You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
CHUYÊN ĐỀ: KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC

ĐỀ TÀI:

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT


TRONG NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC
DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN
NĂM 2017

CBGV: ThS. Đỗ Ngọc Chiến


SVTH: Quách Võ Hoàng Quyên
MSSV: 1356040066

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 6 năm 2017


2

MỤC LỤC
DẪN LUẬN .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở
VIỆT NAM .......................................................................................................... 5
1.1. Từ năm 1990 – 2013: bước đầu hình thành thông qua việc khai
quật các con tàu đắm cổ ................................................................................. 6
1.2. Từ năm 2013 – nay: bước đầu phát triển với việc thành lập các cơ
quan nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước ..................................................... 7
CHƯƠNG 2: KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC VỚI NHỮNG THÀNH TỰU
NGHIÊN CỨU NỔI BẬT TÍNH ĐẾN NĂM 2017 ........................................ 10
2.1. Khảo cổ học các con tàu đắm cổ ở Việt Nam ................................. 10
2.1.1. Tàu cổ Hòn Cau (Vũng Tàu – Côn Đảo) .................................. 10
2.1.2. Tàu cổ Hòn Dầm (Phú Quốc - Kiên Giang) ............................. 11
2.1.3. Tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ......................................... 13
2.1.4. Tàu cổ Cà Mau ............................................................................ 18
2.1.5. Tàu cổ Bình Thuận ..................................................................... 19
2.1.6. Tàu cổ Bình Châu/ Châu Thuận Biển (Quảng Ngãi) .............. 21
2.2. Khảo cổ học hàng hải với những hoạt động thương mại trên biển
và các trận thủy chiến trong lịch sử Việt Nam ........................................... 26
2.2.1. Các cảng, hải cảng cổ .................................................................. 26
2.2.2. Bãi cọc Bạch Đằng ...................................................................... 29
2.3. Khảo cổ học biển - đảo: Biển Đông và các đảo gần bờ - xa bờ ..... 31
2.3.1. Dấu tích hoạt động của cư dân ở Biển Đông ............................ 32
2.3.2. Các cuộc khai quật ở các đảo..................................................... 33
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM ............................................. 34
3.1. Về mức độ đóng góp khoa học ......................................................... 34
3.2. Về đội ngũ chuyên gia và phương tiện kỹ thuật ............................. 38
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43
PHỤ LỤC ẢNH ................................................................................................. 46
3

DẪN LUẬN
Khảo cổ học là khoa ho ̣c trẻ, ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, với nền tảng
hình thành chính từ tri thức khoa học tự nhiên: Địa lý học - James Hutton; Địa
chất học – Charles Lyell; Sinh học – Charles Darwin và được đánh dấu bằng hai
sự kiện nổi bật, một ở Đan Mạch và một ở Anh. Cống hiến của Đan Mạch đó là
lý thuyết về "Ba thời đại" đồ đá - đồ đồng - đồ sắt của J. Thomsen trong phân
loại, sắp xếp theo tuổi - thời gian của chất liệu hiện vật công cụ hay vũ khí. Gắn
với nước Anh lại là phương pháp địa tầng => Khảo cổ học truyền thống: đất liền
Tuy nhiên, trên bề mặt trái đất thì đại dương lại chiếm ¾ diện tích so với lục
địa và vào đầu công nguyên thì hoạt động thương mại trên biển phát triển rất
mạnh với những thương cảng, tàu thuyền và hàng hóa trao đổi… hình thành
những lộ trình thương mại “con đường tơ lụa trên biển”, phản ánh sự giao lưu,
trao đổi giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. Mặt khác, sự biến động của môi
trường với các hoạt động tân kiến tạo, nâng lên hạ xuống của các mảng lục địa,
hiện tượng biển tiến, biển lùi, sóng, bão… trong thế cánh tân và toàn tân của Kỷ
đệ tứ cũng tác động mạnh mẽ đối với di tích, di vật: nhiều di tích bị nhấn chìm
dưới nước, các con tàu bị đắm giữa đại dương… Do đó, bên cạnh khảo cổ học
truyền thống thì đòi hỏi khảo cổ học phải có một phân ngành đặc biệt chuyên
nghiên cứu về những di sản văn hóa dưới nước – Khảo cổ học dưới nước, Khảo
cổ học hàng hải.
Khảo cổ học dưới nước là một bộ phận của khảo cổ học hoạt động trong môi
trường dưới nước, bắt đầu từ các hoạt động khảo cổ ở Thụy Sĩ vào khoảng giữa
thế kỷ XIX và phát triển mạnh từ giữa thế kỷ XX đến nay, với đặc trưng là chuyên
điều tra, khai quật các di tích, di vật ở dưới nước như đáy hồ, đáy sông, đáy biển,
di chỉ phù sa, di chỉ đất liền đã chìm dưới nước, những hải cảng, thành phố, những
lãnh thổ đã bị ngập do biến đổi của tự nhiên. Nói cách khác, khảo cổ học dưới
nước nghiên cứu về đời sống, hành vi, văn hóa của con người trong quá khứ thông
qua những tài liệu vật chất tìm thấy ở dưới nước – di sản văn hóa dưới nước.
4

Việt Nam có nguồn di sản văn hóa dưới nước dồi dào, đặc biệt là các di tích
tàu đắm và nguồn di sản đó đang đứng trước nguy cơ bị phá hoại nghiêm trọng.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khai quật Khảo cổ học dưới nước đang được đặt ra
một cách cấp thiết nhằm khai thác, bảo vệ nguồn di sản văn hóa quý giá này. Đặc
biệt, tình hình tranh chấp biển Đông trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp
thì việc đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu di sản văn hóa biển sẽ giúp chúng ta có
nhiều bằng chứng về chủ quyền biển đảo góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước
một cách thuyết phục hơn [4]1.
Ở Việt Nam, Khảo cổ học dưới nước chỉ mới hoạt động vào những năm đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX, được xem là “sinh sau, đẻ muộn” so với khảo cổ học
dưới nước của thế giới nhưng với những tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước,
điều kiện tự nhiên và vị trí “tiền đồn” trên tuyến đường thương mại biển,… nên
rõ ràng khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn đối với việc tăng
cường nhận thức về quá khứ cũng như cung cấp tư liệu, chứng cứ khảo cổ học
cho việc giải thích, trưng bày và du lịch văn hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Dù chỉ mới hoạt động trong gần 30 năm (1990 – 2017) nhưng khảo cổ học
dưới nước Việt Nam vẫn đạt được những điểm sáng trong việc nghiên cứu di sản
văn hóa dưới nước, góp phần phục dựng lại lịch sử nhân loại trong trường kì nhân
hóa nói chung và lịch sử hàng hải nói riêng.
Do đó, đề tài này chủ yếu tập trung hệ thống lại “Những thành tựu nổi bật
trong nghiên cứu khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam tính đến năm 2017”, cũng
như mở rộng bàn về những vấn đề còn hạn chế trong việc phát huy những thành
tựu nghiên cứu khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam.

1
http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-mot-so-kinh-nghiem-tu-han-quoc
5

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC


Ở VIỆT NAM
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá
ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ và hoạt động trên biển đã diễn ra vào đầu công nguyên
(hơn 2.000 năm về trước); cùng với một hệ thống sông, hồ chằng chịt trên đất
liền, trong đó đáng chú ý là hệ thống sông Hồng ở phía Bắc và hệ thống sông Mê
Kông ở phía Nam [Hình 1 -2].
Mặt khác, Việt Nam cũng nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á (từ cổ xưa
đã có vị trí “tiền đồn” giữa hai thế giới văn minh Trung Hoa và Ấn Độ): ở phía
đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và
Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển
Đông với vị trí là “ngã tư của các dân tộc và văn minh, của các đường hàng hải”
(giữa một bên là Châu Âu và Viễn Đông, và bên kia là giữa Nhật Bản và các “con
rồng Châu Á”). Việt Nam được coi là cửa ngõ thông thương của khu vực Đông
Nam Á, nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại biển quốc tế “con
đường tơ lụa trên biển” nên biển Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong mối
quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa với các nước trên thế giới thông qua sự
giao lưu Đông – Tây [Hình 3].
Đồng thời, so với các nước các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
có truyền thống sản xuất tơ lụa và gốm sứ lâu đời, phát triển nhất. Nước ta lại là
đất nước có nhiều lâm, hải sản, hương liệu quý giá. Những nguồn hàng này là
những mặt hàng quan trọng trên con đường thương mại đã kích thích các lái buôn
nước ngoài tìm đến thị trường Việt Nam, mở ra viễn cảnh giao lưu kinh tế - văn
hóa [5]2.
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương nên Việt Nam có tiềm năng khảo cổ học rất lớn, gồm

2
Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp
chí Di sản Văn hóa số 2/ 2014: http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-
50cf00427ebc.
6

những loại hình di tích chìm ngập có niên đại từ hàng chục nghìn năm trước, cảng
và thương cảng có niên đại ít nhất 2.000 năm trước công nguyên, di tích tàu đắm
có nguồn gốc địa phương ở khu vực từ thế giới Ả Rập, Trung Quốc và những
quốc gia thương mại khác như Bồ Đồ Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Mỹ,
Nhật Bản và Anh…
=> Đây chính là những cơ sở, tiềm năng cho việc nghiên cứu khảo cổ học
dưới nước ở Việt Nam với 2 giai đoạn nghiên cứu chính:
1.1. Từ năm 1990 – 2013: bước đầu hình thành thông qua việc khai
quật các con tàu đắm cổ
Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam thực sự bắt đầu kể từ cuộc khai quật tàu
cổ Hòn Cau thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Mặc dù rằng, trong
cuộc khai quật lần đầu tiên này thậm chí còn không có sự đóng góp của các nhà
khảo cổ học Việt Nam, nhưng đó là sự khởi đầu cho việc nghiên cứu khảo cổ học
dưới nước một cách hệ thống, khoa học trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Trong giai đoạn này, tại vùng biển Việt Nam đã phát hiện và khai quật 5 con
tàu cổ lớn: Hòn Cau (1990 - 1991); Hòn Dầm (1991); Cù Lao Chàm (1997-1999);
Cà Mau (1998-1999); Bình Thuận (2001-2002).
Ở vùng sông thì đã hợp tác với viện Khảo cổ học hàng hải Mỹ tiến hành
khảo sát bãi cọc trên sông Bạch Đằng, các thương cảng cổ ở Vân Đồn, Thị Nại….
Ngoài ra, ở những điểm mới phát hiện di tích khảo cổ học dưới nước thì các cơ
quan, tổ chức cũng tiến hành các cuộc trục vớt quy mô nhỏ.
Từ năm 2004 – 2007: phát hiện ra nhiều dấu tích của các con tàu đắm cổ, đồ
gốm sứ có nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam ở vùng biển Kiên Giang,
Cà Mau, Vũng Tàu…
Từ năm 2008 - 2013, với 6 mùa điền dã nghiên cứu, tập huấn, cố kết cộng
đồng đã được tiến hành ở Việt Nam bởi một nhóm những nhà nghiên cứu, trợ lý
nghiên cứu, sinh viên, đào tạo viên quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao
gồm những chuyên gia khảo cổ, khảo sát, nghiên cứu địa vật lý, cảnh quan môi
trường cổ, nghiên cứu ký ức đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc,
7

Canada, Nhật Bản và Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Viện Khảo
cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và những đối tác khác như các
trường đại học, tổ chức phi chính phủ, cá nhân, tổ chức chính quyền Trung Ương
và địa phương. Chương trình này nghiên cứu và tăng cường ý thức cộng đồng về
khảo cổ học biển, di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam. Nó bao gồm các khóa
tập huấn của Hội Khảo cổ học Hàng hải, tăng cường năng lực về khảo cổ học
dưới nước, nâng cao ý thức của cồng đồng về di sản văn hóa dưới nước và phát
triển những cách tiếp cận đa ngành [6]3.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, chúng ta đã có sự phối hợp với quốc tế tiến
hành nghiên cứu khảo cổ học dưới nước nhưng chủ yếu công việc khai quật là do
các thợ lặn nước ngoài hoặc trong nước tiến hành chứ chưa thực sự có các nhà
khảo cổ học dưới nước, đặc biệt là các nhà khảo cổ học Việt Nam với các trang
thiết bị chuyên dụng và kỹ năng khai quật khảo cổ học dưới nước tiến hành.
1.2. Từ năm 2013 – nay: bước đầu phát triển với việc thành lập các
cơ quan nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước
Năm 2013, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho phép Viện
Khảo cổ học thành lập bộ phận khảo cổ học dưới nước và xây dựng đề án từng
bước hình thành ngành khảo cổ học dưới nước nhưng do nguồn nhân lực của
ngành vẫn còn yếu, cơ sở vật chất và trang thiết bị không có, kinh phí để chủ động
khai quật, khảo sát không có nên bước đầu chỉ mới thành lập Phòng Nghiên cứu
Khảo cổ học dưới nước => Đánh dấu giai đoạn phát triển mới của khảo cổ học
dưới nước Việt Nam với việc đào tạo đội ngũ cán bộ, các nhà khảo cổ học Việt
Nam chuyên nghiên cứu di sản văn hóa dưới nước ở chính quốc gia mình.
Tháng 7 năm 2013, Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước được thành
lập do TS. Lê Thị Liên làm Trưởng phòng. Đây là dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở
cho các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế, trong các chương trình nghiên
cứu, đào tạo, xây dựng năng lực cho ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam.

