You are on page 1of 36

QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH CÁ NHÂN
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ HOA HỒNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
EMAIL: HONGNTH@FTU.EDU.VN
SĐT: 0936831031

1-1
TỔNG QUAN VỀ
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
CHƯƠNG 1

1-2
Mục tiêu

Giải thích những lợi ích từ việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Xác định các thành phần chính của kế hoạch tài chính cá nhân

Trình bày các bước liên quan đến việc phát triển kế hoạch tài chính cá nhân

1-3
Khái niệm

Tài chính cá nhân: quá trình lập kế hoạch chi tiêu, thu nhập/tài trợ và đầu tư để tối ưu
hóa tình hình tài chính của mỗi cá nhân

Kế hoạch tài chính cá nhân: một bản kế hoạch xác định cụ thể các mục tiêu tài chính của
cá nhân và mô tả các kế hoạch chi tiêu, thu nhập/tài trợ và đầu tư nhằm đạt được các
mục tiêu đó

Chi phí cơ hội: chi phí đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân bỏ lỡ khi lựa chọn
phương án này thay vì lựa chọn phương án khác

1-4
Lợi ích có được từ sự hiểu biết về tài chính cá nhân

Đưa ra được quyết định tài chính của riêng bạn

Mọi quyết định chi tiêu đều có chi phí cơ hội

Đánh giá được lời khuyên của các cố vấn tài chính
◦ Đưa ra quyết định sáng suốt

Trở thành cố vấn tài chính


◦ Nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn

1-5
Thành phần của kế hoạch tài chính cá nhân

1. Lập kế hoạch ngân sách và thuế

2. Quản lý tính thanh khoản cá nhân

3. Lập kế hoạch cho các khoản mua sắm lớn

4. Kế hoạch bảo vệ tài sản và thu nhập cá nhân (Bảo hiểm)

5. Lên kế hoạch đầu tư cá nhân

6. Lập kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản

1-6
Kế hoạch ngân sách và thuế

Lập kế hoạch ngân sách: Quá trình dự báo chi phí và các khoản tiết kiệm trong tương lai

◦ Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bạn

◦ Tài sản: những gì bạn đang sở hữu

◦ Nợ phải trả: những gì bạn đang nợ

◦ Giá trị ròng: giá trị chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả

1-7
Kế hoạch ngân sách và thuế TNCN

ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH TỚI TIẾT KIỆM


CHI TIÊU NHIỀU TIẾT KIỆM NHIỀU
T.KIỆM
TIẾT
THU THU KIỆM
NHẬP NHẬP
SAU CHI SAU
THUẾ TIÊU THUẾ
CHI
TIÊU

1-8
Kế hoạch quản lý tính thanh khoản cá nhân
Tính thanh khoản: khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt của 1 tài sản hoặc một số
sản phẩm lưu thông trên thị trường. Trong tài chính cá nhân, tính thanh khoản đề cập
đến việc tiếp cận với các khoản tiền để trang trải cho bất kỳ khoản thiếu hụt tiền mặt
nào trong ngắn hạn

Quản lý tiền: các quyết định liên quan đến việc giữ lại bao nhiêu tiền ở dạng có tính
thanh khoản cao và cách phân bổ tiền giữa các công cụ đầu tư ngắn hạn

Quản lý tín dụng: các quyết định về hạn mức tín dụng cần có để hỗ trợ chi tiêu của bạn
và sử dụng nguồn tín dụng nào

1-9
Quản lý tính thanh khoản cá nhân

QUẢN LÝ TÍNH THANH KHOẢN CÁ NHÂN

QUẢN LÝ Giữ tiền để dành cho


TIỀN các tình huống cần thiết
Tiếp cận được tiền Trang trải cho các khoản
và/hoặc tín dụng chi tiêu mà thu nhập hiện
tại không thể chi trả
QUẢN LÝ Đảm bảo có thể vay tiền
TÍN DỤNG khi cần thiết

1-10
Kế hoạch tài chính cá nhân

Các khoản vay cá nhân thường có dành cho các khoản chi tiêu lớn

◦ Học phí đại học, xe hơi, nhà ở

◦ Quản lý các khoản vay

◦ Bạn có thể vay được bao nhiêu?

◦ Xác định thời gian đáo hạn của khoản vay.

