You are on page 1of 58

CHƯƠNG 2

QUYẾT ĐỊNH
PHÂN BỔ TÀI SẢN
Nội dung
1 Chu kỳ sống của NĐT cá nhân

2 Quy trình quản lý danh mục đầu tư

3 Bản tuyên bố chính sách đầu tư

4 Tầm quan trọng của phân bổ tài sản


1. CHU KỲ SỐNG CỦA NĐT CÁ NHÂN
▪ Kế hoạch tài chính và nhu cầu đầu tư là khác
nhau với mỗi cá nhân và sẽ thay đổi theo
chu kỳ sống của họ.
▪ Cách thức các cá nhân thiết lập kế hoạch
đầu tư của mình có liên quan đến độ tuổi,
tình trạng tài chính, các kế hoạch tương lai,
các đặc tính e ngại rủi ro và các nhu cầu.
1.1 Các Bước Khởi Đầu
▪ Trước khi bắt tay vào một chương trình đầu
tư, chúng ta cần đảm bảo:
✓Các nhu cầu khác được thỏa mãn.
✓Có đủ thu nhập để trang trải các chi phí sinh
hoạt
✓Có đủ dự trữ an toàn cho các tình huống bất
ngờ.
1.1.1 Các chương trình bảo hiểm
Bảo hiểm nhân
thọ

Bảo hiểm sức


khỏe

Bảo hiểm
thương tật
Bảo hiểm tài sản
(xe hơi, nhà…)
1.1.2 Dự trữ tiền mặt
▪ Giúp đáp ứng các sự kiện như trường hợp khẩn
cấp, thất nghiệp, chi phí ngoài dự kiến và các cơ
hội đầu tư tốt.
▪ Giảm khả năng bị buộc phải bán các khoản đầu
tư vào thời điểm bất lợi.
▪ Các chuyên gia khuyến nghị mức dự trữ tiền mặt
tương đương khoản chi phí sinh hoạt ~ 6 tháng.
▪ Tiền nên dự trữ nên được đầu tư vào các tài sản
có tính thanh khoản cao (gửi ngân hàng, quỹ
tương hỗ thị trường tiền tệ hoặc quỹ tương hỗ trái
phiếu ngắn hạn.
1.2 Các chiến lược đầu tư theo vòng đời của NĐT
▪ Giả sử các nhu cầu bảo hiểm cơ bản và dự
trữ tiền mặt được đáp ứng, các cá nhân có
thể bắt đầu một chương trình đầu tư nghiêm
túc với số tiền tiết kiệm của mình.
▪ Do những thay đổi về giá trị ròng và khả
năng chấp nhận rủi ro, chiến lược đầu tư
của các cá nhân sẽ thay đổi trong suốt vòng
đời của họ.
1.2 Các chiến lược đầu tư theo vòng đời của NĐT
▪ Mặc dù nhu cầu và sở thích của mỗi cá
nhân là khác nhau, nhưng một số đặc điểm
chung ảnh hưởng đến hầu hết các nhà đầu
tư trong suốt vòng đời.
▪ Bốn giai đoạn vòng đời được thể hiện trong
Hình 2.1 (giai đoạn thứ ba và thứ tư chi tiêu
và hiến tặng được thể hiện đồng thời)
Exhibit 2.1 Rise and Fall of Personal Net Worth over a Lifetime
1.2 Các chiến lược đầu tư theo vòng đời của NĐT

Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn


tích lũy củng cố chi tiêu hiến tặng
•Từ khi bắt đầu •Thời kỳ cuối tuổi •Bắt đầu sau khi •Có thể đồng
đến giai đoạn trung niên trong sự nghỉ hưu. thời với giai
trung niên của sự nghiệp. •CP sinh hoạt được
nghiệp.
đoạn chi tiêu.
•Thu nhập > chi phí trang trải bởi thu
•Tài sản thặng
•Thời gian đầu tư •Thời gian đầu tư
nhập an sinh XH
dài và khả năng và thu nhập từ các dư có thể được
cho giai đoạn này khoản đầu tư trước sử dụng để hỗ
tạo ra thu nhập thường vẫn dài (20-
cao. đây, bao gồm các trợ tài chính
30 năm), nên các quỹ lương hưu.
•Sẵn sàng chấp cho người thân
khoản đầu tư có rủi •Tổng thể danh
nhận các khoản ro cao vừa phải trở
hoặc thiết lập
mục là ít rủi ro
đầu tư có rủi ro nên hấp dẫn. hơn giai đoạn củng quỹ từ thiện
tương đối cao cố, nhưng NĐT như một công
với hy vọng •NĐT quan tâm đến
vẫn cần một số cụ lập kế hoạch
kiếm được TSSL việc bảo toàn vốn và
không muốn chấp
khoản đầu tư tăng di sản để giảm
danh nghĩa trên trưởng có rủi ro thiểu thuế di
trung bình theo nhận rủi ro cao bất (CPT) nhằm chống
thời gian. thường sản
lạm phát
1.2 Các chiến lược đầu tư theo vòng đời của NĐT
1.3 Mục tiêu đầu tư theo vòng đời
Những mục tiêu
ngắn hạn, có tính
ưu tiên cao

