You are on page 1of 67

Chương 5

ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
Nội dung
5.1 Các nguyên tắc cơ bản trong đầu tư
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chinh cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
5.2.2 Trái phiếu
5.2.3 Quỹ đầu tư
5.2.4 Quỹ hưu trí
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Đầu tư nhiều hơn tiết kiệm
• Tiết kiệm là sự tích lũy số tiền dư thừa bằng cách cố tình chi tiêu ít hơn số tiền
kiếm được. Đầu tư là lấy một số tiền đang tiết kiệm và sử dụng nó để kiếm
được nhiều tiền hơn nữa.
• Mục tiêu và thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu đó sẽ quyết định chiến
lược đầu tư và các phương án đầu tư thay thế.
• Hãy bắt đầu đầu tư khi có tổ chức và viết ra các mục tiêu tài chính dài hạn cụ
thể.
• Tất cả tài sản đầu tư tạo nên danh mục đầu tư của mỗi cá nhân, mỗi cá nhân
cần quản lý danh mục đầu tư của mình
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Các khoản đầu từ khả thi trong dài hạn

Tỷ suất sinh lợi các lĩnh vực đầu tư phổ biến ở Mỹ từ năm 1927
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Các khoản đầu từ khả thi trong dài hạn

Tỷ suất sinh lợi các lĩnh vực đầu tư của Việt Nam
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Lợi nhuận đầu tư bằng lãi vốn cộng thu nhập hiện tại
Các nhà đầu tư kỳ vọng rằng khoản đầu tư của họ sẽ mang lại cho họ tổng lợi
nhuận dương, tức là thu nhập mà khoản đầu tư tạo ra từ sự kết hợp giữa thu nhập
hiện tại (current income) và lãi vốn (capital gain).
• Thu nhập hiện tại là số tiền nhận được khi bạn sở hữu một khoản đầu tư. Nó
thường được nhận một cách thường xuyên dưới dạng tiền lãi, tiền thuê hoặc
cổ tức.
• Lãi vốn là chênh lệch giữa giá trị đầu tư ban đầu và giá trị bán lại (trừ chi phí)
của khoản đầu tư đó
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Các vấn đề cần cân nhắc trước khi đầu tư
• Bạn có thanh toán đầy đủ hóa đơn thẻ tín dụng hàng tháng không?
• Ngân sách có cân bằng và có đáp ứng được các nhu cầu cơ bản không?
• Có đủ quỹ khẩn cấp bằng tiền mặt hoặc tài khoản tiết kiệm thanh khoản không?
• Có thể tiếp cận các nguồn tín dụng khác cho trường hợp khẩn cấp không?
• Có bảo hiểm đầy đủ không?
• Có sẵn sàng hy sinh một phần chi tiêu để tài trợ cho khoản đầu tư của mình
không?
• Có sẵn sàng bắt đầu bằng cách đầu tư thường xuyên một ít không?
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Các vấn đề cần cân nhắc trước khi đầu tư
Nếu bạn nói “có” sắp tới sẽ nói có => thì đã đến lúc tìm hiểu về
các nguyên tắc đầu tư cơ bản và bắt đầu đầu tư.
Nếu bạn nói “không”, bạn phải quyết định giải quyết mọi trở ngại
còn tồn tại và bắt đầu đầu tư sớm.
Để thành công về mặt tài chính, bạn nên bắt đầu đầu tư sớm trong
cuộc sống.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Xác định các mục tiêu đầu tư ưu tiên
Mục tiêu đầu tư của bạn có thể bao gồm một số điều sau đây:
• Đi nghỉ dưỡng đắt tiền
• Mua xe hoặc nhà
• Tăng thu nhập
• Giáo dục con cái
• Tích lũy chi phí khởi nghiệp cho doanh nghiệp
• Xây dựng quỹ hưu trí…
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1Các vấn đề căn bản
- Xác định các mục tiêu đầu tư ưu tiên
Một khi có mục tiêu của mình, cần xác định mức độ ưu tiên. Điều đó giúp
