You are on page 1of 253

M.

GIOOC - GIO MA - XPE - RO


Thống sứ ở Đông dƣơng

VƢƠNG QUỐC CHÀM

Pa-ri và Bruy-xen
Nhà Xuất bản G. Văng-Oet
1928

-1-
Lời nói đầu

V ƣơng quốc Chàm đăng lần thứ nhất trên tờ thông báo từ tháng 3/1910
đến tháng 5/1913 [1]. Sau đó đã đƣợc in riêng ra kèm thêm một bản
sách dẫn về lịch sử và khảo cổ học và bản sách dẫn về địa lý in năm 1914 (2),
trong số bản in ra có 100 bản đƣợc phân phối không bán.
Ô-rát-xô đã viết 1 bài phân tích rất dài đăng trên tạp chí của Viện Viễn
Đông bác cổ [3] và Phi-nô đã thảo luận về một số chủ đề ở trong bài bút ký về
minh văn học [4]. Hồi đó ở đầu sách có 1 bài dẫn luận kể tên và phê bình những
tài liệu đã dùng [5] mà lần này chúng tôi thấy không cần thiết phải in lại ở đây
bởi vì chú thích cung cấp tất cả những tài liệu tham khảo hữu ích về phƣơng
diện đó.
Trái lại, chúng tôi đã giữ lại tất cả những tài liệu và những bài nghiên cứu
đã in ra về vấn đề đó từ lần xuất bản đầu tiên, để ghi lại kết quả nghiên cứu, hay
thảo luận hoặc bác bỏ những kết luận [6]. Mặt khác, chúng tôi đã nhập 2 bản
sách dẫn làm 1, những tên địa lý thì in chữ nghiêng. Mỗi khi độc giả thấy tự
dạng khác nhau hay cùng 1 tên riêng mà đánh dấu khác nhau thì xin tra cứu ở
bản sách dẫn này.

M.Giooc-giơ Max-pê-rô. Pari, tháng Giêng năm 1928.

-2-
CHƢƠNG I
XỨ SỞ VÀ DÂN CƢ.
Xứ sở, động vật, thực vật và dân cư - Tôn giáo - Đẳng cấp và thị tộc -
Vua và triều đình - Các đơn vị hành chính và đơn vị cấp tỉnh - Lục quân và
hải quân - Thuế khoá - Tư pháp - Phong tục: cưới xin, ma chay - Lịch và hội
hè hàng năm - Nông nghiệp và thương mại, tiền tệ - Công nghệ - Kiến trúc
và đền đài - Âm nhạc và văn học.
Xứ An Nam (7) (a) ở chẹt vào giữa núi và biển gồm 1 loạt những vụng nhỏ
dọc bờ biển phía Đông bán đảo Đông Dƣơng: phía Nam là Bình Thuận với 3
vụng nhỏ Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang; rồi là Khánh Hoà, Phú Yên, Bình
Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam có những đảo lởm chởm và những vụng sâu
(8); Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình với những đầm nƣớc mặn liên tiếp.
Không có nơi ẩn náu nào là những cửa sông; cuối cùng là Nghệ An và Thanh
Hoá, bờ bể kín đáo hơn, có những cánh đồng rộng và phì nhiêu. Ở đó, đƣờng
giao thông khó khăn gồm có đƣờng bể bất trắc với những hải cảng không yên
tĩnh, một con đƣờng mòn (9) chạy qua những đèo nhô ra bể, leo lên rất là mệt
nhọc, và mặc dù đất đai màu mỡ, những thung lũng nhỏ chỉ có thể nuôi sống
đƣợc đám cƣ dân thƣa thớt. Ấy thế mà, chính tại vùng này đã tồn tại một quốc
gia phồn vinh, mà ở tận xa ngƣời ta đã nói nhiều đến sự phú cƣờng: đó là Vƣơng
quốc Chàm (10).
Ngƣời Trung Hoa đã nói về khí hậu của xứ ấy nhƣ sau: nhiệt khí bao giờ
cũng đều đều [11]: không có mùa đông có tuyết hay có băng, mà có rất nhiều
sƣơng và mƣa [12]; móc đọng lại nhiều làm cho cây cỏ tốt tƣơi quanh năm [13]
và làm cho cƣ dân đƣợc ăn rau xanh trong cả bốn mùa [14].
Có ít đồng bằng, đất trồng trọt thì hiếm [15]; ít lúa nhƣng nhiều rau đậu:
đậu xanh [16], đậu nành [17], cà và dƣa chuột; đậu trắng, kê và vừng [18]; đay,
ngô [19] và mía thì nhiều; rồi những cây ăn quả: chuối và dừa [20], hồ tiêu [21],
trầu và cau, thổ dân lấy cau ép lấy nƣớc để làm rƣợu [22]. Trong đầm ao có
nhiều hoa quý [23] và hoa sen [24]; ở dọc sông, tại những nơi có nƣớc mặn, có
những cây gồi nƣớc, lá dùng để lợp nhà; trên đất khô, có cây cọ dùng làm chiếu
[25] và có tất cả các thứ cây cỏ dùng bện thừng hay làm đồ đan rất đẹp và khéo

-3-
[26]. Triệu Nhữ Quát [27] nhận xét rằng không có chè, không phải vì đất không
thể giồng đƣợc chè [28] mà vì có lẽ ngƣời Chàm không thích uống chè.
Trái lại, ngƣời Chàm xƣa kia trồng dâu để nuôi tằm và trồng bông. Đến
mùa bông nở, quả bông nở ra, bông trắng nhƣ lông ngỗng. Ngƣời ta ra rồi kéo
sợi để dệt vải thô, vải thô đan chuội đi trông giống nhƣ vải nhỏ. Nhuộm đi, dệt
thành vải ngũ sắc và vải lốm đốm [29].
Riêng ở miền thƣợng du có những tài nguyên vô tận: mun và những hƣơng
liệu quý khác, gỗ thơm có nhiều, gỗ hƣơng và bạch đàn [30], gỗ phƣợng hoàng
[31] [a], long não [32] và đinh hƣơng [33]; và trầm mộc [34] mà du khách đã kể
lại cách thu hoạch nhƣ sau: “ngƣời ta chất đống gỗ trầm và để cho nó mục ra;
sau một thời gian mấy năm, chỉ còn có cái lõi, đem bỏ vào nƣớc thì chìm ngay;
vì thế gọi là “trầm mộc” (hƣơng chìm); loại nào nổi trên mặt nƣớc thì chất lƣợng
rất kém và gọi là sạn hƣơng [35]. Ở trong rừng sâu, phải vƣợt nhiều khó khăn
mới tìm đƣợc đậu khấu [36] bán giá đắt nhƣ vàng. Lại còn hồi hƣơng và lô hội
[37] mây trắng và tre dùng làm phên [38]. Có nhiều ong rừng và sáp thì thu
hoạch hết và nắm lại từng bánh đựng vào bát [39].
Nhƣng tài nguyên quý giá nhất của đất nƣớc là những sản vật ở chính ngay trong
đất: vàng không hiếm [40], những ngƣời Trung Hoa kể lại một cách ngạc nhiên
rằng họ thấy ở nƣớc Chàm một “núi vàng”; họ nói: tất cả các hòn đá ở nƣớc này
đều màu đỏ và ở giữa có một thỏi vàng [41]. Vàng cũng chảy ở trong sông,
muốn lấy thì tát cạn lòng sông đi [42]. Bạc, đồng, sắt, thiếc [43] có từng mạch
khá nhiều. Các loại đá quý có nhiều, tuy không có giá trị lớn lắm: vua Phạm đầu
Lê [a] có những hòn ngọc làm cho vua Lý Uyên [b] say mê, nó to bằng quả
trứng gà, trong nhƣ pha lê, và bọc vào trong lá khổ ngải thì toả ra quả lá những
tia đỏ nhƣ lửa [44]. Ngọc lƣu ly [45] và hổ phách [46] thƣờng thấy ở trong các
đồ triều cống mà vua Chàm gửi biếu các vua Trung Quốc và Việt Nam [47].
Trong các thứ đá rất quý có một loại sa thạch dùng để mài khí giới và đồ dùng,
và thứ “đá của Bồ Tát” [48] rất mịn.
Biển có tất cả các loại san hô và các loại ngọc trai rất quý [49].
Động vật không thay đổi mấy. Voi ngày xƣa cũng ở trong rừng [50] miền
thƣợng du nhƣ ngày nay và tê ngƣu thì ở trong hang vùng thảo nguyên. Voi thì
rất quý [51]; ngƣời Chàm dạy voi dùng để chuyên trở và chiến đấu; ngà là thứ
hàng quan trọng; tê giác lại càng quan trọng hơn và mang lại nhiều lợi nhuận
-4-
hơn, nó có tác dụng trị liệu, cho nên đƣợc ƣa chuộng trong y học Viễn Đông.
Ngày xƣa, hổ cũng nhiều nhƣ ngày nay [52]; có những văn bản nói rằng sƣ tử
[53] đã đƣợc đƣa đi cống Trung Quốc và Đại Cồ Việt vào năm 1011, chắc chắn
là các nhà chép sử Trung Quốc và Việt Nam đã nhầm tên con thú, vì rằng, theo
chỗ tôi biết, thì không bao giờ ở Đông dƣơng xƣa kia lại có con thú ấy [54].
Sử sách cũng có nói đến hƣơu trắng [55], trâu vàng và bò rừng, khỉ mà một
loại của nó là con tinh tinh [56] rất là đáng đƣợc chú ý: nó hiểu đƣợc tiếng
ngƣời, và môi nó là một thức ăn tuyệt ngon. Trong rừng rẫy những công và vẹt
lông trắng tuyền hay ngũ sắc óng ánh. Những vị vua đƣợc cống vẹt rất lấy làm
thích thú đƣợc nghe vẹt nói và có 1 con lại làm đƣợc thơ dâng vua [57]. Năm
631, những con vẹt mà vua Kandapadharma (Phạm Đầu Lê) gửi đi, kêu rét quá,
và ngƣời ta ra lệnh cho sứ thần mang chúng trở về nƣớc [58].
Về súc vật thuần dƣỡng, sử sách chỉ ghi có voi và bò. Trong nƣớc, không
có ngựa [59]: vua Trung Quốc tặng ngựa cho vua Chàm, khi đã dạy cho vua
cách dùng ngựa vào chiến trận, thì vua Chàm tìm hết cách mua của Trung Quốc,
mặc dù Trung Quốc cấm xuất cảng ngựa [60].
Ngƣời Chàm là những ngƣời đánh cá giỏi và thuỷ thủ dũng cảm; ở ven biển
nƣớc Chàm, có rất nhiều cá thuộc nhiều loại [61] ngƣời Chàm ngồi ở chân đụn
cát trên bãi biển cát trắng rình bắt đồi mồi, đem bán vẩy rất đắt tiền [62].
Dân cƣ không đông đúc lắm [63], và chắc chắn là chƣa bao giờ lên đến con
số hai triệu rƣỡi nhƣ xứ Trung kỳ ngày nay, không kể Thanh Hoá và Nghệ An
[64]. Dân cƣ chia ra làm 2 là ngƣời Chàm và ngƣời Mọi ở các miền thƣợng du
[65].
Chắc chắn là những ngƣời Mọi vẫn không thay đổi, xƣa kia nhƣ thế nào thì
nay vẫn thế. Ngƣời Chàm gọi họ bằng cái tên chỉ chủng loại là Mlecchas, nghĩa
là “Mọi” [66] hay là Kiratas, nghĩa là “ngƣời Thƣợng” [67]. Những ngƣời
thƣợng ở Phan Rang gọi là Vrlas [68]; giữa Khánh Hoà và Phú Yên, trên núi cao
án ngữ Nha trang, có ngƣời Randaiy ở; bây giờ ta gọi là ngƣời Rađê [69] còn ở
Bình Định có ngƣời Mada mà ngƣời Djarai ngày nay chắc chắn là con cháu họ.
Về phƣơng diện dân tộc học, ngƣời Rađê và ngƣời Djarai cùng là một chủng tộc
với ngƣời Chàm [70].

-5-
Có lẽ nguồn gốc ngƣời Chàm là ngƣời Malyopolynesien. Hay ít ra là do
thiếu chỉ tiêu dân tộc rõ ràng [71], ngƣời ta hiện nay cũng có thể từ những bằng
cứ ngôn ngữ mới nhất mà suy diễn đƣợc rằng ngôn ngữ Chàm hiện nay so với
ngôn ngữ dùng trong bi ký cổ nhất viết bằng ngôn ngữ thông tục thì không khác
nhau lắm [72], nhất định phải liệt vào hệ ngôn ngữ Malayopolynesien [73] mặc
dù nó có vay mƣợn nhiều ở các ngôn ngữ láng giềng.
Vì thế cho nên nhân dạng ngƣời Chàm do những du khách đầu tiên Trung
Hoa mô tả là: da đen, mắt sâu, mũi hếch, tóc quăn [74] vào thời kỳ mà họ chƣa
bị nƣớc ngoài đô hộ mà vẫn còn giữ đƣợc thuần chủng, lại càng củng cố thuyết
ấy. Y phục họ mặc thời xƣa và y phục họ đang mặc ngày nay không khác gì y
phục của ngƣời Mã lai: nó là 1 mảnh vải, gọi là Kama [75] quấn quanh ngƣời từ
phải sang trái và che từ ngang lƣng đến chân. Ngoài miếng vải đó ra, cả đàn ông
lẫn đàn bà đều không mặc gì thêm nữa, trừ ra về mùa đông họ mặc thêm 1 cái áo
dài [76]. Ngƣời thƣờng đi chân đất [77] và mặc dù theo lời 1 tác giả nói rằng chỉ
có vua mới đi giầy [78], hình nhƣ những ngƣời quyền quý cũng đi giầy bằng da
thuộc [79]. Họ bối tóc [80], đàn bà thì bối thành hình cái búa [81] và xâu lỗ tai
để đeo những vòng nhỏ bằng kim loại [82]. Cũng nhƣ ngƣời Mã lai, họ rất sạch
sẽ, mỗi ngày họ tắm nhiều lần, xoa mình bằng 1 thứ dầu cao làm bằng long não
và xạ hƣơng. Họ dùng các thứ gỗ thơm để ƣớp quần áo [83].
Khi ngƣời Chàm xuất hiện trong lịch sử vào cuối thế kỷ II Công nguyên,
họ đã quy phục 1 dòng họ vua Ấn Độ hay Ấn Độ hoá, bi ký ở Võ Cạnh [84] viết
bằng tiếng “Phạn đúng cách” (sanscrit correct) [85] cho ta thấy rằng họ chịu ảnh
hƣởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ. Điều đó cũng chẳng có gì làm cho ta
ngạc nhiên; việc khai thác thực dân [86] đã thâm nhập vùng này chậm nhất là
vào khoảng nửa thế kỷ II Công nguyên những tài liệu mà ngƣời ta có thể đẩy lên
đến 20 hay 30 năm trƣớc đó cũng không ngoa lắm, có nhắc đến tên đất có nguồn
gốc chữ Phạn [87] ở trong những vùng mà ngày nay ta có đầy đủ lý do để xác
nhận đó là Đồng dƣơng và Nam Dƣơng quần đảo; và theo những truyền thuyết
của Phù Nam do ngƣời Trung Hoa ghi lại đến ngày nay, thì hình nhƣ có nhắc
nhở đến cuộc xâm lăng đầu tiên của ngƣời Ấn Độ vào thế kỷ I Công nguyên,
xảy ra trƣớc cuộc xâm lăng do Kaundinya chỉ huy vào thế kỷ thứ IV [88]. Dân
tộc Chàm đồng hoá nhanh với nền văn minh ấy; họ theo tôn giáo và phong tục,
chữ viết và tƣ tƣởng, hành chính và pháp luật của nền văn minh ấy.

-6-
Tôn giáo chính của ngƣời Chăm là Ấn Độ giáo (Hindouisma), nghĩa là chỉ
thờ 1 trong 3 vị hay là thờ chung cả 3 vị trong Tam thần giáo Ấn Độ sau đây là
Brahma, Visnu và Civa, và những cakti tức là vợ của Visnu và Civa. Nhƣng họ
cũng còn theo cả đạo Phật (Bouddhisme), có khi họ cũng tin cả bộ 3 Brahma,
Visnu, Civa và Phật [89].
Trong tam vị nhất thể giáo Ấn Độ (là Trinite hindoue), thì Civa đứng hàng
thứ nhất: “Tôn thờ Mahecvara và Uma [90]…tôn thờ Brahma và Visnu. Tôn thờ
Đất, Gió, Không gian và thứ năm là tôn giáo thờ Lửa [91]…” “Ông là chúa tể
của muôn loài…thể chất của ông ở trong cái tuyệt đối không thể đạt tới đƣợc,
hình hài của ông ở ngoài phạm vi ngôn ngữ và tƣ duy, vậy mà những vật thể của
ông, sản phẩm của lòng Dục, lại là đất, nƣớc, lửa, gió, không gian, mặt trời, mặt
trăng, đồ cúng tế (sacrifiant), mỗi một vật thể này mang 1 tên tuyệt hay là Carva,
Bhava, Pacupati, Icana, Bhima, Rudra, Mahadeva, Ugra, nó biểu thị tất cả các
hình thể; đƣợc các vị phụ tá giỏi đứng đầu là Visnu, Brahma và Agni giúp sức,
ông đã tàn sát những souras quan trọng của 3 thành phố, đã áp bức cả vũ trụ, kể
cả những thần thánh, những Munis, những Gandharvas, và vì thế ông đƣợc thán
phục về sức mạnh vô cùng của ông. Chiến thắng là Đấng Chúa Tể Cri-
Cambhubhadrecvara (Uiva) [92]”. Vì rằng Civa “là cội rễ của nƣớc Chàm” [93];
chính Cambhud đã đƣa Uroja xuống hạ giới; Uroja là ngƣời đầu tiên trong số
các vua xứ Campapura đã lắm lấy vƣơng quyền [95]; cuối cùng chính ông là
ngƣời bảo vệ thành “Campô” một cách hoàn toàn đặc biệt. [96].
Thƣờng thƣờng ngƣời ta thờ ông [97] dƣới hình thức dƣơng vật [98], có
một cái bao gọi là Koca thƣờng là bằng vàng trùm ngoài, tạc hình mặt thần [99]
bởi vì ta phải tƣởng tƣợng ra rằng cái tƣợng trƣng dƣơng vật đó ở nƣớc Chàm là
một vị thần linh riêng biệt có tên và nhân cách riêng, chắc chắn đó là sự phát toả
của Civa, nhƣng theo chỗ tôi biết, không một bài bia nào viện dẫn cái năng lực
cấu tạo đó mà hình thức có lẽ tạo thành vật tƣợng trƣng ấy.
Vợ của Civa đƣợc thờ riêng [100]; khi thờ ngƣời ta gọi bà là Bhagavati,
hình nhƣ là dƣới danh hiệu đó ngƣời ta thờ một vị thần bản địa thƣờng đƣợc gọi
là Yanpu Nagara [101].
Ở Chàm cũng nhƣ ở Cao Miên hay Ấn Độ, Brahma chƣa bao giờ đƣợc thờ
cúng một cách rõ rệt và rứt khoát; ngƣời ta dùng hình ảnh của Brahma [102] để
trang trí những đền thờ của Civa hay Visnu, nhƣng không đặt bàn thờ nào để thờ
-7-
cúng riêng Brahma cả. Vì vậy ngƣời ta ngờ rằng thần Svayamutpanna chính là
ông, cái tên Svayamutpanna có thể là biến dạng của cái tên Svayambhu, ngƣời ta
lập bàn thờ ông này ở Panduranga [103]. Trái lại, Visnu [104] mặc dù ít đƣợc
thờ cúng hơn Civa, cũng có một số đền thờ Thần này phối hợp với Civa-
Cankara thành tên Narayana, lại đƣợc thờ cúng nhiều hơn. Hai vị thần này nhập
làm một và vì vậy mang có một cái tên thôi, tức là thánh cực lạc Cankara-
Narayana [105]. Về Lakomi, vợ của Visnu, chẳng mấy khi thấy nói đến ở trong
các bi ký; tuy vậy, chúng ta cũng còn sƣu tầm đƣợc một số hình ảnh về Lakumi
[106].
Ở trong đền thờ Civa có một số đền thờ thờ Ganesa gọi là “Cri Vinayaka”
[107] hay “voi tôn kính” [108]. Ngƣời ta cúng thần Skanda, thần chiến tranh,
cƣỡi một con công [109]. Sau hết là Nandin và Garuda, khi thì đƣợc thờ riêng,
khi thì là đồ cƣỡi của Civa và Visnu, rất đƣợc đông đảo nhân dân biết đến ở
Chàm cũng nhƣ ở Java [110].
Cho tới nay, ngƣời ta vẫn cứ tƣởng rằng đạo Phật đƣợc thuyết giáo ở Chàm
là ở Mahayana, nhƣ ở Java và Cao Miên: tƣợng và ảnh phật mà chúng tôi sƣu
tầm đƣợc thì hình nhƣ không còn nghi ngờ chút nào về vấn đề đó [111]. Nhƣng
một chứng cớ của Ya Tsing (Nghĩa-Tĩnh) [112] có thể chứng minh ngày nay
rằng ít nhất vào thời đại của ông, hai phái Hinayănistes, tức là phái Arya
Sammiti-nikaya và phái Sarvastivada-nikaya, tập hợp đƣợc đa số tín đồ các môn
phái của đạo Phật ở nƣớc Chàm [113].
Vả chăng, cần chú ý tới điểm này là bi ký cổ nhất bằng chữ Phạn ở Chàm
là bi ký Võ Cạnh [114], ngƣời ta soạn bài bia đã để lộ sự tín ngƣỡng rõ rệt vào
đạo phật. Finot viết [115]: “ý nghĩ cho rằng trần thế này là không vĩnh cửu, ý
nghĩ về sự hoá hết kiếp này sang kiếp khác (gatagati) [a] lòng thƣơng chúng sinh
(prajanam haruna), sự hy sinh của cải của mình cho lợi ích của ngƣời khác, tất
cả những cái đó chứng tỏ lòng khoan đại của vị hậu duệ của Crimara và có
khuynh hƣớng rõ rệt về đạo Phật, ta không thể không kết luận đƣợc rằng ông
vua đó thuyết pháp đạo giáo của đấng Đại từ bi. Những vua theo đạo Bà-la-môn
cúng rất nhiều vào đền: sau khi đã cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của gia đình, họ
không bao giờ có ý nghĩ giữ lại những tài sản thừa của họ cho hạnh phúc của
chúng sinh nói chung. Tinh thần của Đại đức Acoka đƣợc tái hiện trong sắc chỉ
đó. Cho tới ngày ban bố, tức là ngày hội họp vào hôm rằm, một trong hai ngày

-8-
hội lớn hằng tháng của đạo Phật, không ai là không ủng hộ cho giả thuyết đó”.
Mặt khác, những bi ký ở An Thái [116] và ở Ròn [117] đều ghi những đồ quyên
cúng vào tu viện gọi là Avalokitecvara. Huber nói rằng bi ký An Thái để lộ cho
ta biết một đạo Phật giống hệt nhƣ những tài liệu của thời kỳ gần hiện đại đã cho
chúng ta biết ở Java, Cao Miên hay Trung Quốc [118].
Vả chăng việc tín ngƣỡng đạo Phật cũng không loại trừ việc tín ngƣỡng
đạo Civa, cho nên chúng ta thấy một quan Thƣợng thƣ thời vua Vikrantavarman
III là Samanta, xây cúng vào mỗi đạo đó một ngôi đền để thờ: “Hai tu viện, hai
ngôi đền, để cho Jina(Phật) và cho Cankara(Civa), đó là cái công đức của ông để
cho thân nhân ông, còn ông thì đã lên cõi cực lạc rồi” [119]. Cũng nhằm mục
đích ấy, sắc chỉ của vua Indravarman II cho thành lập một tu viện cho tín đồ
Phật giáo “để thờ Dharma”, và cho xây một ngôi đền thờ Laksmindra Lokecvara
Svabhayada, hình thức của Avalokitecvara [120], bắt đầu bằng một bài tụng ca
dâng đức Cambhubhadrecvara [121]. Những hình vẽ trong động Phong Nha ở
Quảng Bình, một nơi thờ phật thời xƣa, cũng lại cho ta thấy rằng những tƣợng
hình của phù-chú giáo trong đạo Phật giống những tƣợng hình của Bà-la-môn
biết bao nhiêu” [122].
Về tôn giáo bản địa, nay không còn mấy dấu vết. Hoạ là có một vài tên nhƣ
Cri Maladakuthara đƣợc thờ cúng ở xứ Kuthara (nay là xứ Khánh Hoà) [123].
Vì thế cho nên những thần thánh của đạo Bà-la-môn đã đƣợc thờ thay bằng
những thần thánh bản xứ, và khi ngƣời Chàm thờ Bhagavati, “vị quốc mẫu”
[124], ở Pô-na-ga tại Nha trang, thì có lẽ họ tiếp tục thờ dƣới hình thức một đạo
giáo rất cổ mà họ đã quên rồi.
Ngày nay, tuyệt đại đa số ngƣời Chàm theo Hồi giáo [125], và dĩ nhiên vấn
đề đƣợc đặt ra là: Hồi giáo du nhập vào nƣớc Chàm từ thời đại nào?
Ed.Huberviện dẫn một đoạn trong Tống sử [126] (trong đó ông tin rằng đã tìm
thấy dạng ngữ Allahakbar) đề xuất rằng “khẳng định rằng về đời Tống đã có
những ngƣời Chàm theo đạo Hồi cũng không phải là võ đoán [127]. Hai bi ký
[a] tìm thấy ở miền Nam nƣớc Chàm, một cái ghi vào năm 1039 và cái kia có
thể “ở vào khoảng 1025-1035 của kỷ nguyên này [128]”, tuy không khẳng định
đƣợc hoàn toàn giả thuyết đó, nhƣng ít ra cũng chứng minh đƣợc rằng những tín
đồ Hồi giáo đã đến vùng Phan Rí hay Phan Rang từ giữa thế kỷ thứ X. Đối với
ông Ravaisse là ngƣời đã dịch những bi ký đó, thì “có lẽ một tài liệu nhƣ thế bao

-9-
hàm dấu hiệu là nơi tìm đƣợc tài liệu đó, vào thế kỷ XI có một khu thị dân ở, mà
ngày nay ta hoàn toàn không biết gì hết, và ở nơi đó những ngƣời ngoại quốc
khác hẳn ngƣời Chàm về chủng tộc tín ngƣỡng, phong tục, đã đến trú ngụ và
đƣợc quyền tạm trú. Những ngƣời này là lái buôn và thợ thủ công, đa số trong
số họ là con cháu những ngƣời di cƣ đầu tiên- có lẽ họ đến từ 100 năm trƣớc đó-
lấy vợ ngƣời bản xứ, hiện nay ngƣời ta thấy họ sống rất có tổ chức, đông đảo
hỗn cƣ với ngƣời bản địa. Họ trao cho một ngƣời của họ quyền đại diện họ và
bênh vực quyền lợi cho họ bên cạnh những quan chức địa phƣơng: ngƣời đó gọi
là Siehes-Suq, tức là “Tổng đại biểu của thị trƣờng”, có một Naqib giúp việc.
Với “con ngƣời thứ nhất ở trong nƣớc đó, những phú thƣơng do buôn bán mà
giàu có, chiếm địa vị ƣu thế: chính tên họ đƣợc nêu trong các bi ký.
“Chắc chắn là đứng đầu khối cộng đồng tín đồ Hồi giáo, chỉ có một Seihes-el-
Islam hay Mufti là thủ lĩnh duy nhất về tinh thần, là ngƣời bảo vệ đạo và truyền
bá đạo, vì sự truyền bá không lúc nào đƣợc im lìm. Một Imam-Hatib để hành lễ,
một Kadi để phân xử công lý là những quan chức không thể thiếu đƣợc [129], và
nếu số kiều dân trở nên đông đảo, thì có Muhtasib giữ gìn trật tự, an ninh ở
trong khu và các khu chợ, kiểm soát đo lƣờng, quy định giá cả hàng hoá.
“Họ sống cuộc đời theo kiểu Hồi giáo mà họ rất ƣa thích, sát cánh nhau ở nơi
đất khách quê ngƣời. Tất cả cái gì phải bỏ lại khi họ ra đi thì nay đến đây họ đều
lại thấy ở xung quanh họ: giáo đƣờng Hồi giáo-nhƣng không có tháp- là nơi họ
tụ tập với nhau, cái Suq là nơi họ doanh thƣơng, cái Okel là nơi họ chứa hàng
hoá, và cái nghĩa địa là nơi họ gặp gỡ nhau lần cuối cùng.
“Tất cả những điều trên đây hình nhƣ chỉ đƣợc ghi vào hai bài bia chứng thực
cuộc sống của họ một cách cụ thể hơn là những câu chuyện đơn điệu của những
tay A rập chu du thiên hạ. Vả chăng, những ngƣời này dƣờng nhƣ chẳng chú ý
đến những vùng này còn hơi dã man ở bán đảo Đồng dƣơng. Trong quan hệ của
họ, tuy họ có nhắc đến tên xứ Khmer và xứ Chàm, nhƣng họ đã vội vàng kể lại
một số ít điều mà họ nghe nói về các xứ ấy; họ ít nghĩ đến việc đi thăm thú các
xứ ấy là tại làm sao?
“Cũng tại làm sao mà những thực dân theo Hồi giáo lại đến cƣ trú tại nƣớc
Chàm muộn nhƣ thế (thế kỷ X)? Tại làm sao những sở kinh doanh, những
thƣơng điếm của họ lại không đƣợc vững vàng và có sức bành trƣớng mạnh nhƣ
những đoàn kiều dân Trung Quốc, những đoàn này thì rất nhiều, đã phồn vinh từ
-10-
lâu và rất hoạt động về mặt truyền giáo? Ấy thế mà những tàu thuyền của Basra,
của Siraf, và của Oman thƣờng đi qua đất Đồng dƣơng để tới xứ Sin [a]. Ta có
thể cho rằng những nhà hàng hải và những nhà thƣơng nhân theo đạo Hồi
thƣờng tỏ ra khinh thị xứ Chàm là vì khí hậu ác liệt, vì gặp khó khăn trong việc
buôn bán tự do và khai thác thổ sản, vì những cƣ dân hung bạo, hiếu chiến và
không mến khách, vì nạn cƣớp bóc, vì thiếu hải cảng tốt, và cũng có lẽ vì những
cuộc cách mạng về chính trị (xem Georges Maspero).
“Có một điều chắc chắn là Hồi giáo đƣợc du nhập thành công và đƣợc duy trì ở
đó là nhất thiết dựa vào mối quan hệ của ngƣời Chàm với miền tây Nam Dƣơng
quần đảo (Indonesie occidentale) trong những thế kỷ sau, nghĩa là sau rất nhiều
thời mà đoàn kiều dân lớn nhất đến cƣ trú ở đất Chàm có những ngƣời phu nhƣ
Rahdan Amed Abu Kamil, Naqip Amr, vua Thổ Nhĩ Kỳ Ali, và những ngƣời
khác nữa tự coi mình là một vinh dự đƣợc làm nô lệ của vị Hoàng đế Thổ nổi
tiếng nhất trong thế kỷ ấy”
Dù sao mặc lòng, tuy rằng truyền thuyết lịch sử Chàm [130] có đặt Pô hay phiên
hầu Ovla (Allah) trị vì từ năm 1000 đến năm 1036 [131] đóng đô ở Shribanoy
lên hàng đầu các vị vua, thì cũng khó mà tin đƣợc rằng đạo của Mohamet [a] đã
đƣợc ngƣời Chàm theo trƣớc năm 1470 là năm vƣơng quốc Chàm sụp đổ.
Vả chăng, cần phải chú ý tới điều này là 2/3 ngƣời Chàm hiện nay đang theo đạo
Bà-la-môn, còn toàn bộ ngƣời Chàm đã bỏ tổ quốc sang ở tại Cao Miên đều trở
thành tín đồ Hồi giáo; vậy thì ta phải tự hỏi rằng ngƣời xuất ngoại đó mới theo
Hồi giáo từ ngày họ bỏ quê hƣơng, do ngƣời Mã lai, bà con họ, đã sinh cơ lập
nghiệp ở xứ Khmer cải giáo cho, hay là chính những ngƣời đó đã do tinh thần
truyền giáo mà đi cải giáo cho những ngƣời anh em ở lại trong xứ, một việc thí
nghiệm là nhƣ vậy rất có ít hiệu quả vì rằng chỉ có 1/3 [132] số ngƣời còn lại ở
trong nƣớc là theo đạo mới mà thôi.
Đối với các thần thánh, những vua Chàm xây rất nhiều đền đài và thánh đƣờng
để thờ, lấy những tên vừa nói lên đƣợc tên thần, vừa nói lên đƣợc tên vua dựng
đền thờ thần [133]. Khi thắng trận, họ tàng trữ ở đó kho vàng và của cải; khi bại
trận, họ xây dựng lại những đền đài bị địch phá hoại và vui lòng quyên cúng
thêm cho vị thần vì “họ biết rằng những đồ quyên cúng cho thần là một phƣơng
tiện để thần thánh hoá và những thần đƣợc dâng đồ quyên cúng đó, nhờ có
những đồ quyên cúng ấy lúc nào cũng trong hình tƣợng của mình (cinha), nhận
-11-
ra đƣợc những vua nam [134]. Mỗi lần nhƣ thế là một nghi thức trọng thể mà
tiếc thay chúng ta không biết đƣợc lễ điển nhƣ thế nào, nhƣng chỉ biết rằng
thƣờng cuối lễ điển thì khắc lên trên lâu đài, trên bia hay trên bệ một bài bi ký
[135] ghi tên vua đã xây đền hay trùng tu đền và danh sách những đồ do vua ấy
quyên cúng.
Bi ký ở Hoá Quê [136] cung cấp cho ta một sự chỉ dẫn quý giá về sự hoạt động
của các vua Chàm trên lĩnh vực xây dựng đền đài. Quan thƣợng thƣ Ajna
Jayendrapat “tự lấy làm vinh dự đã làm các bài minh (bài bia bằng thơ) khắc vào
đá cho những đền thờ “Cri Jayanhecvara và Visnupuran [137], cả hai đền đều là
công đức (việc thiện) của vua Crijayasim- “Havarman” và cho những đền thờ
Cri Prakacabhadrecvara, Cri Rudrakoticvara, Cri Bhadramalayaecvara, Cri
Bhadracampecvara, Cri Dharmecvara và Cri Bhadrapurecvara, những đền này
đều là công đức của vua Cri Bhadravarman”.
Mỗi ngôi đền, ngoài nơi thờ cúng ra, còn gồm một lãnh địa rộng lớn để lấy hoa
lợi dùng vào việc tu sửa: đó là những tài sản vĩnh viễn gồm có đất cùng với cƣ
dân [138], kho lƣơng [139], làng mạc [140] dâng cho Thần. Mỗi đền cũng còn
có cả một đoàn ngƣời phục vụ: trƣớc hết là các vị tăng là “ cái kho tàng cơ động
và có bẩm tính hùng biện [141]”; rồi đến đám nam nữ nô lệ, nhạc công và vũ nữ;
lại có cả một khuê phòng có những phụ nữ “xinh tƣơi”, cùng với đám nữ tỳ, nhà
đền thu lấy lợi nhuận của họ [a] [142]. Ấy là chƣa kể đến kho chính cống: vàng,
bạc, nữ trang và những biển chƣơng cửa tƣợng thánh; và súc vật: voi, bò và trâu
dùng để làm việc.
Những tu viện cũng đƣợc tặng nhiều tài sản tƣơng tự. Indravarman II [143] nói:
“một tu viện đã đƣợc thành lập (bởi ta) để thờ Dharma, đƣợc miễn thuế, để cho
tập thể sƣ sãi sử dụng. Ta đã cung cấp tất cả những phƣơng tiện sinh sống cho
tập thể tín đồ sử dụng, cho các chúng sinh đƣợc hƣởng. Những ruộng đó cùng
với hoa màu, những nam nữ nô lệ, bạc, vàng, than, đồng và những tài sản khác,
vua Indravarman đã cho tất cả những thứ đó để tập thể dùng, để hoàn tất việc
truyền bá tƣ tƣởng của Dharma”.
Cũng nhƣ về tôn giáo, các đẳng cấp xã hội cũng giống nhƣ của ấn Độ; do đó
ngƣời Chàm đƣợc chia ra làm 4 đẳng cấp: Brahmanes (Bà-la-môn), Ksatrias,
Vaicyas và Cudras [144]. Vikrantavarman I nhắc nhở rằng không có “tội nào
nặng hơn là giết một ngƣời Brahmane (Bà-la-môn)” [145]; Indravarman II lấy
-12-
làm tự mãn rằng chỉ chọn những ngƣời Brahmanes và Ksatrias làm quan thƣợng
thƣ và “giữ sự phân biệt đẳng cấp cho thật là linh hoạt và nguyên vẹn” [146];
nhiều vua tuyên bố rằng mình là dòng dõi ngƣời Ksatrias-brahmane [147].
Nhƣng sự phân chia đó có vẻ công thức hơn là thực tế, vì rằng một phụ nữ quý
tộc có thể lấy một ngƣời đàn ông thuộc đẳng cấp thấp nếu ngƣời này cũng cùng
một tên họ nhƣ chị ta [148]. Một sự phân chia cũ thành thị tộc- mà tên họ [149]
của thị tộc hình nhƣ đƣợc coi là dấu hiệu phân biệt [150] - đã chống lại chế độ
thực dân của Ấn Độ và thiết lập những đẳng cấp. Mỗi một thị tộc có một vật tổ
(totem) của riêng mình dùng để chỉ thị tộc đó. Cho tới ngày nay hãy còn một
truyền thuyết liên quan đến một trong những vật tổ đó, là thị tộc Cây Cau,
Kramu-kavanca. Truyền thuyết đó nhƣ sau: “Ngày xƣa có một cây cau mọc ở
cạnh cung vua Chàm; cây cau đó có một chùm hoa to lạ thƣờng. Đến thời kỳ nở
thì hoa không nở. Vua bèn bảo một tên đầy tớ: hãy trèo lên cây cau đó xem có gì
ở trong chùm hoa không.-Tên đầy tớ trẻ trèo lên cây cau, ngắt chùm hoa và
mang xuống. Vua bổ chùm hoa ra thì thấy trong đó có một em bé mặt xinh đẹp
lạ thƣờng. Vua xiết nỗi vui mừng đƣợc em bé đó, và đặt tên cho là Radja Po-
Klong. Vua ra lệnh cho các vợ vƣơng hầu và vợ của Mantri đến cho nó bú;
nhƣng đứa bé không muốn bú. Lúc đó, vua có một con bò cái lông ngũ sắc, nó
có một con bê con. Vua ra lệnh cho vắt sữa con bò đó để nuôi đứa bé; đứa bé
thích uống sữa bò. Vì thế ngƣời Chàm lại không giết bò và ăn thịt bò. Cái mo
cau trở thành cái mộc (Gong-Zeban; gong là cái mộc của nhà vua) và cái sống
của tàu lá trở thành cái kiếm của vua Chàm. Po-Klong lớn lên lấy con gái vua,
nối ngôi vua (tức bố vợ) và khi bố vợ chết, Klong lập ra một thành phố rộng lớn
gọi là Bal [151] bao gồm bảy quả đồi”.
Một thị tộc khác là thị tộc “Dừa” hãy còn một truyền thuyết y hệt, chỉ khác là cái
hoa cau thì thay bằng quả dừa ]152].
Hai thị tộc quan trọng nhất ở trong nƣớc, đánh nhau lƣu huyết liên miên hằng
mấy trăm năm để tranh giành ƣu thế, nhƣng thƣờng thƣờng những cuộc đấu
tranh đó lại kết thúc bằng cách gả con cho nhau (thân gia-thông gia). Thị tộc
Cau làm vua ở nƣớc Panduranga; thị tộc Dừa ngự trị ở phƣơng Bắc [153]. Thị
tộc Cau có vẻ tự phụ về giống nòi rất thuần tuý của mình: nhƣ là vua
Harivarman III, mặc dù thuộc về thị tộc Dừa vì cha [154] là ngƣời thị tộc đó, tỏ
ra chỉ lấy làm kiêu hãnh về mẹ đẻ ra ông là ở trong Kramukavanca, thị tộc Cau,

-13-
là một tông tộc ƣu đẳng trong nƣớc Chàm [155]. Trừ phi không phải tìm ra ở
đây sự tồn tại của chế độ mẫu hệ ở trong thị tộc; nếu nhƣ thế thì có chiều hƣớng
tin vào câu sau đây trong thƣ tịch Trung Quốc “Trong nƣớc họ, đàn bà làm chủ
hết thảy, còn đàn ông thì chẳng đóng vai trò quan trọng gì [156] là đúng.
Vì thế cho nên, mặc dù phong tục cũ của Chàm giành quyền ƣu tiên cho gia đình
ngƣời mẹ hãy còn tồn tại lâu sau khi nền văn minh Ấn Độ đƣợc du nhập vào,
quyền nối ngôi vua vẫn căn cứ vào quyền của ngƣời cha, nhƣ ở Ấn Độ vậy. Chỉ
có ngƣời con trai nào là con một bà hoàng hậu mới đƣợc trị vì, ngƣời con đó
đƣợc mọi quyền ƣu thắng hơn tất cả những ngƣời con lớn tuổi hơn do các vợ thứ
sinh ra.
Hoàng thái tử đƣợc phong tƣớc là Yuvaraja [157] phải đƣợc Hội đồng các vị cao
cấp đồng ý [158]. Khi nào vua khá mạnh để buộc phải làm theo ý mình thì có
khi cũng không theo thể lệ bắt buộc ấy. Chỉ khi nào vua không có con trai thừa
kế mà phải chọn một hoàng tử trong dòng họ khác thì mới phải chịu làm nhƣ
vậy. Ví dụ nhƣ Vikrantavarman chỉ định Laksmindra Bhumicvara Gramasvamin
[159] giữ địa vị “cao nhất trong đám thần dân”. Những kẻ tiếm quyền cần phải
đƣợc các vị cao cấp [160] lựa chọn là để hợp pháp hoá việc họ lên ngôi vua, trừ
phi họ chỉ dùng võ lực [161] để bắt buộc ngƣời khác làm theo ý muốn của họ.
Khi nào vua muốn bảo đảm cho một ngƣời con nào mà ông ƣu thích đƣợc nối
ngôi mình, và để tránh những sự tranh giành dễ xẩy ra nội chiến khi ông ấy
chết, thì ông ta đƣa ngƣời con đó làm vua, còn mình thì thoái vị, đi lễ, tĩnh tâm
và cầu đảo Civa [162]. Nhƣ thế mà cũng không ngăn cản đƣợc một ngƣời thân
thích có thế lực truất ngôi ông vua vừa đƣợc tôn lên và âm mƣu cùng các vị cao
cấp [163] nhận cho ngƣời ấy có đầy đủ tất cả tƣ cách của một Maharaja theo nhƣ
lễ điển của một ông vua Cakravartin [164], mà lên làm vua [165].
Hôm làm lễ đăng quang, vị tân quân nhận “tôn hiệu” [166] và thƣờng giữ nó
suốt thời gian trị vì [167]. Khi ông chết, ngƣời ta đặt cho ông một “miếu hiệu”
để gọi ông từ nay bằng tên đó; tục lệ này đáng lẽ là áp dụng chung cho tất cả các
vua, nhƣng ngày nay ta chỉ thấy đƣợc có một số miếu hiệu mà thôi [168]. Không
phải lễ đăng quang bao giờ cũng cử hành vào khi mới lên ngôi: Jaya
Paramecvaravarman II lên ngôi năm 1220 mà mãi 7 năm sau (năm1227) mới
làm lễ đó [169]; Jaya Sinhavarman “tranh đƣợc ngôi vua từ năm 1265, mà mãi
tới năm 1277 mới đƣợc “đăng quang” và lấy tên là Indravarman VI [170]”.

-14-
Vị “chủ tể đất Chàm” có rất nhiều bề tôi hầu cận; “Ksatrias, Brahmanes,
Pandits, nhà chiêm tinh, quan lễ nghi [171] và nhiều thị vệ hay đình thần đi theo
phục dịch. Trong bi ký ở Lai Trung [172], ngƣời ta đã chẳng thấy ghi “ngƣời
mang cơi trầu cho vua” đó sao, hiện nay tại triều đình Cao Miên, ta vẫn còn thấy
ngƣời này đi theo vua từng bƣớc. Trái lại, những thân nhân, con cái và anh em,
và những vị quan lại có thế lực nhất cũng không đƣợc phép tới gần vua [173], vì
vua rất sợ bị họ ám sát hay bắt giam. Tất cả những cử chỉ đó đƣợc làm theo một
nghi thức phiền phức và bất di bất dịch. “Vua thiết triều hằng ngày vào buổi
trƣa, ngồi theo kiểu nhà sƣ [174]. Ngƣời vào tiến lên trƣớc mặt vua thì cúi rạp
mình xuống, chỉ cúi một lần thôi, hai tay chắp trƣớc ngực, để chào [175]. Họ
không khuỵu gối. Khi bãi triều, họ cũng chào nhƣ vậy chứ chẳng có gì khác nữa
[176]”. Khi vua ra khỏi hoàng cung, thƣờng thƣờng mỗi ngày ra hai lần [177],
“vua ngự trên một con voi; thổi tù và ốc, đánh trống; dƣơng lọng bằng bông
[178] [a]. Một vị quan bƣng một cơi trầu đi sát vua [179]. Đội thị vệ đi theo
đông tới hơn 1000 lính [180] mang giáo, gƣơm, mộc, cung, tên [181]. Tất cả
những ai, ở xa hay ở gần, hễ trông thấy vua là chào (theo cách đã nói ở trên)”.
Có những lần khác, vua đi xa, có 30 ngƣời đàn bà đi hộ vệ mang mộc và trầu
cau. Thƣờng thƣờng, vua thích đi cáng, nằm trong cái võng bằng vải, bông mềm
[182] do 4 ngƣời khiêng. Sau hết nữa là vua phải đích thân chủ trì mấy buổi lễ:
ví dụ khi lúa chín, vua cắt một nắm lúa để báo mùa gặt đã tới [183].
Nhƣng trong thời gian trị vì, vua thƣờng sống ở hậu cung [a] hậu cung gồm rất
nhiều ngƣời: trƣớc hết là những hoàng hậu [184], rồi đến các cung tần, mỹ nữ,
các vũ nữ, ca nữ, nữ nhạc công, ấy là chƣa kể đến tất cả các hạng thị nữ, thị tỳ.
Khi vua chết, ngƣời vợ nào mà vua yêu nhất, đặc biệt là các hoàng hậu [185]
phải chết theo vua [186] “theo phong tục ấn Độ; còn những ngƣời khác chung
thuỷ, ân cần với vua “thì suốt đời mình” luôn luôn làm những việc phúc đức để
siêu độ nhà vua [187]” ;trừ phi là ngƣời nối ngôi bắt tất cả bọn vào hậu cung
[188], dù họ muốn hay không muốn. Những hoàng hậu và cung tần mỹ nữ đƣợc
tuyển ở khắp trong nƣớc, và nếu Marco Polo nói quả là đúng [189] thì “không
một ngƣời con gái nào đƣợc phép lấy chồng trƣớc khi vua đã xem mặt; nếu vua
ƣng ý thì lấy ngƣời đó làm vợ; nếu không, vua cho một món tiền để ngƣời ấy
kiếm một tấm chồng”.

-15-
Tất cả những hoàng hậu và cung tần mỹ nữ đều ở trong hoàng cung giành riêng
cho vua, và không ai đƣợc bén mảng tới. Những ngƣời mà vua cho phép đƣợc
tiếp cận không đƣợc đi quá phòng thiết triều; vua ngồi trên ngai đặt ở trên mấy
bậc cao hơn mặt đất mà tiếp kiến [190]. Vì vậy cho nên những bài miêu tả hoàng
cung mà chúng tôi thu thập đƣợc chỉ miêu tả có mặt ngoài hoàng cung mà thôi.
“Cung [191] vua Chàm thì rộng, cao, lợp ngói có hoa văn, có tƣờng đất bao
quanh. Hoàng cung đƣợc quét vôi. Cửa thì đƣợc trang trí bằng hình các loài thú
vật chạm vào gỗ rất rắn [192]”. Ngƣời Chàm nói thêm rằng: ở ngoài má tƣờng
thành có một ngôi đình (pavillon) giống nhƣ khán đài, nhìn ra một bãi quần
ngựa, làm nơi cho kỵ binh quần ngựa, cho thi xe trâu, cho voi biểu diễn và cho
việc dạy khỉ và hổ.
Về giƣờng ghế, chúng ta chỉ biết có một thứ là cái giƣờng của vua, chỉ có mình
vua mới đƣợc dùng thứ xa xỉ đó, còn những lãnh chúa cũng chỉ đêm nằm ngủ
trên một chiếc chiếu trải xuống đất [193].
Vật biểu thị vƣơng quyền là “cái lọng”: “ông ấy trị vì với cái lọng duy nhất”
[194] có nghĩa là: ông ấy là vua. Lọng thì mầu trắng [195]. Rồi đến những mũ là
những loại vƣơng miện mà chúng ta có thể hình dung ra đƣợc qua những mũ
đƣợc bảo quản trong kho mà hai ông Durand và Parmentier kiểm kê [196]. Ở đó
có nhiều loại vƣơng miện: trƣớc hết là 2 cái bằng vàng [197], hình ống, hơi
giống những mũ của ngƣời Assyrie thời xƣa. Đƣờng nét giản dị và trang nhã,
toàn bộ cái mũ thật có vẻ huy hoàng: phần dƣới mũ có trang trí một vành rộng
và một miếng che trán, còn toàn thân vƣơng miện thì một cái có những hàng vẩy
nổi lồi ra, một cái thì có những nhành lớn hoa lá chạm thủng; cái lót trong mũ và
cái chóp mũ thì bằng bạc; theo những ngƣời Chàm thì đó là mũ dùng trong đại
lễ. Kho còn có những mũ khác kém lộng lẫy hơn; đó là những mũ bằng nhung
đỏ hay trắng có dát vàng ngọc, đằng sau có một bộ phận nhô lên bằng vàng đặc
(không chạm thủng) để bao lấy búi tóc, còn phía trƣớc thì hầu nhƣ không có gì,
có lẽ những mũ đó là dấu hiệu của quyền hành chính của vua, còn những vƣơng
miện có lẽ là mũ tôn giáo của vua nhân danh là chủ tế là thần thánh, dùng trong
các cuộc tế lễ; vì vậy cho nên ta trông thấy loại mũ ấy ở các tƣợng trong các
đền, tháp hay lăng mộ [198].
Y phục của vua gồm có áo bào bằng lụa có hoa bằng vàng, trên nền đen hay
xanh lá cây [199], cài bằng dải chứ không cài bằng cúc [200]. Áo lót bằng vải

-16-
trắng, nhỏ sợi, mịn mặt, đôi khi có thêu nẹp hay viền tua bằng vàng [201]; vua
chỉ mặc có một áo này không có áo ngoài gì khác trong những buổi chầu không
phải là đại lễ [202]. Ở ngang lƣng, đeo bên ngoài lễ phục một cái đai vàng nạm
ngọc và trang trí những vòng hoa [203]. Vua đi dép da đỏ [204] còn giày và ủng
thì thêu và nạm ngọc [205]. Cổ, ngón tay, cổ tay, ngực vua thì mang rất nhiều đồ
trang sức, có một bài bi ký [206] tả lại vua Vikranvavarman III “điểm trong
những miếng vàng đeo lủng lẳng, có những chuỗi hạt ngọc xanh và ngọc trai
lóng lánh nhƣ giăng (trăng) hôm rằm-vua đƣợc che bằng một cái lọng trắng nó
trùm lên cả vòng tròn bốn phƣơng trời vì vua còn sâu hơn bể,- toàn thể mình vua
đƣợc trang sức bằng những mũ miện, đai, vòng cổ, hoa tai bằng những chuỗi
hồng ngọc, bằng vàng, toả ra những hào quang giống nhƣ những giây leo”
[207].
Quyền hành của vua là tuyệt đối; vua có quyền sinh sát, bổ nhiệm, việc cai trị
trong cả xứ ở hoàn toàn trong tay vua.
Không kể đến những quan tƣ tế do một quan đại tƣ [208] điều khiển, những Bà-
la-môn (brahmane), những nhà chiêm tinh học, những bác sĩ [a] và nghi lễ
trƣởng,- những ngƣời kể trên đây tạo thành ngành quan tôn giáo của nhà vua;
không kể đến vị võ quan chỉ huy đội cận vệ [209] là ngƣời đứng đầu đội vệ binh
của nhà vua, vua còn có ở cạnh mình một loại bộ máy hành chính trung ƣơng
gồm 3 cấp bậc quan lại đặt dƣới quyền 2 vị đại thần là 2 vị giám đốc ngành
[210].
Tuỳ đất nƣớc vƣơng quốc chia thành châu, tỉnh, mà mỗi châu tỉnh có các quan
lại tƣơng xứng. Vƣơng quốc chia thành các châu lớn, khi thì 3 khi thì 4 [211].
Amaravati [212] ở phía bắc, trong đó có Indrapura [213] là một trong những
kinh đô của Chàm [214] và Sinhapura [215] là một hải cảng.
Vijaya [216] ở giữa, mà lỵ sở cũng cùng tên nhƣ thế trở thành bắt đầu từ năm
1000 [217]; hải cảng là Cri Vinaya [218].
Panduranga [219], hay theo cách viết của ngƣời bản xứ là Panran, thì ở phía
nam, Virapura, xƣa kia gọi là Rajapura [220], đã có một thời gian là kinh đô
nƣớc Chàm, đặc biệt là ở thời Satyavarman của thế kỷ thứ nhất Panduranga.
Châu này lớn nhất trong 3 hạt; nó gồm Kauthara [221], phần đất này đƣợc tách

-17-
rời ra (vào thời kỳ nào chƣa xác định đƣợc) thành châu thứ tƣ với lỵ sở là
Yanpumagara [222].
Những châu đó lại đƣợc chia ra thành tỉnh [223], dƣới thời Harrivarman III
[224] có tới 38 tỉnh. Các xã, thành phố và làng có lẽ là đơn vị cuối cùng về đất
đai; theo văn bản của Trung Quốc, có đến hơn 100 đơn vị ấy, tổng số hộ là từ
300 đến 500 và chƣa bao giờ quá 700 [225], trừ ra ở những châu lỵ, nhƣ Vijaya
chẳng hạn, khi Lý Thánh Tông làm thống kê dân số vào năm 1069, thì có 2560
hộ [226].
Đứng đầu mỗi châu là 2 vị thƣợng quan chuyên việc cai trị [227]. Ở
Panduranga, chức vụ thứ nhất trong các chức vụ đó hình nhƣ đã đƣợc nhiều lần
trao cho Hoàng thái tử: ví dụ nhƣ Harivarman I trao việc cai trị cho con là Pu
Lyan Cri Vikrantavarman và bổ nhiệm Senapati Par để giúp việc cho hoàng tử
và bảo vệ hoàng tử, nhân dịp đó, vua đã thăng cho Senapati lên chức tổng tƣ
lệnh [228]. Những quan toàn quyền đó có 50 công chức các cấp bậc ở dƣới
quyền mình, trông nom các công vụ và thu thuế; việc quản lý tiền tệ thì giao cho
12 ngƣời kế toán [229].
Theo những ngƣời Trung quốc kể lại, các quan lại hàng tỉnh có đến 200 loại
ngạch; loại ngạch cao nhất thuộc về các quan cai trị tỉnh [230].
Vua không trả một thứ lƣơng nào cho quan lại; họ sống vào sản vật trong xứ,
những ngƣời trong địa hạt của họ phải cung cấp cho họ các thứ nhu cầu [231].
Đa số các vua Chàm là hiếu chiến, họ có một đội quân đông đảo; vào thời Wen
[a], đội quân đó gồm 4 vạn đến 5 vạn ngƣời [232], nhƣng về sau, nhất là thời
Chế Bồng Nga, thì quân đội lại nhiều hơn nữa; vào thế kỷ XIII, chỉ một mình
đội cận vệ cũng đã lên tới 5000 ngƣời [233]. Hầu hết quân đội là lục quân, mãi
về sau, theo lời những ngƣời Trung Quốc, thì tới năm 1171, ngƣời Chàm mới
bắt đầu học đánh nhau bằng kỵ binh [234]. Lục quân có thêm một đội voi chiến
đấu có nhiều khi lên tới 1000 con [235]. Đội hậu cần gồm voi tải và có lẽ cả la
nữa [236]. Vũ khí gồm mộc, lao và giáo, cung và tên, tên bằng tre không có
cánh nhƣng tẩm thuốc độc [237]. Binh lính mặc một bộ áo giáp đan bằng mây
[238]. Họ vừa đi vừa thổi tù và ốc [239], vừa đánh trống, cầm cờ [240]; khi lâm
trận, họ chia thành từng tổ 5 ngƣời cùng giúp đỡ lẫn nhau; nếu một tên nào trốn
thì 4 ngƣời còn lại có thể bị tử hình [241].