Trong vòng đời đầu tư


của một cá nhân, người
ấy sẽ có nhiều mục tiêu
tài chính khác nhau.

Những mục tiêu


Những mục tiêu
ưu tiên thấp hơn dài hạn, có tính
ưu tiên cao
1.3 Mục tiêu đầu tư theo vòng đời
Những mục ▪Các mục tiêu có thời hạn ngắn: có tiền để trả
tiêu ngắn trước tiền mua nhà, trả chi phí học đại học,
hạn, có tính mua ô tô mới, đi du lịch…
ưu tiên cao ▪Đầu tư rủi ro cao không phù hợp

Những mục ▪Bao gồm sự độc lập về tài chính, như khả
tiêu dài năng nghỉ hưu ở một độ tuổi nhất định...
hạn, có tính ▪Các khoản đầu tư có rủi ro cao hơn đáp ứng
ưu tiên cao các mục tiêu này.

▪Không cấp thiết, như thay đổi xe hơi, trang


Những mục
trí lại nhà cửa với nội thất đắt giá, những kỳ
tiêu ưu tiên
thấp hơn nghỉ dưỡng dài và xa xỉ, v.v.
Câu hỏi thảo luận
▪ Q1. “Những người trẻ với ít tài sản không nên đầu
tư nhiều tiền vào các tài sản rủi ro như trong thị
trường cổ phiếu, bởi vì họ không thể để mất khoản
tiền ít ỏi mà họ có.” Bạn có đồng ý với phát biểu
này không? Tại sao?
▪ Q2. Người hàng xóm 63 tuổi giàu có của bạn
chuẩn bị nghỉ hưu và nhờ bạn tư vấn. Khi nói
chuyện với bà ấy, bạn nhận ra rằng bà ấy đang lên
kế hoạch dùng toàn bộ số tiền trong quỹ hưu trí tại
công ty của bà và đầu tư vào quỹ tương hỗ trái
phiếu và quỹ thị trường tiền tệ → Bạn nên tư vấn
gì cho bà ấy?
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DMĐT
▪ Quy trình quản lý danh mục đầu tư là một
quy trình không có điểm dừng.
▪ Một khi vốn đã được đầu tư ban đầu theo kế
hoạch, công việc thực sự bắt đầu là đánh giá
thành quả của danh mục đầu tư và cập nhật
danh mục đầu tư dựa trên những thay đổi
trong môi trường kinh tế và nhu cầu của nhà
đầu tư.
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DMĐT
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DMĐT
▪ Hiểu về NĐT →Bản tuyên bố CS đầu tư (IPS)
 Xác định rủi ro, mục tiêu đầu tư & các ràng buộc
 Nên được xem xét và cập nhật định kỳ
▪ Hiểu về nền kinh tế & thị trường: Nghiên cứu
các điều kiện kinh tế và tài chính hiện tại và dự
đoán các xu hướng trong tương lai.
→ Kết hợp giữa nhu cầu của NĐT, như được
phản ánh trong IPS và kỳ vọng của thị trường tài
chính → Thiết lập các chiến lược đầu tư
(investment strategies).
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DMĐT
▪ Xây dựng danh mục
 Phân bổ vốn sẵn có nhằm giảm thiểu rủi ro
và đáp ứng các mục tiêu đầu tư của NĐT
▪ Giám sát liên tục
 Đánh giá thành quả của danh mục đầu tư
 Theo dõi nhu cầu của nhà đầu tư và điều
kiện thị trường
 Sửa đổi IPS khi cần thiết
 Điều chỉnh chiến lược đầu tư cho phù hợp
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DMĐT

