You are on page 1of 57

Chương 3

QUẢN LÝ THANH KHOẢN


Nội dung
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
3.2 Quản Lý Tiền
3.3 Quản Lý Tín Dụng
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
Các định chế tài chính bao gồm các công ty cung cấp tài
khoản séc, tiết kiệm và thị trường tiền tệ và có thể cả các
dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, đầu tư và lập kế hoạch tài
chính.
Các công ty này bao gồm các tổ chức như ngân hàng và
quỹ tín tín dụng, công ty chứng khoán, quỹ tương hỗ, công
ty dịch vụ tài chính và công ty bảo hiểm.
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
- Ngân hàng thương mại (commercial bank) là một doanh
nghiệp chuyên về kinh doanh đồng vốn và các dịch vụ tiền
tệ liên quan như nhận tiền gửi, cho vay, séc, thanh toán
hóa đơn tự động, dịch vụ thẻ, lưu giữ hộ...
-Ngân hàng tiết kiệm (savings banks) tập trung chủ yếu
vào việc nhận tiền tiết kiệm và cung cấp các khoản vay thế
chấp và tiêu dùng. Các ngân hàng tiết kiệm thường trả cho
người gửi tiền mức lãi suất cao hơn lãi suất tại các ngân
hàng thương mại.
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
- Ngân hàng cộng đồng (community bank) là một loại
ngân hàng thương mại tập trung vào việc cung cấp các
dịch vụ ngân hàng truyền thống trong cộng đồng địa
phương, nơi họ nhận được hầu hết các khoản tiền gửi cốt
lõi tại địa phương và thực hiện nhiều khoản vay cho các
doanh nghiệp địa phương.
- Liên đoàn tín dụng, quỹ tín dụng…
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
- Quỹ hỗ tương (Mutual fund): Quỹ tương hỗ là các công
ty đầu tư huy động tiền bằng cách bán cổ phiếu ra công
chúng và sau đó đầu tư số tiền đó vào danh mục đầu tư
đa dạng.
- Công ty chứng khoán
- Công ty bảo hiểm
- …
3.1 Các Định Chế Tài Chính và Lãi Suất
- Việc để tiền trong các định chế tài chính khác nhau sẽ
phụ thuộc vào chiến lược quản lý tiền do lãi suất khác
nhau giữa các định chế tài chính.
- Lãi suất sẽ phụ thuộc vào từng loại định chế tài chính và
kỳ hạn gởi.
3.2 Quản lý tiền
3.2.1 Mục tiêu của quản lý tiền
Quản lý tiền là nhiệm vụ tối đa hóa thu nhập lãi và giảm
thiểu phí trên tất cả các khoản tiền sẵn có cho chi phí sinh
hoạt hàng ngày, các trường hợp khẩn cấp cũng như các cơ
hội tiết kiệm và đầu tư.
Quản lý tiền thành công giúp kiếm lãi từ tiền của mình
trong khi vẫn duy trì tính thanh khoản và an toàn hợp lý.
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
**Tiền mặt (Cash)
- Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất nên thuận tiện
trong các giao dịch nhỏ, nhanh chóng và tiết kiệm thời
gian.
- Nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ mất nhiều chi phí (do lãi
suất), rủi ro bị mất trộm, hư hỏng…
=> Có nên giữ nhiều tiền mặt?
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
** Tài khoản vãn lai/thanh toán (checking account): tiền giữ trong tài
khoản vãn lai có tính thanh khoản rất cao và có thể rút bằng séc, ATM và
ghi nợ điện tử, cùng các phương thức khác.
- Số dư trong tài khoản vãn lai thường được hưởng mức lãi suất không
đáng kể hoặc bằng 0.
- Tài khoản thanh toán thường cần đảm bảo một số dư tối thiểu.
- Sử dụng tài khoản thanh toán thường đi kèm các khoản phí nhất định
như: phí thanh toán, phí rút tiền mặt, phí mở tài khoản…
- Đối tượng sv có thể tận dụng các ưu đãi khi sử dụng tài khoản thanh toán
sinh viên.
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
** Ví điện tử (e-wallet):
- Ví điện tử có chức năng tương tự tài khoản thanh toán, có thể sử dụng
trong trao thanh toán hoặc chuyển khoản
- Ví điện tử thường liên kết với một tài khoản thanh toán.