3
PGS. Mark Staniforth (2014), Phát biểu chào mừng in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước
ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”.
8

Năm 2014, những hoạt động nghiên cứu khảo cổ học dưới nước có sự hợp
tác quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ ở Hà Nội và 3 tỉnh ven biển ở miền Bắc
và miền Trung là Quảng Ninh, Nghệ An và Quảng Nam. Chương trình hợp tác
này với Dự án nghiên cứu chiến trường Vân Đồn và Bạch Đằng hằng năm nhằm
giúp Việt Nam trong nổ lực bảo tồn, bảo vệ, nghiên cứu di sản văn hóa dưới nước,
nâng cao năng lực bằng cách xây dựng một đội ngũ những nhà khảo cổ học biển
có kinh nghiệm được đào tạo bài bản.
Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ngãi tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về khảo cổ học dưới nước “Khảo cổ học
dưới nước Việt Nam và Đông Nam Á: hợp tác và phát triển,” thu hút được nhiều
quốc gia tham gia và được lựa chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ tiêu
biểu năm 2014 [Hình 4].
Trong giai đoạn 2014 - 2016, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với các
nhà khảo cổ học Australia, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp
quốc tổ chức chương trình tập huấn quốc tế về khảo cổ học dưới nước: Tháng 6
năm 2015, Khóa đào tạo huấn luyện về khảo cổ học dưới nước đầu tiên (PADI
Open Water SCUBA) được diễn ra tại Hội An, Quảng Nam [Hình 5 – 6].
Năm 2016, Việt Nam đã chính thức có Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học
dưới nước ở Hội An với tất cả các cán bộ đã được đào tạo cơ bản ở nước ngoài,
có khả năng làm việc dưới nước với thiết bị kỹ thuật chuyên dụng ở độ sâu 20m
so với mặt nước và tổ chức nhiều chương trình khảo sát di sản văn hóa dưới nước,
với nhiều phát hiện mới: Chương trình khảo cổ học hàng hải Việt Nam đã tiến
hành một loạt các hoạt động khảo sát nghiên cứu tại các di tích nằm trong khu
vực cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Đầm Lải, khu vực dọc sông Bạch Đằng (Hải
Phòng) và các mảnh tàu đắm Châu Tân, khu vực biển Bình Châu (Quảng Ngãi)
→ Đợt khảo sát đã xác định những khu vực tiềm năng để mở các hố khai quật
cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo. Khu vực biển Bình Châu cần được tiếp tục
nghiên cứu khảo sát bằng các phương pháp không tác động của khảo cổ học dưới
nước...
9

Tháng 1 năm 2017, hội thảo quốc tế lần 2 về khảo cổ học dưới nước được
tổ chức tại Hội An (Quảng Nam) với chủ đề “Bảo tồn di sản khảo cổ học dưới
nước vì lợi ích cộng đồng” để chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia [4]4. Hội
thảo này đã thảo luận và chia sẻ bài học bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
dưới nước, các vấn đề kỹ thuật và phương pháp thực hiện khảo cổ học để các
chuyên gia Việt Nam có thêm kinh nghiệm áp dụng trong thời gian đến [Hình 7].
Công tác nghiên cứu khảo cổ học dưới nước vẫn còn một chặng đường dài
ở phía trước nhưng tính đến thời điểm năm 2017 thì khảo cổ học dưới nước ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức nổi bật, một thành tích đáng khen
ngợi trong điều kiện “sinh sau, đẻ muộn” so với thế giới, với xuất phát điểm của
khảo cổ học dưới nước “ba không” (không người, không tiền, không cơ sở vật
chất – kĩ thuật) của Việt Nam.

4
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/nghien-cuu-lap-ho-so-cac-di-chi-khao-co-duoi-
nuoc-o-viet-nam.html
10

CHƯƠNG 2: KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC VỚI NHỮNG THÀNH


TỰU NGHIÊN CỨU NỔI BẬT TÍNH ĐẾN NĂM 2017
2.1. Khảo cổ học các con tàu đắm cổ ở Việt Nam [Hình 8]
2.1.1. Tàu cổ Hòn Cau (Vũng Tàu – Côn Đảo)
Vào năm 1990, tại vùng biển Hòn Cau (Vũng Tàu) với tọa độ 08°38’15’’ vĩ
Bắc, 108°48’50’ kinh Đông đã phát hiện ra xác tàu đắm nằm sâu dưới 40 mét
nước và chìm sâu dưới lớp cát từ 0.6m đến 1m, cách hòn đảo Hòn Cau khoảng
15km [4: 62]5 với tên gọi là “Tàu đắm Hòn Cau” hay “Tàu đắm Vũng Tàu”.
Tàu được khai quật từ năm 1990 – 1991 do công ty Visal (Liên hiệp trục vớt
cứu hộ thuộc Bộ giao thông - Vận tải) phối hợp với công ty Hallstrom Holdings
Oceanic của Thụy Điển, đặc biệt là sự tham gia khai quật của chuyên gia khảo cổ
học dưới nước người Úc Michael Flecker [Hình 9 - 11].
Qua cuộc khai quật thu được 63.856 hiện vật gồm có: 28.556 đồ gốm; 34.710
đồ sứ; 70 đồ đá; 448 đồ đồng; 18 đồ gỗ; 25 hiện vật chất liệu khác và 39 mẫu vật
[Hình 12 - 14]. Tất cả số hiện vật này đã được xử lý bảo quản, kiểm kê, phân
loại, đăng ký, chụp ảnh, làm lý lịch một cách rất công phu [4: 293]6.
Về niên đại: dựa trên hiện vật gốm và các hiện vật khác có chữ Hán như
23,5 đồng tiền Vạn Lịch thông bảo (1573 – 16190); 1 đồng tiền Thuận Trị thông
bảo (1644 – 1661) và 4 đồng tiền Khang Hy thông bảo (1662 – 1722); một thỏi
mực hình khối tứ giác ở mặt bên còn đọc được hai chữ Hán “Canh Ngọ”,… Nếu
lấy niên hiệu Khang Hy là niên hiệu muộn nhất của những đồng tiền để định niên
đại cho con tàu, thì năm Canh Ngọ trong niên hiệu Khang Hy là năm 1690 [4]7.
Về mặt nguồn gốc: phần lớn vật dụng sinh hoạt mang theo, dùng vào việc
nấu nướng, bếp núc, như cối giã tiêu bằng đá, cối xay bột, mắm cá, quả hồng khô,
cùng các bếp lò nhỏ nhắn với nồi nấu cơm bằng đất hoặc đồ dùng thiết thân khác

5
Nguyễn Quốc Hùng (1992), Khai quật kho tàng cổ dưới đáy biển Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 83/1992, tr. 62.
6
Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ khảo
cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 293.
77
Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ
khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 294.
11

như mực tàu, con dấu chữ triện, que ráy lỗ tai, khuy áo tròn, hộp đồng, tiền đồng...
đều có nguồn gốc Trung Hoa vào thời nhà Thanh => Tàu đắm Hòn Cau là tàu
buôn Trung Hoa.
Về các mối liên hệ thương mại: trong các hiện vật thu được thì đồ gốm sứ
chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc với những yếu tố bản xứ từ lò Cảnh Đức
Trấn, Đức Hóa… và những yếu tố ngoại nhập, theo phong cách châu Âu như các
loại bình lọ, cố, đài… trang trí cung điện, lâu đài, hình người kéo đàn vĩ cầm…;
Còn đồ đồng với 2 khẩu thần công và 3 khẩu súng hiệu, đồng hồ đo thời gian
bằng ánh sáng mặt trời…được sản xuất ở châu Âu.
→ Điều đó, cho thấy sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa, thương mại châu
Âu vào Trung Quốc; đồng thời cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của đồ sứ xuất
khẩu Trung Quốc thời kì đó: Tàu xuất phát từ một thương cảng nào đó ở miền
Nam Trung Quốc để hành trình đến một quốc gia châu Âu xa xôi.
Về nguyên nhân đắm tàu: một phần gỗ mạn bé tìm thấy có dấu vết cháy
còn than cho phép người ta đoán tàu chìm do hỏa hoạn bất ngờ. Đặc biệt, không
tìm thấy hài cốt của người nào trong lớp cát phủ trên boong và buồng tàu, hoặc
quanh di tích đã khoanh vùng, nên có khả năng tàu cháy chậm, các thủy thủ may
mắn được cứu thoát vào bờ, bỏ lại sau lưng hàng hóa chìm dưới nước [5]8.
Về giá trị: những sưu tập tiêu biểu, với nhiều độc bản, lựa chọn đưa về giữ
tại các bảo tàng. Số còn lại gồm 18 mặt hàng với số lượng 28.000 món được quyết
định đưa ra thị trường quốc tế. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bán đấu giá cổ vật ở
nước ngoài thu tổng cộng 6.700.000 USD [5]9
2.1.2. Tàu cổ Hòn Dầm (Phú Quốc - Kiên Giang)
Tàu đắm Hòn Dầm hay tàu cổ Phú Quốc bị đắm tại vùng biển Hòn Dầm, xã
An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang, ở độ sâu hơn 10m. Từ trước năm 1975, tàu đắm

8
Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp
chí Di sản Văn hóa số 2/2014: http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-
50cf00427ebc.
9
Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp
chí Di sản Văn hóa số 2/2014: http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-
50cf00427ebc.
12

cổ này đã được ngư dân Kiên Giang phát hiện nhưng mãi đến tháng 5/1991, ban
chỉ đạo trục vớt tàu cổ mới được thành lập và tiến hành khai quật con tàu đắm
này [Hình 15]: tàu có bề ngang 7m, dài gần 30m, phần có nhiều khoang hầm ở
giữa tàu, mỗi khoang rộng 1,8m, gỗ dưới đáy tàu còn chắc, gốm vỡ và san hô
phân bố rải rác trên mặt biển. Đồ gốm phía trên phần lớn bị hàu đóng kết lại thành
khối [4]10.
Do chưa thực sự được tiến hành khai quật theo phương pháp khảo cổ học
nên chỉ có thể nghiên cứu chủ yếu về gốm sứ với hơn 15.000 hiện vật [Hình 16
-17]:
- Về loại hình: hầu hết thuộc gốm gia dụng gồm bát, đĩa, tô, chén, tráng men
nhẹ lửa…
- Về men: chủ yếu là gốm men màu đơn sắc, men chảy như xanh ngọc, chì,
đồng, ngà, da lươn…
- Về xương gốm: xương đất màu hồng xám là đặc trưng của gốm
Sawankhalok, Suphanburi (Thái Lan) có niên đại vào khoảng thế kỷ XV – XVI
[Hình 18 – 23].
- Về trang trí: chủ yếu là kỹ thuật khắc chìm, in vào xương đất và phủ men
bên ngoài.
Ngoài ra, còn có các hiện vật khác như “một số đồng tiền hình tròn ở giữa
có lỗ vuông, một mặt đúc nổi chữ Hán, một số đồng đọc được các dòng chữ:
Hoàng Tống thông bảo (tiền đời Tống), Tường Phù thông bảo (tiền đời Tống),
Chí Nguyên thông bảo (thiền đời Nguyễn) và muộn nhất có đồng Vĩnh Lạc thông
bảo đời vua Minh Thành Tổ (1403 – 1424), đều là tiền Trung Quốc” [4]11.
Về niên đại của tàu đắm: dựa trên đặc trưng gốm thuộc dòng gốm
Sawankhlok (Thái Lan) niên đại khoảng thế kỷ XV – XVI. Trong đó, “có một
chiếc bát men trắng vẽ lam đề tài ngựa đứng dưới cây dương liễu ở thành ngoài

10
http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Hoat-dong-cua-bao-tang/2008/08/3A92F92/
11
Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ
khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 295.
13

của bát và trong lòng bát vẽ chim đậu trên cành hoa trong một vòng tròn. Kết hợp
với sự có mặt của những đồng tiền Vĩnh Lạc thông bảo ta có thể định một khung
niên đại hẹp hơn cho tàu đắm Hòn Dầm chin ở vùng biển Phú Quốc vào thế kỷ
XV” [4]12.
Về nguồn gốc: do không được khai quật bài bản và toàn bộ hiện trường di
chỉ bị phá hủy nghiêm trọng nên các thông tin về cấu trúc và chủ nhân con tàu
không thể xác định được một cách chắc chắn nhưng dựa trên hiện vật gốm thì có
2 khả năng:
- Tàu chở đồ gốm xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan thế kỷ XV;
- Hoặc là chiếc tàu buôn của người Trung Quốc chở đồ gốm Thái Lan xuất
khẩu.
2.1.3. Tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Trong quá khứ, Cù Lao Chàm từng là địa chỉ được đánh dấu đậm nét trên
bản đồ hàng hải quốc tế ven biển Đông, là điểm dừng chân quen thuộc của thương
thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên những chuyến hải
trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lựa, gốm sứ trên biển.
Cụm đảo Cù Lao Chàm có vị thế địa lý lý tưởng, khoảng cách giữa đảo với
đất liền tạo nên một khoảng không gian cửa sông - ven biển tạo nên vùng sinh
thái đa dạng, phong phú. Nhiều thế hệ cư dân kế tục nhau sinh sống nơi đây đã
xây dựng nên một truyền thống văn hóa vừa mang những nét chung của dân tộc
vừa mang những nét riêng, độc đáo của cư dân vùng biển đảo.
Vào những năm đầu 90 của thế kỷ XX, một ngư dân ở Hội An, Quảng Nam
ra khơi kéo lưới vớt được một số đồ gốm hoa lam cổ tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Để hoàn tất được cuộc khảo sát và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, các
cơ quan chuyên môn đã bắt đầu làm thủ tục từ năm 1994.
Quá trình khảo sát và khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm được triển khai thành
6 đợt: 3 đợt khảo sát vào năm 1997, 1 đợt tiền khai quật năm 1997 và 2 đợt khai

