You are on page 1of 35

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Slide môn học Tài chính cá nhân thuộc bản quyền của Bộ
môn Ngân hàng thương mại,
Viện Ngân hàng - Tài chính,
Đại học Kinh tế quốc dân.

1
Chương 1: Lập kế hoạch tài
chính cá nhân

Mục tiêu: Nội dung của chương đề cập đến


Tổng quan về tài chính cá nhân

Mục tiêu tài chính cá nhân

Các yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu và quyết định tài chính cá nhân

Quy trình lập kế hoạch tài chính cá nhân

2
1.1 Tổng quan về Tài chính cá nhân
 Làhệ thống các quan hệ kinh tế của cá nhân dưới hình
thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối
nguồn tài chính và quỹ tiền tệ

 Liên quan mật thiết tới toàn bộ đời sống của từng cá
nhân

 Tài
chính cá nhân sẽ khác nhau trong từng giai đoạn của
vòng đời cá nhân

3
1.1 Tổng quan về Tài chính cá nhân
Các lĩnh vực chính của tài chính cá nhân bao gồm:

+ Xác định vị thế tài chính và quản lý dòng tiền cá nhân

+ Bảo vệ cá nhân trước những rủi ro có thể gặp phải

+ Kế hoạch thuế

+ Tích lũy và đầu tư

+ Kế hoạch hưu trí

4
1.2 Mục tiêu tài chính cá nhân
+ ý tưởng cá nhân về tương lai gắn với các nội dung tài
chính để hoàn thành ý tưởng đó
+ những định hướng cụ thể trong từng mốc, từng giai đoạn
của cuộc đời
+ giúp cá nhân hoàn thiện được bản thân
+ giúp cá nhân vượt qua được trở ngại và khó khăn
+ giúp cá nhân biết được cần tiết kiệm bao nhiêu và tiết
kiệm như thế nào
+ giúp cá nhân định hình lựa chọn nghề nghiệp
5
1.2 Mục tiêu tài chính cá nhân
Các loại mục tiêu tài chính cá nhân:
+ Các mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn
+ Các mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn
+ Các mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn
Các mục tiêu dài hạn cần được lập kế hoạch phối hợp với các
mục tiêu ngắn hạn và trung gian. Đặt ra và đạt được các mục
tiêu ngắn hạn thường là cơ sở để tiến tới thành công các mục
tiêu dài hạn

6
Ví dụ cho thiết lập các mục tiêu tài chính với thứ tự ưu tiên giảm dần cho các trường
hợp có hoàn cảnh sống khác nhau:
Hiện trạng Các mục tiêu tài chính cá nhân
Trẻ, độc thân + Dần tự lập về tài chính
+ Có những gói bảo hiểm thương tật và bảo hiểm thu nhập cho những lúc ốm đau, bệnh tật
+ Mua những tài sản có giá trị lớn như: Mua xe, mua nhà
Cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ + Sử dụng tối ưu thẻ tín dụng trong sinh hoạt
+ Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Mua những tài sản có giá trị lớn như: Mua xe, mua nhà
+ Lập các kế hoạch thừa kế
Đơn thân nuôi con nhỏ + Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Hình thành những khoản tiết kiệm hoặc đầu tư cho giáo dục đại học
+ Lập các kế hoạch thừa kế
Cặp vợ chồng lớn tuổi + Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Có kế hoạch dưỡng lão
+ Lập các kế hoạch thừa kế
Cặp đôi sống chung, không hôn + Các kế hoạch chi tiêu với những khoản chung riêng rõ ràng
nhân, không con chung + Cùng thiết lập các tài sản sở hưu chung/riêng rõ ràng
+ Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Có kế hoạch dưỡng lão
+ Lập các kế hoạch thừa kế

Gia đình sống chung nhiều thế hệ + Các kế hoạch chi tiêu với những khoản chung riêng rõ ràng
+ Cùng thiết lập các tài sản sở hưu chung/riêng rõ ràng
+ Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Lập các kế hoạch thừa kế

Người già neo đơn + Các kế hoạch chi tiêu


+ Có những gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ
+ Có kế hoạch dưỡng lão
+ Lập các kế hoạch thừa kế
7
Yêu cầu với mục tiêu tài chính cá nhân

8
Yêu cầu với mục tiêu tài chính cá nhân
Cụ thể (S-Specific) What – Cần phải hoàn thành mục tiêu gì?
Why – Tại sao phải hoàn thành mục tiêu đó?
How – Làm như thế nào?

Có thể đo lường (M- How much/many - Mục tiêu đó cần bao nhiêu tiền
Measurable)
Định hướng hành động (A- How – Thực hiện mục tiêu đó bằng những hành
Action oriented) động cụ thể nào?

Có tính thực tế (R-Reality) Mình có đủ kỹ năng, kiến thức, khả năng và


nguồn lực hoàn thành mục tiêu không?