- Thường không cần đảm bảo một số dư tối thiểu.
- Các giao dịch có phí cao
- Khó thực hiện các thủ tục rút tiền mặt
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
**Tài khoản thị trường tiền tệ (Money market account)
- Có tính thanh khoản cao
- Cần đảm bảo một số dư lớn
- Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường.
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
**Tài khoản tiết kiệm (Saving account)
- Có tính thanh khoản thấp hơn tài khoản thanh toán
- Lãi suất cao do tiền trong tài khoản tiết kiệm là các
khoản tiền gởi có kỳ hạn.
- Người gởi có thể cân đối giữa lãi suất và tính thanh
khoản bằng cách chọn kỳ hạn phù hợp.
3.2 Quản lý tiền
3.2.2 Lựa chọn tài khoản tiền
**Chứng chỉ tiền gởi (Certificate of Deposit)
- Chứng chỉ tiền gởi được xem là tiền gởi cố định về thời
gian.
- Chứng chỉ tiền gởi có thể có lãi suất cố định hoặc biến
đổi
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
Việc sử dụng ngân hàng điện tử, các loại thẻ và các công
cụ thanh toán điện tử khác có nhiều lợi ích nhưng thường
có phí đi kèm và một số rủi ro nhất định.
Do đó, việc sử dụng các khoản tiền điện tử cần được quản
lý để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tài chính cao nhất.
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Thẻ ghi nợ (debit card)/ATM
Thông thường các tài thanh toán đi kèm với thẻ ghi nợ.
Thẻ ATM có thể sử dụng để mua hàng và rút tiền từ máy rút tiền
tự động (ATM), cho phép kiểm tra số dư, rút và gửi tiền cũng như
chuyển tiền giữa các tài khoản.
Thẻ ATM được sử dụng để thực hiện các giao dịch cùng với mã
số nhận dạng cá nhân (PIN) hoặc thông qua smartphone.
Có cần thiết nắm giữ nhiều thẻ ATM?
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Thẻ tín dụng (credit card)
• Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng hoặc doanh nghiệp cấp phép cho
chủ thẻ sử dụng để thanh toán thay vì dùng tiền mặt để mua hàng hóa,
dịch vụ bằng tín dụng.
• Nhà phát hành thẻ thu tiền thanh toán cho các giao dịch theo định kỳ.
• Nếu thanh toán được thực hiện sau thời gian cho phép, tiền lãi sẽ được
tính (thường là một tháng hoặc dài hơn tùy vào xếp hạng tín dụng).
• Hạn mức được thiết lập theo xếp hạng tín dụng của cá nhân.
• Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị ràng buộc hoặc bị xóa
ngay lập tức khỏi tài khoản ngân hàng.
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Thẻ tín dụng (credit card)
Thảo luận:
Ưu nhược điểm của việc sử dụng thẻ tín dụng?
Có nên sở hữu nhiều thẻ tín dụng?
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Thẻ tín dụng (credit card)
Thảo luận:
Ưu nhược điểm của việc sử dụng thẻ tín dụng?
Có nên sở hữu nhiều thẻ tín dụng?
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Trách nhiệm giới hạn nếu thẻ ghi nợ bị mất hoặc trộm
- Tổ chức tài chính phải thông báo cho khách hàng về trách
nhiệm của mình trong trường hợp thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp.
Cung cấp số điện thoại/hotline để báo mất và mô tả về quy trình
giải quyết.
- Người sở hữu thẻ phải chịu trách nhiệm về việc rút tiền trái
phép nếu thẻ của họ bị mất hoặc bị đánh cắp.
=> Cần báo với ngân hàng và tiến hành các thủ tục khóa thẻ nếu
phát hiện bị mất/trộm…
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Xử lý các giao dịch lỗi
Các cá nhân nên kiểm tra sao kê hàng kỳ nếu phát hiện các giao
dịch lỗi cần thực hiện các việc sau:
- Liên hệ các tổ chức tài chính để xử lý ngay khi có thể.