-18-
Thuỷ binh gồm những chiếc thuyền buôn lớn có đài quan sát [242] và những
thuyền đinh nhẹ [243]; thuỷ binh khá đông; nhiều lần ta thấy những hạm đội
gồm hơn 100 chiếc tàu thuyền để trợ lực cho bộ binh hành quân [244].
Thƣờng thƣờng, vua trao quyền tổng chỉ huy cho các em mình [245]. Các vị
tƣớng thì đƣợc phong tƣớc là Mahasenapati và Senapati, còn ngạch hạ sĩ quan
gồm nhiều bậc [246]. Tất cả tƣớng sĩ, ai ai cũng thề với vua là chiến đấu đến
chết [247]. Lƣơng bổng của họ gồm hiện vật và họ đƣợc miễn thuế. Binh lính
thƣờng đƣợc 2 đấu gạo 1 tháng và từ 3 đến 5 bộ quần áo rét và nực [248].
Bắt đầu từ vua Wen [249] ngƣời Chàm biết nghệ thuật làm công sự phòng ngự.
Để bảo vệ thành phố, họ xây tƣờng bằng gạch có lầu gác bằng đá [250]. Những
thành quách và một pháo đài đƣợc bảo vệ tốt thì dùng làm kho quân trang quân
dụng; ví dụ thành Khu Túc [251]: “thành luỹ gồm có lớp tƣờng nền thứ nhất
bằng gạch, chu vi dài 6 dặm 610 bộ [252], và chiều Đông-Tây dài 650 bộ; lớp
tƣờng nền thứ nhất đó cao 20 thƣớc (pieds) [253]; trên tƣờng nền là bức tƣờng
gạch cao 10 thƣớc, có đục lỗ châu mai hình vuông; trên bức tƣờng này lại có
một luỹ bằng gỗ súc cắm, và trên cùng là những lầu canh vọng gác nhô lên cao
tới 70 và 80 thƣớc. Thành phố có 13 cửa [254]. Sau hết là họ xây những ụ có
hàng rào và chòi canh [255]. Theo tục lệ, ngƣời ta quét những cửa ngoài của
thành bằng tro một con vật, có lẽ để làm cho những cửa đó bất khả xâm phạm
[256].
Nhƣ ta đã biết, nhân dân phải cung cấp mọi thứ về ăn mặc và nhu cầu do quan
lại do vua bổ nhiệm để cai trị dân. Dân phải làm tạp dịch và làm việc trong cung
nhà vua [257]. Ruộng đất phải đóng thuế theo tỉ lệ năng xuất tính ra bằng jak,
một đơn vị đo lƣờng mà nay ta không biết khối lƣợng là bao nhiêu [258]. Một
phần thuế đó nộp cho lãnh chúa, một phần nộp cho vua, trừ phi vua cúng thuế đó
vào các đền hay các tu viện [259] vì những đền và tu viện nói chung đƣợc miễn
thuế điền thổ về hoa lợi ruộng đất của họ [260].
Thuế gián thu thì khá nặng và đánh vào tất cả các sản vật khai thác hay buôn
bán, ví dụ nhƣ những loại gỗ thơm có rất nhiều ở trong rừng nƣớc Chàm. Hàng
năm, nhân dân đốn gỗ thơm một lần theo kế hoạch dƣới sự liêm soát của vị đại
diện, nhà vua đến lấy một số gỗ làm thuế bằng hiện vật; không ai đƣợc phép sử
dụng số gỗ còn lại trƣớc khi đã nộp đầy đủ thứ thuế đó. Mặt khác, những tàu
ngoại quốc trở hàng nhập cảng, khi đến cảng, phải mời nhân viên nhà vua lên
-19-
tàu xem xét hàng hoá trở đến; tất cả đều đƣợc ghi bằng chữ trắng trên một quyển
sổ bằng da đen; hàng hoá dỡ lên bờ rồi, các nhân viên lấy 1/5 các thứ hàng để
nộp vua, rồi mới cho phép số còn lại bán ra thị trƣờng; hàng lậu thuế thì bị tịch
thu [261]. Về những thứ săn bắn đƣợc, cũng thu nhƣ thế; hơn nữa, ai bắt đƣợc
con tê ngƣu hay con voi rừng thì phải đem nộp cho vua [262].
Chúng tôi không biết việc thực hiện công lý ra làm sao vì không một văn bản
nào về pháp lý còn lại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, việc tịch thu của cải và tƣớc
quyền tự do cá nhân là những án phạt mà bi ký còn để lại dấu vết [263]. Việc
không trả đƣợc nợ thì phải đi ở làm nô lệ [264] là việc xảy ra luôn luôn, giống
nhƣ ở Cao Miên và Ai Lao gần đây. Tất cả những ngƣời bị vào tù vì bất cứ một
lý do nào đều bị gông và cùm. Về hình sự, hình phạt thông thƣờng là bị xuy bị
đánh bằng roi, phạm nhân nằm dƣới đất, 2 ngƣời đứng bên phải, 2 ngƣời đứng
bên trái, bên này đánh rồi lại đến bên kia đánh, cho tới 50, 60 và đến cả 100 roi,
tuỳ theo tội nặng nhẹ. Tội ăn cắp thì bị chặt một ngón chân hay một ngón tay;
tội ngoại tình thì cả đôi gian phu dân phụ đều bị tử hìnhi [265], trừ phi họ có
chuộc tội bằng 1 con bò. Có nhiều cách hành quyết: trói phạm nhân vào cây, lấy
gƣơm rất sắc chọc vào cổ họng, rồi chặt ngay đầu; tội cố sát hay tội giết ngƣời
cƣớp của thì mang tội nhân ra cho quần chúng bóp cổ cho tắc thở hay cho voi
dày (con voi này đã đƣợc luyện cho làm việc đó) [266]. Những kẻ phiến loạn thì
bị chói vào cọc ở một nơi hẻo lánh và chỉ khi nào đã hàng phục rồi thì đƣợc thả
ra. Đối với một số trọng tội thì phải đi đày [267].
Hình nhƣ “việc Thần phán xử” cũng đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp khá
lạ lùng: khi một ngƣời trên núi bị hổ hay cá sấu ăn thịt thì gia đình nạn nhân đƣa
đơn khiếu tố lên vua, vua ra lệnh cho quan đại tƣ tế xin Thần phán xử: ngƣời ta
đọc kinh hay cầu nguyện ở ngay nơi mà nạn nhân đã chết, cầu đảo nhƣ thế để
bắt con hổ hay con cá sấu phải tự đến để chịu tội. Nếu khiếu tố giả rối thì vị đại
tƣ tế ra lệnh cho ngƣời khiếu tố phải ra tận bờ sông để ông ta tìm hiểu sự thực;
nếu có tội thì cá sấu ra ăn thịt ngƣời ấy ngay; nếu vô tội thì cá sấu trốn đi, mặc
dù ngƣời đó có bơi qua sông đến 10 lần [268].
Về sinh hoạt của nhân dân và phong tục tập quán, ngƣời Trung Quốc cung cấp
cho ta rất nhiều tài liệu. Họ tả tỉ mỉ những nghi lễ trong gia đình. Hôn nhân phải
thông qua một ngƣời mối, thƣờng thƣờng là một Brahmane (Bà-la-môn), ngƣời
mối mang đồ trang sức và một ít vàng, bạc, 2 hũ rƣợu và mấy con cá [269] đến

-20-
nhà ngƣời con gái làm lễ cầu hôn. Nếu đƣợc ƣng thuận, ngƣời đó xin ngày cƣới
[270] (chỉ mấy tháng sau mới có thể cƣới đƣợc) [271]. Đến ngày cƣới, họ hàng,
bè bạn của chú rể tụ tập ở nhà chú rể, họ hàng bè bạn của cô dâu tụ tập tại nhà
cô dâu: họ hát, họ nhảy múa; rồi ngƣời con gái “mặc bộ quần áo vải do nhiều
miếng vải khâu lại nhƣ hình cái bờ rào giếng, tóc rắt đồ trang sức và hoa [272],
có một vị sƣ nữ đi lèm, ngƣời đi cho dẫn đƣờng con trai về [273], vì rằng, tác
giả nhắc nhớ lại, “đàn ông không quan trọng, chỉ có đàn bà mới quan trọng mà
thôi [274]. Ngƣời con trai tới cùng với cả gia đình và khách khứa của chàng ta.
Ngƣời Brahmane (tức ngƣời mối) dẫn anh ta tới gần ngƣời con gái, hai tay cầm
lấy tay họ để họ nắm lấy tay nhau, mồm thì đọc một câu về hôn lễ [275]. Đó là
hôn lễ chính thức [276]; còn thì chỉ là hát, nhảy múa và chè chén.
Khi một ngƣời thƣờng dân chết, táng lễ cử hành ngay ngày hôm sau; nếu là một
ngƣời quý tộc hay quan đại thần thì 3 ngày sau, nếu là vua thì 7 ngày sau [277]
mới làm tang lễ. Di hài bỏ vào quan tài và đặt vào một cái xe, có phƣờng kèn
[278] đi theo, và theo sau là ngƣời trong gia đình, dù là đàn ông hay đàn bà cũng
đều cạo trọc đầu để tỏ “lòng hiếu” [278 bis] vừa đi vừa kêu khóc. Khi đến gần
một con sông [279] thì họ thôi khóc; họ đặt xác lên đống củi rồi đốt [280] sau đó
nhặt lấy tro than cho vào 1 cái lọ bằng đất, đem lém xuống giữa lòng sông, rồi
mọi ngƣời về nhà, hết sức trầm ngâm, tránh không làm 1 tiếng động không nói
một lời nào [281] có lẽ để cho linh hồn ngƣời chết không tìm đƣợc đƣờng về,
làm động dân làng. Nếu ngƣời chết thuộc dòng quý tộc hay giữ một chức vụ
quan trọng trong vƣơng quốc, tang lễ phải cử hành ở cửa sông, tại đó tro than
đựng trong một lọ bằng đồng đƣợc vứt xuống nƣớc. Đối với vua thì lọ bằng
vàng và đƣợc ném xuống bể-biển.
Bẩy ngày sau, ngƣời ta mang hƣơng đến khóc ở quanh đống tro củi của dàn
thiêu, và cứ làm nhƣ thế 7 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Đến 100 ngày
và đến năm thứ 3, ngƣời ta lại cúng ngƣời chết [282].
Những quả phụ không bao giờ tái giá và để cho tóc mọc dài đến khi già [284].
Tuy nhiên, theo phong tục Ấn Độ, thì ngƣời vợ phải nên tự thiêu ở ngay trong
dàn thiêu của ngƣời chồng, tục đó rất đƣợc coi trọng ở Chàm, ít ra là đối với phụ
nữ có phẩm cách tốt [285].
Đã từ lâu lắm, ngƣời Chàm dùng cách tính thời gian và lịch của Ấn Độ: họ tính
bằng năm tháng caka thuộc về kỷ nguyên Ấn Độ thƣờng gọi là kỷ nguyên caka,
-21-
kỷ nguyên này bắt đầu từ ngày trăng non của tháng caitra (tháng 2, tháng 3
dƣơng lịch) [286], vào năm 78 Công nguyên [287], họ tính từ năm trọn và chắc
chắn là tính từ kỳ tuần trăng non này đến tuần trăng non khác theo hệ thống
amanta [288]. Chúng tôi không biết “những nhà thiên văn học Chàm đã làm thế
nào để tính khoảng cách thời gian từ Lanka [289] đến bờ bể- biển Chàm, và
bằng thể thức kinh nghiệm nào họ áp dụng lịch Ấn Độ vào trong xứ họ [290]”.
Những ngày lễ, hội hè hằng năm thì cúng đúng ngày nhƣ ở Ấn Độ; nhƣng ngoài
ra, họ còn tổ chức vào những thời kỳ nhất định những buổi lễ mà nguồn gốc
chắc chắn là Chàm: vào ngày Tết, ngƣời ta dắt một con voi ra khỏi thành phố và
để cho nó đi lại tự do, tƣơng rằng nhƣ thế là đã đuổi đƣợc ma tà cho năm đó.
Đến tháng tƣ, có những cuộc đua thuyền lớn, thuyền đánh cá cũng dự thi. Đến
ngày hội đông chí vào ngày rằm tháng 11, các tỉnh đến dâng lên vua những sản
vật về nông nghiệp và công nghiệp. Ngày rằm tháng 12, ngƣời ta xây ở ngoài
thành của kinh đô một cái lầu; vua và các quan lại các cấp để quần áo và hƣơng
liệu vào đó rồi đốt đi để cúng giời- trời [291].
Ngƣời Chàm rất sạch sẽ, tắm 2 lần 1 ngày [292]; về mặt vệ sinh của họ ngƣời
Trung Quốc ghi lại chỉ có thế thôi. Họ không nói gì đến y học Chàm hay cách
điều trị bệnh nhân ra sao. Chắc chắn là thần thần thánh đóng một vai trò lớn nhất
trong việc ốm đau và chữa chạy. Ảo thuật, đồng cốt và mấy đơn thuốc theo kinh
nghiệm là tất cả bửu “bối” của những thầy lang vƣờn nổi tiếng. Vả chăng,
không chắc chắn là có những thầy thuốc, cho nên ngƣời ốm tự chữa bằng mấy
phƣơng thuốc gia truyền. “Họ tìm những cây thuốc sắc lên để uống [293]”.
Họ thì thanh đạm (sobre), mặc dù ngƣời Trung Quốc không đồng ý về điều đó;
thật vậy, ngƣời thì nói rằng ở Chàm không có rƣợu mà chỉ uống nƣớc dừa [294],
ngƣời thì nói họ “ép quả cau lấy nƣớc làn rƣợu [295]”.
Ngƣời Chàm hung hãn [296] và hiếu chiến [297], rất can đảm ở chật hẹp trên bờ
bể có núi và rất ít đồng bằng, họ là những thuỷ thủ gan dạ, cho nên họ có
khuynh hƣớng tự nhiên là đi tìm ở bên ngoài những cái gì mà trong nƣớc họ
không có. Họ ăn cƣớp những tỉnh giàu có ở miền Bắc và những đồng băng ở
Cao Miên; hay cƣỡi thuyền chạy nhanh, họ đánh cƣớp những thuyền đi từ Trung
Quốc tới hay đi qua đó mà bắt buộc phải chạy sát bờ bể Chàm để tìm đƣờng đi.
Tuy nhiên, không phải họ chỉ sống về nghề cƣớp bóc, mà cũng biết khai thác tài
nguyên của đất nƣớc họ. Vì ruộng thấp thì hiếm, cho nên họ trồng trọt ruộng đất
-22-
một cách rất đáng phục; hiện nay tại những cánh đồng ở Phan Rang, Phan Rí và
Phan Thiết, tại những vùng hiện nay cho đất nghỉ, hãy còn dấu vết một hệ thống
thuỷ lợi rất hoàn chỉnh chứng tỏ ngƣời Chàm hiểu biết rất nhiều điều về canh
nông [298]. Họ là những ngƣời làm vƣờn rất khéo và hình nhƣ chuyên về trồng
cây ăn quả [299]. Họ khai thác những khu rừng lớn bao trùm đồi núi; gỗ mun,
gỗ trầm hƣơng và vỏ cây làm thuốc nhuộm rất đƣợc ƣa thích trên thị trƣờng
[300]. Họ cũng biết đƣợc tài nguyên khoáng sản của xứ họ và biết đúc kim loại
đem bán ở xa. Vì rằng là những thuỷ thủ giỏi, họ không sợ đi xa: về thời vua
Wen (Văn), họ đã đi tới những hải cảng Trung Quốc [301], và những mối quan
hệ của họ với Java [302] chứng tỏ rằng tàu thuyền của họ thƣờng hay lui tới
những thành phố trên bờ biển của Java. Phải nói thêm rằng những ngƣời nô lệ là
món hàng chủ yếu nhất của họ. Một văn bản Trung Quốc nói: “phần đông ngƣời
Chàm làm nghề buôn nô lệ [303]”. Họ kiếm nô lệ bằng cách đi ăn cƣớp các xứ
lân cận hay mua: Triệu Nhữ Quát [304] viết: “Giá một đứa bé là ba lạng vàng
hay trả bằng gố thơm tƣơng đƣơng với ba lạng vàng”.
Bi ký còn để lại một số tên những đơn vị đo lƣờng trong buôn bán. Thật ra cũng
khó mà định đƣợc tỉ lệ chính xác so với những đơn vị đo lƣờng ngày nay và
cũng khó mà xác định đƣợc tỉ lệ giữa những đơn vị đo lƣờng ấy với nhau, dầu
sao thì hình nhƣ đơn vị đo lƣờng thấp nhất là dram nặng độ 3gam09 [305] nếu
sự xét nghiệm của Huber là đúng; bội số ngay trên dram là thil hay théi bằng
12dram hay 37gam08. Cái tên thil hay théi thƣờng dùng để cân vàng hay chất
liệu quý [306]; để cân các thứ khác hình nhƣ họ dùng karsa hay kar thƣờng đƣợc
tính bằng sức nặng của 280 hạt thóc, nhƣ vậy là gần tƣơng đƣơng với trọng
lƣợng của thil. Bội số là: pala=4karsa; tula=100pala; bhara=20tulas [307].
Nhƣng xƣa kia, có những đơn vị đo lƣờng mà nay ta không biết đƣợc giá trị ƣớc
lƣợng là bao nhiêu: ví dụ nhƣ penda hình nhƣ là một bội số của thil [308],
kattika cũng dùng ở Cao Miên dƣới cái tên là katti và pavia [309]. Đo ruộng thì
dùng Jak hay “thƣớc đo lúa” nhƣ nay vẫn còn thông dụng ở Đồng dƣơng [310].
Có lẽ không phải Chàm không có tiền tệ bằng bạc nhƣng ít dùng tiền tệ [311].
Ngƣời ta không dùng tiền tệ để mua bán, quanh năm chỉ đổi hàng hoá lấy gạo,
rƣợu, và các thứ thực phẩm khác [312].
Ngƣời Chàm rất kỹ xảo, khéo về bện thừng và dây thuyền, về việc đan chiếu
bằng lá dừa [313]; Phụ nữ dệt lụa và vải, những vải tàng trữ trong kho các vua

-23-
xƣa chứng tỏ họ dệt rất khéo, họ biết dùng sợi vàng xen vào những sợi ngang để
dệt những hoạ tiết mỗi mặt một kiểu khác nhau, thành ra không phân biệt đƣợc
mặt phải mặt trái [314]; họ thêu những kiểu phức tạp mà vàng, bạc, ngọc trai,
ngọc thạch, dĩ chí cả trang kim làm cho vải quý giá hơn lên [315].
Đàn ông là những thợ thủ công rất giỏi về nghệ thuật đúc và làm đồ dùng bằng
kim loại quý. Họ đúc những pho tƣợng bằng kim loại, lớn bằng 10 gang tay
[316], dát vàng và bạc thành những hộp đựng trầu cau, và bình đựng vôi, những
tiểu đựng xƣơng, những bình đựng nƣớc, những chuôi kiếm hay dao găm,
những vỏ dƣơng vật hình mặt ngƣời; họ gõ dọt rồi trạm gọt thành những hình
trang trí lộng lẫy thể hiện vẩy cá, hoa lá, thú vật kỳ dị đƣợc ít nhiều cách điệu
hoá [317]. Họ nạm kim cƣơng, ngọc hồng, ngọc vàng, ngọc lam, ngọc trai, xếp
đặt thành mũ miện, vòng cổ, vòng tay, vòng chân [318] và những đồ trang sức
khác mà ta chỉ biết tên mà thôi.
Họ cũng còn là những nhà kiến trúc giỏi. Tuy không một ngôi nhà nào của họ
[319] tƣờng bằng gạch nung trát vôi, và không một [320] toà lâu đài có gác có
cột [321] nào còn tồn tại đến ngày nay, thì ít nhất là những di tích đền đài rất
nhiều, cũng có thể chứng tỏ rằng ngƣời Chàm đã đạt đến trình độ cao trong nghệ
thuật kiến trúc.
Vả lại, những lâu đài của ngƣời Chàm không có vẻ mỹ lệ, hùng vĩ nhƣ những
lâu đài của ngƣời Khmer [322]; chúng nhỏ bé, chẳng có đặc điểm gì mấy, thi
công thì khá vụng về. Ta thấy chúng ở trên những đồi thấp, đôi khi nhƣ bị những
ngọn núi cao đè bẹp, ở trong những thung lũng rộng, hay ở trong những thung
lũng còn khá lớn, xây thành nhóm hãy còn có tƣờng bao quanh, tƣờng đã bị đổ
một phần, xƣa kia tƣờng nối thông những lâu đài lại với nhau, và dùng làm
thành luỹ chống lại nhữn vụ cƣớp bóc.
Thƣờng thƣờng mỗi toà là một tháp (tour) vuông có nhiều tầng, tầng nọ thon
hơn tầng kia rất nhiều và rất ít khi thấy một ngôi đền hình chữ nhật, dài hơn
rộng, làm thay đổi tính cách đơn điệu của những toà kiến trúc đó. Tầng thứ nhất
của những tháp vuông có tƣờng xây dày cao trên tƣờng móng. Về hƣớng đông,
bao giờ cũng có một cái cửa, đằng trƣớc cửa có một bộ phận khá rộng nhô ra
nhƣ là một cửa ngăn hay tiền sảnh: đó là lối vào duy nhất của đền; ba mặt khác
của đền thì trang trí bằng những cửa giả, giống kiểu cửa thật, có lẽ những cửa
giả này làm ở chỗ đó là để cho đăng đối, mà đăng đối là đặc điểm quán triệt của
-24-
nền nghệ thuật kiến trúc này. Phần tƣờng trên cùng của tầng gác thì cũng đăng
đối với tƣờng móng trong những nét trắc diện; ở bốn góc đền, những “mô-típ
(giống nhƣ nóc nhà thờ gô-tich) làm cho tƣờng trên cùng của tầng gác đƣợc nổi
bật một cách khéo léo. Tầng trên, nhỏ hơn nhiều, cũng làm theo hình dáng của
tầng thứ nhất, có những chỗ lõm vào tƣờng [a] tƣợng hình cho những cửa thật và
giả. Tầng thứ ba lại bé hơn nữa; rồi tầng thứ tƣ; tầng thứ năm là tầng cuối chỉ là
một hòn đá đẽo hơi giống viên đạn đại bác.
Tất cả những công trình kiến trúc đó đều bằng gạch; hãn hữu lắm mới dùng đá
để xây một vài bộ phận mà không dùng đá không đƣợc: mi cửa, đình tò vò chạm
khắc,… Gạch màu sẫm, rắn vô cùng, thế mà ngƣời thợ đã cắt gạch, chạm gạch
đã nung rồi, vào ngay lâu đài: chằng còn nghi ngờ gì nữa, nhiều đƣờng gờ đã
đƣợc chạm bằng cách đó. Một số những mô-tip trang trí quan trọng làm bằng đất
nung, giống nhƣ loại gạch ấy cũng không kém phần mỹ lệ.
Nhƣ đã nói ở trên, một trong những đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc ấy là đăng
đối, ví dụ nhƣ đăng đối thể hiện ở đầu cột thì giống nhƣ những đƣờng gờ chỉ của
móng tƣờng. Lại nữa, hình nhƣ trong đầu óc ngƣời kiến trúc xây dựng có ý định
quy tất cả tỉ lệ vào hình vuông và những hình vuông nhỏ hơn theo cấp số học (ví
dụ nhỏ hơn 2 lần, 4 lần, 6 lần…). Đối với con mắt một kiến trúc sƣ sành nghề,
những lâu đài đó có rất nhiều chỗ sai, chỗ xấu về kiến trúc, và sự không cân
xứng đến ngƣợng mắt về quy cách.
Trong trang trí, ta thƣờng thấy dùng hình cung nhọn ( ^), nhƣng mà nó gần
giống nhƣ hình bầu của Ba Tƣ hơn là cung gãy gô-tích: khoongbao giờ nó lại
mở ra trƣớc chỗ trống, một cách mạnh mẽ nhƣ ở nhà thờ gô-tich, mà bao giờ
cũng là trắc diện của một bộ phận đặc kín. Đặt ở trên cột giả hơi nhô ra ngoài
tƣờng một chút, nó tạo thành yếu tố trang trí dùng trong các đền cổ. Cái cột nhỏ
múp đều, nhƣ Parmentier gọi, hơi giống một cái nụ sen ở trên cái cuống lớn và
làm thành một mô-tip hài hoà ở trên những tƣờng lớn dày; ngƣời ta chỉ thấy nó
ở trong các lâu đài Chàm và ngƣời ta cũng không biết nó nguồn gốc từ đâu.
Một yếu tố khác riêng về nghệ thuật kiến trúc đó là lộ bàn (cái bệ dùng để đặt
tƣợng hay vật trang trí ở những góc của toà kiến trúc) một tảng đá đặt khít vào
góc hồi và in lên nền trời một hình rất khoẻ. Những lộ bàn cổ nhất thƣờng là
hình một đàn bà hay những quái vật; những cái gần đây có khắc những cánh,

-25-
những guột phức tạp, là những mô-tip hoàn toàn trang trí; có thể rằng đó là
những lộ bàn đƣợc đơn giản hoá, cách điệu hoá dàn dần mà thành ra.
Những hoạ tiết trang trí thƣờng gồm có những kiểu Ả-rập, những nhánh hoa lá
đƣờng nét thành nhã và độc đáo giống chữ Phàn : nhƣng ngƣời ta lại thấy
chỗ nào cũng có mô-tip quen thuộc của tất cả nghệ thuật kiến trúc của nền văn
minh Ấn Độ: hoa sen có những đƣờng cong mỹ lệ, những trụ ngạch trong đó
ngƣời và khỉ đánh nhau rất hùng tráng, và những con voi, con Garuda kì dị và
những con Naga phức tạp. Có một con vật chỉ có trong nghệ thuật Chàm thôi,
ngƣời ta không thấy ở đâu cả, đó là con Makara, một quái vật vừa giống cá sấu,
vừa giống voi, lại vừa giống sƣ tử. Hơn nữa là trong những bức chạm khắc đó
không có một cái gì khả dĩ làm tài liệu cho lịch sử và phong tục Chàm cả; giá trị
khảo cổ học của nó thì kém hơn giá trị nghệ thuật, mà giá trị nghệ thuật lại kém
hơn là nghệ thuật của những công trình điêu khắc Khme [323].
Kiểu cách các lâu đài đó không phải là cùng một hình dáng cả đâu. Ngƣời ta đã
nghiên cứu để xác định những giai đoạn thay đổi chính. Ngƣời ta đã có thể gần
đi đến thống nhất về những thời kỳ của lâu đài Mỹ Sơn; phối hợp những nhận
xét về kiến trúc với những điều trong bi ký, ngƣời ta phân biệt “trong lịch trình
tiến hoá của ngôi đền đó có ba thời đại, thời đại cuối cùng có hai giai đoạn khác
nhau, tổng cộng là bốn thời kỳ, mỗi thời kỳ có một kiểu cách khác nhau”:
1- Kiểu cách của Cambhuvavarman (thế kỷ V và VI theo lịch Chàm)
2- Kiểu cách của Vikrantavarman (cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ IX theo lịch
Chàm)
3- Kiểu cách hoàn cổ của Harivarman III (cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI,
theo lịch Chàm)
4- Kiểu cách của Harivarman I (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XIII, theo lịch
Chàm) [324].
Những lâu đài đó bị cƣớp phá nhiều lần trong thời kỳ chúng rất huy hoàng, rồi
bị bỏ hoang phế trong nhiều thế kỷ mặc cho mƣa gió huỷ hoại và con ngƣời
cƣớp bóc, ngày nay chẳng còn gì về các đồ bày biện trong đền cả. Cứ chiếu theo
bản kê đồ cúng kê trong bi ký và những chuyện kể của những du khách thời xƣa,
thì những lâu đài đó rất huy hoàng và lộng lẫy. Trong hậu cung có nghìn ngọn
đèn [325] soi sáng, trên cái bệ hình bồn nƣớc có rãnh để đựng rƣợu cúng và máu

-26-
con vật giết để cúng tế, có phủ một cái bao bằng bạc [326] có đựng một tƣợng
thần đƣợc trang sức bằng tất cả các châu báu: “Nữ thần Kauthara đẹp lóng lánh:
mình thiếp vàng óng ánh rất đẹp, mặt nhƣ hoa sen, châu ngọc sáng loè rất đẹp,
má tròn trĩnh dát ngọc, ai đến cầu gì đƣợc nấy; nữ thần Bhagavati rất đẹp ở cạnh
Kauthara và cạnh bể đã nổi tiếng ở trong ba thế giới [327] với vẻ đẹp của mớ tóc
vàng long lanh ánh ngọc toả ra những hào quang rực rỡ”.
Trong những đền thờ Siva dƣới hình thức dƣơng vật, hòn đá tạc hình dƣơng vật
đƣợc dựng lên ở giữa hậu cung, có một cái vỏ gọi là Koca bằng vàng hay bạc,
trang trí bằng những mặt của thần [328]: “Hoàng đế Cri Jaya Indravarmadeva
biết rằng thần Bhadrecvara là chúa muôn vật đƣợc thấy ở trên đời này, đã cho
làm cái Koca bằng vàng có 6 mặt (sanmukha) có một vật trang trí là Naga
(nagabhusana) và những ngọc màu gắn vào chóp mũ miện. Cái mà ngƣời ta gọi
là urdhvakoca thì bằng vàng rất đẹp. Và ngƣời ta làm một cái adhara (đế) ở bên
dƣới, và gắn một viên ngọc hình tròn sáng ở chóp mũ miện. Cái mặt quay về
hƣớng Đông có một hòn hồng ngọc ở chóp mũ miện và ở hoạ tiết trang trí
nagaraja. Những mặt quay về Đông Bắc và Đông Nam có một viên ngọc xanh ở
trong mắt của nagaraja và ở chóp mũ miện. Mặt quay về hƣớng Tây có một viên
ngọc vàng ở chóp mũ miện. Mặt quay về hƣớng Bắc có một viên ngọc trai
[329].
Chung quanh tƣợng thần cắm những lọng có nhiều tầng bằng vàng và bằng vải
trắng, quạt và phất trần có cán dài chạm trổ; vào những ngày lễ lớn, ngƣời ta đƣa
ở trong kho ra những châu báu, vòng cổ, mũ miện, đai, vòng tay, nhẫn, vòng
chân; những đồ trang sức, vƣơng trƣợng và phù hiệu; những lọ, đĩa, bình đựng
nƣớc bằng kim loại quý, những đồ dùng cần thiết trong việc cúng tế [330] mà
ngày thƣờng cất ở trong buồng khoá kín hay trong hòm, chỉ có những vị tăng
biết đƣợc mà thôi.
Trong các cuộc cúng tế bao giờ cũng có nhạc đi kèm; thật vậy, ngƣời Chàm
giống nhƣ ngƣời Khmer và ngƣời Java, rất thích âm nhạc. Trong các buổi lễ
cúng tế cũng nhƣ trong cuộc nhảy múa ở hậu cung, họ đều dùng nhạc hoà theo;
quân đội của họ cũng không thể không có nhạc. Dàn nhạc [331] gồm có những
nhạc cụ có giây, sáo giống sáo Trung Quốc [332], chũm choẹ bằng đồng và
trống có nhiều hình dáng khác nhau. Những bức phù điêu cho ta thấy những
nhạc công đang hoà tấu trƣớc thần thánh hay vua: chỗ này ngƣời kéo nhị, chỗ

-27-
kia hai ngƣời (một ngƣời đánh đàn, một ngƣời đánh nhịp); xa xa một chút, một
ngƣời chơi thụ cầm (harpe); chỗ kia phụ nữ nhảy múa theo nhịp trống con, sáo,
chũm choẹ, tù và và nhạc. [333]
Cũng những phù điêu đó hình nhƣ diễn lại cảnh múa “bale”; cứ xem những
điệu múa ngày nay ở Cao Miên, ta cũng có thể tƣởng tƣợng đƣợc những điệu
múa đó: theo nhịp nhạc, các vũ nữ múa thể hiện những đoạn của một bài thơ hay
một bản kịch hùng tráng do một ngƣời ngâm theo nhịp phách tre. Những bài thơ
hay bản kịch đó là gì? chúng ta không biết [334] vì không một tác phẩm văn học
Chàm nào còn lại đến ngày nay; những bi kí bằng thông thoại chỉ là những bản
ghi đồ vật quyên cúng, chẳng có một tính chất văn học nào cả, vả chăng nếu có
những tác phẩm viết bằng tiếng Chàm thì hẳn là ngƣời Chàm không quan tâm
đến những tác phẩm đó, còn nềm văn hoá Ấn Độ mà họ thấm nhuần làm cho họ
coi những tác phẩm viết bằng chữ Phạn mới chỉ là đáng quan tâm nghiên cứu
mà thôi. Chính vì vậy mà bất cứ thi sĩ nào, nhà lịch sử học nào muốn đƣợc nổi
tiếng thì đều viết bằng tiếng Phạn cả: ví dụ nhƣ về thời vua Jaya Harrivarman I,
một thiên kí sự nhan đề là Puravartha [335] hay Arthapuranacastra [336] mà bi
kí trích một đoạn, thì viết bằng chữ Phạn và chữ clokas [337]. Những vua Chàm
đều học văn hoá và triết học hoàn toàn Phạn [338], chính các vị đó đã nói đến sự
học rộng biết nhiều của mình một cách không câu nệ. Các vị đó tự nói rằng
mình chuyên về các castras= văn phạm của Panini với lời chú giải của ông là
Kacikavrtti [339]; thiên văn học [340]; sáu hệ thống triết học bắt đầu bằng
Mimamsa [341]; học thuật của Phật [342]; những sách về luật, nhất là quyển
Naradiya và quyển Bharggaviya [343]; quyển Uttarakalpa của ngƣời Civaites
[344]; cuối cùng là sự hiểu biết về sáu mƣơi nhăm kalas [345].
Thực ra, nền văn hoá Phạn không đƣợc đầy đủ nhƣ là ta vừa kể trên đây; ở
Cao Miên những bi kí còn lƣu lại trong tất cả các thời kì một thứ ngôn ngữ Phạn
cổ điển rất trong sáng, ở Chàm thì ngƣợc lại, có những chỗ dùng sai, chỗ sai văn
phạm chứng tỏ rằng ngƣời biên tập không thông thạo ngôn ngữ đó và đánh dấu
nền văn văn hoá đó đi dần đến chỗ suy yếu hoàn toàn. Những cuộc chiến tranh
liên miên với nƣớc Đại Việt đã nuốt hết sinh lực của xứ ấy; kẻ thù chiến thắng
đã nhiều lần vào tới kinh đô, bắt dân xứ ấy dần dần theo nền văn minh và kỹ xảo
của họ chỉ là hoàn toàn của Trung Quốc, cho đến khi làm chủ đƣợc cả xứ ấy, họ
bắt đầu huỷ hoại triệt để những lâu đài và tƣợng thần và ghè đập những bi kí ghi

-28-
lại dấu vết của nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh này bị quên hẳn đi ở trong
cái xứ đã trở thành một bộ phận của Việt Nam.

--------------------------------------

CHÚ THÍCH
[1] Thông báo hay hồ sơ về lịch sử, ngôn ngữ, địa lý và dân tộc của Á Đông,
là một tờ tạp chí do hãng Hăng-ri Cooc-đi-ê và E-du-an Sa-van lãnh đạo:
Quyển Trang Trang
XI 3 năm 1910 125-136 III-IV
XI 5/1910 155-220 1-56
XI 7/1910 319-350 57-88
XI 10/1910 348-526 89-126
XI 12/1910 547-566 127-146
XII 3/1911 53-87 147-181
XII 5/1911 236-258 182-204
XII 7/1911 291-315 205-229
XII 10/1911 451-482 229-260
XII 12/1911 589-696 261-298
XIV 5/1913 153-202 299-349
[2] Vƣơng quốc Chàm, của Giooc-giơ Ma-xpê-rô, quan cai trị ngạch dân sự ở
Đồng dƣơng, đại diện thông tấn của Viện Viễn Đông Bác cổ.Hiệu sách nhà in
nói trên E.J.Brill, Leide, 1914, khổ 80, XIV- 374 trang. Cách đánh số trang ở bên
trong là do tờ Thông báo đánh, thiếu mất những trang III, XIV và 1-88; về
những trang ấy nên tìm ở những số tháng 3, tháng 5 và tháng 7 năm 1910 của
Tạp chí ấy.
[3] Gióoc-giơ Ma-xpe-rô, Vƣơng quốc Chàm, Leide, E.J.Brill, 1914, khổ 80,
XIV-374 trang, của Lê-ô-nar O-rut-xô, TCVĐBC, Q.XIV, tập IX, trang 8-43.
[4] Lu-i Phi-nô, Bút ký về minh văn học, XIV, XX (TCVĐBC, Q.XV, tập II,
trang 49-52, 125-127).

-29-
[5] Dẫn luận: I-XIV: I. Bi ký Chàm, IV-VII; II. Tài liệu ngoại quốc: A. Tài liệu
Trung Quốc, VII-X; B. Tài liệu Việt Nam, XI-XII; C. Tài liệu Khmer, XIII-
XIV.
[6] Ngoài tác phẩm của bà Gian Lơ-ba do nhà in Viễn đông xuất bản ở Hà nội
năm 1915 với nhan đề: Ngƣời Chàm ngày xƣa và ngày nay và đƣợc ông Van
Oe và công ty tái bản năm 1923 với nhan đề: Một vƣơng quốc đã bị tiêu diệt,
ngƣời Chàm và nghệ thuật Chàm, với bài tựa của D.Phi-nô và những tranh
ảnh, ta có thể tìm thấy tất cả những chỉ dẫn về những công trình nghiên cứu ấy
và những tài liệu ở trong Tạp chí của Viện Viễn đông bác cổ, q.XXI, tập II, sách
dẫn chung cho những quyển từ I đến XX, bài “Chàm” trang 38, về tất cả những
gì đã in ra trƣớc năm 1921; còn về những gì in sau năm 1921 thì xem bài
“Chàm” của những sách dẫn phân tích trong các quyển từ XVII đến XXVI .
[7] An nam ở đây có nghĩa là một đơn vị địa lý và hành chính hiện nay chạy dài
từ địa giới phía bắc tỉnh Thanh Hoá cho đến địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận.
[8] Một du khách miêu tả bờ biển này nhƣ sau: “Bờ bể An nam lởm chởm, sóng
cồn, không có nơi ẩn náu, có những mỏm núi đá nhô ra tận xa lởm chởm những
hòn nhọn hoắt rất đáng sợ ở lập lờ mặt nƣớc; chỉ có hai ngọn đèn pha soi sáng,
một ở mũi Pa-da-răng (padaran), một ở mũi Va-dơ-la (Varela), rồi qua đó là một
chặng bờ bể dài 1000km, rất nguy hiểm cho thuỷ thủ trong những đêm trƣờng
tối mịt, lúc nào sóng bể cũng ầm ầm, gió mùa thổi từ đông-bắc hay tây-nam; bờ
bể An nam thƣờng đƣợc gọi rất đúng là bờ bể Sắt.
(a) Tức Trung kỳ ngày nay-N.D.
“Bờ bể vừa hiểm vừa đẹp, xa xa thỉnh thoảng nổi nên những nét duyên dáng mỹ
miều, một quãng lõm vào trong dải đất nâu nâu và đột nhiên hiện ra một góc
vụng lặng lờ yên tĩnh, một bãi cát trồng dừa, một rặng nhà tranhm những thuyền
bỏ neo, những tấm lƣới nâu phơi trên bãi cát. Đây là Na-thran (Nha trang) với
những núi xanh xanh ở phía sau, Quin-hone (Quy nhơn) với khu nhƣợng địa nhỏ
xinh xắn và khu Hoa kiều, hai khu đó ở trên một bãi cát hẹp, một bên là bể và
một bên là các vụng lớn trong nội địa, chỉ có tàu trọng tải nhẹ mới vào đƣợc
thôi. Rồi lại đến núi đá thẳng đứng trơ trơ cùng sóng gió, chẳng có cây cối gì hết
ngoài những thứ rêu vàng và sƣơng rồng bám vào khe đá.

-30-
“Những bờ bể này có màu sắc rực rỡ, có thế đất lồi lõm mãnh liệt của bờ bể Địa
trung hải; thật là ít khi tôi đƣợc trông thấy hai yếu tố của vẻ đẹp là núi và bể lại
hài hào với nhau khéo léo đẹp đẽ đến nhƣ vậy” Mác-xen Mon-ni-ê, Vòng
quanh châu Á, Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ. Nhà xuất bản Plon-Nourrit,
Paris, 1899, trang 124-125.
[9] Con đƣờng này gọi là quan lệ chạy suốt từ bắc đến nam Trung kỳ. Vua Gia
Long sửa sang nó lại, và từ ngày Pháp đô hộ, nó đƣợc dải đá từ đầu đến cuối.
[10] Nagara Campâ, Quốc gia Campâ. Cái tên Campâ theo nghĩa chữ Phạn là
tên một thứ cây và một loại hoa thƣờng thƣờng là trắng rất thơm; ở trong nƣớc
ấn Độ cổ đại, tên đó chỉ một nƣớc ở vào quận Bhagalpur ngày nay. Ta thấy lời
ghi đầu tiên Campâ là một quốc gia mà chúng ta đang nghiên cứu, ở trên bia của
Cambhuvarman (Mĩ sơn, lâu đài A2, 73, chữ Phạn, niên đại không rõ; Fi-not,
III, 206; IV, 917, II) mà ngƣời Trung Quốc gọi là Phạm Phân Chí, sống vào năm
629 công nguyên; một bi ký vào năm 658 công nguyên (Mĩ sơn, lâu đài E6, 96
bia, chữ Phạn, 579c; Finot IV, 918, III) cho rằng vua Vikrantavarman I là “Cri
Campapuraparamegvara” tức là Vƣơng giả lãnh chúa của thành phố Campâ
(B13); cuối cùng một văn bản Khmer cũng vào thời đại ấy (Kdei-An L.Ang
Chumnik, Bà-phnom, 53, bia, chữ Phạn, 589c=667 công nguyên C.I., 64, XI)
cho thấy rằng Simhadeva, quan thƣợng thƣ của Mahendravarman đƣợc cử làm
sứ giả ở cạnh “vua nƣớc Campâ” (Maspero, Đế quốc Khmer, 26). Cái tên
Campâ mà ta lại có thể thấy đƣợc trong Canf của ngƣời A-rập, và càng không
chắc không chắc chắn hơn nữa là ở trong Zabar của Ptolemee, đã đƣợc viết
nhiều cách khác nhau: Cyamba (Marco Polo), Campe (Odoric de Pordenone),
Tchampa (Aymonier), Campa (Bergaigne), v…v; tôi theo cách viết là
Champa của Finot đã phiên âm chữ Phạn đúng nhất về mặt ngữ âm.
Ngƣời Trung hoa gọi Champa là Lâm Ấp, Hoàn Vƣơng và Chiêm thành;
cái tên Chiêm (thành) này là do phiên âm chữ Phạn Campâ mà ra. Những văn
bản của Việt nam gọi bằng Lâm Ấp và Chiêm thành.
Ông D. Aurousseau trong bài phê bình quyển sách này đăng trong
TCVĐBC, XIV, 9, 27, đã giải thích về chữ Lâm ấp nhƣ sau:”Cựu đường thư
nói:”Một ngƣời ở huyện Tƣợng Lâm là Khu Liên giết huyện lệnh và tự xƣng là
vua nƣớc “Lâm ấp”. Tôi nói “nƣớc Lâm ấp” chứ không phải “của Lâm ấp”(Je
dis de Liu-yi et non du Lin-yi) vì rằng tôi thấy gần nhƣ chắc chắn là lúc đầu, chữ
-31-
Lâm ấp chỉ chỉ một thành phố, và nói cho rõ hơn, là thành phố Tƣợng Lâm.
Tƣợng Lâm “rừng voi”sở dĩ có tên nhƣ vậy là do tên của quân Tƣợng (Tƣợng
quân --Ho Do)mà ra, vì Lâm ấp thuộc Tƣợng quận. Cho nên tôi thấy rất là lô-
gichs mà dự đoán rằng sau khi đã giết huyện lệnh và chiếm đƣợc Tƣợng Lâm,
khi đã thành một vƣơng quốc độc lập, Khu Liên bèn đặt kinh đô ở ngay Tƣợng
Lâm, và ta cũng dự đoán rằng từ đó ngƣời Trung Hoa gọi kinh đo mới này bằng
cái tên Lâm ấp “Kinh đô Lâm” (hiẻu ngầm: của Tƣợng.)Nhƣ vậy Lâm ấp có
thể đã trở thành tên chữ Hán của kinh đô đầu tiên của Chàm và do sự mở rộng
nghĩa một cách tự nhiên, tên đó dùng để chỉ toàn bộ Vƣơng quốc của nƣớc
Chàm xƣa. Tôi đã chủ định giải thích cái tên Lâm ấp là nhƣ thế.
[11] “khí hậu nóng dễ chịu, không nóng quá cũng không lạnh quá. Chƣ Phiên
chí ,509.
[12] Cựu Đƣờng thƣ CXXVII, 32a; Đƣờng Hội yếu, XCVIII,12a
[13] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, ,19a
[14] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a
[15] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Lĩnh ngoại đại đáp , II, 11a. Ngày nay cũng nhận
xét nhƣ vậy: “ở trung kỳ có ít ruộng nhƣng trái lại, đồi và cao nguyên có nhiều
cây công nghiệp” Những thuộc địa của Pháp, Henrique Trung Kỳ, 61.
[16] Chữ Phiên Chí, ,510.
[17] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b
[18] Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành ,52b,PhƣơngNam 540.
[19] Chu Phiên chí, ,510
[20] Văn hiến thông khảo, XXIX, Chiêm thành, 52b; Phƣơng Nam 540
[21] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a
[22] Cựu đƣờng thƣ, CXCVII, 32a
[23] Văn hiến thông khảo, XXIX, Chiêm Thành, 52b; Phƣơng nam 540
[24] “Thành phố có cái vẻ lộng lẫy của thành phố Indrs (Indrapura) lóng lánh
những hoa sen trắng, đƣợc trang hoàng những hoa sen vàng đẹp nhất
…”Đồng dƣơng, Quảng Nam 67; bia AIII, chữ Phạn; Finot, Bút ký về minh
văn học (TCVDDBC, IV, 105).

-32-
[25] Tân đƣờng thƣ, CCXXII 19a
[26] Văn hiến thông khảo, XXIX, Chiêm Thành, 52b: Phƣơng nam 539
[27] Chƣ Phiên chí, 510
[28] “Những tỉnh ở Trung Kỳ sản xuất chè, chất lƣợng kém, dùng để uống ở
trong xứ”. Những thuộc địa của Pháp, Trung kỳ, 63. những cuộc giồng thí
nghiệm gần đây của một số thực dân Pháp chứng tỏ rằng chè không ngon là do
ngƣời bản xứ giồng không chăm sóc hơn là do khó hậu và chất đất.
[29] Cắt bối .Lƣơng thƣ, LIV, 53b. Xem Văn hiến thông khảo,
XXIV, Chiêm thành, 25b. Phƣơng Nam, 539
[30] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b và Văn hiến thông khảo, XXIV Chiêm
thành, 25b, Phƣơng Nam, 539
[31] Lĩnh ngoại đại đáp: I I, I Ia, và Chƣ phiên chí, trang 510
[32] Tống sử, CCCLXXXIX, 26b
[33] Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành, 53a; Phƣơng Nam 546.
[34] Trầm mộc - “thứ gỗ chìm dƣới nƣớc”
[35] Trầm hƣơng - “thứ hƣơng chìm dƣới nƣớc”; sạn hƣơng “thứ hƣơng nổi trên
mặt nƣớc (nhƣ cái cầu)”. Lƣơng thƣ LIV, 53b, Văn hiến thông khảo XXIV,
Lâm ấp 46a ; Phƣơng Nam, 420 - 421, Tống sử RCCCLXXXIX, 26b
[36] Tống sử, CCCLXXXIX, 26b
[37] Nhƣ trên
[38] Chƣ Phiên chí, 510
[39] Nhƣ trên và Tống sử, CCCLXXXIX, 25b
(a) Nguyên văn : Bois daigle: tra trong từ điển không thấy có loại
gỗ này. Tạm dịch theo ý của nguyên bản là gỗ phƣợng hoàng.
[40] Quảng nam có mỏ vàng; nhƣng đại bộ phận vàng lƣu hành ở nƣớc Chàm là
do ở nƣớc Lào ngày nay đƣa tới, nhiều nhất là ở vùng Attopeu. Về vấn đề này
xem thêm: chú dẫn bản đồ địa chất và hầm mỏ ở Đồng dƣơng, của Sở địa
chất, do phủ toàn quyền Đồng dƣơng ấn hành, năm 1906, trang 53, 54, 58, 59.

-33-
[41] Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp 46a;
Phƣơng nam 420.
[42] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b
[43] Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm thành__________52a. Về các mỏ sắt,
đồng, kẽm,…. ở Trung kỳ, xem chú dẫn bản đồ địa chất ở Đồng dƣơng, 52-
53.
[44] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a. Đƣờng hội yếu, XCVIII, 12b; Văn hiến
thông khảo, q.XXIV, Lâm ấp__________46b; Phƣơng nam 432-433. Xem ở
dƣới.
[45] Tống thƣ, CCCCLXXXIX, 25b.
[46] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII,_____, 19a. “Ngƣời ta nói rằng hổ phách là do
nhựa thông mà ra. Nhựa thông ở dƣới đất một nghìn năm thì thành phục linh
_______ ; ở dƣới đất thêm một nghìn năm nữa thì thành hổ phách đỏ _______ ;
nhƣng có ngƣời lại nói rằng nhựa thông biến thẳng thành hổ phách.
“Khi nào ở dƣới đất có hổ phách thì đất trên mặt rất xấu trong một khoảnh rất
rộng. Đôi khi ngƣời ta phải đào tới 8 hay 9 pieds (1pied=0m,3248) thì mới thấy
đƣợc một khúc tròn tròn bên trong có hổ phách. Khi ra khí giời thì nó mềm nhƣ
nhựa cây đào, nhƣng không nó cứng lại và rắn lại dần dần. Văn hiến thông
khảo, XXIV, Lâm ấp 46a; Phƣơng nam, 421.
[47] Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp 46a, Phƣơng nam 421-422.
(a) Phạm Đầu Lê: vua Chàm, tên viết bằng chữ Phạn là
Kandharpadharma.
(b) Lý Uyên, tên vua Đƣờng Cao Tổ (Trung Quốc)
[48] Bồ Tất thạch. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo,
XXIV, Chiêm thành 53a; Phƣơng nam 545.
[49] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b.
[50] Voi và tê ngƣu, nhất là voi, là phần quan trọng nhất trong cống phẩm mà
vua Chàm gửi biếu các vua Trung Quốc và Việt Nam.

-34-
[51] Thời đó, voi trắng đƣợc vua Chàm rất yêu thích và thƣờng đƣợc đƣa làm
cống phẩm tới các vua Việt Nam. An.III, 14b, Tt.II, 376; VSL.II, 26b; Sk.III,
27b; Tt.III, 15b, 16aV, 32b; 38b; Cm,VII, 31a; Tt,VI,21b.‟
[52] Chế Bồng Nga gửi hổ biếu vua đầu tiên nhà Minh. Minh sử, I, 14a.
[53] Sƣ tử. Tống sử, VIII, 23b; CCCCLXXXIX, 26b; Văn hiến thông khảo,
XXIV, Chiêm thành 53b, Phƣơng nam, 548-549; VSL, II, 4a; Tt, II, 5a. Xem
ở dƣới.
[54] Đáng chú ý là cách tạc sƣ tử của ngƣời Chàm, và ngƣời Khmer càng chứng
tỏ rất rõ rệt là họ chƣa từng bao giờ đƣợc trông thấy sƣ tử.
[55] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[56] Tinh tinh. Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp 46a và 32a.
Phƣơng nam, 421, 178-181. Williams, Trung Quốc, New York, Scribner`s
Sons, tái bản có sửa lại, 1904, vol.I, 314-315, tin rằng đã thấy tê ngƣu đặc biệt là
ở tỉnh Tứ Xuyên.
[57] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a.
[58] Nhƣ trên
[59] Tuy nhiên 1 ảnh Ngũ đại hội yếu, XXX, 29b, nói: “Họ cƣỡi voi và cƣỡi
ngựa”.
[60] Lĩnh nam ngoại đáp, II, 11a, Xem ở dƣới.
[61] Xem ở dƣới: sự liên hệ của F.Odoric de Pordenone.
[62] Lƣơng thƣ, LIV, 53b, nói đến vây Đại môi.
[63] Tống sử, q.CCCCLXXXIX, trang 25b, và Văn hiến thông khảo, q.XXIV,
Chiêm Thành, trang 53b; Phƣơng Nam, trang 553, nói rằng dƣới đời vua
Harivarman IV, vào đầu thế kỷ XI I (đề nghị kiểm tra lại,vì vua này làm vua từ
1074 - 1081) ba mƣơi tám tỉnh, châu. Chàm chƣa đƣợc ba vạn hộ với nhân số
ƣớc độ 20 vạn trong toàn vƣơng quốc.
[64] Con số chính thức đăng trong Tổng niên báo Đồng dƣơng (Anuaire
general de I‟Indochine) năm 1907 và 1908; Hà Nội, Hải Phòng, Nhà in viễn
đông cho biết dân số hiện nay là 2.634.200 Việt nam, 119.675 Mọi và 15000

-35-
chàm, tổng cộng là 2.758.875 ngƣời chia ra nhƣ sau (không kể ngƣời Hoa kiều
độ 3.000, Ấn kiều và Âu kiều):
Việt Mọi Chàm
Quảng Bình 114.500
Quảng Trị 230.000 10.000
Thừa Thiên 80.000
Quảng Nam 886.000
Quảng Ngãi 150.000 40000
Bình Định 800.000
Phú Yên 20.000 175
Khánh Hoà 75.000 40.000
Phan Rang 30.500 7.500 6000
Bình thuận 58.000 22.000 9.000
2.624.200 119.675 15.000
[65] Cần phải nói thêm vào đó những ngoại kiều: Hoa, Việt ,Mã Lai, Khmer, Ấn
Độ, nhƣng không thể nói đƣợc, dù chỉ ƣớc lƣợng thôi, số lƣợng, nơi trú ngụ ở
doanh trại mà chính quyềnđã cho phép họ ở. Ngƣời Hoa đông nhất, vào năm
1283 ta thấy họ đến xin trú ngụ ở doanh trại của Toa Đô. Nguyên sử, CCX, 55a.
[66] Po-nagar ở Phan Rang, Khánh Hoà, Tháp Bắc, 30:cột tò vò nam á, chữ
Chàm, 1092c= 1070 c. nguyện ;Bergaine, 85; Aymonier,41; Finot I I I, 639
[67] Po - nagara ở Phan Rang, Khánh hoà, 14, bia đổ nát, chữ Phạn, 776c
=854 c. nguyên, C.II, 231; Bergaine, 77; Aymonier, 24; Finot IV, 963, XXI
“chữ Kiratas chỉ một dân tộc sống trên núi ở Ấn Độ‟‟, Bergaine, C,II, 233.
[68] Po - nagar ở Phan Rang, 14, IV
[69] Po- nagar ở Nha Trang, 30. Về ngƣời RaĐê, xem Moura, Vƣơng quốc
Cao miên, Paris, Leroux, 1883, I ,426- 428.
[70] Thổ âm mà ngƣời Djarai, Rađê, Pnong Piat và một vài bộ lạc dã man khác
ở tây nam Trƣờng Sơn vẫn hãy còn đang dùng ngày nay giống hệt ngôn ngữ
Chàm.
[71] Con ngƣời Chàm tiêu thức (type Chàm) ngày nay đã hỗn tạp quá và gần
gũi quá (trop parent)= bà con quá) với ngƣòi Cao Miên ở Cao miêm và ngƣời
Việt ở Trung kỳ, đến nỗi khó mà định ra đƣợc rõ ràng nguồn gốc của họ bằng
-36-
cách đo hay bằng những chỉ tiêu dân tộc. Về nhân chủng học Chàm, xem b.c.
Reynaud, góp phần tìm hiểu lịch sử tự nhiên của con ngƣời
“Ngƣời Tsiam và ngƣời Mọi đen ở Đông dƣơng”, Paris, 1880; còn về ngành
Malayo- Polynesien ở Đồng dƣơng, xem B,C.Thorel, Bút ký về nhân chủng học
ở Đồng dƣơng trong cuộc thám hiểm ở Đồng dƣơng của Francois Garnier, Paris,
Hachette, 1873, II, trang 331 và tiếp thao ông ấy không nói về ngƣời chàm mà
ông ấy không biết. Kern, trongTaalkundige gegevens ter bepaling van het
stamland der Maleisch- Polyneische wolken (Versl. En mod. Dar kon. Akad.
Von wetensch, III R.deel VI, 270), trang 4, đƣa ra luận thuyết nói rằng cần phải
tìm nơi xuất phát của chủng tộc Mã lai ở Đồng dƣơng, trong vƣơng quốc Chàm
xƣa kia, nơi mà từ đó chủng tộc Mã lai toả ra Nam dƣơng quần đảo, trong các
xứ ở Mã lai và đến tận quần đảo Polynesie.
[72] Những bi ký cổ nhất này ở vào đầu thế kỷ X của triều đại Harivarman I, do
Senapati Par tìm ra. Đó là Po-nagar ở Nha trang, tháp nhỏ tây bắc, 37-813, công
nguyên; Po-nagar ở Nha trang, Khánh hoà, 31, cột tò vò và c.817 công
nguyên. Glai Klong Anoh, Ninh thuận, 19.
[73] Ngôn ngữ Chàm … có một ngữ vựng mà căn bản là tiếng Malayo-
polynesien có nhiều tiếng phần nhiều thuộc các bộ lạc ở phía nam bán đảo
(Đồng dƣơng), nhất là thuộc Bha-nar (dân tộc mọi ở Trƣờng sơn). Những thổ
ngữ khác nhƣ Stieng, Chrau (dân tộc Mọi khác)…. Cũng có đại diện trong ngôn
ngữ Chàm. Thêm vào vốn cũ đó, lại còn những sự kiện lịch sử nhƣ sự du nhập
đạo Ba-la-mon, rồi đạo Hồi, chiến tranh, xâm lƣợc, quan hệ xã hội hay kinh tế,
đã đƣa thêm nhiều từ thuộc nguồn gốc Phạn, A-rập, Khmer, Việt nam, Trung
quốc, Tamoule,… Vậy thì tiếng Chàm thộc nhóm ngôn ngữ nào? Có nhiều ý
kiến khác nhau đã phát biểu về vấn đề này. Ví dụ nhƣ linh mục Himly và linh
mục W.Schmidt đã cho rằng tiếng Chàm thộc ngôn ngữ hỗn tạp, hai ông xếp vào
hệ Mon-Khmer. Mặc dù có nhiều từ căn và yếu tố phụ gia đồng thời thuộc về hệ
môn-Khmer kolarien (a) {Người ta cũng thấy những từ căn và phụ gia đó ở
trong những ngôn ngữ Nam dương và Đại dương đến tận Tân Tây Lan (New
Dilan), như thế thì có khác chi là nói ngôn ngữ Chàm cũng như ngôn ngữ Tahiti
chẳng hạn rất xa hệ môn-Khmer. Cố nhiên không kể đến một số tiếng vay mượn
từ lâu, người ta có thể nói rằng mối quan hệ giữa hai hệ Malayo-polynesien và
Môn-Khmer cũng giống như mối quan hệ giữa ngôn ngữ semitique (Ai cập,

-37-
Ethiopie,…) và ngôn ngữ Khamitique (Irak, Syrie,…). Những ngôn ngữ đó cùng
một cội rễ, một nguồn gốc, nhưng xa lắm- Tham luận của giáo sư Kern}, nhất
định ta phải cũng đồng ý với bác sỹ Korrn, Kuhn và Viemann mà cho tiếng
Chàm thuộc về giống malayo-polynesienne. Thật là thừa mà nói thêm rằng yếu
tố malayo-polynesienne đƣợc đem vào trong tiếng Chàm là từ một thời kỳ rất xa
xƣa và không thể do bất cứ một ngôn ngữ nào khác cùng hệ đó sinh ra”.
Aymonier và Cabaton, “Tự điển Chàm-Pháp”. Dẫn luận: Ngôn ngữ Chàm,
VII, Paris, Leroux, 1906). Về vấn đề này, cũng xem Aymonier, Văn phạm
ngôn ngữ Chàm, Saigon, Nhà in thuộc địa, 1889, 6, nói rằng “ngôn ngữ Chàm
là tiếng trung gian giữa tiếng Khmer và tiếng Mã-lai”-và trong Moura, Xứ Cao
miên, I, 501, bảng “đối chiếu ngôn ngữ của các dân tộc Khmers, Xiêm, Mã-lai
và Chàm.”
[74] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a - Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a. “về màu da,
ngƣời Chàm cho rằng màu đen là màu đẹp nhất. Trong những vƣơng quốc ở
miền Nam, đều quan niệm nhƣ thế cả”. Nam Tề thƣ, LV III, 68a. Cũng xem
Tần thƣ, XCV II, 14b.
[75] “Họ gọi là Can-man hay Đô-man”. Lƣơng thƣ, LIV, 545a. Chính là cái
Kama mà ngƣời Chàm và ngƣời Mã-lai hiện nay vẫn còn mặc.
[76] Tuỳ thƣ, LXXX II, 37a.
[77] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a.
[78] Durand, Truyện Galathee; TCVĐBC, V, 336.
[79] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[80] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a.
[81] Văn hiến thông khảo.
[82] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[83] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, T, 19a. Chƣ Phiên chí____, 509. Họ thích nhất
hƣơng xạ; Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a. Tân Đƣờng thƣ, CCXXII,____,
19a.
[84] Võ cạnh, Khánh hoà, 40. Bia bằng đá hoa cƣơng đã mòn, bằng chữ Phạn,
không có niên đại, nhƣng “căn cứ vào lối chữ viết, thì ít nhất nó cũng vào thế kỷ
thứ 3 công nguyên”. Bergaine, 31. “Cũng có thể nó lên tận thế kỷ thứ 2”.
-38-
[85] Bergaine, c. II, 396
[86] Những ngƣời Ấn Độ đã đƣa nền văn minh của họ tới bờ bể phía đông Đồng
dƣơng thì họ từ nơi nào tới? Bergaine, C 192-193, thấy chữ viết trên bia Võ
Cạnh(xem ở trên,ch. th 84) giống hệt với chữ viết trên bia của Rudradaman ở
Girnar và của Satakarni vasisthiputra ở Kanheri; do đó có thể đoán đƣợc rằng họ
từ miền thung lũng ở giữa Godovsri và Krisna đến, trƣớc khi thung lũng này có
dòng họ Andhra (Saatakarni) làm vua, Vasisthiputra thuộc về dòng họ này, về
sau Rudradaman xâm chiếm lấy thung lũng ấy. Xem V.A. Smith, Lịch sử cận
đại Ấn Độ (Early History of India) nhà xuất bản Clareuton, 1904, và Burnell,
Cổ văn học ở miền Nam Ấn độ (South India Paleography), London, Trubner,
16
[87] Một số ngƣời cho rằng chữ Champa là ở trong sách Zábai, của Ptolemee,
xem ở trên trang 2 chú thích
[88] Theo thƣ tịch duy nhất của Trung Quốc để lại cho ta biết mà Pelliot đã lấy
tài liệu đó để viết lịch sử Phù Nam trong quyển Phù Nam, thì Phù Nam là nƣớc
xƣa kia chiếm cả vùng Nam Kỳ, Cao miên và có lẽ phần đông nƣớc Xiêm và Hạ
Lào, mà sau này đế quốc Khmer thay thế (Maspero, Đế quốc Khmer (Emprire
Khmer 23-24). Những ngƣời Trung hoa đã để lại một truyền thuyết nói rằng có
một ngƣời tên là Houon T‟iên là ngƣời ngoại quốc thờ các thánh thần (đạo Bà
La Môn = Brahmanisme) đã chiếm lấy vƣơng quốc, lấy hoàng hậu là “Lá
Liễu”làm vợ và là tổ tiên các vua ở xứ ấy. Pelliot. Nƣớc Phù nam, 291, lại cho
rằng tục thờ cúng đó là do sự đồng hoá đầu tiên với Ấn Độ để lại. Pelliot cho
rằng sự đồng hoá này bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất của công nguyên. Đến thế kỷ
thứ IV, một ngƣời tên là Kaudinya, ông này cũng từ ấn Độ đến, cũng lại cƣ trú ở
Phù Nam và dòng họ mới là con cháu ông nguồn gốc ấn Độ kế tiếp làm vua
(Pelliot, Phù nam, 293).
[89] Về những tôn giáo của ngƣời Chàm, xem L.Finot, Tôn giáo Chàm xét
theo bi ký, TCVĐBC, I, 12 và tiếp theo.
[90] Mahecvara, Maha Icvara=Civa, Uma là vợ của Civa.
[91] Mĩ sơn, lâu đài F3, 99, bia A IV ở đoạn cuối, chữ Phạn, Finot, IV, 930, IX,
IV, 917, I.