Có giới hạn thời gian (T-Time How long - Thời gian nào cần hoàn thành mục
based) tiêu? Thời gian này đã đủ thách thức để rèn luyện
tinh thần khẩn trương và kỷ luật chưa? 9
Thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân

Thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân theo Kapoor

Bước 1:
Thiết lập các mục tiêu phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của bạn: Bước 3: Xác định khung thời
-------------------------- gian cho mục tiêu:
-------------------------- ----------------------
-------------------------- -----------------------
-----------------------

Bước 2: Bước 4:
Tuyên bố mục tiêu bằng các Các hành động cụ thể để hiện thực mục tiêu:
thuật ngữ có thể đo lường được: ---------------------------------
------------------------- ---------------------------------
------------------------- ---------------------------------
-------------------------

10
1.3 Lập kế hoạch tài chính cá nhân
là quá trình lập kế hoạch chi tiêu, tài trợ và đầu tư để
tối ưu hóa tình hình tài chính của cá nhân

làquá trình quản lý các dòng tiền để đạt được sự hài


lòng về kinh tế cá nhân

là quá trình phát triển và thực hiện một kế hoạch


toàn diện về tài chính nhằm đạt được các mục tiêu
tài chính, tăng cường an toàn tài chính, và chuẩn bị
sẵn sàng cho những vấn đề tài chính khẩn cấp

11
Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp:
Gia tăng hiệu quả của việc hình thành, sử dụng và
bảo vệ các nguồn tài chính cá nhân

Tăng khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến
tài chính của cá nhân

Cải thiện các mối quan hệ của cá nhân

Tăng trạng thái tự do và bình an trong cuộc sống

12
Các cấu phần của kế hoạch tài chính cá nhân

13
Các cấu phần của kế hoạch tài chính cá nhân

+ Lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch về các loại thuế


+ Lập kế hoạch quản lý thanh khoản/quản lý dòng tiền
+ Lập kế hoạch tài chính cho việc mua sắm tài sản có giá trị lớn
+ Lập kế hoạch bảo vệ tài sản, thu nhập và sức khỏe của cá nhân
+ Lập kế hoạch cho các hoạt động đầu tư
+ Lập kế hoạch cho thời kỳ nghỉ hưu và các tài sản thừa kế

14
Quy trình lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lập kế
hoạch tài
chính cá
nhân

15
Bước 1. Thiết lập các mục tiêu tài chính cá nhân
xác định mục tiêu lớn/mục tiêu tổng thể trong cuộc
sống
Các mục tiêu tổng thể không nhất thiết phải đặt
trong điều kiện tài chính
Mục tiêu phải thực tế
Tuy nhiên, mục tiêu lớn/mục tiêu tổng thể trong cuộc
sống liên quan trực tiếp đến mục tiêu tài chính của bạn
vì chúng ta cần có tiền để hiện thực hóa các mục tiêu
đó

16
Bước 2. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
Các quyết định lập kế hoạch tài chính phụ thuộc vào
tình hình tài chính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tính
cách của cá nhân
Xác định và đánh giá tất cả tài sản mà cá nhân sở hữu
Xác định và đánh giá tất cả các khoản nợ hiện hành
Xác định và đánh giá tất cả các nguồn thu nhập, gồm cả
chủ động và thụ động
Xác định và đánh giá tất cả các chi tiêu
Sử dụng các chỉ tiêu phân tích để xác định hiện trạng tài
chính
17
Bước 3. Xác định và đánh giá các kế hoạch thay thế

Xây dựng các kế hoạch thực hiện mục tiêu

Các kế hoạch gồm kế hoạch ưu tiên và kế hoạch dự


phòng thay thế

18
Bước 4. Chọn và thực hiện kế hoạch tốt nhất
để đạt được mục tiêu

Phân tích và lựa chọn phương án hiệu quả nhất trong


danh mục/danh sách các kế hoạch tài chính để hiện
thực hóa mục tiêu.
Đánh giá các hướng hành động có thể xảy ra, cân
nhắc tình hình cuộc sống, giá trị cá nhân và điều
kiện kinh tế hiện tại
Đánh giá rủi ro của từng phương án....