IPS = Investment Policy Statements

Source: The CFA Program Curriculum


3. BẢN TUYÊN BỐ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
▪ IPS là một bản đồ định hướng cho quá trình
đầu tư.
▪ Xây dựng IPS là một công cụ lập kế hoạch vô
giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn nhu cầu
của họ cũng như hỗ trợ cố vấn hoặc nhà
QLDMĐT trong việc quản lý quỹ/tiền của
khách hàng.
▪ Mặc dù nó không đảm bảo sự thành công
trong đầu tư, nhưng IPS sẽ cung cấp kỷ luật
cho quá trình đầu tư và giảm khả năng đưa ra
các quyết định vội vàng, không phù hợp.
3.1 Nhu cầu về IPS
▪ Tầm quan trọng của việc xây dựng IPS:
(1) Giúp NĐT xác định các mục tiêu đầu tư
thực tế sau khi tìm hiểu về thị trường tài
chính và những rủi ro khi đầu tư.
(2) Tạo ra một tiêu chuẩn nhằm đánh giá
thành quả của nhà QLDMĐT
3.1.1 Hiểu và nắm rõ các mục tiêu đầu tư thực tế
▪ Xây dựng IPS là một quá trình theo đó các NĐT
trình bày rõ các nhu cầu và mục tiêu thực tế của
họ, đồng thời làm quen với thị trường tài chính
và rủi ro đầu tư.
▪ Nếu không có thông tin này, NĐTkhông thể
truyền đạt đầy đủ nhu cầu của họ đến nhà
QLDMĐT- những người cần thông tin đầu vào
này để xây dựng QLDMĐT đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
→ Bỏ qua bước này rất có thể sẽ gây ra hậu quả
thảm hại, sự bất mãn và thất vọng trong tương lai.
3.1.1 Hiểu và nắm rõ các mục tiêu đầu tư thực tế
3.1.2 Tiêu chuẩn để đánh giá thành quả của DMĐT
▪ IPS:
Hỗ trợ đánh giá thành quả của nhà
QLDMĐT, công việc vốn đòi hỏi 1 tiêu
chuẩn khách quan.
Thành quả của DMĐT nên được so sánh
với các nguyên tắc được chỉ định trong IPS,
không dựa trên TSSL tổng thể của DMĐT.
3.1.2 Tiêu chuẩn để đánh giá thành quả của DMĐT
Thường bao gồm một danh mục chuẩn
(benchmark portfolio) hoặc một tiêu chuẩn
so sánh
o Cả khách hàng và nhà QLDMĐT phải đồng
ý rằng DMĐT chuẩn phản ánh khẩu vị rủi
ro và TSSL phù hợp của khách hàng
o Thành quả đầu tư của nhà QLDMĐT nên
được so sánh với DMĐT này.
3.1.2 Tiêu chuẩn để đánh giá thành quả của DMĐT
Đóng vai trò là điểm khởi đầu cho việc
đánh giá DMĐT định kỳ cũng như sự liên
lạc giữa khách hàng với các nhà QLDM.
Các nhà QLDM phải được đánh giá xem họ
có tuân thủ các nguyên tắc trong IPS một
cách nhất quán hay không.
Áp đặt một nguyên tắc đầu tư (có tính kỷ
luật) cho khách hàng và nhà QLDM.
3.1.3 Các lợi ích khác
Bảo vệ khách hàng khỏi các khoản đầu tư
không phù hợp hoặc hành vi phi đạo đức của
nhà QLDMĐT. Nếu không có hướng dẫn bằng
văn bản, rõ ràng, một số nhà quản lý có thể
cân nhắc đầu tư vào các khoản đầu tư rủi ro
cao, với hy vọng thu được TSSL nhanh chóng
→ Những hành động như vậy có thể đi ngược
lại nhu cầu cụ thể và khẩu vị rủi ro của NĐT.
Góp phần tạo ra sự chuyển giao liền mạch
giữa các nhà quản lý tiền (khi người này nghỉ,
người khác tiếp quản công việc)
Tóm lại
❖Một IPS bằng văn bản rõ ràng giúp tránh các
vấn đề tiềm ẩn. Khi khách hàng xác định rõ nhu
cầu và mong muốn của họ, nhà QLDMĐT có
thể xây dựng DMĐT phù hợp một cách hiệu quả
hơn.
❖ IPS cung cấp một thước đo khách quan để đánh
giá thành quả của DM, giúp chống lại những vi
phạm đạo đức của nhà QLDMĐT và hỗ trợ
