You are on page 1of 4

Tư duy thiết kế

Thiết kế kế hoạch chi tiêu cá nhân - Quản lý bản thân

I. Lý do chọn đề tài

Quản lý chi tiêu cá nhân và kỷ luật bản thân đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo tài chính cá nhân ổn định và phát triển bền vững. Việc quản lý
chi tiêu không chỉ giúp chúng ta kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà
còn giúp xây dựng một tương lai tài chính mạnh mẽ. Kỷ luật bản thân trong
việc chi tiêu giúp mỗi người, đặc biệt là những sinh viên, người trẻ tránh xa
khỏi nợ nần, rủi ro tài chính và tạo ra một nguồn tiết kiệm để đầu tư và phát
triển tài chính cá nhân.

Mục tiêu trong việc quản lý chi tiêu bao gồm xác định và duy trì một nguồn
tài chính ổn định và đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tiết kiệm và đầu tư
cho tương lai. Mục tiêu cụ thể có thể bao gồm việc tiết kiệm một phần thu
nhập hàng tháng, trả nợ đúng hạn, đầu tư vào các khoản tiết kiệm hoặc cổ
phiếu, và xây dựng một quỹ dự trữ cho các chi phí không mong đợi.

Để xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân, chúng ta cần phải bắt đầu bằng
việc xác định rõ nguồn thu nhập hàng tháng và các chi phí cố định và biến
đổi. Đồng thời, cũng cần phải xác định các mục tiêu tài chính cụ thể mà
chúng ta muốn đạt được. Sau đó, từ các vấn đề trên, đưa ra phương án phân
bổ nguồn thu nhập cho các mục tiêu tiết kiệm, chi tiêu hàng ngày và chi tiêu
đặc biệt. Bảng kế hoạch chi tiêu cần được cập nhật và điều chỉnh định kỳ để
phản ánh tình hình tài chính thực tế và đảm bảo mục tiêu tài chính được đạt
được. Việc theo dõi và đánh giá kế hoạch chi tiêu có thể điều chỉnh hành vi
chi tiêu và tạo ra những quyết định tài chính thông minh hơn cho chúng ta.
Chính vì vậy, bài viết này được thực hiện với đề tài: “Xây dựng phương
pháp chi tiêu hiệu quả - Lập bảng Kế hoạch quản lý chi tiêu và các bước
thực hiện Kỷ luật bản thân”.
II. 5 bước xây dựng bảng Kế hoạch chi tiêu cá
nhân theo Tư duy thiết kế

Bước 1: Thấu hiểu - Đồng cảm

Quản lý chi tiêu không chỉ là việc chúng ta dùng ít hay nhiều tiền, mà là
việc chúng ta quản lý nguồn tiền vào và ra một cách hiệu quả. Vấn đề chi
tiêu hiện nay đối với mỗi sinh viên luôn là một vấn đề “nhức nhối”. Việc chi
quá nhiều dẫn đến thiếu hụt tài chính hay chi quá ít khiến bản thân mình
không thoải mái đều là những điều cần xem xét. Nhận thấy điều đó, em cho
rằng việc thiết kế một phương pháp chi tiêu phù hợp với bản thân là điều hết
sức cần thiết và cấp bách hiện nay.

Bước 2: Xác định nội dung

Từ việc thấu hiểu - đồng cảm ở bước 1, em xác định nội dung chủ đề là:
Xây dựng phương pháp và kế hoạch chi tiêu cụ thể cho cá nhân, nhằm thực
hiện việc quản lý chi tiêu và thiết lập kỷ luật bản thân hiệu quả thông qua
các ghi chép, quá trình cụ thể.

Bước 3: Ý tưởng

Có rất nhiều cách thực hiện quản lý chi tiêu. Xem xét trên tính khả thi, ở
bước này, em đề xuất 3 phương pháp chi tiêu hiệu quả:

1. Phương pháp “Pay Yourself First”: có thể hiểu là trả tiền cho bản thân
trước, nghĩa là tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu sau. Mỗi tháng hoặc
bất cứ khi nào có thu nhập, em sẽ trích khoảng 10% thu nhập hàng
tháng để “đóng gói” vào khoản tiết kiệm của mình, sau đó chi tiêu số
tiền còn lại, hoặc chia thành nhiều tài khoản cho các mục đích khác
nhau. Tuy nhiên phương pháp này không bền vững do cần thời gian
và sự kiên nhẫn nhiều.
2. Phương pháp 10/20/70: 10% quỹ dự phòng (các quỹ khẩn cấp được
ưu tiên hơn quỹ tiết kiệm); 20% phát triển bản thân (đầu tư vào kiến
thức, thiết lập mối quan hệ chất lượng,...); 70% chi tiêu cơ bản (sinh
hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, giải trí, hóa đơn, xăng,...)
3. Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính
Bước 4: Tạo mẫu