bạn biết mục tiêu nào là quan trọng nhất, cần bao nhiêu thời gian để đạt
được từng mục tiêu và chúng có thể đạt được theo thứ tự nào.
Sau đó, hãy tính toán các con số để xác định số lượng cần thiết cho mỗi
mục tiêu.
Tiếp theo cần cân nhắc có thể chấp nhận bao nhiêu rủi ro đầu tư cho mỗi
mục tiêu.
Đầu tư thận trọng cho các mục tiêu ngắn hạn để không bị mất tiền. Đầu tư
mạnh mẽ cho các mục tiêu dài hạn vì bạn muốn tiền của mình tăng lên.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.1 Các vấn đề căn bản
Xác định nguồn vốn đầu tư
• Lập kế hoạch chi trả trước để tích lũy đủ tiền tiết kiệm để đầu tư
• Tiết kiệm số tiền ròng kiếm được sau thuế thu nhập để sử dụng cho đầu tư
• Đầu tư bất kỳ khoản tiền nào tìm được (chẳng hạn như hoàn thuế, tiền
thưởng, quà tặng, tài sản thừa kế)
• Khi khoản nợ được trả xong, hãy tiếp tục trả nợ cho chính mình để đầu tư.
• Thực hiện chế độ ăn uống tiết kiệm trong một tháng mỗi năm để tiết kiệm
tiền đầu tư
• Đảm nhận công việc thứ hai
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Học cảnh kiểm soát rủi ro đầu tư
Các khoản đầu tư phải chịu rủi ro đầu cơ (speculative risk), tồn tại trong
các tình huống có khả năng kiếm tiền cũng như thua lỗ. Rủi ro đầu tư thể
hiện sự không chắc chắn về kết quả đầu tư giống như dự kiến.
Đối với hầu hết các khoản đầu tư, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng
càng cao (Nguyên tắc high risk – high return).
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Học cách kiểm soát rủi ro đầu tư
Các khoản đầu tư phải chịu rủi ro đầu cơ (speculative risk), tồn tại trong
các tình huống có khả năng kiếm tiền cũng như thua lỗ. Rủi ro đầu tư thể
hiện sự không chắc chắn về kết quả đầu tư giống như dự kiến.
Đối với hầu hết các khoản đầu tư, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng
càng cao (Nguyên tắc high risk – high return).
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Phần bù rủi ro (risk premium)
Phần bù rủi ro là chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi đòi hỏi và lãi
suất phi rủi ro
Một khoản đầu tư với mức tỷ suất sinh lợi rủi ro cao hơn lãi suất
phi rủi ro sẽ đi kèm với một phần bù rủi ro tương ứng.
Thường sử dụng lãi suất tín phiếu kho bạc làm lãi suất phi rủi ro.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Triết lý đầu tư
Các nhà đầu tư phải chấp nhận một mức độ rủi ro phù hợp để đạt
được mục tiêu tài chính của mình.
Nhiệm vụ là tìm ra sự cân bằng phù hợp và đưa ra lựa chọn phù
hợp tương ứng với mục tiêu đầu tư và mức rủi ro tương ứng.
Cần phải cân nhắc rủi ro của khoản đầu tư với khả năng không
đạt được mục tiêu của mình.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Triết lý đầu tư
Để thành công trong đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro phải được
đưa vào triết lý đầu tư của bạn.
Ví dụ: nếu bạn mất ngủ vì những khoản đầu tư của mình, bạn biết
rằng đã đến lúc phải giảm thiểu rủi ro và điều chỉnh triết lý đầu tư
của mình.
Các nhà đầu tư khôn ngoan tuân theo triết lý đầu tư của mình mà
không dao động trừ khi các mục tiêu cơ bản của họ thay đổi.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư bảo thủ
Nhà đầu tư bảo thủ thường không chấp nhận nhiều rủi ro. Họ
thường mong muốn một tỷ suất sinh lợi vừa phải và không muốn
mất khoản vốn đầu tư.