-39-
[92] Mĩ sơn, lâu đài F3, 99, bia A IV xem ở dƣới, chữ Phạn, Finot, IV, 930, IX,
IV, 917, I.
[93] Mĩ sơn, lâu đài B1, 83, cột ngoài về phía bắc, C, về đoạn cuối, chữ Phạn,
Finot, IV, 952, XVIII.
[94] Ở miền nam nƣớc Chàm, chính Vicitrasagara là ngƣời đầu tiên làm vua
nƣớc Chàm. Xem ở dƣới, chú thích.
[95] Đồng Dƣơng, Quảng nam, 66, bia AX, chữ Phạn, 797c=875 công nguyên;
Finot, IV, 105.
[96] Nhƣ trên, A XVI.
[97] Bergaine, C, I I, 201,202, tự hỏi rằng bài bia chợ dinh, Phú Yên, 41, trên đá,
chữ Phạn, thế kỷ VI, C, I I, 191 XXI chỉ rõ “ngƣời nô lệ (dasa) hy sinh chuộc tội
(hay Civa- dasa) bị trói vào cột” có thể là phản ánh một ngƣời hy sinh để cứu tế.
Do đó ta phải kết luận rằng việc thờ cúng Civa ở nƣớc Chàm đòi hỏi sự hy sinh
tính mạng con ngƣời.
[98] Về việc thờ cúng dƣơng vật ở nƣớc Chàm, xem Finot, Tôn giáo ở nƣớc
Chàm, 13 - 14.
Trong bài nghiên cứu về bi ký ở Thạch Bích có ghi rằng vua
Prakacadharma, quốc vƣơng Chàm, đã thờ ở đây một (Civa), Huber, trong
TCVĐBC, XI, 261, phát biểu nhƣ sau: “Vì ở xung quanh không có nơi nào có
thể xây một ngôi đền thờ tƣợng thần, cho nên tƣợng Civa mà Prakacaharma thờ
thì chắc chắn là đƣợc thể hiện bằng vật tƣợng trƣng thông thƣờng của thần linh,
tức là dƣơng vật. Do đó, đã biết tại sao bia lại đặt ở chỗ đó. Cạnh cái bia, xƣa kia
chắc chắn có một tƣợng dƣơng vật bằng đá gắn ở giữa lòng sông, mà nghi lễ
mộc dục thì do ngay dòng sông Thu Bồn đảm nhiệm. Tôi đã trông thấy nhiều
tƣợng dƣơng vật nhƣ vậy hiện ở trong lòng một con suối cạn ở Phnom - Kulan,
phía đông Angkor. Ông Pougier đã báo cho tôi biết một trƣờng hợp khác ở nƣớc
Chàm cạnh nơi đổ nát gọi là giếng tiên (tiên tỉnh) mà ông vừa khám phá thấy.
Giữa địa điểm đó đã bị cát ngập mất một nửa, một con suối chảy róc rách đƣợc
ngƣời ta cho khơi dòng chảy qua một tảng đá lớn phẳng nằm lập lờ mặt đất, mặt
tảng đá đó đã đƣợc mài nhẵn và đào sâu cẩn thận thành hình một cái chậu để
làm lề mộc dục. ở giữa, trong một lỗ tròn đục rất khéo, sâu gần 60cm, đƣờng

-40-
kính 30cm, xƣa kia dựng một tƣợng dƣơng vật, nay đã gãy rồi, nhƣng ở nơi đó
hiện nay dòng suối vẫn chảy”.
[99] Về cái bao hay koca, xem Finot, IV, 113.
[100] Xem Mĩ Sơn, 72, A1, Mahecva và Uma - An Thuận, Bình Định, 53, bia,
chữ Phạn. C.II, 286, XXVIII, Civa và Uma, vv…
[101] Đền thờ chính của thần thì ở Po - nagar, gần Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà.
Xem Po-nagar ở Nha Trang, 30, cột tò vò nam B.30, C 20, chữ Phạn… vv…Có
lẽ cái tên Cri Maluda Kuthara là tên gọi một vị thần cũng thờ trong đền đó, chỉ
là tên địa phƣơng gọi vị nữ thần đó bằng tiếng Phạn. Xem Bergaine, C.II, 265.
Về bia ở Dƣơng Mông, Huber, TCVĐBC, XI, 262, viết:
Lần đầu tiên chúng tôi thấy ở nƣớc Chàm một ngôi đền xây riêng thờ vị thần
sáng chế của tam vị Bà - la - môn. Tuy nhiên, những truyền thuyết về Visnu nhất
là những truyền thuyết liên quan đến những vị thiên thần giáng phàm nhƣ Rama
và Krisna, đã làm đề tài phong phú cho những nhà điêu khắc Chàm. Ví nhƣ cái
tò vò ở Khƣơng Mĩ không thể hiện Civa đang nhảy múa mà lại thể hiện Krisna
lấy tay phải rất khoẻ đỡ quả núi Govardhana lên và để đàn bò và ngƣời chăn bò
ăn ở dƣới.
[102] Ở Đà Nẵng, ngƣời ta rất dễ nhận ra hình ảnh của ông, xung quanh có
những ngƣời cầm quạt và lọng. Finot, Tôn giáo của ngƣời Chàm, I, 13.
[103] Chợ Dinh, Ninh Thuận, 4, cột tò vò chính 1149c = 1227c nguyên; Finot,
III, 635,XI. Phan Rang, Ninh Thuận, 5, cột tò vò chính; Finot III, 634, IX, 646,
XXIII.
[104] Ở Biên Hoà, trong chùa Bửu Sơn, làng Bình Trƣớc, thôn Bình Thanh có
một pho tƣợng Visnu đƣợc bảo quản tốt, sau lƣng có khắc chữ l, chính; 1343c =
1421c nguyên, TCVĐBC I, 18 - IV, 687.
[105] Glai lamov, Ninh Thuận, 24, bia, chữ Phạn, 723c = 801c nguyên, II, 218.
Đó là vị thần thƣờng hay gọi là Hari - Hara, đƣợc thờ cúng đặc biệt ở Cao Miên.
[106] Finot, Tôn giáo của ngƣời Chàm, 18,19.
[107] Ponaga ở Nha Trang, Khánh Hoà, 31, cột tò vò bắc, c2, 15, 21, chữ
Phạn, 739c = 817c, nguyên C II, 263.

-41-
[108] Ponaga ở Nha Trang, Khánh Hoà, bia A IV, chữ Phạn, 706c = 884c,
nguyên, II, 242.
[109] Xem Parmentier, Những lâu đài ở thung lũng Mĩ Sơn, IV, 846, hình vẽ
12.
[110] Finot, Tôn giáo của ngƣời Chàm, 17 và 20.
[111] Finot, sách đã dẫn, 23 - 26.
[112] Yi - tsing nói: “Trong xứ này, tín đồ đạo Phật thƣờng thuộc về phái Arya
Sammiti - nikaya; cũng có một ít tín đồ theo phái Sarvas - tivadanikaya”, Phật
giáo lục, 12, theo L.Finot, Đạo Phật ở Đồng dƣơng (Phật giáo tạp chí, tháng 10
năm 1909).
[113] “Phái Sammitiyas và phái Sarrvastivadins là hai phái có liên quan với phái
Theravada của Tiểu thừa”, Finot, sách đã dẫn.
[114] Võ Canh, Khánh Hoà, 40, chữ Phạn; Finot, TCVĐBC, XV, 2 - 3.
[115] TCVĐBC, XV, 2 - 4.
[116] An thái, Bình định, 138, Chữ Phạn; 824c=902c. nguyên, TCVĐBC, XI,
277, XV, 2,15
[117] Ròn hay bắc hạ, Quảng bình, chữ Phạn, TCVĐBC, XI, 281.
[118] Huuber, TCVĐBC, XI, 281.
-----------------------------------------------
a, nguyên văn: va-et-vient (đi đi lại lại). Tạm dịch nhƣ trên.
[119] Bakul, Ninh thuận, 23, bia I I , C. II, 237.
[120] Về từ ngữ này, xem Finot IV, 97.
[121] Civa lấy tên thánh là Iovara dính liền với tên hai vị vua Cambhu (varman)
và Bhadra (varman), hai vị này đã dựng tƣợng dƣơng vật. Đồng dƣơng, Quảng
nam, 66, bia, chữ Phạn,797c = 875c. nguyên, Finot IV, 64.
[122] Finot, Tôn giáo của ngƣời Chàm, 26.
[123] Xem ở trên trang 10 chú thích 101.
[124] Yan Pu- nagara, xem ở trên trang 10.

-42-
[125] Toàn thể ngƣời Chàm ở Cao miên (độ 6 vạn; Cabaton; Bút ký về đạo hồi
ở Đồng dƣơng, tạp chí thế giới Hồi giáo,I, 28-29) theo đạo hồi; Một phần ba
những ngƣời Chàm ở trung kỳ (độ ba vạn; cabaton, Những ngƣời Chàm theo
đạo hồi ở Đồng dƣơng, Tạp chí thế giới hồi giáo, I I, 137) cũng theo đạo đó; nhƣ
vậy là trong 9vạn ngƣời Chàm hiện nay thì có 7 vạn là tín đồ hồi giáo. Những
ngƣời Chàm theo đạo hồi ở trung kỳ thì gọi là Chàm Bani, phiên âm tiếng A rập
beni ra, có nghĩa là “con” (của giáo tổ hay của đạo)
[126] (ở nƣớc Chàm) cũng có “những trâu sống ở rừng núi, không dùng vào việc
cày bừa đƣợc, chỉ dùng để cúng tế thần linh. Khi giiết trâu thì đọc câu chú sau
này: A-lo-ho ki-pa, nghĩa là “mong cho chàng tái sinh” Tống Sử,
CCCLXXXIX, 25b, Văn hiến thông khảo, XXIV 52b; Phƣơng Nam, 540
[127] Chú thích cuarEd. Huber, TCVĐBC, III, 55.
[128] Hai bi ký chữ Arập xƣa ở nƣớc Chàm, của Paul Ravaisse, J. A,XX, 2
tháng 10-12, năm 1922, 287.
[129] Xem ch. Scheffer, Bút ký về mối quan hệ giữa những tín đồ hồi giáo với
ngƣời Trung Quốc, Paris, 1895, trang 23.
a, có lẽ Trung Quốc, N,D
[130] “Vào năm con chuột, một ngƣời có thiên tƣ nhƣ Ovlah hoạt động theo
thiện chí ở trong vƣơng quốc Chàm, nhƣng cả xứ đều bất bình. Ngƣời đó trao cả
thể xác và linh hồn cho đức chúa trời rồi đến ở Mokkah (tức La Mecque) trong
37 năm sau lại trở về vƣơng quốc Chàm”. Aymonier, Truyền thuyết lịch sử
Chàm (Du lãm và thám hiểm, XIVn 153). Lịch sử biên niên Chàm chỉ là thể
loại niên biểu bí ẩn, khoa học lịch sử có lẽ không thể thu lƣợm đƣợc một sự chỉ
dẫn nào có giá trị.
[131] Cabaton, Bút ký về đạo hồi, 31
[132] Về đạo hồi của ngƣời Chàm, xem Aymonier, Truyền thuyết lịch sử
Chàm (du lãm và thám hiểm, XIV, 153); -Ngƣời Chàm và những tôn giáo của
họ, Paris, 1892;- Moura, Vƣơng quốc Cao Miên, II, 416, 444; - Cabaton, Khảo
cứu mới về ngƣời Chàm, Paris, 1901; -Bút ký về đạo hồi ở Đồng dƣơng (sách
đã dẫn, II, trng 129 và các trang sau);-R.P. Durand, Những ngƣời Chàm Banis
(TCVĐBC, III, 54, 62).

-43-
a,Tức hồi giáo (N.D)
[133] “Các vua xây dựng đền đài và đặt tên thần thánh nhƣ thế này:
Vikrantecvara là thần của Nikrantavarman; Harilingecvars là thần của
Harivarman”. Finot, III, 642. Khi ông ta trùng tu ngôi đền đổ nát thì ông ta đặt
cho vị thần thờ ở đó một cái tên gồm cả tên vị vua sáng lập đền, tên chính ông ta
và tên vị thần; ví dụ Cribhubhadrecvara: “Icara (dựng lên bởi) Bhadra (varman)
và (trùng tu bởi) Cambhu (varman)”.
[134] Mĩ sơn, lâu đài E4, 95, Cột trụ, chính XIc; Finot, IV, 946
[135] Ngày làm lễ đó đƣợc các nhà chiêm tinh của triều đình lựa chọn rất kỹ,
cho thích hợp nhất theo tinh số học, và bài bia ghi rõ ràng ngày, giờ làm lễ, nói
rõ vị trí các tinh tú lúc làm lễ ra sao: “sau khi đã chọn ngày âm lịch, vào buổi
nào, giờ nào, thập nhị chi nào, ngày nào trong tuần và tinh số nào, tất thảy đều
thuận lợi thì ông vua hƣng vƣơng đó (Indravarman I) trƣớc hết mới tự mình
dựng lên cho Virapura một thần tƣợng Indrabhavectera…”
Glai- Lamov, Ninh thuận, 24, bia 14 - 15, chữ Phạn, 723c= 801 công nguyên,
C. II, 225.- Sau đây là một thời điểm đƣợc ghi trong những điều kiện nhƣ thế:
“Thời đại vau của ngƣời Caka đã qua từ 579, vào tháng Tapas, vào ngày thứ
mƣời trong nửa tháng không có giăng, một ngày chủ nhật sao /thiên ngƣu ở
trong cung Nhật tinh, lúc 11 Glatikes (4giờ 24 phút) sau khi (mặt trời ) mọc, tinh
số và các yếu tố khác đều thuận lợi cả; Nhật tinh, Thuỷ tinh và kim tinh đều ở
trong cung song ngƣ; Hoả tinh và Thổ tinh ở trong cung Thiên xứng và mộc tinh
ở trong cung bảo bình; Nguyệt tinh ở trong cung Song nữ…”
Mĩ sơn, lâu đài E6, 96, bia đã đổ nát, BXXVI, chữ Phạn, 597c= 657 công
nguyên; Finot, IV, 120, Thƣờng thƣờng ở cuối bài bia có những lời nguyền rủa
kẻ nào ăn cắp đồ quyên cúng vào đền:”ở trên trần gian này, kẻ nào giữ ginf của
cải chi Indrabhadrecvara thì sẽ đƣợc sung sƣớng mãi mãi ở trên trời với đội
quân của Suras. Còn những kẻ nào ăn trộm đồ quyên cúng đó thì phải xuống địa
ngục cùng với gia đình để chịu tội, mặt trời, mặt trăng còn tồn tại đến bao giờ thì
còn phải chịu tội đến bấy giờ”. Da- trang, Ninh thuận, 25. bia; XII-XIII, chữ
Phạn, 721c= 799 công nguyên. C, II, 218.
[136] Hoá quê, Quảng Nam, 140, bia, chữ Chàm, 1035c = 2113 công nguyên .
BXXV, Huber, TCVĐBC, XI, 296, Visnupura.

-44-
[137] Chú thích của Huber, TCVĐBC, XI, 926: Visnupurs chắc là thành phố
Trivikramapura, di tích tƣơng ứng với thành Nhan biểu của Chàm ở gần Quảng
Trị.
[138] Mĩ Sơn, lâu đài, Q1, 72, bia5 và 7 , chữ Phạn, Ve c.; Finot, II, 189.
[139] “Thánh Cri Indravaram I (thứ nhất )với tấm lòng thành và tịnh khiết đã
hiến dâng thánh Cri Indrabhadrecvara cả xƣa Cikhicikhagiri gồm hai lãnh địa
Civakshetra và Yajjnakeshetra cùng với kho lƣơng Janan”, Da trang,25, B14-16
[140] “Trƣớc hết là kho lƣơng ở Paritrecvara, kho lƣơng ở Momane, hai kho
lƣơng ở Bhuvana grapura, một làng của xứ Klajadati địa phận đấn tận đỉnh và
chân núi Camlaip, tất cả những tài sản đó đều do thành tâm của vua
(Indravarman I) dâng cho thánh (Cankara - Narayana)”, Glai - lamov, 24, B16,
17.
[141] Da Trang, 25, B IX.
[142] “Ông Indravarman hạnh phúc, lúc nào cũng toàn tâm toàn ý nghĩ đến công
đức của Paramecvara, tựa hồ nhƣ vua các vị thần thánh, đã hiến dâng cho
Paramecvara tất cả bảo vật, kho thóc, nam nữ nô lệ cùng với một khuê phòng có
nhiều phụ nữ xinh tƣơi ở đó, bò, trâu, đất đai và những của cải khác nhƣ là thắt
lƣng bằng vàng, vòng tay, vòng chân, mũ miện, đá quý, ngọc trai, san hô, vòng
cổ và những đồ trang sức khác, - chậu và khay bằng bạc, quạt lọng, âu nƣớc,
phất trần, đĩa và những đồ vật khác, - để xin Đấng Sáng Thế ban cho thật nhiều
phúc, và với một ý niệm rất thanh tịnh”. Glai - Lamov, 24, B11, 14.
[143] Đồng dƣơng, 66, C I-II, D I-II.
[144] Mĩ sơn, lâu đài D1, 89, bia B 21, 22, chính 1010 c=1088 công nguyên;
Finot, IV, 146, Văn hiến thông khảo, XXIV, Phƣơng nam, 424, nói: “những
ngƣời trong gia đình cao quý nhất gọi là Bà-la-mon (Brahmane).
[145] Da trang, 25, A II, 16-17.
[146] Mĩ sơn, lâu đài A1, 72, bia B, 27, chữ Phạn, Ve c; Finot, IV, 121.
[147] Indravarman II (875 công nguyên) là “dòng dõi có một phần Bà-la-môn”,
Da trang, 25, A III, và Jaya Harivarman I (1157 công nguyên, khi thì nói là
“con một bà thuộc đẳng cấp Ksatriyas”, (Mĩ sơn, lâu đài G5, 100, bia B, IX;

-45-
Finot, IV, 157), khi thì lại tự khoe mình “là dòng dõi ngƣời Ksatryas-
Brahmane”, Mĩ sơn, lâu đài G1, 101, bia A 2, chính; Finot IV, 160.
[148] “Phụ nữ quý tộc và đàn ông hạ đẳng nếu cùng một tên họ thì lấy nhau”.
Tấn thƣ, XCVII, 14b. Cũng xem Cựu Đƣờng thƣ, CXCVIII, 32a. Lƣơng thƣ,
LIV, 54a, nói: “Những ngƣời cùng một tên họ thì lấy nhau”.
[149] Trong những tên còn lại đến ngày nay, khó mà phân biệt đƣợc tên ngƣời
và tên họ. Tuyệt đại đa số là chữ Phạn thuần tuý: Anangarupa, Vicvarupa,
Praleycvara, Rasupatri,… đối với đàn ông; Paramasundari, Suryadevi, …. đối
với đàn bà; “ những tên khác mặc dù hình thức là chữ Phạn nhƣng có lẽ chỉ là
những tên bản xứ đổi lại mà thôi: Riddhi, Dharmayah, Samara, Raya. Về những
tên thuần tuý bản xứ, nếu hình nhƣ chắc chắn rằng Juk là đen; Bruk là ngƣời lao
động; Tikuh là con chuột; Java là phụ nữ Java; Syam ;à phụ nữ đẹp, đều là
những tên riêng, thì ta không thể rễ ràng mà nói rằng Rashu, Vayak, Dhun,
Vatuv, Hamuy, đều là những tên họ. Theo chố tôi biết, chỉ có một tên là tên họ
mà thôi, đó là Brashu theo sau chữ “vansa”. Núi Ben-lang, Bình định, 56, bia,
ch, 1358c=1436 công nguyên; Aymonier, 83; Bergaine, 104.
[150] Nhƣ vậy ta có thể hiểu đƣợc mọt phụ nữ quý tộc có quyền đƣợc lấy một
ngƣời đàn ông thuộc đẳng cấp thấp cùng có tên họ với mình.
[151] Truyền thuyết Mã lai do A.Marru kể, Mardjapahit và Tchampa, kỷ niệm
100 năm ngày thành lập trƣờng Sinh ngữ Phƣơng Đông. Cũng xem Huber,
TCVĐBC, V, 174, ông này đƣa ra một bài học hơi khác một chút.
[152] Huber viết ở trong bài khảo cứu về “thị tộc Dừa”, TCVDDBC, V, 175:
“Về nguồn gốc thị tộc Dừa, hình nhƣ một ký ức về Dừa hãy còn tồn tại ở trong
một truyện do Landes sƣu tầm đƣợc; đó là truyện một đứa bé thần kỳ, giống hệt
nhƣ quả dừa, lấy con gái vua Chàm, rồi sau đến lƣợt đƣợc làm vua”.
[153] Linh mục Durand, Bút ký về Chàm (Đồng dƣơng tạp chí, số 79) tin rằng
thành phố Bal-Hanoii (Virapura?) hiện nay đã đổ nát là kinh đô của thị tộc Cau;
và Bal-Canar (Indrapura?) là kinh đô của thị tộc Dừa. Cần lƣu ý rằng những vua
nào đã tự cho mình thuộc thị tộc Cau đều có để lại bi ký ở Panduranga. Còn
những truyện thần thoại trong đó các vua nhận vì giống nòi lâu đời của mình,
hình nhƣ dự đoán rằng những vua trị vì ở phƣơng Bắc thì tự cho mình là giòng

-46-
dõi Uroja, còn vua nào trị vì ở phƣơng Nam thì tuyên bố tổ tiên mình là
Vicitrasagara.
[154] Mĩ Sơn, lâu đài D3, 90, bia A I, chữ phạn, 1002c= 1080 công nguyên;
Finot, IV, 113, XII. Finot, TCVĐBC, XV,125 chú thích I cho rằng những quy
kết mà tôi đã đúc rút ra từ việc tồn tại những thị tộc lớn mang tên thảo mộc nƣớc
Chàm là “quá đáng”.
[155] Mĩ Sơn, 90, B3, 4
[156] Nam Tề thƣ, LVIII, 68a. Hiện nay trong những ngƣời Chàm ở Trung Kỳ,
còn những tàn dƣ rõ rệt của chế độ mẫu hệ: phụ nữ có quyeenfn lấy họ mình làm
họ cho con, và quyền chia gia tài, phụ nữ giữ ngôi thứ cao nhất trong các lễ
nghitrong gia đình, phụ nữ có quyền tự chọn lấy chồng cho mình và có quyền
bắt con cái theo tôn giáo của mình. Cách tổ chức theo chế độ mẫu hệ nhƣ thế có
thể là một bằng chứng mới nói lên rằng nguồn gốc ngƣời Chàm là Malayo-
polunesien. Về chế độ mẫu hệ của các bộ tộc thuộc chủng Mã Lai, xem
G.A.Wilken; trong những thiên khảo cứu khác của tác giả, nên xem về vấn đề:
Over de verwantochap en het heuve- lijiks - en erfrecht bij de volken van het
Malaiseheras (Indische Gids, 1883, I). Trong bài nghiên cứu về “thị tộc Cau”,
Huber viết (TCVĐBC, V, 173): Bi ký cho biết rằng vua Cri Harivarmadeva là
con cháu của Kramukavanca, một tông tộc ƣu đẳng trong nƣớc Chàm; bi ký
cũng cho biết thêm (A12) rằng bố ông là vua Pralecyevaradharmaraja thuộc về
dòng họ Dừa, Narikela, còn mẹ ông thì thuộc thị tộc Cau. Nhƣ ông Finot đã
nhận xét, vậy thì ngƣời con trai thuộc về thị tộc của mẹ chứ không thuộc thị tộc
của ch. Việc đó có thể cho ta tin rằng ngày xƣa ở nƣớc Chàm cũng nhƣ ngày nay
ở nhiều bộ tộc malaio- polynesien có một tổ chức theo chế độ mẫu hệ”
[157] Xem Những bi ký Po - nagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, 28; Aymonier,
36, và Mĩ sơn, lâu đài B1, 83; Finot, IV, 148, trong đó Jaya Indravarman kể tên
những tƣớc của ông ta đƣợc phong trƣớc khi lên ngôi vua.
[158] Hiện nay, tục lệ này còn tồn tại ở Cao Miên. Khi vua chết thì hội đồng nội
các họp dƣới quyền của chủ toạ của Aka Mobra Sena để nhận hay bác ngƣời mà
vua vừa chết chỉ định kế nghiệp. Nếu bác thì hội đồng chon một ngƣời khác
trong đám con vợ cả. Xem chƣơng III dƣới đây việc Civamandana đƣợc “những
ngƣời của Panđuranga mời lên ngôi”

-47-
[159] Đồng dƣơng, 66, B I X và XI.
[160] “Xƣa kia đát này lúc nào cũng cƣờng thịnh và huy hoàng trong một thời
gian lâu; ngƣời nào cũng đại phúc và đại quý. Những ngƣời giàu có đó thỉnh
thoảng lại bầu lên một ông vua, cho nên chính con, Prithivindravarman, là chúa
tể duy nhất của nƣớc này giống nhue Indra của các thiên thần trên trái đất”.
Đồng dƣơng, 66, BVI.
[161] Hình nhƣ Jaya Harivarman I đã làm nhƣ thế để đánh các vị cao cấp nổi
loạn mà đoạt lấy vƣơng quốc của mình . Xem ở dƣới,chƣơng VII
[ 162] Harivarman III, Mĩ sơn, C24.
[163] Sau việc đó, vua tỏ lòng biết ơn đối với họ. Paramabodhisat và sau khi đã
lên làm vua rồi, bèn “ban thƣởng rất hậu cho những ngƣời senapatis” đã giúp
ông tiếm ngôi. Mĩ Sơn, 89, A20.
[164] Mĩ Sơn, 89, A8 - 9. Theo Mĩ Sơn,89, B thì những đức tính đó đƣợc kể đầy
đủ nhƣ sau: “Cri Jaya Indravarmadeva có ba mƣơi hai đặc điểm: ƣu nhã, tuấn tú,
tƣơi trẻ, có năng lực, khéo léo, có nhiều đức tính, thiên bẩm can đảm, Sử dụng
thành thạo tất cả các loại vũ khí, sức khoẻ hơn ngƣời, bao giừơ cũng đánh tan
đƣợc mọi quân đội thù địch. Hiểu biết lễ độ và thực sự tuyệt đối; khong ích kỷ,
bình tĩnh, thƣơng mọi ngƣời, rất hào phóng,cƣơng quyết, cực kỳ thông minh. Vô
tƣ(sanamu) đối với ba đối tƣợng (trivarga) ích, thiện, lạc (artha,dharm, kama) .
Dùng bốn biện pháp (caturupaya): điều đình (sama), tấn công (danda), bất hoà
(bheda) và hối lộ (upapradana) đối với kẻ thù, bạn hữu và ngƣời lãnh đạm, có ba
hạng ngƣời này theo thứ tự đó mà đối xử. Đánh bại một đoàn sáu kẻ thù là: ái
tình (kama), giận dữ (Krodha), thèm muốn (lobha), nhầm lẫn (moha), kiêu ngạo
(mada), ghen ghét (matsarys). Biết sáu quan niệm tốt (chắc hẳn là sáu
darcanas). Biết những phƣơng hƣớng của con ngƣời, tổng cộng là mƣời tám cả
thảy. Trong ngay cái”kalynya” ấy, ông ta là một mahapurasa, ông ta đƣợc hƣởng
vƣơng quyền với một “guna” độc nhất.Mặc dù Kali lôi kéo ngƣời ta vào cõi dốt
nát và sự nhầm lẫn, ông ta vẫn đi cúng lễ (yoga) trầm tƣ (dhyana), tĩnh tâm
(samadhi) để xứng đáng với sự thƣởng phạt do kết quả hành động của mình làm
việc thiện hay ác cho ngƣời khác, do những hành động hợp pháp hay bất hợp
pháp. Ông khuyếch chƣơng thanh danh mình ở thế giới này và thế giới kia. Ông
có đầy đủ những đức tính đó và hƣởng vƣơng quyền. Và ông biết rằng hình hài

-48-
và lạc thú đều là phù du.Ông lấy nghị lực, cúng lễ, trầm tƣ, tĩnh tâm làm nền
tảng hành động. Bao giờ và bất cứ việc gì, ông cũng làm điều đức”.
[165] Xem Paramabodhisatov, ông này truất ngôi của con Harivarman III mà
Harivarman III đã tôn làm vua rất là chu đáo từ hồi ông còn sống .
[166] Abhisakanama. Xem Mĩ Sơn, 96. cũng bài bi ký này có nói đến một
“dindikanama, một chữ chỉ hình nhƣ một tên tôn giáo, đối lập lại với tên chỉ vua
là abhisekanama. Nếu quả thật là tên vua, thì ta có thể thấy ở đó một loại nghệ
thuật hay đi tu ẩn dật, tục lệ ngày nay vẫn còn” Finot, III, 30. Chú thích của
ô.Barth.
[167] “Ông (Harivarman III ) thấy rằng ngƣời con cả mình là pu - lyan Cri
Rajadvara thuộc dòng quý tộc, có đủ tất cả những biểu tƣợng của một vƣơng giả
cùng với những grha (hành tinh?) đầy đủ để cai trị nƣớc Chàm. Rồi ông ra lệnh
cho tất cả các vị đại thần làm lễ đăng quang cho pu-lyan cri Rajadvara. Họ dâng
tôn là Yân puku Cri Jaya Indravarmadeva (II), Mĩ Sơn, 90, C17 đến 21.
[168] Tổng cộng lại, hiện nay ta còn thấy đƣợc một số ít tên miếu hiệu; đó là
Rudralska cho Prithivindravarman; Icvaraloka cho Satyavarman; Vikrautecvara
cho Vikrautavarman III; Paramabuddhaloka cho Indravarman II; Brahmaloka
cho Rudravarman IV.
[169] „Vào năm caka - ci 1142 (1220 công nguyên), ngƣời Khmer đi tới thánh
địa (Cao miên ), ngƣời Chàm đi tới Vijaya: vào năm caka - ci 1149 (1227 công
nguyên ), ông ta ta làm lễ đăng quang. Chợ dinh, Ninh thuận, 4, cột tò vò và đã
đổ nát. A - chính, 1149c = 1227c, nguyên; Aymonier, 50; Bergaine, 91.
[170] Batau Tablah, Ninh Thận, 17, trên tảng đá chữ Chàm, 1092c = 1170c,
nguyên; Aymonier, 40; Bergaine, 83.
[171] Mĩ Sơn, 89, A II.
[172] Lai Trung, Thừa Thiên, 148, bia, chữ Phạn, 840c = 918c, nguyên. Huber,
TCVĐBC, XI, 15, 22.
[173] Tấn thƣ, XCVII, 14b.
{174] Chân gập lại dƣới thân (xếp bằng tròn. N.D.)
[175] Tống sử, CCCLXXXIX, 25b và Văn hiến thông khảo, XXIV, 52b:
Phƣơng Nam, 541, gọi đó là chào Mô bái.
-49-
[176] Văn hiến thông khảo, XXIV, Phƣơng Nam, 542. Tân đƣờng thƣ,
CCXXII, 19a, chỉ nói: “họ chụm móng tay lại và cúi đầu chào”.Cũng xem Cựu
Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a.
[177] Sách đã dẫn
[178] Lƣơng thƣ, LIV, 54a
[179] Tống sử, CCCLXXXIX, 27a, nói: “Khi vua ra đoàn tuỳ tùng gồm 500 đàn
ông và 10 đàn bà mang những hộp bằng vàng đầy cau khô để vua dùng
(a) Nguyên văn: parasols de coton. Đây là dịch ở Lƣơng thƣ ra. Tôi không biết
chữ hán dịch ra thế nào, nhƣng cứ theo câu dịch thì tôi đoán là lọng bằng vải hay
giấc có những tua trang trí bằng bông chăng.
[180] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a, nói là 5000
[181] Đƣờng hội yếu, XCVIII, 12a, nói rằng khi vua ra thì có 1000 voi hộ
tống.
[182] Chƣ Phiên chí, 509.
[183] Văn hiến thông khảo, Phƣơng Nam, 542.
[184] Chúng ta bíêt Jaya Sinhvarman III ít nhất có hai hoàng hậu: Tapasi, “công
chúa Java” và Huyền Trân em vua Anh Tông.
[185] Mĩ Sơn, 90, c26, 27. Xem ở dƣới, chƣơng VIII, chuyện công chúa Huyền
Trân, vợ Jaya Sinhavarman III, đã trải qua bao nhiêu gian khổ nhất đời mới
thoát đƣợc cái nạn tử hình đó.
[186] Tục lệ này không chỉ áp dụng riêng đối với vua “ Khi một ngƣời dân chết
ở xứ này thì ngƣời ta chôn cả vợ cùng với ngƣời ấy, vì họ nói rằng pháp luật bắt
buộc vợ cũng phải ở với chồng ở thế kỷ khác” (Những cuộc du lịch ở á châu
của giáo sĩ Odoric de Pordenone, do H. Corier xuất bản, Pái, Leroux, 1891,
chƣơng Vƣơng quốc Chàm, trang 187).
[187] Mĩ sơn, 90 D 2,3
[188] “Văn để dạy vợ của Phạm Dật ở tầng gác của hoàng cung; những ngƣời
nào vâng lời ông ta thì giữ lại; ngƣời nào không vâng lời thì ông ta bắt nhịn đói
mà chết”. Tấn thƣ, XCVII.
(a) Hậu cung: nơi ở của những vợ vua. N.D.

-50-
[189] Sách của ông Marco Polo, ngƣời Ventitie, về Những vƣơng quốc và kỳ
quan ở Phƣơng Đông, ch. II, trang 267, xuất bản lần thứ ba của Sỉ Yule, do H.
Cordier duyệt lại, Lon Don, Murrag, 1903, Marco Polo nói thêm: “Vào năm
1258 của Thiên chúa, ông Marco Polo đang ở xứ này, hồi đó vua có 326 con vừa
trai vừa gái, ít nhất là 150 đứa nam giới đã có thể cầm vũ khí đƣợc”.
[190] Đó là điều mà ít nhất mà ta có thể kết luận về mặt văn bản của Việt nam tả
Lý Thánh Tông múa mộc và chơi diều ở trên các bậc tại phòng thiết triều của
vua Rudravarman III. Xem ở dƣới, ch.VI. Mặt khác, các sĩ quan của tàu
Galathec bị trôi dạt vào bờ bể nƣớc Chàm năm 1770 cũng khẳng định ức thuyết
đó: “Phòng thiết triều không có gì đáng chú ý cả; nó là một loại đình gồm có hai
toà nhà lớn không có gác, cột bằng gỗ đỏ. Ngai vua chỉ là một cái bệ cao, phủ
thảm, đằng sau ngai có đặt một bình phong sơn của Trung Quốc”. Xem Durand,
TCVĐBC, V, 386.
[191] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a tả hoàng cung nhƣ là một nhà sàn.
[192] Pelliot, TCVĐBC, II, 145, chú thích 1.
[193] Văn hiến thông khảo, XXIV, “Chiêm thành”, 53a; Phƣơng nam, 543.
[194] Mĩ sơn, lâu đài B1, 86, cột tò vò trong phía bắc A, chữ Chàm, 1156
c=1234 công nguyên; Finot, IV, 172.
[195] Po-nagar ở Phan Rang, Ninh thuận, 14, bia, chữ Phạn, 776 c=854 công
nguyên. C.II, 231.
[196] “Trên tàu, (vua Chàm) đội mũ bằng vàng”. Chƣ Phiên chí, 509.
[197] Cái mũ dùng trong thƣờng phục này có lẽ là cái mà các văn bản Trung
Quốc đã miêu tả. Nam Tề thƣ, 66a. LVIII; Tuỳ thƣ, LXXI, 27a; Tân Đƣờng
thƣ CCXII, hạ, 19a.
[198] Kho tàng các vua Chàm. Parmentier và Durand, TCVĐBC V, trang 40 và
tiếp theo.
[199] Durand, TCVĐBC, V, 40 và 386.
[200] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a, nói rằng những dải áo đó có nạm ngọc trai, và
Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, hạ, 19a, nói là dải đó bằng vàng dát mỏng.
[201] Durand, TCVĐBC, V, 40.

-51-
[202] “Vua choàng một miếng vải trắng, mịn” Tân Đƣờng thƣ, đã dẫn.
[203] Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[204] Tống thƣ, CCCLXXXIX, 27a.
[205] Chƣ Phiên chí, thƣợng, 509; Durand, V, 40.
[206] Po-nagar ở Nha trang, 14 II.
[207] Xem ở dƣới, miêu tả vua Rudravarman trong Tống sử, CCCLXXXIX,
27a.
[208] Purohitas là những quan tử tế, Glai Lamov, 24, B 21-22.
[209] Dandavaso blatah, “lính canh cửa”, Ban-lanh, Quảng nam 106 bia AIII,
chữ Phạn, chữ Chàm, 820 c=898 công nguyên; Finot, IV, 99.
[210] “Có hai đại thần gọi là Tây-quân-bà-đế và Tát-bà-địa-ca; dƣới quyền họ
có ba cấp bậc quan là Luân-đa-tính, Ca-luân-trí-đế và Nhất-địa-già-lan”. Tuỳ
thƣ, LXXXII, 37a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp; Phƣơng nam, 422.
[211] Tống sử, CCCLXXXIX, và Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm thành,
52b, Phƣơng nam, 539, đều nói rằng: “Miền nam (nƣớc Chàm) gọi là Thi-bi-
châu, miền tây gọi là Thƣợng-nguyên-châu, miền bắc gọi là Ô-lý-châu, và ở xa
hơn, có Đông châu, kinh đô đóng ở châu này.
[212] Amaravati nay là Quảng nam, xem Finot, III, 639, chú thích 5, IV, 83.
[213] Địa điểm của Indrapura có lẽ còn dấu tích đến ngày nay là di tích Đồng
Dƣơng, đã đƣợc hai ông Parmentier và Carpeaux đào bới ra năm 1902. Xem
Finot, IV, 112;Pelliot, TCVĐBC, IV, 201, Parmentier, Bút ký về vụ khai quật
thánh đƣờng Đồng dƣơng (TCVĐBC, III, 80 và trang sau). Theo lời Huber,
XI, 22, thì “chắc chắn là ba tên đồng nghĩa dị âm Amaravati, Indrapura và
Amareudrapura cùng chỉ một thành phố duy nhất mà thôi”. ở chỗ khác,
TCVĐBC, XI, 260, ông lại viết: cũng nhƣ thành phố Bhavapura là kinh đô của
vua Cao miên Bhavavarman hay Indrapura là kinh đô của vua Chàm
Indravarman, Kandarpupura chắc chắn là tên kinh đô Chàm ở thời vua
Kandarpadharma”.
(a) Danh từ bác sĩ ở đây chỉ những vị có học thức cao, làm nghề tôn giáo trong
Hồi giáo (pandit).

-52-
[214] Campapura, nghĩa là “thành phố của Campa (Chàm)”. Chắc hẳn đó là kinh
đô mà Thuỷ kinh chú, XXXVI, 26b, 27a, đã miêu tả và Pelliot, TCVĐBC, IV,
191-192, đã trích dịch.
[215] Hay là Sinhapura. Thành phố này “phải ở trên sông Thu bồn, vì có nói đến
sông Sinhapura; có lẽ ta phải tìm vị trí của nó ở di tích Trà kiệu”. Finot,
TCVĐBC, IV, 915. Cũng xem Mĩ sơn, 90, A21 và các trang sau, phần nói về
Chàm. Finot, TCVĐBC, IV, 938, Mĩ sơn, lâu đài E4, 95, cột B, 20, chữ Chàm,
XIe c; Finot, XV, 946. Mĩ sơn, lâu đài D3, 92, bia 69, chữ Chàm, 1116 c=1194
công nguyên, Finot, XV, 975. Xung quanh thành phố này là lãnh địa (bhandara)
của Bhadracvara trong đó có những ngôi đền mà nay ta gọi là nhóm Mĩ sơn.
Xem Mĩ sơn, lâu đài E4, 94, cột A7 và B1, chữ Chàm XIe c, Finot, 941, XIV và
Mĩ sơn, 95, AI 3,4. ở xung quanh là khu rừng lak. Mĩ sơn, 100, B24. Chắc đây
là đại Chiêm hải khẩu trong các văn bản của Trung Quốc; và con sông
Sinhapura tức là Lâm ấp phố (cửa sông Lâm ấp của họ). Xem Palliot, Hai cuộc
hành trình, IV, 198, 201. Về những kinh đô của Trung kỳ, Xem Parmentier,
Kiểm kê., II, 375, 4-5.
[216] Vijaya nay là Bình định. Xem Finot, IV, 102, chú thích 2. Thành phố
Vijaya tức là Pho-che (tên Việt nam), Phật thệ (âm Hán -Việt) Tt ng.I, 11b, và
Chà bàn. Xem Cm XII, 3a. Thành (citadelle) thì ở trên bờ sông Phú-gia-đa, HvI,
13a.
[217] Xem ở dƣới, chƣơng V.
[218] Tên này là phiên âm từ chữ Hán “Thi lị bì nại”. Cách phiên âm này rất là
không chắc chắn, rất chƣa đáng tin. Tên “Thi lị bì nại” là do ngƣời Trung Quốc
dùng để gọi hải cảng này. Họ cũng còn gọi là “Thiết tỉ nại”, hay “Tý ni”, còn
ngƣời Việt thì gọi là “Thi nại”. Xem Pelliot, Hai cuộc hành trình, III, 205.
[219] Panduranga, gồm thung lũng Phan rang và Bình thuận hiện nay. Nó tiếp
giáp với Cao Miên. Tôi không tin rằng nó không bao giờ là nƣớc độc lập, không
thể rời Surryvarman(xem ở dƣới chƣơng VII); nơi nỳ thƣờng hay nổi loạn, và đã
nhiều lần là Thái ấp của HoànThái Tử (xem đặc biệt Po- nagar Nha Trang,
Khánh Hoà, 31, cột bắc, chữ Phạn, 739c= 817c. nguyên, II, XXVIII, 263. Sứ bộ
mà vua Chàm phải nhiều lần sang triều đìnhTrung Quốc năm 987 (Pelliot,
TCVĐBC, III, 6500) chỉ tỏ ra rằng ông ấy tự coi là độc lập, điều này không có
gì đáng ngạc nhiên cả vì rằng sau khi Paramecvararman I chết và Lê Hoàn
-53-
chiếm đóng nƣớc Chàm, vào lúc vua Indravarman IV, khó nhọc lắm mới đƣợc
tôn phong ở Vijaya, đang định tái lập lại vƣơng quốc của mình. Xem ở dƣới, ch.
IV.
[220] Virapura, biệt danh là Rajapura, hẳn phải ở trong vùng xung quanh thành
phố Phan Rang hiện nay.
[221] Kauthara tƣơng ứng với tỉnh Khánh Hoà hiện nay.Xem C. II 224-264. Đó
là Hữu Đát mà ngƣời Trung Quốc thƣờng gọi. Pelliot, Hai cuộc hành
trình,216.
[222] Bi ký Po- nagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, 30, cột nam, A2, chữ Phạn,
chữ chàm, 1092c= 1170c. nguyên. 282, nói đến “vị thần mang tên thành phố
Yan Pu Nagara” và Bergaine, 51 viết: “còn nhƣ tên Yan Pu Nagara, thì có lẽ
thành phố Khánh hoà xƣa kia có lâu đài, bia mà nay gọi là Po-nagar”. Cho tới
nay, chƣa có ai phản đối các ức thuyết hình nhƣ rất đúng đó cả. Vì vậy cho nên
tôi xin nói rõ ràng rằng tất cả những danh từ địa lý ở trong quyển này thì đại bộ
phận là ức đoán cả, nhất là về các tên kinh đô. Về các tên kinh đô, tôi dùng
những kết luận của Pelliot trong bài khảo về Hành trình của Kia-tan, mặc dù
theo ý tôi, kinh đô đầu tiên của nƣớc Chàm ở về phía bắc, tại một vị trí cao hơn
là của ông đoán định của linh mục Durand có đôi chỗ chống lại khá quan trọng
những kết luận của Pelliot.
[223] Những bi ký cho ta biết hai loại địa vị đất đai nhỏ hơn: Pramara và vijjaya.
Khó mà có thể nói đƣợc cái nọ khác cái kia nhƣ thế nào; có lẽ pramara là một
đơn vị thuần tuý hành chính, còn vijaya là một đơn vị phong kiến. Có lẽ mỗi
một vijaya là một thái ấp của một lãnh chúa; nhờ đó mà có thể giải thích đƣợc
những tƣớc phong gồm tên của vijaya và trên tên đó có chữ uran nghĩa là
“ngƣời” đối với các vua và hoàng tử, có chữ lei hay on đối với các thân vƣơng
và lãnh chúa-do đó phải dịch “sipakhya-pramana (Mĩ sơn, 101, A10) là Tỉnh
sipakhya” và “tranul vijaya” (Mĩ sơn, 89, B18) là “Thái ấp Tranul”. Trong
trƣờng hợp đó pramana có thể tƣơng ứng với đơn vị đất đai của ngƣời Trung
quốc gọi là Châu , khi họ nói rằng nƣớc Chàm chia ra làm 38 Châu, Tống sử
CCCCLXXXIX, 25b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b: Phƣơng Nam, 553.
Những bi ký còn ghi lại một số đơn vị đất đai đó: bi ký ghi những pramana
Sipakhya (Mĩ sơn, 101, A10), Thu( sách đã dẫn, I, 12), Ulik, Vuyar, Jey, Traik
(mĩ sơn, 92, A6), Cri - vinayaka (đã dẫn, A47), Yan Bharuv (đã dẫn, B21), Jai
-54-
ramya (đã dẫn, C4); b - sakan( Mĩ Sơn, 83, C.I2, Rupan (mĩ sơn,91): Ratuablumi
(Mĩ Sơn, 101, A3), Gramapura (Mĩ Sơn, 92, A1), Trumprauk (đã dẫn, B1) ,
Turai(Mĩ Sơn, 8 6, A2) Mvlan (đã dẫn, B. I2): loại thứ nhất (a) là tên quận, loại
thứ hai (b) là tên ngƣời. Sau hết, (Tchao Jou- Koua), 511, ghi một danh sách địa
lý mà sách đó cho là những Thuộc quốc (nƣớc chƣ hầu ) của nƣớc chàm Cựu
châu, ô lệ, Nhật lệ, Việt lý, Vi Nhuế, Tân Đồng Long chẳng phải cái gì khác là
Panduranga, tức là một trong ba hay bốn châu của nƣớc Chàm. cho nên ngƣời ta
dự đoán rằng những tên đó là những tên đơn vị đất đai đƣợc kể ra không phân
biệt tầm quan trọng nhiều ít và vị trí sa gần, nhƣ vậy thì ta phải phục hƣng lại
chữ Phạn hay chữ Chàm mà những tên ấy chỉ là phiên âm, việc đó rất là khó
khăn và hiện nay chƣa đem lại một kết quả đáng kể nào.
[224] “Những châu, dù to hay nhỏ, là cả thảy và bao gồm 3 vạn gia đình ”. Tống
sử, CCCLXXXIX, 25, Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b; Phƣơng Nam, 553,
ghi số liệu đó vào thời Dƣơng - bốc - ma- luỹ, tức Harivaman IV.
[225] Tống Sử, CCCLXXXIX, 25b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 52b,
Phƣơng Nam, 539.
[226] Sau khi đánh bại Rudravarman III và tiến vào Vijaya, Lý Thánh Tông lấy
tƣ cách là ngƣời chiến thắng, ra lệnh cho làm điều tra dân số. Xem ở dƣới, ch.
IV.
[227] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a;
Phƣơng nam, 543.
[228] Po-nagar ở Nha trang, 31-35, 36, 37, 38.
[229] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b; Văn hiến thông khảo, 53a; Phƣơng
nam, 543. Tôi không hiểu rõ rằng mƣời hai ngƣời kế toán đó là cho cả nƣớc hay
cho mỗi châu.
[230] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a; Văn hiến thông khảo, XXIV, 46a; Phƣơng
nam, 422.
[231] Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a;
Phƣơng nam, 543.
[232] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 53b.
[233] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, hạ, 19a.

-55-
[234] Tống sử, CCCLXXXIX, 27a và dƣới.
[235] Tuy nhiên, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a, nói: “khi vua xuất trận, thì có
1000 voi và 400 ngựa làm thành tiền vệ và hậu vệ”; và Ngũ đại hội yếu XXX,
12b nói: “ngƣời Chàm cƣỡi ngựa và cƣỡi voi”.
[236] Khi Rudravarman III chuẩn bị đánh Lý Thánh Tông thì đã đƣợc Tống
Nhân Tông cho phép mua la ở Quảng châu. Tống sử CCCLXXXIX, 27a. Xem
ở dƣới, ch.VI.
[237] Tuỳ sử, LXXXII, 37a; Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a; Tân Đƣờng thƣ,
CCXXII, hạ, 19a.
[238] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, hạ, 19a; Đƣờng hội yếu, XCVIII, 12a.
Hêrodote, Thalie, XCVIII, nói đến những áo giáp của ngƣời ấn Độ đan bằng lau
nhƣ những chiếc chiếu.
[239] Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[240] Nguyên sử, CCX, 55a.
[241] Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b; Phƣơng nam, 553; Chƣ phiên chí,
thƣợng, 509, nói rằng năm ngƣời buộc lại với nhau.
[242] Tống thƣ, XCVII, 48b.
[243] Phạm Dƣơng Mại, chỉ huy hạm đội, bị một mũi tên bắn trúng, chạy trốn
trên một chiếc thuyền nhẹ.
[244] Chiếc tàu trở Chế Bồng Nga thì sơn màu lá cây. Tt, VIII, 17b; Cm, XI,
11b.
[245] Tục lệ trao một chức vụ cao hay quyền chỉ huy quan trọng cho một ngƣời
trong hoàng tộc không phải không gặp những trở ngại; ví dụ hoàng thân Pan, em
vua Harivarman IV, giữ chức Mahasenapati, lợi dụng chức vụ đó để cho các sĩ
quan của ông tôn ông làm vua thay cho cháu gọi bằng chú là Jaya Indravarman
II, mà Harivarman IV đã tôn làm vua từ khi ông còn sống. Mĩ sơn, 89, xem ở
dƣới.
[246] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a, có ghi những cấp bậc đó nhƣng phiên âm lạc
tiếng làm cho không thể chuyển sang chữ Phạn đƣợc.
[247] An thuận, Bình định, 54, bia, ch.XIec Bergaine, 88; Aymonier, 46.

-56-
[248] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a.
[249] Nam tề thƣ, LVIII, 66a và ở dƣới.
[250] Chƣ phiên chí, thƣợng. Lý thánh Tông, khi hạ Vijaya vào năm 1069 thì
chiếm cả vùng phụ cận quanh thành Luỹ. Xem Thuỷ kinh chú, XXXVI, 26b,
37a, đoạn tả kinh đô Chàm. Pelliot Hai cuộc hành trình, IV, 191, 192, có trích
dịch đoạn này.
[251] Khu Túc chắc chắn là ở vào ngoại ô thành phố Huế hiện nay. Về thành
phố Khu Túc, xem Thuỷ kinh chú, XXXVI, 19b và những trang sau; và Pelliot,
Hai cuộc hành trình, IV, 191 và các trang sau. Xem Aurousseau, TCVĐBC,
XIV, 9, 12-13.
[252] “Một bộ Trung Quốc bằng hai bộ thƣờng. Một trƣợng bằng mƣời thƣớc;
một thƣớc bằng mƣời tấc”. Chú thích của Pelliot, XIV, Hai cuộc hành trình,
IV, 191.
[253] Văn bản nói “hai trƣợng”.
[254] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 20a, bản dịch của Pelliot, Hai cuộc hành trình,
IV, 191. Xem bản dịch cả đoạn này của Aurousseau, TCVĐBC, XIV, 9, 12-13.
[255] Một trong những ụ quan trọng nhất là ụ Bố Chính bảo vệ biên thuỳ phía
bắc nƣớc Chàm. Xem ở dƣới.
[256] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a.
[257] Bi ký Mĩ sơn, 100c cho thấy rõ ràng rằng ruộng ngày xƣa cũng chia ra nhƣ
ngày nay thành nhiều hạng theo tỉ lệ năng xuất tính bằng jak tức là đơn vị đo
lƣơng thóc gạo. Thật vậy, khi kể đến ruộng cúng cho thần, bi ký gọi là sinjol,
makik, malau, satam, những danh từ này không có vẻ gì là danh từ riêng cả và
rằng chỗ nào trên đất nƣớc cũng thấy nhắc đến chúng. Xem Finot, Bút kí minh
văn học, IV, 962.
[258] “Những kẻ nào nộp thuế cho thần thánh thì không phải làm khổ sai; …
những công việc trong nhà vua thì phải làm cho hoàn tất”. Mĩ sơn, lâu đài A1,
72, bia B3-4, chữ Phạn, Finot, II, 185; IV, 197, 1.
[259] Ít nhất là tôi hiểu câu trong bi kí Mĩ sơn, 72, A7-8, nhƣ thế này: “Hoa lợi
của ruộng đất này thì một phần sáu phải cúng thần, còn một phần mƣời thì do
lãnh chúa giữ lại”.‟
-57-
[260] Một tu viện đƣợc thành lập (bởi tôi là Indravarman II) để thở Dharma,
đƣợc miễn các loại thuế của nhà vua, để cho chƣ tăng sử dụng. Đồng Dƣơng,
66, C.I.
[261] Chƣ phiên chí, thƣợng, 510, 511; Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b; Văn
hiến thông khảo, XXIV, Chiêm thành, 53b; Phƣơng nam, 554.
[262] Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm thành, 52b; Phƣơng nam, 540.
[263] “Thƣa hoàng đế Cri Jaya Indravarmandeva, con là Gramepura xin dâng
tên Hamuy và tất cả tài sản của y cho vị nữ thần là mệnh phụ của vƣơng quốc vì
rằng tên Hamuy này…”, An thuận, Bình định, 53, bia B, chữ Chàm XIe c.II,
286, XXXIII; Aymonier, 45. Việc tƣớc quyền tự do nhƣ thế có thể áp dụng đối
với toàn thể gia đình: “Đây là bản án phạt tù, Pa Dyxp vì nó đã nói càn. Thƣa
hoàng đế Indravarman, hoàng thân Cri Harideva… dâng lên thần Cri
Indravarman Civalingecvara những đứa con Mok, Yan, Krana của mẹ tên Dyxp,
ba ngƣời”. Po-nagar ở Nha trang, Khánh hoà, 29, cột tò vò bắc B, chữ Chàm,
IXe c.; Bergaine, 98; Aymonier, 59.
[264] Tất cả những tù binh đều dùng làm lô lệ. Nhiều ngƣời đƣợc đƣa về ;àm
lụng tại các đền và tu viện. Xem Po - nagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, 30, cột
tò vò nam, B2 và B2, chữ Chàm, 1155c = A.D; Aymonier, 29 và 48.
[265] Chƣ Phiên chí: thƣợng, 510.
[266] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[267] Tống Sử, CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo 53a; Phƣơng
Nam, 54a
[268] Chƣ Phiên chí, 510, 511.
[269] Tuỳ sử, LXXXII, 37a.
[270] Sách đã dẫn.
[271] Lƣơng thƣ, LIV, 54a, nói: “vào tháng tám”.
[272] Nam tề thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng thƣ, LIV, 54a. “Kho tàng của các vua
Chàm gồm có một Sarong, do những miếng ngang dọc đặt theo hình chữ thập có
khe hở, với những đƣờng viền bằng vàng và những miếng hình quả trám nối lại
với nhau bằng dây lụa đen xoắn lại”. (TCVDDBC, V, 40).

-58-
[273] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[274] Lƣơng thƣ,LIV, 54a, Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a, nói ngƣợc lại: “Nhà chú rể
mời thân nhân và tân khách tập hợp tại nhà để hát va nhảy múa. Nhà cô dâu mời
một vị sƣ nữ đi theo chị ấy đến tận nhà chú rể. Lúc này chú rể đƣa tay ra cho cô
dâu , cô dâu cầm lấy tay chú rể”.
[275] “Ki - li, Ki - li”, Nam tề thƣ, LVIII, 66a, ghi nhƣ vậy.
[276] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[277] Tống sử, LXXXII, 37a.
[278] Sách đã dẫn.
[278] Bis ) Tấn thƣ, XCVII, 14b.
[279] Tuỳ sử, LXXXII, 37a; Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a. Tấn thƣ, XCVII;
14b và Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, chỉ nói: “Họ cắt tóc để tang: họ bảo nhƣ thế là
lòng hiếu. Họ đốt xá ở thôn quê và coi đó là táng lễ”.
[280] Xem cố Đuraud, Bút ký về lễ hoả táng của ngƣời Chàm, III, 447, trong
đó tác giả tả một tang lễ của những ngƣời Chàm theo đạo Bà - La - Môn hiện
nay ở Bình Thuận.
[281] Tuỳ sử, LXXXII, 37a. Bi ký Mĩ Sơn, 90, C25- 26 - 27, D, xác nhận lời
thận chuyện của Trung quốc: “Ông ấy (Harivarman III) mất với vẻ tĩnh tâm
không thay đổi, vào năm1103( lịch Chàm ). Thế là tất cả các vợ, cung phi, các
bà mà Iyan, tổng cộng là mƣời bốn ngƣời chết theo ông ta. Vậy mà hài cốt ông
ta ….lại quẳng xuống bể ”.
[282] Tuỳ sử, LXXXII, 37a.
[284] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[285] Xem ở đoạn nói về vua và hoàng hậu, cung tần, mỹ nữ.
[286] “Theo tập quán ngƣời Chàm lấy tháng 12 âm lịch làm tháng đầu năm”.
Cựu đƣờng thƣ CXCVII, 32a.
[287] Hiện nay ta chƣa biết nguồn gốc kỷ nguyên này có liên quan đến việc gì.
A. Boga, Nahapana và kỷ nguyên caka (J. á, tháng 7-8 năm 1897) cho rằng nó
có liên quan tới Nahapana.
[288] Ở Ấn Độ có hai cách tính âm lịch.
-59-
1. Theo hệ thống purnimanta, cũ nhất và dùng chủ yếu ở Phƣơng Bắc, thì
tính từ ngày trăng tròn đến ngày trăng tròn khá, và tháng thì bắt đầu từ nửa tháng
không trăng.
2. Theo hệ thống amata, có lẽ là sau này mới dùng ở phƣơng Nam, thì tính
từ ngày trăng non này tới ngày trăng non khác và tháng bắt đầu từ nửa tháng có
trăng.
[289] Những bảng tính lịch ở Ấn Độ thƣờng tính cho Lauka hay cho kinh tuyến
00 Ujjayini.
[290] Barth, Bi ký chữ Phạn ở Chàm và Cao Miên, II, 190. Về vấn đề này và
về ngày tháng đã ghi trong những bi ký Chàm, xem những điều tác giả đã nói,
C.II, 187-190.
[291] Tống sử, CCCLXXXIX, 26a; Chƣ Phiên chí, thƣợng, 509-510; Văn hiến
thông khảo, XXIV; Chiêm Thành, 53a; Phƣơng nam, 543-544.
[292] Xem ở trên, đoạn nói về y phục, trang 16.
[293] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo; Chiêm Thành,
53a; Phƣơng nam, 544.
[294] Chƣ Phiên chí, thƣợng, 510.
[295] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a; Tân Đƣờng thƣ, CCXII, 19a. Thật là
khó hiểu đƣợc việc ngƣời du khách Trung Quốc đã nói tới vì rằng tôi chƣa bao
giờ đƣợc nghe nói ngày nay những ngƣời bản xứ ở Đồng dƣơng, Chàm, Việt,
Khmer hay Lào, lại ép cau tƣơi hay cau khô để lấy nƣớc làm rƣợu.
[296] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, hạ, 19a.
[297] Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[298] “Họ cầy ruộng bằng một đôi bò; họ giồng đủ thứ; tuy không có lúa mì,
không có lúa nƣớc, ngô, gai và đậu. Họ không giồng chè…” Chƣ Phiên chí,
thƣợng, 510.
[299] Xem ở trên, đoạn nói về giồng giọt, sau đoạn nói về khí hậu trang 3.
[300] Họ đãi vàng trong dòng nƣớc chảy mạnh, họ cho dòng nƣớc chảy sang
hƣớng khác, để cho dòng nƣớc khô đi rồi rửa cát cho sạch. Những bi ký ghi biết
bao nhiêu đồ vật bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng, đem dâng cúng thần; văn bản

-60-
Trung Quốc kể lại rằng trong những sản vật của xứ đó gửi sang cống, có những
số lƣợng kim loại để nguyên hay thành đồ vật mà vua Chàm gửi biếu vua Trung
Quốc. Sau hết, chuyện Wen và những con cá chép (xem ở dƣới, trang 56) chứng
tỏ họ biết luyện quặng sắt và làm đồ bằng sắt.
[301] Xem ở trang dƣới, trang 55.
[302] Xem ở trên, trang 15, 16, 7 và 8.
[303] Lĩnh ngoại đại đáp, II, 11.
[304] Chƣ Phiên chí, thƣợng, 511.
[305] Xem Ed.Huber, Nghiên cứu về Đồng dƣơng, II, “Thil” hay “Thei”. Xem
TCVĐBC, V, 169.
[306] “Cái Koca bằng vàng ấy nặng 314 thil, 9 dram; sáu mặt, với những cái
cháp, cái nagaraja là bộ phận ở đỉnh và cái adhara urdhvamukha nặng cả thảy
136 thil; tổng cộng là 420 thei 9 dram”. Mĩ sơn, 89, B21, 32.
[307] “Rồi dựng một cái antargrha bằng gỗ trầm nặng 2 bhara 9 tul…; vào năm
1027 lịch Chàm (tức 1150 công nguyên), ông đã trang trí ngôi đền
Cricanabhadrecvara hết 10 bhara 3 tul 5 kar 17 thei bạc”. Mĩ sơn, 92, A11.
Cũng xem Finot, IV, 914.
[308] “… một sauron bằng bạc nặng 4 pouda 420 thil …” Mĩ sơn, lâu đài B1,
82, một tảng cƣa làm hai, ch. 1036 c=1114 công nguyên; Finot, IV, 951, XVII.
[309] “… Một cái đỉnh bằng vàng nặng một kattika và hai panas…” Po-nagar ở
Nha trang, 31, A2, 9. Về việc dùng katti ở Cao miên, xem C.II, 164, chú thích 4
và chú thích phụ.
[310] “Thửa ruộng thứ nhất này đo đƣợc 185 Jaik hay thƣớc đo lúa”. Po-klong
Garai, Ninh thuận 8 cột tò vò nam, ch, thế kỷ XIIIe, Bergaine, 101;
Aymonnier, 69.
[311] “Vua Rudravarman… đã cúng tiền tệ cho vị thần”, Po-nagar, C.,II, trang
278. ở chỗ khác, Aymonier, 45, chú thích 1, đã viết về dram nhƣ sau: “Dram chỉ
còn trong kí ức ngƣời Chàm ngày nay là một thứ tiền tệ thanh toán trị giá
1franc”.
[312] Chƣ Phiên chí, thƣợng, 510. Tống sử, CCCCLXXXIX, 25b. Văn hiến
thông khảo, XXIV, Chiêm thành, 52b; Phƣơng nam, 541, nói: “Dùng những
-61-
đĩnh vàng, đĩnh bạc nhỏ để thanh toán trong buôn bán, vì không có tiền tệ. Cũng
thƣờng có khi ngƣời bán nhận vải bông về món hàng ngƣời ta đã mua của ngƣời
đó”.
[313] Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46a; Phƣơng nam, 422.
[314] Cái sampot của vua (một loại có choàng ngoài) hiện còn ở trong kho có
những đƣờng đỏ và xanh to xen kẽ nhau ở mặt trái, còn ở mặt phải có những loạt
đƣờng song hành to bản dệt hoạ tiết bằng lụa trắng và đen, có điểm chỉ vàng,
trên nền đỏ, thành hình chữ garut, trong các dáng điệu nhảy múa hay cầu
nguyện, và những con vật kì dị khác. Hơn nữa, lại còn kho Lavan những miếng
ngà lớn rất nhẵn mà những ngƣời thợ dệt áp vào khổ vải đang dệt; lúc đó, họ
phải dệt riêng từng hàng sợi, hoặc ở trên, hoặc ở dƣới, trƣớc khi nối nó vào tấm
vải định trang trí. Xem Parmentier và Durand, Kho tàng của vua Chàm
(TCVĐBC, V, 1-3).
[315] Trong kho đó ta thấy: một áo dài có hoa vàng trên nền xanh, viền vàng to
khổ, và trang kim ở cổ; một cái sarong có hình ô trám nền lụa bạch, xanh hay
nâu sẫm, ở giữa hai dải đỏ rộng; sau hết là, ở phàn cổ ủng lớn kiểu xà cạp, ta
thấy một kiểu trang trí hình hoa thị có bốn cánh thon dài và có dát đá quý nhƣng
hiện nay đã mất. Xem Kho tàng của vua Chàm, sách đã dẫn.
[316] Tân đƣờng thƣ, CCXXII, 19a; Nam Tề thƣ, LVIII, 66a. Cũng xem bia
Mỹ Sơn, lâu đài D3, 92, bia A, chữ Chàm, 1098c=1176 c.nguyên, Finot, IV,
970, XXIV, lời chỉ dẫn về một số hợp kim mà họ đã dùng.
[317] Xem Kho tàng của vua Chàm, sách đã dẫn, và những đoạn trong bi ký
miêu tả những đồ vật quý cúng thần, hay trong văn bản Trung Quốc những đồ
cúng vua.
[318] Xem đặc biệt Mỹ Sơn, 92A; Glai Lamov, 25b; Ponagar ở Nha Trang,
38, B5, 11.
[319] “Đối với tƣ thất của các quan triều đình, có luật quy định chỉ đƣợc phép
làm cao bao nhiêu; còn đối với thƣờng dân, nếu làm cao quá ba thƣớc thì bị tội;
mái bằng rạ”. Mayers, Thám sát Trung Quốc trong tạp chí Trung Hoa, III,323,
do Pelliot trích dẫn, II, 145, chú thích 1. Tôi không biết trích dẫn này rút từ văn
bản nào của Trung Quốc.