19
Các rủi ro tài chính cần cân nhắc
+ Rủi ro lạm phát, do giá cả tăng hoặc giảm (giảm phát) làm thay đổi sức
mua.
+ Rủi ro lãi suất, do những thay đổi trong chi phí tiền tệ, có thể ảnh hưởng
đến chi phí (khi đi vay) và lợi ích (khi tiết kiệm hoặc đầu tư).
+ Rủi ro về thu nhập có thể do mất việc làm hoặc gặp phải bệnh tật.
+ Rủi ro cá nhân liên quan đến các yếu tố hữu hình và vô hình tạo ra một
tình huống ít mong muốn hơn, như các mối quan tâm về sức khỏe hoặc an
toàn
+ Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các khoản tiết kiệm và đầu tư có tiềm năng
thu nhập cao hơn khó chuyển đổi thành tiền mặt hoặc bán mà không bị mất
giá

20
Bước 5: Thực thi kế hoạch tài chính cá nhân

Hiện tại Một năm tới Từ 1 năm trở ra

Đánh giá tình Kế hoạch tài chính ngắn hạn


hình hiện tại Các kế hoạch tài
+ Thiết lập và thực thi kế
chính dài hạn:
hoạch ngân sách

+ Thanh toán các khoản nợ + Lựa chọn các công


nhỏ như thẻ tín dụng… cụ đầu tư dài hạn
Thiết lập các
mục tiêu tài + Xây dựng kế hoạch tiết kiệm + Lên kế hoạch cho
chính
+ Lựa chọn công cụ đầu tư an bất động sản
toàn và sinh lời
+ Lên kế hoạch cho
Lựa chọn các + Lên kế hoạch cho mua xe bảo hiểm nhân thọ
hành động
thực thi + Lựa chọn bảo hiểm y tế + Lên kế hoạch tài
…… chính cho hưu trí

21
Thực thi kế hoạch tài chính cá nhân
Ví dụ về thực thi kế hoạch tài chính

+ Gia đình hạt nhân có + Mở tiết kiệm gửi góp + Mua bảo hiểm nhân thọ
một con đang học cấp 1 hàng tháng hoặc định kỳ với người thụ hưởng là
=>Mục tiêu: Có ngân cho mục tiêu giáo dục người con
sách 300 triệu VNĐ .... ....
trong 10 năm tới để cho
con học đại học
+ Vợ chồng mới cưới + Mở tiết kiệm gửi góp + Đầu tư vào chứng khoản
=>Mục tiêu: tiết kiệm hàng tháng/định kỳ cho hoặc chứng chỉ quỹ
tiền cho khoản vốn đối mục tiêu mua nhà .....
ứng để vay mua nhà ....
+ Vợ chồng trung tuổi, + Mua bảo hiểm nhân thọ + Đầu tư vào quỹ tương
con cái đã trưởng thành hoặc tiết kiệm định kỳ cho hỗ cho mục tiêu hưu trí
và tự lập mục tiêu hưu trí ....
=>Mục tiêu: Tài chính ....
cho thời kỳ hưu trí

22
Bước 6: Đánh giá và sửa đổi kế hoạch tài chính cá nhân

Khi không thể hoặc không muốn tuân theo kế hoạch


tài chính mà chúng ta đã chọn, thì nhất thiết phải
điều chỉnh lại kế hoạch
Khi tình hình tài chính thay đổi, đặc biệt là khi các
sự kiện cụ thể như tốt nghiệp đại học, kết hôn, thay
đổi nghề nghiệp hoặc sinh con...; cũng phải điều
chỉnh kế hoạch
=> điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch thực thi

23
Tổng hợp các bước xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Thiết lập các mục tiêu tài chính
+ Mục tiêu tài chính ngắn hạn của bạn là gì?
+ Mục tiêu tài chính trung hạn của bạn là gì?
+ Mục tiêu tài chính dài hạn của bạn là gì?
Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
+ Bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm?
+ Giá trị các khoản đầu tư của bạn là bao nhiêu?
+ Giá trị ròng của bạn là bao nhiêu?
Xác định và đánh giá các kế hoạch thực hiện
+ Làm thế nào bạn có thể có được các khoản tiền cần thiết để đạt được
các mục tiêu tài chính của mình?
+ Bạn có cần giảm chi tiêu để tiết kiệm nhiều tiền hơn không?
+ Bạn có cần đầu tư để tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn không?
Lựa chọn kế hoạch tốt nhất để đạt được mục tiêu
Ưu điểm và nhược điểm của từng kế hoạch thay thế có thể được sử dụng
để đạt được mục tiêu của bạn là gì?
Thực thi kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính của bạn có hoạt động tốt không? Đó là, nó sẽ giúp
bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình?
Đánh giá và sửa đổi kế hoạch tài chính
+ Các mục tiêu tài chính của bạn có thay đổi không?
+ Có nên sửa đổi các phần của kế hoạch tài chính để đạt được các mục
tiêu tài chính của bạn không? Nếu có, hãy nêu những sửa đổi cụ thể?