Về mặt chiến thuật, họ hiếm khi bán khoản đầu tư của mình.
Các nhà đầu tư đã nghỉ hưu hoặc đang có ý định rút tiền từ khoản
đầu tư của mình trong tương lai gần (dưới 5 năm) thường tuân
theo triết lý đầu tư thận trọng.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư trung dung
Những người có triết lý đầu tư trung dung tìm kiếm lợi nhuận từ
vốn thông qua sự tăng trưởng chậm và ổn định về giá trị khoản
đầu tư của họ cùng với một số thu nhập hiện tại.
Các nhà đầu tư trung dung khá thoải mái trong điều kiện thị
trường tăng và giảm. Họ vẫn an tâm khi biết rằng họ đang đầu tư
lâu dài.
Chiến thuật của họ có thể bao gồm việc dàn trải đầu tư giữa và có
thể điều chỉnh danh mục đầu tư của họ bằng vài lần một năm.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư táo bạo
Nếu nhà đầu tư chọn phấn đấu đạt được lợi nhuận rất cao bằng
cách chấp nhận mức độ rủi ro cao, bạn có một triết lý đầu tư táo
bạo.
Nhà đầu tư táo bạo có thể được coi là người tìm kiếm rủi ro. Các
nhà đầu tư tích cực chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ vốn.
Nhiều nhà đầu tư như vậy áp dụng cách tiếp cận ngắn hạn, vẫn tự
tin rằng họ có thể thu được lợi nhuận đáng kể khi giá thị trường
tăng mạnh.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Mỗi cá nhân cần xác định mình thuộc nhóm nhà đầu tư nào? Mức
độ chấp nhận rủi ro ra sao? Mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn
như thế nào?
Khi xác định đúng mục tiêu và triết lý đầu tư, khả năng đầu tư
thành công và đạt được mục tiêu sẽ cao hơn rất nhiều.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Lựa chọn đầu tư năng động hoặc thụ động
- Đầu tư năng động: Một nhà đầu tư tích cực nghiên cứu kỹ nền kinh tế, xu
hướng thị trường và các lựa chọn đầu tư thay thế; thường xuyên theo dõi các yếu
tố này; và đưa ra quyết định mua và bán, có thể ba hoặc bốn lần hoặc nhiều hơn
trong một năm, có hoặc không có lời khuyên của chuyên gia. Ngoài ra, các nhà
đầu tư tích cực luôn cảnh giác vì giá của nhiều khoản đầu tư thay đổi theo một số
sự kiện tin tức, diễn biến trên thế giới cũng như các biến số kinh tế và chính trị.
- Đầu tư thụ động: Nhà đầu tư thụ động không tích cực tham gia giao dịch chứng
khoán hoặc dành nhiều thời gian để theo dõi khoản đầu tư của mình.
- Đầu tư thụ động dành cho những người ít thời gian cho việc đầu tư và theo đuổi
chiến lược đầu tư dài hạn và ít thay đổi danh mục đầu tư.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.2 Xác định triết lý đầu tư cá nhân
Bước tiếp theo:
Sau khi xác định triết lý đầu tư cũng như phương thức đầu tư phù
hợp. Mỗi cá nhân sẽ lựa chọn các sản phẩm đầu tư phù hợp như:
cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản…
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.3 Rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư
Rủi ro hệ thống và phi hệ thống
- Rủi hệ phi thống là rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên hoặc không
thể kiểm soát được, chẳng hạn như tình trạng bất ổn lao động,
kiện tụng và thu hồi sản phẩm liên quan đến cổ phiếu đang đầu
tư. Nhà đầu tư có thể giảm rủi ro phi hệ thống bằng cách đa
dạng hóa danh mục đầu tư.
- Rủi ro hệ thống/rủi ro thị trường do các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng
toàn bộ thị trường và việc đa dạng hóa danh mục không giúp
giảm rủi ro xuống.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.3 Rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư
Các loại rủi ro đầu tư
- Rủi ro thất bại kinh doanh/rủi ro mất vốn
- Rủi ro lạm phát
- Rủi ro thời gian: do thời gian đầu tư kéo dài hơn dự kiến
- Rủi ro chính sách/chính trị
- Rủi ro vòng đời kinh doanh
- Rủi ro biến động thị trường
- Rủi ro đầu tư toàn cầu
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro đầu tư lại
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Các nguyên tắc trong đầu tư dài hạn
(1) Các nhà đầu từ dài hạn cần phải hiểu rõ thị trường vận hành
như thế nào và chọn cho mình chiến lược phù hợp.
+ Bull market: thị trường giá lên, thường tăng ở mức 20% trở lên.
+ Bear market: thị trường giá xuống, thường giảm ở mức 20% trở
lên.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Các nguyên tắc trong đầu tư dài hạn
(2) Nhà đầu tư dài hạn chấp nhận sự biến động đáng kể của thị
trường
+ Nhà đầu tư theo chiến lược dài hạn không nên bị tác động bởi
những biến động trong ngắn hạn
+ Tránh tâm lý tham lam khi giá lên cao và hoảng sợ khi giá giảm
mạnh trong ngắn hạn.
Giá cổ phiếu VNM
Giá cổ phiếu DHG
Giá vàng (đơn vị triệu)
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Các nguyên tắc trong đầu tư dài hạn
(3) Nhà đầu tư dài hạn không nắm bắt thời điểm thị trường.
+ Các nhà đầu tư dài hạn tránh suy nghĩ quá nhiều như một trader
thực thụ.
+ Để nắm bắt thời điểm thị trường thành công, nhà đầu tư cần
bán và mua đúng thời điểm.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Các nguyên tắc trong đầu tư dài hạn
(4) Cần tránh các sai lầm trong giao dịch khi đầu tư dài hạn
- Các nhà đầu tư quá tự tin (overconfident) có xu hướng tin rằng họ biết nhiều
hơn những gì họ thực sự biết. Bởi vì họ biết quá nhiều nên họ nghĩ rằng họ có
thể hình dung ra tương lai và đầu tư để có thể đánh bại thị trường.
- Một sai lầm đầu tư phổ biến là để những mục tiêu không thực tế xuất hiện
trong đầu bạn như những lựa chọn khôn ngoan.
- Tránh giao dịch quá nhiều, bạn càng có nhiều khả năng mắc sai lầm phá hủy
sự giàu có.
- Tránh các hành vi bầy đàn
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Bốn chiến lược đầu từ dài hạn
(1) Mua và nắm giữ khi dự đoán kinh tế tăng trưởng dài hạn.
- Các nhà đầu tư dài hạn không theo dõi hoặc phản ứng theo cảm tính
trước những thay đổi hàng ngày diễn ra trên thị trường. Bỏ qua chúng là
lời khuyên tốt nhất. Bởi vì hầu hết mọi người đều quá nhạy cảm với
những khoản lỗ ngắn hạn, việc theo dõi hàng ngày có thể thúc đẩy một
người đưa ra những quyết định mua và bán thiển cận.
- Mua và giữ không có nghĩa là mua và bỏ qua. Xem lại toàn bộ danh mục
đầu tư của bạn mỗi năm một lần để đảm bảo rằng mỗi danh mục vẫn là
một khoản đầu tư tốt.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Bốn chiến lược đầu từ dài hạn
(2) Đa dạng hóa danh mục đầu tư làm giảm sự biến động của danh mục
đầu tư.
Đa dạng hóa là quy tắc quan trọng nhất trong đầu tư. Đa dạng hóa danh mục
đầu tư là thực tiễn lựa chọn một tập hợp các loại tài sản đầu tư khác nhau
(chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, bất động sản và tiền mặt)
Tài sản được chọn không chỉ vì lợi nhuận tiềm năng mà còn vì đặc điểm rủi