-62-
[320] “Theo tục lệ của xứ này, nhà ở là những ngôi đình, ta gọi là Vu Lan, cái
nào cũng làm cửa ngách hƣớng bắc” Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Văn hiến thông
khảo, XXIV, 46a; Phƣơng Nam, 422. Về cái tên Vu Lan, xem Pilliot, IV,191,
chú thích 3: “Ngƣời Trung Quốc gọi những ngôi nhà quá cao của những thành
phố trong lƣu vực sông Hằng ở Ấn Độ là kanlan, tên này có vẻ riêng của xứ ấy”.
Về những xứ mà có nhà quay về hƣớng bắc” và tục lệ cho rằng ngƣời Chàm làm
cửa quay về hƣớng Bắc, xem Tấn thƣ, XCVII, 14b, và Sử ký, VI, 29b, 30a;
Tiền Hán thƣ, XXVIII, 36b; Chavannes, Ký ức lịch sử của Tƣ Mã Thiên, II,
136, chú thích 2 và 148; và xem ở dƣới, chƣơng II, tr, chú thích
[321] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[322] Ngƣời ta đã tìm mối liên quan giữa nghệ thuật kiến trúc này với nghệ
thuật kiến trúc Java. Parmentier đã kết luận: “Nghệ thuật kiến trúc Chàm chia
làm hai giai đoạn: nghệ thuật ở thời kỳ thứ nhất (từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII
theo lịch Chàm) không có chút gì giống nghệ thuật kiến trúc Java. Nhƣng trái
lại, có những mối quan hệ rất hiện thực giữa giai đoạn thứ hai của nghệ thuật
Chàm (thế kỷ VIII và thế kỷ IX theo lịch Chàm) và nghệ thuật tối cổ của ngƣời
Java, mà Boroboudour là tiêu biểu. Nhìn chung cả khối cũng nhƣ nhìn về chi tiết
trong hình dáng của các lâu đài, đều có sự giống nhau. Những bức phù điêu ở
Boroboudour và Mĩ Sơn thƣờng thể hiện những lâu đài và “một toà lâu đài nhỏ
bé nào đó thể hiện ở trên vòm tò vò của Mĩ Sơn thì hầu nhƣ giống hệt một số
bức phù điêu thể hiện ở Boroboudour. Hầu nhƣ chắc chắn là có một mối quan hệ
giữa hình thức thứ hai của nghệ thuật Chàm và hình thức thứ nhất của nghệ
thuật Java, còn trái lại, chẳng có một điểm nào giống nhau giữa hình thức thứ
nhất của nghệ thuật Chàm và nghệ thuật Java, nếu không kể đến nguồn gốc xa
xôi .
(a) Nguyên văn: niche. Niche là chỗ hõm vào trong tƣờng, để đèn và các đồ
vật lặt vặt.(N.D)
[323] Xem Parmenrier, Những đặc điểm chung của nghệ thuật kiến trúc
Chàm, (TCVĐBC,I) .Tƣớng L.de Beylie, Nghệ thuật kiến trúc ấn Độ ở Viễn
Đông; Paris, Leroux, 1907, ch. II, Kiến trúc Chàm, 170-180.
[324] Parmentier, Những lâu đài trong thung lũng Mĩ Sơn (TCVĐBC, IV;
phần kết luận, trang 890 và những trang sau) và Finot, IV, 898. Huber viết
(TCVĐBC, XI, 264): “Ngôi đền lớn ở Mĩ Sơn mà vua Bhadravarman cho xây
-63-
dựng vào thế kỷ V lịch Chàm, là công trình kiến trúc cổ nhất mà nền văn minh
ấn độ đã để lại trong bán đảo đông dƣơng và Nam dƣơng quần đảo. Dù ở Java
hay Borneo mà ở đó có những tài liệu bi ký cổ cũng nhƣ bi ký cổ nhất ở Mĩ Sơn,
chẳng có một công trình kiến trúc cổ nào đáng đến nhƣ thế. Ngay ở ấn độ, ngoài
vài cái tháp Phật và một hay hai ngôi đền ở dƣới mặt đất, cũng không còn lại
một lâu đài nào xây xong ngôi đền quốc gia của ngƣời Chàm. Trong lịch sử
tƣơng lai về nghệ thuật kiến trúc Ấn độ, một cuộc khảo cứu về ngôi đền
Bhadrecvara ở Mĩ sơn sẽ chiếm một địa vị quan trọng”.
[325] Trên thành tƣờng bên gian chính trong các đền còn đứng vững, có rất
nhiều chỗ lõm (a) mà xét theo chiều cao, chiều rộng và chiều sâu, thì hình nhƣ
những chỗ lõm đó dùng để đặt đèn. Xem Parmentier, Đặc điểm chung của
nghệ thuật kiến trúc Chàm (TCVĐBC, I)
(a) Chỗ Lõm: niche. Xem chú thích ở trên.
[326] Cri Vikrantavarman làm cho Satyamukhalingadeva (dƣơng vật có mặt
ngƣời do Satyavarman dựng lên) một cái mũ miện và một cái vỏ cho cái rãnh,
và một cái vỏ bằng bạc cho cái bệ tƣợng CriMahadeva (tƣợng do chính
Vikantavarman dựng kên) Ponagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, 38, bia D, chữ
Phạn, C, II, 242, XXVI.
[327] Ponarga ở Nha Trang, Khánh Hoà, bia B, III, Iv chữ Phạn, C.II, 242,
XXVI.
[328] “Công dụng của Koca hình nhƣ là làm cho hòn đá tƣợng trƣng có hình
tƣợng của thần”. Finot, IV, 914. Xem hai cái hình do chính ông phiên bản theo
Alex. Rea, Nghệ thuật kiến trúc Chalukyan (Archaological Survey of India:
Khái quát khảo cổ học ở Ấn Độ, loại mới của Hoàng gia, pho XXI, 23 và phụ
bản LXIV, LXV). Cũng xem Barth, C, II, 252, chú thích 12, 601, chú thích 1.
[329] Mĩ Sơn, lâu đài D1, 89, B2, 4 và tiếp theo, 1010c= 1088 c.nguyên; Finot,
IV, 95I, XVI. Cái Koca này gồm có ban phần: urdhavakoca là phần chính của
dƣơng vật gồm có 6 mặt quay về bốn hƣớng chính và về Đông bắc và Đông
nam; adhara tức là cái bệ do những nếp nhăn của Naga tạo thành.
[330] Ngƣời ta hiểu biết những thứ này qua tiếng gọi chung là “bhogopabhoga”.
Finot, TCVĐBC, IV, 912.

-64-
[331] Ngƣời TrungQuốc không thích âm nhạc Chàm, trái lại ngƣời Việt Nam thì
lại rất ƣa thích, cho nên chúng ta thấy một vua nƣớc Đại Việt cho in vào hoa
năm 1060 những bản nhạc Chàm đồng thời hợp tấu với trống, và chính vua đó
chỉ huy dàn nhạc, Việt sử lƣợc II, chữ Phạn, III, 4a; Tt, III, 2b.
[332] Tuỳ sử, LXXXII, 37a. Văn hiến thông khảo, XXIV, 46a; Phƣơng nam,
424.
[333] Xem những thác bản phù điêu của Parmentier trong Những lâu đài trong
thung lũng Mĩ Sơn (TCVĐBC, IV).
[334] Tuy vậy ta cũng có thể đoán đƣợc rằng những tiết mục nhảy múa đó là
mƣợn ở văn học Phạn, 1079c = 1179; Finot, IV, 995, XX.
[335] Mĩ sơn, lâu đài G6, 100, bia B, VIII, XII và XIV, chữ Phạn, 1079 c=1179;
Finot, IV, 955, XX.
[336] Mĩ Sơn, lâu đài G1, 101, A5, chữ Chàm, Finot, IV, 963, XXI.
[337] Puranartha nói: “Cri Jaya Harivarmadeva chính là URojia. Ông là con một
thuộc đẳng cấp Ksatriyas, cha là vua đã cúng cho thần; đất châu báu đặt lên
ngực Hari, thời gian ông trú ngụ ... ở trong Puravartha, có biết bao nhiêu điều
ích lợi ta trông thấy đƣợc từ cõi đất này, ngƣời mà thế gian gọi là Uroja đã bốn
lần hoá thân. Ngƣời ta nói rằng cái gì đã nhất sinh thì không tái sinh; tuy nhiên
đức Civa tái sinh để thực hành điều ta thỉnh nguyện. Thần của các vị thần dựng
lên ở Vugvan sẽ đƣợc làm phong phú thêm bởi vua này, tức là một phần của
chính ta, ta đang cầu nguyện cho thanh danh của Caiva. Puranartha là nhƣ thế, là
bản miêu Uroja, mà tất cả mọi ngƣời đều phải biết” .Trích đoạn của Puravartha
chiếm từ bài thơ IX đến bài thơ XIX ở mặt A của Mĩ Sơn, 100.
[338] Ở Cao Miên, có một khuynh hƣớng cùng loại này rất là rõ rệt vào đầu thế
kỷ XIX. Tiếng Khmer bị coi khinh, chỉ có tiếng Xiêm là đƣợc ƣa chuộng: vua,
các quan to, những nhà trí thức chỉ chuộng những tác phẩm viết bằng tiếng
Xiêm, vì ai nấy đều biết rằng vua Norodom nói tiếng Xiêm thạo hơn tiếng Miên.
[339] Vyakarana (castra). Ponaga ở Nha trang, Khánh Hoà, 38, bia, E III, chữ
Phạn, 840c=918 c.nguyên. C,II, 247, XXVI; Mĩ Sơn, 101, A6,7; Mĩ Sơn, lâu
đài D3, 92, bia A3, chữ Chàm, 1116c = 1194c.nguyên; Finot IV. 970, XXIV.
Văn phạm, Vyakamara, cố nhiên là văn phạm của Panini với những lời chú giải
là Kacikavritti: sự ghi chép của tác phẩm cuối này có một tầm quan trọng thực
-65-
sự tới lịch sử văn học Ấn Độ. Ngƣời ta đã thảo luận nhiều về niên đại của nó,
ngƣời thì đẩy nên đến thế lỷ VII, ngƣời cho xuống đến thế kỷ XII, hay cũng có
ngƣời, nhƣ ngƣời xuất bản văn này là Balarestrin, lại nói là thế kỷ XIII, và chƣa
thể nói đƣợc rằng vấn đề đã giải quyết sự thoả mãn. ít ra là từ nay không thể cho
rằng Kacika là thế kỷ IX, vì rằng ở đầu thế kỷ X, nó đã dƣợc biết trên bờ bể phía
đông của Đồng dƣơng. Bergaine, C,III 248.
[340] Haracastra. Mĩ sơn, 92, A3
[341] Ponagar ở Nha Trang, 38, E III.
[342] “Ông đang nô dỡn ...trong nƣớc ở Jivendra”. Đã dẫn.
[343] “Khéo léo trong tất cả những tanatap (darmacastras) theo chủ yếu
Naradiya và Bharggaviya” ... Đã dẫn, A5.
[344] “Tác phẩm của ngƣời Civai ở trong tập Phù chú nhan đề là:
Caktanandatarangini. Xem Aufrecht. Catalogi codicum manuscriptorum
bibliothecoe Bodleiance (mục lục các bản thảo về luật ở thƣ viện Bodleianoe (?),
pars octava, trang 103b”. Bergaine, C, II, 259, chú thích 8
[345] Có tất cả những đức tính đầy đủ, đó là: sự hiểu biết về 64 Kalas (catuhsasti
kolavidya). Mĩ Sơn, lâu đài D3, 90, bia B7, chữ Chàm, 1003c= 1081c. nguyên;
Finot, IV, 933, XII ... “Lịch làm trong sự hiểu biết 64 kalas, đó là: văm phạm,
v.v ... cho đến sự hiểu biết về chân lý tối cao”. Mĩ Sơn, 101, A6. Một ngƣời
khác nói rằng biết “tất cả những khoa học (sarvacastra)” và “chuyên về triết học
thuộc các trƣờng phái khác nhau”. Mĩ Sơn,lâu đài B1, 83, cột ở ngoài nắc, C5,
chữ Chàm; Finot, IV, 952, XVIII;

BẢN DỊCH CỦA VIỆN BẢO TÀNG LỊCH SỬ


VIỆT NAM - HÀ NỘI.
Người dịch: Lê Tƣ Lanh

-66-
CHƢƠNG HAI
NGUỒN GỐC
Truyền thuyết - sự giao thiệp đầu tiên với Trung Quốc. Cri Mara và sự
hình thành lãnh thổ. - Vương triều thứ nhất (192 - 336). Nước Lâm ấp - Vương
triều thứ II (336 - 420). - Bhadravarman I và ngôi đền trong thung lũng Mĩ Sơn.
Những bi ký [1] có nói đến những truyền thuyết hoang đƣờng về việc các
vua đều khẳng định dòng dõi mình đã có từ thời thƣợng cổ. Có hai truyền
thuyết: truyền thuyết thứ hai thuộc về xứ của “Thị tộc Cau”, truyền thuyết thứ
hai thuộc về xứ của “Thị tộc Dừa”.
Truyền thuyết thứ nhất nói về ông vua tên là “Vicitrasagara” hay gọi ngắn
gọn là “Vicitra” [2], vào năm 5911 đời vua Dvapara [3], ông ấy không dây nhơ
nhớp (Souillures) của đời vua Kali [4], đã dựng lên ở xứ Kauthara cái
mukhalinga của Cri Cambhu [5]. Cái tên này giống tên của Sagara, vua của

-67-
Ayoodhya, xứ Ramayana. Có lẽ đây là nột truyền thuyết của ấn độ đƣợc đƣa vào
trong xứ, do đó, nó không có giá trị lịch sử.
Truyền thuyết thứ hai thì mù mờ hơn. Một maharsi tên là Bhrgu [6] có lẽ
đã đƣợc Ica uỷ cho dựng lên cái linga của Cri Cambhubhadrecvara [7] và lập
nên taijddos một cái xứ giầu có nhất gọi là Champa [8]. Rồi Cambhu “với một
vẻ vui mừng hiện ra trong mắt và trên nét mặt, lại phái Uroja xuống phán rằng:
“Hỡi Uroja, ngƣời thật là tốt số, đầy vinh quang và thịnh vƣợng, là bụi dính ở
chân của Guru Cambhubhadrecvara. Ngƣơi hãy xuống hạ giới nắm lấy vƣơng
quyền”. Uroja liền nắm lấy vƣơng quyền và hƣởng vƣơng vị. “Và cái linga ấy là
tác phẩm của ngƣơi, Ica ạ,. đƣợc dựng lên ở thế giới này và đƣợc các vua đội ở
trên đầu”. Chính Uroya cũng báo tin mừng đó: “Mong rằng cái linga này, cái thứ
nhất ở trên đời - là một việc tốt lành cho mọi ngƣời cái linga đó sáng ngời trong
ba thế giới [9]”. Nhƣ vậy là chính Uroya, thuộc “dòng dõi Paramecvara” [10],
đƣợc các ông vua kể từ “đời Uroja” đã làm vua ở Campapura [11] coi là ông tổ
của họ. Ta nên lƣu ý rằng nhất là những kẻ tiếm ngôi nhƣ Indravarman II [12],
Indravarman III [13] và Jaya Harivarman [14], vì không thể hợp pháp hoá việc
lên ngôi của họ bằng cách chứng minh họ là dòng dõi trực hệ và thực sự của các
vua trƣớc, nên họ đã tự cho họ là có họ hàng xa với Uroja là vua Chàm đầu tiên.
Nhƣng chính tên của ông: “Uroja nghĩa là vú” (sein) và là đồng nghĩa với
“urahprabhu”, ông có một lần dduwocj gọi nhƣ thế [15], chứng tỏ rõ ràng tính
chất bí ẩn của truyền thuyết ấy và thiếu giá trị lịch sử.
Vả chăng chúng ta biết rằng việc Cri Cambhubhadrecvara dựng (linga) và
lại dựng lần sau cho rằng Bhurgu và Uroja đã dựng và tái dựng, là việc của hai
vị vua mà ta biết rõ: Bhadravarman I dựng lần đầu tiên và Cambhuvarman dựng
lại lần thứ hai sau khi nó bị phá huỷ dƣới triều vua Rudravarman I [16].
Cri Mara là vị vua đầu tiên trong lịch sử mà ta biết đƣợc tên. Con hay cháu
ông - dù là con hay cháu thì vẫn cũng là một ngƣời con cháu của ông - tự cho
mình là thuộc dòng dõi vua Cri Mara, đã để lại một bi ký, cho tới nay thì bia này
là cổ nhất của Chiêm Thành và của cả Đồng dƣơng [17]. Bia này không đề niên
đại, nhƣng những lý lẽ về cổ tự học thì hầu nhƣ không thể bác bỏ đƣợc [18], đã
cho phép xếp bia đó vào thế kỷ III công nguyên, dĩ chí có thể vào thế kỷ II [19].
Ông vua Cri Mara này mà cac vua đều coi là vị tổ, là ngƣời sánh lập ra
vƣơng triều, có thể chắc chắn là đã sống trong hay cuối thế kỷ II. Thời đó đúng
-68-
là thời mà ngƣời Trung quốc dƣờng nhƣ đặt vào cuối đế quốc của họ một cơ cấu
vƣơng quốc mới.
Sau khi đã chinh phục đƣợc Nam Việt [20], năm 3 [21] s.c. nguyên, vua Vũ
Đế nhà Hán [22] chia đất của mình thành 9 quận, quận ở phía cực nam là quận
Nhật Nam gồm những tính Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay, và có lẽ vào hồi
đầu, cả tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay, và có lẽ vào hồi đầu, cả tỉnh
Thừa Thiên nữa [23]. Đó là biên giới cuối cùng của những xứ đã thần thuộc vào
Trung Quốc trên danh nghĩa; một vùng nguy hiểm và không thể vào đƣợc mà
dân cƣ, cứ theo lời ngƣời Trung Quốc, thì còn rất dã man, chỉ biết câu cá và săn
bắt, không biết trồng trọt” [24] Họ không chịu thuần phục và thƣờng luôn luôn
nổi dậy, tràn vào các đô thị có quan lại Trung Quốc, triệt hạ cƣớp bóc, tàn sát,
khi viện binh tới thì họ rút lui, trốn vào rừng sâu.
Huyện cực nam của quận đó là Tƣợng lâm [25], cƣ dân ở đây rất ngỗ
nghịch (turbulents). Mùa xuân năm 100s.c.nguyên, với số lƣợng hơn 2000
ngƣời, họ xâm nhập vào các huyện khác của quận, triệt hạ các làng, đốt chết các
quan lại Trung Quốc, và khi họ đƣợc tin quân đội tới đánh dẹp họ, thì h ọ mới
rút lui [26]. Từ đó, ngƣời Trung Quốc chỉ thỉnh thoảng mới có liên lạc với
những dân tộc “ở ngoài biên giới Tƣợng Lâm của Nhật Nam”, cho nên những
tin cung cấp cho chúng ta thì hết sức mơ hồ và lầm lẫn.
Vậy thì huyện Tƣợng Lâm ở đâu? Không có tài liệu nào nói rõ ràng cả; có
thể là,về thời ấy, miền Thừa Thiên ngày nay, và biên giới phía nam của Nhật
Nam hồi ấy là núi ái Vân. Dƣờng nhƣ không thể nào trong thời gian này, ta lại
đặt biên giới quận Tƣợng Lâm, ở xa hơn đèo Hải Vân về phía nam. Thật vậy khi
ngƣời Chàm đã đi vào lịch sử, ta thấy họ vƣợt biên giới đó đến chiếm thành Khu
Túc và đất đai của nó, tƣơng ứng với vùng Huế hiện ngày nay, 248 s.c.nguyên
[27]. Vả chăng, hình nhƣ quân Trung Quốc chƣa hề vƣợt biên giới ấy, dù cho họ
có tới biên giới ấy, và bảo rằng năm 43 s.c.nguyên, tƣớng Mã Viện đã đi dọc
nƣớc Chiêm thành từ Bắc đến Nam, và đã lập cột đồng ở biên thuỳ phía nam
Chiêm Thành để đánh dấu địa giới của đế quốc Hán [28] là một việc không thể
có đƣợc.
Vào thời kỳ đó, cƣ dân miền ven bể Trung kỳ ở phía nam Nhật Nam là
những ngƣời gì? Rất có thể chắc chắn là những ngƣời Chàm [29], mặc dù không
một tài liệu nào có thể đề cập một cách chắc chắn. Nhƣng đứng ra họ ở vùng
-69-
nào? Trong hoàn cảnh chính trị nhƣ thế nào? Họ có bị chia xẻ ra từng tiểu quốc
mâu thuẫn nhau hay thống nhất dƣới quyền một ông vua? Thật là khó mà có thể
trả lời những câu hỏi đó.
Nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời Chàm cho rằng những vƣơng triều của họ đã
có từ thời kỳ huyền hoặc; nhƣng xét ra, thì thấy những công việc bảo là do họ
làm thì thực ra đã do những vua làm, mà ông vua cổ nhất cũng không sống trƣớc
thế kỷ thứ II.
Ngƣời Việt Nam cũng không ghi chép gì nhiều hơn: những bộ sử niêm
giám và biên niên thời đó cũng chỉ là những đoạn sao chép lại của Trung Quốc.
Tuy nhiên, họ đã biết đƣợc những văn bản mà chúng ta không còn nữa. Ví thứ
nhất, khi dẫn xuất những lới chú giải của niên giám Hồ Tôn [30], họ chờ xứ ấy
là Chiêm thành [31] và ngƣời Chàm hiện nay là con cháu dân tộc của “Hồ Tôn
Tinh”, họ khẳng định rằng ngƣời Chàm thuộc giống khỉ. Họ để lại cho ta truyền
thuyết sau đây về nguồn gốc ngƣời Chàm” “Ngày xƣa ngoài biên thuỳ An Nam
và Âu Lạc [32], có một vƣơng quốc gọi là Diệu Nghiêm [33]. Vua của vƣơng
quốc đó gọi là Quỷ (Le roi des Desmons) hay là vua Tràng Minh [34], hay cũng
còn gọi là vua Daascanana “Mƣời dầu” [35]. Ở phía bắc vƣơng quốc của ông ta,
có xứ Hồ Tôn TInh đo vua Dacaratha [36] ngự trị. Con vua là hoàng thái tử
Chƣng Tƣ [37], có một ngƣời vợ tên là công chúa Bạch Tĩnh [38]. Nàng đẹp
tuyệt trần, thế gian không ai đẹp bằng. Vua Quỷ trông thấy nàng, yêu nàng say
đắm. Ông đem quân tràn vào vƣơng quốc Hồ Tôn Tinh, chiếm lấy nàng rồi đem
về nƣớc. Thái tử Chƣng Tƣ, bừng bừng nổi giận, dẫn đầu một đại quân khỉ. Khỉ
lấy đã lấp bể để tạo một lối đi; vƣơng quốc Diệu Nghiêm bị chinh phục, vua
Quỷ bị giết. Nàng công chúa Bạch Tĩnh lại đƣợc đem về xứ sở. Dân tộc Hồ Tôn
Tinh là một giống khỉ và ngƣời Chàm hiện nay là con cháu họ [39]”. Ông Huber
là ngƣời dịch bản ấy mà chúng tôi vừa trích dẫn, còn nói thêm: “Ngƣời chép sử
Việt Nam cho rằng truyền thuyết đó ở Chiêm Thành, và đó là lý do để tin rằng
không nên tìm nguồn gốc truyền thuyết đó trong một những Dacarathajataka của
kinh điển Phật học, mà nó chỉ là tiếng vang xa xôi của sử thi Chàm ngày nay đã
mất [40]”. Tôi không tin nhƣ vậy. Đối với tôi, ta chỉ nên cho rằng truyền thuyết
đó chỉ là thể cải biên Ramayana mà bài học đã do ngƣời Chàm truyền đến ngƣời
Việt Nam. Đúng chính Huber đã chỉ dẫn, “Dacaratha và Ravana đƣợc gọi ở
trong đó bằng “Mƣời xe” (Chỉ Dacaratha) và “Mƣời dầu” (Dacanana) (Chỉ

-70-
Ravana). Hơn nữa, Rama và Sita, không có những tên ngông (Noms de
fantaisie) nhƣ ông đã tƣởng, mà trái lại, có tên do ngƣời Việt dịch ra mà Rama
và Sita, thực ra Sita cũng đã bị dịch sai. Vì thế cho nên, dù sao mặc lòng, không
còn nghi ngờ gì nữa là Hồ Tôn với Chiêm thành là một. Những nhà chép dử
Việt Nam dƣờng nhƣ đã chấp nhận sự đồng nhất đó vì phù hợp với địa lý, nhƣng
cũng cần phải nhớ rằng ngƣời Trung Quốc vào thời đó chỉ biết lơ mơ về vùng
này thôi: nói về những xứ “ở phía nam Giao Chỉ” [41], cũng nhƣ sau này những
bản xứ “ở phía nam Lâm ấp” họ không những hiểu đó là những xứ lân bang, mà
còn cho là tất cả những xứ ở phía nam Trung Quốc, bất kể xa gần. Vì vậy ta
không thể cho rằng truyền thuyết này của Việt Nam có giá trị hơn truyền thuyết
của Chiêm thành, lại càng không có giá trị, khi chƣa có tin tức đầy đủ hơn.
Bây giờ xét đến các văn bản Trung Quốc. Cho đến đầu thế kỷ II, dƣờng
nhƣ ngƣời Trung Quốc cho rằng “Những ngƣời man di ở Tƣợng Lâm” là ở xa
xôi nhất về phía nam trong số các cƣ dân mà họ biết. Chỉ mãi đến năm 137 [42]
họ mới làn đầu tiên cho một tin tức rõ ràng. Họ nói: “Vào năm này, độ 1000
ngƣời Khu Liên, [43] một dân tộc dã man ở bên ngoài biên thuỳ Tƣợng Lâm của
Nhật Nam, đánh phá huyện lỵ Tƣợng lâm, đốt hết thành quách và giết huyện
lệnh [44]. Phàn Diễn [45], thứ sử [46] Châu Giao, lấy một vạn quân trong hai
quận Cửu chân và Giao chỉ. Nhƣng những quân lính này kể cả tƣớng lẫn tá nữa,
không muốn đi đánh một nơi quá xa nhƣ vậy, nổi dậy, đánh phá các trị sở của
hai quận; phải khó nhọc lắm mới dẹp đƣợc cuộc nổi loạn đó. Những ngƣời Khu
Liên không bị trừng phạt lại càng làm già, mở rộng phạm vi bóc lột, đánh bại
tƣớng Giả Xƣơng [47] đem quân các châu quận đến đánh, đuổi Giả Xƣơng bao
vây thành mà Giả Xƣơng trốn trong đó. Vua [48] họp triều đình định đƣa một
đạo quân đi chinh phạt thì Lý Cố [49] nói: “một cuộc viễn chính ở xứ quá xa xôi
nhƣ vậy, khí hậu ẩm ƣớt, đất lầy lội, do đó mà có nhiều chƣớng khí, bệnh dịch”,
làm tổn hại ngƣời, vật, tiền của và lƣơng thực. Ông kết luận: “Phái một viên
tƣớng đi không ích lợi gì. Những ngƣời có thể giúp ích đƣợc là những quan cai
trị các châu quận; nhƣng phải chọn những ngƣời có dũng, có nhân, có trí, khả dĩ
chỉ huy đƣợc quân lính, để giữ những chức vụ quan cai trị ở châu quận, rồi đƣa
tất cả họ về Giao Chỉ. Hiện nay, quân đội ở Nhật Nam không có một hạt thóc dự
trữ. Bởi vì họ không đủ số để đánh trận, lại cũng không thể đánh đƣợc, cho nên
ta phải đƣa những tiểu lại và dân chúng về miền Bắc, ẩn náu tại Giao chỉ. Khi đã
vãn hồi trật tự rồi, ta sẽ ra lệnh cho ngƣời man di điều đình với nhau mà nộp
-71-
vàng, lụa cho ta, đóng góp một phần vào các chi phí. Nếu trong số các kẻ phiếm
loạn, có ngƣời nào khả dĩ có uy tín đối với những ngƣời khác, thì Hoàng
Thƣợng cho phép phong cho họ tƣớc hầu [50] hay Liệt Thổ [51]. Nhƣ vậy ta cần
họp các quan thứ sử các châu”. Lời tâu này thật điển hình, vì nó tóm tắt rất hoàn
chỉnh chính sách của Trung Quốc thƣờng đối xử với các nƣớc chƣ hầu ở xa xôi:
rõ ràng là chính sách đó thích dùng đƣờng lối ngoại giao hơn là chiến tranh xâm
lƣợc. ở Chiêm thành, vua nào mà quên những nguyên tắc không ngoan đó thì rất
ít khi thành công, sự thất bại của đạo quân Hốt Tất Liệt (Koubilai) là một thí dụ
rõ rệt.
Vua nghe Lý Cố, bổ nhiệm Trƣơng Kiều làm thứ sử Giao Châu, và “Chúc
Lƣơng làm thái thú quận Cửu Chân [52]. Thời đó ngƣời Khu Liên chiếm đóng
quận đó và cƣ dân thần phục họ. Hang vạn ngƣời ra hàng”. Nói cách khác, ông
đã điều đình với những ngƣời Khu Liên, họ đồng ý rút khỏi đất đai, nay ta
không biết với điều kiện nhƣ thế nào, vào năm 138.
Trong tất cả những sự việc trên đây, không phải là về vấn đề Lâm ấp, tức là
Chiêm Thành; đó là điều làm ta phải giả định rằng vƣơng quốc này chƣa đƣợc
hình thành và ngƣời Chàm vào thời gian đó lại phân chia ra làm hai tiểu quốc
hay quân khu mà tiểu quốc ở cực nam có thể gọi là Khu Liên. Giả thiết này đƣợc
các văn bản của Trung Quốc xác nhận rằng sự thành lập vƣơng quốc Chàm,
vƣơng quốc Lâm ấp vào thời Sơ bình cuối đời hán tức là vào khoảng năm 192
[53]. Các văn bản ấy nói rõ rằng vào thời gian ấy, con trai một Công tào [54]
huyện Tƣợng Lâm, họ là Khu, tên là Liên [55], lợi dụng lúc nhà Hán đang suy
tàn [56] liền giết huyện lệnh [57] và tự xƣng làm vua [58]. Văn bản không nói rõ
vƣơng quốc mà Khu Liên thành lập tên là gì [59], nhƣng vì tất cả các văn bản
đều nêu các vua Lâm ấp là những vua nối ngôi Khu Liên, cho nên không còn
nghi ngờ gì nữa đó là Lâm ấp, tức Chiêm Thành, hay nói cho đúng hơn là cổ
Chiêm Thành vào năm 192 s.c.nguyên.
Nhƣ chúng ta đã biết, “ta có thể coi thế kỷ III là niên đại tƣơng đối” cua r
tấm bia cổ nhất ở Chiêm thành, “và có thể niên điểm đó sớm hơn nữa, vào thế
kỷ II [60]. Mặt khác, ông vua là tác giả bài bia đó tự cho mình là dòng dõi vua
“Cri Mara” [61] là ngƣời đã sáng lập ra vƣơng triều. Vậy thì ta có lý do để đồng
nhất hoá Khu Liên với Cri Mara, và để công nhận một nhân vật duy nhất đã
sáng lập là nền quân chủ Chàm.

-72-
Đồng nhất hoá nhƣ thế rồi ta có thể rút ra kết luận không có gì sai trái là
những “ngƣời Mandi ở bên kia biên giới Tƣợng Lâm của Nhật Nam” là ngƣời
Trung Quốc nói tới, chẳng phải ai khác là ngƣời Chàm. Đƣợc thấm nhuần nền
văn minh ấn độ từ độ một thế kỷ trƣớc, họ đã theo đạo của ấn độ và đã dùng một
lối chữ viết ở Nam ấn độ. Rất chắc chắn là họ đã sống trong những tiểu quốc
tƣơng ứng với các tỉnh mà sau này là Panduranga, Vijaya, Kauhtara, Amaravati,
v.v... ; và ở phía Bắc đèo Hải Vân, dân cƣ trong huyện Tƣợng Lâm bị lệ thuộc
vào nhà Hán. Chính họ đã gây ra sự phiếm loạn mà một ngƣời tên là Liên đã lợi
dụng để lên làm vua các tiểu quốc Chàm. Ông ấy tập hợp phàn lớn các tiểu quốc
để đặt dƣới sự thống trị của ông; và, nếu chúng ta công nhận sự đồng nhất hoá
với Liên với Cri Mara, thì vƣơng quốc của ông ít ra cũng đến tận biên giới phía
nam của xứ Kauthara, tức là tỉnh Nha Trang ngày nay, mà ở đó ta tìm đƣợc bia
Võ Canh [62] - Vương triều I (192-236);Cri Mara (192-?).
Những con cháu của ông - Con cháu của Cri Mara, trong đó có tác giả bài
bia này, tiếp tục công cuộc thống nhất của ông. Nhƣng các tiểu vƣơng, hôm qua
còn độc lập, nay không công nhận sự thống trị đó mà không chiến đấu, và những
cuộc chiến đấu của họ để thoát khỏi ách thống trị, đã gây ra những sự hỗn độn
mà ngƣời Trung Quốc đã để lại cho chúng ta đôi nét [63]. Tuy nhiên, vào thời
kỳ khắc bia đó, tự xƣng là dòng dõi vua Cri Mara và là danh sự của dòng vua
Cri Mara” hƣởng thú vui và việc dùng ngƣời, kho tàng, vàng, bạc, những động
sản và bất động sản”.
Cái văn bản đáng kính đó lại không đƣa lại cho chúng ta một sự kiện lịch
sử chính xác nào, thì rất là đặc biệt. ý thức về sự bất thƣờng của cuộc đời
(gatagati) này, về lòng chắc ẩn đối với chúng sinh (prajanam Karuna), sự hy sinh
của cải của ông cho lợi ích của ngƣời khác, tất cả những đặc điểm đó mà ngƣời
con cháu của Cri Mara đã tỏ ra có hào phóng, thì đều là do cảm hứng rõ rệt của
đạo phật, cho nên không thể không kết luận rằng ông vua này đã thuyết pháp
cho đạo của đấng Đại Từ Bi. Những vua Bà La Môn đã cúng rất nhiều vào đền:
sau khi đã cung ứng cho nhu cầu của gia đình, những ông vua đó không hề có ý
nghĩ dành những của cải thừa cho chúng sinh nói chung. Tinh thần của Đại
Acoka lại thấy xuất hiện ra trong sắc chỉ đó, cho đến khi sắc chỉ đó đƣợc ban bố,
cuộc hội họp vào ngày rằm, một trong hai ngày hội hàng tháng của đạo Phật,
không có ai là không ủng hộ giả thiết này [64].

-73-
Những con cháu Cri Mara và tác giả bài bia Võ Cạnh mà chúng ta không
biết tên và số lƣợng [65], nhân khi cuối thời Hán tình hình rối loạn và nhân khi
đế quốc Hán [66] bị chia sẻ sinh ra nhiều khó khăn [67], đã củng cố uy tín của
họ ở bên trong và mở rộng lãnh thổ của họ ra bên ngoài. Một ngƣời trong số họ,
vào khoảng 220-230 [68], để hƣởng ứng lời dụ dỗ của Lữ Đại [69], thứ sử Giao
Chỉ, bèn phái tới Lữ Đại một sứ bộ, và dƣờng nhƣ đây là lần đầu tiên, cái tên
Lâm ấp mới xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Những mối quan hệ ngoại giao
đó không ngăn cản đƣợc ngƣời Chàm tiếp tục đánh lên phía bắc: năm 248 [70],
quân Chàm đánh úp các thành thị ở Giao Chỉ và Cửu chân, cƣớp bóc, phá phách
tan tành. Họ đánh tan đội thuỷ quân có nhiệm vụ đi đẩy lùi họ; cái vụng là nơi
đã xảy ra trận thuỷ chiến đó, còn giữ cái tên là “vụng cổ chiến” (Baie combat).
Tôn Quyền liền phái Dẫn [71] làm thứ sử quận Giao Chỉ, để ngăn chặn ngƣời
Chàm tiến quân. Dẫn điều đình với họ và đã làm cho họ phải rút lui [72], nhƣng
Khi Túc và đất đai của nó, tức là vùng Huế ngày nay, vẫn ở trong tay họ [73].
Phạm Hùng khoảng 270 - 280. Sau đó, giòng trực hệ tuyệt tự, ngôi vua
đƣợc chuyển sang cho một ngƣời tên là Phạm Hùng [74]. Theo sử sách Trung
Quốc, Phạm Hùng có lẽ là cháu ngoại [75] vua sáng lập ra vƣơng triều ấy.
Ông vua này, cũng nhƣ các vua trƣớc đó, tìm cách bành trƣớng lên phía bắc
và đi cƣớp bóc các thành thị ở Giao Chỉ và Cửu Chân về để làm giàu. Để làm
đƣợc việc đó, ông đã liên kết với vua Phù Nam là Phạm Tầm [76], rồi cùng với
Tầm, ông liên tiếp xâm nhập vào các tỉnh đó. Họ cƣớp bóc tệ hại, nhân dân
khủng khiếp mỗi khi họ tới, năm 270 [77], vua là Tôn Hạo [78], sai Đào Hoàng
chấm dứt những cuộc xâm lăng của họ, nhiều khi thắng trận; và khi thuần phục
đƣợc nhà Tấn, Đào Hoàng đã thu hồi đƣợc đất đai của các nƣớc đó [79] (năm
280).
Phạm Dật (? - 336). Phạm Dật [80] là con trai và là ngƣời nối ngôi Phạm
Hùng, đã phái sứ bộ chính thức đầu tiên của các vua Chàm tới triều đình của
Trung Quốc vào năm 284 [81]. Ông ở ngôi lâu năm, và hình nhƣ nƣớc đƣợc yên
ổn. Ông cố gắng tăng cƣờng sức mạnh quân sự của vƣơng quốc ông, thành lập
một đội quân tinh nhuệ, xây dựng thành luỹ quanh các thành thị lớn, ông đƣợc
một ngƣời ngoại quốc giúp việc, tên là Văn [82], ngƣời này không bao lâu trở
thành ngƣời phụ tá đắc lực và tin cẩn. Đó là một ngƣời Trung Quốc ở Dƣơng
Châu [83]. Ông bị bắt từ khi còn thơ ấu, bị bán đi nhƣ một nô lệ, ông hầu hạ một

-74-
thủ lĩnh Man di của huyện Tây quyển [84] ở Nhật Nam, tên là Phạm Chuỳ [85].
Tại đây, đời ông lê vùn vụt: một hôm cậu bé Văn đang chăn dê ở trên núi thì bắt
đƣợc hai con cá chép, đem về nhà dấu đi định để ăn một mình. Ngƣời chủ đƣợc
tin đó đến lục soát, Văn sợ quá, nói rằng cậu chỉ mang về hai hòn đá chứ không
phải hai con cá; thực ra, khi ngƣời chủ đến nơi dấu cá, thì chỉ thấy hai hòn đá.
Văn rất ngạc nhiên, và càng ngạc nhiên hơn khi cậu trông thấy sắt ở trong hai
hòn đá. Anh đem nung lên ở trong lò, làm thành hai thanh kiếm lên, mà khấn
rằng: “Nếu tôi chém đá này mà chém đứt đá, thì thần linh trong thanh kiếm giúp
cho tôi làm vua”. Cậu nói xong, chém đứt đôi hòn đá nhƣ chém cỏ vậy [86].
Đến năm 15, 16 tuổi, cậu phạm một lỗi, bị đánh đòn, trốn đi, vào ẩn tại nhà một
thƣơng nhân ngƣời Chàm, ngƣời này thƣờng đi buôn xa. Vì vậy, cậu thƣờng
đƣợc đi nhiều nơi, ở Trung Quốc dƣới thời vua Mẫn đế vào năm 315 [87], rồi
cuối cùng quay về định cƣ tại Chiêm Thành, vào giúp việc cho Phạm Dật [88].
Thông minh, đầu óc đƣợc mở mang do đƣợc đi nhiều, thấy nhiều, học đƣợc và
nhớ đƣợc, Văn bày ra cho chủ nghệ thuật xây một cung điện theo kiểu Trung
Quốc, có những buồng, có cột, cách đào hào đắp luỹ để bao bọc lấy thành thị
[89]; Văn trình bày với chủ cách đóng xe dùng trong trận mạc và những vũ khí,
và dạy cho thợ làm những nhạc khí [90]. Văn biết cách làm cho chủ tin nên
đƣợc chủ cho giữ chức thống soái. ở cƣơng vị đó, Văn đƣợc các tƣớng lĩnh tin
phục, rồi nhân dịp Phạm Dật nhu nhƣợc, lại già rồi [91], Văn bắt đầu làm cho
Dật nghi kỵ các con, và đã làm cho một đứa con phải đi đày. Một đứa khác [92]
sợ cũng bị nhƣ số phận ngƣời anh, liền lo liệu trƣớc, trốn sang nƣớc ngoài, cho
nên, khi vua chết (năm 336) [93], Văn nắm hết quyền hành và làm chủ vận
mệnh của Chiêm Thành. Tuy vậy, Văn cũng chƣa dám trắng trợn tƣớc quyền nối
ngôi vua của các hoàng tử. Văn phái ngƣời đi đón họ ở nƣớc ngoài về, tự mình
đi đón họ một cách kính cẩn, nhƣng rồi cho ngƣời bỏ thuốc độc vào nƣớc dừa
cho họ uống [94].

Vƣơng triều II Từ đó, ngôi vua không ngƣời chính thức kế nghiệp [95],
(336 - 420) Văn chiếm lấy và tự xƣng là vua Chiêm Thành. Văn ngự
Phạm - Văn ngay trong cung điện của vua trƣớc, ở giữa đám cung phi,
(336 - 349)
nếu cung phi nào không cho Văn ăn nằm với thì Văn cho
lên gác để chết đói tại đó.
Việc Văn chú ý đầu tiên là dùng lực lƣợng quân sự mà

-75-
Văn đã thành lập cho Chiêm thành từ khi tiên quân còn sống, để dƣơng uy với
những bộ lạc dã man còn đang lập thành những tiểu quốc độc lập ở trong vƣơng
quốc Chiêm thành, Văn dẹp đƣợc hết thảy và từ đó, trở thành ngƣời chủ duy
nhất của cả xứ [96].
Năm 340, Văn đƣa cống vua Tấn [97] voi thuần dƣỡng [98] kèm theo một bức
thƣ viết bằng chữ Man di [99], về sau này các vua kế nghiệp vẫn thƣờng cống
voi thuần dƣỡng. Lối chữ đó là chữ ấn Độ, mà con của Cri Mara đã dùng vào
khoảng 60 năm về trƣớc rồi. Có lẽ trong thƣ đó, lần đầu tiên Văn xin đƣợc
chuẩn nhận cho lấy Hoành sơn làm biên giới chung, về sau này, Văn cũng nhắc
lại điều xin đó. Thực vậy, Văn rất thèm muốn những đất đai trồng trọt ở Nhật
Nam, và vì vua (Trung Quốc) từ chối không cho Văn những đất đó, Văn chỉ chờ
có cơ hội là dùng vũ lực chiếm lấy miền ấy [100], dịp đó đã đến. Những quan lại
do triều đình Trung Quốc phái sang các quận ở Viễn Đông không đƣợc chọn lọc
kỹ, việc tuyển lựa rất khó khăn và ai xin đi nhận chức vụ đó, thì vô luận phẩm
chất và quá khứ ngƣời đó nhƣ thế nào, đều đƣợc bổ nhiệm cả. Họ chẳng chú ý gì
đến số phận của sứ đó, ít lâu sau là tha hồ làm những việc thậm tệ, bóc lột thoả
thích, và khi đã làm giàu rồi, thì chỉ mong đƣợc rời xứ này nhanh nhất. Nhân
dân đau khổ, lúc đầu thầm lặng chịu đựng; rồi khi bị bóc lột quá đáng, họ không
chịu đựng đƣợc nữa thì nổi giận, họ kéo đến nơi tên quan lại tham tàn đó đóng,
đem nó đốt chết ở ngoài chợ, giết sạch khách khứa, ngƣời hầu và lính tráng,
cƣớp phá nhà chúng, rồi khi thấy viện binh kéo tới, họ rút vào rừng núi, quân
Trung Quốc không dám đuổi theo [101]. Nhân dân Nhật Nam lúc đó đang ở
đúng vào trạng thái tinh thần báo hiệu những cuộc nổi dậy nhƣ vậy. Họ bị quan
chức Trung Quốc đánh thuế rất nặng về các sản phẩm xuất khẩu hay nhạp khẩu
bằng đƣờng bể, Thái thú Hàn Tập [102] đánh thuế đó bằng nửa giá trị của sản
phẩm; và nếu ngƣời kế tục là Tạ Trạc [103] đã giảm nhẹ nhiều thuế đó, ngƣời kế
tục sau đó là Hạ Hầu Lâu [104] lại phạm sai lầm cũ. Hơn nữa, y nghiện rƣợu,
dâm dật, luôn luôn lạm dụng quyền hành để thoả mãn dục vọng, không bao lâu y
bị nhân dân oán ghét. Nhân tình trạng đó, Văn tràn vào quận, bắt Hạ Hầu Lâu,
giết chết, đem tế trời, 347 [105]. Văn cƣớp bóc, phá hết thành luỹ của huyện Tây
quyển [106], rồi sau khi đã làm chủ Nhật Nam, Văn đề nghị với thứ sử châu
Giao lấy lại Hoành siƣn là địa giới bắc của Nhật Nam làm biên thuỳ chung giữa
đế quốc Trung Quốc và vƣơng quốc Chiêm Thành: nhƣ thế có nghĩa là xin công
nhận sự thôn tính quận đó [107]. Chu Phan [108] liền phái một đạo quân do
-76-
tƣớng Lƣu Hùng [109] chỉ huy tiến vào thành để trả lời Văn. Văn tấn công, đem
quân đón đánh, đẩy lùi đƣợc quân Lƣu Hùng vào tháng 7 năm 347 [110]. Mùa
xuân năm sau, tháng tƣ [111], Văn tràn vào Cửu Đức và tàn sát một số lớn quân
lính Trung Quốc đóng ở đó. Năm 349 [112], Văn đánh bại ở Lƣ Dung [113] đội
quân hợp nhất của hai châu Giao và Quảng [114]. Nhƣng bị thƣơng nặng trong
chiến trận, Văn chết cùng năm đó [115].
Con là Phạm Phật [116] nối ngôi. Phật muốn mở rộng đất
Phạm - Phật
(349 - 380) đai của vƣơng quốc nhƣ cha đã làm đối với Nhật Nam; Vừa
mới lên ngôi, Phật đã xâm chiếm Cửu Chân, vây hãm quận
lỵ.
Thái thú Quán Toại [117] chống cự mãi cho đến khi Dƣơng Bình, thứ sử châu
Giao [118], cùng với tƣớng Đằng Tuấn đem quân đến cứu viện. Đƣợc tin quân
cứu viện sắp tới, Quán Toại bỗng đánh ra, thình lình xông vào các công sự
Chàm, làm cho quân Chàm hoảng sợ, tan vỡ. Phạm Phật chạy trốn, bị Dƣơng
Bình và Đằng Tuấn đuổi qua Thọ Lãnh đến tận Khu Túc [119], Phật lại bị thua
một trận nữa, ẩn trốn ở bờ bên kia sông, trong một khu rừng rồi phái tƣớng ra
xin lỗi và làm lễ đầu hàng, rồi ký hoà ƣớc do kẻ chiến thắng bắt phải ký (năm
351) [120]. Sự đầu hàng này không đƣợc thực tâm cho lắm, nên 2 năm sau (năm
353) [121], Nguyễn Phu [122], thứ sử châu Giao, lại phải đem quân đến đánh
Phật. Phật chống cự rất mạnh, nhƣng Nhật Nam vẫn bị quân của Nguyễn Phu
tràn vào, hơn 50 luỹ [123] rơi vào tay quân Trung Quốc [124].
Những trận thua đó không ngăn đƣợc ngƣời Chàm thôi không vào cƣớp
phá, khi mà quân Trung Quốc đã rời xứ đó: dần dần ký ức về bại trận mờ đi thì
dần dần Chàm lại trở nên táo tợn hơn, cho nên quan lại Trung Quốc bắt buộc
phải phục thiện, trong một thời gian bằng một cuộc chinh phạt mới. Ví nhƣ cuối
năm 359 [125] tức là chỉ 6 năm sau chiến dịch của Nguyễn - Phu, ngƣời kế tục
Phu là Ôn - Phóng - Chi [126] bắt buộc phải làm một cuộc chinh phục mới.
Những cuộc hành quân đó chẳng làm cho quân lính vui lòng vì vậy phải uỷ cho
Thái thú Đỗ Bảo và phó Ngự sử Nguyễn Lãng [127] thi hành, nhƣng họ từ chối.
Cái gƣơng đó đã có một ảnh hƣởng rất tốt, Ôn Phóng Chi đứng đầu một đạo
quân, có thuỷ quân hỗ trợ. Chi vào tận huyện Thọ Lãnh cũ, gặp quân Chàm ở
vụng Ôn-Công và đánh đuổi họ chạy đi. Đồng thời, Chi bao vây thành Phật Bảo
[128]; quân lính bị vây chống cự rất mãnh liệt, nhƣng cuối cùng Phật xin hàng.

-77-
Ôn Phóng Chi cho hàng, bắt phải nhƣờng quận Nhật Nam cũ đến tận vụng Ôn-
Công [129] cho Trung Quốc để làm giới hạn [130].
Phật giữ đúng lời hứa đến khi chết và làm đúng nhiệm vụ đối với vua
Trung Quốc. Vì vậy cho nên vào mùa xuân năm 372 [131] sứ thần của ông
mang cống phẩm đến triều đình [132], tỏ dấu hiệu thần phục, rồi đến đầu triều
đại vua Vũ [133], và đến năm 377 [134] lại đến cống nữa. Phật chết năm 380.
Con hay cháu ông là Hồ Đạt [135] còn non trẻ quá không thể trị vì đƣợc,
cho nên việc phụ chính đƣợc giao cho Phạm Hùng [136]. Nhƣng đến khi đủ tuổi
để tự đảm lấy công việc nƣớc, Hồ Đạt cũng có những tham vọng của cha ông
[137] và tìm cách lấy lại phần đất mà cha đã chịu để mất. năm 399 [138], Hồ
Đạt tràn vào Nhật Nam, chiếm phủ Cảnh Nguyên, vào sâu tận Cửu Đức, và bắt
sống đƣợc Thái thú Tào Bính [139]. Nhƣng Hồ Đạt lại tƣởng Đặng Dật [140]
đánh bại; Đỗ Viện [141], Thái thú Giao Chỉ đã phái Đặng Dật đến đanh Đạt.
Hồ Đạt ngồi im đƣợc một thời gian, nhƣng đến năm 405 [142] lại bắt đầu
đánh phá đất đai của đế quốc Trung Hoa. Năm 407, trong khi tiến quân vào
Nhật Nam, Hồ Đạt giết Trƣơng Sử [143]; Đỗ Viện phái một đạo quân dƣới
quyền chỉ huy của thuỷ sƣ đô đốc Nguyễn Phi; Nguyễn Phi cho tàn phá miền
duyên hải Chiêm thành và tàn sát nhân dân ven biển [144]. Nhƣng nhà Tấn đang
suy. Tinh hình hỗn loạn làm điêu tàn đế quốc; các quan thứ sử lần lƣợt theo
nhau dƣơng cao ngọn cờ nổi loạn. Đỗ Tuệ Độ [145], là con Đỗ Viện và là ngƣời
nối ngôi ông ở châu Giao phải hết sức chống những kẻ phản nghịch ở Quảng
Châu [146], những kẻ này sau khi tàn phá quận Hợp Phố lại tràn sang đất đai
của ông. Phạm hồ Đạt nắm lấy cơ hội đó và trở lại tiến hành những cuộc thâm
nhập táo bạo hơn trƣớc. Hàng năm, quân bộ của Hồ Đạt đột nhập Nhật Nam,
tiến đến Cửu Chân, còn thuyền chiến thì tiến theo bờ biển, cƣớp, đốt, tàn phá tất
cả nơi nào chúng ghé vào bờ.
Năm 413 [147], ông tràn vào Cửu chân, nhƣng ông bị Đỗ Tuệ Đệ chặn
đánh tan tành. Con ông là Thần Thành (Tchen Tchen), làm vua Giao Long
[148], và là tƣớng Fan Kien bị giết, một ngƣời con khác là NaNeng bị bắt làm tù
binh, và độ một trăm tƣớng lĩnh bị kẻ thắng trận bắt đƣợc. Chúng ta không thể
biết số phận của chính Phạm Hồ Đạt ra làm sao.
Dƣờng nhƣ ta cần phải đồng nhất hoá Phạm Hồ Đạt với Pharmaharaja
[149] Cri Bhadravarman (I) là tác giả của ba bài bia [150] cổ nhất còn lại là sau
-78-
bia của Cri Mara. Những bia đó không đề niêm điểm, những chữ viết cho phép
ta có thể đoán đƣợc rằng bài văn bia viết vào khoảng năm 400 s.c. nguyên [151],
tức là thời gian Hồ Đạt trị vì vào khoảng từ 380 đến 413. Vả chăng, vị vua này
thích khắc vào đá những nét tiêu biểu của sự vinh quang của ông, vì một tác giả
Trung Quốc có kể lại rằng trong kinh đô ông ở, gần cửa Đông, có một tấm bia
viết chữ ca ngợi thành tích của ông [152].
Mặc dù sự đồng nhất hoá đó nhƣ thế nào đi chăng nữa, so với sự thực thì
có thể bác đi đƣợc, Bhadravarman I vẫn cứ là ngƣời xây dựng ngôi đền đầu tiên
ở Mĩ Sơn [153]. Bản viết về kế hoạch xây dựng đã đƣợc tìm thấy, trong đó nói:
“ Bhadravarman “dâng” chothaanf Bhadrecvara một cái vốn (fonds) vĩnh viễn;
phía đông là núi Sulaha, phía nam là núi Đại sơn (Grand mont), phía tây là núi
Kucaks, phía bắc là ... {làm giới hạn}. Ruộng đất trong vòng phạm vi đó thì
dâng với cả dân cƣ. Hoa lợi của khu đất này thì phải dâng lên thánh, một phần
mƣời hoa lợi trên một phần sáu diện tích thì dành cho lãnh chúa; và nếu những
điều vừa viết trên đây mà không dành cho thánh, thì công lao của ông đã lập
đƣợc từ khi mới sinh sẽ dành cho Bhadravarman. Nếu có kẻ nào dùng vũ lực mà
lấy hay phá hoại ruộng đất này, thì cƣ dân không phải tội, mà tội thì kẻ đó phải
chịu. Đối với vị vua nào chuyên nghiên cứu bốn pho kinh Vệ Đà, đối với quan
chức của nhà vua và đối với cƣ dân, ta tuyên bố: hãy thƣơng ta, đừng phá hoại
cái mà chúng ta cúng”. [154]. Lời kêu gọi đó đƣợc các vua kế nghiệp hƣởng
ứng: trong thung lũng mà Bhadravarman [155] dựng lên ngôi đền này sẽ trở
thành nơi thờ cúng tổ tiên của Chiêm Thành, và các vua sau này cũng dựng ở đó
nhiều đền đài mà di tích hãy còn đến nay.
Gangaraja. Con là Địch Chân [156], theo chỗ chúng tôi biết, là vua Chàm
đầu tiên đã tự ý bỏ ngôi vua. Lý do thì hơi bí ẩn. Em là Địch Khải [157] đem
theo mẹ đi trốn, ông gọi trở lại, nhƣng không thấy mẹ và em trở lại, ông buồn
rầu, thoái vị, nhƣờng ngôi cho cháu [158] gọi bằng chú, rồi đi sang ấn độ.
Nhƣng một tấm bia tìm thấy ở Mĩ Sơn ca ngợi việc vua Prakacadharma
Vikrantavarman [159] cúng cho thánh Icanecvara Cambhubhadrecvara và
Phabhatecvara [160] kể lại rằng “có một ông vua tên là Gangaraja (nổi tiếng) về
đạo đức, mà sự hiểu biết rộng rãi và lòng dũng cảm đƣợc coi là đức tính của nhà
vua. Vƣơng quyền khó nhọc còn bỏ đƣợc (ông đã bỏ): ông tự nhủ: Trông thấy
sông Hằng là niềm vui lớn, rồi ông đi từ đây tới sông Hằng”. Vào thời đại ấy ,

-79-
bể cả là nguồn bí hiểm đầy sợ hãi, rất ít thuỷ thủ dám đi nhƣ vậy [161], các vua
lại càng ít đi tuần hơn. Trong số những vua đã trị vì ở mạn Đông Đồng dƣơng
mà tên tuổi còn lại đến ngày nay, theo chỗ chúng tôi biết, thì vị vua này là vị vua
duy nhất đã làm cuộc vƣợt bể đó. Cái cách mà con cháu ông lấy kàm kiêu hãnh
[162] về ông, dƣờng nhƣ chứng tỏ rằng không có ai bắt chƣớc ông cả, cho nên
chúng tôi có thể không sợ nhầm lẫn mà cho rằng Địch Chân của ngƣời Trung
Quốc “đi sang ấn Độ” và Gangaraja trong bi ký đã “đi từ đây sang sông Hằng”
chỉ là một ngƣời mà thôi.
Việc ông thoái vị và đi đến nơi xa xôi làm cho vƣơng quốc ở vào tình
trạng vô chính phủ nghiêm trọng. Mặc dù Tƣởng quốc Tàng Lân [163] phản đối,
ông vẫn chỉ định ngƣời cháu gọi bằng chú nối ngôi, mà tiếc thay, Lƣơng thƣ đã
quên không nói rõ tên. Có lẽ đó là ông vua hiển hách Cri Monorathavarman ghi
trong bia cua Prakacadharma I [164], trong đó, dƣờng nhƣ ông này là ngƣời kế
vị của Gangaraja [165]. Thời gian ông làm vua ngắn, rồi bị cháu (*) của Tƣớng
quốc Tàng Lân ám sát, chính Tàng Lân đã bị nhà vua ra lệnh xử tử có lẽ là để trả
thù việc ông này phản đối không đƣa Cri Monora thavarman lên làm vua. Một
ngƣời em của Địch Khải, cùng mẹ khác cha, tên là Văn Địch [166], lên nối ngôi.
Rồi sau xẩy ra chuyện gì nữa, ta không biết, Lƣơng thƣ chỉ nhắc đến tên, và đã
lầm lẫn cuộc nội chiến vào cuối đời Phạm Thần Thành. Việc Phạm Dƣơng Mại
chiếm đoạt ngôi vua, ít ra chứng tỏ ràng thời Văn Địch va các vua kế vị ông, nếu
có, đã bị chấm dứt trong máu và trong nội chiến.
-------------------------------------
(*) Chú ý: ở đây nói là cháu (neveu), trong bảng phả hệ vƣơng triều II, ở phần
chú thích, lại ghi là con (fils). Xin nêu lên để tham khảo. L.T.L.