24
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng

Nội tại của cá


nhân
Lập kế hoạch tài
chính cá nhân
Các yếu tố bên
ngoài

25
Các yếu tố nội tại của cá nhân

Mức độ hiểu biết về tài chính cá nhân


Tâm lý của cá nhân
Các yếu tố nhân khẩu học

26
Các yếu tố bên ngoài

Chiphí cơ hội và giá trị thời gian của tiền


Yếu tố chính trị
Yếu tố kinh tế
Yếu tố xã hội
Yếu tố công nghệ
Yếu tố luật pháp
Yếu tố môi trường tự nhiên

27
Giá trị thời gian của tiền
Giá trị tương lai
Giá trị tương lai (FV) là giá trị của tài sản
hiện tại tại một ngày trong tương lai dựa
trên tốc độ tăng trưởng giả định.
Có hai cách để tính giá trị tương lai của
một tài sản: giá trị tương lai sử dụng lãi
suất đơn giản và giá trị tương lai sử dụng
lãi suất gộp

28
Giá trị tương lai
Giá trị tương lai sử dụng lãi đơn:
FV = PV + PV*i*n
Giá trị tương lai sử dụng lãi gộp:
FV = PV(1+i)n
FV: Giá trị tương lai
PV: Giá trị hiện tại
n: Số lượng kỳ phát sinh lãi
i: lãi suất của 1 kỳ phát sinh lãi

29
Các công thức liên quan
* Giá trị tương lai của chuỗi niên kim
FV = A*
• Xác định giá trị hiện tại từ giá trị tương lai,
thời gian đầu tư và lãi suất gộp
PV = FV
• Xác định giá trị hiện tại từ chuỗi niên kim
PV = A*

30
Quy tắc 72, 114, 144
Thời gian để khoản đầu tư tăng gấp 2 giá trị =
72/tỷ suất sinh lời
Thời gian để khoản đầu tư tăng gấp 3 giá trị =
114/tỷ suất sinh lời
Thời gian để khoản đầu tư tăng gấp 4 giá trị =
144/tỷ suất sinh lời

31
Bài tập bổ trợ
Lan muốn để dành được ít nhất 3trđ/tháng để có
tiền mua nhà.
Thu nhập và chi tiêu hàng tháng (trđ, bình quân)
Thu nhập Chi tiêu
Lương khả dụng 28.5 Thuê nhà và chi phí điện nước 7.5
Lãi tiết kiệm 0.8 Thức ăn 3.5
Cổ tức 1.2 Quần áo 2.4
    Đi lại 5
    Trả nợ vay tiêu dùng 3.2
    Vui chơi giải trí/du lịch 4.5
    Bảo hiểm nhân thọ 2.3
    Khác 2.8

+ Thu nhập và chi tiêu hàng tháng của Lan


+ Mức tiết kiệm thực tế? Hãy điều chỉnh để đạt mục
tiêu 32
Bài tập bổ trợ
1. Giá trị tương lai của 570trđ sau 4 năm với lãi suất hàng năm là 4%
2. Giá trị tương lai của dòng tiền tiết kiệm sau 9 năm với lãi suất 6%,
nếu mỗi năm tiết kiệm 675trđ
3. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi năm nếu
muốn 10 năm nữa có 1.6tỷđ, lãi suất tiền gửi 5%/năm
4. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền nếu muốn 20 năm
tới mỗi năm rút ra 200trđ, lãi suất tiền gửi là 6%
5. Nếu muốn có 800trđ làm vốn đối ứng cho khoản vay mua nhà sau 5
năm nữa, từ bây giờ mỗi năm ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền với
lãi suất tiền gửi là 8%
Bài tập bổ trợ
1. Giá trị tương lai của 570tr sau 4 năm với lãi suất hàng năm là 4%
FV=570tr x 1.04^4
2. Giá trị tương lai của dòng tiền tiết kiệm sau 9 năm với lãi suất 6%, nếu mỗi năm
tiết kiệm 30tr
FV=30*
3. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền nếu muốn 5 năm nữa có 1.6
tỷđ, lãi suất tiền gửi 5%/năm
A= (1.6tỷd*5%)/
4. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền nếu muốn 20 năm tới mỗi năm
rút ra 200tr, lãi suất tiền gửi là 6%
PV = 200*
5. Nếu muốn có 800tr làm vốn đối ứng cho khoản vay mua nhà sau 5 năm nữa, từ
bây giờ mỗi năm ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền với lãi suất tiền gửi là 8%
A= (800trd*8%)/
Bài tập bổ trợ
1. Nếu giá trị của căn nhà tăng 12.5%/năm. Bao lâu thì giá trị
của căn nhà đó tăng gấp đôi? Gấp 3? Gấp 4?

2. Nếu tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư bình quân mỗi năm là
11.5%. Bao lâu thì giá trị của khoản đầu tư đó tăng gấp đôi?
Gấp 3? Gấp 4?

3. Với mức lãi suất tiền gửi bình quân là 5.75%/năm mất bao
lâu thì khoản tiền gửi tăng gấp đôi? Gấp 3? Gấp 4?

35

You might also like