trong quá trình chuyển giao giữa các nhà quản lý
tiền → Bước đầu tiên trước khi bắt đầu bất kỳ
chương trình đầu tư nào là xây dựng một IPS.
3.2 Thông tin đầu vào của IPS
▪ Để xây dựng một IPS, trước hết NĐT và nhà
QLDMĐT cần phải có những trao đổi cởi
mở và thẳng thắng về thông tin, ý tưởng,
những lo lắng và mục tiêu.
▪ Cụ thể, khách hàng và nhà QLDMĐT/cố
vấn đầu tư cần thảo luận về các mục tiêu và
ràng buộc đầu tư của khách hàng.
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
▪ Mục tiêu của NĐT phải được diễn tả bằng
cả rủi ro và TSSL.
▪ Mối quan hệ giữa rủi ro và TSSL đòi hỏi
rằng các mục tiêu không được thể hiện chỉ
dưới dạng TSSL. Chỉ thể hiện các mục tiêu
về TSSL có thể dẫn đến các hành động đầu
tư không phù hợp của nhà QLDMĐT, chẳng
hạn như việc sử dụng các chiến lược đầu tư
rủi ro cao hoặc “khuấy đảo/lướt sóng” tài
khoản (account “churning”).
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
Sức chịu đựng rủi ro Mục tiêu về TSSL
(Risk tolerance) (Return objectives)
Một hàm số của yếu tố Có thể là:
tâm lý cá nhân
-Số LN tuyệt đối
Cũng bị tác động bởi -Tỷ lệ % tương đối
các yếu tố khác như
mức độ bảo hiểm, dự
trữ tiền mặt, bối cảnh - hoặc một mục tiêu
gia đình và độ tuổi tổng quát, như bảo
toàn vốn, thu nhập
Bị ảnh hưởng bởi thu hiện tại, gia tăng lãi
nhập ròng hiện tại và
các kỳ vọng về thu nhập
vốn hoặc tổng TSSL
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
 Bảo toàn vốn (Capital preservation)
 Các NĐT muốn giảm thiểu rủi ro thua lỗ
của họ, thường là theo giá trị thực: Họ tìm
cách duy trì sức mua của khoản đầu tư.
 TSSL cần phải ít nhất bằng tỷ lệ lạm phát.
 Đây là một chiến lược dành cho các nhà
đầu tư cực kỳ e ngại rủi ro hoặc cho các
khoản vốn có kỳ hạn ngắn, chẳng hạn như
tiền để thanh toán học phí hoặc khoản trả
trước tiền mua nhà vào năm tới.
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
 Tăng trưởng lãi vốn (Capital appreciation)
Là một mục tiêu thích hợp cho các NĐT muốn
DMĐT tăng trưởng về giá trị thực theo thời gian
để đáp ứng một số nhu cầu trong tương lai.
Theo chiến lược này, tăng trưởng chủ yếu đến
từ lãi vốn.
Đây là một chiến lược mạo hiểm cho các NĐT
sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu
của họ. Nhìn chung, các NĐT dài hạn đang tìm
cách xây dựng quỹ hưu trí hoặc quỹ giáo dục
đại học có thể có mục tiêu này.
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
 Thu nhập hiện hành (Current income)
 Các NĐT muốn có được thu nhập ở hiện tại
hơn là lãi vốn (tương lai).
 Chiến lược này đôi khi phù hợp với các
NĐT muốn bổ sung thu nhập bằng thu
nhập do DMĐT của họ tạo ra để trang trải
chi phí sinh hoạt.
 Những người về hưu có thể thích mục tiêu
này cho một phần DMĐT của họ để giúp
tạo ra các khoản tiền có thể chi tiêu.
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư
 Chiến lược tổng TSSL (Total return strategy)
 Các NĐT muốn DMĐT tăng trưởng theo
thời gian để đáp ứng nhu cầu trong tương
lai (~ tăng giá vốn).
 Tăng giá trị DMĐT thông qua lãi vốn và tái
đầu tư thu nhập hiện tại.
 Rủi ro của nó nằm giữa rủi ro của chiến
lược thu nhập hiện hành và chiến lược tăng
lãi vốn.
3.2.1 Các mục tiêu đầu tư