-80-
Chú thích
[1] Truyền thuyết của ngƣời Chàm Bani (Hồi giáo) cho rằng Po Ovlah hay
Uvlah (chính là Allah) là vua đầu tiên của họ, tôi bỏ qua thuyết này vì nó không
đáng tin. Xem Aymonier, Bản dịch bộ Thực lục của nhà vua (Traduction de la
Chronique royale), đăng trong Du lãm và Thám hiểm, XIV, số 31, trang 87, và
trong Truyền thuyết lịch sử Chàm (Légendes his ttorrique des Chams) (Sách
đã dẫn , XIV, số 32) ; Durrand, Bút ký về ngƣời Chàm Bani, xem Cabaton,
Những khảo cứu mới về ngƣời Cham (Nouvel-les rechercines sur les Chams)
Paris, Leroux, 1901, 3 và tiếp theo; Durand, Ngƣời Chàm Bani (Les Chams
Bani), III, 54-62.
[2] “Po Nagar ở Nha Trang”, Khánh Hoà, 38 A I và IV, B 5 - 11; C., II, 252.
[3] Sách đã dẫn, B I.
[4] Sách đã dẫn, B 5 - 11
[5] Sách đã dẫn, A I. Một bi ký Chàm của Jaya Indravarman (Po Nagar ở Nha
trang, tháp phía nam, Khánh hoà, 28, mi cửa, chữ Chàm, 1065 c=1173 sau
c.nguyên; Bergaine, 80, J.A.1891 [1], 36 ; Aymonier, 36, lại đƣa ra một thời
điểm hoang đƣờng hơn là “Thời xƣa, vua Vicitrasagara cho rằng cái linga ở
Kauthara đã có từ năm 1780500”. Về những thời điểm này, xem Bergaine, 81,
10 và C., II, 244-245.
[6] Về nhà “hiền triết Bhrgu” này, Huber ở trong BEFEO, IV, trang 185, đã nói:
“Tất cả những ông vua nhãi nhép (roitelets của vƣơng triều này đều cho rằng
-81-
mình là dòng dõi của những Bhargava. Họ đã cho dòng họ của mình là thuộc
dòng họ Adivamcava tarranaparvan của Mahabharata I, 6. Chính cái chƣơng về
anh hùng ca Ấn Độ này đã giúp cho ta hiểu đƣợc mặt bia trƣớc ở Đồng Dƣơng”.
[7] Đồng dƣơng, Đền lớn, Quảng nam, 66, bia A I, IV, XII, chữ Phạn, 797 c =
875 sau c.nguyên. J.A., 1896 (1), 147 ;
Finot, IV, 84, trang 484.
[8] Hoà quế, Quảng Nam, 142, bia B XV, chữ Phạn, 831 c = 909 sau c.nguyên;
Huber, BEFEO, XI, 295, Finot, BEFEO, XV (2), 16
[9] Sách đã dẫn, A XXI
[10] Sách đã dẫn, A XXIII
[11] Sách đã dẫn, A XVII.
[12] Sách đã dẫn, A XVIII và tiếp theo.
[13] Mĩ sơn, toà G6, 100, bia A IV, chữ Phạn, 1079 c = 1157 sau c.nguyên ;
Finot, IV, 952, XVIII, XV (2), 52, trang 382.
[15] Đồng Dƣơng, 66, A XII.
[16] Xem ở dƣới, và Finot, IV, 98.
[17] Võ Canh hay Phú Vinh, Khánh Hoà, 40, bằng đá hoa cƣơng đã mòn, A9, 11,
chữ Phạn, C., II, XX, 191; Parmentier, Mục lục miêu tả các lâu đài Chàm ở
Trung Kỳ (Inventaire des - criptif des monuments Chams de‟l Annam), I, III ;
Finot BEFEO, XV (2), 3, trang 11 “Cái tên (của ngƣời viết bi ký) thì khó mà có
thể xác định đúng đƣợc. Có lẽ cái tên đó đã không thấy ghi ở phần bia này, mặc
dù ta có thấy trong đó hai tên riêng có vinh từ (particules honorifique) Cri đặt
trên những tên ấy. Tên thứ nhất là cách chỉ công cụ (à l‟instrumental) và chỉ
ngƣời dựng bia, Sách đã đẫn, 191-192, xem thêm Finot, BEFEO, XV, II, 3, 4.
[18] “Bài văn của bia Võ canh này có rất nhiều chữ cổ, đó là điều mà không phải
về phƣơng diện khoa học ta có lý do biết đƣợc nhƣ vậy, mà là ta có thể hy vọng
về tinh thần là nó cổ nhƣ vậy Thật ra, đứng về nhiều khía cạnh, bia này đem so
sánh với tấm bia nổi tiếng của Rudradanan ở Girnar, dựng năm 72 của một kỷ
nguyên có lẽ là kỷ nguyên caka, hay là với tấm bia hiện đại của Satakarni
Vasishthiputra ở Kanheri, thì thấy nó tiêu biểu cho một giai đoạn có thể không
thế nào sau thế kỷ III công nguyên đƣợc, vào hồi các tự mẫu (alphabets) của
-82-
Nam Ấn Độ đang phát triển. C, II, 192. Cứ xét tự dạng thì biết bia này ít nhất
dựng vào thế kỷ III công nguyên. Chính tên của vua cũng là một dấu hiệu khác
về sự lâu đời. Thật vậy, bài bia cổ thứ hai sau bia Võ Cạnh, xét về tự dạng [
nghĩa là Chợ Dinh, Phú Yên, 41, ở trên tảng đá, chữ Phạn, C., II, 199, XXI ], tôi
cho bia đó làm vào thế kỷ V, bia ấy cũng có một tên của ông vua tận cùng bằng
Varman nhƣ tất cả các tên vua về sau và nhƣ những tên các vua ở Cao Miên hay
quần đảo Mã lai; đó là chính thời kỳ mà loại tên nhƣ vậy cũng rất đƣợc thông
dụng ở Nam Ấn Độ”. Bergaine, 31.
[19] Bergaine nói: “Có thể đây là tấm bia cổ nhất bằng chữ Phạn mà ngƣời ta đã
biết”. C., II, 195, và rất có thể là cổ nhất đã đƣợc kiểm kê, không những ở cổ
vƣơng quốc Champa, mà ở toàn Đồng dƣơng, kể cả Cao miên”, sách đã dẫn,
192.
[20] Nam Việt hay là một vƣơng quốc đƣợc thành lập năm 208 trƣớc c.nguyên
(tức năm thứ ba đời Nhị Thế, vua cuối cùng nhà Tần) do Triệu Đà dựng nên,
gồm 3 quận là Nam Hải, Quế Lâm, và Tƣợng quận mà Thuỷ hoàng đế nhà Tần
đã chinh phục vào năm 214 trƣớc c.nguyên. Về vƣơng quốc này, xem Tiền Hán
thƣ, XCV, 23b - 24b; Việt sử lƣợc, I, 2a - 4a ; An Nam chí lƣợc, quyển thứ I,
5a, I, 6a; II, 9b, 10b; III, 6a, 7b - 9a; IV, 5a - 6a; V, 11a; VI, 9b - 10b; XIV, 7a;
Toàn thƣ ngoại kỷ, 8b, 18a; Cƣơng mục tiền biên, I, 10a; II, 2b; Sài Gòn, 36,
74, 128, 163, 170 - 176, 200 - 204, 256, 304 - 306, 490; Des Michels, 12 - 43.
Cũng xem tiểu sử Triệu Đà: Sử ký, CXIII, 1a - 2b; Lục giả: Sử ký, XCVII, An
Nam chí lƣợc, XI, 1a - 1b; Sài Gòn, 410 - 412, 14 ab; và chú thích về Tông
Việt; Sử ký, CXIV, 2b - 3a.
[21] Năm Nguyên Bình thứ 6.
[22] Thái tử Triệt, tức là vua Hiếu Vũ nhà Hán (140 - 87 tr.CN) nối ngôi vua cha
là Kinh.
[23] Quận Nhật Nam, Tiền Hán thƣ, XXVIII, hạ, 36b, ghi: “Quận này ở phía
Nam mặt trời, vì thế, ở đó ngƣời ta mở cửa về phía Bắc, theo hƣớng của mặt
trời”. Vua Thuỷ Hoàng đã khoe rằng đế quốc của ông đi về phía Nam đến tận
nơi mà cửa trong nhà thì quay về phía Bắc; và phần chú thích nói thêm: “ở đó
ngƣời ta làm cửa quay về hƣớng Bắc để cho cửa đó quay về mặt trời...”, và xa
hơn, lại thêm: “ở phía Nam mặt trời, các cửa đều quay về phía Bắc, cũng nhƣ là
ở phía Bắc các cửa đều quay về phía Nam”. Sử ký, IV, 29b, 30a; Chavannes,
-83-
kỷ yếu lịch sử (Mémories Historiques) II, 136, chú thích 2 và 148. Quận này là
đất đai của một vƣơng quốc cũ gọi là Việt Thƣờng, mà thực ra, chúng ta chỉ biết
có tên thôi (về xứ này, xem Hậu Hán Thƣ, CXVI, 32b; Việt sử lƣợc, I, 1a, 4b,
5b, 6ab, 20a; Sài Gòn, 35-36-50-61-85-269; Des Michels, 3-6-7-8-20a; Hoàng
Việt địa dƣ chí, I, 1a, 9a, II, 31b và về một sứ bộ sang Trung Quốc vào năm
1110 trƣớc c.nguyên. Pelliot, Phù Nam, III, 249-251), về thời Hán, có 5 huyện
(sous prefectures) mà châu ở cực nam là Tƣợng Lâm. Tiền Hán thƣ, XXVIII,
Hạ, 36b; Hậu Hán thƣ, XXXIII, 60b; Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 9b, 10a; Des
Michels, 49-50-81. Cũng xem H. Maspero, Tƣợng quận (La Commanderie de
Siang), BEFEO, XVI, 1,48).
[24] Tiểu sử Nhâm Diên, tức Trƣởng Tôn, làm Thái Thú quận Cửu Chân vào
những năm đầu niên hiệu Kiến Vũ, 25 - 26 sau c.n, An Nam chí lƣợc, VII, Ia;
Sài Gòn, 316.
[25] Tƣợng Lâm, phiên ra tiếng Trung Quốc là Siang Lin.
[26] Năm Vĩnh Nguyên thứ 12, mùa xuân, tháng 4 âm lịch” Hậu Hán thƣ, Iv,
22a, C, XVI, 32b.
[27] Aurousseau lặp lại một thuyết mà ông vạch ra trong bài phê bình tác phẩm
này in lần thứ nhất, BEFEO, XIV, 9, 24-25, và chống lại kết luận của
H.Maspero trong bài nghiên cứu về Tƣợng Quận (BEFEO, XVI, 1, 38), nói rằng
trong quận đó “ở trong biên giới của Trung Quốc hiện nay, gồm một phần tỉnh
Quảng Tây và Quý Châu”, và Nhật Nam, thực ra không hề thuộc lãnh thổ của
Nam Việt, mà biên giới của Nam Việt về phía Nam bất quá chỉ tới tỉnh Hà Tĩnh
và Hoành Sơn (ở giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, N.D), Aurousseau cố ý chứng
minh trong sách cuộc chinh phục đầu tiên của Trung Quốc các xứ An Nam (La
Premirea conquete chinoise dé pays annammites, BEFEO, XXIII, 153) rằng
Tƣợng quận “vào thế kỷ III trƣớc công nguyên gồm đại bộ phận xứ Trung Kỳ
ngày nay, chắc chắn là bao gồm đất đai tỉnh Quảng Nam và chắc chắn đi mãi tới
mũi Varella ở phía nam”. Từ thuyết đó, dù sao thì cũng khá rõ ràng là vào thời
Cri Mara, biên thuỳ Trung Quốc không vƣợt quá đèo Hải Vân, và về phần tôi,
tôi ngờ rằng biên thuỳ đó trên thực tế, chƣa bao giờ vƣợt quá đèo ấy cả.
[28] Tiểu sử Mã Viện, trong Hậu Hán thƣ, LIV, 47a, viết về cột đồng đó, chỉ
ghi: “Quảng Châu Ký chép: “Mã Viện, tới Giao Chỉ , dựng một cột đồng để
đánh dấu cƣơng giới của nhà Hán”. Nhƣng vì sách ấy ghi Cƣ phong là điểm cuối
-84-
cùng của cuộc tiến quân qua huyện đó, nên ta không thể đặt miền đó ở dƣới
Thanh Hoá ngày nay đƣợc. Tấn thƣ, XV, 67b và Đƣờng thƣ, XLI, 56a, trái lại,
lại nói cột đồng ở đó Tƣợng Lâm, nhƣ vậy là ở tỉnh Thừa Thiên hiện nay. Thuỷ
Kinh chú, XXXVI, 30a và 31b, nói ró hơn rằng cột đồng đó đã tạo dựng ở biên
giới phía Bắc của Lâm ấp... ở phía nam Tƣợng Lâm”. Nhƣng Tân đƣờng thƣ,
trong một câu không rõ nghĩa lắm, đi lạc hẳn đi và đặt cột đồng ở phía nam
Champa. Việt sử lƣợc, 1-5a, chép lại thuyết của Hậu Hán thƣ, Toàn thƣ, ngoại
kỷ, III, 3b, nói cột đồng đƣợc dựng ở Khâu Châu (một thuyện của tỉnh Quảng
Đông, thuộc phủ Liêm Châu ở sát biên giới Bắc Kỳ). Cũng xem Deveria, Biên
thuỳ Trung Việt (frontiere sino annamtie), 2. Nhƣng Cƣơng mục, sau khi chép
đúng nguyên văn phần tiểu sử Mã Viện, tiền biên, II, 12a, đã phạm sai lầm
trong khi chú giải về “cột đồng”, tiền biên, 12b, 13a, nhƣ trong Tân Đƣờng
thƣ, dĩ chỉ lại nói rằng Mã Viện đã đi chinh phạt Lâm Ấp. Nhƣng văn bản hiện
đại chứng minh rằng không đúng nhƣ thế và miền cực nam mà cột đồng đó có
thể đƣợc dựng lên là miền Thừa Thiên, Henri Maspero trong bài khảo cứu về
cuộc chinh phục của Mã viện (L‟ expedition de Ma VYuan) (đăng trong
BEFEO, năm 1918, số 3, 11 - 28), chứng minh rằng vị tƣớng nhà Hán trong
cuộc tiến quân vào Cửu Chân, không đi quá sông Lƣơng”, trong tỉnh Thanh Hoá
ngày nay, ở rất xa về phía Bắc, lại càng xa đối với đèo Hải Vân. Mặt khác ông
chú ý rằng “cột đồng đó” mà không có gì để gán cho Mã Viện đã dựng lên, có
thể ở vào vùng Tƣợng Lâm để làm “mốc của biên thuỳ nhà Hán tại nới đó”.
[29] Xem ở trên, chƣơng I, trang 7 và tiếp theo.
[30] Hồ Tôn cựu sử, Cƣơng mục, tiền biên 1-5a. Về xứ sở của Hồ Tôn hay Hồ
Tôn Linh, xem Huber, Nghiên cứu Đồng dƣơng, Etudes indochinoises), Truyền
thuyết Ramayan ở Trung Kỳ (La Legende du Ramayana en Annam), V, 168.
[31] Toàn thƣ, ngoại kỷ, I, 2a; Cƣơng mục, tiền biên, I, 5a.
[32] Âu Lạc
[33] Diệu nghiêm
[34] Tràng Minh.
[35] Dacanans “Mƣời dầu”, tên hiệu của Ravana
[36] Dacaratha “Mƣời xe”, tên hiệu của vua Ayodhya, thân sinh ra Rama.

-85-
[37] Trƣng Tƣ “đẹp, mỹ miều”; dịch chữ Rama.
[38] Bạch Tĩnh (vẻ trắng tinh khiết”, dịch chữ Sita ra, nhƣng dịch sai.
[39] Huber, sách đã dẫn, V, 168.
[40] Tác giả nói về truyền thuyết này nhƣ sau (sách đã dẫn): Truyền thuyết đƣợc
kể trong vài dòng, với đầu đề là “vua quỷ”, ở trong một tập truyền thuyết của
Việt Nam là quyển Lĩnh Nam trích quái. Lần biên soạn cuối cùng quyển sách
này không thể ở vào thế kỷ 18, vì sách còn ghi những truyện xảy ra dƣới thời
Lê. Có nhiều bản, nhƣng nội dung không giống nhau, có xuất nhập chỗ này chỗ
kia trong các bản”.
[41] Đối với những tên địa lý thuộc lãnh thổ Bắc kỳ và Trung Kỳ, bao giờ tôi
cũng cho dịch ra quốc ngữ trong sách này, trừ phi những bản dịch các tác phẩm
Trung Quốc; trong chú thích, tôi có ghi chữ Hán tƣơng đƣơng.
[42] Năm thứ 2 Vĩnh Hoà, Hậu Hán thƣ, CXVI, 32b.
[43] Khu Liên.
[44] Tức Trƣờng lại. Về chức vụ này, xem Hậu Hán thƣ, XXXVII, 68b.
[45] Phàn Diễn là một quan cai trị quận Giao Chỉ vào năm Vĩnh Hoà thứ 2. An
nam chí lƣợc, VII, 1b - 2a. Sainson, 217.
[46] Thứ sử. Hậu Hán thƣ, XXXVII, 68a: “Mỗi châu trong số 12 châu ở ngoài
đều có một thứ sử”.
[47] Giả Xƣơng, Thị ngƣ sử
[48] Thái tử Bảo, tức vua Hiếu Thuận, là con vua Hiếu An, trị vì từ 126 đến 144
[49] Lý Cố, thƣợng thƣ dƣới triều Chuoen Ti (Thuận đế). Xam tiểu sử Lý Cố
trong Hậu Hán thƣ, XCIII, 39a - 42a; cũng xem An Nam chí lƣợc, V, 9a, 10b;
Cƣơng mục, Tiền biên, II, 21ab; Sainson, 252 - 255; Des Michels, 72 - 75.
[50] Hầu.
[51] Liệt thổ hay
[52] “Năm Vĩnh Hoà thứ ba, tháng 6”, Trƣơng Kiều, Chúc Lƣơng. Hậu Hán
thƣ, VI, 29a; CXVI, 33a; Việt sử lƣợc, 1,5a; An Nam chí lƣợc, V, 9a; 10b; VII,
2a; Sử ký, Tiền niên, ngoại kỷ, III, 4b, 6a: Cƣơng mục, Tiền biên, II, 19b, 21b;
Sainson, 252 - 317; Des Michels, 70 - 73.
-86-
[53] Sơ Bình; 190 - 193, niên hiệu thứ nhất của vua Hiếu đế nhà Hán, 190 - 220.
Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 24b. Tấn thƣ, XCVII, 14b, chỉ nói: “Về cuối đời nhà
Hán”.
[54] Công tác.
[55] Khu. Đối với ngƣời Trung Quốc, tên này có lẽ dùng theo nghĩa thông tính
(generique) để chỉ những ngƣời Chàm Liên. Đừng nhầm với (Liên), chữ này
thƣờng dùng ghép với một chữ khác để chỉ tên những ngƣời Mandi tràn vào
Nhật Nam năm 137. Lƣơng thƣ, LIV, 53a, viết là Đạt. Thuỷ kinh chú,
XXXVI, 24b, viết là (Quỳ) là thao Lƣơng thƣ viết là Đạt, tôi nghĩ rằng chẳng
cần phải coi việc sửa chữa đó là quan trọng.
[56] Xem Lƣơng thƣ, LIV, 53a; Thuỷ kinh chú, XXXVI, 34b
[57] Lệnh
[58] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Nam Tề thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng thƣ, LIV, 53b;
Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a; Nam sử, LXXVIII, 41a; Văn hiến thông khảo, XXVI,
Lâm Ấp, 46a; Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 24b, 25; Việt sử lƣợc, I, 5a; An nam
chí lƣợc, VII, Ib, â; Sử ký, ngoại kỷ, Toàn thƣ, ngoại kỷ; Cƣơng mục, Tiền
biên, III, 20b; Sainson, 317; Des Michels, 114. Cũng xem Chavannes, Những
nhà tu hành lỗi lạc (Religieux aminents), 107, chú thích2, và 203 - 204; Pelliot,
IV, 190 - 382 - 399.
[59] Aurousseau, BEFEO, XIV, 9, 27, tuyên bố rằng “những văn bản thì rõ ràng
hơn là H. Maspero đã tƣởng” rồi trích dẫn Cựu đƣờng thƣ. Nhƣng ông ấy quên
rằng cái tên Lâm Ấp xuất hiện lần đầu tiên, ở đây, trong văn bản này xuất hiện
vào đầu thế kỷ X, còn các sách khác đƣơng thời thì không thấy có. Đoạn văn mà
Aurousseau nói tỉ mỉ đó thực ra chỉ là một đoạn văn của những nhà biên soạn
Cựu đƣờng thƣ mới thêm vào (interpolation).
[60] Xem ở trên
[61] Võ Cạnh, 40, A9, 11.
[62] Ở mục thống kê (inventaire), đối với mỗi ông vua, tôi sẽ lập một danh sách
các bia nói đến tên ông vua trị vì. Những bi ký ấy đƣợc chia ra làm ba loại:
a. Những bia mà tác giả chính là vua

-87-
b. Những bia đƣợc lập trong thời gian ông ấy làm vua, nhƣng do một ngƣời
khác ra lệnh làm, nhƣ vợ, con, thƣợng thƣ, thống tƣớng,vv...
c. Những bia dựng lên sau khi vua mất.
Đối với những bia ở loại B và C, tên tác giả sẽ đƣợc nêu lên trƣớc thƣ mục.
Thống kê (của Cri Mara): C.Võ Cạnh, Khánh Hoà, 40, đã mòn, chữ Phạn, một
con cháu của CriMara, C. 11, 161 XX, và Finot, Bút ký minh văn học (notes
epigraphiques) (BEFEO, XV, 2,3 đến 5, trang 111)
[63] Thuỷ kinh chú, XXXVI.
[64] Finot, Bút ký minh văn học, bài bia Võ Canh, (BEFEO, XV, 2, 445).
[65] Tấn thƣ, LCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Nam sử, LXXVIII, 41a;
Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm Ấp, 46a.
[66] Năm Kiến An thứ 25, 220 s.c nguyên, vua Hiến đế thoái vị và nhƣờng
vƣơng quyền cho Tào Phi tức vua nhà Nguỵ. Hiếu đế mất năm 234.
[67] Sau khi Hiếu đế thoái vị, vƣơng quốc Hán bị chia ra làm 3 vƣơng quốc:
Nguỵ ở phía bắc sông Dƣơng Tử và Hồ Bắc ; Thục do Lƣu Bị lập năm 221, gồm
đại lƣợc vùng Quý Châu, Tứ Xuyên và Hồ Nam ngày nay; Ngô gồm cả miền
Hoa Nam, trong đó có cả những quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Mãi
đến năm 229, Tôn Quyền, vua nƣớc đó mới tự xƣng là Hoàng đế (Empereur).
[68] Lữ Đại đƣợc bổ nhiệm làm thứ sử quận Giao Chỉ năm 220 (tức năm Diên
Khang, thứ nhất, Tam Quốc chí, Ngô thƣ, XV, 49a, Tchl, Iv, 6b)vì có vấn đề
đổi Lữ Đại sang một nơi khác vào năm 231 (tức năm Hoàng Long thứ 3), Tam
Quốc chí, Ngô thƣ, XV, 49a), sứ bộ nói ở đây không thể xảy ra giữa hai niên
điểm đó đƣợc. Xem Pelliot, Nƣớc Phù Nam, III, 251.
[69] “Lữ Đại phái những ngƣời tòng sự xuống miền Nam để gieo nền văn minh
của vƣơng quốc Ngô, cho nên những vua ở ngoài biên thuỳ nhƣ vua Phù Nam,
Lâm ấp, Đƣờng Minh đều gửi sứ bộ sang cống” . Tiểu sử Lữ Đại. Tam Quốc
chí, Ngô thƣ, XV, 49a; An nam chí lƣợc. IV, 7a; Cƣơng mục, Tiền biên, III,
5b; Sainson, 208; Des Michels, 94. Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46a,
Phƣơng nam, 420, nói: “Dƣới thời nhà Ngô, (Lâm ấp, phái một sứ thần tới”, có
lẽ là nói sứ thần này chăng. Thực ra sứ bộ chỉ đƣợc phái đến thứ sử Châu Giao.

-88-
Thực thế, sứ bộ Chàm đầu tiên đƣợc phái sang triều đình Trung Quốc là vào
năm 254. Tấn Thƣ, III, 12a, XCVII, 14b; và bên dƣới.
[70] Năm Xích - ô thứ II nhà Ngô, (tức năm Chính Thuỷ thứ 9 nhà Nguỵ, Thuỷ
kinh chú, XXXVI, 23b; Tam quốc chí, Ngô thƣ, XVI, 53a.
[71] Dẫn, hay Lục dẫn, tên hiệu là Kính Tông. Xem tiểu sử Lục Dẫn, Tam quốc
chí, Ngô thƣ, XVI, 53a - b; An nam chí lƣợc, VII, 6a (gọi ông là Lục Duệ,
Toàn thƣ, ngoại kỷ, 3b,4a; Cƣơng mục,Tiền biên, III, 8b, 9a; Sainson, 331 -
332; Des Michels.
[72] Có lẽ ít ra cũng là do văn bản không rõ ràng. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 23a
- b nó: “Năm Xích - Ô thứ III nhà Ngô, tức là năm Chính Thuỷ thứ 9 nhà Nguỵ,
Giao Chỉ chống lại Lâm Ấp ở vụng cổ chiến (vụng đánh nhau xƣa) bằng một
trận lớn, đó là lần đầu tiên Giao Chỉ mất Khu Túc”.
[73] “Năm Chính thuỷ thứ 9 nhà Nguỵ, tức 248 s.c.nguyên, theo Thuỷ kinh
chú, XXXVI, 19b, quận Lâm ấp tràn vào lãnh thổ huyện Thọ Lãnh mà họ lấy đó
làm biên giới”. Huyện này có lẽ tƣơng ứng với tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Xem
Aurousseau, BEFEO, XIV, 9, 18, 27, 29.
[74] Phạm Hùng, Tấn thƣ, XCVII, 14b, Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Tuỳ thƣ,
LXXXII, 37a; Nam sử, LXXXVIII, 41a; Thuỷ kinh chú, XXXIV, 25a; Văn
hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46a; An nam chí lƣợc, V, 12a; Sử ký, Toàn
thƣ, ngoại kỷ, IV, 8b; Cƣơng mục, Tiền biên, III, 15b, 20b; Sainson, 216; Des
Michels, 60 (đã bỏ sót tên Phạm Hùng trong bản dịch), 114. Về họ Phạm,
Pelliot, IV, 194, nói: “Ngƣời Trung Quốc cho vƣơng triều Chàm trị vì từ thế kỷ
III đến thế kỷ VII thuộc về họ Phạm; một số tƣớng lĩnh và phái viên cũng có họ
Phạm. Thật là khó mà nói đƣợc rằng tên Phạm dùng làm họ ở Trung Quốc, là do
sự gán ghép ngẫu nhiên làm tên họ của ngƣời Chàm, hay trong tên đó có tiềm
tàng một chữ nào của ngƣời Chàm không. Tôi không cho giả thiết thứ nhất là
đúng; thế nhƣng ngƣời sáng lập ra vƣơng triều mới ở giữa thế kỷ VII cũng đƣợc
chỉ bằng tên họ của Trung Quốc là Tchou - ko(?), và năm 986, tên vua Lƣu Kỳ
Tông bắt đầu bằng họ Lƣu là một họ rất phổ biến ( về họ Lƣu này, tuy vậy cũng
cần phải dè dặt, vì nếu lịch sử nhà Tống cho rằng Lƣu Kỳ Tông là một ông vua
của Chiêm Thành đã phái một sứ bộ năm 986, sách Đại Việt sử ký của Việt
Nam, I, 10, chỉ cho ông ta là một Việt Nam lánh nạn; Văn bản này dƣờng nhƣ
khó mà ăn khớp với Tống sử). Trái lại, cách mà tên những ngƣời châu Âu đang
-89-
sống ngày nay ở Trung Quốc bị biến đổi do thói quen về đại hữu danh từ Trung
Quốc (onomastique chinoise), đã làm cho ngƣời ta tin là có sự cải tác những tên
bản xứ: vào thời Tống, tên họ Dƣơng dành cho nhiều vùa Chàm chỉ là một chữ
Chàm YAN, nghĩa đen là Thần (Dim), điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Chữ
họ Phạm này bị ngƣời Trung Hoa tách rời ra với tên, khi thì họ dùng, khi thì họ
bỏ; rất có thể là tên họ ấy đƣợc dùng mãi mãi làm họ các vua Chàm, cho nên nó
nghiễm nhiên đứng trƣớc các tên thật cho đến khi có một cuộc lật đổ vƣơng triều
thì ngƣời ta mới công nhận họ đó đã tàn. ở Phù Nam cũng vậy, ngƣời Trung
Quốc trong suốt thế kỷ thứ III cũng dùng chữ Phạn, viết đúng nhƣ chữ Phạn này
để làm họ cho dòng đang trị vì (xem BEFEO, III, 291 - 293). ở Phù Nam không
có bi ký nên ta không thể nói đƣợc rằng ngƣời Trung Quốc đã phỏng theo một
tập tục bản xứ ở đó. ở Chiêm Thành, bi ký ít ra cũng chỉ rằng một chữ hay một
từ nào na ná nhƣ chữ Phạn lại đƣợc dùng trong nghi thức đặt tên vua. Ngƣời
Trung Quốc thƣờng hay lấy tên quê quán của một ngƣời để làm tên họ cho
ngƣời đó (xem BEFEO,III, 252); trong trƣờng hợp không có cách kiến giải nào
tốt hơn, tôi có chiều hƣớng tin rằng họ đã dùng ở đây tên một đẳng cấp (caste).
Đối với một vài xứ nhƣ Chân Lạp (Tchen-la), “Trung ấn Độ”, sử sách nói rằng
dòng họ đang trị vì có tên họ là Ksatriya (xem BEFEO, II, 123, Tân Đƣờng
thƣ, CCXXI, Hạ, 106). Nhƣng chúng ta lại đọc lịch sử nhà Lƣơng (CCXXI, 2a)
thấy rằng những dòng họ lớn của ngƣời Chàm thì gọi là P‟ o-lo-men (Bà La
Môn). Cái tên Bhrama (Bà La Môn) trở thành đồng nghĩa với chữ dùng ở Trung
Quốc làm tên họ? Giả Thiết đó không có nghĩa gì là vững chãi, nhƣng tôi không
thấy giả thiết nào khác để giải thích rằng cũng chữ tên họ đó đã đƣợc ngƣời
Trung Quốc dùng để làm họ cho các vua Chàm cũng nhƣ các vua ở Phù Nam”
.Đối với tôi, tôi tin rằng, và Finot cũng tin nhƣ tôi, Phạm chỉ là chữ phiên âm
của chữ “Varman” mà ngƣời Trung Quốc có thể dùng làm họ vì rằng tất cả tên
các vua đều tận cùng băng “varman”.
[75] Tấn thƣ, LCVII, 14b; Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25a, và Văn hiến thông
khảo, XVI. Lâm ấp, 46a, là ngoại tôn (cháu ngoại) (con trai của ngƣời con gái),
Lƣơng thƣ, LIV, 53b, và em gái hay của con gái”. Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a, chỉ
viết (kỳ sanh) (cháu của ông).
[76] “Hơn nữa, vƣơng quốc của Phạm Hùng về phía nam tiếp giáp với Phù
Nam. Vƣơng quốc đó có nhiều bộ lạc; những bộ lạc bạn sẵn sàng giúp đỡ lẫn

-90-
nhau; ỷ vào địa thế hiểm trở, họ không thần phục Trung Quốc”. Tiểu sử Đào
Hoàng, Tấn thƣ, Phù Nam từ 250 -290. Pelliot, Phù Nam (BEFEO, III, 257 -
267 - 303 và đó đây).
[77] Niên điểm này chỉ là ƣớc lƣợng. niên điểm này lấy trong bản hồi ký của
Đào Hoàng gửi cho vua nhà Tấn vào khoảng năm 280: “vƣơng triều trƣớc đã
chọn tôi để đƣa quân đội vào miền Nam, chống lại chúng. Việc đó đã xảy ra hơn
10 năm nay rồi”. Tấn thƣ, LVII, 33a.
[78] Tôn Hạo, tức vua Quy mệnh hầu Hạo, nối ngôi Tôn Hƣu năm 264; năm
280, ông đầu hàng vua Vũ và dâng vƣơng quốc Ngô tàn phá để sát nhập vào nhà
Tấn.
[79] Những tài liệu này về Phạm Hùng lấy trong bản hồi ký mà Đào Hoằng, thứ
sử Giao Châu thời nhà Ngô, gửi cho vua nhà Tấn sau khi nhà Ngô đổ; Trong hồi
ký đó, Đào Hoàng nhấn mạnh đến việc cần để quân đội lại Giao Châu để đối
phó với những cuộc xâm nhập của ngƣời Chàm. Ông cũng nêu lên rằng đoàn
quân ấy đã bị tiêu hao khi đi đánh địch, bị thời tiết và lam chƣớng gây ra, lúc
đầu có 8.000 ngƣời, nay chỉ còn gần 2.400. Tấn thƣ, LVII, 33a; An nam chí
lƣợc, V, 12 a-b; Toàn thƣ, IV, 8b; Cƣơng mục, III, 15b, 16a; Sainson, 261 -
262; Des Michel, 108 - 109; Pelliot, Phù nam (BEFEO, III, 255).
[80] Phạm Dật, Tấn thƣ, XCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Tuỳ thƣ, LXVII,
37a; Nam sử, LXXVIII, 41a; Thuỷ kinh chú, LXXVI, 25a; Văn hiến thông
khảo, XXIV, Lâm ấp, 46a; Cƣơng mục, Tiền biên, III, 20b; Des michels, 114
[81] “Nâm Thái Khang thứ 5, tháng 12, Lâm ấp phái một sứ thần mang đồ cống
tới. Tấn thƣ, III, 12a. Trong đời vua Thái khang nhà Ngô, lần đầu tiên, có ngƣời
tới cống, Tấn thƣ, XCVII, 14b. “Năm Thái Khang thứ 5, Lâm ấp lần đầu tiên
đƣa đồ cống tới”. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a. Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm
ấp, 46a, Phƣơng Nam, 425, có ghi sứ bộ do Lữ Đại phái đến (xem ở trên) nói:
“khoảng giữa niên hiệu Thái khang, vua Vũ nhà Tấn, nƣớc Lâm ấp lại gửi đồ
cống tới‟.
[82] Văn
[83] Dƣơng Châu. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25b. Tôi đoán là Dƣơng châu phú ở
Giang tô.

-91-
[84, 85] [84] Tây quyển, ở quận Tƣợng Lâm, BEFEO, XVI, I, 52, Henri
Maspero viết rằng: “Tây quyển ở vào vùng Huế”. Aurousseau, BEFEO, XIV,
9, 28, chứng minh rằng: Khu túc và Tây quyển chỉ cùng một địa điểm”, theo
ông, thì ở vào vùng phụ cận sát kinh thành Huế ngày nay”. - [85] Phạm Chuỳ.
Tấn Thƣ, XCIII, 14b; Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25a, hay Phạm Trĩ theo Lƣơng
thƣ, LIV, 53a và Nam Sử, LXXVIII, 41a. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25a và b
dẫn ra những lời chú viết là (Nhã).
[86] Ở đây, tôi theo truyện kể trong Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25 ab, Cũng câu
chuyện này kể, trong Tấn thƣ, XCVII, 14b, trong Lƣơng thƣ, LIV, 53b, và
trong Nam sử, LXXVIII, 41a, thì không đầy đủ bằng. Cũng xem truyện kể trong
Lâm ấp ký, trích trong (Chouo Feou) mà Aurousseau đã dịch ra, đăng trong
BEFEO, XIV, 9, 17.
[87] Vào khoảng giữa niên hiệu Kiến hƣng đời vua Mẫn đế. Thuỷ kinh chú,
XXXVI, 25b, Minh đế, nối ngôi Hoài đế, chí làm vua có 4 năm, từ 313 đến 316,
có một niên hiệu. Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46a, nói: “Tên nô lệ
Văn trƣớc đây đã đi lên phía bắc đến tận Lạc dƣơng làm nghề buôn bán...”. Bản
dịch của Hervay de Saint-Denis: Phƣơng Nam, 264, về điểm này thì dở.
[88] Thủy kinh chú, XXXVI, 26a, hình nhƣ đặt việc này vào 10 năm trƣớc khi
Phạm Dật chết, tức là năm 321, nếu ta theo niên điểm trong Thuỷ kinh chú, hay
là năm 326, nếu ta theo niên điểm trogn Tấn thƣ.
[89] Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[90] Tấn thƣ, XCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a;
Nam sử, LXXVIII, 41a; Thuỷ kinh chú, XXXVI, 25b; Văn hiến thông khảo,
XXIV, Lâm ấp, 46a; Phƣơng nam, 426, Cƣơng mục, Tiền biên, III, 20b; Des
Michels, 114.
[91] Năm 284, ông đã làm vua rồi, còn Văn tới giúp việc vào năm 321 hay 326,
xem ở trên.
[92] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 26a, nói Phạm Dật có 2 con trai.
[93] Năm Hàm khang thứ 2. Tấn thƣ, XCVII, 14b. Lƣơng thƣ, LIV, 53b, và
Nam sử, LXXVIII, 41a, nói “năm Hàm khang thứ 3”, 337. Thuỷ kinh chú khi
thì nói (XXXVI, 25b)” vào năm Hàm hoà thứ 6, 331”.

-92-
[94] Thủy kinh chú, XXXVI, 26a. Lƣơng thƣ, LIV, 53b, và Nam Sử,
LXXVIII, 41a, nói là Văn bỏ thuốc độc vào nƣớc để nấu cơm.
[95] Vƣơng triều I
(192 - 336)
Cri Mara Khu Liên (?)
Vào khoảng 192

Con cháu Con gái


trong đó có ngƣời là
tác giả bài văn bia Phạm Hùng
Võ Canh Phạm Dật + 336

[96] “Rồi Văn đánh các nƣớc (Quốc) Đại-kỳ-giới và Tiểu-kỳ-giới, nƣớc Từ
lang, nƣớc Khuất-đô, nƣớc Càn-lỗ, nƣớc Phù-đan và dẹp đƣợc tất cả”. Tấn thƣ,
XCVII, 14b, Thuỷ kinh chú, XXXVI, 26a, cũng nói đánh các nƣớc đó và thêm:
“Tất cả những nƣớc đó là những nƣớc dã man, do những ngƣời Man di ở, có
tiếng nói cổ lỗ. Nếu họ ăn bằng mồm, thì uống bằng mũi. Họ vẽ mặt và mình, đi
lại trần truồng”.
[97] Tên là Diễn, tức vua Thành đế, là con và là ngƣời nối ngôi vua Minh đế.
Làm vua từ 326 tới 342.
[98] “Năm Hàm Khang thứ 6, mùa đông, tháng 10”, Tấn thƣ, VII, 25a.
[99] Tấn thƣ, XCVII, 14b: không có niên điểm; nhƣng vì sứ bộ nói đây lại đƣợc
đặt vào giữa việc hàng phục đƣợc các tiểu quốc và việc đánh Nhật Nam năm
347, ta rất có thể cho rằng thƣ đó cùng với thƣ nói ở trong phần chính, vào năm
340.
[100]. “Lâm ấp, thiếu ruộng tròng trọt, rất muốn chiếm đất Nhật Nam”, Tấn
thƣ, XCVII, 14b.
[101]. Về việc này, xem thƣ của Sine Tsong (?) gửi cho vua Ngô ngay sau khi (
) bị gọi về. Về tiểu sử của Sine Tsong, xem Tam Quốc Chí, Ngô thƣ, VIII, 26b,

-93-
27a. Thƣ này đƣợc chép lại trong An Nam chí lƣợc, V, 11ab, 12a; Toàn thƣ,
ngoại kỷ, IV, 2b-3b; Cƣơng mục, Tiền biên, III, 5b-8a; Sainson, 256-260; Des
Michels, 94-97.
[102]. Hàn Tập, làm Thái thú quận Nhật Nam do Khƣơng Tráng là thân gia bổ
nhiệm. Tấn thƣ, XCVII, 14b, Sử ký, ngoại kỷ, IV, 14a, viết là Khƣơng Trang
(.....)
[103]. Tạ Trạc, cũng là thân gia của Khƣơng Tráng, sách đã dẫn.
[104]. Hạ Hầu Lãm, Tấn thƣ, sách đã dẫn;An Nam chí lƣợc, VIII, 4a; Sử ký
ngoại kỷ, IV, 14b. Sainson, 344.
[105]. “Năm Vĩnh Hoà thứ 3, tháng giêng”, Tấn thƣ, VIII, 26b. Thuỷ Kinh
chú, XXXVI, 26a, dƣờng nhƣ đặt sự kiện này vào năm Kiến Nguyên thứ 2, 344.
Xem Aurousseau, BEFEO, XIV, 9, 21.
[106]. Tây quyển, xem ở dƣới.
[107].Tấn thƣ, XCVII, 14b. Sử ký, ngoại kỷ, IVb, đƣa lời thỉnh nguyện này vào
năm 348.
[108]. Chu Phan, thứ sử châu Giao từ 347- 351. An Nam chí lƣợc, 4a, Sainson,
344, 345.
[109] Lƣu Hùng, làm Đốc hộ
[110] “Năm Vĩnh Hoà thứ 3, tháng 7”, Tấn thƣ, VIII, 26b.
[111] “Năm Vĩnh Hoà thứ 4”, Tấn thƣ, VIII, 26b; VIII, 14b.
[112] “Năm Vĩnh Hoà thứ 5, tháng 5”, Tấn thƣ, VIII, 26b; XCVII 14b; Thuỷ
Kinh Chú, XXXVI, 21b.
[113] Lƣ dung
[114] Tây tƣờng quân Hoàn Ôn (xen tiểu sử Hoàn Ôn trong Tấn thƣ, XCVIII,
18b-20b) đã giao việc chỉ huy cho tƣớng Đằng Tuấn, An nam chí lƣợc, VIII, 4a;
Sainson, 345.
[115] Tấn thƣ, LCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 53b; Thuỷ Kinh Chú, XXXVI,
21. Tôi không biết nghĩ thế nào về câu trong Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 23a:
“Năm Thái Hoà thứ 3 tƣơng ứng với năm 368, Phạm Văn chiếm đất châu Giao
đến tận Hoàng Sơn, và lấy đó làm địa giới”. Việc này xẩy ra vào những năm

-94-
346-347; hơn nữa, năm 386, Văn chết, nhƣ vậy là có sự nhầm lẫn. Xem
Aurousseau, BEFEO, XIV, 9, 20.
[116] Phạm Phật. Sử ký, ngoại kỷ, III, 14b, viết là (Phạm viết đơn). Tấn thƣ,
XCVII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 536; Nam sử, LXXVIII, 41a; Thuỷ Kinh chú,
XXXVI, 21b; Văn hiến thông khảo, Lâm ấp, 46a; Sử ký ngoại kỷ, III, 14b;
Cƣơng mục, tiền biên, III, 20b; Des Michels, 114.
[117] Quán Toại
[118] Dƣơng Bình, An nam chí lƣợc, VIII, 2a; Sainson, 345.
[119] Thủy kinh chú, XXXI, 21b, viết: “Đến tận hồ Lang, trong xứ Nhật Nam
trƣớc kia, Hồ Lang, tức là tới Khu Túc về phía Tây. Chính trong trận này sách
Cựu Đƣờng thƣ, XLI, đã “đặt cái nhật khuê: “Tƣớng Quán Toại nhà Tấn sau khi
đánh bại Phạm Phật, vua Lâm ấp, thì cƣớp bóc xứ ấy và tiến đến kinh thành.
Ngày 5 tháng 5, ông đặt cái nhật khuê, bóng nổ chỉ 9 tấc 1phân”. Thuỷ kinh
chú, XXXVI, 24b, cũng nói về cách quan trắc đó của Quán Toại, nói thêm: “Vì
vậy đã đặt tên cho huyện Nhật nam là Tỷ cảnh”. Xem sự bàn cãi của Pelliot, IV,
186, 187, 193 về vị trí của Khu Túc. Về giá trị những sự tính toán vĩ độ do
ngƣời Trung Quốc quan trắc các nhật khuê, xem Parmentier, Thống kê miêu tả
các lâu đài Chàm ở Trung Kỳ, II, 375, chú thích số 5.
[120] “Năm Vĩnh Hoà thứ 7”. Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 21b.
[121] “Năm Vĩnh Hoà thứ 9, tháng 3” Tấn thƣ, VIII, 27a.
[122] Nguyễn Phu, Tấn thƣ, VIII, 27a; Việt sử lƣợc; 18b; An nam chí lƣợc,
VIII, 4a; Sainson, 345.
[123] Luỹ. Thuỷ kinh chú, XXXI, 21b, nhầm hai trận đánh, cho rằng việc đoạt
đƣợc 50 luỹ là vào năm 331.
[124] Tấn thƣ, VIII, 27a; An nam chí lƣợc, VIII, 4b; Sử ký, ngoại kỷ, IV, 14a;
Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 8b; Cƣơng mục, ngoại kỷ, III, 20a; Sainson, 345; Des
Michels, 113-114
[125] “Năm Thăng Bình thứ 3, tháng 12”, Tấn thƣ, VIII, 28a; Lƣơng thƣ, LIV,
54a; Sử ký ngoại kỷ, IV, 14b. Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 28b, ghi trận đánh này
vào năm Thăng Bình thứ 2, 358.
[126] Ôn Phóng Chi con Ôn Kiều; An nam chí lƣợc, VIII, 4b; Sainson, 345.
-95-
[127] Đỗ Bảo, Nguyễn Lãng. Ngƣời thứ nhất là Thái thú, ngƣời thứ nhì Phó
Ngự sử quận Giao Chỉ; Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 26b,
27a. Quận Giao Chỉ nằm tring Châu Giao, mà Ôn Phóng Chi làm thứ sử.
[128] Phật Bảo Thành, Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 27a. Cũng là thành của kinh
đô Chiêm Thành vào đầu th ế kỷ VI, dƣờng nhƣ tƣơng ứng với Campapura,
“Cách 5 dặm về phía nam...còn hai luỹ do Ôn Phóng Chi dựng”. Cũng xem An
nam chí lƣợc, VIII, 4b; Sainson, 346.
[129] “Từ thác Vô Lao này, đi sâu vào huyện Thọ Lãnh, thì tới cửa sông Ôn
Công. Năm Thăng Bình thứ 3. Ôn Phóng Chi đi đánh Phạm Phật, đánh bại Phật
ở vụng Ôn Công; Ôn Phóng Chi lấy phần bắ của vụng và quả núi trên bờ vụng
đó làm biên giới của đế quốc Trung Hoa, Thuỷ Kinh chú, XXXVI, 24b. Nếu ta
công nhận rằng huyện Thọ Lãnh tƣơng ứng với Thừa Thiên hiện nay, tôi thấy
rằng vụng và Chu May không phù h ợp với những điều đã đƣa ra. Aurousseau,
BEFEO, XIV, 9, 21, lại dịch khác văn bản này.
[130] Tấn thƣ, trong chú thích về Chiêm Thành, XCVII, 14b, cho rằng ngƣời
chỉ huy trận đó là Đằng Hàm, thứ sử Quảng Châu, còn An nam chí lƣợc, VIII,
4b; Sainson, 346, lại diễn lại sai lầm đó và cho Đằng Hàm là thứ sử Châu Giao.
Phần chính văn Tấn Thƣ, VIII, 28a, chỉ ghi có cuộc chinh phạt của Ôn Phóng
Chi.
[131] “Năm Hàm an thứ hai, tháng giêng”, Tấn Thƣ, IX, 30a.
[132] Vua bấy giờ là Giản Văn, con vua Nguyên đế, đƣợc thống soái Hoàn Ôn
đƣa lên làm vua năm 371 sau khi đã truất ngôi Tƣ Mã Dịch.
[133] “Vào khoảng niên hiệu Ninh Khang đời vua Hiếu Vũ”. Tấn thƣ, XCVII,
14b. Phần chính văn của Tấn thƣ không khi một sứ bộ nào trong những năm
Ninh Khang. Tƣ Mã Xƣơng, tức vua Hiếu Vũ, nối ngôi cha là Giản Văn (Kien
Wien) năm 373.
[134] “Năm Thái nguyên thứ 2, tháng 6” Tấn thƣ, IX, 31a.
[135] Phạm Hồ Đạt, Tấn thƣ, XCVII, 14b hay Tấn thƣ, X, 35a. Lƣơng thƣ,
LIV, 54a, gọi là Tu Đạt, Tấn thƣ, XCVII, 14b nói ông là con (tử) và Lƣơng thƣ
LIV, 54a nói ông là cháu (Tôn) Phạm Phật.

-96-
[136] Phạm Hùng, đó ít ta là cách mà tôi giải thích đoạn ghi chép của Tấn thƣ,
IX, 31b nói rằng năm Thái nguyên thứ 7, mùa xuân, tháng 3, 382, Phạm Hùng
của Chiêm Thành phái một sứ bộ đến cống.
[137] Sử ký, ngoại kỷ. IV, 1b, Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 2a.
[138] “Năm Long an thứ 3, mùa xuân, tháng 2”, Tấn thƣ, X, 33b; Lƣơng thƣ,
LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41ab. Tất cả các sử sách của Việt Nam (Sử ký,
ngoại kỷ, IV, 15a; Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 5a; Cƣơng mục, tiền biên, III, 22a)
nói là “vào tháng 3”
[139] Cảnh Nguyên; Tào Bính, Lƣơng thƣ, LIv, 54a.
[140] Đặng Dật, Lƣơng thƣ, 54a; Sử ký, ngoại kỷ, Iv, 15a.
[141] Đỗ Viện, tên hiệu là Đạo Ngôn (?), là ngƣời Châu Giao, gốc Trung Quốc,
làm thái thú quận Cửu đức và Nhật Nam. Năm 376, thái thứ quận Cửu đức và
Nhật nam. Năm 376, thái thú quận Cửu chân là Lý Tốn (Việt sử lƣợc, 1, 9a, viết
là (Nguyễn Tốn) tuyên bố độc lập, Đỗ Viện đƣợc bổ nhiệm thay và đƣợc uỷ đi
trừng phạt Lý Tốn. Lý Tốn bị bắt và bị chém (381), quận lại yên ổn Đỗ Viện
tƣớng lệ đặc biệt, đƣợc phong làm Long nhƣơng tƣớng quân (tự điển KHang Hy
nói rằng tƣớc này do vua Vũ nhà Tấn đặt ra). Tiểu sử Đỗ Viện đƣợc viết ở phần
đầu tiểu sử con ông là Đỗ Tuệ trong Tống sử, XCII, 32a, đƣợc trích dẫn gần
nhƣ nguyên văn trong An nam chí lƣợc, XV, Sainson, 507, và trong Cƣơng
mục tiền biên, III, 21b, 22 ab. Cũng xem Việt Sử lƣợc, I, 9a; Sử ký, ngoại kỷ
IV, 15a, Toàn thƣ, ngoại kỷ, 9b, 10a; sau hết trong Sử ký, ngoại kỷ, VI, 262a,
Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 2a.
[142] “Năm Nghĩa Hy, thứ nhất”, Tấn thƣ, XCVII, 14b.
[143] Trƣởng sử
[144] Nguyễn Phi, Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Sử ký, ngoại kỷ, IV, 15ab.
[145] Đỗ Tuệ Độ là con thứ 5 của Đỗ Viện. Tiểu sử của ông chép ở Tống thƣ,
XII, 32ab. Phần thứ nhất đƣợc An nam chí lƣợc chép gần nhƣ nguyên văn, XV;
Sainson, 508-509. Cũng xem Việt Sử lƣợc, I, 9ab; Sử ký, ngoại kỷ, IV, 15b,
16ab, VI, 2a; Toàn thƣ, ngoại kỷ, Iv, 9ab, 10a, V, 2a; Cƣơng mục tiền biên,
23a, 24ab; Des Michels, 120 “Trong châu ông lƣu ngụ, ông mặc áo vải, ăn cơm
rau. Ông cấm không đƣợc giết súc vật bừa bãi và cải tiến các nhà học. Những

-97-
năm đói kém, ông đem lƣơng mình cứu trợ kẻ nghèo đói trong châu. Ông hết
sức chú ý đến việc cai trị, y nhƣ ông quán xuyến việc nhà của ông. Tiểu lại và
nhân dân kính trọng ông, yêu mến ông. Ban đêm, các cửa thành thị đều để ngỏ,
không ai nhặt của rơi ở trên đƣờng. Khi ông mất, đƣợc vua truy phong tặng làm
Tả tƣớng quân”. Bản dịch của Des Michels, 120.
[146] Lƣ Tuần đƣợc nhà Tấn bổ nhiệm là thứ sử Quảng châu (Quảng đông và
Quảng Tây). Nhân đời vua An đế gặp khó khăn Lƣ Tuần tuyên bố độc lập,
nhƣng rồi lại bị quân của Lƣu Dụ, ngƣời sáng lập ra nhà Tống đánh bại, phải
trốn về Hợp Phố, rồi trốn sang Châu Giao. Tại đây ông bị Đỗ Tuệ Độ đánh bại,
chém đầu gửi về vua (Tống).
“Năm Nghĩa Hy thứ 9, tháng 3”, Tấn thƣ, X, 25a; Lƣơng thƣ, LIV, 54a, Theo
đoạn trích trong Lâm ấp ký, chép trong Thuỷ Kinh chú mà Aurousseau đã dịch
ra pháp văn (BEFEO, XIV, 9-14, thì năm đó có chiến dịch: trong chiến dịch thứ
nhất, Đỗ Tuệ Độ bắt đƣợc hai con của Hồ Đạt rồi đem chém. Hồ Đạt có lẽ đã
chạy trốn. Tháng 5 Hồ Đạt thình lình tiến vào Cửu Chân “lần thứ hai và chiếm
đƣợc “những ngọn núi, ngăn những nhánh sông bằng hàng rào cành cây chằng
chịt lấy nhau. Lại dùng đội tƣợng binh tiên phong và đánh nhau dƣới chân
thành. Đôi bên đánh lẫn nhau hàng mấy ngày liên tiếp, sau khi đã làm thƣơng
vong nhiều quân địch, bấy giờ mới rút về.
[148] Giao Long. Tôi không biết là xứ nào. Có lẽ đó là một tiểu quốc ở Chiêm
Thành là thái ấp của con vua. Theo nghĩa đen của lời văn trong Tấn thƣ, X, 35a
thì có lẽ là Phạm Hồ Đạt đã bị giết. Lƣơng thƣ, LIV, 54a, trái lại nói là con (
kỳ tức: con của ông). Sau hết, Sử ký ngoại kỷ. IV, 16a, viết theo “sử cũ” mà
nay lại không còn nữa, nói: “Kẻ bị giết là con Tu Đạt chứ không phải Tu Đạt;
Tấn thƣ, không nói rõ vấn đề này. Nay dựa vào sử cũ mới có thể sửa chữa lại
đƣợc”. Toàn thƣ, IV, 9b, chép lại hoàn toàn Tấn thƣ cho nên Launay đã phải nói
trong: “Cổ sử và hiện đại sử xứ An nam” (Histoire anciene et moderne de I‟
Annam) trang 28, 29: “Tuệ Độ lại còn oanh liệt hơn cha. Vua Chiêm thành lại
bắt đầu quấy nhiễu. Tuệ Độ truy kích đến cùng, bắt đƣợc và chém đầu. Cƣơng
mục, tiền biên, III, 24a, dấn lại hoàn toàn. Lƣơng thƣ, Des Michels, trang 119,
đã hiểu sai đoạn này, nhầm chữ Tức, ra là một tên riêng và chấm câu sai. Vì thế
cho nên làm cho cách đọc tên riêng ở đoạn dƣới lại càng sai thêm.