◦ Lựa chọn khoản vay với lãi suất cạnh tranh

1-11
Tài trợ cho các khoản mua sắm lớn của cá nhân

QUY TRÌNH TÀI TRỢ

Tài trợ cho các khoản mua sắm


bằng các khoản vay cá nhân
Người cho vay Tiền vay
Tiền
mua sắm
Tiền sẵn có Tiền sẵn có

1-12
Kế hoạch bảo vệ tài sản và thu nhập cá nhân

Bảo hiểm ô tô và nhà ở để bảo vệ tài sản

Bảo hiểm y tế để hạn chế các chi phí y tế/thuốc men tiềm ẩn

Bảo hiểm thân thể (thương tật) và bao hiểm nhân thọ để bảo vệ thu nhập của bạn
◦ Lập kế hoạch bảo hiểm: Xác định loại hình/gói bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cần thiết
để bảo vệ tài sản của bạn

1-13
Kế hoạch đầu tư cá nhân

Bất kỳ khoản tiền nào vượt quá những gì bạn cần để duy trì tính thanh khoản đều nên
được đầu tư
◦ Mục tiêu chính để kiếm được lợi nhuận cao

◦ Các khoản đầu tư tiềm năng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ và bất động
sản

◦ Rủi ro: sự không chắc chắn xung quanh lợi tức đầu tư tiềm năng

◦ Quản lý các khoản đầu tư để giữ rủi ro ở mức có thể chấp nhận được

1-14
Kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản

Kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản bao gồm lập kế hoạch bảo hiểm, lập kế hoạch hưu trí
và lập kế hoạch thừa kế tài sản

◦ Lập kế hoạch hưu trí: xác định số tiền nên dành ra mỗi năm cho việc nghỉ hưu và cách
thức đầu tư những khoản tiền đó

◦ Lập kế hoạch thừa kế tài sản (di sản): xác định cách phân chia tài sản của bạn trước
hoặc sau khi bạn qua đời

1-15
Thành phần của kế hoạch tài chính cá nhân
CÁC THÀNH PHẦN TRONG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản (Phần 6)

Đầu tư cá nhân (Phần 5)

Tài Bảo vệ tài sản và thu nhập cá nhân (Phần 4)


sản
Tài trợ cá nhân (Phần 3)

Quản lý tính thanh khoản (Phần 2)

Các công cụ cho lập kế hoạch tài chính (Phần 1)

1-16
Cấu trúc giáo trình với các thành phần trong kế hoạch tài
chính cá nhân
Mỗi phần trong sáu phần đầu tiên trong giáo trình trình bày một thành phần cụ thể của
kế hoạch tài chính cá nhân

Một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả nâng cao giá trị ròng và tích lũy tài sản

Làm theo các bước để lập kế hoạch tài chính cá nhân hoàn chỉnh vào phần 7 cuối giáo
trình

1-17
Cấu trúc giáo trình với các thành phần trong kế hoạch tài
chính cá nhân (tiếp)
Các thành phần liên quan như thế nào đến dòng tiền của bạn

◦ Dòng tiền vào là tiền mặt mà bạn nhận được

◦ Dòng tiền ra là tiền mặt mà bạn chi tiêu

◦ Lập ngân sách cân bằng giữ thu nhập và chi tiêu

◦ Tính thanh khoản để giải quyết với tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt tiền mặt

1-18
Cấu trúc giáo trình với các thành phần trong kế hoạch tài
chính cá nhân (tiếp)
◦ Tài trợ tập trung vào việc sử dụng tiền mặt cho các khoản mua sắm lớn hoặc trả các
khoản vay cá nhân

◦ Bảo vệ tài sản và thu nhập bằng cách sử dụng tiền mặt để mua bao hiểm và lập kế
hoạch hưu trí

◦ Đầu tư sử dụng tiền mặt để tích lũy tài sản

1-19
KẾ HOẠCH CHO: CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH:
1. Quản lý thu nhập cá nhân Bạn nên dự tính những khoản chi tiêu nào?
Bạn nên cố gắng tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Bạn phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng cho một lần mua sắm cụ thể?
Bạn phải trả khoản nợ nào hàng tháng?
2. Quản lý tính thanh khoản cá nhân Bạn nên duy trì bao nhiêu tiền trong tài khoản thanh toán của mình?
Bạn nên duy trì bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình?
Bạn có nên sử dụng thẻ tín dụng như một phương thức vay tiền không?
3. Tài trợ Bạn có thể vay bao nhiêu tiền để mua xe?
Bạn nên vay tiền để mua xe hay thuê xe?
Bạn có thể vay bao nhiêu tiền để mua nhà?
Bạn nên vay loại thế chấp nào để tài trợ cho việc mua nhà?
4. Bảo vệ tài sản, thu nhập Bạn cần loại bảo hiểm nào?
Bạn cần bao nhiều tiền bao hiểm?
5. Đầu tư Ban nên phân bổ bao nhiêu tiền để đầu tư?
Bạn nên xem xét những loại hình đầu tư nào?
Bạn có thể chấp nhận được bao nhiêu rủi ro khi đầu tư tiền của mình?
6. Kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu?
Bạn phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi năm để bạn có thể nghỉ hưu trong một năm dự định cụ thể?
Bạn sẽ phân chia tài sản của mình như thế nào giữa những người thừa kế của mình?