Thảo luận về các


mục tiêu đầu tư
của các nhà đầu
tư “điển hình” ở
độ tuổi 25 tuổi và
65 tuổi.
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
Nhu cầu
thanh
khoản

Nhu cầu
và sở Kỳ hạn
thích đặc đầu tư
biệt Các ràng
buộc về
đầu tư

Ràng buộc Các yếu


pháp lý và tố về
quy định thuế
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Nhu cầu thanh khoản (Liquidity Needs)
 Tài sản có tính thanh khoản nếu nó có thể
nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền mặt
với mức giá gần với giá trị thị trường hợp lý
(T-bill).
 Các NĐT có thể có nhu cầu thanh khoản mà
kế hoạch đầu tư phải xem xét. Ví dụ: mặc dù
NĐT có thể có mục tiêu dài hạn chính, nhưng
một số mục tiêu ngắn hạn có thể yêu cầu
nguồn vốn sẵn có (trả nghĩa vụ thuế, mua
xe/nhà hoặc thanh toán học phí đại học).
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Kỳ hạn đầu tư (Time Horizon)
 Các NĐT có kỳ hạn đầu tư dài thường yêu
cầu ít thanh khoản hơn và có thể chịu được
rủi ro DMĐT lớn hơn.
 Các NĐT có kỳ hạn đầu tư ngắn hơn
thường ưa thích các khoản đầu tư có tính
thanh khoản cao hơn và ít rủi ro hơn bởi vì
các khoản lỗ khó khắc phục hơn trong một
thời gian ngắn.
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Những vấn đề về thuế (Tax Concerns)
 Lập kế hoạch đầu tư rất phức tạp do thuế có
thể trở thành vấn đề lấn át nếu các khoản đầu
tư quốc tế là một phần của DMĐT.
 Thu nhập chịu thuế từ tiền lãi, cổ tức hoặc tiền
cho thuê chịu thuế theo thuế suất biên của
NĐT.
 Thu nhập bị đánh thuế khi nhận được; Lãi
hoặc lỗ vốn chỉ bị đánh thuế khi một tài sản
được bán và lãi/lỗ được hiện thực hóa.
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Những vấn đề về thuế (Tax Concerns)
 Lãi (lỗ) vốn chưa thực hiện phản ánh sự thay
đổi giá của TS đang nắm giữ (chưa bán);
nghĩa vụ thuế đối với lãi vốn chưa thực hiện
có thể được hoãn lại vô thời hạn.
 Nếu tài sản tăng giá được chuyển cho người
thừa kế khi NĐT qua đời, thì nguyên giá của
tài sản được coi là giá trị của chúng vào ngày
chủ sở hữu qua đời. Những người thừa kế
sau đó, nếu muốn có thể bán tài sản và trả
thuế lãi vốn thấp hơn.
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Những vấn đề về thuế (Tax Concerns)

Thuế suất thuế thu nhập trung bình


Q1 hay thuế suất biên quan trọng hơn
đối với các nhà đầu tư?

Làm thế nào để so sánh TSSL của


Q2 khoản đầu tư chịu thuế với TSSL
của chứng khoán được miễn thuế?
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư
▪ Ràng buộc pháp lý và quy định
 Quá trình đầu tư và thị trường TC được
quản lý chặt chẽ và tuân theo nhiều luật.
 Các quy định có thể hạn chế các lựa chọn
đầu tư có sẵn đối với các bên nhận ủy thác.
 Bên được ủy thác giám sát DMĐT của bên
thứ ba, chẳng hạn như tài khoản ủy thác.
 Tất cả các NĐT phải tôn trọng một số luật
nhất định (cấm giao dịch nội gián)
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư

▪ Nhu cầu và sở thích đặc biệt


Bao gồm những mối quan tâm riêng của
từng nhà đầu tư.
Bởi vì mỗi NĐT mỗi khác, nên ràng buộc
này khác nhau đối với mỗi người.
Mỗi NĐT phải quyết định và sau đó truyền
đạt những nhu cầu và sở thích cụ thể này
trong IPS của họ
3.2.2 Những ràng buộc về đầu tư

Thảo luận về các ràng buộc


về đầu tư của các nhà đầu
tư “điển hình” ở độ tuổi 25
tuổi và 65 tuổi.
Characteristics of Different Types of Investors