-98-
[149] “Vua của luật pháp” - Bergaine, C, II, 200, chú thích 1, nói: “những vua
Pallavas” cũng có danh hiệu nhƣ thế. Xem những bi ký do ông Fleet công bố
trong “Ngƣời buôn đồ cổ Ấn Độ” (Indian Antiquary), V, số XV, dòng 17
(trang 155) và XII, dòng 16 (trang 51).
[150] Chợ Dinh, Phú Yên, 41, bi ký khắc vào núi đá, chữ Phạn; Bergaine, 75;
Aymonier, 18, C. II, 199, XXI, trang 140 - Hòn Cụt, Quảng Nam, 105, bi ký
khắc vào đá, chữ Phạn; Finot, II, 186, J.A., 1896 (I), 149, trang 308; -Mỹ sơn,
lâu đài AI, 72, bia chữ Phạn; Finot, II, 187, III, 209, IV, 917, XV (2), 5; Huber,
BEFEO, XI, 265. Hòn Cụt ở gần Trà Kiệu, và Parmentier, Thống kê miêu tả
những lâu đài Chàm ở Trung Kỳ, II, 375, chú thích 5, cho biết rằng “một vài
chi tiết của ngƣời Trung Quốc miêu tả (kinh đô đầu tiên của Chiêm thành)
dƣờng nhƣ phù hợp rất thần tình với di chỉ đó và những khu lân cận địa điểm
đó”.
[151] “Chữ viết cho phép đoàn định thời gian một cách khá chính xác. Chữ này
giống hệt với chữ của bi ký Pellavas, Vakatakas, Kadambas ở Ấn Độ, của
Koetei ở Borneo,của Tjampea, Bekasih và Djamboe ở Java. Bi ký ở chợ Dinh
nhƣ vậy là có niên đại vào khoảng năm 400 s.c. nguyên”. Finot, II, 186,cũng
xem Bergaine, C, II, 203-205.
[152] “Luỹ của kinh đô có 4 cửa, cửa đông đƣợc coi là cửa chính, về mặt đông
này có 2 nhánh sông, Hoài, và một cái bia chữ Man di ca ngợi vua Hồ Đạt” .
Thuỷ kinh chú, XXXVI, 26b, bản dịch của Pelliot, IV, 191.
[153] Chính ngôi đền này bị đốt dƣới thời Rudravarman I và đƣợc
Cambhuvarman xây dựng lại.E. Huber trong tập “Nghiên cứu Đồng dƣơng” của
ông, đăng trong BEFEO, XI, 264 - 265, viết: “Ngôi đền lớn Mỹ Sơn mà vua
Bhadravarman cho dựng vào thế kỷ V caka, là công trình kiến trúc cổ nhất mà
nề văn minh ấn độ đã để lại trong bán đảo Đồng dƣơng và trong Nam dƣơng
quần đảo. Dù ở Java hay Borneo là nơi có những tài liệu bo ký cũng cổ nhƣ là
những tài liệu bi ký ở Mỹ Sơn, cũng chẳng có một lâu đài nào lại cổ kính nhƣ
thế. Ngay tại ấn Độ, ngoài một vài ngôi tháp Phật và một hay hai đền đài ở dƣới
đất, cũng không có một lâu đài nào sau ngôi đền quốc gia (sanctuaire national)
của Chiêm thành. Trong lịch sử kiến trúc ấn Độ, sau này, một bài nghiên cứu
ngôi đền của Bhadrecvara ở Mỹ Sơn sẽ chiếm một địa vị quan trọng.
[154] Mỹ Sơn, 72, A5 và tiếp theo.
-99-
[155] Thống kê: A.I. Chợ Dinh, Phú Yên, 41, bi ký khắc trên núi đá, chữ Phạn;
C; Finot, II, 186, trang 140. - 11. Mỹ Sơn, đền A1, 72, bia chữ Phạn; Finot, II,
187, III, 209, IV, 917, I, XV, (2), 5, trang 357. - III. Hòn Cụt, Quảng Nam, 107,
bi ký khắc trên núi đá, chữ Phạn; Finot, II, 186, J.A. 1896 (3), 149, trang 308.
[156] Địch Chân, Lƣơng thƣ, LIV, 54a. Nam sử, LXXVIII, 41b; Sử ký, ngoại
kỷ, Iv, 16b.
[157] Địch Khải.
[158] Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Sử ký, ngoại kỷ, Iv, 16b.
[159] Xem ở dƣới.
[160] Mỹ Sơn, lâu đài E6, 96, bia, 597c = 657 s.c.nguyên; Finot, IV, 918, III.
[161] Vào thời kỳ mà vua Phạm chiên trị vì ở Phù Nam (nửa trên thế kỷ III).
Xem Pelliot, Phù Nam, III, 303) “một ngƣời từ xứ T‟an (?) dƣơng đi từ nƣớc
đến ấn độ và đi hết chặng này đến chặng khác, đã tới buôn bán ở Phù Nam....
“Phạm Chiên hỏi ngƣời ấy rằng phải đi bao lâu mới tới ấn Độ, ngƣời ấy đáp: “ấn
độ ở cách đây hơn 30.000 dặm; đi đến nơi rồi trở về, phải mất ba năm và rất có
thể là sau bốn năm mới về tới nơi đƣợc”. Thuỷ kinh chú, I, 12a, Phạm Chiên
liền phái một ngƣời bà con là Tô Vật đi ấn độ, ngƣời ấy đi mất 4 năm mới về.
Lƣơng thƣ, chú thích về Trung ấn Độ (Trung Thiên Trúc), LiV, 56b, xem
Pelliot, Phù Nam, III, 271-277-278.
[162] Một ngƣời con cháu của ông tự xƣng là “Cri Gangecvaravancajah”, Mỹ
Sơn, lâu đài, B-I, 81, bia, 63x=708-717 s.c.nguyên; Finot, Iv, 928, VI.
[163] Quốc Tƣớng Tàng Lân, Lƣơng thƣ, 54a; Nam sử. LXXVII, 41b.
[164] Mỹ Sơn, lâu đài E6, 96, bia, chữ Phạn, 579c = 657s.c. nguyên; Finot, IV,
918, III, sách đã dấn. Bút ký về bi minh học ở Đồng dƣơng, trang 414 của bản
in riêng trong đó đã dịch toàn bộ, tên thì chƣa đọc đƣợc; Parmentier, Thống kê
miêu tả những lâu đài Chàm ở Trung Kỳ, II, 608, dƣờng nhƣ sẵn sàng đồng nhất
hoá ông Manorathavarman với Phạm Dƣơng Mại hay một ngƣời nào nối ngôi đó
mà không trình bày lý do.
[165] Finot, IV, 922, chú thích 2.
[166] Văn Địch, Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Sử ký, ngoại
kỷ, IV, 16b. Xem ở dƣới, 100, chú thích 7
-100-
Vƣơng triều II

Tchen Tchen Na Neng Địch Chân Monorathavarman Địch Khải Văn Địch (em
Giao Long Gangaraja bị con Tàng Lân cùng mẹ khác cha
Thoái vị cho giết với Địch Khải)
vƣơng
cháu
(336 - 420)
Phạm Văn (336 - 349)
Phạm Phật (349 - 380)
Phạm Hồ Đạt (380 - 413)

-101-
Chƣơng Ba
LÂM ẤP
--------------
Vƣơng triều III (420 - 528). Phạm Dƣơng Mại và việc Đàn Hoà Chi
chiếm đóng Chiêm Thành (466). - Vƣơng triều IV (529 - 757). -
Cambhuvarman và chiến dịch của Lƣu Phƣơng (605) xây lại đền
Mỹ Sơn.
Vƣơng triều III
(420 - 528)
Phạm Dƣơng Mại I
Dƣơng Mại I
(420 - ?)
Nguồn gốc của Phạm Dƣơng Mại (1) hay Dƣơng Mại, ngƣời sáng lập ra
vƣơng triều III, thì không đƣợc rõ ràng. Ngƣời ta bảo rằng ông là con Phạm Hồ
Đạt (2) và, có lẽ vì là vua đầu tiên, ông ra sức củng cố vƣơng triều. Mẹ ông
thuộc giai cấp dƣới. Vì thế cho nên ông cần phải xác thực việc ông lên làm vua
là chính đáng, và cần làm cho mọi ngƣời biết đó là mệnh trời, dù có nhƣ thế hay
không. Thực vậy, ông để cho ngƣời ta kể lại rằng mẹ ông khi hoài thai ông, nằm
mơ thấy sinh ra một con trai, một vị thần đỡ lấy đặt lên một cái chiếu bằng vàng
lóng lánh, điều đó chứng tỏ đứa con đó sau này sẽ giữ chức vụ cao quý nhất. Vì
vậy, bà đặt tên con là Dƣơng Mại, nghĩa là “Hoàng Tử vàng” (3). Vả chăng ông
là một vị vua tốt, biết cách làm cho ngƣời ta tha thứ việc ông cƣớp ngôi và
“đƣợc nhân dân yêu mến” (4).

-102-
Những cuộc tranh giành nội bộ làm cho Chiêm Thành điêu tàn, cũng không
làm gián đoạn mối bang giao với Trung Quốc, - ông phái sứ bộ đến đó vào
những năm 414 và 417 (5)- cũng không chấm dứt việc thần dân của ông đi cƣớp
phá miền ven biển Cửu Chân va Châu Giao. Họ tàn sát dân chúng, cƣớp của,
làm cho trong xứ luôn luôn lo sợ, đến nỗi giàu nghị lực nhƣ ông cũng không thể
chịu đựng nổi (6). Vào cuối năm 415, họ táo bạo cƣớp phá luôn luôn, nên đang
giữa mùa đông, các tƣớng ở Châu Giao phải đi đánh họ (7). Năm 420 (8), mùa
thu, Đỗ Tuệ lạ đi đánh chúng, chúng đại bại. Một nửa quân lính của chúng chết
tại chiến trƣờng. Để làm bằng chứng hàng phục, chúng biếu những voi thuần
dƣỡng to lớn, vàng bạc, và bông. Đƣợc thể, Đỗ Tuệ Độ ngừng cuộc tàn sát, thả
tù binh, rồi uỷ cho nhà viết sử Giang Du (9) dùng thƣ báo tiệp lên vua Tống
(10).
Năm sau (11), Dƣơng Mại phái một sứ bộ đến triều đình xin công nhận ông
làm “vua Chiêm thành”. Chắn chắn ông cho rằng mình là chƣ hầu của nƣớc lớn,
thì địa vị của ông ở trên ngai vàng sẽ đƣợc vững vàng hơn, cho nên những vua
kế nghiệp cũng bắt chƣớc làm nhƣ vậy.
Phạm Dƣơng Mại II, Dƣơng Mại II (? - 443)
ít lâu sau (12) ông chết, con ông là Đốt (13) lên thay, Đốt mới có 19 tuổi
(14). Vừa lên ngôi, ông đã “chiếm” (15) hai cái tên của cha và tự gọi mình bằng
cái tên của cha là Dƣơng Mại.
Trong khi đó, thần dân của ông vẫn tiếp tục hàng năm đi cƣớp phá, và Đỗ
Hoằng Văn (16), thứ sử châu Giao, chuẩn bị đi để đánh họ (17) thì ông đƣợc
lệnh (năm 427) của vua Vũ, gọi về triều để nhận chức vụ quan trọng hơn.
Vƣơng Huy (18), ngƣời kế tục ông, không kịp hành động ngay. Phạm Dƣơng
Mại vừa mới cống vua năm 430 (19), việc chậm cống nhƣ thế là dấu hiệu của sự
sợ hãi, cho nên ông càng liều lĩnh hơn. Năm sau (20), ông phái hơn 100 chiến
thuyền có lấn đến cƣớp mạn bờ bể Nhật Nam và Cửu Chân (21) (năm 431) (22)
Thật là quá quắt: Nguyễn Di Chi (23) vừa đƣợc bổ làm thứ sử Châu Giao,
đƣợc lệnh đi trừng phạt nghiêm khắc xứ đó. Ông trao quyền chỉ huy 3000 bộ
binh cho tƣớng Đạo Sinh (24) và thuỷ binh cho Nguyễn Khiêm Chi (25). Đạo
Sinh tràn vào Chiêm thành và thình lình xông tới Khu Túc, Dƣơng Mại lúc đó
không có mặt tại đấy: ông ta đi cƣới vợ. Ông vội quay về thì ban đêm sa vào
vùng Thọ Lãnh, vào giữa một hạm đội đang bị nguy khốn về thời tiết xấu. Đó là
-103-
hạm đội của Khiêm Chi, từ 3 ngày nay, ông chống đỡ cùng gió bão không đƣợc
nghỉ ngơi: tuy nhiên, ông cũng giao chiến, và may mắn bắn một mũi tên trúng
ngƣời chỉ huy hạm đội của Dƣơng Mại; chiến thuyền Chàm mất trật tự, chạy ra
khơi, đi đầu là Dƣơng Mại ở trên một chiếc thuyền nhẹ; Khiêm Chi đuổi đến tận
Cù Lao Chàm (26); tình hình bể động, thuỷ thủ mệt nhọc, cơn bão suýt hất ông
lên bờ, đã ngăn cản ông không lợi dụng đƣợc thắng lợi của ông và bắt ông phải
quay về. Đạo Sinh, thấy không đƣợc ứng cứu, thôi không vây thành Khu Túc
(431 (27).
Tóm lại, Dƣơng mại chỉ có lợi trong việc này. Ông ta kiêu ngạo quá đáng
về việc đó, và lòng tham của ông không còn có giới hạn: năm 433 (28), ông uỷ
nhiệm cho một sứ thần xin vua Trung Quốc trao cho ông chức thứ sử châu Giao.
Vua Nghĩa Long từ chối, viện cớ rằng Chiêm Thành cách Châu Giao quá xa, rồi
bổ nhiệm Lý Tú Chi giữ chức đó (29).
Dƣơng Mại vì thế mà tức giận, một mặt vẫn tiếp tục cống đều đặn vua
Trung Quốc (30), mặt khác tăng cƣờng đánh Giao Chỉ làm cho xứ này không
năm nào đƣợc yên ổn. Vua Nghĩa Long lại phải ra lệnh cho đi chinh phạt nƣớc
Chƣ Hầu ngỗ nghịch này. Ông lại càng quyết tâm hơn vì rằng Dƣơng Mại đƣa
những đồ cống chẳng có giá trị gì lắm và không xứng đáng với vị vua chủ tế mà
từ những đồ cống phải gửi đến (31).
Cuộc chinh phạt đó đƣợc quyết định vào năm 443 (32), mãi ba năm sau
mới thực hiện đƣợc. Đàn Hoà Chi (33), tƣớc Long Nhƣơng tƣớng quân, thứ sử
Châu Giao, đƣợc chỉ huy chiến dịch đó. Ông động binh vào mùa xuân năm 446
(34), Tông Xác (35) làm Phó tƣớng, Túc Cảnh Hiên (36) chỉ huy Tiền Quân.
Đàn Hoà Chi sợ (37), đề nghị với vua (Trung Quốc) xin trả lại cƣ dân ở
biên thuỳ Nhật nam và xin nộp một số tiền là 10.000 lạng vàng và 100.000 lạng
bạc. Vua Nghĩa Long ƣng thuận, ra lệnh cho Đàn Hoà Chi cho họ hàng nếu xét
thấy họ thành thực đầu hàng và nếu vua Chàm phải đích thân đến chầu tại triều
đình Trung Quốc (30). Bấy giờ là tháng 2; quân đội canh gác biên thuỳ ở Chu
Ngô (39). Đàn Hoà Chi theo đúng lệnh vua, phái thái thú Nhật Nam là Khuông
Trọng Cơ, có Kiều Hoàng Dân và Cao Tinh nô cùng đi (40) đến báo cho Dƣơng
Mại biết về lòng nhân từ của vua. Nhƣng, ở triều đình Chàm, phái hiếu chiến,
thấy quân địch sắp tới, thì hoảng sợ, mất cả ảnh hƣởng, nay lại lấy đƣợc ảnh
hƣởng; quan đại thàn là Đốc Tăng Đạt (41) trình bày với vua những lời trung
-104-
cáo làm cho vua hết sợ. Dƣơng Mại giữ tất cả các phái viên làm tù binh chỉ để
cho Hoàng Dân trở về. Bị nhục về sự phản bội đó, Đàn Hoà Chi lại tiến quân
vào cửa sông Tứ Hội, qua hồ Lãng, đổ bộ quân để tiến lên Khu túc và bắt đầu
làm những công sự (42).
Dƣơng Mại lo lắng về tình hình Phạm Phù Long (43) trấn giữ nơi đó, liền
phái tƣớng Phạm Bì Sa (44). Ông này đánh tan một cánh quân Trung Quốc mà
Đàn Hoà Chi đã phái đến đánh, rồi tiếp tục tiến. Tƣớng Đông Xác rất nhiều mƣu
mẹo, chia quân làm nhiều đội, cho Ngả cờ (45) xuống để địch không thể đếm
đƣợc số lƣợng; rồi khi kẻ địch đã ở trƣớc mặt, ông mới bộc lộ lực lƣợng, giao
chiến và đánh bại quân địch (46). Đến tháng 5, Khu Túc thất thủ; quân Trung
Quốc dùng cầu và thang mây vƣợt qua hàng rào, trèo lên thành đánh chiêng
trống tràn vào các phố xá trong kinh thành (47). Tƣớng Phạm Phù Long bị bắt
và bị giết (48), còn tất cả cƣ dân trên 14 tuổi đều bị đâm chết, máu chảy đầy các
phòng của cung điện, thây chết thành đống, một khối chiến lợi phẩm quý giá,
gồm có vàng, bạc, châu báu rơi vào tay kẻ thắng trận. Đàn Hoà Chi không sa đà
việc cƣớp bóc, mà tiếp tục tiến thêm, đến tận Tƣợng phố (49), vào vụng Bành
Long, đổ bộ quân lên đó. Dƣơng Mại dẫn đầu những đội hậu quân chạy tới. Ông
gặp địch ngay trê bờ vụng, cách không xa cái tháp gọi là “tháp Quỷ” (50). Ông
dùng voi (tải đồ) xếp thành hàng liền kín ở trƣớc và sau quân đội của ông.
Tƣớng và quân của Đàn Hoà Chi thấy một khối lƣợng đồ sộ nhƣ vậy thì phát
kinh, sợ lạnh gáy. Mƣu mẹo thần tình của Tông Xác lại một lần nữa cứu nguy
cho quân Trung Quốc. Ông nói: “ Tôi đƣợc nghe nói rằng sƣ tử làm cho ngƣời ta
sợ, đã hàng phục đƣợc hàng trăm loài muông thú”. Bởi thế cho nên ông ra lệnh
cho quân lính đan cốt tre (51) làm sƣ tử giấy, rồi đặt các đội quân của ông xông
vào giữa đám quân Chàm, vung những hình nộm đó lên. Voi sợ, lùi, rồi chạy
vào giữa các hàng quân mà chúng đánh lễ phải bảo vệ, làm rối loạn quân ngũ;
ngƣời Trung Quốc chỉ còn việc đánh cho Dƣơng Mại một trận đại bại chƣa từng
thấy. Dƣơng Mại (52) trốn, đem con đi theo, để lại chiến trƣờng đầy xác chết
của quân lính ông. Đàn Hoà chi tiến vào Campapura, đại thứng. Chiến lợi phẩm
lạ còn nhiều hơn ở Khu Túc, quân lính thấy có một số lƣợng rất nhiều “ vật lạ
lùng và hiếm có, dĩ chí ngƣời ta không gọi đó là quý vật nữa” (53). Toàn xứ bị
chiếm đóng, các đền thờ bị phá, và các tƣợng (54) bị nấu chảy thành những
khối: đúc đƣợc 100.000 cân (livres) vàng nguyên chất (55).

-105-
Vua (Trung Quốc) thƣởng xứng đáng những ngƣời thắng trận bằng một sắc
lệnh làm cho ngƣời sống cũng nhƣ ngƣời chết (56) đều đƣợc vinh dự. Đồng thời
vua chia chiến lợi phẩm bắt đƣợc trong chiến dịch này: vàng, bạc, châu báu, đồ
vật đủ loại cho các quan các cấp (57).
Chiến thắng này có một tiếng vang sâu rộng tới tất cả các dân tộc láng
giềng, và thanh danh đế quốc Trung Hoa đƣợc tăng lên. Chúng ta vẫn còn chứng
cứ là bức thƣ của Jayavarman, vua Phù Nam viết năm484 (58) cho vua Trung
Quốc: “ Tôi cúi lạy nghĩ rằng nƣớc Lâm ấp xƣa kia đã bị Đàn Hoà Chi đánh bại
và từ lâu đã theo nền giáo hoá”.
Quân của Đàn Hoà Chi vừa mới rời Campapura thì Dƣơng Mại trở về.
Nhƣng thấy cảnh hoang tàn do quân đội ấy để lại, ông buồn phiền mà chết, 446
(59).
Thần thành 446 - ? Phạm Thần Thành, nối ngôi Dƣơng Mại (60), là một
ông vua ôn hoà và những sự kiện duy nhất trong thời ông vua trị vì còn lại đến
ngày nay là những sứ bộ phái sang Trung Quốc; năm 455 (61), ông cống vua
Trung Quốc (62) những cống phẩm quan trọng và nhiều đến nỗi vua Trung
Quốc lần đầu tiên phong cho Phạm Long Bạt (63) tƣớc Dƣơng Vũ tƣớng quân
(64). Năm 458 (65), ông cống những bình bằng vàng, bạc và vải thơm, nhiều sản
vật địa phƣơng, và năm 472 (65) lại cống những vật phẩm ấy.
Đang Căn Thuần (? - 491). Thần thành chết, trong nƣớc sinh rối loạn, một
kẻ quỷ quyệt gây ra tình hình đó hay biết lợi dụng tình hình đó để tự xƣng làm
vua, lấy tên là Phạm Đăng Căn Thuần. Tên thật ông ta là Cƣu Thù La (67). Ông
là con (68) của Jayavarman, vua nƣớc Phù Nam, nếu ta tin Lƣơng thƣ thì ông
chỉ là một thần dân của Jayavarman, theo nhƣ sách Nam Tề thƣ nói ông phạm
những tội ác ở trong nƣớc rồi trốn sang Chiêm Thành để tránh cơn giận của cha
và của con. Jayavarman (69) viết cho vua Vũ (70) năm 484 (71): “Hạ thần có
một tên nô lệ tên là Cƣu Thuần La, tên này trốn đi, đến ở một nơi khác. Nó
thông đông với bọn phiến loạn, rồi đánh thẳng Lâm ấp và tự xƣng làm vua. Nó
không hề tỏ ra có lễ độ; nó quên ơn và vi phạm nguyên tắc của công lý. Tội
phản nghịch đối với chủ nó, trời cũng không thể dung. Thần cúi lạy, nghĩ rằng
Lâm ấp xƣa kia đã bị Đàn Hoà Chi đánh bại (72), và đã từ lâu noi theo giáo hoá.
Nó đƣợc Thiên tử che chở và trong bốn bể, ngƣời ta sụp lậy Thiên tử từ xa.
Nhƣng nay Cƣu Thuần La vẫn giữ tƣ cách đồi truỵ của kẻ nô lệ, phạm tất cả sự
-106-
tàn bạo. Hơn nữa Lâm ấp và Phù Nam là hai nƣớc cùng chung biên giới; chính
nó là tên nô lệ của thiên tử, thế mà nó đã nổi loạn. Triều đình (của Thiên tử) thì
ở xa, nhƣ vậy thì làm sao mà nó tôn kính triều đình Thiên tử đƣợc. Vƣơng quốc
đó là chƣ hầu của Thiên tử, vì vậy cho nên thần kính cẩn nói rộng những nhận
xét trên đây. Thần đƣợc tin rằng hiện nay Lâm ấp không năng gửi thƣ thỉnh
nguyện và đƣa cống phẩm. Nó muốn vĩnh viễn thoát khỏi triều đình của Thiên
Tử. Ngƣời ta làm sao có thể dùng cái ghế của sƣ tử để đặt con chuột lớn vào đó?
Thần cúi lạy Thiên Tử phái quân đến chiến thắng tên phản loạn hung ác này,
thần xin bày tỏ lòng thành là sẽ giúp thiên tử trong việc đánh dẹp, để cho các
nƣớc quanh bốn bể thần phục, cùng cúi lạy về phía Thiên tử. Nếu Thiên tử muốn
bổ nhiệm một ngƣời nào khác làm vua xứ ấy, thần xin tuân lệnh. Trong trƣờng
hợp mà Thiên Tử không muốn bỗng dƣng phái quân để chinh phạt Lâm ấp, thần
xin Thiên tử ra lệnh cho một đơn vị nhỏ quân đội theo thần đi các nơi để giúp
thần diệt tên sát nhân đó, và để trừng trị kẻ xấu, theo kẻ tốt. Khi nào, mọi việc đã
yên ổn, thần xin gửi một đơn và hiện nay, xin gửi 5 bà - la vàng (73). Nay nếu
Thiên Tử hạ cố phái đoàn đó đến cho thần, thì những điều thần đã trình bày rất
thực thà trong thƣ này, cũng chƣa nói hết ý, và thần kính cẩn uỷ cho Nagasena
và bọn đồng hành giải thích miệng. Cúi xin Thiên tử thƣơng đến lời thần (74).
Việc trừng trị con ngƣời phản bội đó dám tự xƣng làm vua một nƣớc láng
giềng, làm cho Jayavarman suy nghĩ lung lắm. Vua Trung Quốc không quan tâm
lắm đến việc can thiệp vào sự tranh chấp của các nƣớc chƣ hầu, chỉ gửi ông
những lời khuyến dụ, chứ không hề gửi viện binh. Vua Trung Quốc nói: “Đƣợc
tin Cƣu Thuần La nổi loạn ở tròn xứ đó, rồi lại dám cƣỡng chiếm Lâm ấp, lại tập
hợp những tên vô lại để đi cƣớp bóc, nhƣ vậy thì ta nhất thiết phải chinh phạt y.
Xứ ấy dù xa, nhƣng xƣa kia vẫn nộp cống phẩm của chƣ hầu. Từ đời Tống có
nhiều việc khó khăn. Việc thông dịch (các đơn khiếu nại của các xứ) ven biển đã
phải ngƣng lại. Nền giáo hoá của Thiên tử là một sự mới lạ ở các nƣớc đó;
những sự sai lầm xƣa vẫn hãy còn. Ta lấy giáo hoá đẻ thu phục các xứ xa xôi;
Ta không muốn đụng binh. Nay khanh đã đem lòng trung nghĩa từ xa tới xin ta
ra quân, ta đã chuyển đơn của khanh cho Đô sát viện để tuỳ nghi hành động, để
trừng trị những kẻ phiếm loạn, và vỗ về những kẻ hàng phục; đó là quốc sách
của ta. Khanh cố gắng giúp sức ta trong hoài bão đó (75)”

-107-
Mặc dù vậy, Jayavarman có đi đánh kẻ nổi loạn không? Nếu ông làm việc
đó, thì kết quả không đáp ứng đƣợc nguyện vọng và nỗ lực của ông, vì Phạm
Đang Căn Thuần vẫn còn ở ngôi vào năm 491 (76). Chúng ta hãy còn thấy đƣợc
chứng cớ việc ông còn sống là vào năm đó, sứ thần của ông đã cống cua Trung
Quốc những bình bằng vàng và những sản phẩm trong xứ và yêu cầu vua Trung
Quốc công nhận ông là vua Chiêm thành. Lời thinhr cầu đó đƣợc toại nguyện và
đƣợc phong là “Đô đốc lục”(*) hải chƣ quân sự An nam tƣớng quân, Lâm ấp
vƣơng (77).

(*) Theo bản tiếng Pháp thì chữ này phải là chữ Duyên là bờ mới đúng (bord de
lamer), nhƣng phần chú thích lại là chữ Lục là xanh. Tôi theo chữ Hán để
dịch.LTL
Chƣ Nông (491- 498). Chắc chắn không bao giờ ông nhận đƣợc sắc phong
đó vì năm sau (78), một sứ bộ Chàm khác tới báo tin cho vua Trung Quốc biết
rằng một ngƣời chắt của Phạm Dƣơng Mại (79) tụ tập khá nhiều nghĩa dũng để
lật đổ kẻ tiếm ngôi và lấy lại ngôi vua của cha ông mình. Ngƣời đó tên là Chƣ
Nông (80) và xin vua Trung Quốc công nhận là vua Chiêm Thành. Vua Trung
Quốc cũng phong cho ông tƣớc nhƣ phong cho kẻ tiếm nghịch, nhƣng đến năm
495 (81) thì phong cho tƣớc khác là Trấn nam tƣớng quân (82). Ông mất năm
498 (83) trong khi đi chơi ở ngoài bể một trận gió làm đắn thuyền ông, và ông
chết đuối.
Về hai ngƣời kế ngôi này Phạm Văn Khoản hay Tấn (84) và Phạm thiên
Khải (tên này có thể đọc là Devavarman (85), chúng ta không biết đƣợc bao
nhiêu.
Văn khoản hay Tán (498 - ?)
Ngƣời thứ nhất cũng đƣợc phong nhƣ các vua trƣớc: Đô đốc lục hải chƣ
quân sự An nam tƣớng quân Lâm ấp vƣơng, (86) và cho cống Trung Quốc; có lẽ
sứ bộ năm 502 (87) là do ông cử đi.
Thiên Khải Devavarman
Ngƣời thứ hai là con ông và là ngƣời nối ngôi ông, năm 510 (88) cống con
hƣơu tráng cho vua Tiêu Diễn, vua này ra một đạo sắc lời lẽ giống nhƣ những

-108-
đạo trƣớc, phong cho ông tƣớc nhƣ đã phong cho cha ông (89). Năm 512 (90) và
514 (91), ông lại cống rồi chết vì bệnh.
Bật Xuệ bạt ma Vijayavarman
Con ông là Ku Cri Vijayavarman (93) còn đƣợc chúng ta biết tời là nhờ có
những sứ bộ do ông phái sang Trung Quốc vào năm 526 và năm 527 (94),
những sứ bộ đó đã làm cho ông đƣợc phong tƣớc nhƣ các vị vua trƣớc (95).
Vƣơng triều IV (529 - 757)
Cao thức tha la bạt ma (529 - ?).
Ku Cri Rudravarman I (96) “huy hoàng, mang gánh nặng của vƣơng triều
(97)”, “là con một ngƣời bà la môn “lỗi lạc”, mẹ là cháu nội một nhân vật vinh
quang mà chúng ta chỉ còn biết đƣợc chữ tên không đầy đủ là “...rathavarman”
(98), ông không phải là ngƣời thừa kế chính thức của Vijayavarman (99) mà là
một ngƣời họ xa. Ông bảo rằng ông là con cháu của Gangaraja (100), mà
Vijayavarman là dòng dõi, và việc đó cũng đủ để cắt nghĩa rằng ông vua không
có con đó đã chỉ định ông làm ngƣời nối ngôi mình.
Ít lâu sau khi lên ngôi (lên ngôi vào năm 529), ông đƣợc vua Trung Quốc
phong cho tƣớc nhƣ trƣớc kia đã ban (101). Ông sai sang cống năm 534 (102),
nhƣng rồi sau không cống nữa. Mãi đến nhà Trần (103), ông mới cống vào năm
568 và 572 (104).
Trong khi đó, thứ sử châu Giao là Tiêu Tƣ (105) bị nhân dân trong châu
chán ghét. Một ngƣời Việt tên là Lý Bôn (106) “làm thanh tra quân đội ở Cửu
Đức”, lợi dụng trạng thái tinh thần đó mà kích động quân lính nổi loạn và kêu
gọi đồng bào thoát khỏi ách thống trị Trung Quốc. Toàn dân hƣởng ứng lời kêu
gọi đó. Tiêu Tƣ vôi vàng chạy trốn ở Quảng Châu. Lý Bôn chiếm đóng Long
Biên (107), thủ phủ của châu Giao, và làm chủ toàn xứ (tháng giêng năm 542)
(108). Rudravarman, có lẽ bị triều đình thúc dục, tƣởng rằng nay đã đến lúc
thuận lợi để mở rộng biên giới lên phía Bắc và tràn vào Cửu đức. ở đây ông gặp
một vị tƣớng của Lý Bôn là Phạm Tu (109), bị đánh bại rồi trở về nƣớc mình
(tháng 5 -6 năm 541)(110).
Dƣời thời ông trị vì, một đám cháy thiêu mất “ ngôi đền thờ vị thần của các
vị thần” (111), tức là ngôi đền do Bhadravarman I dựng lên để thờ “chúa
Bhadrecvara” (112).
-109-
Cambhuvarman Phàn Chí (?-629)
Con ông (113)- pháp danh là Pracatadharma(114) - hôm đăng quang, lấy
tên là Cambhuvarman (115), nghĩa là “ngƣời đƣợc Cambhu bảo hộ”. Ông thấy
nhà Trần duy yếu, nhân đó mà muốn thoát khỏi mọi dấu hiệu thần thuộc đối với
nhà Trần. Khi ông thấy vƣơng quốc thuộc về tay Dƣơng Kiên, ông này tự xƣng
làm vua nhà Tuỳ (116), ông thấy khôn hơn là nối lại ngay mối liên lạc và sang
cống nhà Tuỳ năm 595 (117). Nhƣng việc Đàn Hoà Chi cƣớp đƣợc của Chiêm
Thành rất nhiều của cải làm cho ngƣời Trung Quốc có một ấn tƣợng sâu sắc.
Vƣơng quốc này đối với họ, trở thành một sứ lạ lùng có nhiều vàng và đồ quý
hay lạ đến nỗi không biết dùng làm gì (118). Trung Quốc sống yên ổn với các
nƣớc láng giềng, và tƣớng Lƣu Phƣơng (119) vừa mới lại đƣa châu Giao vào
ách thống trị của Trung Quốc (120). Dƣơng Kiên tƣởng rằng thời cơ đã đến để
lấy một ít châu báu mà ngƣời ta bảo là dễ kiếm lắm. Ông bổ Lƣu Phƣơng làm
tổng chỉ huy quân đội viễn chinh châu Hoan (121) và Lý Cƣơng (122) làm phó,
giữ chức Tƣ Mã, giải quyết việc Chiêm thành (123).
Lƣu Phƣơng giao quyền chỉ huy bộ binh cho Ninh Trƣờng Chân và cho Lý
Vựng (124), còn mình thì cùng với đại tƣớng quân Trƣơng Tôn (125) và Lý
Cƣơng, đem thuỷ binh đi thẳng ngay tới Tỉ Cảnh (126). Việc vua nhà tuỳ (127)
chết cũng không làm ngừng lại quân đội viễn chinh đã tới cửa sông Linh Giang
(128) vào tháng giêng năm 605. Tức thời Cambhuvarman cho quân đi đóng giữ
các đèo từ Linh Giang đến Đồ Lệ. Lƣu Phƣơng đánh bật những toán quân đó và
tiến đến Đồ Lê rồi hạ trại (129). Lúc đó là tháng 3. Những cứ điểm của Chàm thì
ở bờ nam. Lƣu Phƣơng xếp cờ thành hàng đánh trận và cho đánh trống đồng.
Ngƣời Chàm sợ, lùi. Phƣơng qua sông, đuổi theo và bắt gặp họ ở 30 dặm (130)
cánh bờ nam sông. Quân Chàm cƣỡi voi to, chờ Lƣu Phƣơng, rồi bốn mặt xông
vào Phƣơng. Lƣu Phƣơng cho cung nỏ bắn vào voi; voi bị thƣơng không chịu
tiến mà lùi lại và xéo lên trên quân Chàm mà lũ voi phải bảo đảm cho họ thắng
trận. Quân Trung Quốc lại bắn nhiều nơi; Cambhuvaraman phải lùi, tổn thất
nặng nề (131). Quân Trung Quốc bắt một vạn tù binh và cắt lấy tai họ (132).
Lƣu Phƣơng đuổi Cambhuvarman đến tận Khu Túc (133), tại đây lại đánh
bại nhiều trận, đẩy ông về phía trƣớc sông Đại Duyên (134), đánh bắt ông đi,
vƣợt quá cột đồng của Mã Viện, và sau tmas ngày tiến về phía nam, đã tới đƣợc
kinh đô Chàm (mùa xuân năm 605) (135).

-110-
Cambhuvarman đã vội vã bỏ kinh thành, chạy trốn ra bể. Lƣu Phƣơng tàn
phá kinh thành, bắt hết dân cƣ còn lại làm tù binh, trong đó có những nghệ nhân
của Phù Nam cùng với nhạc cụ của họ (136). ông lấy đi 18 tấm bài vị bằng vàng
của 18 vua đã trị vì ở Chiêm thành trƣớc Cambhuvarman, và 1.350 pho kinh
Phật; gói làm 564 bó và viết bằng chữ Chàm (137). Một tấm bia đƣợc dựng lên
để ghi chiến thắng của quân đội Trung Quốc (138).
Lƣu Phƣơng không trùng trình ở đấy; bệnh tật đã làm tiêu hao đội quân của
ông. Ông trở về nƣớc, nhƣng không ngăn đƣợc bệnh dịch tễ phát triển: bệnh
chân voi làm sƣng chân ngƣời bệnh; sĩ quan và quân lính, hết thảy đều mắc bệnh
và chết vì bệnh. Chính Lƣu Phƣơng cũng không thoát khỏi bệnh và chết ở dọc
đƣờng (139).
Phần đất Chàm bị chinh phục đƣợc chia ra làm ba quận, mỗi quận gồm 4
huyện (140); nhƣng vì đó là một vùng khó kiểm soát, vì lý do không có đƣờng
sá (141), cho nên không có sự chiếm đóng thực sự và trong thực tế, các quận đó
vẫn ở dƣới nền thống trị của Chiêm Thành.
Vì thế cho nên, khi quân xâm lƣợc đã rời bỏ vƣơng quốc này,
Cambhuvarman sáp nhập phần đó vào trong nƣớc (142). Muốn tránh một cuộc
xâm lƣợc mới, ông phái sứ bộ tới vua (Trung Quốc) để “nhận lỗi và xin lỗi”
(143). Sau đó, ông lơ là trong những bổn phận của mình đối với nhà Tuỳ, vì
những sự tranh giành ngôi vua làm cho nhà Tuỳ ít nguy hiểm. Nhƣng khi (Li
Yuan) đã tự xƣng làm vua Đƣờng, Cambhuvarman lại nộp cống đều đặn; năm
623 (114), ông phái một sứ bộ đầu tiên; năm 625 (145), ông phái sứ bộ thứ hai
đƣợc đón tiếp đặc biệt long trọng: vua cho tấu 9 dàn nhạc mà vua đã đặt ra và
ban lụa hoa ngũ sắc cho vua Chàm. Cuối cùng, năm 628 (146), lại cống tê ngƣu
thuần dƣỡng.
Ông cũng có quan hệ thân thiết với Mahendravarman, vua Khmer (147).
Một quan thƣợng thƣ của vua Khmer là Simhadeva “đƣợc hân hạnh vua cho làm
sứ thần để giữ mối giao hảo giữa hai vị vua, đƣợc phái đến vua Chiêm thành”
(148).
Cambhuvarman trùng tu lại ngôi đền thờ Bhadrecvara bị cháy dƣới thời cha
ông trị vì. NMois cho đúng ra, ông làm lại hoàn toàn một đền khác bằng gạch
(149). Chắc chắn đó là lâu đài hãy còn sót lại một tháp và hai nơi thờ phụ hiện
nay ở trong thung lũng Mỹ Sơn (150). Ông cho rằng Icvara đã dựng lên cái tên
-111-
Cambhubhadrecvara, tên này, theo tục lệ, làm đồng thời nhớ lại tên ngƣời sáng
lập và tên ngƣời trùng tu. Ông xác nhận là Bhadravarman đã cúng vào đền và
ông đã cúng thêm, cho khắc những thứ cúng vào một tấm bia, nay bia này đã bị
vỡ, chỉ còn lại một ít mảnh. Cái vinh quanh của vua đƣợc ca ngợi bằng lời lẽ
huyênh hoang. “Ông nhƣ là mặt trời trên trái đất sáng rực ban đêm; sự dũng cảm
của ông đƣợc số phận của ông nói lên rõ ràng sự vinh quanh của ông nhƣ mặt
trăng chiều thu đang lên (151)”. Về sau, con cháu ông thờ phụng tên của ngƣời
“có công chói lọi đã xây dựng lại đền thờ Cambhubhadrecvara ở trên trần gian
này”(152). Sau rốt là ông sai xây một bàn thờ bằng gạch (153) ở trong đền, thiếp
bạc, trên đó đặt tƣợng Laksuri.
Kauderpadharma Đầu Lê (629 - ?)
Cambhuvarman (154) chết vào năm 629 (155), con ông là
“Kaudarpadharma vinh quanh, giốn nhƣ Dharma hiện hình” (156). Thời vua này
trị vì thì yên ổn. Kali quay đi, buồn rầu nói: “Kẻ nào thoát khỏi dục vọng, lấy
đạo đức của mình che chở cho thần dân nhƣ che chở cho chính con cái mình, đối
với con ngƣời đó, tôi không có gì để mong mỏi cả; rồi chán trƣờng với vẻ huy
hoàng đó, ông đi nơi khác từ bỏ hết những nguyện vọng viển vông, nhƣ đoàn
quân âm u trƣớc ánh sáng rực rỡ của mặt trời (157)(*).
Những cống phẩm dâng đều đặn lên vua (158) thì rất lộng lẫy, quý hiếm,
nhất là cống phẩm năm 630 (159). Năm sau (160), sứ thần suýt gây ra chiến
tranh mà ngƣời đó cố tránh. Đƣợc vào yết kiến vua cùng với sứ thần nƣớc Ba-li
(161) và nƣớc Lô-tcha (162), sứ thần Chiêm thành nói với vua những lời vô lễ,
mà các quan trong triều tỏ ra rất bực tức. Họ khuyên vua nên khiển trách vua
Chàm đã chọn một sứ thần nhƣ vậy; nhƣng Thái tông thấy không nên tự tiện
động binh vì một việc vô lễ do dốt nát chứ không phải ý xấu. Vua tha lỗi cho và
việc đó không đƣợc nhắc đến nữa (163). vì vậy cho nên những cống phẩm mà
vua Chiêm gửi đến vua Trung Quốc là cốt để gây ra hảo ý: đá quý, voi thuần
dƣỡng buộc bằng dây vàng, thắt lƣng ngũ sắc đem chia cho các con và vẹt lông
trắng biết trả lời các câu hỏi. Thấy vẹt phàn nàn rét, vua lấy rất lấy làm ngạc
nhiên, mà ngạc nhiên có lý, liền ra lệnh cho sứ thần mang chúng về rừng. Những
cống phẩm đó đã để lại trong trí óc vua một ấn tƣợng sâu sắc đến mức vua muốn
có một pho tƣợng đá tạc Kaudarpadharma (164) để ở gần mộ vua(165).
Pra hay Cri Bhasadharma Chấn LOng (? - 645).
-112-
Lời tán tụng Pra Bhasadharma hay Cri Bhasadharma, là con trai
Kaudarpadharma, ghi trong một tấm bia ở Mỹ Sơn, không cho ta biết gì về
những sự kiện làm hiển hách triều vua của ông. Lời văn ghi: “Mọi thần dân đều
yêu mến ngƣời, nhƣ yêu mến đấng tạo hoá vậy; Ngƣời dùng uy tín rực rỡ của
mình để chế ngự những trở ngại cho kẻ khác và cho chính mình, làm cho những
gunas hoạt động, Ngƣời phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân, giống nhƣ mặt
trời mùa xuân toả sáng” (166).
Sử sách Trung Quốc gọi ông là Phạm Chấn Long (167), cho chúng ta biết
nhiều hơn về ông. Các văn bản đó nói ông sai cống vua (Trung Quốc) vào năm
640 (168), và kể lại cái chết thê thảm của ông: ông bị ám sát năm 645 (169) do
một quan thƣợng thƣ của ông giết. Ông không có con trai (170) - nếu có con thì
lúc ông bị giết, kẻ sát nhân cũng sẽ giết cùng với ông - cho nên ngôi vua đƣợc
truyền cho cháu gọi bằng chú, là Cri Bhadrecvaravarman (171), là con trai của
ngƣời em gái (172) lấy chồng là một ngƣời bà la môn tên là “Chadasya satya
Kaucika Svamin”. Ông này không ở ngôi lâu, phe cánh của triều đại trƣớc truất
ngôi ông và đƣa một ngƣời em gái của vua bị giết, là con gái bà vợ cả của
Kaudarpadharma (173) lên ngôi vua.
Nữ hoàng, con gái của Kaudarpadharma.
Tất cả những cuộc tranh giành ngôi vua đó đã dìm xứ đó vào một tình trạng
hỗn loạn mà một ngƣời đàn bà không thể dẹp yên đƣợc (174). Chỉ đánh sợ là bà
không thể chống đỡ nổi với những mƣu ma quỷ kế của kẻ tranh ngôi, rồi vƣơng
triều cũng sẽ cùng đổ với bà. Phe đảng của bà tìm cách gả bà cho một ngƣời
Chàm mà gia hệ (lignage) có thể đƣa ông lên làm vua Chiêm thành ngay sau khi
cƣới vợ. Họ nhắm vào một ngƣời tên là Prakacadharma. Cha ngƣời đó là “Cri
Jagaddharma trứ danh”, cháu nội của “con trai ngƣời con gái” của
Kandarpadharma (175) (petit fils du fils de la fille de Kaudarpadharma), do một
vài hoàn cảnh (176) đã đến thành phố mang tên Bhava (177), và đã cƣới ở đó
“nàng Cri Carvana xinh đẹp” (178), con gái vua Khmer là Ioanavarman
Prakacadharma nhƣ vậy là nguồn gốc hiển hách vì rằng cha là CriJagaddharma
là dòng Rudravarman I, vua Chiêm thành, và mẹ là Cri Carvani là dòng
Icanavarman, vua Cao Miên.
Các quan đại thần lấy con gái của Kaudarpadharma làm vợ, tôn ông làm
vua Cri Campapuramecvara Maharaja, Đại vƣơng , Đại lãnh chúa thành phố
-113-
Champa, và khi làm lễ đăng quang, họ dâng lên tôn hiệu là Vikrantavarman,
“lấy ý nghĩa các chiến thắng của ông mà đặt” (179) (653) (180).
Thời gian ông làm vua, nƣớc đƣợc yên ổn; xây đền, đúc tƣợng thần để thờ,
và cúng nhièu thứ vào đền. Năm 657 (181) “muốn làm nảy nở những mầm
mống về năng khiếu của linh hồn”, ông dựng “tƣợng chúa Tể, Cri
Prabhasecvara” , và cúng “các thần Icanecvara, Cri Cambhubhadecvara và Cri
Prabhasecvara rất nhiều bất động sản kể dài dòng (182) để thờ cúng lâu dài.
Năm 687 (183) sau khi dựng một Koca Icanecvara nhƣ thông lệ” ,ông tặng một
“mũ miện cho Bhadrecvara” (184). Ông cũng dựng một ngôi đền để thờ Kuvara,
có nhiệm vụ bảo vệ kho tàng của Đền (185), vì ông là Thần của cải
Dƣời thời ông làm vua, lần đầu tiên ở nƣớc Champa, có ghi một ngôi đền
đƣợc dựng lên chỉ để thờ thần sinh ra bộ ba bà la môn (triade brahmanique) là
Visnu Parusottama (186).
Sau khi lên ngôi, năm 653 (187) ông cống vua Trung Quốc voi thuần
dƣỡng, năm sau ông lại cúng nhƣ thế (188), về sau, ông cống thƣa dần và cho
mãi đến cuối đời, chỉ cống có 3 lần: năm 654, 669 và 670 (189).
Vikrantavarman II, Kiến-đa-đạt-ma.
Ngƣời nối ngôi là Vikratavarman (190) cống đều đặn vua Trung Quốc tới
15 lần (191). Ông cũng là ngƣời cúng nhiều vào các đền (192)
Rudravarman II
Chúng ta biết đƣợc Rudravarman làm vua qua sứ bộ năm 749. Ông là vua
cuối cùng của vƣơng triều do Rudravarman I lập ra năm 529. Vƣơng triều đó đã
làm vua trong hơn 250. (193).

-114-
Chú thích
Chƣơng Ba
[1] Phạm Dƣơng Mại
[2] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 27b. Dòng dõi này còn rất đáng hoài nghi, tôi thiết
tƣởng nên để Phạm Dƣơng Mại làm ngƣời sáng lập ra một vƣơng triều, tức
vƣơng triều III, đã trị vì ở Chiêm thành.
[3] Trong tiếng Chàm, chữ Dƣơng Mại (Yan Mah) nghĩa là “Hoàng tử vàng”.
Truyền thuyết này đƣợc kể lại trong Pan Tsi Chou (Phạm Tề (?) thƣ), LVIII,
66a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b;
Phƣơng nam, 429. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 27b, và Sử ký, ngoại kỷ, Iv, 17a,
đều dẫn lại văn bản nói: “chất vàng có ánh rực rỡ đó, ngƣời Trung Quốc gọi là
Tử ma kim; Man (Chàm) gọi là Dƣơng Mại”.
[4] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 27b.
[5] “Năm Nghĩa hy thứ 10, tháng 10” và “Năm Nghĩa Hy thứ 13, tháng 6”. Sứ
bộ cuối cùng này cống vui voi thuần dƣỡng, chim cun cút (caille) trắng,và vẹt.
Tấn thƣ, LIV, 54a.
[6] Tấn thƣ, XCVIII, 14b; Lƣơng thƣ, LIV, 54a.

-115-
[7] “Năm Nghĩa Hy thứ 11, mùa đông, tháng 12”, tƣơng ứng với tháng giêng
năm 416. Sử ký, ngoại kỷ, IV, 16a, Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 9b; Cƣơng mục,
1b, V, 24a; Des Michels, 119.
[8] Chiến dịch này xảy ra vào tháng 7, năm Vĩnh Sơ thứ I đời vua Vũ,vua đầu
tiên nhà Tống (Bắc Tống), bắt đầu từ tháng 6 năm 420. Trong khi ở Chiêm
Thành các con Phạm Hồ Đạt đánh lẫn nhau để tranh láy ngôi vua, thì vua cuối
cùng nhà Tán là Tƣ Mã Đức Văn Cung đế thoái vị rồi bị thích khách của Lƣu
Dụ ám sát; sau khi Cung đế bị giết, Lƣu Dụ tự xƣng làm vua nhà Tống, tức là
vua Vũ.
[9] Giang Du
[10] Cũng là một cách công nhận việc vua đó nối lại ngôi. Tống thƣ, XCII, 32b;
Việt sử lƣợc, 1, 9ab; Sử ký, ngoại kỷ, IV, 16ab; Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 9b,
10a; Cƣơng mục, Tiền biên, 24b, 25a; Des Michels, 119 -120.
[11] “Năm Vĩnh sơ thứ 2; Lƣơng thƣ, LIV, 54a, Tống thƣ, XCVIII, 48b, Nam
sử, LXXVIII, 41b. Theo hai văn bản này, sứ bộ này chính là do Phạm Dƣơng
Mại I phái đi. Tuy nhiên, Sử ký, ngoại kỷ, IV, 16b, nói về việc Đỗ Tuệ Độ đánh
bại Chiêm thành năm 420, nói: “không đƣợc giải thích rõ ràng vua (Dƣơng Mại)
có bị chết bại trận hay không”. Nhƣ vậy là Dƣơng Mại II đã xin vua Trung Quốc
phong cho làm vua.
[12] Sử ký, ngoại kỷ, IV, 17a, nói “khoảng giữa niên hiệu Vĩnh Sơ” (420 -
423), nhƣ vậy là cuối năm 421, đầu năm 422.
[13] Đốt. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng thƣ, LIV, 54a, Nam sử, LXXVIII,
41b; Thuỷ kinh chú, XXXVI, 27b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 46b; Sử ký,
ngoại kỷ, IV, 17a; Cƣơng mục, 1b, III, 21a; Phƣơng nam, 429; Des
Michels,114-115.
[14] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 27b.
[15] Sử ký, ngoại kỷ, IV,17a.
[16] Đầu niên hiệu Nguyên Gia, Đỗ Hoằng Văn con Đỗ Tuệ Độ, theo cha trong
những trận đánh Lƣ Tuần (về Đỗ Tuệ Độ và chiến dịch đánh Lƣ Tuần, thứ sử
Quảng Châu, xem ở trên); ông đƣợc bổ nhiệm làm thái thú quận Cửu chân, coi
nhƣ đƣợc tƣớng lệ. Sau khi Đỗ Tuệ Độ chết vào năm 424 (tức tháng 4 năm

-116-
ngyên gia thứ 4). Xem Tống thƣ, XCII, 32b; An nam chí lƣợc, XV, 50b; Sử
ký, ngoại kỷ. IV, 17a; Cƣơng mục, tiền biên, III, 25a; Sainson, 506; Des
Michels, 121, Việt sử lƣợc, 1, 9b; viết tên ông là (Đỗ Hoằng Văn).
[17] Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b.
[18] Vƣơng Huy, giữ chức “Chánh án Toà án tối cao” .Khi ông ta đƣợc làm thứ
sử Giao Chỉ. An nam chí lƣợc, VIII, 5a; Việt sử lƣợc, 1,9b; Toàn thƣ, ngoại
kỷ, IV,10a; Cƣơng mục, Tiền biên, III, 25b; Sainson, 347; Des Michels, 121.
[19] Năm Nguyên gia thứ 7, tháng 7” Tống thƣ, 12a; XCVII, 48b. Từ năm 424,
vua là Nghĩa Long, tức Văn đế nối ngôi anh là Nghĩa Phù.
[20] “Năm Nguyên gia thứ 8”, Tống thƣ, XCVII, 48b.
[21] “Và cào cửa Tứ hội”. Tống thƣ, XCVII, 48b; Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam
sử, LXXVIII, 41b, Sử ký, ngoại kỷ, IV, 17a, giải thích rằng: “Tên một huyện
thuộc Quảng Châu”. Nhƣ vậy là phải coi nhƣ thuỷ quân chàm đã đi vòng đảo
Hải nam, vào tận cửa sông Tây giang và ngƣợc dòng sông đó đến tận huyện Tây
Giang, giữa đất Trung Quốc. Nhƣ vậy thì rất có thể không đáng tin cậy, cho nên
Thuỷ kinh chú cho phép tìm cửa bể Tứ hội ở Trung Kỳ, trong vòng xung quanh
thành Khu Túc. Thật vậy, sách viết, XXXVI, 24a: “Cửa bể (chữ Hán là Phố) của
Chu Ngô, mé trong liền với hồ Vô Lao. Cửa sông Vô Lao thông với cửa Thọ
Lãnh. Năm Nguyên gia thứ nhất (424), thứ sử Châu Giao Là Nguyễn Di Chi,
đem quân đi đánh Lâm ấp. Dƣơng Mại lúc đó đang đi cƣới vợ (xuất hôn) cho
nên không có mặt ở đó. Nguyễn Khiêm Chi, tƣớng của đạo quân của Phấn uy,
7000 ngƣời, thình lình đánh Khu túc, rồi đi qua Tứ hội. Nhƣng ở trên sách đó đã
nói: “Nƣớc sông Thọ Lãnh chảy ở phía Nam thành (Khu túc) về phía đông
(thành), hoà với sông Lô -dung, ở phía đông, (hai sông hợp với nhau) đổ vào
lòng (cứu: lòng sông) sông Lang và nƣớc con sông đó tạo thành về mạn cuối
dòng một cái đầm (đàm) gọi là cửa hồ Lang. Từ hồ đi về phía nam và đi ra mạn
ngoài, thì tới Thọ Lãnh, và đi hồ Lang thì vào cửa sông Tứ Hội”. Aurousseau,
BEFEO, XIV, 9, 23 và tiếp theo và đặc biệt là sơ đồ ở trang 29, xác nhận sự
đồng hoá đó.
[22] “Năm Nguyên gia thứ 8”, Tống thƣ, XCVII, 48b.
[23] Nguyễn Di Chi, An nam chí lƣợc, VIII, 5a; Sử ký, IV, 17a; Cƣơng mục,
Tiền biên, III, 26a; Sainson, 347; Des Michels, 121-122.

-117-
[24] Trƣơng Đạo Sinh.
[25] Nguyễn Khiêm Chi
[26] Thuỷ kinh chú, XXXVI, 24b, nói là Côn Lôn. Hình nhƣ tê Trung Quốc gọi
là cù lao chàm là Chiêm bút la, Pelliot, IV, 201. Nhƣng cái tên Côn Lôn dƣờng
nhƣ chỉ dùng đặc biệt cho những xứ có cƣ dân Mã Lai, rất có thể là đã đƣợc gán
cho cù lao này, tại đó có những thƣơng điếm Mã Lai.
[27] Chiến dịch đƣợc thuật lại một cachs rối rắm. Tống thƣ, CXVII, 48b;
Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Sử ký ngoại kỷ, IV,17a;
Cƣơng mục tiền biên, III, 26a; Des Michels. 121-122, chỉ nói rằng năm
Nguyên Gia thứ 8, Thứ sử châu Giao là Nguyễn Di Chi phái Đội Chủ chỉ huy
đại đội và Tƣớng Đạo Sinh, đem 3000 quân đi đánh (Pham Dƣơng Nại) và lấy
thành Khu Túc. Đánh không đƣợc, ông trở về. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 24ab,
lại đặt chiến dịch này vào “năm Nguyên Gia thứ nhất” 424 sau C.N, không nói
đến Tƣớng Đạo Sinh, mà chỉ nói đến Nguyễn Khiên Chi. Sau hết, An Nam chí
lƣợc, VIII, 5a, thuật lại: tôi không thấy đƣợc nguồn gốc Trung Quốc ở trong đó,
trừ phi đó chỉ là sự phát triển văn bản của Thuỷ kinh chú. Sách ấy nói đến
Nguyễn Vô Chi, không văn bản nào khác lại thấy có ghi tên này. Vả chăng, tôi
tin rằng Sainson, 347, đã dịch sai đoạn này và câu của Thuỷ kinh chú, XXXVI,
24a: “Dƣơng Mại xuất hôn bất tại”, nghĩa là Dƣơng Mại đi cƣới vợ, không có ở
đó, có thể làm tiêu tan mối nghi ngờ về cách hiểu câu trong Tchl.
[28] “Năm Nguyên gia thứ 10, tháng 5”, Tống thƣ, V, 12b, và XCVII, 48b; Sử
ký ngoại kỷ, IV, 17b; Toàn thƣ ngoại kỷ, IV, 16b; Cƣơng mục tiền biên, III,
26b, 27a; Des Michels, 122-123.
[29] Lý Tú Chi.
[30] Tống thƣ, V, 12b; 13ab, ghi những sứ bộ đó vào những năm thứ 11, 15,
16,18 niên hiệu Nguyên gia, tức là vào những năm 434, 438, 439, 441. Nam sử,
LXXVIII, 41b, nói nhầm ra năm Nguyên gia thứ 12, đáng lẽ là thứ 11.
[31] Tống thƣ, LXXVII, 48b, Sử ký, ngoại kỷ, IV, 18a.
[32] “Năm Nguyên gia thứ 20”, Thuỷ kinh chú, XXXVI, 21a.
[33] Đàn Hoà Chi quê ở Cao bình, An nam chí lƣợc, VIII, 5b; Sainson, 348,
Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 11a, viết là Hạch Hoà Chi.

-118-
[34] “Năm Nguyên gia thứ 23, mùa xuân, Tống thƣ, V, 14b, và XCVII, 48b,
Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, nói
nhầm rằng: “Năm Nguyên gia thứ 22” ,Việt sử lƣợc, 1, 9b; Sử ký, ngoại kỷ, IV,
18a; Cƣơng mục, tiền biên, III, 27a. Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 11a đã đặt sai
chiến dịch này vào hôm 13. An nam chí lƣợc, VIII, 5b; Sainson, 384-349,
không ghi một niên điểm nào. Cũng xem Thuỷ kinh chú, XXXVI, 21a, 24b; Sử
ký, ngoại kỷ, VI, 2a và Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 20.
[35] Tông xác. Cũng xem tiểu sử của ông trích một phần ghi trong Việt Sử
lƣợc, 1,9b; An nam chí lƣợc, IV, Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 11a, Cƣơng mục,
tiền biên, III, 27a; Sainson, 209; Des Michels, 123. Cũng xem Sử ký, ngoại kỷ,
VI, 2a, và Toàn thƣ, Ngoại kỷ, 2a. Tên hiệu của ông là Nguyễn Cán, sinh ở
Nam Dƣơng. Khi chiến dịch đánh Chiêm thành đã quyết định, ông cố xin đƣợc
chỉ định đi đánh. Vua bổ nhịêm ông làm Thái úy Phó Chấn vũ tƣớng quân, làm
phó tƣớng cho Đàn Hòa Chi. Trong trận hạ thành Khu Túc, Đàn Hòa Chi và các
tƣớng lĩnh tha hồ chiếm đoạt của cải của địch. Tông xác “không giữ một lạng
vàng nào cƣớp đƣợc, hôm ông về nhà, ông chỉ có cái áo và cái lƣợc”.
[36] Túc Cảnh Hiến, tƣớc Phủ tƣ mã.
[37] Ông đã yêu cầu vua Phù Nam là Jayavarman cung cấp quân đội cho ông,
nhƣng bị từ chối. Tống thƣ, LVII, 48b. Về Jayavarman, xem ở dƣới.
[38] Tống thƣ, LVII, 48b; Lƣơng thƣ, LIV, 5a; Cƣơng mục, tiền biên, III,
21a; Des Michels, 115.
[39] Chu Ngô, một trong 5 huyện ở Nhật Nam do nhà Hán đặt.
[40] Khƣơng Trọng Cơ, tƣớc Phủ hộ Tào tham quân; Kiều Hoằng Dân, tƣớc
Tiền bộ tặc tào tƣớng quân. Cao Tinh Nô, tƣớc Tùy truyền chiếu tất nguyện,
Tống thƣ, XCVII, 48b.
[41] Đốc Tăng Đạt.
[42] Về những tên địa lý này, xem ở trên.
[43] Phạm Phù Long, Việt sử lƣợc, 1, 10a, viết là Trảm Phục Long.
[44] Phạm Bì Sa.
[45] Quân đọi Việt Nam và Trung Quốc mỗi đoàn quân có một lá cờ.
[46] Tống thƣ, LXXVI, 44b. Tiểu sử Tống Xác.
-119-
[47] Thủy kinh chú, XXXVI, 21a.
[48] Thủy kinh chú, sách đã dẫn, cho Phù Long tƣớc vƣơng.
[49] Tƣợng phố, “cửa Tƣợng” là tên một huyện ở Tây Bắc Chiêm thành; hồi
đầu, về thời Hán, huyện này là huyện Tƣợng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Trong
những năm đại nghiệp, nhà Tùy (605 - 617), huyện này thuộc quận Lâm ấp.
Cƣơng mục tiền biên, III, 28b, 29a.
[50] Vụng Bành Long. Tháp Quỷ, Thủy kinh chú, XXVI, 24b; Pelliot, IV, 193,
chú thích 2.
[51] Ngƣời Trung Quốc và Việt Nam rất khéo tay làm những hình nộm nhƣ thế
này. Họ đan cái cốt bằng che, phết giấy lên trên, rồi quét sơn màu sặc sỡ; đầu,
chân, đuôi, lƣỡi đều có thể cử động đƣợc. Chất liệu làm thì nhẹ, cho nên có thể
làm những hình nộm rất lớn nhiều ngƣời lọt vào trong hình, mang nó và đƣa nó
đi. Ban đêm, họ thắp đèn bên trong, cho nên , không có đám rƣớc hay đám diẽu
hành nào ở Trung Quốc hay Việt Nam lại không có hàng chục con vật đó: sƣ tử,
voi, hƣơu, ngựa, cá và cả rồng, phƣợng nữa và những con vật khác vừa huyền
hoặc vừa dị dạng. Ngƣời Cao Miên cũng khéo tay chẳng kém gì làm ra những
hình nộm đó.
[52] Tống thƣ, XCVII, 48b; Thủy kinh chú, XXXVI, 27b; Lƣơng thƣ, LIV,
54a nói rằng Phạm Dƣơng Mại và con đều bị bắt.
[53] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[54] “Tƣợng to đén 10 ngƣời ôm”. Sử ký, ngoại kỷ, IV, 19a; Cƣơng mục, tiền
biên, III, 22a; Des Michels.
[55] Đoạn tƣờng thuật này rút hoàn toàn trong Tống sử, XCVII, 48a, chú thích
về Lâm ấp, và LXXVI, 44a-b, tiểu sử Tông Xác đã đƣợc trích dẫn hầu nhƣ
nguyên văn trong Sử ký, ngoại kỷ, IV, 18a-b, 19; Toàn thƣ ngoại kỷ, IV, 11a-
b; Cƣơng mục, tiền biên, III, 27a-b, 28a-b. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng
thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Việt sử lƣợc, 1, 9b-10a và An nam chí
lƣợc, IV, 7a, VIII, 5b. Sainson, 209, 348-349, chép những đoạn trích. Cũng xem
Tống thƣ, V, 14b, đặt trận thua này của Chiêm Thành vào tháng 6 năm Nguyên
Gia thứ 23; Thủy kinh chú, XXXVI, 21a, 24b, 27b và Văn hiến thông khảo,
XXVI, Lâm ấp, 46b; Phƣơng nam, 429-430.