- Giải thích lý do tại sao cho rằng có sai sót, loại, số tiền và ngày
tháng…
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Tránh thanh toán hóa đơn tự động, đự động gia hạn hoặc đăng
ký dịch vụ
- Sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động có thể gây phát
sinh chi phí khi không còn sử dụng dịch vụ, ví dụ hóa đơn TV
cap, internet…
- Tương tự, việc gia hạn các dịch vụ tự động cũng làm phát sinh
các khoản phí không mong muốn, ví dụ: phí thành viên CLB
gym, âm nhạc…
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Bảo mật thông tin cá nhân
• Cẩn thận trong các phát biểu.
• Tránh giao dịch ngân hàng qua máy tính hoặc mạng công cộng.
• Thận trọng với thông tin cá nhân khi sử dụng mạng xã hội và
các trang tìm kiếm việc làm.
• Luôn nhấn nút “đăng xuất” và đóng cửa sổ trình duyệt.
• Thường xuyên thay đổi mật khẩu của bạn (ngoại trừ nhận diện
khuôn mặt và giọng nói)
• Bảo mật thông tin tài chín
3.2 Quản lý tiền
3.2.3 Quản lý các khoản tiền điện tử
**Tiền ảo (Ex: bitcoin)
- Không xem tiền ảo là một dạng tài sản tiền tệ.
- Sức mua của tiền ảo bằng 0 do đó nó không có giá trị nội tại.
Nó không được ngân hàng trung ương bảo vệ và các chính phủ
có thể sẽ không bao giờ trao trạng thái tiền tệ hợp pháp cho
đồng tiền tư nhân.
3.2 Quản lý tiền
3.2.4 Tâm lý quản lý tiền
**Quản lý tiền và ra quyết định tài chính là khác nhau
- Quản lý tiền bao gồm các nhiệm vụ như xử lý sổ séc, giám sát ngân sách, mua
sắm trong gia đình và đầu tư.
- Các cặp vợ chồng nên thống nhất về việc ai sẽ thực hiện những công việc
hàng ngày này và sau đó thực hiện trách nhiệm của mình.Các chuyên gia tài
chính khuyên mỗi người trong một mối quan hệ nên giữ một ít tiền của riêng
mình.
- Điều này có thể khuyến khích sự độc lập và tự chủ trong một mối quan hệ hơn
là sự phụ thuộc vào người khác.
- Có thể mỗi người có 1 tk riêng và 1 tài khoản chung. Sau đó xác định rõ các
hạng mục ngân sách chi tiêu liên quan đến từng tài khoản.
3.2 Quản lý tiền
3.2.4 Tâm lý quản lý tiền
**Quản lý tiền và ra quyết định tài chính là khác nhau
- Trong khi quản lý tiền bạc của gia đình là một nhiệm vụ quan trọng thì
việc đưa ra quyết định lại là nơi nảy sinh nhiều bất đồng nhất.
- Việc ra quyết định chung là mô hình tốt nhất khi xác định mục tiêu và
thiết lập ngân sách; khi dự tính bất kỳ chi phí lớn nào, chẳng hạn như
mua xe cộ và nhà ở; và khi trao đổi về các chủ đề chính như đầu tư, bảo
hiểm, quy hoạch bất động sản và kế hoạch tài chính dài hạn.
3.2 Quản lý tiền
3.2.4 Tâm lý quản lý tiền
**Kết nối cảm xúc với các quyết định về tiền
- Mọi người thường gắn nhiều cảm xúc với tiền bạc, bao gồm tự do, lòng tin, lòng tự
trọng, cảm giác tội lỗi, thờ ơ, đố kỵ, an toàn, thoải mái, quyền lực và kiểm soát.
- Giải quyết một số câu hỏi một cách cởi mở và bình tĩnh sẽ giúp kiểm soát cảm xúc:
1. Nỗi lo lớn nhất về tiền bạc của tôi hiện nay là gì?
2. Chúng ta đang làm tốt điều gì về mặt tài chính?
3. Có vấn đề nào về tài chính của chúng tôi mà tôi muốn hiểu rõ hơn không?
4. Nếu chúng ta cần cắt giảm chi tiêu, ba lĩnh vực nào bị hạn chế và ba lĩnh vực nào
có thể thay đổi?
5. Chúng ta tránh những vấn đề tiền bạc nào và làm cách nào chúng ta có thể giải
quyết chúng?
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Giới hạn nợ
• Giới hạn nợ là tổng số tiền tối đa mà bạn tin rằng mình nên nợ
dựa trên khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của bạn.