Source: The CFA Program curriculum


3.3 Xây dựng IPS
▪ IPS cho phép NĐT truyền đạt các mục tiêu
của mình (rủi ro và TSSL) và các ràng buộc
(thanh khoản, kỳ hạn đầu tư, thuế, luật pháp
và quy định cũng như các nhu cầu và sở thích
đặc biệt).
▪ Mỗi NĐT cần xây dựng kế hoạch tài chính để
định hướng chiến lược đầu tư.
▪ Xây dựng IPS là trách nhiệm của NĐT,
nhưng các tư vấn/nhà quản lý đầu tư thường
hỗ trợ thực hiện quá trình này.
3.3.1 Những nguyên tắc chung
▪ Trong quá trình xây dựng IPS, NĐT nên suy
nghĩ về bộ câu hỏi gợi ý trong chương này.
▪ Khi làm việc với một NĐT để tạo ra một
IPS, các nhà quản ly/tư vấn đầu tư phải đảm
bảo rằng IPS trả lời một cách thỏa đáng
những câu hỏi đó
3.3.2 Một số sai lầm phổ biến
▪ Đa dạng hóa danh mục
Trong kế hoạch hưu trí do người sử dụng
lao động tài trợ, quỹ hưu trí có thể được đầu
tư vào chính cổ phiếu công ty họ
Tập trung đầu tư quá mức vào một tài sản -
vi phạm các nguyên tắc đa dạng hóa và có
thể tốn chi phí.
▪ Phân bổ cổ phiếu
Phân bổ cổ phiếu trung bình trong nhiều
quỹ hưu trí thấp hơn mức cần thiết - nghĩa
là các NĐT có xu hướng quá thận trọng.
3.3.2 Một số sai lầm phổ biến
▪ Giao dịch cổ phiếu
Các nghiên cứu ghi nhận rằng các NĐT cá
nhân thường giao dịch cổ phiếu quá thường
xuyên, bán cổ phiếu lãi quá sớm và giữ cổ
phiếu thua lỗ quá lâu.
▪ Lập kế hoạch tương lai
Hầu hết các nhà đầu tư không lập kế hoạch
cho tương lai.
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BỔ TS
▪ Tài sản đầu tư có thể được phân loại thành
các lớp tài sản rộng, chẳng hạn như cổ
phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hóa…
▪ Các NĐT đưa ra 2 quyết định trong quá
trình xây dựng DMĐT của họ:
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BỔ TS
➢ Quyết định phân bổ tài sản là sự lựa chọn
giữa các lớp tài sản rộng. Nó cũng bao gồm
quyết định đầu tư bao nhiêu giá trị DMĐT
vào các tài sản an toàn như gửi ngân hàng
hoặc chứng khoán thị trường tiền tệ bao
nhiêu vào các tài sản rủi ro → phải tuân theo
các mục tiêu và ràng buộc trong IPS.
➢Quyết định lựa chọn chứng khoán là sự
lựa chọn loại chứng khoán cụ thể nào sẽ
được nắm giữ trong mỗi lớp tài sản.
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BỔ TS
▪ QĐ phân bổ TS là một thành phần quan trọng của
quá trình QLDMĐT. Nhìn chung, có 4 QĐ liên
quan đến việc xây dựng chiến lược đầu tư:
1. Những loại TS nào nên được xem xét để đầu tư?
2. Tỷ trọng nào nên được phân bổ cho từng lớp tài
sản phù hợp?
3. Phạm vi thay đổi phân bổ cho phép dựa trên tỷ
trọng theo IPS là bao nhiêu?
4. Những chứng khoán hoặc quỹ cụ thể nào nên
được mua cho DMĐT?
Ví dụ về phân bổ tài sản
Phân bổ tài sản vs. Lựa chọn chứng khoán
TÓM TẮT VỀ PHÂN BỔ TS
▪ QĐ phân bổ tài sản chi phối TSSL của DMĐT
theo thời gian.
▪ Các NĐT tìm kiếm sự gia tăng lãi vốn, thu
nhập hoặc thậm chí bảo toàn vốn trong thời
gian dài nên đầu tư phần lớn DM vào CP.
▪ Rủi ro của chiến lược phụ thuộc vào các mục
tiêu và kỳ hạn đầu tư của NĐT.
▪ NĐT cần phải hiểu sự khác biệt giữa các khoản
đầu tư để có thể xây dựng một DM được đa
dạng hóa phù hợp với các mục tiêu đã đề ra.
TÓM TẮT VỀ PHÂN BỔ TS
thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like