1-20
Lập kế hoạch tài chính cá nhân liên quan như thế nào đến
dòng tiền

Công việc 1. Thu nhập

chính cá nhân
$ cho tài
6. Kế hoạch $ tiêu dùng Sản phẩm và
nghỉ hưu Dịch vụ

$ Tín dụng
5. Đầu tư Tiền $ Tiết kiệm 2. Thanh khoản
$ Đầu tư

4. Bảo vệ tài sản 3. Tài trợ


và thu nhập

1-21
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1. Thiết lập các mục tiêu tài chính của bạn
◦ Các loại mục tiêu tài chính
◦ Xe hơi, nhà ở, đại học, tích lũy của cải, từ thiện
◦ Đặt các mục tiêu thực tế
◦ Khả năng đạt được mục tiêu cao hơn
◦ Thời gian của các mục tiêu
◦ Ngắn hạn (trong vòng một năm)
◦ Trung hạn (từ 1–5 năm)
◦ Dài hạn (trên năm năm)

1-22
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

Bước 2. Xem xét tình hình tài chính hiện tại của bạn

◦ Trình độ học vấn của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính trong
tương lai?

◦ Xem xét các kỹ năng, sở thích và con đường sự nghiệp của bạn

◦ Sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trình hình tài chính
trong tương lai?

◦ Chọn lựa một nghề nghiệp thú vị và phù hợp với kỹ năng của bạn

1-23
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

◦ Nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng tài chính trong tương lai của
bạn

◦ Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến các loại công việc hiện có, mức lương được cung
cấp, giá dịch vụ, giá trị tài sản

◦ Các cuộc khủng hoảng kinh tế, đại dịch đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính theo
nhiều cách (Khủng hoảng tài chính 2008-2009, đại dịch Covid-19)

1-24
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

Bước 3. Xác định và đánh giá các kế hoạch thay thế để giúp bạn đạt được các mục tiêu
của mình
◦ Các kế hoạch có thể thận trọng hoặc mạnh mẽ (có tính công kích)

Bước 4. Lựa chọn và thực hiện kế hoạch tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn
◦ Internet luôn sẵn có thông tin hữu ích để hỗ trợ lập kế hoạch tài chính cá nhân

1-25
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)
SO SÁNH THU NHẬP GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TẠI MỸ
Trình độ học vấn Mức thu nhập trung bình hàng năm
Bằng cấp trình độ cấp thứ nhất (First-Professional $90.704
Degree)
Bằng tiến sĩ $86.528
Bằng thạc sĩ $71.760
Bằng cử nhân $60.112
Bằng cấp của những chương trình chuyển $42.588
tiếp/ngắn hạn – 2 năm
Bằng cao đẳng $39.312
Bằng tốt nghiệp THPT $35.984
Chưa tốt nghiệp THPT $26.208

Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ, 2018 cho dữ liệu năm 2016

1-26
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)
Những nghề nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Mỹ

Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ, 2017

1-27
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

Tập trung vào khía cạnh đạo đức: Lời khuyên/Tư vấn tài chính cá nhân

◦ Mục tiêu của bạn là nhận được lời khuyên/tư vấn tốt nhất phù hợp với nhu cầu của
mình

◦ Hãy cảnh giác với những hành vi phi đạo đức

◦ Khó phân biệt

◦ Hãy cảnh giác với những lời khuyên/tư vấn không đủ năng lực

◦ Hãy tỉnh táo, đặt câu hỏi, cân nhắc kỹ lưỡng về các lời khuyên/tư vấn

1-28
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

Tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch tài chính của bạn

◦ Tập trung vào sự hài lòng trong nhất thời và áp lực từ đồng môn/bạn bè

◦ Tập trung vào tương lai

◦ Đánh giá thái độ chi tiêu của bản thân

1-29
Phát triển kế hoạch tài chính cá nhân (tiếp)