-120-
[56] Sắc lệnh nhƣ sau: “Lâm ấp cậy mình ở xa, đƣờng xá hiểm trở, đã sinh sự
với ta từ lâu. Vua nƣớc đó đã bị chịu tội chết. Long Nhƣơng tƣớng quân, thứ sử
Châu Giao là Đàn Hòa Chi lấy lòng trung nghĩa của mình đã đem lại trật tự cho
nƣớc đó. Lập kế hoạch để thực hiện mệnh lệnh ông đã đánh thắng và trừng trị
xứ đó, ông đƣa quân vào tận nơi xa 10000 dặm. Luật pháp đã đƣợc tuân hành.
Trong nhân dân cũng nhƣ trong quân đọi, không có gì đáng chê trách cả. Ta đã
trao cho ông tƣớc công (duc); vì ông đích thân dẫn quân đi, ông có thể làm
những việc hiển hách ra ngoài bốn bể, làm cho kẻ phản loạn phải run sợ, hàng
phục nó và giết nó để trừng trị. Cho nên, cần phải phong tƣớc cho ông; ta quyết
định thăng chức cho ông lên làm Hoàng môn Thị lang, lĩnh Việt kỵ hiệu úy,
hành kiến vũ tƣớng quân. Đối với Long Nhƣơng tƣ mã, Túc Cảnh Hiến, chỉ huy
tiền quân, đã phá hủy những nhà lều và hang động (dùng làm nhà của ngƣời
Man di) và có thể hàng phục Man di ở biên thùy và giữ đƣợc dân chúng, ta có
thể trao cho tƣớc Kiến uy tƣớng quân, tổng chỉ huy các việc quân sự trong hai
quận Uất Lâm và Ninh Phố trong Châu Giao và Châu Quảng, và chức thứ sử
Châu Giao. Long Nhƣơng tƣ mã Trọng Lâm Chi và thái thú Cửu Chân Phó Uất
Tổ đều bị chết trận, cả hai đều đƣợc truy tặng là Cấp sự trung”. Tống thƣ,
XCVII, 48. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, nói: “Ngƣời ta kể lại rằng Đàn Hòa Chi
ốm rồi chết vì đã trông thấy thân Man di ám ảnh ông ta”. Cũng xem Lƣơng thƣ,
LIV, 54z, Cƣơng mục tiền biên, 28b.
[57] Vua phân chia vào năm 447, tháng 7, ngày Ất Mão. Tống thƣ, V, 14b.
[58] “Năm Vĩnh Ninh? thứ hai”, Nam Tề thƣ, LVIII, 66b. Chú thích về Phù
Nam. Xem bản dịch tiếng Pháp của Pelliot, Phù Nam, (BEFEO, III, 259).
[59] Thủy kinh chú, XXXVI, 27b.
[60] Phạm Thần Thành. Những sử sách Trung Quốc đều không nói rõ về ngƣời
nối ngôi Phạm Dƣơng Mại II. Tống thƣ, LVII, 48b, chỉ rõ: “Bố và con Dƣơng
Mại cả hai đều chạy trốn. Năm Hiếu Kiến thứ hai (455) đời vua Thế Tổ, Lâm ấp
hãy còn phái Trƣởng sứ là Phạm Long Bạt dâng đồ cống. Năm Đại Minh thứ hai
(458) đời vua Thế Tổ, vua Lâm ấp là Phạm Thần Thành lại phái sứ giả đƣa một
bức thƣ; năm Thái Dự thứ nhất, ông lại cống những vật phẩm địa phƣơng”; còn
Lƣơng thƣ, LVI, 54a thì viết: “Dƣơng Mại (II) và con cùng chạy trốn, nhƣng
đều bị bắt. Trong khoảng những niên hiệu Hiếu Kiến (454 - 456) và Đại Minh
(457 - 464), vua Lâm ấp là Phạm Thần Thành phái một trƣởng sứ sang cống.
-121-
Năm Thái Dự thứ nhất đời vua Minh Đế, lại đƣa sản vật địa phƣơng sang cống”.
Nhƣng Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, không gọi tên Phạm Thần Thành, viết: “Con
và cháu Phạn Dƣơng Mại kế tục nhau lên ngôi vua. một ngƣời ngoài hoàng tộc
là Phạm Đang Căn Thuần chiếm lấy nƣớc rồi tự xƣng làm vua”. Phạm Thần
Thành nhƣ vậy là cháu nội Phạm Dƣơng Mại và ta phải đặt vào giữa khoảng ông
này trị vì và thời gian ông nội ông ấy trị vì - tức là vào khoảng năm 443 và 455
một ông vua nữa mà tên thì chƣa biết, và là cha của ông vua thứ nhất, là con cua
ông vua thứ hai.
[61] “Năm Hiếu Kiến thứ hai”. Tống thƣ, XCVII, 48b; Nam sử, LXXVIII, 41b;
Nam Tề thƣ, LVIII, 66a. Trong Lƣơng thƣ, LIV, 54a và Sử ký ngoại kỷ, V,
2a, đọc là Hiếu Kiến chứ không phải là Kiến Nguyên.
[62] Đó là Lƣu Tuấn, Hiến Vũ Đế (454), con thứ ba và là ngƣời nối ngôi Văn
Đế.
[63] Phạm Long Bạt có tƣớc Trƣởng sứ.
[64] Dƣơng Vũ tƣớng quân, “vị tƣớng có tài”, Tống thƣ, XCVII, 46a; Nam Tề
thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, XCIII, 48b.
[65] “Năm Đại Minh thứ hai, tháng 12”, Tống thƣ, VI, 18a và XCIII, 48b;
Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b; Sử ký ngoại kỷ, II, 2a. Sứ thần
tên là Phạm Lƣu và có tƣớc là Trƣởng sứ (titre: tƣớc; tôi ngờ chức. LTL).
[66] “Năm Thái Dự thứ nhất, tháng 3”, Tống thƣ, VIII, 24b và XCVII, 48b;
Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b. Từ 465, ngôi vua đã thuộc Lƣu
Vực vua Minh Đế, là em Hiếu Vũ và nối ngôi ngƣời cháu.
[67] Phạm Đang Căn Thuần. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a; Lƣơng thƣ, LIV, 54a;
Nam sử, LXXVIII, 41b; Cƣơng mục tiền biên, III, 20b; Des Michels, 114.
Cƣu Thù La; Nam Tề thƣ, LVIII, 66b (chú thích về Phù Nam). Nam Tề thƣ,
LVIII, 66a, nói: “Dƣơng Mại chết, con là Đốt lên ngôi vua, lấy lại tên của cha là
Dƣơng Mại. Con và cháu Dƣơng Mại kế tục nối ngôi vua. Một ngƣời ngoại
quốc (étranger) là Phạm Đang Căn Thuần chiếm láy nƣớc ấy (Lâm ấp) và làm
vua. Cháu nội của ngƣời con của Dƣơng Mại là Phạm Chƣ Nông tập hợp tất cả
các hạng ngƣời, đánh Đang Căn Thuần và lấy lại đƣợc nƣớc. Năm Vĩnh Thái
thứ nhất (498) Chƣ Nông đi ra bể chơi, bị gió đánh đắm thuyền và chết đuối.
Con là Văn Khoản đƣợc phong tƣớc là … vua Lâm ấp”. Lƣơng thƣ, LIV, 54a -

-122-
mà Nam sử đã công nhận thuyết này, LXXVIII, 41b - sau đoạn trần thuật những
cuộc nội chiến tiếp diễn sau khi Địch Chân thoái vị, mà chúng ta đã nhận những
luận cứ vì đã đồng nhất hóa đƣợc giữa Địch Chân và Gangaraja (việc đồng nhất
hóa cũng dễ dàng thôi), viết “sau Văn Địch, có một ngƣời con vua Phù Nam là
Đang Căn Thuần. Ông này bị một sĩ quan cao cấp là Phạm Chƣ Nông giết, Chƣ
Nông lập lại đƣợc nền hòa bình và tự đặt mình lên ngôi vua. Sau khi Dƣơng Mại
chết, con là Đốt nối ngôi, lại lấy tên của cha là Dƣơng Mại. Trong khoảng niên
hiệu Hiếu Kiến (454 - 456) và Đại Minh…, vua Lâm ấp Phạm Thần Thành phái
ngƣời đƣa đồ cống…Trong khoảng niên hiệu Dƣơng Minh (483 - 493), Phạm
Văn Tán phái ngƣời sang cống”. Hai văn bản này mâu thuẫn với nhau; những
văn bản của Lƣơng thƣ dƣờng nhƣ đã nhầm trong thứ tự các vua, thì lại đã cung
cấp tƣ liệu làm khẳng định thêm sự sai lầm của sách ấy và có thể lập lại danh
sách các vua Chàm. Thực thế, sách ấy nói rằng một ngƣời con của vua Phù Nam
là Phạm Đang Căn Thuần trị vì ở Lâm ấp và đã bị Phạm Chƣ Nông giết, Chƣ
Nông là con cháu Dƣơng Mại, đã lấy lại ngôi vua cho vƣơng triều mình. Nhƣng
Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, lại đặt việc thoán đoạt của Đang Căn Thuần vào khi
Phạm Thần Thành chết; sách ấy lại nói Đang Căn Thuần bị Phạm Chƣ Nông,
cháu nội của ngƣời con trai Dƣơng Mại lật đổ nhƣ thế nào; trong phần chú thích
về Phù Nam, LVIII, 66b, sách ấy viện dẫn một bức thƣ của một ông vua Phù
Nam là Jayavarman viết cho vua Trung Quốc, trong đó Jayavarman có nhắc đến
chiến dịch của Đàn Hòa Chi, than phiền rằng một thần dân của ông là Cƣu Thù
La đã chiếm ngôi vua của Lâm ấp. Thật khó mà có thể đồng nhất hóa Phạm
Đang Căn Thuần với Cƣu Thù La. Nhƣ thế thì sự sai lầm của Lƣơng thƣ đã có
thể hiểu đƣợc: sách đó đã nhầm hai cuộc nội chiến sau khi Phạm Thần Thành
chết; và cũng cũng tƣơng đối dễ dàng lạp lại thứ tự các vua ở Lâm ấp trong thế
kỷ V (xem bảng thế thứ biểu lập theo sự lầm lạc đó).

Bảng

-123-
[68] Lƣơng thƣ, LIV, 54a. Trong thƣ của Jayavarman do Nam Tề thƣ chép lại.
LVIII, 66s, Cƣu Thù La bị gọi là nô lệ, có lẽ vì việc phản loạn của ông ta.
[69] Đồ da bạt ma tức Jayavarman, là tên họ của Kiều Trần Nhƣ Kaundinya.
Ông làm vua ở Phù Nam vào cuối đời Tống. Nam Tề thƣ, LVIII, 66b; Pelliot,
Phù Nam, 275, 269, 294.
[70] Tiêu Trách, tức vua Vũ đế. Sau khi vua Thuận đế thoái vị (ông là vua cuối
cùng của nhà Tống), thì Tiêu Đạo Thành tự xƣng làm vua nhà Tề, 429. Con ông
là Siao Tcho, nối ngôi ông vào năm 438.
[71] “ Năm Vĩnh Minh thứ 2”, Nam Tề thƣ, LVIII, 56c.
[72] Năm 446 s.c nguyên; xem ở trên.
[73] Bà la “Tôi không chắc chắn rằng bà là ở đây là gì.. tôi nghĩ rằng phải độc là
bhara là đơn vị dùng để trị giá vàng , với giá trị là 2000 bà la 5 bhara thì bằng từ
600 đến 700 grammes”, Pelliot, Phù Nam, III, 259, chú thích 2. Xem đoạn nói
về đo lƣờng ở chƣơng I.

-124-
[74] Nam Tề thƣ, LVIII, 56b, bản dịch của Pelliot, Phù Nam, III, 258 - 261.
Thƣ này do một nhà sƣ Ấn Độ tên là Cakya Nagasena mang đến triều đình
Trung Quốc. Jayavarman đã phái “ những lái nuôn đến buôn bán ở Quảng Châu,
khi họ về, nhà sƣ Ấn Độ là Na Già Tiên (Nagasens) đi theo họ về nƣớc mình.
Nhƣng họ bị gió đánh bạt vào Lâm ấp. Ngƣời Lâm ấp cƣớp hết hành lý tƣ tranh
của họ. Nagasens đi đƣờng tắt, có thể đi đến Phù Nam”. Nam Tề thƣ. Pelliot,
sách đã dẫn.
[75] Bản dịch của Pelliot, Phù Nam, III, 261.
[76] “Năm Vĩnh Minh thứ 6”, Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[77] Đô đốc lục hải chƣ quân sự An Nam tƣớng quân. Lâm ấp vƣơng Nam Tề
thƣ, LVIII, 66a.
[78] “ Năm Vĩnh Minh thứ 20”, 492. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[79] Nam Tề thƣ, LVIII, 46a nói là: “ cháu của con Phạm Dƣơng Mại”.
[80] Phạm Chƣ Nông, Nam Tề thƣ, LVIII, 66a, Lƣơng thƣ LIV, 54a, Nam sử,
LXXVIII, 41b, và Cƣơng mục, Tiền biên, 20b, cho ông là bố Phạm Dƣơng
Mại.
[81] “Năm Kiến vũ thứ 2”, Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[82] Trấn Nam tƣớng quân, Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[83] “ Năm Vĩnh Thái thứ 1”, Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.
[84] Phạm Văn Khoản. Nam Tề thƣ, LVIII, 66a. Lƣơng thƣ, LIV, 54a và Nam
sử, LXXVIII, 41b, viết là Phạm Văn Tấn, còn sử ký, ngoại kỷ, V, 2a viết là:
[85] Phạm Thiên Khải, Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử LXXVIII, 41b, và Sử ký
ngoại kỷ, V, 2a. Về cách độc Devava Peliiot (nói nhƣ sau) trong Danh sách tạm
thời (Liste provisoie, IV, 384, số 3: “ Trong khi văn bản (Lƣơng thƣ và Nam sử)
có chữ Khải nghĩa là “thắng trận”, tôi chƣa hề thấy có chữ dùng để dịch một tên
ngoại quốc. Và chăng, Lƣợng thƣ đƣa ra ngày vài dòng sau đó một tên vua chắc
chắn là do dịch từ Jayavarman hay Vijayavarman ra; nếu ta chữa ở đây ra thì
Thiên Khải viết nhƣ thế này là dịch đúng chữ Dayaman”.
[86] Nam Tề thƣ, LVIII, 66a.

-125-
[87] Năm Thiên Giám thứ nhất”. Lƣơng thƣ, 117a. Tiêu tiễn Vũ đế vừa truất
ngôi Hoà đế vua cuối cùng nhà Tề, rồi lên làm vua, … ra nhà Lƣơng.
[88] “ Năm Thiên giám thứ 9, tháng 4”. Lƣơng thƣ, II, 8b.
[89] Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam Tề, LXXVIII, 415.
[90] “Năm Thiên Giám thứ 11, tháng 5”. Lời chú thích về Chiêm thành trong
Lƣơng thƣ, LIV, 54a, có ghi một số bộ vào năm thứ 10 (511), nhƣng sử niên
giám chính lại ghi vào năm 512.
[91] “ Năm Thiên Giám thứ 13, tháng 3”, Lƣơng thƣ, II, 9a, LIV.
[92] Lƣơng thƣ, LIV, 54a.
[93] Lƣơng thƣ, LIV, 54a, Nam sử, LXXVIII, 41b, và Sử ký, ngoại kỷ, 2a,
viết tên ông dƣới hai dạng: phiên âm là Bật-xuệ-bạt- ma và dịch là Cao thức
thắng khải. “Đáng lẽ là thức, thì Nam sử lại viết là thƣ; hẳn là chép sai. Việc
phục hồi Cri, tôi cho là hầu nhƣ chắc chắn, mặc dù Che là một chữ đọc theo lối
cũ có âm cổ họng ở cuối chữ; về những chữ phiên âm bất thƣờng này, tội không
có ý định giải thích rằng ngay từ thời Lƣơng, những chữ phụ âm cuối cùng
(consonnes finales) lại đọc dịu hẳn đi”. Pelliot, Danh sách tạm thời, IV, 384, số
5.
[94] “ Năm Phổ thông thứ 7, tháng 6, ngày kỷ mão 526, Lƣơng thƣ, III, 11a,
LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41a; Sử ký, ngoại kỷ, V, 2a. “ Năm Đại thông thứ
nhất tháng 4”, 527, Lƣơng thƣ, III, 11a.
[95] Lƣơng thƣ, LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b.
[96] Lƣơng thƣ, LIV, 54a, Nam sử, LXXVIII, 41b, và Sử ký, ngoại kỷ, V, 2a,
gọi ông là Cao thức luật đã ba bạt ma, do phiên âm tên Ku Cri Rudravarman ra,
nghĩa là “ ngƣời đƣợc Rudra bảo hộ”. Trong một tác phẩm trƣớc, Vƣơng quốc
Khmer, tôi đã dịch tên này bằng “ Varman là một Rudra”, trong đó Varman là
họ, ông Barthi viết thƣ cho tôi ghi nhận xét sau đây về điều đó: “ Mặc dù
Varman đã trở thành một thứ tƣớc hiệu và tên riêng, nguyên nghĩa của nó vẫn
phải giữ, và những tên nhƣ Bhavavarman, Rudrsvarman, chỉ có thể dịch ra là “
ngƣời đƣợc Bảo hộ, sửng thần của Bhava, của Rudrs”. Chúng ta chỉ còn do dự
đối với những tên nhƣ Mahipativarman (coi nhƣ là tên vị vua), chữ này không
thể dịch đúng đƣợc”. Tôi không tin rằng lại có sự ngờ vực trong việc đồng nhất

-126-
hoá Ku Cri Rudravarman và Cao thức Luật Đà La bạt ma sống vào giữa thế kỷ
thứ VI, từ năm 530 đến 572 (ƣớc lƣợng), và bia Mỹ Sơn, chữ Phạn, Finot, III,
ghi Rudravarman chết sau khi đền Bhadrecvara cháy. Thời điểm của vụ cháy đó,
bia cũng có chi, nhƣ chỗ ấy bị sứt mẻ, nên chỉ còn đọc đƣợc chữ số hàng trăm là
4. Tuy vậy, chữ đó cũng đủ để coi việc đó xảy ra vào giữa thế kỷ V, nghĩa là vào
khoảng năm 479 và 577 công nguyên. Nhƣng, ở giữa khoảng hai thời điểm, chỉ
có tên Cao thức luật Đà la Bạt ma là có thể do chữ Ku Cri Radravarman phiên
ra.
[97] Mỹ Sơn, đền A, 73, bia đã vỡ, chữ Phạn; Finot, III, 206, IV, 917, II, XV
(2), 5, Huber, BEFEO, XI, 254 trang 357.
[98] Bia Mỹ Sơn, ở sau lâu đài E6, 96 bia đã mòn III và IV, Prakacadharma
Vikrantavarman 579c. = 657 D.D, III và IV; Finot, IV, 918, III, XV (2) 188;
Coedes, BEFEO, XII, (8) 15 trang 419. Bia ghi: “con của ngƣời con gái, ngƣời
con gái này là con (dauhitritanaya) của ……..Rathavarman”. Trái lại với điều
dƣờng nhƣ đƣợc Finot, IV, 908, công nhận, tôi không tin rằng nhận vật này đã
trị vì. Vì thế cho nên, trong hai tấm bia, không có một điều nào về ông, Mỹ sơn,
73, và Mỹ Sơn, 96, lại cho phép ta giả thiết nhƣ vậy.
[99] Vijayavarman là vua cuối cùng của Vƣơng triều III:
Vƣơng triều III
(420 - 528)

Phạm Dƣơng Mại I

Dƣơng Mại II
(? - 443)

Trần Thành
(443 - ?)

-127-
Phạm Đang Căn Thuần, tiếm ngôi
(? - 491)

Chƣ Nông
(491 - 498)

Văn Khoản hay Tán


(498 - ?)

Thiên Khải
Devavarman

Bật Xuệ Bạt ma


Vijayavarman
[100] Sứ bộ của ông dâng đồ cống và xin vua Trung Quốc phong cho làm vua
vào tháng 6 năm Trung Đại đồng, thứ 2, Lƣơng thƣ, III, 11b, tháng 8-9 năm
530. Nhƣ vậy là ta có thể đặt việc Rudravarman I lên ngôi vào năm 529 hay
chậm hơn vào 530. Nam sử, LXXVIII, 41b, trích dẫn Lƣơng thƣ, LIV, 54a,
viết là, “năm Đại đồng thứ 2” (528) đáng là phải viết là năm Trung Đại đồng thứ
2 (530), có lẽ là ngƣời viết chữ bỏ sót. Sử ký, ngoại kỷ, V, 2a, nói: “ Trong
những năm Trung Đại đồng”.
[102] Năm Trung Đại đồng thứ 6, tháng 7, ngày Giáp Thìn, Lƣơng thƣ, III, 12a,
LIV, 54a; Nam sử, LXXVIII, 41b.
[103] Năm 557 Trần Bá Tiên, truất ngôi vua cuối cùng nhà Lƣơng là Kính, rồi
sai giết đi, và tự xƣng làm vua nhà (Trần) tức Vũ đế, 557 - 559. Những sứ bộ
của Rudravarman I đến cống lần thứ nhất vua Bá Tông (567 - 568) lần thứ 2
cống vua Tuyên (569 - 592).
[104] Quang Đại thứ 2, tháng 9, ngày Giáp thìn”, Trần thƣ, IV, 10b và “năm
Thái kiến thứ 4, tháng 3, ngày ất sửu” Trần thƣ, V, 12a. Tôi cho rằng những sứ

-128-
bộ đó là do Rudravẩmn phái đi vì lý do thời gian. Thực vậy, Cambhuvarman mà
ta còn thấy đang trị vì vào đầu niên hiệu Trinh quan (Tcheng Kouan) bắt đầu từ
627, khó mà có thể trị vị từ năm 568. Tuy nhiên, chẳng có gì chứng tỏ rằng sứ
bộ đó không phải là ông phái đi.
[105] Tiên Tƣ. An Nam chí lƣợc, VIII, 6a, viết là Hầu Tƣ, tên hiệu là Thế Thái.
Ông đƣợc bổ nhiệm làm thứ sử Châu Giao vào đầu niên hiệu Đại thông (527 -
529), An Nam chí lƣợc, VIII, 6a, XV, Saison, 350 - 525.
[106] Lý Bôn, tổ tiên là ngƣời Trung Quốc, nhƣng ông tổ bảy đời đến ở huyện
Thái Bình dƣới thời Tây Hán. Năm 544, vào khoảng tháng 3, ông xƣng là Nam
Việt đế (vua Nam Việt), gọi nƣớc là Vạn xuân. Ông là ngƣời sáng lập ra nhà tiền
Lý. Việt sử lƣợc, I, 10a - b; An Nam chí lƣợc, IV, 7b, V, 6a; XV; Sử ký ngoại
kỷ, V, 1a đến 4a; Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 15a - 17b, Cƣơng mục, tiền biên,
IV, 1a - 7b; Sainson, 210 - 350, 51 - 525; Des Michels, L32, I35.
[107] Long Biên, cũng gọi là Long uyên, Cƣơng mục, tiền biên, II, 7b, Des
Michels, 53
[108] “ Năm Đại đồng thứ 7, mùa đông, tháng 12”, tƣơng ứng với tháng giêng
năm 542, Sử ký, ngoại kỷ, IV, Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 15a; Cƣơng mục, tiền
biên, IV, 1a. Nhân dịp này tôi xin độc giả lƣu ý rằng những năm ghi trong chú
thích 817, 819, 820 của Des Michels (trang 163 về chú thích) thì sai và phải đọc
là 541 - 543 - 544 chứ không phải 533 - 535, 538.
[109] Phạm Tu. Lƣơng thƣ, III, 13b, viết là
[110] “ Năm Đại đồng thứ 9, mùa hạ, tháng 4”, Lƣơng thƣ, III, 13b, Sử ký,
ngoại kỷ, V, 2a; Toàn thƣ, ngoại kỷ, IV, 15b; Cƣơng mục, tiền biên, IV, 2a;
Des Michels, 134. Sử ký viết: „Năm đó (Đại đồng thứ 9) (Cham pha trị vì, Ngô
Sĩ Liên nói rằng không phải là Phạm Phần Chí”.
[111] Mỹ Sơn, đền A1,73, bia vỡ, chữ Phạn, Cambhuvarman, Finot, III, 206,
917, II, XV (2), 5, Huber, BEFEO, XI, 246, trang 357. Thời điểm của đám cháy
có ghi trên bia, nhƣng bị sứt mẻ; Chỉ còn lại chữ số hàng trăm là 4 …(xem ở
trên). Bia này là bia cổ nhất ở Đồng dƣơng và là bia đầu tiền có ghi tên Champa.
[112] Rudravarman I, thống kê: c. Mỹ Sơn, đền A1, 73, bia đã gãy, chữ Phạn,
4XX = thế kỷ năm c. Cambhuvarman, Finot, III, 206 - 211, IV, 917, II, XV (2),
5; Huber, BEFEO, XI, 264, trang 357, 579c = 567 SCN. Prakscadharma
-129-
Vikravitavarman, Finot, IV, 918 - 925, III, XV (2), 188; Ccedes, BEFEO, XII
(8), 15 trang 419.
[113] “ Vua Rudravarman sáng chói, có con là ngƣời đứng đầu trong số những
ngƣời sáng chói nhƣ mặt trời …vua Cambhuvarman huy hoàng nổi tiếng đã xây
lại ngôi đền cho Cambhuvarman ở trên trần gian này”. Mỹ Sơn, 96, A, IV, VI.
[114] “Dindikanama giống nhƣ tên tu hành, phản lại với tên vua là
abhisekanama. Nếu là vua, ta có thể thấy đó là tục làm một nghề nghiệp, một nơi
tu hành ẩn dật, tục đó ngày nay cũng vẫn còn”. Chú thích của ông Barth, kèm
với Finot, III, 207, số 1.
[115] Cambhuvarman là Phạm Phàn Chí, Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a; Cựu đƣờng
thƣ, XLL, 56a; CXCVII, 32a; Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a; Văn hiến
thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b; Việt sử lƣợc, I, 12b; An Nam chí lƣợc, IV,
8a; Sử ký, ngoại kỷ, IV, Iab - 2a; Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 1ab - 2a. Cƣơng
mục, tiền biên, III, 21a; Des Michels, 115 - 152, Cambhuvarman, theo lời văn
bia, sống trong nửa thế kỷ V caka, từ năm 578 đến 678, và những thời điểm mà
sử biên niên Trung Quốc bảo là thuộc về triều đại Phạm Phàn Chí là những năm
605, 623 và 625. Hơn nữa, Phạm Phàm Chí nối ngôi Luật đà la bạt man tức là
Rudravarman nói trong các bi ký, chính Cambhuvarman tự xƣng là con của
Rudravarman và nói là đã thay thế ông trên ngai vàng. Nhƣ vậy, là không còn
nghi ngờ gì nữa về vấn đề này.
[116] Dƣơng Kiên, vua nhà Tuỳ sau khi đã truất ngôi Thúc Bảo, tức Hậu chử,
vua cuối cùng nhà Trần đƣợc tuyên bố làm vua Tuỳ năm 589. Đó là Văn đế (589
- 617) (ngƣời ta kể thời gian ông trị vì bắt đầu từ năm 581 là năm ông tuyên bố
làm vua nhà Tuỳ).
[117] Năm Khai Hoàng thứ 2, tháng 6, ngày ất vị. Tuỳ thƣ, II, 7a, LXXXII,
37a. Sách (Tso Fou Yuan Kouei). CMLXX, 2b, cho việc này xảy ra vào tháng 5.
[118] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a; An Nam chí lƣợc, IV, 8a; Sử ký, VI, Ia; Toàn
thƣ, ngoại kỷ, V, 1a; Cƣơng mục, tiền biên, IV, 14b; Sainson, 212 - 213.
[119] Lƣu Phƣơng. Xem tiểu sử của ông trong Tuỳ thƣ, LIII, 42ab; An Nam
chí lƣợc, IV, 8ab, Việt sử lƣợc, I, 12ab; Sainson, 212 - 213.
[120] Lý Bôn, vua Việt Nam (xem ở trên) có 2 ngƣời nối ngôi (không kể ngƣời
tiếm ngôi là Quang Phục) cả ba ngƣời này làm thành nhà Tiền Lý (544 - 602);
-130-
Lý Phật Tử, vua cuối cùng, đầu hàng Lƣu Phƣơng là tƣớng nhà Tuỳ. Xem Sử
ký, ngoại kỷ, V, toàn bộ; Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 14b ở cuối; Cƣơng mục tiền
biên, IV, 1a - 14a; Des Michels, trang 132 - 151; Biểu thời điểm, 80 - 82.
[121] Hoan châu đạo hành tổng quản. Tuỳ thƣ, LIII, 42b. Hoan châu bây giờ là
Nghệ An. Lần đầu tiên đặt tên Hoan Châu vào năm Khai Hoàng thứ 18 (598);
Tuỳ thƣ, XXXI, 33b; Cƣơng mục tiền biên, IV, 15b; Des Michels, 153 - 154.
[122] Lý Cƣơng.
[123] Tƣ mã kinh lƣợc Lâm ấp, Tuỳ thƣ, LIII, 42b. Tuỳ thƣ, LIII, 42b, phong
cho ông tƣớc Thƣợng thƣ hữu gia.
[124] Ninh Trƣờng Chân, thứ sử Châu Khâm và Lý Vựng, thứ sử Châu Hoan;
Tuỳ thƣ, sách đã dẫn.
[125] Trƣơng Tôn. Ông là Đại tƣớng quân, Tuỳ thƣ, sách đã dẫn.
[126] Tỷ Cảnh. Xem Pelliot, IV, Những cuộc hành trình, 188, chú thích 1, phiên
là Pi - ying, những lý do làm cho ông đọc là Pi - ying đáng lẽ phải đọc là Pi -
king. Tôi không thấy trong những từ điển tiếng Việt phiên cách độc nào tƣơng
ứng với âm Trung Quốc là Ying cả.
Vùng gọi là Tỷ cảnh ở đây tƣơng ứng với phần bắc tỉnh Quảng Bình ngày
nay, từ Hoành Sơn đến cửa Đồ Lê, nay gọi là Nhật Lệ. Xem Tuỳ thƣ, XXXI,
33b; Cựu Đƣờng thƣ, XLI, 56a. Thuỷ kinh chú, XXXVI, 23b.
[127] Tuỳ thƣ, sách đã dẫn. Vua Văn đế chết vào tháng 7 năm Nhân thọ thứ 4,
con là Dƣơng Quảng lên làm vua, tức là Dạng đế (605 - 618).
[128] Cửa sông của Tỷ Cảnh chỉ có thể là cửa sông Giang (Linh giang) nhƣ đã
ghi trong bản đồ, vì rằng chặng sau đƣa Lọ đến sông Đồ lê.
[129] Trong đoạn trần thuật này, tôi dịch chữ (Sách) là doanh trại. “ Sách nghĩa
đen là hàng rào bằng gỗ súc dựng quanh các thành thị Ấn Độ miền đồng bằng,
và gọi những ngôi nhà cao tầng của các thành thị đó là Kan - lan (hình nhƣ tiếng
địa phƣơng Pelliot, IV, chú thích 3).
[130] Độ 13km, An Nam chí lƣợc, 15a. Sainson, 70, nói rằng trận đó xảy ra ở
gần Đô long.
[131] Ở đây theo tiểu sử của Lƣu Phƣơng, Tuỳ thƣ, LIII, 42b. Cách kể trong
chú thích về Lâm ấp, Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a lại hơi khác. “ Vua Phàn Chí đem
-131-
quân cƣới voi tới, và giao chiến. Quân của Phƣơng không chống cự đƣợc:
Phƣơng cho đào thật nhiều hố nhỏ phủ cỏ lên trên, rồi đi khiêu chiến Phàn Chí.
Phàn Chí liền đánh ngay. Lƣu Phƣơng lùi, để cho quân Chàm đuổi đến nơi đã bố
trí sẵn, voi sa hố, những con khác sợ chạy toán loạn. Bấy giờ Phƣơng mới tung
quân ra và đánh tan quân Chàm”. Cách kể cuối cùng này đƣợc trích dẫn trong
Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b; Phƣơng Nam, 430, và tất cả các
sử sách Việt Nam, Việt sử lƣợc, I, 12a; An nam chí lƣợc, IV, 8ab; Sử ký,
ngoại kỷ, VI, 5a; Sainson, 213; Des Michels, 152. Cũng xem Cựu Đƣờng thƣ,
XLI, 56a; Tân Đƣờng thƣ, CCXXII.
[132] Trong thời chiến, ngƣời ta cắt tai bên trái của các tù binh gửi về cho vua,
để đếm số ngƣời bắt đƣợc.
[133] Tuỳ thƣ, LIII.
[134] Đại duyên (Tác giả phiên là Đại nguyên, nhƣng trong phần chú thích, chữ
Hán lại là Đại duyên. Chúng tôi phiên theo chữ Hán. Lý – Trần – Lê).
[135] “Năm Đại nghiệp thứ nhất, mùa xuân, tháng 4, ngày quý hợi, tƣớng Lƣu
Phƣơng đánh bại quân Lâm ấp”. Tuỳ thƣ, III, 10a; Sử ký, ngoại kỷ, VI, 1b;
Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 1b.
[136] “Về âm nhạc của hai vƣơng quốc Phù Nam và Thiên Trúc (Ấn Độ) về đời
Tuỳ, ngƣời ta đã dùng âm nhạc Ấn Độ dƣới các hình thức; nền âm nhạc đó đƣợc
tàng trữ tại phòng âm nhạc; ngƣời ta không dùng nhạc của Phù Nam. Là vì khi
vua Lạng đế bình trị Lâm ấp, ông chiếm lấy các nghệ nhân của Phù Nam; nhƣng
âm bào và âm kim thì thô, cho nên ngƣời ta không dùng 2 âm ấy; ngƣời ta chỉ
phiên lời hát vào những điệu của Thiên Trúc (Ấn Độ)”. Đƣờng Hội yếu,
XXXIII, 25b, do Pelliot trích dẫn, IV, 390 - 391.
[137] “ Bằng chữ “Kouen Louen”, ngƣời Trung Quốc dùng từ này để chỉ ngôn
ngữ, không phải là chữ Phạn, viết bằng chữ Ấn Độ. Xem Chavannes, Cuộc du
hành của Tống Vân (Song Yun) ở Udvân và Gandhara (BEFEO, III, 438 -
439; Pelliot, IV, 220 - 221). Các tác giả này lấy tƣ liệu trong tiểu sử của Ngạn
Tông, ông này dƣờng nhƣ đƣợc uỷ nhiệm dịch các tác phẩm đó in trong Tục
Cao tăng truyện (Siu kao Seng Tchouan) chƣơng II.
[138] Tuỳ thƣ, LIII, 42b.

-132-
[139] Tuỳ thƣ, LIII, 42b; An nam chí lƣợc, IV, 8ab; Sử ký, ngoại kỷ, VI, 1b;
Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 1b; Cƣơng mục, tiền biên, IV, 15a; Sainson, 214; Des
Michels, 153. Bệnh dịch và cái chết của Lƣu Phƣơng đã là nguồn cảm hƣớng
cho vua Tự Đức, ngƣời ra lệnh cho biên soạn bộ Cƣơng mục ghi những suy nghĩ
sau đây: “ Quân đội là một công cụ mà các bậc Thánh nhân chỉ dùng khi nào bắt
buộc phải dùng. Dùng quân đội để chống lại sự tàn bạo và đem lại hoà bình cho
đất nƣớc; nhƣ vậy thì có nên vì lòng ham muốn của cải và xa hoa, mà đi tìm
cách thoả mãn dục vọng của mình mà bắt dân phải đau khổ, nƣớc phải yếu đi mà
không một chút thƣơng xót? Làm sao mà ngƣời ta lại có lòng hành động nhƣ
vậy đƣợc? Một khi công cuộc xong rồi, hàng nghìn bộ xƣơng hành binh nhƣ thế,
không thể tránh khỏi đƣợc sự tàn phá. Thực ra, ngƣời ta phải tự kìm chế không
làm việc gì làm suy yếu lực lƣợng quốc gia và mang tiến xấu lại cho quân đội!”
Bản dịch của Des Michels, 153.
[140] Năm thứ nhất Đại nghiệp, Lâm ấp thần phục, xứ đó bị chia làm 3 châu: I
Đãng sau đổi ra quận Tỷ cảnh, có 1815 hộ và 4 huyện là Tỷ Cảnh, Chu Ngô,
Thọ Lãnh, Tây Quyển. Xem ở trên II - Nông sau trở thành quận Hải Âm, có
1100 hộ và 4 huyện là Tân Dung, Chấn Nông, Đa Nông, An Lạc. III - Trùng sau
trở thành quận Lâm ấp, 1200 hộ và 4 huyện là: Tƣợng phố, Kim sơn, Giao
Giang, Nam Cực. Tuỳ Sử, XXXI, 32b. Xem Pelliot, IV, 188.
[144] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a.
[145] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a và Sử ký, ngoại kỷ, VI, 10b viết:
“Phàn Chí tập hợp dân chúng còn lại và lập ra một kinh đô ở nơi khác”. Nhƣng
tiểu sử của Lƣu Phƣơng, LIII, 42ab, là tài liệu đáng tin cậy nhất, và dƣờng nhƣ
là hiện đại nhất, lại không nói gì giống nhƣ thế. Cho nên, tôi nghĩ rằng không
coi trọng tài liệu đó.
[143] Tuỳ thƣ, LXXXII, 37a, không ghi niên điểm của sứ bộ này, mà chẳng
thấy nơi nào khác nói tới.
[144] “Năm Vũ Đức” thứ 6, tháng 2”, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII 32a; Đƣờng
Hội yếu, XCVIII, 12ab; (Tso fou Yuan Kouei) CMLXX, 5a; Văn hiến thông
khảo, XXIV, Lâm Ấp, 46b; Phƣơng Nam, 431.

-133-
[145] “Năm Vũ Đức thứ 8, tháng 4, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII 32a; Tân Đƣờng
thƣ, CCXXII, Hạ, 19a; (Tso fou Yuan Kouei) CMLXX, 5ab; Văn hiến thông
khảo, Lâm Ấp, 46b.
[146] “Năm Trinh quan thứ 2, tháng 10” (Tso fou Yuan Kouei), CMLXX, 5a.
[147] Vào giữa thế kỷ VI, những tiểu vƣơng Khmer, là thần thuộc Phù Nam, đã
dần dần độc lập cho đến khi một vị trong các vua đó là Bhavavarman, vào lúc
vua Phù Nam là Rudravarman chết, thì xây dựng tiểu quốc của mình thành
vƣơng quốc và mở rộng bờ cõi bằng cách dùng chiến tranh đem lại kết quả tốt.
Em ông là Mahendravarman kế tiếp sự nghiệp của ông, và khi con ông này là
Icanavarman chết, thì Phù Nam lại trở thành một tiểu quốc nhỏ bé thần thuộc
vào vƣơng quốc Khmer hùng cƣờng (Về chung cục của Phù Nam, và sự cấu
thành của vƣơng quốc Khmer, xem Aymoier, Cao Miên, III, 325 - 398; Pelliot,
Phù Nam, III, 295 - 303; Aymoier, Những Nhận xét mới về Phù Nam (J - A,
tháng 9 - 10 năm 1903, 334 - 341; Pelliot, Phù Nam và những thuyết của ông
Aymoier, IV, 385 - 413; Maspero, Đế quốc Khmer, 24 - 25.
[148] Kdei an (Ang Chumnik), 53, bia, chữ Phạn, 589c = 667 SCN. Simhadatta.
Corpas, I, 619, bia 8. Tôi cho rằng đây là lời ghi cổ nhất về tên Campa trong các
bi ký Khmer. Mahendravarman, em và ngƣời nối ngôi của Bhavavarman, ngƣời
sáng lập ra vƣơng quốc Khmer. Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 25.
[149] Parmentier, Những lâu đài trong thung lũng Mỹ Sơn (BEFEO, IV, 890).
Ngôi đền do Bhadrecvaravarman xây dựng thì bằng gỗ.
[150] Đó là tháp A1 và những nơi thờ phụng A- 2, A - 7, Parmentier, Thung
lũng Mỹ Sơn, 829, Hình 21 và 22.
[151] Mỹ Sơn, 73, Finot, III, 20; Huber, XI, 264.
[152] Mỹ Sơn, 96A6. Finot, IV, 922.
[153] Mỹ sơn, 74, bia, chữ Phạn, 653c = 73 SCN. Vikratavarman, Finot, X;
Huber, BEFEO, XI, 265, 266.
[154] Cambhuvarman. Thống kê: A. Mỹ Sơn, 73, bia, chữ Phạn, 5XX, Ve SCN.
Finot, III, 206 - 211; IV, 917, II; XV (2), 5; Huber, XI, 264, trang 357 - C.I. Mỹ
Sơn, 74, bia, chữ Phạn, 653 c = 731SCN, Vikrantavarman; Finot, X, 932. Huber,
BEFEO, XI, 265, 266. - II. Mỹ Sơn, ở sau lâu đài E6, 96, bia mỏng, chữ Phạn,

-134-
597 c = 657 SCN. Prakacadharma Vikrantavarman. Finot, IV, 918 - 925, III; XV
(2), 188, Coedes, XIII (8), 15, trang 419.
[155] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a, cho rằng Phạm Phàm Chí đã cử sứ bộ vào
“đầu niên hiệu Trinh quan” đi cống vua (Trung Quốc) tê ngƣu thuần dƣỡng và
Phạm Đầu Lê cử sứ bộ đi vào năm 63 (năm Trinh Quan thứ 4). Nhƣng (Tso Fou
Yuan Kouei) CMLXX, 6a, chú thích, năm thứ 2 Trinh quan (628), một sứ bộ
chiêm thành tới. Rất có thể là sứ bộ mà Cựu Đƣờng thƣ nói đến và là sứ bộ cuối
cùng của Phạm Phàn Chí hay Cambhuvarman. Vậy thì ông này chết vào năm
629.
[156] Mỹ Sơn, 96, III, A - 7; Finot, IV, 922, Kaudarpadharma là Phạm Đầu Lê
trong sử sách Trung Quốc. Cựu Đƣờng thƣ, CXCVIII, 32a. Tân Đƣờng thƣ,
CCXXII, hạ, 19a; Sử ký, ngoại kỷ, VI, 10b; Cƣơng mục, tiền biên, III, 21a;
Des Michels, 115.
[157] Mỹ Sơn, 96, A. III.
[158] Năm 626, LI Yuan Cao tổ đế, nhƣờng ngôi cho con là Thế Dân, tức là
Thái Tông (627 - 649).
[159] Năm Trinh Quan thứ 4” Cựu Đƣờng thƣ, CXCVIII, 32a; Đƣờng hội yếu,
XCVIII, 12b.
[160] “Năm Trinh Quan thứ 5”, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a; Tân Đƣờng
thƣ, CCXXII, hạ; 19a; Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b; (Tso Fou Yuan Kouei),
CMLXX, 6b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b; Phƣơng Nam, 432.
[161] Bà Lợi cũng gọi là Mã Lễ. Về vị trí của xứ này, xem Cựu Đƣờng thƣ,
CXCVII, 32b; Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, 19b; Văn hiến thông khảo, XXIV,
47b, 48a; Phƣơng Nam, 457, Schlêgl, Thông báo (Toung Pao) IX, 290 - 291;
Pelliot, IV, 270 - 279 và Groeneveldt. Ghi chép về quần đảo Mã Lai và Malacca,
Miscellaneoun Papers relating to Indo - China and the Indian Archipela go,
London, Trubner, 1887, 2e serie, trang 138 và 203 - 207, và Dvapatan , sách đã
dẫn, trang 183 và tiếp theo.
[162] La Sát “Về mặt đông, Bà Lợi giáp với La Sát, tại đây phong tục cũng
giống nhƣ ở Bà Lợi; Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a; Văn hiến thông khảo,
XXIV, 49b, 50; Phƣơng Nam, 460. Cũng xem Pelliot IV, 281 - 283, trích dẫn
sử sách Trung Quốc nói về xứ này.
-135-
[163] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a; (Tso Fou Yuan Kouei), CMLXX, 6b.
Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b; Phƣơng nam, 131 - 132, nói rằng
lời lẽ trong thƣ của vua Chàm gửi vua Trung Quốc thì không thể chấp nhận
đƣợc.
[164] Kaudarpadharms. Thống kê: A. Huế, 147, bia, chữ Phạn; Huber, BEFEO,
XI, 259, XV, 18. - C.I, Mỹ Sơn, sau lâu đài E6, 96, chữ Phạn, 579c= 657SCN.
Prakacadharma Vikrantavarman; Finot, IV, 918 - 925, III, XV, (2), 188; Coedes,
XII (8), 15, trang 419; - II, Trà Kiệu, Quảng Nam, 137, khối vuông, chữ Phạn,
Prakacadharma (Vikrautavarman); Huber, BEFEO, XI, 262; BEFEO, XV, 17.
[165] Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a.
[166] Mỹ Sơn, 96, A, IX.
[167] Phạm Chấn Long, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a; Tân Đƣờng thƣ,
CCXXII, Hạ, 19a; Văn hiến thông khảo; XXIV, 46b; Phƣơng Nam, 432.
[168] Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b, nói năm Trinh quan thứ 14, Chiêm thành
cống 11 cái sừng tê và những đồ quý khác. Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a;
và Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b, cho rằng Chấn Long đã cống
lần ấy. Chấn Long chết năm 645, sứ bộ năm Trinh quan thứ 16 (624), (Tso Fou
Yuan Kouei), CMLXX, 9b, thì chính là ông phái đi.
[169] Năm Trinh quan thứ 19 (645), Chấn Long bị bộ hạ là Ma-ha-mạn- da- già
độc ám sát, Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32a; Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ,
19a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b; Phƣơng nam, 432. Tên này
có thể là phiên âm tƣớc “Mahamantrakrt” có nghĩa là “ Đại cố vấn”. Ngày nay
cũng còn những tƣớc nhƣ Moha Montrei ở Cao Moên và tƣớc Maha Montri ở
Xiêm đƣợc phong cho một số quan thƣợng thƣ.
[170] Cựu Đƣờng thƣ, Tân Đƣờng thƣ, Văn hiến thông khảo, Phƣơng nam.
Sách đã dẫn.
[171 - 172] (171) Finot, IV, 902, viết: “Trong cái bảng thế thứ này (đã đƣa ra ở
trên), dòng nam giới bị tuyệt sau ngƣời con của Kaudarpadharms (Phạm Đầu
Lê), do đó ngôi vua đƣợc chuyển cho một ngƣời Bà-la-môn,
Bhadrecvaravarman, con trai một ngƣời Bà-la-môn là Satya Kauoiks Svamin.
Hình nhƣ ở đây, các sử gia Trung Quốc phạm một lầm lẫn: không phải là ngƣời
Bà-la-môn con rể vua đƣợc đƣa lên ngôi, mà là con trai ngƣời đó, - trừ phi là giả
-136-
thiết rằng, Bhadrecvarsvarman đã lấy con gái vua bị truất Phạm Chấn Long”.
Nhƣ thế thì không có mâu thuẫn gì nữa. Tôi đã theo giả thiết thứ nhất. - (172)
Ngƣời con trai của Kaudarpadharms, thứ là Phạm Chấn Long, có một em gái,
đẹp tuyệt trần, mà tạo hoá đã sinh ra. Chandasya Satya Kaniola Svamin, vốn
theo đạo Bà la môn từ lúc sơ sinh, trở thành chồng bà, nhƣ là ngƣời tu hành khổ
hạnh Atri d‟Anuasya”, Mỹ Sơn, 96, A XI - XII. Chữ “ Bà la môn mà chúng tôi
lặp lại ở đây thì không có ở trong bia, chỗ ấy bị sứt; nhƣng vì chỉ của Chấn Long
là dòng dõi Ksatriya (bố là ngƣời Ksatriya), láy làm rạng rỡ nguồn gốc hai dòng
là Ksatriyas và Bà la môn” rất có thể là chính chữ đó mất đi mà cần lập lại và
Chandasya Satya Kancika Svarmin, chồng bà, chính là một ngƣời Bà la môn.
[173] “Ngƣời Chàm chọn một ngƣời con rể của Đầu Lê là một ngƣời Bà la môn,
và tôn lên làm vua; nhƣng không bao lâu cảm thấy luyến tiếc triều đại cũ, họ
truất ngƣời Bà la môn và đƣa lên ngôi một ngƣời con gái (con vợ cả) của Đầu
Lê”. Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 22a. (Đích) có nghĩa là “con gái ngƣời vợ cả”.
[174] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a.
[175] Trà Kiệu, Quảng Nam, 137, hình khối, chữ Phạn, Prakacadharma
(Vikrantarman); Huber, BEFEO, IV, 263 - 264; Finot, sách đã dẫn, XV, 2, 17,
174 - Huber viết: “ Bia ở Trà Kiệu, sách đã dẫn, 264, cho ta biết về
Prakacadharma (Vikrantarman) …cha ông là Jagadharma. Nói một cách khác,
một trong ba con trai của ngƣời con gái đó - vì tấm bia bị sứt đúng vào chỗ đó
cho nên ta không biết đó là Bhadrecvara, hay Anangarupa hay Vicvarups, là cha
của Jagadharma. Ngoài ra việc đó cũng cho ta nhận ra đƣợc ở trong (Tchou
Koti) của Biên niên sử nhà Đƣờng chữ phiên âm tên của Jagadharma.
Đến đây chúng ta có thể lập bảng thế thứ đó. Căn cứ vào những bài bia ở
Mỹ Sơn, và Trà Kiệu, 137, và lấy những tên tƣơng đƣơng trong Đƣờng thƣ,
CXCVII, 32a, và Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a, tôi đã lập bảng thế thứ đó
nhƣ sau:
Tân Đƣờng thƣ, sách đã dẫn, nói mẹ của Chƣ Cát Địa (Jagadharma) là cô (cô”
em gái của bố) của Phạm Đầu Lê (Kaudharpadharma), từ đó ta thấy rằng
Prakacadharma (Vikrautavarman), con trai Jagadharma, có thể là anh em họ
(cousin germain) của Kaudarpadharma, còn trong văn bia thì lại cho ông là chắt
(arriere petit - fils) của ông.

-137-
Sách (Tso Fou Yuan Kouei), CMLXX, 14a, lại viết rằng năm Vĩnh Huy thứ
4 (653), tháng 4, Chƣ Cát Địa sau khi đã tự xƣng làm vua, đƣa đi cống những
sản phẩm địa phƣơng và voi thuần dƣỡng; và sách Đƣờng Hội yếu, XCVIII,
12b, nói rằng ở khoảng giữa niên hiệu Vĩnh Huy, từ năm 650 - 656, và do đó
vào đúng năm 653, vua Bát-già-hàm-ba-ma, nghĩa là Prakacavarman chỉ là một
và do đó cái tên đầu tiên không thể là Jagadharma; hoặc trái lại, chỉ có hai sứ bộ
vào năm 653, phải công nhận rằng Chƣ Cát Địa = Jagadharma, nhƣ thế là phù
hợp với thể lệ phiên âm, và ông ta đã trị vì, nhƣ thế thì trái với những chỉ dẫn
của bia Mỹ Sơn, 96. Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a, lại kể rằng “ cha của
Chƣ Cát Địa, do có lỗi, trốn sang Cao Miên”. Nhƣ vậy là chính ông cũng có xu
hƣớng công nhận rằng Chƣ Cát Địa = Prakacadharma. Nhƣ thế thì trong tình
hình chúng ta hiểu biết hiện nay, không thể hoà giải những mâu thuẫn này là do
nhầm lẫn của các nhà chép sử Trung Quốc sinh ra.
[176] Mỹ Sơn, A XV. Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a, kể lại rằng Chƣ Cát
Địa đi trốn, và trốn sang Cao Miên vì phạm “lỗi”.
[177] Mỹ Sơn, 96, A XV. Bhavavarman, sáng lập ra Đế quốc Khmer. Maspero,
Đế quốc Khmer, 25 - 26.
[178] “ Ngƣời đàn bà mà Icanavarman, sinh ra cho sự thịnh vƣợng thuần tuý,
nhƣ là mặt trời mọc trong khi cúng tế, là Cri Carvona xinh đẹp, thuộc dòng dõi
Soma; bà sinh ra một con trai dũng cảm tuyệt vời, mà bố là Cri Jagadharma”;
Mỹ Sơn, 96, B XXII - XXIII. Về Icanavarman, xem Maspero. Đế quốc Khmer,
26 - 27.
[179] Mỹ Sơn, 96, B XXVI.
[180] “ Năm Vĩnh Huy thứ 4, tháng 4, Chƣ Cát Địa, ngƣời Chàm, tự xƣng làm
vua, cống voi thuần dƣỡng” (Tso Fou Yuan Kouei), CMLXX, 14a.
[181] “Thời kỳ của Cakas đã qua từ năm 579, vào tháng Tapas, ngày 10 nửa
tháng đen (quinzaine noirs), một ngày chủ nhật, …Mỹ Sơn, 96, B XXVI.
[182] Mỹ Sơn, 96, B XXX.
[183] “ Vào năm vua Cakas …” Mỹ Sơn, sau lâu đài B6, 87, bia, chữ Phạn,
trƣớc 609c “ 687 SCN, Prakacadharma Vikrautavaman III; Finot, IV, 925, XV,
2, 190, XIX (3), II, trang 381.