Sau khi đưa ra các phương pháp khác nhau, em sẽ xây dựng kế hoạch chi
tiêu bằng cách kết hợp phương pháp 10/20/70 và “Pay yourself first”. Cụ
thể, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu tuần bằng một ứng dụng thiết kế, đồng thời
tạo một “Góc tiết kiệm” là một cái tủ có gắn bảng chi tiêu tuần và hộp tiết
kiệm. Theo đó, mỗi tuần em được trợ cấp 500,000 VNĐ, 10% trong đó
(50,000 VNĐ) em sẽ đổi thành tiền mặt và để riêng trong “Góc tiết kiệm”,
số còn lại em sẽ chi ra 70% để ăn uống sinh hoạt, 20% để mua các khóa học
kỹ năng và tiếng Trung, 10% còn lại dự phòng cho các trường hợp xảy ra tai
nạn hoặc cấp thiết. Sau một tuần, em sẽ ghi lại bảng chi tiêu và bỏ tiền thừa
vào hộp tiết kiệm. Cứ mỗi 1 tháng em sẽ kiểm tra và sắp xếp một lần.

Bảng chi tiêu cụ thể: Bảng chi tiêu

Bước 5: Kiểm tra

Do chưa có điều kiện thực tế thực hiện bước Testing, em đã chủ động thực
hiện thử kế hoạch chi tiêu của bản thân, mặc dù không xây dựng 2 nguồn
tiền chi tiêu khác nhau (Tiền giấy và Tiền trong ngân hàng), nhưng em đã
thực hiện được việc ghi chép lại những chi tiêu trong ngày thông qua sổ chi
tiêu tự thiết kế. Với mục tiêu “Mua bộ sách yêu thích”, em đã thực hiện
Saving Plan trong 2 tuần và kết quả đạt được là tiết kiệm được 150
VND/tuần và đã hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 1 tuần.

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp hữu ích nhằm thực hiện việc quản lý
chi tiêu hiệu quả. Tài chính luôn là vấn đề cần được cân nhắc và xem xét kỹ
càng. Thông qua tìm hiểu, em nhận thấy có khá nhiều các ứng dụng hỗ trợ
việc quản lý chi tiêu đã được xây dựng như: Money Lover, Sổ Thu Chi
MISA, Fast Budget – Expense Manager, …
Bên cạnh đó, một số người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế cũng có những
phương pháp chi tiêu hiệu quả. Một trong những chia sẻ em cảm thấy rất
hữu ích là chia sẻ của cô Thái Vân Linh - Giám đốc điều hành của công ty
SKill Bridge, một trong những doanh nhân vô cùng thành đạt và có nhiều
năm kinh nghiệm - về việc quản lý chi tiêu.

Video của cô Thái Vân Linh:

5 Mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả | Thái Vân Linh

III. Lợi ích của việc Quản lý chi tiêu cá nhân

Nhìn chung, việc quản lý chi tiêu hiệu quả đối với bất kỳ ai, đặc biệt là sinh
viên, đều có những lợi ích đáng kể như:

Tiết kiệm và nắm bắt được số tiền mình đã chi tiêu, chi tiêu cho vấn đề gì, vì
mục đích gì, … từ đó nắm bắt được tình hình tài chính của bản thân và dễ
dàng hơn trong việc quản lý tài chính. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm có thể
giúp chúng ta có một “khoản riêng” để đầu tư cho bản thân nhằm phát triển
kỹ năng nào đó hay thậm chí chỉ là thỏa mãn những sở thích nhỏ của mình.

Tạo một thói quen tiêu dùng tích cực, hiểu rõ bản thân “cần” gì và “muốn”
gì, từ đó đưa ra các quyết định chính xác, nâng cao kỹ năng của bản thân
trong việc quản lý chi tiêu ngay từ khi còn trẻ.

Bên cạnh đó, việc quản lý chi tiêu cho thấy chúng ta là người độc lập, tự chủ
trong tài chính, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Đồng thời, việc
quản lý chi tiêu còn giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng về tài chính, giúp
chúng ta ổn định và tự tin hơn.

Cuối cùng, bên cạnh việc tiết kiệm, chúng ta có thể đầu tư và tích lũy tài sản
ngay từ khi còn trẻ nếu biết quản lý chi tiêu sớm, tạo nguồn thu nhập thụ
động ổn định trong tương lai.

You might also like