12
Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ
khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 295.
14

quật trong các năm 1998, 1999 => mất 3 năm (1997 – 1999) mới có thể tiến hành
khai quật toàn diện, khoa học tàu đắm Cù Lao Chàm [Hình 25 – 28].
Năm 1997, được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thông tin, các đơn vị chức
năng gồm Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Trung tâm khảo
cổ học trường Đại học Oxford (Anh) và công ty Visal mới tiến hành khảo sát, xác
định vị trí bị đắm chính xác của con tàu cổ.
Sau 3 đợt khảo sát đã xác định được tàu đắm nằm ở vùng biển Cù Lao Chàm
(Hội An, Quảng Nam) với tọa độ: 16°00’ - 16°08’ vĩ Bắc đến 108°27’- 108°32’
kinh Đông, ở độ sâu 72m so với mực nước, cách Cù Lao Chàm 15 km về hướng
Bắc [5]13 [Hình 24]. Từ đó, tiến hành khai quật và nhận diện được những đặc
trưng cơ bản sau đây:
* Hiện trạng của tàu đắm trước khi khai quật: tàu đắm cổ bị vùi dưới
đáy biển. Do bị ngâm lâu dười biển, bị hà phá hủy cộng thêm sự cào quét của lưới
ngư dân cho nên bề bặt tàu đã bị phá hủy nhiều. Sau khi hút hết bùn cát và lấy
dần dị vật, xác con tàu lộ ra và nằm theo hướng Đông – Tây và nghiêm từ phía
Bắc xuống phía Nam [5: 549]14.
* Về cấu trúc tàu: Tàu dài 29,4m, nơi rộng nhất là 7,2m, được làm hoàn
toàn bằng loại gỗ Tếch chuyên được dùng để đóng tàu, dày 10cm; Lòng tàu chia
thành 19 khoang được phân chia bởi các thanh dầm gỗ được kéo rất xít sao, chặt
chẽ nhằm mục đích không để nước từ khoang này chảy qua khoang khác; tàu nằm
dưới 1 đụn cát cao 3m, mũi quay về phía Đông; phần đuôi tàu quay về hướng Tây
do khi khai quật ở đây người ta đã phát hiện ra được nhiều đồ dùng của thủy thủ
đoàn như chảo, ấm, nồi bằng đồng [3: 549]15.
* Về hiện vật: Chỉ tính riêng số hiện vật không bị vỡ hoặc bị vỡ ít, cuộc
khai quật này đã thu về được trên 240.000 hiện vật bao gồm đồ gốm men, đồ

13
http://www.dulichculaocham.com.vn/khai-quat-tau-co-o-bien-cu-lao-cham
14
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 549.
15
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 549.
15

sành, đồ gỗ, đồ đá và di cốt của người [1:549]16. Trong đó, đồ gốm chiếm số
lượng lớn nhất (gốm Việt Nam, một ít gốm Trung Quốc, Thái Lan, Gò Sành –
Chăm) với “gốm Việt Nam chiếm số lượng khoảng 95% hiện vật” [4:58]17 khai
quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm [Hình 29 – 37].
- Toàn bộ số đồ gốm Việt Nam ở trên con tàu khi được đem so sánh với
những đồ gốm phát hiện trên đất liền thì nhìn chung đa số đều thấy tương tự như
các loại hình đã tìm thấy ở các lò gốm cổ Hải Dương, cụ thể là khu lò gốm Chu
Đậu – Mỹ Xá (Thái Tân, huyện Nam Thanh). Ngoài ra, đồ gốm còn có thể ở các
lò lân cận khu vực Hải Dương. Khi khai quật Hoàng Thành Thăng Long thì đã
tìm thấy các loại hình hiện vật tương tự và đã chứng minh một số hiện vật trong
con tàu đắm này có nguồn gốc từ lò gốm ở trong Hoàng Thành Thăng Long [5]18.
- Gốm Trung Quốc: chủ yếu là đồ gốm hoa lam và gốm men ngọc “thuộc
thế kỷ XV là sản phẩm của lò gốm ở Cảnh Đức Trấn (men trắng vẽ lam), Long
Truyền (men ngọc)” [4: 568]19.
- Gốm Thái Lan: chủ yếu là đồ sành men nâu đen, lọ men ngọc;
- Gốm Chăm: vài đồ gốm nhỏ là sản phẩm từ lò gốm Gò Sành (Bình Định).
Đặc biệt, về di cốt người: trên tàu phát hiện ra 11 di cốt mà theo Nguyễn
Lân Cường giám định thì đặc điểm nhân chủng gần gũi với người Thái [4: 550]20
và “Phần lớn đồ dùng và đồ cất trữ của thủy thủ trên tàu (các loại chum, vò trang
men đen…) đều được sản xuất ở Thái Lan”[1:551]21.
* Về nguồn gốc và chủ nhân:

16
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 549.
17
Bùi Minh Chí (2003), Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “Con đường gốm sứ trên biển”, Tạp chí Khảo cổ
học, số 5/2005, tr. 58.
18
Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp
chí Di sản Văn hóa số 2/2014: http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-
50cf00427ebc.
19
Lê Thanh Hà (2000), “Nhóm đồ sứ Trung Quốc trên con tàu cổ Cù Lao Chàm tàng trữ tại bảo tàng Lịch Sử
Việt Nam”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 568.
20
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 550.
21
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 551.
16

Xét về mặt cấu trúc, tàu cổ Cù Lao Chàm có những nét tương đồng với các
con tàu cổ Trung Quốc hoặc Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
Căn cứ vào xét nghiệm chất liệu gỗ thì loại gỗ Tếch được dùng để đóng tàu
cổ Cù Lao Chàm từ khoảng thế kỷ XVIII trở về trước, chỉ có ở khu vực Ấn Độ,
Thái Lan, Myanmar và Lào [1:550]22. Khả năng cao nhất là tàu cổ Cù Lao Chàm
được đóng ở Thái Lan vì những lý do:
- Theo thư tịch cổ, thế kỷ XVI – XVI, Thái Lan có quan hệ buôn bán, phát
triển thương mại rất mạnh.
- Đặc điểm nhân chủng di cốt người trên tàu (người thiếu nữ) gần gũi với
người Thái.
- Gỗ ở tàu cho thấy chúng được ghép nối và được cố định chắc chắn bởi
những chiếc chốt cá bằng gỗ theo chiểu đứng. Việc đóng tàu của khu vực Đông
Nam Á theo truyền thống có sử dụng ván thân tàu chốt vào khung, vì vậy tránh
được hiện tượng dùng đinh => Việc đóng thân tàu cho thầy các đặc tính chắc
chắn không phải là của Trung Quốc đóng “đây là loại lai tạo thuyền mành của
Nam Trung Quốc, đặc biệt là châu Á và cách sử dụng hai kỹ thuật đóng đinh và
cài chốt. Loại tàu này vẫn còn duy trỳ những vách ngăn được hàn kín, một đặc
trưng riêng biệt của thiết kế tàu Trung Quốc. Chiếc tàu đắm ở Hội An rất phù hợp
với nhóm tàu này” [6:563]23.
- Sự hiện diện của các vật đựng vôi có liên quan đến việc ăn trầu, một tập
quán của người Đông Nam Á => tàu được điều khiển bởi một đội thủy thủ của
khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt sự hiện diện của các loại vò sành được tráng men
cỡ lớn, trục vớt được từ boong phía trên của con tàu (cho thủy thủ dùng, chứ
không dùng đựng hàng hóa). Chúng được sản xuất từ Thái Lan, và phần lớn có
liên quan đến các lò gốm Ban Rachan ở tỉnh Singburi, miền trung Thái Lan, nơi
phục vụ các con tàu hoạt động bên ngoài kinh đô Ayuthaya. Một số khác có thể

22
Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, tr. 550.
23
John Guy, “Gốm Việt Nam và tầm quan trọng của đồ gốm ở tàu đắm Hội An”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt
Nam, tập 2, tr. 563.
17

là từ vùng Si Satchanalai của miền trung phía bắc Thái Lan → Thủy thủ trên
thuyền là người Thái, và hoạt động bên ngoài cảng Xiêm, rất có khả năng là từ
kinh đô Aytthaya [1:561]24.
- Từ thế kỷ XV đến trước thế kỷ XVIII, ở Thái Lan có khu vực đóng tàu
thuyền buôn chuyên dụng ở vùng Chantaburi.
=> Tàu đắm Cù Lao Chàm được đóng và có hành trình xuất phát từ
Thái Lan.
* Niên đại: vì không có tài liệu ghi chép niên đại tuyệt đối của con tàu cho
nên phải dùng phương pháp so sánh tổng hợp. Kết quả qua việc phân tích gỗ đóng
tàu, tiền đồng, hoa văn trên đồ gốm và các tài liệu thành văn cho thấy con tàu
được đóng vào khoảng thế kỷ XV.
Hành trình của con tàu và nguyên nhân đắm tàu: có khả năng là tàu do
người Xiêm chế tạo, hoạt động trên con đường từ kinh đô Aytthaya (Thái Lan) –
Đông (Việt Nam), dành những tháng mùa xuân và mùa hè (giám định thực vật và
hoa quả ở Việt Nam trên tàu) ở khu vực châu thổ sông Hồng, có lẽ là tại đây một
cảng gần sông – cảng quốc tế Vân Đồn (dựa theo sử liệu), nơi nó đã mua và chất
lô hàng lớn với các đồ gốm tráng men chất lượng cao [1:564]25.
Đến đầu mùa thu, khi kết thúc chuyến hàng và bắt đầu hành trình trở về nhà,
đi ngang qua ngoài khơi Cù Lao Chàm, gặp thời tiết xấu (bão vào tháng 6 – 7) và
chở quá nặng (khoảng 400.000 đồ gốm các loại của Chu Đậu - Mỹ Xá (Hải
Dương) vào thời Lê (khoảng giữa thế kỷ XV); gốm Trung Quốc, Thái Lan,
Chăm… và các loại hàng hóa khác [5]26.
Với cuộc khai quật con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, lần đầu tiên ở Việt Nam
đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước lớn nhất, quy mô nhất, tốn
kém nhất, gian khổ nhất và lâu dài nhất nhưng cũng thu được kết quả to lớn. Cuộc

24
John Guy, “Gốm Việt Nam và tầm quan trọng của đồ gốm ở tàu đắm Hội An”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt
Nam, tập 2, tr. 561.
25
John Guy, “Gốm Việt Nam và tầm quan trọng của đồ gốm ở tàu đắm Hội An”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt
Nam, tập 2, tr. 564.
26
http://www.dulichculaocham.com.vn/khai-quat-tau-co-o-bien-cu-lao-cham
18

khai quật đã thu hút hàng trăm chuyên gia khảo cổ học, chuyên viên kỹ thuật hàng
đầu ở trong nước và 13 quốc tịch khác nhau trên thế giới [5]27.
Thông qua khai quật “Con tàu đắm Cù Lao Chàm” đã góp một bằng chứng
vô cùng sinh động vào việc nghiên cứu giao thương quốc tế trên vùng biển Việt
Nam trong lịch sử; góp phần tìm hiểu “Con đường tơ lụa trên biển” ở vùng biển
Việt Nam. Bên cạnh những ý nghĩa đó, cuộc khai quật tàu đắm còn bổ sung nhiều
tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước nhà. Nghề sản xuất gốm sứ
xuất khẩu thế kỷ XV – XVI, phát triển mạnh cho thấy sự nhanh nhạy nắm bắt cơ
hội thúc đẩy nền kinh tế đất nước của các vị vua đầu triều Lê, đồng thời tỏ rõ các
chính sách kinh tế độc lập của nước ta thời đó.
2.1.4. Tàu cổ Cà Mau
Tàu cổ Cà Mau đắm chìm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Cà Mau [Hình 38]
được ngư dân phát hiện nhưng đặc biệt ở chỗ đây là cuộc khai quật đầu tiên do
chính Việt Nam đứng ra chỉ đạo công tác khai quật khảo cổ học dưới nước: “Cuộc
khai quật khảo cổ học dưới nước tàu cổ Cà Mau là cuộc khai quật hoàn toàn do
kinh phí trong nước, với đội ngũ chuyên gia khảo cổ học và kỹ thuật Việt Nam
đảm nhiệm thực hiện trong năm 1998 – 1999” [3:12]28.
Tổng hiện vật khai quật, thu hồi từ tàu cổ Cà Mau lên đến hơn 130.000 hiện
vật, chưa kể mảnh vở, hiện vật khác đã bị khai thác trái phép, buôn bán lưu lạc
trên nhiều tỉnh thành trong nước. Trong đó, đa phần là đồ gốm sứ được sản xuất
ở khu vực lò Cảnh Đức Trấn tỉnh Giang Tây, khu vực Đức Hóa tỉnh Phúc Kiến.
Ngoài ra, còn các mẫu tượng sứ khác đều tìm thấy trong các sưu tập gốm sứ thời
Thanh, những đồ gốm sản xuất ở khu vực lò Quảng Châu tỉnh Quảng Đông [Hình
39 – 43].
Những đồ vật bằng chất liệu da hay đồng chiếm số lượng ít và dường như
đó chỉ là những đồ sứ sử dụng của thủy thủ đoàn. Những chậu đồng thau, khóa
đồng, hộp đồng mang đặc điểm đồ dùng của người Trung Quốc. Tấm đánh có