ro-lợi nhuận khác nhau của chúng.
Mục tiêu của đa dạng hóa danh mục đầu tư là tạo ra một tập hợp các khoản
đầu tư mang lại mức lợi nhuận chấp nhận được và mức độ rủi ro chấp nhận
được.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Bốn chiến lược đầu từ dài hạn
(3) Chi phí trung bình với mức giá dưới trung bình
Là chiến lược đầu tư số tiền bằng nhau đều đặn bất kể giá đầu tư. Theo cách
tiếp cận này, cùng một số tiền cố định được đầu tư vào cùng một cổ phiếu
hoặc quỹ tương hỗ đều đặn trong một thời gian dài.
Vì các khoản đầu tư thường tăng giá nhiều hơn là giảm, nên “tính trung bình”
có nghĩa là mua nhiều cổ phiếu hơn khi giá giảm và ít cổ phiếu hơn khi giá
cao. Do đó, hầu hết cổ phiếu được mua với giá dưới mức trung bình.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.4 Thiết lập chiến lược đầu tư dài hạn
Bốn chiến lược đầu từ dài hạn
(4) Phân bổ tài sản thích hợp theo thời gian
Phân bổ tài sản, một hình thức đa dạng hóa, là quyết định tỷ lệ danh mục đầu
tư của bạn sẽ được dành cho nhiều loại tài sản khác nhau, tỷ lệ phân bổ sẽ
thay đổi theo thời gian.
Tỷ lệ phân bổ và lựa chọn đầu tư của bạn cần phản ánh độ tuổi, thu nhập,
trách nhiệm gia đình, nguồn tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro, mục tiêu, kế
hoạch nghỉ hưu và thời gian đầu tư.
Cần thay đổi tỷ trọng trong danh mục khi mục tiêu đầu tư thay đổi.
5.1 Các nguyên tác cơ bản trong đầu tư
5.1.5 Lập kế hoạch đầu tư
Bốn chiến lược đầu từ dài hạn
Bạn có thể bắt đầu tạo kế hoạch đầu tư của riêng mình bằng cách xác định các
mục tiêu tài chính và giải thích triết lý đầu tư của mình như được yêu cầu
trong Bước 1 và 2 trong sơ đồ ví dụ sau:
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu thường: Cổ phiếu phổ thông là hình thức sở
hữu cơ bản nhất của một công ty. Đối với nhà đầu tư, cổ phiếu đại diện cho
thu nhập tiềm năng vì nhà đầu tư sở hữu một phần lợi nhuận trong tương lai
của công ty.
- Các nhà đầu tư vào cổ phiếu phổ thông thường có hai kỳ vọng:
(1) công ty đạt lợi nhuận và trả cổ tức bằng tiền mặt (một phần lợi nhuận
được chia bằng tiền mặt); và
(2) giá thị trường của một cổ phiếu sẽ tăng theo thời gian.
- Mỗi cổ đông phổ thông đều có quyền biểu quyết tùy tỷ lệ cổ phần nắm giữ.
- Các cổ đông bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị của công ty.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là một loại cổ phiếu bảo đảm
thu nhập cố định mà công ty sẽ chi trả.
Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi nhận được cổ tức cố định trên mỗi cổ phiếu mà
các công ty phải phân phối trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông.
Họ rất hiếm khi nhận được bất kỳ thu nhập bổ sung nào từ cổ phiếu ngoài cổ
tức cố định, ngay cả khi công ty có lợi nhuận cao. Việc thanh toán cổ tức
thường xuyên thu hút những người mong muốn có nguồn thu nhập đáng tin
cậy, chẳng hạn như các nhà đầu tư đã nghỉ hưu. Trong khi dòng thu nhập có
thể ổn định, giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi rất nhạy cảm với những thay
đổi về lãi suất. Cổ đông ưu đãi hiếm khi có đặc quyền biểu quyết.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Định giá cổ phần thường
- Phương pháp CAPM, chi phí sử dụng vốn cổ phần tính theo công thức:

• Rf: Lãi suất phi rủi ro (Risk free rate)


• Lãi suất phi rủi ro là loại lãi suất mà tại đó, tỷ lệ rủi ro của tài sản gần bằng 0.
• Beta là đại được đo lường mức độ biến động của cổ phiếu so với thị trường chung.
• Risk premium = Rm – Rf
• Rm: Tỷ suất sinh lời thị trường (Required market return)
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Định giá cổ phần thường
- Phương pháp CAPM
Ví dụ:
• Giả sử tỷ lệ phi rủi ro Rf = 5%, hệ số β = 0.84, thu nhập thị trường kỳ
vọng là 15%, khi đó:
• KE = 5% + 0.84 x (15% – 5%) = 13,4%
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Định giá cổ phần thường
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

• Po: giá cổ phiếu ước định


• pn: giá bán lại cổ phiếu dự tính ở cuối năm thứ n
• dt: khoản cổ tức dự tính nhận được ở năm thứ t
• n: số năm nắm giữ của nhà đầu tư
• t: thứ tự của năm
• r: tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Định giá cổ phần thường
- Mô hình tăng trưởng cổ tức

• Po: giá cổ phiếu ước định


• D0: cổ tức nhận được năm 0
• D1: cổ tức nhận được năm 1
• r: tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
• g: tỷ lệ tăng trưởng cổ tức.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Định giá cổ phần ưu đãi cổ tức

• Po: giá cổ phiếu ước định


• Dp: Cổ tức cố định
• r: tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Một số phương pháp định giá cổ phiếu khác:
• Định giá dòng cổ tức
• Sử dụng chỉ số EPS
• Sử dụng chỉ số P/E
• Sử dụng chỉ số tăng trưởng giá (price-earnings growth ratio)
• Sử dụng chỉ số P/B (price to book value)
• …
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Sử dụng internet để định giá và lựa chọn chứng khoán:
- Thiết lập tiêu chuẩn đầu tư chứng khoán của cá nhân: Trước khi đầu tư cần
trả lời các câu hỏi sau:
• Chứng khoán loại nào nào phù hợp nhất cho mục tiêu của bạn?
• Công ty có quy mô vốn hóa thị trường nào đáp ứng được mong muốn của
bạn?
• Bạn yêu cầu những thước đo số cụ thể nào về beta, doanh thu, lợi nhuận, chỉ
số P/E, cổ tức, tỷ lệ chi trả và giá thị trường?
• Bạn yêu cầu mức tăng trưởng EPS dự kiến là bao nhiêu?
• Bạn có muốn đầu tư vào một công ty dẫn đầu ngành không?...
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Sử dụng internet để định giá và lựa chọn chứng khoán:
- Học hỏi đầu tư từ những trang web miễn phí.
• Internet là nguồn cung cấp các tin tức cập nhật; tổng quan về thị trường;
thống kê thị trường; thống kê ngành; xu hướng công nghiệp; biểu tượng cổ
phiếu công ty; giá thị trường chứng khoán hiện tại; hồ sơ công ty cụ thể, lịch
sử, tài chính, giá cả và triển vọng cho tương lai; lời khuyên về cách xây dựng
danh mục đầu tư; và các công cụ sàng lọc hàng tồn kho với tính năng tìm
kiếm khả năng…
• Nhà đầu tư cá nhân cần tự cập nhật thông tin, kiến thức để có chiến lược đầu
tư phù hợp.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.1 Cổ phiếu
Các bước mua bán chứng khoán
- Các nhà đầu tư cá nhân thường mua bán chứng khoán thứ cấp thông qua sở
giao dịch chứng khoán.
- Các bước cần thực hiện như sau:
+ Mở một tài khoản chứng khoán
+ Lựa chọn liên kết với một tài khoản ngân hàng.
+ Cần có một lượng tiền cần thiết nếu muốn giao dịch cổ phiếu.
+ Đặt lệnh mua bán chứng khoán trực tiếp từ tài khoản chứng khoản.
+ Rút tiền đầu tư từ tài khoản chứng khoán.

5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu

• Trái phiếu là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp hoặc chính


phủ phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
• Tại Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng
là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
• Trái phiếu về cơ bản ít rủi ro hơn cổ phiếu.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu
Trái phiếu zero-coupon là loại trái phiếu không được trả
lãi định kỳ mà chỉ trả vào một lần duy nhất. Tuy chỉ có
một kỳ trả lãi duy nhất nhưng nó lại có mức chiết khấu cao
và mang lại lợi nhuận lớn khi trái phiếu đáo hạn.
Định giá:
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu
• Trái phiếu coupon là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ,
thường là 6 tháng một lần, hoặc hàng năm, với một tỷ lệ
cố định (lãi suất coupon).
• Về hình thức, loại trái phiếu này sẽ có cuống phiếu
(coupon) khi chúng được phát hành dưới dạng chứng
chỉ. Trong thời gian tính lãi, người sở hữu trái phiếu sẽ
nhận được tiền lãi tương ứng theo từng coupon, với số
lượng coupon tương ứng với số lần trả lãi.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu
• Định giá:

Với: P là giá trái phiếu


C là lãi coupon
YTM là lãi suất đáo hạn
M mệnh giá trái phiếu.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu
Giá trái phiếu phụ thuộc vào:
- Uy tín của tổ chức phát hành và
- Kỳ hạn của trái phiếu.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Trái phiếu
Các quyết định về trái phiếu:
- 1. Quyết định chất lượng tín dụng/ lựa chọn trái phiếu dựa trên đơn vị phát hành.
- 2. Quyết định thời điểm đáo hạn. Hãy xem xét lịch trình thời gian của nhu cầu tài
chính từ đó quyết định: ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
- 3. Xác định lợi nhuận sau thuế. Giả sử rủi ro tương đương, hãy chọn trái phiếu mang
lại lợi nhuận sau thuế tốt hơn vì chứng khoán được miễn thuế có thể mang lại lợi
nhuận sau thuế cao hơn so với các lựa chọn thay thế chịu thuế.
- 4. Chọn mức sinh lời cao nhất khi đáo hạn. Với các trái phiếu tương tự có rủi ro, thời
gian đáo hạn và mức thuế tương đương tương đương, các nhà đầu tư nên khôn ngoan
khi chọn một chứng khoán có lợi suất đáo hạn cao nhất.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.2 Cách mua trái phiếu

- Mua trái phiếu doanh nghiệp/chính phủ thông qua sàn giảo dịch
của công ty chứng khoán
- Mua trái phiếu thông qua các tổ chức tài chính trung gian: ngân
hàng, công ty chứng khoán
- Mua trái phiếu trực tiếp tại các đơn vị phát hành.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.3 Quỹ đầu tư
Quỹ tương hỗ (mutual fund) là một công ty đầu tư tập hợp số
tiền thu được bằng cách bán cổ phiếu cho nhà đầu tư và thực hiện
đầu tư để đạt được mục tiêu tài chính là thu nhập hoặc tăng
trưởng, hoặc cả hai.
Hầu hết các quỹ tương hỗ đầu tư vào danh mục đầu tư đa dạng
gồm cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ ngắn hạn và
chứng khoán hoặc tài sản khác.
Phần lớn là quỹ mở, có thể giao dịch thông qua thị trường thứ
cấp.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.3 Quỹ đầu tư
Các quỹ tương hỗ tại Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Công ty quản lý quỹ của ngân hàng Vietcombank VCBF, thành lập từ năm 2005;
- Quỹ Dragon Capital Việt Nam DCBC, có mặt tại Việt Nam từ năm 1994;
- Công ty quản lý quỹ IPAAM ra đời năm 2008 thuộc sở hữu toàn phần của
VNDirect;
- Quỹ đầu tư cổ phiếu của ngân hàng Techcombank TCEF;
- Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng thịnh Vinawealth VEOF;
- Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam VFMVFA;
- Quỹ đầu tư của Bảo Việt BVFED
- ...
Các bước ra quyết định mua cổ phiếu quỹ
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.3 Quỹ đầu tư
Quỹ ETF (Exchange Traded Fund) là một quỹ đầu tư mô phỏng
theo biến động của chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu. ETF được
niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tương tự
như cổ phiếu.
Đây được xem là một cách đầu tư chứng khoán thụ động.
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.3 Quỹ đầu tư
Các quỹ ETF tại Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
• Quỹ FTSE Vietnam Index ETF.
• Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF.
• Quỹ ETF VFMVN30.
• Quỹ ETF MFMVN Diamond.
• Quỹ SSIAM ETF.
- ...
5.2 Các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân
5.2.4 Quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí một định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo
hợp đồng của cá nhân, công ty và Chính phủ. Theo đó người lao động hoặc
người sử dụng lao động sẽ đóng góp những khoản tiền nhất định trong suốt
thời gian làm việc của họ để được nhận một khoản thu nhập thường xuyên
(trợ cấp hưu trí) khi về hưu hoặc mất sức lao động tạm thời.
Quỹ hưu trí hàng kỳ thu tiền đóng góp của người thuê lao động và người
lao động, cũng như thanh toán tiền cho người lao động
Công việc về nhà
- Xem lại nội dung các chương trong giáo trình
- Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận, trao đổi

You might also like