Bước 5. Đánh giá kế hoạch tài chính của bạn


◦ Giữ kế hoạch ở nơi dễ tiếp cận và theo dõi tiến trình thực hiện của bạn

Bước 6. Sửa đổi kế hoạch tài chính của bạn


◦ Thay đổi kế hoạch khi điều kiện tài chính và mục tiêu tài chính thay đổi

1-30
Tổng kết các bước được sử dụng để phát triển một kế hoạch
tài chính cá nhân
1. Thiết lập các mục tiêu tài chính của bạn
▪ Mục tiêu tài chính ngắn hạn của bạn là gì?
▪ Mục tiêu tài chính trung hạn của bạn là gì?
▪ Mục tiêu tài chính dài hạn của bạn là gì?
2. Xem xét tình hình tài chính hiện tại của bạn
▪ Bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm?
▪ Giá trị khoản đầu tư của bạn là bao nhiêu?
▪ Giá trị ròng của bạn là bao nhiêu?
3. Xác định và đánh giá các kế hoạch thay thế có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình
▪ Với các mục tiêu và tình hình tài chính hiện có của bạn được mô tả trong các bước trước, làm thế nào bạn có thể có
được các khoản tiền cần thiết để đạt được các mục tiêu tài chính của mình?
▪ Bạn sẽ cần giảm chi tiêu để tiết kiệm nhiều tiền hơn mỗi tháng không?
▪ Bạn có cần thực hiện các khoản đầu tư tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn không?
4. Lựa chọn và thực hiện kế hoạch tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn.
▪ Ưu điểm và nhược điểm của từng kế hoạch thay thế có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu của bạn là gì?
5. Đánh giá kế hoạch tài chính của bạn.
▪ Kế hoạch tài chính của bạn có hoạt động tốt không? Cụ thể, nó sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình
không?
6. Sửa đổi kế hoạch tài chính của bạn
▪ Các mục tiêu tài chính của bạn đã thay đổi chưa?
▪ Có nên sửa đổi các phần của kế hoạch tài chính để tăng sự thay đổi trong việc đạt được các mục tiêu tài chính của bạn
không? (Nếu vậy, hãy xác định những phần cần được thay đổi và xác định cách chúng nên được sửa đổi như thế nào)

1-31
Lập kế hoạch tài chính Online: Các công cụ lập kế hoạch tài
chính cho bạn
Truy cập http://finance.yahoo.com

Trang web này cung cấp nhiều thông tin và nhiều công cụ có thể được sử dụng cho tất
cả các khía cạnh của kế hoạch tài chính

Nó cũng cung cấp thông tin để lập kế hoạch hưu trí và thừa kế tài sản

1-32
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tài chính
như thế nào?

1-33
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tài chính
như thế nào? (tiếp)

Internet cung cấp thông tin về tất cả các khía cạnh của kế hoạch tài chính

◦ Lãi suất tiền gửi ngân hàng

◦ Giá xe hơi và nhà ở

◦ Lãi suất vay/tài trợ

◦ Giá của các khoản đầu tư

◦ Phí bảo hiểm

1-34
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tài chính
như thế nào? (tiếp)

Cung cấp thông tin cập nhật về tất cả các phần của kế hoạch tài chính của bạn

◦ Thuế suất và các quy định hiện hành

◦ Hiệu quả đầu tư

◦ Máy tính trực tuyến

1-35
Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tài chính
như thế nào? (tiếp)
Sử dụng công cụ online tư vấn tài chính cá nhân: ví dụ như TCWealth của TechCom Securities
Sử dụng các phần mềm quản lý tài chính cá nhân
◦ Ứng dụng Finhay, Sổ thu chi Misa
◦ Phần mềm PocketGuard, phần mềm Money Helper, phần mềm HomeBudget, Money Lover,
Money Manager Expense & Budget
Tham khảo các công thức quản lý tài chính cá nhân
◦ Quy tắc 50-20-30: chia thu nhập thánh 3 nhóm chính (Nhu cầu thiết yếu 50%, tiết kiệm và đầu
tư 20%, chi tiêu tùy ý 30%)
◦ Quy tắc 6 chiếc lọ: phân chia thu nhập thành 6 cái lọ (Quỹ chi tiêu cần thiết 55%, quỹ tiết kiệm
dài hạn 10%, quỹ giáo dục 10%, quỹ hưởng thụ 10%, quỹ đầu tư 10%, quỹ cho đi 5%)

1-36

You might also like