27
http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su---van-hoa/2011/03/3A921E45/
28
Nguyễn Đình chiến (2002), Tàu cổ Cà Mau – The Ca Mau shipwreck 1723 - 1735, Hà Nội, tr. 12.
19

hình mặt hổ phù là một vật mang giá trị như một thứ “bùa hộ mệnh”, nghiên mực,
con dấu bằng đá cũng như những vật dụng theo phong tục Trung Quốc. Riêng
chiếc đèn đồng có thể là một vật dụng ngoại quốc [3:54]29.
Mặt khác dựa theo nguồn tài liệu “The Alas of Ship wreck Treasure” của
Nigel Pick ford biên soạn và xuất bản năm 1994 cho thấy có 2 con tàu của công
ty Đông Ấn, Hà Lan bị chìm ở Biển Đông vào năm 1735.
Qua nghiên cứu đồ gốm thì phát hiện chúng có niên đại thời nhà Thanh, đặc
biệt thời Ung Chính (1735 là thời điểm cuối cùng của niên hiệu Ung Chính).
Trong tàu, có chứa nhiều đồ sứ có loại hình và hoa văn trang trí mang đặc điểm
châu Âu như loại bình sữa, bình rượu có quai, đĩa vẽ lá hay vẽ phong cảnh Hà
Lan…
Do đó, tàu đắm Cà Mau có khả năng chính là tàu ALBLASSERDAM (1735)
là con tàu của công ty Đông Ấn, Hà Lan bị chìm ở biển Đông. Đây là con tàu chở
hàng gốm sứ xuất khẩu của Trung Quốc đang trên lộ trình từ Quảng Châu sang
châu Âu [5: 310 – 311]30.
Tóm lại, việc khai quật tàu cổ Cà Mau đã góp phần tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm quý và bài học bổ ích về một loại hình di tích đặc biệt mới ở Việt Nam –
tàu đắm cho ngành khảo cổ học dưới nước, các sưu tập hiện vật đóng góp vào
kho di sản văn hóa quốc gia, làm rõ con đường giao thương quốc tế trong các thế
kỷ trước. Khai quật tàu cổ Cà Mau, chẳng những đào tạo cho ngành nhiều cán bộ
chuyên môn khảo cổ học ở Trung ương mà còn góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ
Bảo tàng tỉnh Cà Mau, trên nhiều mặt hoạt động như kiểm kê, phân loại, bảo
quản…[5: 311]31
2.1.5. Tàu cổ Bình Thuận

29
Nguyễn Đình chiến (2002), Tàu cổ Cà Mau – The Ca Mau shipwreck 1723 - 1735, Hà Nội. tr. 54.
30
Nguyễn Đình Chiến (2005), “Khai quật khảo cổ học tàu cổ Cà Mau”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 310 - 311.
31
Nguyễn Đình Chiến (2005), “Khai quật khảo cổ học tàu cổ Cà Mau”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 311.
20

Năm 2001, ngư dân Bình Thuận phát hiện và khai thác cổ vật trong một con
tàu đắm nằm trong vùng biển Tuy Phong (Bình Thuận), gần đảo Phú Quý.
Được Thủ tướng Chính phủ cho phép, sau khi có quyết định của UBND tỉnh
Bình Thuận, Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
đã thực hiện 7 ca lặn đôi với thời gian 852 phút để quay phim khảo sát, khai quật
con tàu. Quá trình khai quật có sự tham gia của hai nhà khảo cổ học của Việt Nam
và của Anh, đó là Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến và Michael Flexer [4]32 [Hình 44
– 46].
* Về cấu trúc và nguồn gốc con tàu: tàu bị đắm dài 30 m, rộng 7 m, nằm
ở độ sâu 41 m. Con tàu thuộc sở hữu cuả một thương gia người Trung Quốc, tên
là SinHo, chìm vào năm 1608, khi mang lụa và gốm sứ giao thương với Hà Lan.
* Về hiện vật: Trên tàu chứa khoảng 60.000 hiện vật có niên đại Vạn Lịch
thời Minh, Trung Quốc (1573 – 1620), phần lớn là đồ gốm sứ của các lò Chương
Châu (Phúc Kiến) và Sơn Đầu (Quảng Đông), với họa tiết trang trí phổ thông là
rồng, phượng [5]33 [Hình 47 – 50]. Trong số đó có nhiều thứ rất giống những
hiện vật tìm thấy tại các khu mộ cổ của người Mường (Hòa Bình) và người Mạ
(Lâm Đồng) của Việt Nam như đồ sứ vẽ nhiều màu trên men và sứ hoa lam - đặc
biệt là bát hoa lam vẽ trang trí hoa sen và vịt… Những đĩa sứ hoa lam có hoa văn
chim phượng, hoa lá, miệng loe xiên, thành cong gãy, đế thấp, lõm, dính cát ở tàu
đắm Bình Thuận, giống với hiện vật tìm thấy tại ngôi mộ của người Mường ở
Hòa Bình thế kỷ 16-17…[4]34 [Hình 51 – 56].
* Giá trị của tàu đắm Bình Thuận về mặt khoa học: Tàu cổ Bình Thuận
với nhiều hiện vật gốm có những đặc điểm tương đồng với gốm địa phương gắn
với tộc người thiểu số ở Việt Nam trên con đường giao thương Đông – Tây đã

32
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/c%E1%BB%95-v%E1%BA%ADt-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-tau-d%E1%BA%AFm-binh-thu%E1%BA%ADn/
33
http://www.iccrom.org/eng/01train_en/announce_en/2009_08CollAsiaPHL_en.shtml
34
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/c%E1%BB%95-v%E1%BA%ADt-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-tau-d%E1%BA%AFm-binh-thu%E1%BA%ADn/
21

góp phần về luận thuyết về nguồn gốc, chủ nhân của vùng đất miền Trung Việt
Nam và vùng Sài Gòn Xưa.
- Trong những ghi chép cổ của các nhà truyền giáo phương Tây, ngay từ thời
kỳ đầu của kỷ nguyên Thiên chúa giáng sinh, nước ta được coi là một chặng liên
lạc thương mại giữa Trung Quốc với La Mã, Ấn Độ và những đế quốc vùng Trung
Đông. Tuy nhiên thời hoàng kim của mối quan hệ này chỉ bắt đầu từ thế kỷ 16
trở đi, tức là trùng với niên đại của tàu cổ Bình Thuận. Thời kỳ đó, tuyến giao
thương quốc tế qua vùng biển Việt Nam đặc biệt phát triển và cảng Hội An đã là
một trung tâm thương mại sầm uất. Luồng giao thương này rõ ràng đã vươn tay
tới tận những địa bàn mà sử sách phong kiến vẫn gọi là của các dân tộc “mọi”,
“rợ” ở những địa bàn miền núi xa xôi, hiểm trở.
- Nếu như vẫn có giả thuyết cho rằng dân tộc Mường là một trong những
chủ nhân xa xưa nhất của miền Bắc nước ta, thì theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu, cùng với người Stiêng, người Mạ có thể là một trong hai “chủ đất
chính của Sài Gòn xưa” và là “một trong số các cư dân bản địa ở cao nguyên miền
Trung Việt Nam”.
- Tiểu quốc Mạ được hình thành trước cả khi đế quốc Phù Nam ra đời (đầu
Công nguyên), với việc “tiểu vương Chê Mạ cai trị khắp vùng tây nam lưu vực
sông La Ngà và về mạn bắc, trên cao nguyên Di Linh và Lâm Đồng ngày nay”.
Theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, người Mạ cũng đã đóng góp một phần
công sức không nhỏ vào sự nghiệp khẩn hoang của nhà Nguyễn tại đây.
Mặt khác, Tàu cổ Bình Thuận đã góp phần khẳng định thêm về giả thuyết
cho sự tồn tại của “con đường gốm sứ” trên biển, song song với sự tồn tại của
“con đường tơ lụa” nổi tiếng. Và vùng biển Việt Nam đã giữ một vai trò trọng
yếu trên tuyến giao thương quốc tế cổ xưa này [4]35.
2.1.6. Tàu cổ Bình Châu/ Châu Thuận Biển (Quảng Ngãi)

35
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/c%E1%BB%95-v%E1%BA%ADt-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-tau-d%E1%BA%AFm-binh-thu%E1%BA%ADn/
22

Tàu cổ Bình Châu hay tàu đắm Châu Thuận Biển được phát hiện vào tháng
9 năm 2012 bởi ngư dân thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi. Dấu tích tàu cổ cách bờ biển Bình Châu khoảng 200m và nằm
sâu 3,5 - 4m so với mực nước biển [5]36 [Hình 57 – 58]. Đây là tàu đắm cổ thứ 6
trong vùng biển Vệt Nam.
Cuộc khai quật thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi, phương pháp đóng cừ larsen (làm bờ kè lá sen bao trùm vị trí tàu cổ
với diện tích khoảng 300 m2) trong điều kiện mực nước thấp độ sâu khoảng 4m.
Đây là cách làm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai quật khảo cổ học [Hình
59 – 61].
* Về cấu trúc và nguyên nhân đắm tàu: tàu dài 23,4m, chiều ngang rộng
nhất là 5,6m, thân được chia làm 13 khoang, 12 vách ngăn; đinh thuyền bằng sắt
dùng để liên kết các thanh ván cấu trúc của tàu [Hình 62 – 63]. Tàu Bình Châu
thuộc loại có hai cột buồm : cột buồm chính ở phần giữa thuyễn hơi lệch về phía
đuôi (khoang 5-6) và cột buồm mũi ở vị trí khoang 10 -11 phía đầu mũi. Chứng
tích của cột buồm mũi chỉ còn lại là một thớt đế cột buồm. Các phần khác đã
không quan sát được trong quá trình công nhân dùng vòi phun hút để lấy đồ gốm
trong lòng tàu. Thớt đế cột buồm mũi là một phiến gỗ nguyên khối lớn hình chữ
nhật (dài 140cm, rộng 50cm, dày 30cm). Hai đầu đẽo vát cho khớp với dáng cong
của đáy lòng tàu. Bề mặt phía trên khoét hai ô hình chữ nhật (15 x 30 x 10cm)
cân đối, cách nhau khoảng 15cm [Hình 64 – 65]. Ta có thể hình dung rằng đây
chính là hai trụ gông ở bên dưới giữ lấy phần chân cột buồm. Chắc chắn ở các
sàn bên trên (hai sàn) sẽ có những khung gông nữa mới đảm bảo độ vững chắc
của cột buồm. Kiểu thớt đế này rất giống thớt đế cột buồm của các tàu Quanzhou
(Trung Quốc), Pataya (Thái Lan) và Bukit Jakas (Indonesia) [6]37.

36
Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân (2013), Khai quật tàu đắm cổ Bình Châu, con tàu cổ thứ 6 trong vùng
biển Việt Nam, Bài viết tham dự Hội Nghị Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, dẫn theo Kỷ yếu hội
thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”, tr. 8.
37
http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105
23

Các dấu tích còn lại (đặc biệt thể hiện với các dấu tích từ khoang 5 đến
khoang 7) cho thấy thương thuyền cổ bị cháy trước khi chìm, sóng đánh làm cho
thương thuyền cổ bị vỡ phần mũi, tuy nhiên khi cháy, nó chìm rất nhanh nên
không bị om nhiệt do đó hàng hóa chở trên tàu vẫn được bảo vệ tốt [5]38.
Do đó, con tàu tuy cách ngày nay gần 700 năm nhưng còn khá nguyên vẹn
có cấu trúc độc đáo hiếm thấy, là một hiện vật cổ quan trọng rất có giá trị đóng
góp vào việc nghiên cứu tàu cổ trên thế giới.
* Về hiện vật: thu được 91 thùng hiện vật nguyên và 177 thùng hiện vật vỡ,
tổng số là 268 thùng [4]39, bao gồm đồ dùng thủy thủ đoàn (gương đồng, cân, tiền
đồng, vò…) và hàng hóa chở buôn bán (gốm sứ thương mại với 2 loại: loại cao
cấp celadon men ngọc và loại gốm tráng men nâu) [Hình 62 – 67].
- Đồ celadon men ngọc gồm các loại dĩa đắp nổi hình rồng, hoa cúc… bát,
chén, lư hương được sản xuất từ lò Long Tuyền (Longquan). Đồ celadon niên đại
ở thế kỷ XIII.
- Đồ gốm tráng men nâu bao gồm các loại chậu, bát, hũ, vò… có nguồn gốc
sản xuất từ lò Quảng Đông, có niên đại ở thế kỷ XIV, một số lọ chum kích thước
lớn trên thân có minh văn dấu hiệu lò, đó là các chữ: Đức Chính Nhuận, Ngô
Nhậm Hiệu.
Đáng chú ý trong tàu xuất hiện không nhiều đồ sứ hoa lam mang đặc trưng
đồ gốm sứ hoa lam thời Nguyên: loại ấm 2 bầu thân, loại chén vẽ hoa cúc dây
phủ men trắng xanh, đáy mộc, loại nắp nhỏ vẽ lá sen, đặc biệt có mảnh đĩa sứ hoa
lam loại lớn vẽ hoa mẫu đơn dây là loại hoa văn điển hình của sứ hoa lam thời
Nguyên. Ngoài ra, còn tìm thấy một số mẫu gốm Islam Hồi giáo thế kỷ XIII: bao
gồm nắp ấm, mảnh đồ đựng…

