You are on page 1of 4

Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng

Thẻ ATM (Automated Teller Machine) là một phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt do Ngân hàng phát hành dùng để rút tiền và thực hiện nhiều dịch vụ tài chính
khác như chuyển tiền, in sao kê... tại các máy ATM
Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận
trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực hiện
nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM, bao gồm: xem số dư tài khoản,
chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo... Hệ thống máy ATM
hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM và
tự mình thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác
Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM. Bằng cách nhập mã số cá nhân
(PIN), chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi nơi, mọi lúc,
24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Điều này có nghĩa là cùng với thẻ ATM, hệ thống
ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc,
ngoài trụ sở của ngân hàng và khả năng tự phục vụ
Theo thời gian, các tổ chức đã tự động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên một
mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều máy ATM
hơn. Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới là CIRRUS của MasterCard và
PLUS của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của các ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác
kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu

 Khái niệm về thẻ ngân hàng 


- Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các tổ chức tài chính, tín
dụng phát hành cho khách hàng. 
- Theo quan điểm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy
định tại Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
ngân hàng ban hành theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007
như sau: “Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện
giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận” 
- Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch  tự động (còn được  gọi  là ATM,  viết tắt
của Automated Teller Machine trong tiếng anh) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự
động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi
nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút
tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. 
- Tại Việt Nam, thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ
nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. chủ tài
khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có
trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0, tuy có một số ngân
hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu trong tài khoản hiện nay mức
các ngân hàng áp dụng thường là 50.000 đồng. Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có
thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tính dụng giá trị gia tăng mà các
ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin
cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản. 
- Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ sử
dụng được trên máy giao dịch tự động (ATM), bao gồm trong nó cả các loại thẻ tín dụng
(như thẻ visa, MasterCard, thẻ American Express…). Thẻ tín dụng dựa trên yếu tố hạn
mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng
một hạn mức tín dụng nhất định. Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu
trong một khoảng thời gian nào đó ( 1 tháng, 45 ngày hoặc hơn). Khách hàng có thể rút
số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo
hạn. Nếu quá hạn mức tín dụng chưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi suất cao.

Phân loại thẻ


Thẻ ngân hàng được phân loại như sau:
- Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Việc phân loại thành thẻ nội địa hay thẻ quốc tế là dựa trên phạm vi chủ thẻ có thể sử
dụng thẻ, còn về mặt tính năng thì cả thẻ nội địa hay thẻ quốc tế đều có thể là thẻ ghi nợ,
thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước.
+ Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng
tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Loại thẻ này cũng có nhiều công dụng
như những loại thẻ khác, nhưng hoạt động của nó đơn giản bởi nó chỉ do một tổ chức hay
do một ngân hàng điều hành từ việc tổ chức phát hành để xử lý trung gian, thanh toán.
Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng của mình và thương lượng với những đơn vị
cung ứng dịch vụ, hàng hóa ở địa phương chấp nhận loại thẻ này. Ngoài ra, để trong nước
còn có thể dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động.
+ Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ và sử dụng các dịch vụ ở cả trong nước và ở nước ngoài. Các thương hiệu thẻ
quốc tế đã được các ngân hàng tại Việt Nam phát hành là Visa, MasterCard, JCB,
American Express, UP. Khi có nhu cầu thanh toán trong các chuyến công tác, du lịch
hoặc phục vụ cho học tập, mua sắm ở nước ngoài thì thẻ quốc tế là một lựa chọn tiện
dụng và hiệu quả cho khách hàng.
- Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng, thẻ trả trước.
+ Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đối với loại thẻ này người sử dụng không phải ký gửi
tiền vào tài khoản tại ngân hàng nhằm đảm bảo thanh toán thẻ. Hạn mức của thẻ ghi nợ là
số dư trên tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng. Thẻ ghi nợ thường áp
dụng cho những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên. Thẻ ghi nợ còn hay
được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
+ Thẻ tín dụng (Credit Card): Là loại thẻ mà ngân hàng cho khách hàng vay tiền để
sử dụng trên tài khoản thẻ. Hạn mức của thẻ cũng chính là hạn mức tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay. Thẻ tín dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện vay
tiền của một ngân hàng.
+ Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ
chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể
“nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó.

Các hoạt động trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM
Nắm bắt sự phát triển nhanh chóng cũng như lợi ích mang lại, các NHTM Việt Nam
đã và đang ứng dụng, triển khai những công nghệ mới nhất trong hoạt động kinh doanh
nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng, đặc biệt về dịch vụ Internet, dịch vụ qua thiết bị
di động, dịch vụ thẻ. Tính đến nay, ở Việt Nam, có 65 NHTM đã cung ứng dịch vụ
Internet Banking, 35 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile Banking, hơn 60
NHTM cung ứng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, còn có rất nhiều tổ chức trung gian thanh toán có
thể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán online, phục vụ thanh toán điện tử.
Một số NHTM Việt Nam đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ thanh
toán mới, hiện đại, như: xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi
trực tiếp… để mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử.
Với sự triển khai mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi nói trên, nên hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán
có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống còn khoảng 12% hiện nay. Tỉ lệ
người dân có tài khoản tại NHTM ở mức khá cao. Tính đến cuối tháng 10/2016, đã đạt
trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân, tăng 4 lần so với năm 2010, ước tính đến cuối tháng
9/2017, đạt trên 68 triệu tài khoản. Số lượng thẻ do các NHTM phát hành cũng tăng lên
nhanh, đến nay đạt trên 110 triệu thẻ các loại, trong đó có khoảng gần 9% là thẻ tín dụng
quốc tế.
Để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong thời gian tới, với sự chủ động xây dựng,
tham mưu, đề suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngày 30/12/2016, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại
Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu cụ thể được đề án đưa ra đó là, đến cuối năm
2020, tỉ trọng Tiền mặt trên Tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Phát triển
mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận
thẻ. Đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp
đặt, với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Để đảm bảo quyền lợi
của khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán, ngày 10/01/2017, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về việc
tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ.
Trong thời gian qua, để phát triển TTKDTM, nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ
thanh toán, các NHTM đã chủ động chia sẻ về những kinh nghiệm kết nối với các đơn vị
bán lẻ và cung ứng dịch vụ để triển khai thanh toán điện tử, tạo thuận tiện và linh hoạt
hơn cho người tiêu dùng; Kết quả đạt được và những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực
này; Định hướng đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại của các NHTM trong thanh toán
điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và kỳ vọng của khách hàng; Các giải pháp
công nghệ cần thiết để bảo mật cho hệ thống của mình và bảo vệ khách hàng như thế nào

You might also like