• Tốt nhất không nên vượt quá 15% vì việc gánh thêm nợ sẽ là
điều không khôn ngoan.
• Cần xem xét khoảng thời gian mà các khoản thanh toán nợ cao
có thể kéo dài.
Bảng minh họa giới hạn nợ trên thu nhập cá nhân
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Các phương pháp xác định giới hạn nợ
1) Phương pháp nợ liên tục
• Phương pháp này có nghĩa là không có một giới hạn cụ thể.
• Một người có thể duy trì nợ liên tục trong khả năng có thể trả
được lãi và các khoản phí khác.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Các phương pháp giới hạn nợ
2) Phương thức thanh toán nợ theo thu nhập khả dụng
• Phương pháp thanh toán nợ trên thu nhập khả dụng sử dụng tỷ
lệ thanh toán nợ trên thu nhập khả dụng. Tỷ lệ này không bao
gồm khoản vay thế chấp và các khoản phí thẻ tín dụng được
thanh toán đầy đủ mỗi lần.
• Thu nhập khả dụng là số tiền thu nhập còn lại của sau thuế.
• Lưu ý rằng phương pháp trả nợ theo thu nhập khả dụng tập
trung vào số tiền trả nợ hàng tháng chứ không phải tổng số nợ.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Các phương pháp giới hạn nợ
3) Phương pháp nợ trên thu nhập
Sử dụng phương pháp tính nợ theo thu nhập, các khoản trả nợ
hàng tháng của bạn (bao gồm khoản thế chấp tiềm năng và bất kỳ
khoản vay hoặc khoản thanh toán tiền cấp dưỡng nào khác) được
chia cho tổng doanh thu (chưa trừ thuế và các khoản khấu trừ
khác).
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Xây dựng và duy trì uy tín tín dụng
Để xây dựng profile tín dụng, trước tiên cần một đơn xin tín
dụng. Nó yêu cầu thông tin làm sáng tỏ khả năng và sự sẵn lòng
trả nợ, chẳng hạn như thu nhập, tài sản và các khoản nợ hiện hữu.
Người cho vay sẽ điều tra và thẩm định hồ sơ.
Một số trường hợp được mời tham gia sản phẩm tín dụng dựa
trên các thông tin mà ngân hàng đã thu thập được như thu nhập,
lịch sử tín dụng…
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Xây dựng và duy trì uy tín tín dụng
• Việc từ chối hoặc phê duyệt tín dụng dựa trên đánh giá của
người cho vay về sự sẵn lòng và khả năng trả nợ của người nộp
đơn.
• Nếu đơn đăng ký được chấp nhận, một hợp đồng sẽ được tạo ra
trong đó nêu rõ các quy tắc quản lý tài khoản bao gồm cả lãi
suất. Đối với thẻ tín dụng, hợp đồng này được gọi là hợp đồng
tín dụng. Đối với các khoản vay, hợp đồng được gọi là hợp
đồng cho vay.
** Xây dựng và duy trì uy tín tín dụng
Cách xây dựng một lịch sử tín dụng tốt:
1. Lập cả tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm để cho thấy
khả năng quản lý việc sử dụng tín dụng đúng cách hơn.
2. Thanh toán trên điện thoại và các tiện ích dưới tên cá nhân cho
thấy người đó có thể duy trì một hình thức thanh toán tốt và
cho thấy việc quản lý tiền của mình một cách khôn ngoan.
3. Sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán toàn bộ số dư đầy đủ và
đúng hạn mỗi tháng.
4. Luôn thanh toán các khoản vay sinh viên đúng hạn sẽ cho
người cho vay tiềm năng thấy rằng đây là người đi vay có
trách nhiệm.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Giải quyết vấn đề vượt quá giới hạn nợ
Các dấu hiệu cho thấy vượt quá giới hạn nợ:
1. Không biết mình nợ bao nhiêu.
2. Hết tiền.
3. Chỉ thanh toán số tiền tối thiểu đến hạn.
4. Vượt hạn mức nợ, hạn mức tín dụng.
5. Yêu cầu thẻ tín dụng mới và tăng hạn mức tín dụng.
6. Sử dụng tiền mặt ứng trước để thanh toán các loại thẻ tín dụng khác.
7. Thanh toán chậm hoặc thiếu thanh toán tín dụng.
8. Bị thu hồi hoặc tịch thu tài sản thế chấp…
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.1 Xây dựng và duy trì hồ sơ tín dụng tốt.