38
http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=322
39
Nguyễn Đình Chiến (2013), “Tổng quát về 6 con tàu cổ đã khai quật ở vùng biển Việt Nam”, tài liệu hướng dẫn
lớp bồi dưỡng kiến trức quản lý di sản văn hóa vật thể dưới nước.
Nguồn:http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc
24

Các loại tiền đồng: loại tiền mặt tròn lỗ vuông, phát hiện ở các khoang 5, 6
và 7, nơi có dấu tích bị cháy với 19 loại tiền thuộc thời Đường - Tống, trong đó
muộn nhất là thế kỷ XIII [4:9]40.
* Về niên đại: do niên đại gốm sứ không đồng nhất nhưng dựa vào niên đại
muộn vào thế kỷ XIV của đồ gốm men nâu nên thương thuyền Bình Châu bị đắm
có thể được xác định ở khoảng đầu thế kỷ XIV.
 Ngoài 6 con tàu đắm đã được tổ chức khảo sát, khai quật và nghiên cứu
trên thì gần đây, cũng có nhiều con tàu đắm được phát hiện và được trục vớt như:
- Đầu năm 2004 - 2009, bảo tàng Kiên Giang, một số chuyên gia ở Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam và TS. Michael Flecker đã phối hợp để tìm hiểu di tích tàu cổ
ở vùng biển Kiên Giang, phát hiện ra dấu vết của các con tàu chở đồ gốm sứ hoa
lam có niên đại thế kỷ XIV – XV: Tàu đắm Hòn Ông Đội; Tàu đắm Phú Quốc;
Tàu đắm Rạch Tràm, Tàu đắm Hòn Thơm…
+ Tàu đắm Rạch Tràm, Phú Quốc (Kiên Giang) ở cách Hòn Thơm khoảng
2km. Tàu đắm Rạch Tràm do ngư dân địa phương tình cờ phát hiện ra. Tuy nhiên
họ không báo cáo lên các cơ quan chức năng mà tự ý tổ chức nhiều cuộc lặn trộm
vớt đồ cổ trong một thời gian dài. Bởi vậy, cuộc khai quật của Bảo tàng Kiên
Giang chỉ mang tính chất là một cuộc khai quật chữa cháy, bước đầu xác định vị
trí tàu chìm ở dưới độ sâu khoảng 6m và chỉ cách bờ đảo chừng 200m. Kết quả
khai quật cho thấy, di chỉ đã bị phá hủy nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của con
tàu chỉ là những tấm ván đáy tài rộng 70 – 80cm, dầy 40cm. Chiều dài của những
tấm ván chạy song song với bờ đảo, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Như vậy,
có thể cho rằng đó cũng chính là hướng nằm của tàu đắm khi chìm dưới đáy biển.
Tuy nhiên, do không có điều kiện lần theo hết dấu vết của những tấm ván này nên
không thể xác định được mũi tàu và đuôi tàu. Cũng cần nói thêm, lúc đó đoàn
khai quật đã nhận định đây là một bè gỗ chở đồ gốm => Tàu đắm Rạch Tràm là

40
Nguyễn Đình Chiến (2013), “Tổng quát về 6 con tàu cổ đã khai quật ở vùng biển Việt Nam”, tài liệu hướng
dẫn lớp bồi dưỡng kiến trức quản lý di sản văn hóa vật thể dưới nước.
Nguồn:http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc
25

một tàu buôn cổ chở gạch và đồ gốm men ngọc Trung Quốc, xuất khẩu vào thế
kỉ XII – XIII [5]41.
+ Ở một di chỉ khác nằm cách di chỉ tàu đắm Hòn Dầm (1991) 3km về phía
Đông là Tàu đắm Hòn Thơm. Toàn bộ di chỉ đã bị phá, hiện vật bị khai thác cạn
kiệt nên các thông tin về cấu trúc và chủ nhân con tàu không thể xác định được
một cách chắc chắn và không thể tiến hành dự án khai quật khảo cổ học được.
Dấu vết còn lại của di chỉ là một hố sâu hình vòng chảo đường kính khoảng 60m,
trên bề mặt còn rải rác mảnh gốm vỡ, không tìm thấy gỗ tàu. Số lượng hiện vật
mang lên chỉ có 17 đồ, song khá phong phú về dòng men: men trắng vẽ lam, men
thúy lam, men ngọc, men nâu, đất nung …[4]42, có nguồn gốc từ gốm Thái Lan
và gốm Trung Quốc thế kỷ XIV => Do đó có 2 khả năng: một là tàu chở đồ gốm
xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan thế kỷ XV; hoặc hai là chiếc tàu buôn của
người Trung Quốc chở đồ gốm Thái Lan xuất khẩu. Số hiện vật thu được trong
tàu không nhiều và hầu hết đã bị vỡ nên chỉ có giá trị nghiên cứu và trưng bày.
+ Đầu năm 2008, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Kiên Giang phối hợp
với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức khảo sát 2 địa điểm tàu cổ ở vùng biển
Phú Quốc. Kết quả cho thấy dấu tích đồ gốm sứ Thái Lan và Trung Quốc thế kỷ
XV.
- Ở vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo, gần đây các ngư dân lại mới tìm thấy
dấu vết về một tàu cổ thứ hai. Số hàng hóa trong tàu này vớt lên hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu là đồ gốm sứ hoa lam và sứ trắng Trung Quốc, thế
kỷ 18 [4]43.
- Vùng biển Cà Mau trong từ năm 2000 – 2002, ngư dân ở thị trấn Sông Đốc
đã trục vớt được 4.944 đồ gốm từ một con tàu cổ. Bên cạnh một số ít đồ gốm Thái
Lan, còn phần lớn là đồ gốm Việt Nam. Gồm các bát, chén hoa lam đều có niên
đại thế kỷ XIV. Hiện vật trong tàu này có nhiều điểm tương đồng với hiện vật

41
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/tau-d%E1%BA%AFm-hon-d%E1%BA%A7m/
42
http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Khao-co-hoc-viet-nam/2009/03/3A9214C8/
43
http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc
26

được phát hiện ở Turiang (Malaysia). Ngoài ra, Bảo tàng Cà Mau còn tiếp nhận
từ các ngư dân được nhiều hiện vật gốm đặc trưng của lò Cảnh Trấn, thời Nguyên,
thế kỷ XIV [8]44.
Năm 2016, Trong loạt khảo sát khảo cổ học dưới nước với nghiên cứu các
mảnh tàu đắm Châu Tân (Quảng Ngãi), bằng kỳ thuật quan trắc phục dựng hình
ảnh 3D của con tàu thông qua 49 mảnh (trong đó có 47 mảnh thân, sống tàu và 2
mảnh neo tàu) đã phục dựng được một phần của việc nghiên nghiên cứu tại chỗ
các tàu đắm nhằm thu thấp đầy đủ các tư liệu khảo cổ… [4:5]45.
Các phát hiện qua những cuộc khai quật khảo cổ học tàu đắm vừa qua lộ ra
hiện tượng hầu hết các con tàu đắm đều của nước ngoài: Trung Quốc, Thái Lan,
Hà Lan… Chưa thấy dấu hiệu một con tàu nào của Việt Nam. Điều này cho thấy,
nước ta vào những thế kỷ trước chưa tạo lập được một nền ngoại thương đường
biển phát triển thực sự. Ta chưa có những đội thuyền buôn trên biển có thể đi xa.
Do vậy xảy ra tình trạng hàng hóa sản xuất ra ở trong nước hầu hết phải chờ tàu
buôn nước ngoài đến thu mua và chuyển ra nước ngoài [5: 305]46.
Như vậy, có thể thấy cho đến nay số lượng tàu đắm được phát hiện và khai
quật trên vùng biển Việt Nam tuy không nhiều và không có nguồn gốc từ Việt
Nam, chưa tương xứng với tiềm năng của một quốc gia có đường bờ biển dài và
giữ một vị trí trọng yếu trong tuyến hàng hải quốc tế nhưng đó cũng là thành tích
đáng khen ngợi, một trong những thành tựu nổi bật về việc khai quật, nghiên cứu
loại hình tàu đắm của ngành khảo cổ học dưới nước còn khá non trẻ như Việt
Nam.
2.2. Khảo cổ học hàng hải với những hoạt động thương mại trên biển
và các trận thủy chiến trong lịch sử Việt Nam
2.2.1. Các cảng, hải cảng cổ

44
Nguyễn Giang Hải (2014), Khảo cổ học biển Việt Nam: tiềm năng và thách thức, Kỷ yếu hội thảo quốc tế:
“Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”, tr. 8.
45
http://www.baomoi.com/nhung-phat-hien-moi-cua-khao-co-hoc-duoi-nuoc-thu-vien-lau-doi-nhat-the-gioi-
mo-cua-tro-lai/c/20405753.epi
46
Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ
khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 305.
27

Từ suốt vài ngàn năm, các nhóm cư dân cổ ở Việt Nam và Đông Nam Á đã
dựa vào biển để tiến hành hoạt động giao thương, giao lưu văn hóa với thế giới
bên ngoài, nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Từ thời cổ đại những cư dân của văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn đã đi từ đất
liền ra hải đảo và ngược lại. Các nhà nhân chủng học cho biết: những sọ cổ của
người thời Hòa Bình, Bắc Sơn ở lục địa rất giống những sọ cổ cùng thời tìm thấy
ở hải đảo. Kỹ nghệ mảnh tước ở Việt Nam, ở Thái Lan cũng có mặt ở Java và
Philippin. Việc đi lại như vậy chỉ có thể thực hiện bằng đường biển trên những
phương tiện hàng hải cổ đại.
Tuy nhiên, phải tới đầu công nguyên, các hoạt động này mới được kết nối
vào mạng lưới giao thương rộng khắp giữa phương Đông và phương Tây. Nằm
trên trục hải thương giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á,
Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong tuyến hải thương ven biển và một trong
những khu vực buôn bán của khu vực với hệ thống hải cảng, thương cảng ở miền
Bắc, Trung và Nam Việt Nam: Vân Đồn (Quảng Ninh - cửa biển của toàn bộ
vùng Đông Bắc, không gian Địa – kinh tế, Địa – chính trị quân sự tiếp giáp với
các tỉnh ven biển miền Nam Trung Hoa); Hội Thống (cảng cửa sông ven biển
Nghệ An, phồn vinh vào thế kỷ XV – XVI); Phố Hiến (cảng thị lớn ven sông,
trung tâm hành chính và trạm kiểm soát khá quy mô ở Đàng Ngoài với việc
thương nhân các nước đã đến đây để tiến hành các hoạt động giao thương); Hội
An (Quảng Nam – tam giác ngoại thương giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đông
Nam Á), Thị Nại (Bình Định – đô thị cổ của Champa tồn tại từ thế kỷ X – XV và
là cảng khẩu ven đầm gần biển với 2 chức năng quân cảng và thương cảng); Óc
Eo - thương cảng quốc tế không chỉ của vương quốc Phù Nam mà còn của cả
nhiều trung tâm kinh tế Đông Nam Á; không những là nơi giao dịch, mua bán
giữa Phù Nam với nước ngoài mà còn là địa điểm dừng chân lấy nước và mua
28

sắm lương thực, thực phẩm của các thương thuyền trên hải trình thương mại quốc
tế [4]47… [Hình 68 – 71].
Sau khoảng thời gian dài đơn thuần chỉ là điểm trung chuyển trên các tuyến
giao thương, khoảng từ thế kỷ XV là thời kỳ bùng nổ của giao thương quốc tế
qua vùng biển Việt Nam, những cảng thị sơ khai dần dần trở thành một điểm sinh
hoạt kinh tế - văn hóa của cư dân trong nước. Mà điển hình là thương cảng Vân
Đồn với việc khai quật di tích Cống Cái – Sơn Hào, Quan Lan… [Hình 72 – 73]:
- Năm 2014, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp với Ban QLDTTD Quảng
Ninh và các chuyên gia khảo cổ học dưới nước quốc tế đã tiến hành khảo sát, khai
quật khảo cổ học tại khu vực Cống Cái, thôn Sơn Hào, xã đảo Quan Lạn, huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đoàn đã mở 5 hố khai quật và 2 hố thám sát có tổng
diện tích 66m2. Số lượng di vật được phát hiện trong các hố khai quật rất lớn, lên
tới hơn 26.000 di vật, chủ yếu là các mảnh vỡ, thuộc nhiều triều đại và của nước
ngoài [4]48.
- Với kết quả khai quật năm 2016 và đợt khảo sát năm 2017, các chuyên gia
khảo cổ xác định khu vực Cống Cái - Sơn Hào có thể là một điểm quan trọng
trong hệ thống Thương cảng Vân Đồn. Đồng thời đây cũng là khu vực liên quan
đến Chiến thắng Vân Đồn năm 1288, gắn với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh
Dư [5]49.
Ngoài những dòng ghi chép tản mạn, có phần ít ỏi của các nguồn sử liệu
thành văn, thì những điều tra, khảo sát, phát hiện, khai quật và nghiên cứu các
con tàu đắm ở trên vùng biển Việt Nam có thể giúp ta chứng minh được trong
lịch sử, Việt Nam tham gia một cách tích cực vào con đường thương mại trên
biển, trong đó mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của chúng ta là đồ gốm. So
sánh đối chiếu đồ gốm sứ trên các con tàu đắm cổ ở Biển Đông với những phát

