cho các hoạt động của chủ đề
+ Chuẩn bị một số tình huống để thảo luận với
giáo viên , bạn bè
5. Kế hoạch và tiến trình thực hiện
Tiến trình Tên hoạt động Mục tiêu Cách thức tổ chức

Khám phá Hoạt động 1: Tiền Giúp học sinh


tệ Trivia hiểu được tầm
quan trọng của
việc lập kế hoạch
tài chính cá nhân.
Rèn luyện kỹ
năng lập kế hoạch
tài chính cho học
sinh.

Thực hành Hoạt động 2: Lập Giúp học sinh


kế hoạch chi tiêu hiểu trực tiếp các
khoản thu/chi mà
bố mẹ phải tính
toán hàng ngày
6. Tổng kết đánh giá
- Thông điệp: chúng ta cần chi tiêu hợp lý, biết
cách quản lý tài chính, tiết kiệm để đầu tư cho
tương lai
- Các nhóm đánh giá, nhận xét, nộp phiếu đánh
giá theo nhóm
- Giáo viên đánh giá nhận xét
Chủ đề: Kỹ năng quản lý tài chính
Hoạt động 1: Tiền tệ Trivia
• Mục tiêu:
• Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế
hoạch tài chính cá nhân.
• Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch tài chính cho học sinh.
• Thời gian: 10- 15 phút
• Chuẩn bị: Giấy ghi A,B,C cho các nhóm
• Giới thiệu nội dung: Giáo viên giới thiệu nội dung hoạt
động, bao gồm tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
tài chính cá nhân và các bước lập kế hoạch tài chính cá
nhân.
Hoạt động 1: Tiền tệ Trivia
• 1. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ,
• 2. Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện tham gia tranh tài.
• 3. Sử dụng trò chơi Trivia về quản lý tài chính để gửi những câu
hỏi liên quan đến các khía cạnh cơ bản của việc quản lý tiền.
• 4. Cung cấp ba lựa chọn trả lời cho mỗi câu hỏi, đại diện của
mỗi nhóm cần thảo luận và đưa ra câu trả lời chính xác một
cách nhanh chóng.
• 5. Dựa trên thời gian và tính chính xác của câu trả lời, hãy tính
điểm cho từng nhóm và cập nhật bảng xếp hạng cho các đội
chơi.
• 6. Cuối cùng, công bố nhóm chiến thắng dựa trên số điểm cao
nhất.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch chi tiêu
Giáo viên thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Giả sử một gia đình có 5 triệu đồng để chi
tiêu trong vòng một tuần. Yêu cầu mỗi học
sinh lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình đó
theo mẫu như ở Bảng 2.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch chi tiêu
• Lời giải:
a) Mỗi học sinh lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình khác nhau. Giả
sử một gia đình có 5 triệu đồng để chi tiêu trong vòng một tuần.
• Chẳng hạn:
Chi tiêu hợp lí thì nên đặt chi tiêu vào những khoản ưu tiên, cần
thiết và có một khoản tiết kiệm:
• Các khoản chi tiêu cho học tập của các con, dịch vụ y tế và
chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 30%;
• Các nhu cầu thiết yếu nên chiếm khoảng 30%;
• Chi tiêu cho mua sắm cá nhân nên chiếm khoảng 20%;
• Khoản tiết kiệm nên chiếm khoảng 20%.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch chi tiêu
- Ta lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình như sau:
Khoản chi tiêu Số tiền Tỷ lệ
Cho học tập của các con, 1,5 triệu 30%
dịch vụ y tế và chăm sóc
sức khỏe

Cho các nhu cầu thiết 1,5 triệu 30%


yếu

Cho mua sắm cá nhân 1 triệu 20%

Cho tiết kiệm 1 triệu 20%


Hoạt động 3: Sổ chi tiêu gia đình
• HS sưu tầm hóa đơn điện, nước, hóa đơn tiêu
dùng, sức khỏe, ... Sau đó, ghi chép lại và so
sánh sự chênh lệch giữa các tháng. Tính tổng
các hóa đơn để ước lượng các khoản chi tiêu
hàng tháng của gia đình mình.(Đã nhắc HS sưu
tầm)
• + HS phỏng vấn người thân để tìm hiểu
thêm các khoản chi tiêu phát sinh khác.( đã
nhắc HS chuẩn bị)
Hoạt động 3: Sổ chi tiêu gia đình
• GV cùng HS xây dựng “Nhật ký chi tiêu”. GV gợi ý
một số nội dung cần có: Khoản chi tiêu, Số
lượng, Thành tiền, Tổng... Sau đó, HS tự điền và
hoàn thành “Nhật ký chi tiêu” của gia đình mình.
• HS xem lại Nhật ký chi tiêu và suy nghĩ xem có
những khoản nào mình có thể giảm bớt chi phí
để tiết kiệm tiền cho gia đình.
• Sau đó, điền vào nhật ký chi tiêu ước mơ của gia
đình mình trong tháng mới.

You might also like