** Giải quyết vấn đề vượt quá giới hạn nợ
Các giải pháp điển hình:
1. Xác định số dư tài khoản của bạn và các khoản thanh toán cần thiết.
2. Tránh xa các công ty xử lý nợ
3. Giảm ngân sách chi tiêu của bạn xuống 10 phần trăm.
4. Không nhận tín dụng mới.
5. Tập trung ngân sách vào việc giảm nợ.
6. Liên hệ với chủ nợ để ân hạn.
7. Tăng thu nhập của bạn….
Thực hiện thủ tục phá sản là giải pháp cuối cùng.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.

“Thẻ tín dụng có thể là công cụ tích cực trong quản lý tài
chính cá nhân nhưng chỉ khi được sử dụng hợp lý. Mục
tiêu của bạn là sử dụng thẻ tín dụng theo cách tránh được
mọi khoản phí, bao gồm cả phí tài chính.”
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Sao kê tín dụng (Credit Statements)
Bảng sao kê tín dụng là một báo cáo định kỳ mà các công
ty thẻ tín dụng phát hành cho chủ thẻ nhằm cho biết các
giao dịch gần đây, số dư đến hạn và các thông tin quan
trọng khác. Sao kê được phát hành vào cuối mỗi chu kỳ
thanh toán, tức là thường kéo dài khoảng một tháng.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Lãi suất và phí tài chính
Các ngân hàng sẽ công bố mức lãi suất và các khoản phí
khi cấp thẻ tín dụng cho một cá nhân.
Mức lãi suất và phí tùy vào mỗi ngân hàng và tùy vào loại
thẻ và chương trình ưu đãi mà ngân hàng áp dụng.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Lãi suất và phí tài chính
Lãi suất rút tiền mặt: (ví dụ)
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Lãi suất và phí tài chính
Chủ thẻ sẽ chịu lãi suất trên khoản tiền đã rút và phí rút tiền mặt kể từ ngày
Chủ thẻ thực hiện GD cho đến ngày trả hết nợ. Thông thường các ngân
hàng sẽ tính phí theo 2 cách:
1. Trừ phí trực tiếp ngay khi rút tiền
Ví dụ: với mức phí 4%, một người rút tiền 1 triệu đồng, NH sẽ trừ trực tiếp
4% tức người nhận sẽ nhận được (1 triệu -4%*1 triệu)
2. Tính lãi vào các kỳ sao kê tiếp theo với lãi suất (từ 20% đến 40% tùy
NH) sẽ được áp dụng ngay tại thời điểm rút thành công cho đến khi bạn
thanh toán lại đầy đủ số tiền đó (bao gồm phí và lãi suất phát sinh ).
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Lãi suất và phí tài chính
Lãi suất quá hạn: (ví dụ)
Ví dụ:
Bạn đang sử thẻ tín dụng Mastercard MC2 của VPBank
với hạn mức 50 triệu đồng. Kỳ sao kê thẻ MC2 là từ ngày
21/3 đến 20/4, ngày đến hạn thanh toán là 5/5. Lãi suất thẻ
tín dụng áp dụng tại thời điểm hiện tại là: 3,49%/tháng.
Phí rút tiền mặt của thẻ là 4% số tiền rút. Phí phạt chậm
trả 5% (min 149.000VND)
Trường hợp 1:
Ngày 25/3 bạn rút tiền mặt 10tr. Ngày 20/4 VPBank chốt
sao kê gửi vào email cá nhân với hạn thanh toán là ngày
5/5.
Khoản tiền mặt 10 triệu đã rút sẽ bị tính phí 4% và lãi suất
3,49%/tháng tính từ ngày phát sinh rút tiền mặt đến ngày
KH thực hiện thanh toán dư nợ rút tiền mặt.
Tại ngày 5/5 số tiền thanh toán là:
10+10*4%+10*(3,49%/30)*41=???