47
Phan Huy Lê (2007), Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, 10/2007. Tr. 3 – 14.
48
http://laodong.com.vn/quang-ninh/khai-quat-khao-co-hoc-di-tich-cong-cai-van-don-day-dac-dau-tich-van-
hoa-lich-su-619578.bld
49
http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201705/nhung-phat-hien-moi-ve-thuong-cang-van-don-o-quan-lan-
2342588/
29

hiện khảo cổ học về đồ gốm sứ trên đất liền Việt Nam, giúp chúng ta phác thảo
rõ hơn về con đường hàng hải quốc tế và mối giao lưu buôn bán trên biển Việt
Nam [5]50.
Một khối lượng hiện vật khổng lồ từ các con tàu đắm (6 con tàu đắm đã được
khai quật ở Việt Nam) đã góp phần chứng minh vùng ven biển Đông thực sự là
một trong những con đường hàng hải lớn nhất thế giới. Đặc biệt là tham gia vào
con đường buôn bán đường dài qua biển Đông, Việt Nam là “tiền trạm”, ngã tư
đường trong giao thương Đông – Tây, vai trò của Việt Nam không chỉ là việc
thực thi chủ quyền của nước chủ nhà, nhất là trong thời Nguyễn, mà còn là nơi
cung cấp hàng hoá xuất khẩu. Đó là hàng gốm sứ Chu Đậu chiếm phần lớn trong
con tàu đắm Cù Lao Chàm.
Các con tàu đắm còn cung cấp nhiều sản phẩm của vùng nam Trung Quốc,
Thái Lan. Hoạt động giao thương trên biển tấp nập, lưu lượng hàng hoá dồi dào,
con đường hàng hải kéo dài từ nam Trung Quốc, qua biển Đông nước ta đến thế
giới Ấn Độ, Trung Đông và Châu Âu, được ví như “con đường tơ lụa trên biển”
hay còn gọi là “con đường gốm sứ”. Con đường đó đã để lại vết tích di sản khá
nhiều trong lòng biển Đông, mà khảo cổ học dưới nước ở ta mới chỉ khai mở
bước đầu.
2.2.2. Bãi cọc Bạch Đằng
Những lớp cọc trên Bạch Đằng Giang được phát lộ đầu tiên từ năm 1953,
khi người dân huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) tiến hành đào đất đắp đê. Bãi cọc
thứ hai được phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (xã Nam Hòa, Yên
Hưng)… tất cả đều là những chứng tích lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.
Trải qua thời gian, sông Bạch Đằng chuyển dòng, có chỗ đã bị bồi lấp, có
chỗ cạn thành ao hồ, đầm ruộng… Trong quá trình làm ruộng, nuôi cá trên cánh
đồng, những người dân đã chạm đến cọc và nhổ đi rất nhiều mang về làm nhà,
đánh cây rơm… Nếu như không nhanh chóng quy hoạch tổng thể, khoanh vùng

50
http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc
30

để gìn giữ thì những chứng tích lịch sử quan trọng ấy sẽ dần bị mất đi mà không
thể lấy lại được [5]51 [Hình 74 – 79].
Từ năm 2012 đến năm 2016, Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng với các đoàn
chuyên gia quốc tế thuộc Chương trình nghiên cứu khảo cổ học Hàng hải Việt
Nam (VMAP) đã thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khảo cổ học dưới nước
ở Quảng Ninh. Điển hình trong đó là các cuộc khảo sát chiến trường Bạch Đằng
(Quảng Yên) mà ngày nay là những bãi bùn, nằm cách xa biển và Thương cảng
Vân Đồn (Vân Đồn) xưa, mà nay vẫn nằm dưới nước (đã trình bày ở trên).
- Di tích Bãi Cọc Bạch Đằng:
+ Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài
khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958
và nhiều lần sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988 và khai quật năm 2013...
cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm.
Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách
trung bình 1 m → Nửa phía Bắc của trận địa cọc Bạch Đằng [Hình 80 -81].
+ Bãi cọc đồng Vạn Muối, nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa
được nhân dân Quảng Yên phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao. Sau lần
khảo sát và khai quật năm 2005, cho thấy những cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên
trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành.
Đường kính mỗi cọc từ 7 - 10 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30 cm.
Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm,
một số cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm → Nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch
Đằng [Hình 82 – 83].
=> Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống thuyền
không qua được buộc phải đi vào sát bờ. Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí
cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng

51
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
31

sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang
của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.
+ Bãi cọc Đồng Má Ngựa trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng
Yên được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Đây là bãi
cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng
Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m,
cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như
một lớp tường thành [Hình 84 – 88].
Như vậy, Ba bãi bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã
làm thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt
đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh
tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288
[4]52 => Đây là thành tựu nổi bật của khảo cổ học dưới nước Việt Nam trong việc
phục dựng lại diện mạo lịch sử, làm sống dậy những trang sử đấu tranh chống
giặc ngoại xâm của dân tộc trên những vật chứng vật chất không thể chối cãi.
Như vậy, lịch sử ngoại thương nói chung với các hải cảng, thương cảng cổ
và Lịch sử chiến tranh Việt Nam với các trận thủy đa phần được các nhà sử học
nghiên cứu dựa vào tài liêu thư tịch nhưng thông qua những dấu vết vật chất của
các cảng, bến bãi, tàu thuyền… bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn
nước thì nhờ có sự nghiên cứu khảo cổ học dưới nước đã góp phần phục dựng lại
diện mạo các hải cảng, thương cảng cổ và hoạt động giao thương của Việt Nam
trong lộ trình thương mại quốc tế… Từ đó, định hướng cho hoạt động phát triển
kinh tế biển của đất nước và góp phần thiết lập mối quan hệ giao thương trên biển
với các nước trong khu vực. Đây được xem là một thành tựu nổi bật của khảo cổ
học Việt Nam nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng.
2.3. Khảo cổ học biển - đảo: Biển Đông và các đảo gần bờ - xa bờ
Khảo cổ học biển - đảo với khảo cổ học dưới nước không chỉ là một ngành
khoa học hẹp trực thuộc Khảo cổ học, hay cũng không chỉ đơn thuần là sự nghiệp

52
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/di-tich-bai-coc-bach-dang-huyen-thoai-2995267.html
32

bảo tồn di sản văn hóa dưới nước, mà còn có ý nghĩa chính trị nhất định trong
vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia.
Các cuộc khai quật các di tích trên các đảo ven bờ, Trường Sa và các tàu
đắm từ thập niên 90 (thế kỷ XX) trong vùng biển Việt Nam chính là những bước
đi đầu trong việc nghiên cứu khảo cổ học biển đảo Việt Nam. Khảo cổ học biển
đảo nên được hiểu là nghiên cứu các di tích khảo cổ học dưới nước, các vùng ven
biển và các đảo.
2.3.1. Dấu tích hoạt động của cư dân ở Biển Đông
Theo một số tài liệu thành văn và những chứng cứ khảo cổ học thì từ rất sớm
cư dân Việt cổ đã gắn liền đời sống sinh hoạt với biển. Biển, đảo là bộ phận cấu
thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi
trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam.
Người Việt có chủ quyền trên biển Đông, đã khai thác hải sản trên một vùng
biển đảo:
- Một loạt hiện vật khai quật được tại các di chỉ ven biển đã chứng minh cho
việc khai thác biển Đông của người ven bờ từ bàn mài văn hoá Hạ Long vùng
vịnh Đông Bắc, đến những con dấu gốm Hoa Lộc ven biển Thanh Hoá, đồ gốm
Hòa Diêm vùng vịnh Cam Ranh. Đặc biệt, một số đồ vàng, trang sức từ Ấn Độ
và Trung Cận Đông cũng có mặt trong thời cổ đại ở Việt Nam, bằng chứng cho
một con đường biển khá sớm, con đường trao đổi gia vị từ thời cổ đại [5] .
- Một loại di sản nữa thể hiện chủ quyền của Việt Nam với vùng biển đảo.
Đó là các loại bản đồ người phương Tây vẽ, như bản đồ vùng Viễn Đông năm
1774 (dưới thời Vua Lê Hiển Tông), vẽ quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và ghi chú
rõ thuộc Đại Việt. Đến thời Minh Mạng, đầu thế kỷ 19, vua lại sai vẽ bản đồ “Đại
Nam Nhất thống toàn đồ”, có vẽ quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc
chủ quyền nước ta. Một loạt các tài liệu thư tịch, như các châu bản của vua
Nguyễn khẳng định chủ quyền biển đảo, tác phẩm Phủ biên tạp lục của nhà bác
học Lê Quý Đôn (năm 1776) ghi lại việc thành lập và hoạt động của Hải đội
Hoàng Sa, Bắc Hải dưới triều Lê Trung Hưng.
33

Trong vòng 30 năm qua, các cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước và tiến
hành trục vớt những con tàu đắm trong vùng biển Đông của Việt Nam và việc tìm
thấy hàng loạt di vật thời Trần, Lê, Nguyễn tại các đảo thuộc quần đảo Trường
Sa đã bổ sung nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của “con đường gốm
sứ” qua hải phận nước ta, bao gồm cả vùng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam từ xa xưa... Thực tiễn 6 con tàu cổ ở Việt Nam đã khai quật và
qua những thông tin báo dẫn cùng những tư liệu của cơ quan lưu trữ quốc tế và
lịch sử thành văn đã khẳng định vai trò, vị trí của biển Việt Nam trên con đường
tơ lụa, gốm sứ trên biển cách đây nhiều thế kỷ.
2.3.2. Các cuộc khai quật ở các đảo
Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa vào năm 2014 với các
đảo gồm Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca [5]53.
- Tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn đã tiến hành khảo sát toàn bộ bề mặt đảo và
mở một hố thám sát có diện tích 1m2. Kết quả, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề
mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê
và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII - XIX. Cùng với đó, hiện vật trong hố
thám sát thu được gồm bốn mảnh gốm thô thời tiền sử.
- Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ
XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men
trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.
=> Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục
của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường
Sa; khẳng định chủ quyền đối với biển, đảo trong hải phận quốc gia Việt Nam.

53
http://biengioibienbentre.vn/noi-dung/ket-qua-khao-co-hoc-o-truong-sa-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao.html
34

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC NGHIÊN


CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM
Thực tiễn hoạt động nghiên cứu, khai quật khảo cổ học dưới nước những
năm qua ngoài những thành tựu đã đạt được cũng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn
chế mà điển hình là về mức độ đóng góp khoa học; về công tác bảo tồn di sản văn
hóa dưới nước; về đội ngũ chuyên môn và phương tiện kĩ thuật:
3.1. Về mức độ đóng góp khoa học
* Thông tin về di sản văn hóa dưới nước đều do nhân dân phát hiện =>
hiện trạng di tích khảo cổ học dưới nước đã bị xâm hại và khai quật khảo cổ
học dưới nước chỉ còn mang tính chữa cháy:
Quá trình phát hiện thông tin, khai quật các con tàu đắm ở nước ta thời gian
qua hầu như diễn ra theo một trình tự ngư dân phát hiện đồ cổ, khai thác hiện vật
mang bán trái phép, tin đồn đến tai chính quyền, các phương tiện thông tin đại
chúng nắm được tin liền tung ra. Chính quyền địa phương tổ chức ngăn chặn, bắt
giữ tang vật đồng thời liên hệ với một số doanh nghiệp nhà nước tiến hành trục
vớt hoặc khảo sát. Một thời gian sau các cơ quan chức năng của nhà nước mới cơ
hội vào cuộc => cổ vật bị mất, hiện trường bị xáo trộn, gây khó khăn trong việc
xác định nghiên cứu cấu trúc, xuất xứ, nguồn gốc cũng như quản lý các tàu cổ đã
chìm.
Ngành khảo cổ học nước ta chưa thực sự chủ động vào cuộc, chưa cung cấp
được tài liệu trực tiếp liên quan đến những con tàu đắm trong vùng biển nước ta.
Việc tổ chức khai quật cũng chỉ nhằm thực hiện chữa cháy những địa chỉ đã được
phát hiện, khai thác.
Do đó, tình trạng di tích thường xuyên bị xâm hại, nhiều di vật, cổ vật bị mất
=> Thông tin về di sản văn hóa dưới nước không còn đầy đủ, chưa thể đóng góp
nhiều bằng chứng trong việc phục dựng lại lịch sử nói chung và lịch sử của di sản
văn hóa dưới nước nói riêng.
* Đa phần nghiên cứu khảo cổ học dưới nước còn chú trọng trục vớt
hiện vật mà bỏ qua các quy trình khác của khảo cổ học dưới nước:
35

Quy trình khai quật khảo cổ học dưới nước không chỉ xem công đoạn khai
quật đưa cổ vật lên bờ như toàn bộ vấn đề, khai quật khảo cổ học chiếm vị trí rất
quan trọng, nhưng nó vẫn là một khâu trong toàn bộ quy trình khảo cổ học dưới
nước. Quy trình này không chỉ có khai quật, mà còn bao gồm cả công tác khảo
sát, nghiên cứu di sản văn hóa dưới nước, bảo tồn và phát huy cổ vật, phân loại
và thông tin tuyên truyền về phát hiện khảo cổ học.
Ở Hàn Quốc, việc nghiên cứu di sản văn hóa dưới nước thể hiện đầy đủ quy
trình khảo cổ học dưới nước và mang tính khoa học cao: cuộc khai quật tàu đắm
ngoài khơi biển Incheon là một cuộc khai quật có quy mô rất lớn, đã huy động rất
nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia lành nghề và được rất nhiều các
phương tiện thông tin đại chúng đề cập song cách làm việc của họ lại rất tỉ mỉ,
cẩn thận. Họ trực tiếp lặn xuống di chỉ nhiều lần nhưng nhưng chỉ quan sát, đo,
vẽ, chụp ảnh từng chi tiết một, công việc này chiếm phần lớn thời gian khai quật
ở đây. Họ không vội đưa hiện vật lên bởi đó là khâu cuối cùng của khai quật. Nếu
chú trọng đưa hiện vật lên thì sẽ bỏ qua nhiều thông tin khoa học của con tàu vì
khi lấy hiện vật thì địa tầng sẽ bị xáo trộn, các vị trí của hiện vật trong và xung
quanh tàu sẽ bị thay đổi do song của máy thổi gây nên. Điều quan trọng nhất là
phải lấy hết các thông tin quan trọng trước, sau đó mới lấy hiện vật.
Do có phương pháp và mục đích khai quật khoa học như vậy nên họ đã thu
được nhiều thành quả khoa học, đặc biệt là họ đã phục dựng lại được tất cả các
con tàu họ đã khai quật về cả hình dáng, kích thước, kỹ thuật lẫn hải trình và đầy
đủ hang hóa chuyên chở để trưng bày, giới thiệu; và quan trọng hơn từ đó họ phục
dựng được lịch sử hành trình trên biển của các con tàu cũng như con đường
thương mại cổ của Hàn Quốc mà ta thường gọi là con đường tơ lụa trên biển [4]54.
Liên hệ lại 6 cuộc khai quật về tàu đắm của Việt Nam thì đa phần khảo cổ
học dưới nước ở ta chỉ chú trọng trục vớt hiện vật mà bỏ quên nhiều thông tin
khoa học khác; duy chỉ cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm là ngoài 240.000 cổ

54
http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-mot-so-kinh-nghiem-tu-han-quoc
36

vật chúng ta đã lấy được một số thông tin khác như vài mảnh gỗ thân tàu, di cốt
người…Đặc biệt là các xác tàu thì chúng ta chưa đưa về được cái nào; đáng tiếc
hơn cuộc khai quật tàu cổ Bình Châu vừa rồi tại Quảng Ngãi, cả xác tàu đắm hầu
như còn nguyên vẹn và đã xuất lộ rõ ràng mà Ban khai quật lại không đưa lên dù
đây là khâu dễ nhất và ít tốn kém nhất của cuộc khai quật.
* Khai quật tàu đắm vẫn mang đậm tính thương mại; hiện vật bị phân
chia, xé nhỏ:
Mọi công trình khai quật từ trước tới nay ở nước ta chủ yếu mang tính thương
mại, trừ trường hợp ở Châu Thuận Biển. Trong 6 cuộc khai quật tàu cổ trên, chỉ
có duy nhất cuộc khai quật tàu cổ Cà Mau hoàn toàn là do các chuyên gia và kỹ
thuật viên Việt Nam thực hiện với kinh phí do Nhà nước cấp khoảng 13 tỷ đồng.
Đây là cuộc khai quật duy nhất mà Việt Nam có quyền xử lý và định đoạt số phận
của toàn bộ hiện vật. Các cuộc khai quật còn lại, phía khảo cổ học Việt Nam được
phân chia hiện vật rất ít, vì hầu hết kinh phí khai quật đều do đối tác bỏ vốn đầu
tư:
- Tàu đắm Hòn Cau: sự phân chia hiện vật còn mang tính tự do, bảo tàng
nào thích chọn như thế nào tùy ý và cổ vật hầu như được đưa đi bán tại Amsterdam
(Hà Lan) và thu về 11.550,200 Guilders (tiền Hà Lan) tương đương với 6,7 triệu
Dollars Mỹ [2]55 => Đặt nặng lợi ích kinh tế, thiếu thông tin về giá trị văn hóa,
lịch sử của các di sản.
- Tàu đắm cổ Cù Lao Chàm: cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm (thu được
tới 240.000 hiện vật là đồ gốm sứ Chu Đậu thế kỷ XV) ngoài 789 hiện vật độc
bản, Việt Nam chỉ được nhận thêm 72.000 hiện vật (30% số hiện vật thu được).
168.000 hiện vật còn lại thuộc sở hữu của đối tác [5]56. Như vậy, hiện vật trong
tàu đắm Cù Lao Chàm về tay cơ quan nghiên cứu chỉ chiếm 30% trong tổng hiện

55
Nguyễn Quốc Hùng (1992), Khai quật kho tàng cổ dưới đáy biển Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 83/1992, tr. 62 – 73.
56
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
37

vật, có nghĩa là chỉ có khoảng 30% bức tranh lịch sử, văn hóa được phục dựng về
con tàu đắm này.
Phần việc khảo cổ được sự đầu tư từ các công ty ở trong hoặc ngoài nước.
"Sản phẩm" thu được chia theo tỷ lệ các bộ sưu tập hiện vật bị xé lẻ, một phần
được đem bán để bù chi phí khai quật, số còn lại được chia cho một số bảo tàng.
Ngay cả với tàu cổ Châu Thuận Biển, dẫu di sản không bị đem bán đấu giá thì
sưu tập trong con tàu này cũng bị phân chia. Đây là điều gây bất cập cho công tác
lưu trữ và nghiên cứu sau này.
* Công tác xây dựng, công bố báo cáo khoa học về khảo cổ học dưới
nước ở Việt Nam còn hạn chế:
Đối với các phát hiện, khai quật khảo cổ học dưới nước trong thời gian qua
cũng cho thấy thực tế việc tổ chức xây dựng báo cáo kết quả của các cuộc khai
quật còn nhiều hạn chế, nhất là những phát hiện hiện vật phân tán, tài liệu khoa
học phụ trợ thiếu rất nhiều.
Các nhà khảo cổ học Việt Nam hầu như không có cơ hội tiếp xúc với những
tài liệu liên quan đang được lưu trữ ở nước ngoài và không có sự phối hợp trao
đổi tài liệu về khảo cổ học dưới nước giữa các nhà khảo cổ học trong nước và
quốc tế. Vì vậy, một số giả thuyết, kiến giải khoa học chưa thực sự thuyết phục.
* Công tác bảo tồn di sản văn hóa dưới nước còn hạn chế, di sản không
thể được bảo vệ tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát huy giá trị
di sản sau này:
Khai quật khảo cổ học dưới nước là một công việc tốn kém rất nhiều so với
các cuộc khai quật trên đất liền. Dù được nhiều hiện vật có giá trị kinh tế cao hay
vật ít giá trị kinh tế chi phí cũng như nhau. Công tác bảo vệ các địa điểm khảo cổ
học dưới nước cũng đòi hỏi không ít kinh phí.
Ở Việt Nam, do không có điều kiện và kinh phí nên đa phần các cuộc khai
quật khảo cổ học dưới nước chỉ mang một phần hiện vật lên và đem về các bảo
tàng bảo quản, còn phần lớn (kể cả xác tàu) đều phải bỏ lại hoặc đem bán đấu giá
cho nước ngoài. Do đó, nguồn sử liệu vật chất nghiên cứu bị gián đoạn, chấm dứt
38

kể từ lúc khai quật di tích dưới nước bởi không có công tác bảo tồn di sản toàn
diện và khoa học.
3.2. Về đội ngũ chuyên gia và phương tiện kỹ thuật
Khảo cổ học dưới nước đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn cho cơ sở hạ tầng,
thiết bị, kinh phí hoạt động hằng năm, bảo quản di tích di vật và chi phí đào tạo
nhân lực. Một chuyên gia khảo cổ học Thái Lan đưa ra cách tính đơn giản về tỷ
lệ chi phí tài chính, nhân sự giữa khảo cổ học trên đất liền và khảo cổ học dưới
nước là 1/6. Nghĩa là cứ một đồng cần chi phí trên đất liền thì khảo cổ học dưới
nước cần 6 đồng [5]57.
Ngay tại Viện Khảo cổ học Việt Nam, Phòng Khảo cổ học dưới nước cũng
mới được thành lập. Mặt khác tàu thuyền và các trang thiết bị chuyên dụng phục
vụ hoạt động khảo cổ học dưới nước ở ta cũng chưa có nhiều; nếu có thì các thiết
bị, công nghệ hiện đại lại không có chuyên gia vận hành, sử dụng; cũng chưa có
một nguồn kinh phí thường niên nào dành cho các hoạt động khảo sát, nghiên cứu
dưới nước…
Sự thiếu vắng các nhà khảo cổ học dưới nước người Việt Nam cũng làm cho
những công trình khai quật dưới nước trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng, do người
biết lặn thì không biết làm khảo cổ và người có chuyên môn khảo cổ thì không
biết lặn. Các nhà khảo cổ học nước ta chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên
môn cho chuyên ngành khảo cổ học này.
Trên thực tế các nhà khảo cổ học phụ trách khai quật còn chưa hoàn toàn
chủ động chỉ đạo công tác khai quật tại hiện trường. Đáng tiếc cho đến nay ta
chưa có nhiều nhà nhà khảo cổ học nào có thể lặn và trực tiếp khai quật dưới
nước, mà chỉ theo dõi qua màn hình điều khiển và tham gia chỉnh lý di tích, di
vật hậu khai quật => Nhà khảo cổ học không tiếp xúc trực tiếp với di chỉ vẫn là
một hạn chế mà ngành Khảo cổ học Việt Nam cần chú trọng.

57
http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-viet-nam-can-su-dau-tu-bai-ban
39

Sự vắng mặt của chuyên ngành khảo cổ học dưới nước tại nhiều cuộc khai
quật đã dẫn đến tình trạng chất lượng khai quật bị ảnh hưởng. Điển hình là vụ
trục vớt tàu cổ ở Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là minh chứng cho hoạt động giao
thương tấp nập của vùng phố Hiến xưa, nhưng con tàu cổ Hưng Yên được một
người chuyên mò sắt bán phế liệu tìm thấy và vớt lên. Do không có kinh nghiệm,
trong quá trình trục vớt tàu đã bị gãy làm đôi. Và trong khi chờ những quyết định
của các cơ quan liên quan, con tàu nằm dầm mưa dãi nắng ở bên bờ sông xã Đại
Tập (Khoái Châu) gần 2 tháng mà không hề được bảo quản. Đến khi có quyết
định chuyển con tàu về bảo tàng Hưng Yên, việc vận chuyển được giao cho Công
ty Vận tải Mạnh Kiên thực hiện. Và để thuận tiện, công ty này đã cưa đôi mảnh
đuôi tàu để đưa tàu qua cửa đê… cho dễ [6]58.
Cũng vì không có phương tiện, kinh phí và đội ngũ các nhà khảo cổ học
dưới nước nên Việt Nam chưa hề có một cuộc thăm dò sơ bộ, xác định có bao
nhiêu con tàu cổ đắm ngoài khơi, đắm ở tọa độ nào để vẽ bản đồ khảo cổ và có
kế hoạch gìn giữ => Sự hạn chế trong việc lập và thực hiện kế hoạch khai quật đã
dẫn đến tình trạng di sản biển bị khai thác bừa bãi. Rất nhiều con tàu bị ngư dân
phá hủy bằng cách đánh mìn, đào phá, đến nay chỉ còn dấu tích. Nhiều con tàu
và hàng hóa trên tàu bị trục vớt bởi những người săn lùng cổ vật.
Việc thiếu vắng một đội ngũ, cơ quan chuyên sâu đã tạo ra những khó khăn
lớn đối với công tác điều tra, khảo sát và khai quật. Chúng ta chưa có những đợt
điều tra cơ bản để lập bản đồ những con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam. Nếu
được chủ động khảo sát bởi một cơ quan nghiên cứu của Việt Nam thì tình hình
hẳn sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhờ đó, việc bảo vệ những điểm con tàu chìm sẽ chủ
động hơn, tránh được sự tàn phá đang diễn ra hiện nay [4]59.
Đội ngũ cán bộ khảo cổ học nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng
còn yếu về ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp xã hội. Điều này gây ra rất nhiều hạn chế

58
https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
59
http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Khoa-hoc/755695/khao-co-hoc-duoi-nuoc-viet-nam-thieu-thon-du-be
40

trong việc hòa nhập với hiểu biết chung về khảo cổ học hiện đại trên thế giới như:
tìm kiếm và tiếp nhận thông tin trong quá trình làm việc, trao đổi với những đồng
nghiệp nước ngoài, tham dự hội thảo quốc tế…. Thật sự mà nói, đây là một thực
trạng rất đáng báo động, chúng ta đang bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém so với các
nước bạn. Chính vì vậy, công tác đào tạo ngoại ngữ, tin học, kỹ năng… cho đội
ngũ cán bộ khảo cổ học là một vấn đề rất cần thiết và đặc biệt quan trọng trong
quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay.
41