Trường hợp 2:
Ngày 21/3 bạn chi tiêu tại POS 7tr
Ngày 15/4 bạn chi tiêu tại POS 3tr
Ngày 20/4 chốt sao kê gửi vào email cá nhân của bạn với
hạn thanh toán là ngày 5/5, trong đó có Tổng dư nợ chi
tiêu trong kỳ (7tr + 3tr = 10tr) và Số tiền thanh toán tối
thiểu (5% dư nợ = 10.000.000 * 5% = 500.000)
Trường hợp 2:
- Nếu vào ngày 05/05, bạn thanh toán toàn bộ dư nợ 10tr thì
bạn sẽ không bị tính lãi.
- Nếu vào ngày 05/05, bạn chỉ thanh toán trên số tiền thanh
toán tối thiểu thì bạn phải trả thêm phần lãi suất được cập
nhật tại thời điểm 5/5 cho từng khoản chi tiêu như sau (các
khoản này nếu chưa được thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi sau
ngày 5/5/):
- Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 7tr ngày 21/3 =
3,49%/30*7.000.000*45 = 366.450 vnd
- Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 3tr ngày 15/4 =
3,49%/30*3.000.000*20 = 69.800 vnd
Trường hợp 2:
- Nếu bạn không thanh toán đủ Số tiền thanh toán tối thiểu,
sang đến ngày 6/5:
- Số tiền thanh toán tối thiểu bắt đầu bị tính Phí chậm trả =
149.000 VND. Do 5% * 500000 = 25.000 VND < 149.000 VND
Dư nợ được tính lãi như sau:
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 7tr ngày 21/3 =
3,49%/30*7.000.000*46 = 374.594 vnd
Lãi suất trên dư nợ chi tiêu 3tr ngày 15/4 =
3,49%/30*3.000.000*21 = 73.290 vnd
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Lãi suất và phí tài chính
Thứ tự thanh toán dư nợ: Dư nợ sẽ được thanh toán theo
thứ tự ưu tiên dưới đây và theo thứ tự thời gian giao dịch
được cập nhật vào hệ thống:
(1) Các khoản lãi và phí;
(2) Các khoản giao dịch rút tiền mặt;
(3) Các khoản giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Nguồn cho các khoản vay tiêu dùng
- Các khoản vay tiêu dùng cho các hàng hóa, dịch vụ giá
trị thấp có thể được cung cấp bởi ngân hàng và các công
ty tài chính
- Các khoản vay tiêu dùng cho các sản phẩm giá trị lớn
(xe hơi, căn hộ…) thường được cung cấp bởi các ngân
hàng thương mại.
3.3 Quản lý tín dụng
3.3.2 Quản lý thẻ tín dụng và vay tiêu dùng.
** Vay trả góp
• Khác với các khoản vay trả 1 lần (single-payment loan),
các khoản vay trả góp (installment loan) yêu cầu người
vay trả một khoản định kỳ một số tiền nhất định cho đến
khi hết nợ.
• Lãi suất được áp dụng có thể là lãi suất cố định hoặc thả
nổi tùy hợp đồng.
** Vay trả góp (phương pháp tính phí)
Đối với phương thức trả góp, các tổ chức tài chính thường áp dụng phương pháp số dư
giảm dần khi tính phí
** Vay trả góp (phương pháp tính phí)
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng còn áp dụng phương pháp tính lãi gộp (Add-On
Method)
- Tiền lãi được tính bằng cách áp dụng lãi suất cho số tiền vay nhân với số năm theo
công thức: I = PRT
Với:
+ I: lãi hoặc phí tài chính
+ P: số tiền vay
+ R: lãi suất (năm)
+ T: thời gian (năm) vay
Ví dụ, Minh vay 2.000 USD trong hai năm với lãi suất là 9% và được trả dần hàng
tháng. Theo công thức, chi phí tài chính là 360$ (2.000*0,09*2). Việc cộng chi phí tài
chính ($360) vào số tiền đã vay ($2.000) sẽ có tổng số tiền phải trả là $2.360. Khi số
tiền này được chia cho tổng số khoản thanh toán theo lịch trình (24 tháng), mỗi tháng
anh Minh phải trả 98,33 USD.
Thảo luận

CASE 2
CASE 3
Công việc về nhà

- Xem trước chương 10, 11, 12 giáo trình


- Thuyết trình nội dung chương 10

You might also like