KẾT LUẬN
Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, “ngã tư của các dân
tộc và văn minh”, với bờ biển dài 3.260 km. Do vậy các loại hình di tích khảo cổ
học dưới nước ở Việt Nam khá phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình.
Di sản văn hóa dưới nước là một loại di sản đặc biệt bởi nó tồn tại trong một
môi trường đặc biệt (nước). Vì thế, không phải ai muốn cũng có thể tiếp cận được,
cho dù đó là nhà chuyên môn. Việc nghiên cứu, khai quật và bảo tồn loại hình di
sản này cũng phải được tiến hành theo một phương pháp đặc thù, đòi hỏi phải có
ngành, cơ quan chuyên trách nghiên cứu khảo cổ học dưới nước.
Ở Việt Nam, Khảo cổ học dưới nước chỉ mới hoạt động vào những năm đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX, được xem là “sinh sau, đẻ muộn” so với khảo cổ học
dưới nước của thế giới nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu nổi bật,
đáng khích lệ đối với nền khảo cổ học của một “nước nghèo” với xuất phát điểm
“ba không”: không chuyên gia, không có nguồn tài chính, không cơ sở vật chất –
kĩ thuật) của Việt Nam. Tiêu biểu là:
- Thành tựu trong việc nghiên cứu các con tàu đắm: tàu cổ Hòn Cau (Vũng
Tàu – Côn Đảo); tàu cổ Hòn Dầm (Kiên Giang); tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng
Nam); tàu cổ Cà Mau; tàu cổ Bình Thuận; tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi) =>
góp một bằng chứng vô cùng sinh động vào việc nghiên cứu giao thương quốc tế
trên vùng biển Việt Nam trong lịch sử; góp phần tìm hiểu “Con đường tơ lụa trên
biển” ở vùng biển Việt Nam. Bên cạnh những ý nghĩa đó, cuộc khai quật tàu đắm
còn bổ sung nhiều tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước nhà.
- Thành tựu trong việc phục dựng lại con đường thương mại trên biển với
các cảng, hải cảng lớn như Vân Đồn, Hội An, Óc Eo,…; và các trận thủy chiến
trong lịch sử Việt Nam như trận Bạch Đằng… Qua đó mà lịch sử ngoại thương
nói chung với các hải cảng, thương cảng cổ và Lịch sử chiến tranh Việt Nam với
các trận thủy đa phần được các nhà sử học nghiên cứu dựa vào tài liêu thư tịch
nhưng thông qua những dấu vết vật chất của các cảng, bến bãi, tàu thuyền… bị
vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước thì nhờ có sự nghiên cứu khảo
42

cổ học dưới nước đã góp phần phục dựng lại diện mạo các hải cảng, thương cảng
cổ và hoạt động giao thương của Việt Nam trong lộ trình thương mại quốc tế…
Từ đó, định hướng cho hoạt động phát triển kinh tế biển của đất nước và góp phần
thiết lập mối quan hệ giao thương trên biển với các nước trong khu vực. Đây được
xem là một thành tựu nổi bật của khảo cổ học Việt Nam nói chung và khảo cổ
học dưới nước nói riêng.
- Thành tựu trong việc nghiên cứu khảo cổ học biển - đảo: Dấu tích hoạt
động của cư dân ở Biển Đông ngay từ rất sớm và sự có mặt của con người (đặc
biệt là cư dân Việt) ở những hòn đảo gần và xa bờ như các đảo ở Trường Sa…
Góp phần khẳng định chủ quyền biển – đảo của Việt Nam trước chính sách bành
trướng, xâm chiếm biển của Trung Quốc.
Việc phát hiện, khai quật một cách khoa học các di sản văn hóa dưới nước
đã đưa lại nhiều tài liệu, thông tin chân thực hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa
học. Kết quả nghiên cứu khoa học đến lượt nó góp phần nâng cao giá trị văn hóa,
lịch sử của các di sản, từ đó giá trị kinh tế của di sản cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam mới hình thành và
đang bắt đầu những hoạt động nghiên cứu đầu tiên nên vẫn còn nhiều hạn chế,
khó khăn trong việc bảo vệ, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản
văn hóa này: thiếu kinh nghiệm, chuyên môn trong việc nghiên cứu khảo cổ học
dưới nước, mức độ đóng góp khoa học không nhiều; đặc biệt là thiếu đội ngũ cán
bộ chuyên môn và phương tiện kĩ thuật trong nghiên cứu về khảo cổ học dưới
nước,…
43

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Sách, Tạp chí:
1. Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù
Lao Chàm (1997 – 1999), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000.
2. Bùi Minh Chí (2003), Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “Con đường
gốm sứ trên biển”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5/2005.
3. John Guy, “Gốm Việt Nam và tầm quan trọng của đồ gốm ở tàu đắm Hội
An”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Lê Thanh Hà (2000), “Nhóm đồ sứ Trung Quốc trên con tàu cổ Cù Lao
Chàm tàng trữ tại bảo tàng Lịch Sử Việt Nam”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2000, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. PGS. Mark Staniforth (2014), Phát biểu chào mừng in trong kỷ yếu hội
thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để
phát triển”.
6. Nguyễn Đình chiến (2002), Tàu cổ Cà Mau – The Ca Mau shipwreck 1723
- 1735, Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Chiến (2005), “Khai quật khảo cổ học tàu cổ Cà Mau”, Một
thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân (2013), Khai quật tàu đắm cổ Bình
Châu, con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam, Bài viết tham dự Hội Nghị
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, dẫn theo Kỷ yếu hội thảo quốc
tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”.
9. Nguyễn Giang Hải (2014), Khảo cổ học biển Việt Nam: tiềm năng và thách
thức, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông
Nam Á: Hợp tác để phát triển”, tr. 8.
10. Nguyễn Quốc Hùng (1992), Khai quật kho tàng cổ dưới đáy biển
Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 83/1992, tr. 62.
44

11. Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ
học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr. 293.
12. Phan Huy Lê (2007), Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử
nhận diện nước Phù Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 10/2007. Tr. 3 – 14.
 Trang Websites:
13. Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh
nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp chí Di sản Văn hóa số 2/ 2014:
http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-
50cf00427ebc.
14. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/nghien-
cuu-lap-ho-so-cac-di-chi-khao-co-duoi-nuoc-o-viet-nam.html
15. http://www.baomoi.com/nhung-phat-hien-moi-cua-khao-co-hoc-
duoi-nuoc-thu-vien-lau-doi-nhat-the-gioi-mo-cua-tro-lai/c/20405753.epi
16. http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201705/nhung-phat-hien-
moi-ve-thuong-cang-van-don-o-quan-lan-2342588/
17. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Hoat-dong-cua-bao-
tang/2008/08/3A92F92/
18. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su---van-
hoa/2011/03/3A921E45/
19. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Khao-co-hoc-viet-
nam/2009/03/3A9214C8/
20. http://biengioibienbentre.vn/noi-dung/ket-qua-khao-co-hoc-o-
truong-sa-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao.html
21. http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/di-tich-bai-coc-bach-
dang-huyen-thoai-2995267.html
22. http://www.dulichculaocham.com.vn/khai-quat-tau-co-o-bien-cu-
lao-cham
45

23. http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Khoa-hoc/755695/khao-co-hoc-
duoi-nuoc-viet-nam-thieu-thon-du-be
24. http://www.iccrom.org/eng/01train_en/announce_en/2009_08Coll
AsiaPHL_en.shtml
25. http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-viet-nam-can-su-
dau-tu-bai-ban
26. http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-mot-so-kinh-
nghiem-tu-han-quoc
27. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/c%E1%BB%95-
v%E1%BA%ADt-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-tau-d%E1%BA%AFm-
binh-thu%E1%BA%ADn/
28. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-
t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-
ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-
s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-
d%E1%BA%AFm/page/3/
29. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/tau-%E1%BA%AFm-
hon-d%E1%BA%A7m/
30. http://kienthuc.net.vn/di-san/phan-chia-co-vat-500-tuoi-tren-tau-
dam-cu-lao-cham-233633.html
31. http://laodong.com.vn/quang-ninh/khai-quat-khao-co-hoc-di-tich-
cong-cai-van-don-day-dac-dau-tich-van-hoa-lich-su-619578.bld
32. http://laodong.com.vn/van-hoa/gia-tai-nuoc-viet-nhin-tu-bien-
65242.bld
33. http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=322
34. http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105
46

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1 - 2: Bản đồ Biển Đông và vị trí chiến lược của Việt Nam
Nguồn: http://bimson.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=12012

Hình 3: Việt Nam nằm trên lộ trình của con đường tơ lụa trên biển “con đường gốm sứ”
Nguồn:http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1527991
47

Hình 4: Hội thảo quốc tế về khảo cổ học dưới nước năm 2014 ở Quảng Ngãi
Nguồn: http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=507

Hình 5 - 6: Tập huấn quốc tế khảo cổ học dưới nước ở Hội An năm 2015
Nguồn:http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=139&TinTuc
ID=2289&l=vn

Hình 7: Hội thảo quốc tế về khảo cổ học dưới nước năm 2017 ở Hội An
Nguồn: http://www.hoianrt.vn/tin-tuc/nong-thon-moi/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-
khao-co-hoc-duoi-nuoc-tai-hoi-an.htm
48

Hình 8: Bản đồ các con tàu đắm ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
Nguồn: http://www.koh-antique.com/vietwreck/vietwreckmain.html
49

Hình 9 - 11: Tàu đắm Hòn Cau thuộc vùng biển Vũng Tàu, cùng với phương
tiện trục vớt: Tàu Đại Lãnh; và các chuyên gia, thợ lặn

Hình 12 – 14: Các cổ vật trên tàu đắm Hòn Cau


Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/05/26/tau-c%E1%BB%95-
d%E1%BA%AFm-con-d%E1%BA%A3o-vung-tau-va-hi%E1%BB%87n-
v%E1%BA%ADt-tr%E1%BB%A5c-v%E1%BB%9Bt-the-vung-tau-shipwreck-c-1690/
50

Hình 15: Vị trí và hình vẽ mô tả tàu đắm Hòn Dầm/ Tàu đắm Phú Quốc

Hình 16 – 17: Các cổ vật trên tàu đắm Hòn Dầm/ Phú Quốc (Kiên Giang)
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-
g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-
li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-
tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
51

Hình 18 – 23: Hiện vật đặc trưng của gốm Sawankhalok, Suphanburi (Thái Lan)
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-
g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-
li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-
tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
52

Hình 24: Bản đồ vị trí tàu đắm Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Hình 25 - 28: Công tác khai quật tàu đắm Cù Lao Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-
g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-
li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-
cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
53

Hình 29 - 37: Hiện vật của tàu đắm Cù Lao Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-
g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-
li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-
cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
54

Hình 38: Vị trí tàu đắm Cà Mau


Nguồn: http://www.wrecksite.eu/wreck.aspx?209110

Hình 39 - 43: Cổ vật của tàu đắm Cà Mau


Nguồn: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Chuyen-khao/2013/12/3A923C7E/
55

Hình 44 - 46: Công tác khai quật tàu đắm Bình Thuận
Nguồn: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Chuyen-khao/2013/12/3A923C7E/

Hình 47 - 50: Hiện vật trên tàu đắm Bình Thuận


Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-
g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-
li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-
buon-d%E1%BA%AFm/page/4/
56

Hình 51 - 52: Bát hoa lam vẽ trang trí hoa sen và vịt ở tàu đắm Bình Thuận

Hình 53 - 54: Bát hoa lam vẽ trang trí hoa sen và vịt khai quật tại những di chỉ
của người Mạ cổ ở Lâm Đồng

Hình 55 - 56: Những đĩa sứ hoa lam có hoa văn chim phượng, hoa lá, miệng loe
xiên, thành cong gãy, đế thấp, lõm, dính cát ở tàu đắm Bình Thuận, giống với hiện
vật tìm thấy tại ngôi mộ của người Mường ở Hòa Bình thế kỷ 16-17.
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-
t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-
th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-
c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/4/
57

Hình 57 - 58: Vũng tàu Chân Thuận Biển chụp từ satelit và từ thực địa
(phía bên phải là mũi nhô, nơi con tàu TK 13-14 mắc cạn). Nguồn:
http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105

Hình 59 - 61: Khai quật tàu đắm Bình Châu năm 2013
Nguồn: http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19-50cf00427ebc
58

Hình 59 - 61: Các khoang ở giữa thuyền (ảnh trái) và chi tiết xương ốp vách
ngăn (ảnh phải) của tàu Bình Châu
Nguồn: http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105

Hình 59 - 61: Bản vẽ cấu trúc vách ngăn khoang 7 - 8 và bánh lái đuôi thuyền Bình Châu
Nguồn: http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105
59

Hình 62 - 67: Các hiện vật gốm, tiền đúc, quả cân đồng khắc chữ Hán, Mông Cổ… trên
tàu cổ Bình Châu
Nguồn: http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105
60

Hình 68: Cảng Thị Nại Hình 69: Cảng Óc Eo

Hình 70 - 71: Cảng Vân Đồn và vùng biển Cái Làng

Hình 72 - 73: Khảo sát vùng đảo Quan Lan, Cống Cái thuộc hệ thống cảng Vân Đồn
Nguồn: http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-co-
trung-dai-o-viet-nam/2145.html
61

Hình 74 - 75: Sông Bạch Đằng


Nguồn: https://www.academia.edu/8070596/Vietnam_Maritime_Archaeology_Project

Hình 76 - 77: Khảo sát, khai quật di tích Bãi cọc Bạch Đằng năm 2008
Nguồn: https://www.academia.edu/8070596/Vietnam_Maritime_Archaeology_Project
62

Hình 78 - 79: Khu di tích Bãi cọc Bạch Đằng và các địa điểm bãi cọc
Nguồn: http://dntm.vn/index.php/news/Van-hoa-Du-lich/Bao-ton-Khu-di-tich-lich-su-Chien-
thang-Bach-Dang-Quang-Ninh-11901/

Hình 80 - 81: Khai quật bãi cọc Yên Giang năm 2013
Nguồn: https://www.academia.edu/8070596/Vietnam_Maritime_Archaeology_Project
63

Hình 82 - 83: Khảo sát bãi cọc Đồng Vạn Muối năm 2013
Nguồn: https://www.academia.edu/8070596/Vietnam_Maritime_Archaeology_Project

Hình 84 - 88: Khai quật Đồng Mã Ngựa năm 2013 với các cọc gỗ
Nguồn: https://www.academia.edu/8070596/Vietnam_Maritime_Archaeology_Project

You might also like