-138-
[184] Nhƣ trên.
[185] Mỹ Sơn, lâu đài A10, 79, một miếng cột ở bên phải, chữ Phạn, không có
thời điểm, Pracacadharma; Finot, IV, 928; V, Finot, BEFEO, XV, 2, 190, sửa lại
bản ông dịch tấm bia đó, đã dẫn ở trên, 140. “Ngôi đền Kuvera, bạn của
Mahecvara, vua Prakacadharma đã sửa sang thành một cái mỏ (mine) châu báu.
Mong rằng Ekaksapingala (gọi tên nhƣ vậy vì khi trông thấy Devi thì rất đau
khổ) tặng những châu báu cho Chúa (seigneur) và gửi châu báu cho khỏi bị mất
trộm”.
[186] Dƣơng Mông, Quảng Nam, 136, bệ, chữ Phạn, Huber, BEFEO, XI, 262.
[187] “Năm Vĩnh Huy thứ 4, tháng 4” sách Phủ Nguyên quy (Tso Fou Yuan
Kouei), CMLXX, 14b.
[188] “ Năm thứ năm, tháng 5”, nhƣ trên. Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b, không
phân biệt hai sứ bộ mà ông đặt vào “ giữa niên hiệu Vĩnh Huy”.
[189] “Năm Hiển Khánh thứ 2, tháng 2 (657). Năm thứ 2 Tổng chƣơng, tháng 8
(669 - Năm thứ 3 Tổng chƣơng” = 670. Sách Phủ nguyên quy (Tso Fou Yuan
Kouei), CMLXX, 15a, 16a. Đƣờng Hội yếu, XCVIII, chỉ nói đến sứ bộ năm
669 mà ông đặt vào giữa niên hiệu Tổng chƣơng - Thống kê của vua
(Prakacadharma) Vikrautavarman I: A. I. Mỹ Sơn, điện A, 73, bia gãy, mặt trái
chữ Phạn; Finot, 206, Iv, 917, XV (2), 5; Huber, XI, 261 - II. Mỹ Sơn đền A,
79, mảnh cột bên phải, không có niên điểm; Finot, IV, 928 và XV, 2, 190, trang
357. - III. Mỹ sơn, ở sau lâu đài B, 87, bia đã mòn, chữ Phạn, 579c = 679 SCN.
Finot, II, 918, III, XV, 2, 190; Coedes, XII (8), 15, trang 419. V. Lai Cam,
Khánh Hoà, 127, bia khắc lên vách đá, chữ Phạn; Huber, BEFEO, XI, 261;
Finot, XV, 2, 112 và 174 - VI. Thạch Bích, Quảng Nam, 135: Finot, sách đã
dẫn, 137, hình khối, chữ Phạn, Huber, sách đã dẫn, 262 - 263; Finot, sách đã
dẫn, XV (2), 17.
[190] Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b, nói rằng: “vào niên hiệu Tiên thiên” (712)
và giữa khoảng niên hiệu Khai Nguyên, vua Kiến đa đạt ma cống voi thuần
dƣỡng, gỗ trầm và hổ phách” và (Tso Fou Yuan Kouei), CMLXXI, 1a, 9a, nói
rõ: “Năm Khai Nguyên 1, tháng 12, vua Lâm ấp và Kiến đa đạt ma cống 5 voi”
(731). Phần đầu của tên mà các nhà sử học Trung Quốc gọi các vua Chàm, có
thể đọc là Vikranta, trong đó vần thứ nhất không đƣợc phiên; hoặc là Rudra

-139-
bằng cách đổi kiến thành luật. Nhƣ vậy thì Kiến đa đạt ma phải là chữ phiên âm
sai chữ Prakacadharma Vikrautavarman, - và 2 chữ cuối cùng đạt ma vẫn
thƣờng dùng để phiên chữ dharma có thể chứng minh điều đó, hoặc là Ludra
(varman) mà tên đƣợc ghi trong (Tso fou yuan Kouei), CMLXXI, 17a, là tên
vua Lâm ấp, ông này, năm 749, cống vua Trung Quốc năm 749. Nếu Kiến đa đạt
ma = Prakacadharma - Vikrantavarman, vua này lên ngôi năm 653, xem ở trên,
chết vào khoảng sau năm 731 và có thể là đã trị vì 78 năm, nhƣ vậy thì hầu nhƣ
không thể có đƣợc. Mặt khác, nếu văn bia đó chỉ định Rudravarman, ta phải
công nhận rằng từ 653 đến 749 chỉ có 2 vua làm vua ở Chiêm Thành là
Prakacadharma - Vikrantavarman lên ngôi năm 653 và Rudravarman II chết sau
năm 749. Nhƣ vậy là rất dài, mà cũng có thể đƣợc; và có lý hơn là công nhận,
nhƣ Finot đã làm, rằng giữa hai thời điểm đó, có 3 vua làm vua ở Chiêm Thành:
(Prakacadharma) Vikrantavarman, Vikrantavarman I, Vikrantavarman II. Vả
chăng vấn đề này không làm cho Huber nghi ngờ, BEFEO, XI, 267, ông tự hỏi
rằng nếu vua Naravahanavarman không trị vì vào khoảng vua Vikrantavarman I
và Vikrantavarman II. Thực tế, trong bản dịch bia Mỹ Sơn, 74, ông đã lƣu ý
rằng không thể biết đƣợc rằng tên Naravahanavarman đƣợc ghi đó là tên thật
của Vikrantavarman (II) hay là tên của một vua đã ở ngôi ngay trƣớc ông Huber,
BEFEO, XI, 266.
[191] “ Năm Thùy Củng thứ 2 đời vua Tắc Thiên, tháng 3, Lâm ấp cống voi
thuần dƣỡng” = 686. “ Năm Thiên Thụ thứ 2, Lâm ấp lại cống voi” = 691. Năm
Chứng Thánh thứ nhất, tháng 1, Lâm ấp cống voi trận, tháng 4, nƣớc đó sai sứ
bộ đƣa cống phẩm” = 695. - Năm Thánh Lịch thứ 2, tháng 6, Lâm ấp sai sứ cống
voi thuần dƣỡng” = 699. - “ Năm Trƣờng An thứ 3, tháng 12, nƣớc đó đƣa cống
phẩm” = 702. Năm thứ 3, tháng giêng …và tháng 2 …Lâm ấp sai sứ sang cống”
= 703. - “Năm Thần Long thứ 2, đời vua Trung Tông, tháng 7, Lâm ấp đƣa cống
phẩm” = 706. “ Năm thứ 3, tháng 8, Lâm ấp dắt voi thuần dƣỡng đến” = 707. “
Năm Cảnh Long thứ 3, tháng 11, Lâm ấp đƣa đồ cống”. - 709. - Năm Cảnh Vân
thứ 2, đời Duệ Tông” (711). “Năm Đại Cực thứ 1, tháng 4, Lâm ấp lại cống,
712. - “Năm Khai Nguyên thứ nhất, tháng 12, vua Lâm ấp phái một sứ bộ cống
5 con voi”, 713 - “ Năm thứ 19, tháng 10, Lâm ấp lại biếu 4 con nữa”, 731. (Tso
Fou Yuan Kouei), CMLXX, 17ab, 18ab, 19a, CMLXXI, 1a, 9a. Đƣờng Hội yếu,
XCVIII, 12b, chỉ có 2: “ Năm Tiên Thiên và giữa niên hiệu Khai Nguyên, vua
Kiến đa đạt ma (Vikrantavarman) đƣa voi thuần dƣỡng tới”. Tôi cho sứ bộ năm
-140-
686 là do Vikrantavarman II cử đi, là vì sứ bộ đó mở ra một thời kỳ mà cống
phẩm đƣợc đƣa tới đều đặn, và do đó có thể coi là sứ bộ thứ nhất mà vua đã gửi
sang, nhƣng có thể là mấy sứ bộ sau thuộc về Prakacadharma - Vikrantavarman
cử đi. ở ngôi 45 năm (từ 586 đến 631) thật là dài đối với một vị vua Chàm.
[192] Vikranta II - Thống kê: a. Mỹ Sơn, lâu đài A, 74, bia đã mòn, 653 c=731
SCN, Finot, V, 932, XV (2), 5; Huber, XI, 2, 264, 267, trang 357. - Mỹ Sơn,
đằng sau B6, 81, bia đã mòn, chữ Phạn, 630 c = 718 SCN Vikrantavarman;
Finot, IV, 930, VIII, trang 419. - Mỹ Sơn, đền F3, 99, bia, chữ Phạn, không có
thời điểm, Đọc đƣợc tên của Vikrantavarman ở mặt B đã mờ; Finot, IV, 930 -
932, IX, trang 427.
[193] “Năm Thiên Bảo thứ 8 đời vua Lự đà la Rudra (varman) đem cống 100
dấu rƣợu vang đỏ (chân châu, 30 đấu gỗ trầm, vải trắng và voi thuần dƣỡng”.
Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b; (Tso Fou Yuan Kouei), CMLXXI, 17a, gọi ông
là Lƣ Đà và gọi là Lâm ấp quốc thành chủ (vua của thành Lâm ấp). Tân Đƣờng
thƣ, CCXXII, thƣợng, 19a, Văn Hiến thông khảo, XXIV, Lâm Ấp, 46b,
Phƣơng Nam, 433, sau ông thì không đƣợc nói rõ trong cả giai đoạn này: “ Từ
những năm Vĩnh Huy đến những năm Thiên Bảo, 742 - 756, nƣớc Chiêm Thành
đƣa cống 3 lần”.
Sơ đồ: trang 173
Chƣơng IV
NƢỚC HOÀN VƢƠNG VÀ BÁ QUYỀN CỦA PANDURANGA
Vƣơng triều thứ V (758 - 859). - Virapura, kinh đô Chàm. Những cuộc xâm
lấn của Mã Lai năm 774 và 787.
Các sử sách Trung Quốc ghi rằng từ năm 758 trở đi, cái tên Lâm ấp không
đƣợc dùng nữa và đƣợc thay thế bằng tên Hoàn Vƣơng (1). Cách phiên âm nhƣ
vậy cũng khá bí mật nên không thể lập lại chữ Chàm hay chữ Phạn mà chữ
phiên âm đó diễn ra. Vì thế cho nên, đọc những chữ phiên âm đó, ta thấy hình
nhƣ vƣơng quốc đó chƣa từng đƣợc các vua nƣớc ấy gọi bằng một cái tên nào
khác là “ đất Chàm”, “Vƣơng quốc Chàm”. Vào thời kỳ mà các nhà sử học
Trung Quốc gọi vƣơng quốc Chàm bằng cái tên Lâm ấp, ta thấy Cambhuvarman
(chết năm 629) cầu nguyện Cambhudrecvara ban phúc cho xứ Chàm” (2), rồi
Vikrantavarman I tự xƣng “ Đại đế, Đại lãnh chúa Cri Campapura” (3). Ngay

-141-
trong thời gian mà ngƣời ta dùng cái tên Hoàn Vƣơng để gọi xứ Chàm,
Prithivindravaram khoe rằng đã hƣởng thụ “toàn bộ đất Chàm” (4), Indravarman
nói “làm chủ tuyệt đối toàn cõi Chàm (5), Harivarman I sau hết cũng tự trang
sức bằng tƣớc hiệu “Lãnh chúa tối cao Cri Campapura” (6)/
Tuy nhiên, cũng nên lƣu ý rằng các vua của Vƣơng triều V, trị vì trên đất
Chàm trong thơi gian từ 758 - 877, thời gian mà ngƣời Trung Quốc gọi xứ đó là
Hoàn Vƣơng, đã không khắc một chữ nào vào trong đền thờ Cambhudrecvara;
tất cả các văn khắc đều ở phía Nam, trong vùng Panduranga hay xứ Kauthara
(7). Chỉ mãi đến Vƣơng triều VI ta mới thấy những tƣ liệu khắc trên đá ở gần
Campapura, không phải ở Mỹ Sơn, mà ở Đồng dƣơng (8). Niên điểm đầu tiên
mà chúng tôi đọc thấy đó là năm 797 c, tức là năm 875 SCN (9); và vào năm
877 (10), theo sử sách Trung Quốc, Champha có thể đã bỏ tên Hoàn Vƣơng mà
lấy tên Chiêm Thành, không còn nghi ngờ gì nữa Chiêm Thành tƣơng ứng với
Champa. Nhƣ vậy là không giải thích cái tên Hoàn Vƣơng, ta có thể công nhận
rằng tên đó là một tƣớc về nghi thức, do các vua của Vƣơng triều V gắn vào tên
đăng quanh hay tên nƣớc, để nêu rõ nguồn gốc của dòng họ đang trị vì. Vì
chúng ta đã công nhận rằng miền nam xứ Champa đặc biệt là thái ấp của “thị tộc
Cau” cũng nhƣ miền Nam thuộc về “thị tộc Dừa” (11) trực tiếp hơn, có lẽ ta có
thể tìm đƣợc nguồn gốc của chữ Phiên âm trong các tƣớc hiệu kể dài dòng trên
các bi ký ở Ponagar và Phan Rang.
Prithivindravarman Rudrakola (12). Khi Rudravarman II chết năm 757
(13), các đại thần dâng ngôi vua cho một ngƣời trong bọn họ (14): “Ngày xƣa,
đất này (Champa) bao giờ cũng hùng cƣờng và huy hoàng trong một thời gian
lâu; ngƣời Chàm thì rất giàu và rất mạnh. Vì những ngƣời giầu đó thỉnh thoảng
lại làm vua, vị chủ tể duy nhất của đất nƣớc này, thì bây giờ, chính là ngƣời
Prithivindravarman, giống nhƣ Indra của các thiên thần trên trái đất (15)” Có lẽ
ông thuộc về đại gia đình các tiểu vƣơng ở Pandurangga, thuộc “thị tộc Cau” và
tiếp theo tục ngụ ở Phƣơng Nam. Ông hƣởng “Toàn cõi Campa” và quyền lực
của ông đi từ Hoành Sơn đến tận biên giới Khmer.
Ông không để lại bi ký, nhƣng cháu (gọi ông bằng chú bác) là Indravarman
I, đã để lại tên ông, chỉ biết tán tụng thời kỳ ông làm vua: “Prithivindravarman
(15), nổi tiếng khắp nơi về dòng dõi và vƣơng quyền, trong khi sinh thời, đã
hƣởng đất đai, và dùng sức mạnh đánh bại mọi kẻ thù. - ở trong vƣơng quốc của

-142-
vị vua chủ tể, - ngƣời đã hƣởng thụ toàn bộ đất đai của Campa, rất nhiều thực
phẩm và mọi thứ. Vị vua này tiêu diệt trộm cắp nhƣ mặt trời tiêu diệt bóng tối,
và ông chói lọi ở trong dòng họ nhƣ mặt trăng sáng ở trên trời (17). Sau một thời
gian dài, do lòng tín ngƣỡng Cambhu, do vinh quanh của mình và tấm lòng tha
thiết với luân hồi, vị vua đó đã tới cõi Rudra”, nhƣ thế có nghĩa là sau khi chết,
ông đƣợc tặng cái tên thuỵ là Rudraloka (18).
Satatyavarman Icavaraloka.
Ngƣời con trai của em gái ông (19) lên nối ngôi, tức là Cri Satyavarman.
Nhƣng, trong thời kỳ này, miền Đồng dƣơng đang bị những ngƣời Mã Lai,
và nhất là Java đến cƣớp phá. Năm 767 (20), họ đột nhập Trấn nam đô hộ phủ
(21), lên đến phủ lỵ và tàn phá xứ này. Thứ sử Trƣơng Bá Nghi (22) phải gọi đô
uý (23) châu Vũ Định (24) đến cứu, ông này đánh quân xâm lƣợc một trận đại
bại ở châu Viễn nay là Sơn Tây (25), bắt địch phải rút ra bể (26).
Năm 774 (27), họ lại xuất hiện ở Champa, xứ Kauthara. “ Những ngƣời đó,
sinh ở các thành thị khác, ăn những thứ còn ghê tởm hơn là xác chết, đáng sợ,
rất đen và gày, trông kinh khủng và hung dữ nhƣ thần chết, đi tàu đến (28) cƣớp
hết “tất cả những đồ dùng của thần và những đồ trang trí …bạc, đá quý, vàng,
bình, ấm, vƣơng trƣớng bằng vàng, lọng trắng, vỉ ruồi, lọ vàng và các thứ khác
(30)”. Khi ngôi nhà của thần đã rỗng tuếch, chúng đốt, khi thành thị của thần bi
quân của Daityas đốt cùng với các quân tƣớng, cảnh sát, đuổi theo đánh ở trên
bể những quân tàn ác độc địa đó. Nhƣng, than van vì bọn cƣớp đã lấy mất đi cái
mặt (32) của Cri đƣa xuống tàu rồi bị chìm cùng với các thứ châu báu khác và
than van về ngôi đền thờ cái linga của thần bị tàn phá, vua rất lấy làm đau lòng
(33)”.
Bọn cƣớp bị lính đánh đuổi rồi, Satyavarman, “khát vọng vƣơng quyền chủ
tể đã phó mặc cho vua các vị thần (34), và định đƣợc vị Thƣợng thần ban cho ân
sủng (35)” ông sửa chữa ngôi nhà đổ nát của thần. Nhƣng trên nền cũ của ngôi
nhà bằng gỗ tồi tàn, tƣơng truyền là do Vicitrasagara xây dựng, ông dựng lên
một lâu đài tráng lệ bằng đá mà sau này các vị vua kế nghiệp mở rộng thêm ra
và nay hãy còn, “ở gần vùng Kauthara và bể” (36). Ông đặt ở đó cái Mukhalinga
đáng kính của “Lãnh chứ Bhagavati (37); ở gần đó là “hình ảnh của vợ ông”
(38), chính là bà Bhagavati “vị nữ thần của xứ Kauthara” lộng lẫy, với nét mặt
đẹp nhƣ hoa sen, lóng lánh những đồ trang sức, với những đồ trang sức ở trên
-143-
má …với mớ tóc vàng cài những trang sức, với 2 tai đeo ngọc lóng lánh (39).
Cạnh đó là hình ảnh “con voi đáng kính” (40).
Phải mất 10 năm để xây dựng và sắp đặt ngôi đền và mãi đến năm 784 (41)
“vào ngày thứ bảy của nửa tháng có trăng của tháng Madhava (42),
Satyavarman mới long trọng đặt ở đó cái Mukhalinga với cái tên là Cri Satya
Mukhalinga (43). Ngày hôm đó, ông cúng vào đền những đụn thóc ở
Vamdhama ở Ktun, và ở Narai cùng với nhiều đoàn phụ nữ (44) để trông coi
đền và để thờ cúng tại đền.
Satyavarman cƣ ngụ tại Panduranga, nơi mà tổ tiên ông đã sống và chú ông
là Prithividravarman chắc là đã sống trƣớc ông. Ông xây dựng ở đó một “cƣ xá
rất đẹp” (45), mà cái gò trồng cây và để thờ cúng tại đền.
“Ông vua vĩ đại này trị vì không đƣợc bao lâu rồi mất, và trung thành với
nhiệm vụ, do sự học rộng, ông xứng đáng với thế giới của Icvara (47), nói khác
đi là ông đƣợc tặng miếu niên hiệu là Icavaraloka (48).
Indravarman.
“ Vị vua tốt số tên là Indravarman, tha thiết với nhiệm vụ, hùng mạnh và
nổi danh ở trên đời vì vƣơng quyền rạng rỡ của ông, là em út vua Satyavarman
và nối ngôi ông.
Dƣờng nhƣ ông muốn dùng lực lƣợng quân sự, để thiết lập vƣơng quyền
trên “ trên toàn cõi Campa”, rồi dùng những cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ
để đạt tới vƣơng quyền. Thực vậy, ông ca ngợi sự cƣờng tráng của thế lực ông,
lòng dũng cảm của ông, và sự cố gắng liên tục trong những đoạn thơ còn lại tới
ngày nay và phản ánh sự kiêu ngạo của ông vua thắng trận: “Vua Cri
Indravarman, đƣợc những ngƣời lƣơng thiện tôn kính, là ngƣời đầu tiên trong số
những ngƣời lấy đồ cúng tế làm kho tàng, nổi danh ở trên đời này về ảnh hƣởng
của việc cúng ông vào đền, nhƣ Mahendra ở trên trời do những phần đã nhận
đƣợc, - ông là ngƣời nhƣ Manu, khi còn sống thì rất quý hoà bình, chỉ dùng
những ngƣời Bà-la-môn và Ksatriyas làm Thƣợng thƣ, - vì dòng dõi không pha
tạp nên nổi danh trong vƣơng vị, nhƣ mặt trăng sáng trên trời. Vinh quang thay
cho ông! Ông giống nhƣ Vikrama (49) lấy 2 tay nâng bổng quả đất, - ông giống
nhƣ một ngƣời Catamakha giáng trần để trị vì trên toàn cõi Campa, ông dũng
mãnh không ai ngăn nổi nhƣ Dhananjaya, - ông giống nhƣ Hari, sau khi đã đánh

-144-
bại các kẻ thù thì trở nên thịnh vƣợng, và đi khắp các nơi trù phú, do 2 chân của
ông tạo ra, chân ông giống nhƣ những bông sen của Guru (50), của Sura, và của
Asura, giống nhƣ vua của các thần ở trên đời này, do ông đã nếm thành quả
xứng đáng trong một cuộc đời trƣớc kia, cũng liên tục và rất mực khổ hạnh, -
giống nhƣ Dhanada phóng phiếm nhiều quá, - ông là ngƣời mà nàng Lakshmi
ôm lấy tấm thân đẹp đẽ một cách rất âu yếm. - Vị vua đó nhờ có tài cai trị mỗi
ngày một tốt hơn cái xứ nổi tiếng về những thành phố, giữ nguyên và sinh động
sự cách biệt giữa các đẳng cấp và các acramas, ông có một kinh đô giống nhƣ
thành thị của các thần. - Vị vua này bao giờ cũng thắng kẻ thù ở trên trái đất
này. Ông đã tiến đánh dữ dội các vùng Cendra, Indra, Agni, Yama và vua
Yaksha. Ông nguồn gốc một phần Bà la môn, có nhiều của cải, phối hợp với
hạnh phúc với vƣơng quyền, giống nhƣ Visnu, sau khi đã tiêu diệt hết kẻ thù,
ông đã duy trì đƣợc vƣơng quyền (51)”.
Nói thực ra, cũng khó mà nói rõ những ai là kẻ thù ấy: một cuộc nội chiến
không phải là không có thật, và nều Satyavarman “ chết mà không trị vì lâu
đƣợc”, em ông là ngƣời nối ngôi là Indravarman I có thể có tác dụng nào đó.
Cuộc ám sát đó thực hiện xong, ông phải thiết lập vƣơng quyền tại mỗi tỉnh ở
miền Bắc là vùng Chandran, vùng Đông Bắc, vùng Indra, vùng phía Đông, vùng
Agni, vùng Đông Nam, vùng Yama, vùng phía Nam của vua Yaksha (52).
Trái lại, có thể là Satyavarman chết tự nhiên, và em ông nối ngôi theo
quyền nối ngôi chính đáng. Nhƣ vậy có lẽ là ông đã đƣa quân đội hùng mạnh đi
đánh kẻ thù ở bên ngoài. Vì thế cho nên bài văn bia ở Glai - lamau cho phép giả
định, nhƣng có thể tin đƣợc rằng: “ Trong chiến trận, ông vua dũng mãnh và đa
sát những ngƣời anh hùng ngoại quốc, khi trông thấy quân thù thì lao vào nhƣ
con sƣ tử nhảy vào đàn voi. Vinh quanh thay ông vua anh hùng và trứ danh ấy ở
trên đời! Ông tiêu diệt những đoàn quân địch nhƣ thần sét đã diệt ngƣời Asuras.
Vị vua tài giỏi đó chói loà giữa ngƣời anh hùng: vì rằng, trung thành với luật
pháp cũng nhƣ trung thành trong khi làm vua, ông giống nhƣ Vua của luật pháp
(53); vua giữ vẻ uy nghi đến ghê rợn khi lòng ông không hề rung chuyển khi
ông chiếm lĩnh trận địa rung chuyển bởi tiến dây cung kêu rộn rã trong đám
quân thù và trong đám quân của ông (54)”.
Những vùng ở miền Bắc lúc đó là những tỉnh thuộc An nam đô hộ phủ và
chắc chắn là trong hai châu Hoan và châu Ái (55) ông đã chiếm lĩnh đƣợc

-145-
“những chiến lợi phẩm tƣớc đoạt từ tay quân thù”, rồi đem cúng cho
Indrapararecvara một cách rất là hào phóng. Những sử sách của Trung Quốc
cũng nhƣ sử sách Việt Nam, mà sử sách Việt Nam chỉ là chép lại của sử sách
Trung Quốc, đều không nói một chữ nào đến việc đó, nhƣng vua (56) Trung
Quốc thì còn rất bận về việc chống lại những chƣ hầu lớn ở khắp nơi trong Đế
quốc, đều nổi loạn, còn lo những chuyện khác hơn là gửi quân đội đi cứu nhân
dân ở miền cực Nam (Extrêma Sud).
Ông có đánh dữ dội Cao Miên, ngƣời láng giềng trong vùng vua Yakhas
không? Tình trạng hỗn loạn của vƣơng quốc đó cho phép ta giả định rằng ít ra
ông cũng thử làm việc đó (58) và xứ Khmer 1 một “xứ giầu có mà ông sẽ để dấu
chân tới (59).
Vì thế cho nên, đó chỉ là những việc đại khái, còn những lời khen mà
Indravarman tự vơ cho mình nhân dịp các cuộc chinh chiến đó làm cho ta có thể
ngờ vực. Trái lại, ông kể lại một cuộc xâm lăng của Mã Lai bằng những lời văn
rất rõ ràng. “ Nhƣng trong một thời gian lâu, có kho tàng, có quân lính, có nô lệ
nam nữ, có vàng, bạc, châu báu, nói tóm lại có những thứ cần thiết để ăn uống
vui chơi đủ thứ, - thấy 3 thế giới suy tôn bụi bặm ở chân ông (chân giống nhƣ
hoa sen), - do việc ông có hàng uy, ông là nguồn hạnh phúc của mọi ngƣời. Sau
đó, do phạm nhiều lỗi ở thời đại Kali, quân Java đi thuyền đến, đốt (ngôi đền Cri
Bhadradhipaticvara) vào năm của kỷ nguyên caka do số 9, không khí và núi hợp
thành, - tức là năm 787 SCN, - rồi trở thành vắng vẻ. Ông tồn tại ở trên đời hàng
nghìn năm và do chính Maya của ông mà ông đã đốt ngôi nhà mình (60). Ngôi
đền thờ Cri Bhadradhipaticvara ở “ về phía tây thành phố Virapura? Sau khi
quân Mã Lai rút đi, chỉ còn lại đống tro tàn. Của cải bị cƣớp đi, ngƣời (quân
lính, nô lệ nam nữ) đều bị giết hay bắt mang đi làm tù binh (61).
Virapura đúng là “kinh đô giống nhƣ thành thị của thần (62) mà
Indravarman lấy làm kiêu hãnh (63): ông cố gắng làm mất đi những dấu vết của
quân Mã Lai. “Thế là ngôi nhà của vị thần đã đƣợc vua Indravarman trùng tu,
ông đã vui lòng cúng tiền bạc, thóc lúa, vàng bạc, mũ miện, châu báu, vàng và
tất cả những vật tiêu khiển khác, phụ nữ, nô lệ nam nữ, trâu bò, đất vƣờn và các
của cải khác. Cri Indravarman đã dựng một cái linga ở dƣơng thế của vị thần đó,
từ này thần đƣợc gọi bằng một cái tên khác là Indrabhdrecvara, ông cũng tạo
cho ông hai cái kho: một cái gồm các động sản và bất động sản, một cái di động

-146-
và có những thầy tu (64), khi năm của kỷ nguyên caka do mặt trăng, chòm sao
jumeaux và núi hợp thành”, tức là năm 799 SCN.
“…Vua Cri Indravarman do lòng sùng đạo và lòng thành đã cúng cho vua
Cri Indrabhdrecvara là ngƣời đƣợc quần chúng ƣa thích, hai khu bất động sản
Civakshetra và Yajnakshetra, cùng với kho thóc Yanan (65)”. Rồi, hai năm sau,
“ trƣớc hết, ông vua này, đích thân dựng một Idrabhogecvara ở Virapura, sau khi
đã chọn ngày âm lịch, nửa ngày, giờ dấu hiệu của hoàng đạo mặt trăng ngày
trong tuần lễ, và số tử vi thuận lợi nhất. Liền sau đó, ông dựng mộ
Indrabhdrecvara (66). Về sau, ông dựng một đền cho vua Indraparamecvara
đƣợc mọi ngƣời ƣa thích, tại nền của của ngôi nhà đẹp của Satyavarman; - trong
một tƣ tƣởng rất trong trẻo, với những đồ biếu là những thứ tƣớc đƣợc trên xác
quân thù, tặng cho quân đội những kẻ cô đơn, những nhà tu khổ hạnh, những
nhà hiền triết và những ngƣời Bà-la-môn đang thức và phát triển cho nhau tƣ
duy “hợp thành một thể thống nhất và vì thế cùng mang chung mộ tên là
Cankana - Narayana (69), ông cúng “tất cả những kho tàng, đụn thóc, nô lệ nam
nữ với một khuê phòng, có nhiều phụ nữ xinh tƣơi, trâu bò, đất vƣờng và những
của cải khác, - những đai vàng, vòng tay, vòng chân, mũ miện, châu báu, ngọc
trai, san hô, vòng cổ và những đồ trang sức khác, - những lọ và đĩa bạc, quạt,
lọng, những dụng cụ khác, để đƣợc đấng sinh ra muôn loài, để đƣợc ân sủng và
tƣ tƣởng không chút vẩn đục (70)”.
Trong khi ông phục hồi những ngôi đền bị quân Mã Lai tàn phá,
Indravarman cảm thấy cần phải nối lại với Trung Quốc nối bang giao bị đứt
đoạn từ khi vƣơng triều thứ V chấm dứt, và năm 793, ông cống vua Trung Quốc
tê ngƣu và trâu (71). Nhƣng hoặc là do sứ thần không đƣợc tiếp đãi trọng vọng
nhƣ ông mong muốn, hoặc là ông có biểu thị tính chất thần phục thêm nữa cũng
là vô ích, ông đành dùng cách vận động nó (72).
Ngƣời nối ngôi là Indravarman I là em rể ông (73), tức là lãnh chúa tối cao
Cri Campura, ông này lên ngôi lấy tên là Cri Harivarma - Deva - Raja - dhiraja
(74).
Vừa mới nắm chính quyền (75) và còn đang sục sôi những tham vọng xâm
lƣợc, ông quyết định cắt quân đi đánh những tỉnh thuộc Trung Quốc. Vào thàng
giêng năm 802 (76), ông cho quân tràn vào Châu Hoan, rồi tiến lên Ái Châu, lần
lƣợt chiếm hai trị sở phá tan tành (77) rồi trở về nƣớc, mang theo nhiều chiến lợi
-147-
phẩm. Sáu tháng sau, ông lại đánh một lần nữa. Nhƣng thứ sử An nam đô hộ
phủ là Trƣơng Châu (78) đánh cho ông một trận, ông đại bại (79), phải vội rút
quân về nƣớc; rồi để trừng phạt nhân dân hai châu có lẽ đã giúp đỡ quân Chàm,
Trƣơng Châu tàn sát ghê gớm, 3 vạn ngƣời chết tại chỗ. Trở về trị sở, ông mang
theo 59 hoàng thân bị bắt làm tù binh và rất nhiều voi chiến, thuyền nhẹ và áo
giáp (80). Nhƣng hoặc giả là Trƣơng Châu quá cƣờng điệu tầm quan trọng của
trận thắng và các chiến lợi phẩm thu đƣợc, hoặc giả là nhân dân bất hạnh hai
Châu Hoan và ái phải chịu tai hoạ, vì Harivarman viết với giọng kiêu ngạo rằng
“cánh tay dài của ông là mặt trời đốt cháy thuộc dân Trung Quốc đang ở cõi tối
tăm (81)”.
Harivarman I có một ngƣời con trai là pulyan (82) Cri Vikrantavarman, “
ngƣời giỏi nhất trong số ngƣời Ksatriyas” (83), do bà vợ cả là chi hai vua trƣớc
sinh ra, và trao cho ngƣời đó quyền cai trị xứ Panduranga; nhƣng vì ngƣời con
còn nhỏ chƣa thể tự nắm lấy quyền điều hành đƣợc, ông cho vị tƣớng (84) là Par
(85) của xứ Manidhi làm phụ chính.
Vị tƣớng hiếu chiến này, đứng đầu quân đội của vị tân quân nhỏ tuổi (*)
tiến hành nhiều lần đánh phá hay cƣớp bóc thắng lợi trên đất Khmer. “ Để tàn
phá những thành thị của Cao Miên, những thành thị này giống nhƣ những khu
rừng rậm rạp không thể vào đƣợc, mà cƣ dân đáng lẽ là voi, thì lại là ngƣời, vị
tƣớng đó đóng vai một con sƣ tử tức là một loại vua. Vẻ vinh quanh của ông, tựa
nhƣ ánh trăng ban đêm đánh thúc trái tim những ngƣời lƣơng thiện nhƣ những
khóm hoa sen. Ông nhƣ con hồng hạc có hai bông sen vàng làm cho vui mắt: hai
chân của ngƣời chồng đáng kính của Gauri. Và đƣợc nhƣ thế là nhờ sức mạnh
vô địch của cánh tay ông (86) đến tận giữa xứ Cao Miên”. Thời ấy, Cao miên do
một ông vua có uy quyền trị vì là Jayavarman II (87), không có tài liệu nào nói
ông đã bị vua Chàm đánh bại. Có lẽ những trận thắng lớn của sénapati Pả chỉ
đóng khung trong những vụ cƣớp bóc tại các tỉnh biên thuỳ xứ Khmer, những vụ
cƣớp phá chỉ lo cƣớp bóc hơn là hành binh. Dù sao, những vụ đó cũng có kết
quả, khiến vị tƣớng có thể cúng rất nhiều cho các vị thần ở trong vùng. Năm 813
(88) và 817 (89), ông dựng một ngôi đền thờ linga của Cri Shandhaka một đền
khác thờ Ganeca Cri Vinayaka và một ngôi khác thờ vị thần có tên là Cri
Malada - Kuthara (90), và làm cho mỗi đền một cái cổng có gác (91) trang trí
lộng lẫy. Hình nhƣ đặc biệt sùng tín nữ thần này, ông gọi thần là “Bà đại phúc”,

-148-
ông cúng cho thần “ những của cải bằng vàng, bạc, châu báu, quần áo thêu,
v.v…lại cúng ruộng trong cánh đồng Kauthara, cùng với những nô lệ nam, nữ,
trâu, v.v… (92).
Những chiến trận và đồ cúng đó dâng lên thần nhờ có chiến lợi phẩm thu
đƣợc trong các chiến trận đó không những bảo đảm cho ông “sự giải thoát trong
thế giớ bên kia”, mà còn “ là quang vinh trong thế giới đó”, vì Harivarman gọi
ông là “Thƣợng thƣ rất giỏi” (93).
Cri Vikrantavarman III “giống nhƣ Indra hiện hình”, sau khi cha chết (94),
thì lên làm vua. Ông cúng cho thần những lễ vật quý giá: Ông dựng một Cri
Mahadevecvara, “cúng cho ông một đền và nhiều của cải (95), rồi lại cúng
những động sản và những kho thóc (96); ông trang sức cho tƣợng Cri
Satyamukhalingadeva một mũ miện, bọc cái bệ một lớp bạc và phủ bọc lên cái
rãnh để chảy nƣớc (97); đỗi với Vikrantarudra, ông dành cho một “khu rộng
lớn”, năm 854 (98), và đối với Cri Vikrantadevadhibhavecvara, ông cũng một
thửa ruộng ở sát cạnh đền làm “đồ cúng xứng đáng để đƣợc vinh quang ở cả hai
thế giới”. Ít lâu sau ông chết và, khi chúng tôi nói thêm rằng ông chắc chắn đã
đƣợc nhận tên là thuỵ là Vikratecvara (99), thì chúng tôi cũng đã nói đƣợc tât cả
cái gì mà lịch sử đã còn giữ đƣợc về kỷ niệm của ông (100).
CHÚ THÍCH
CHƢƠNG BỐN
[1] “ Sau những năm Chí Đức (756 - 757), ngƣời ta đổi tên nƣớc ta ra tên Hoàn
Vƣơng” . Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, 19a. Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm
ấp, 46a; Phƣơng nam, 433, “Bắt đầu từ năm Chí Đức, tên nƣớc đổi ra là Hoàn
Vƣơng, và tên Lấp ấp không dùng nữa”, Đƣờng Hội yếu, XCVIII, 12b, 13a.
[2] Mỹ Sơn, đền A1, 73, bia vỡ; Finot, III, 209. Iv, 917, II. XI, 254, XV (2), 5,
trang 357.
[3] Cri Campapuraparamecvara Mahaja. Mỹ Sơn, sau lâu đài E6, bia đã mòn 96,
chữ Phạn, 579c = SCN, CXXVI; Finot, IV, 918, III, XV (8), 15, XV (2), 188,
trang 419.
[4] Glai - laman, 24, bia, chữ Phạn, 732c =810, SCN Indravarman I, A III; C. II,
218, XXIII; Finot, 633, II, XV, 2, 8, trang 78.

-149-
[5] Đà trăng (Yang - tikuh), 25, bia, chữ Phạn, 721 c= 799 Indravarman I, A III;
C, II, 207, XXIII. J. A. 1891 SCN, Senapati Par. I; C, II, 263 - 263 - XXVIII.
[6] “Cri Campapuramecvara” Po - nagar ở Nha Trang, tháp bắc ở cửa ra vào, cột
phải c2, chữ Phạn, 739c = 817 SCN, Senapati Par. I; C, II, 263 XXVIII.
[7] Ta không thể tin cậy vào tảng đá có khắc chữ ở Mỹ Sơn, 72. Lâu đài B, chữ
Chàm; Finot, IV, 113 - 115, XI, 233, XV, 2, 5 trang 357. Barth, ghi chú về niên
điểm ghi trên 2 tấm bia của chàm (BEFEO, 117 - 119), vì niên điểm ở trên đó rõ
ràng là sai và do đó nó có thể gán cho một Harivaman khác hơn là Harivarman
của Vƣơng triều III.
Vì vậy cho nên Harivarman I không thuộc về dòng họ Prithivindravarman.
Chính là nhờ có vợ ông là chị vua Satyavarman I và Indravarman I mà ông đƣợc
đƣa lên làm vua. Nhƣ vậy là ông có thể là ngƣời phƣơng Bắc và đã có ở đó
trong khi ông trị vì. Có thể chính vì lẽ đó mà ông đã giao cho con trai là
Vikrantavarman III bây giờ là Hoàng Thái tử, giữ lấy chính quyền ở
Panduranga. Xem ở dƣới.
[8] Cần phải chú ý rằng phải đến tận vƣơng triều X, mà niên điểm đầu tiên do bi
ký để lại là năm 1081 SCN (1003c), mới khám phá thấy những bi lý ở Mỹ Sơn.
vì thế cho nên Harivarman III, ngƣời sáng lập ra triều đại đó, đƣợc ngƣời ta bảo
là đã “trùng tƣ ngôi đền Cricanbhadrecvara và tái lập những lâu đài và thành thị
Campa”. Mỹ Sơn, lâu đài D21, 90, bia, chữ Phạn, 1003c = 1081 SCN; Finot, IV,
933, XII, trang 400.
[9] Đồng dƣơng, 66, bia B XV, chữ Phạn, 797 c = 875 SCN Jaya Indravarman
II; Finot, IV. L.A. 1896, I, 147.
[10] “Năm Càn Phù, đời vua Hy Tông, nƣớc Chiêm Thành cống 3 voi thuần
dƣỡng”. Sách Lĩnh biểu lục dị của Lƣu Tuần, 8b, do Vũ Anh điện xuất bản.
[11] Xem ở trên.
[12] Rudraloka là tên miếu hiệu của Prithivindravarman. Xem ở dƣới.
[13] Có thể là sau khi Rudravarman II chết, Prithivindravarman nhận đƣợc
vƣơng quyền và chuyển nơi vua ở về phƣơng nam.
[14] Những bi ký có ghi tên ông chẳng nói gì đến dòng họ thực hay huyền hoặc
cả. Nhƣ vậy, ta có thể dự đoán rằng ông chỉ là một lãnh chúa đƣợc các lãnh chúa

-150-
khác chọn, cho nên ông không thấy cần, và cả những ngƣời nối ngôi ông cũng
vậy, phải chứng minh việc lên ngôi vua mà các Đại thần đã công nhận.
[15] Đồng dƣơng 66, B VI.
[16] “Cách viết Prathivi thay cho prithivi thì thƣờng thấy trên bi ký Chàm: cách
viết này đã đƣợc đƣa vào trong tự điển ở Petersboung. Chắc chắn là cách viết
này không đúng, nhƣng ta thấy lỗi ấy thông thƣờng và đã có từ lâu”, Bergaine,
32, chú thích 2. Cũng xem Bergaine, C, II, 219, chú thích; Finot IV, 904 và 908,
viết là Prithivindravarman.
[17] Glai - laman, 24 A1 đến V.
[18] Chúng ta không biết một niên điểm đích xác nào về thời kỳ
Prithivindravarman làm vua. Tuy vậy, chúng ta đã biết (xem ở trên) ta có thể
cho rằng khi ông lên ngôi thì tên cũng thay (Lâm ấp thay là Hoàn Vƣơng), tức là
vào khoảng năm 758. Mặt khác, Satyavarman đang ở ngôi vào năm 774 (xem ở
dƣới). Vậy Prithivindravarman không trị vì lâu hơn từ 18 đến 20 năm.
Prithivindravarman. Thống kê: C, I, Glailaman, Ninh Thuận, 24, bia, chữ Phạn,
732 c = 819 sau công nguyên. Indravarman I, C, II, 218, XXIII; Bergaine, 76;
Aymonier, 21; Finot, III, 633, II, XV (2), 8, trang 79. II - Đồng dƣơng. Quảng
Nam, 66, bia B, chữ Phạn, 797 c = 875 sau công nguyên; Indravarman II; Finot,
IV, 84, JA, 1896 (1), 147, trang 484.
[19] Glailaman, 24, a VI.
[20] “Năm Đại lịch thứ 2 đời vua Đại tông”, Sử ký, ngoại kỷ. VI, 7 ab; Toàn
thƣ, ngoại kỷ, V, 4b, 5a; Cƣơng mục, tiền biên, IV, 23b, 24a; Des Michels,
169 - 170. Việt sử lƣợc, I, 13a, và An nam chí lƣợc, IX, 3a, có một chú thích
về Trƣơng Bá Nghi, lại không nói gì về những lần cƣớp phá đó cả.
[21] “Năm Điền lộ thứ nhất (679), tên châu Giao đã đổi gọi là An nam đô hộ
phủ, Năm Chí Đức thứ 2, lại đổi gọi là Trấn nam đô hộ phủ, rồi đến năm Đại
lịch thứ 3 thay là An Nam đô hộ phủ, Trị sở vẫn đặt ở châu Giao, Tân Đƣờng
thƣ, XLIII, Thƣợng, 44a; Cƣơng mục, Tiền biên, IV, 18a, 23b, 25b; Des
Michels, 158 - 168 - 171. Thứ sử nay gọi là Kinh lƣợc sứ.
[22] Trƣơng Bá Nghi, ngƣời đắp thành Đại La hay là Hà Nội. Xem chú thích
của Cƣơng mục, Tiền biên, 12ab; Des Michels, 210, và về Trƣơng Bá Nghi,
xem Việt sử lƣợc, I, 13a, và An nam chí lƣợc, IX, 3a; Sainsoon, 361.
-151-
[23] Đô uý
[24] Vũ Định nay là vùng giữa Thái Nguyên và Cao Bằng. Toàn thƣ ngoại kỷ,
I, 3a; Cƣơng mục, tiền biên, I, 3a, 5b, 20a; Des Michels, 3, 6, 23.
[25] Châu Viễn. An nam chí lƣợc, I, 58 và 84 viết là (Chu Diên). Nay là đất
phủ Vĩnh tƣờng, tỉnh Sơn Tây. Toàn thƣ, ngoại kỷ, I, 3a; Cƣơng mục, tiền
biên, I, 3a, 5b, 20a; II, 10b; Des Michels, 3, 6, 23, 27.
[26] Sử ký, ngoại kỷ, VI, 7 ab; Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 4b, 5a; Cƣơng mục,
tiền biên, IV, 23b, 24a; Des Michels, 169 - 170. Những sách đó cho rằng những
quân xâm lƣợc đó là “những ngƣời từ Côn Lôn và từ Đồ bà tới. Tân Đƣờng thƣ,
ghi rằng Đồ bà còn gọi là Hà lăng (đọc là A lăng - LTL) và Đỗ bà (còn viết là
Xã và là nhân với Đỗ. LTL), tức là Java (Xem Pelliot, sách đã dẫn, 271 - 281).
Đối với Côn Lôn, vấn đề tế nhị hơn. Sử ký, ngoại kỷ, VI, 7a, nhầm những
ngƣời xâm lƣợc với những ngƣời ở Tiểu và Đại Côn Lôn đã nói trong chú thích
trong Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ 20b, về vƣơng quốc Phiên (tức là Diến
điện) và chỉ nhắc lại những từ đó. Nhƣng Pelliot, sách đã dẫn, 223 - 231, đã đặt
Côn Lôn một các hợp lý vào cửa sông Salouan, hay đặc biệt là ở Tenasserim, ta
không thể chấp nhận sự đồng nhất hoá của sử ký. Thực thế, ngƣời ta khó mà có
thể cho rằng những ngƣời ở ven vịnh Martaban lại có thể phối hợp với thổ dân
một đảo ở cách xa 900 hải lý, thuộc chủng tộc khác để đi cƣớp phá bờ bể Đông
Đồng dƣơng. Trái lại, Tống sử, trong chú thích về Đồ bà CCCLXXXĩ, 28a, kể
đến một xứ khác cũng gọi là Côn Lôn cách mũi cực đông đảo Java 15 ngày đi bể
về phía Đông, và rất có thể là Côn Lôn nói trong bài này: “Từ giữa xứ (Đồ bà,
Java) về phía đông để đi ra bể, phải mất một tháng: đi trên bể một nửa tháng thì
đến xứ Côn Lôn”. Nhƣ vậy là, xứ ấy thuộc quần đảo Mã Lai, các cƣ dân thì
cùng chủng tộc với ngƣời Java. Nhƣ thế, có thể nói đƣợc rằng đặc biệt những
ngƣời trên đảo đó là ngƣời đảo Côn Lôn trong các sử sách của Việt Nam không,
vả chăng cũng còn cần phải đồng nhất hoá đảo đó đã. Tôi nghĩ rằng những văn
bản đó dùng chữ Côn Lôn một cách chung chung, đồng nghĩa với “Mã Lai”
(xem Chavennes, Những Phật tử hành hƣơng, 63, chú thích 1) và khi nói đến
Côn Lôn và Đồ bà, những văn bản ấy chỉ muốn nói tới ngƣời Mã Lai hay đặc
biệt là Javanais. Ta cũng nên nhắc ở đây thêm rằng Satyavarman gọi họ là
những kẻ “ăn thịt ngƣời”; nhƣng nếu nhiều du khách đã cho rằng những ngƣời
thổ trƣớc của quần đảo Mã Lai là ăn thịt ngƣời, thì theo chỗ tôi biết, không ai

-152-
bảo ngƣời Pðgouan hay ngƣời Diến điện là ăn thịt ngƣời cả. Vẳ chăng, không có
văn bản nào hay tƣ liệu nào nói cho chúng ta biết những cuộc chinh phục Đồng
dƣơng đó. Tuy nhiên, ngƣời Javansis từ lâu đã có quan hệ với những dân tộc có
nền văn minh Ấn Độ ở bán đảo này. Chính họ cũng đã từ lâu chịu ảnh hƣởng
của nền văn minh này. (Pháp Hiển) qua xứ đó vào thế kỷ V, cũng nhận thấy nhƣ
thế trong du ký của ông là Phật quốc ký, do A.Rðmusat dịch, Nhà in Hoàng gia,
1836, trang 364 và tiếp theo, và truyền thuyết của họ kể lại rằng một trong
những ngƣời Ấn Độ đầu tiên đến đảo này vào năm 300 sau công nguyên đã lấy
“Bramani k‟ali của Cao miên” (Rafles, Lịch sử Java, London?, Murray, 1830, I,
78). Một tƣ liệu chính xác đã xác lập khẳng định hơn những quan hệ giữa ngƣời
Khmer vì ngƣời Javanais lúc bấy giờ: đó là bài bia gọi là Kedoe, viết năm 654 c
= 732 sau công nguyên, tức là 35 năm trƣớc những cuộc đột nhập mà ta đang
nói đây (bản bi ký này đã do Kern dịch, đăng trong td Thăng Long en VK, quý
4, X, 125, Verbeek, Oudheden van Java, 156. Xem Veth, Java, Hasrlem, De
Brven Bohn, 1896, trang 32). Bài bia có chỗ giống lạ lùng bài bia của Cao miên,
nhất là bia ở Hàn Chei (Kompongsiem, 81, chữ Phạn, c., I, 81). Cũng cần nói
thêm rằng từ nhiều năm nay, Java đã có liên lạc với Trung Quốc. Từ năm
Nguyên gia tháng 13, một ông vua xứ Đồ bà bà đặt tên là Sƣ lê Bà đạt Đà A la
bạt ma Cri pada Dvaravarman (?) đã phái sứ đem thƣ và tặng phẩm đến triều
đình nhà Tống. Tống thƣ, XCVII, 49b. Về quan hệ giữa Trung Quốc và Java,
xem Groeneveldt, ghi chú về quần đảo Mã Lai (Tuỳ bút về Đồng dƣơng, Luân
đôn, Trubner, 1887, loại 2, tập I, trang 135 và tiếp theo).
[27] “Khi năm của kỷ nguyên caka đã đạt tới những koca, số chín và những
mùa”, tức là năm 696 c = 774 sau công nguyên. Ponagar ở Nha Trang, Khánh
Hoà, trƣớc pháp chính, 38, bia, chữ Phạn, 896 và 703 c = 774 và 781 sau công
nguyên. Satyavarman, mặt A II, C II, 242, XXVI. Huber, BEFEO, XI, 268;
Finot, sách đã dẫn, XV (2), 7.
[28] Sách đã dẫn, A II
[29] Sách đã dẫn, A I
[30] Sách đã dẫn, mặt B II
[31] Sách đã dẫn, mặt A II

-153-
[32] Civamukham. Cái linga do Vicitrasagana dựng về ông vua truyền thuyết
này, xem ở trên là một “cái linga có mặt” (visage), tức là cái linga bằng đá có
một cái bao tƣợng hình đầu Civa. Vì cái bao bằng vàng, ngƣời Mã Lai đã cƣớp
đi mất. Xem trong Finot, 913, những hình số 43 và 44 tƣợng hình cái bao của
linga hình mặt Civa và bài miêu tả của A1. Rea, Chalukyan Architecture
(Archeological Survey of India, New Imperial series, trang 23 và bảng XLIV
và XLV)
[33] Sách đã dẫn, A III
[34] Indra
[35] Civa, sách đã dẫn A IV
[36] Sách đã dẫn, B IV, C., II, 257
[37] Nên nhớ rằng ngƣời Mã Lai đã phá huỷ cái linga của “vị chủ tế của nữ
thần” năm 774, sách đã dẫn, A II.
[38] Sách đã dẫn, A IV
[39] Sách đã dẫn, B I
[40] Ganecs tƣợng hình bằng đầu voi, sách đã dẫn, A IV.
[41] “Khi vua Cakas đƣợc tặng thêm những koca, chất ête (éther) và núi, và khi
ngày rằm tháng Vaicakha đã đạt tới Munis, trong khi nó đƣợc mặt trời soi sáng
(tức là ban ngày) và đặt dƣới sự tuỳ thuộc của Brihaspati (ngày thứ năm, giành
cho Brihaspati, Jupiter) …”, Ponagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, C.II, 252.
[42] Sách đã dẫn, B 10, 11
[43] Sách đã dẫn, B I
[44] Sách đã dẫn, B IV
[45] Glailaman, 24, A 19
[46] Bia Glaiman đƣợc tìm thấy ở phía tây Phan Rang, độ 10km, trên nền một
lâu đài cũ bị đất phủ, ở xa trông thấy vài cây cao ở giữa ruộng.
[47] Glailaman, 24, A X
[48] Satyavarman, Iovaraloka. Thống kê: A.Ponagar ở Nha Trang, Khánh Hoà,
trƣớc tháp chính, 38, bia, chữ Phạn, mặt A, 696 và 703 c = 774 và 781 sau CN;

-154-
C, II, 242, XXVI. Huber, BEFEO, XV, 268, Finot, sách đã dẫn, XV (2), 7;
Bergaine, 75; Aymonier, 19.-C.I. Glailaman. Ninh Thuận, 24, bia, chữ Phạn,
723 c = 801 SCN. Indravarman I, C, II, 218, XXVI; Bergaine, 76; Aymonier,
21; Finot, III, 633 II, XV (2), 8, trang 78. - II Ponagar ở Nha Trang, 38. Cũng là
bia nói ở trên, mặt B, Vikrantavarman, C, II, 242 - 257.
[49] Vikrana: Visnu bƣớc 3 bƣớc ở đây Indravarman có ý muốn gợi lên những
sự biến hoá của ông; biến thành lợn lòi “Varahat”, ông lặn xuống nƣớc, đánh và
giết Hiranyaksha vì đã đƣa đất xuống đó, rồi lấy mõm xúc lên.
[50] Kaoyapa là con của Marici và một phàm nhân
[51] Đa trắng (Yang-tikuh), Ninh Thuận, 25, bia, chữ Phạn, 721 c = 799 SCN,
Indravarman I, A II, III, c., II, 207 XXII, JA., 1891 (1), 21; Finot, III, 633, I,
trang 78.
[52] Xem Barth, Corpus, II, 216, chú thích 1. Indravarman còn nói “vua
Indravarman dần dần đƣợc nổi tiếng trong không gian giới hạn trong 4 hƣớng
Đông, Tây, Nam, Bắc, là ngƣời đã coi trọng tốt nhất luật pháp …”, sách đã dẫn,
A1, 8, 9.
[53] Indravarman tự ví mình với Yama, ở giữa đám anh hùng, trong âm ty.
“Yama của thời cổ điển ấy chỉ còn có các bồi thẩm và lính hầu là những ngƣời
đƣa tin chết tới và những tên đao phủ vây quanh thôi. Nhƣ vậy là không phải “ở
giữa đám anh hùng”, mà chỉ là một phán quan, vua có thể ví với ông ấy đƣợc.
Cũng nên nhớ rằng Dharmaraja là một trong nhiều tên của Yudhishthira, một
vua điển hình về công bằng.
[54] Glai - laman, 24A, A 17 - 18.
[55] Hoan Châu, tức là Nhật Nam xƣa kia. Nhật nam đời Tuỳ bao gồm vùng từ
biên giới bắc Nghệ An ngày nay đến Hoành Sơn (tức là hai tỉnh Nghệ An và Hã
Tĩnh), gồm 4 huyện là Cửu Đức, Phố Dƣơng, Việt Thƣờng, Hoài Hoan. Tân
Đƣờng thƣ, XLIII, Thƣợng, 44b, Ai châu tức là Cửu Châu cũ, tức Thanh Hoá
ngày nay gồm 6 huỵen và An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Trƣờng
Lâm. Tân Đƣờng thƣ, XLIII, Thƣợng, 44b.
[56] Năm 780, Tạo Đức Tông đế, nối ngôi cha là Đại Tông, dƣới quyền phụ
chính của Quách Tử.

-155-
[57] Xem Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 28, viết: “Những bia ghi hai lần1 của
Yacovarman cho chúng ta biết về dòng dõi hai gia đình làm vua, hai gia đình
này cùng làm vua một thời gian: một gia đình làm vua ở Cambhupura (sambor),
một gia đình ở Vyadhapura (Angkor - Borey). Nhƣ thế kà ta có cơ sở để nghi
rằng sau khi Jayavarman chết, nhiều cuộc tranh chấp đã nổ ra để giành lấy ngôi
vua, và các lãnh chúa ở hai thành thị đó, là đất chƣ hầu của các vua Cao Miên,
họ nhân khi hỗn độn tuyên bố độc lập và cát cứ vƣơng quốc: Cambhupura chiếm
miền thƣợng Cao Moên, tức “lục Chân Lạp”, Vyadhapura chiếm “thuỷ Chân
Lạp” tức miền hạ Cao Miên. Cũng xem Cựu Đƣờng thƣ, CXCVII, 32b; Tân
Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Lâm ấp, 46b;
Phƣơng Nam, 483 - 484.
[58] Bergaine, 55-56, viết: “ Những kẻ thù mà Campa phải đối phó dƣới thời
Satyavarman và Indravarman I không phải là ngƣời Cao Miên, số XXII (397) kể
ra những điểm mà Indravarman đã đến đánh nhau. Đó là: về phía Bắc là mạn
Trung Quốc, về phía đông bắc, đông, đông nam, tức là mạn bể, trong toàn bộ
miền duyên hải Campa. Cách kể đó dƣờng nhƣ không đếm xỉa gì đến phía láng
giềng gần nhất, tức là ngƣời Cao Miên. Ở Cao Miên thời kỳ trƣớc khi
Jayavarman II lên ngôi, vào năm 724 caka, thì lại rất tối tăm”.
Về cách lập luận trên đây, Aymonier trả lời (Trang 21) “ Trái ngƣợc với
quan niệm của ông Bergaine, tôi nghĩ rằng cách kể đó không loại trừ ngƣời Cao
Miên. Trong tƣ tƣởng của ngƣời Châu Á, xứ Cao Miên, cần đƣợc coi là ở
phƣơng nam: bờ bể, nói một cách đại lƣợc, đi từ bắc xuống nam, cho nên hai
dân tộc giao lƣu bằng bể, bằng miền duyên hải, bàng miền ngày nay gọi là Bà
Rịa. Ở phía tây là phía mà Indravarman không kể ra, thì không phải là ngƣời
Cao Miên, mà là ngƣời miền núi, những bộ lạc dã man”.
[59] Đá trắng, 25, A1,3
[60] Sách đã dẫn, B4 đến B7, VIII.
[61] Sách đã dẫn, B VI.
[62] Đá trắng, 25, A27. Xem ở trên.

1
Nguyên văn: disgraphique: ghi hai lần trong kế toán tức ghi theo lời kế toán kép. ở đây từ nay dùng
đi với bia không đƣợc ghi rõ nghĩa lắm. Chúng tôi dịch theo nghĩa đen.
-156-
[63] ít ra là bia ở Đá trắng làm nổi rõ. Finot, III, 637, cũng đồng ý kiến nhƣ vậy.
Cũng xem Aymonier, 21.
[64] Những thầy tu.
[65] Đá trắng, 25, B8,9; VIII, VI14, 16
[66] Glai - laman, 24, A14, 15
[67] Sách đã dẫn, A19,20.
[68] “Trong thời gian vua Caka biểu thị bằng các thế giới, các sao jumeaux và
núi, trong đêm ngày 9 của 15 ngày con chó, dƣới quần tinh Uttaraskadha và số
tử vi con tôm, ngày thứ hai”. Sách đã dẫn, A20,21.
[69] Glai - lamau, 24, B10. “ Cankara - Narayana, tức là một bức ngẫu tƣợng thể
hiện Civa và Visnu dƣới một thể thống nhất, thể thƣờng đƣợc gọi là Hari - Hara.
Kiểu thờ nhƣ thế này cũng đƣợc ƣa thích ở Cao Miên vào thời rất cổ có những
bi ký. Bargaine, C, II, 219. Về kiểu thờ Hari - Hara ở Cao Miên, xem Maspero,
Vƣơng quốc Khmer.
[70] Sách đã dẫn. BII, 14.
[71] “Năm Trinh nguyên thứ 9, nƣớc Hoàng vƣơng cống tê ngƣu và trâu. Vua ra
lệnh cho sứ thần vào yết Thái miếu”. Đƣờng hội yếu, XCVIII, 13b. Sứ bộ này
không thấy sử sách nào khắc ghi.
[72] Indravarman I. Thống kê: A. I. Glai - lamau, 24. II. Đá trắng (Yang - tikuh),
25.
[73] Indravarman, con Harivarman I, cho ta biết rằng mẹ ông là chị của
Satyavarman. “Chị vị vua này, mặt trăng của những ngƣời lấy lòng dũng cảm
của họ để làm áo giáp che thân, có một ngƣời con là vua Vikrautavarman, nổi
tiếng vì vƣơng quyền của ông”. Po - nagar ở Nha Trang, 38, bảo vệ. Vì
Indravarman I là em của Satyavarman, nên Vikrautavarman là cháu ông, -
Glailaman, 24, A XI.
[74] Po - nagar ở Nha Trang, 31, 1,1.
[75] Tân Đƣờng thƣ, VII, 27b, kể lại truyện này, không nói tên vua trị vì ở
Hoàn Vƣơng. Nếu tôi cho cuộc viễn chinh đó là do Harivarman làm thì hầu nhƣ
bao giờ một ông vua lên ngôi là trùng hợp với việc lại đánh nhau với Trung
Quốc.
-157-
[76] Năm Trinh nguyên thứ 18, tháng 12, nƣớc Hoàn Vƣơng tàn phá hai châu
Hoan, Ái. Tân Đƣờng thƣ, VII, 27b. Năm Trinh nguyên thứ 18 tƣơng ứng với
năm 802, nhƣng tháng 12 thì lại thuộc về năm 803.
[77] “ Vào thời Bùi Thái, hai thành Hoan và ái bị Hoàn Vƣơng phá huỷ hoàn
toàn”. An nam chí lƣợc, IX, 4a; Sainson. 364. Sách Tchl nói: “Hoàn Vƣơng,
vua Champa” về Bùi Thái, xem Việt sử lƣợc.
[78] Trƣơng Chu (Châu), An nam chí lƣợc, IX, 3b, 4a; Sainson, 364 - 365.
[79] “Năm Nguyên hoà thứ 4, tháng 8, ngày Bính thân, Tân Đƣờng thƣ, VII,
28b; Đƣờng hội yếu, XCVIII, 13b.
[80] Tân Đƣờng thƣ, CCXXII, Hạ, 19a; Văn hiến thông khảo, XXVV, Lâm
ấp, 46b; Phƣơng nam, 433 - 434; Sử ký, ngoại kỷ, VX, 10b, Toàn thƣ, ngoại
kỷ, V, 7a; Cƣơng mục, tiền biên, IV, 197.
[81] Po - nagar ở Nha Trang, tháp chính, Khánh Hoà, 31, cột phải bắc ở cửa ra
vào. C. nam, chữ Phạn, 739 c= 817 SCN Senapati Par; C, II, 268, XXVIII.
[82] Trên bia ký viết là pulyan, chữ Chàm hiện đại viết là polion.
[83] Po - nagar ở Nha Trang, 31.
[84] Senapati.
[85] “ Tên này đƣợc khắc ở Po - nagara ở Nha Trang, 31 và 37, và trên Glai
Klaung - anok, 19, chữ đó đƣợc đọc khác nhau: vần thứ nhất, có dấu lƣỡi liềm (
) ở trên, thì Bergaine đọc là pa Aymonier đọc là pan; vần thứ hai ở chân cột Po -
nagara, có dấu riêng, mà hai tác giả trên cho đó là một nguyên âm Chàm, thì
Bergaine bỏ trống, còn Aymonier thì phiên là oe. Tôi thì cho đó là cái dấu
virama, và điều làm cho tôi tin là cũng vì tên đó là cái dấu virama, và điều làm
cho tôi tin là vì cũng tên đó đƣợc viết lên tƣờng của quán ở Po - nagar với cái
virana dƣới hình dáng thƣờng. Nếu r có dấu virana, thì dấu lƣỡi liềm của vần thứ
nhất chữ a hay chắc chắn hơn là dấu đọng, nhƣng mà đúng là dấu của chữ a hay
chắc chắn là dấu của một nguyên âm Chàm, có lẽ là o. Trong khi còn ngờ vực,
tôi ghi nguyên âm đó bằng a, và tôi đọc chữ đó là Par, giống nhƣ Bergaine”
Finot, III, 637, chú thích 2.
[86] Po-naga ở Nha Trang, 31, I, 7, 8.
[87] Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 31.
-158-
[88] “Vào kỷ nguyên vua Caka 735, trong khi vua Vira Jaya Cri Harivarmadeva
đang trị vì …” Po - nagar ở Nha Trang, tháp tây bắc, 37, Chàm, 735 c = 813
SCN. Bergaine, 76; J. A, 1891 (1) Aymonier, nghiên cứu, 23.
[89] “ Khi vua Caka có những cửa, những mắt của Civa và những núi, trong
tháng Jyaishta, vào lúc nhật thực, 739 c”. Po - nagar ở Nha Trang, 31, I, 19, 21.
[90] Po - nagar ở Nha Trang, 31, 1, 15, 21.
[91] Mandapa: nghĩa đen là một loại đình (tạ) (pavillon) hay nơi nghỉ chân dựng
lên ở trƣớc đền trong những ngày hội. Trong những đền lớn bằng đá, cái đình
(tạ) đó thì vĩnh viễn làm bằng đá cũng nhƣ các bộ phận khác của đền.
[92] Sách đã dẫn, I 21 - 24.
[93] Chính ông tƣớng này đã để lại cho ta những bi ký cổ nhất còn lại bằng ngôn
ngữ thông thƣờng. Những bi ký đó cho ta thấy ngôn ngữ đó gần giống hệt thứ
ngôn ngữ mà những ngƣời Chàm còn xót lại ở Bình Thuận đang nói.
[94] Harivarman. Thống kê: 3.1. Po - nagar ở Nha Trang. Khánh Hoà, 31, cột
bắc cửa ra vào, C, nam, chữ Phạn, 739 = 817 SCN. Senapati Par; C. II, 263,
XXVIII; Bergaine, V6; Aymonier, 22, - II. Glai Klaung - anok, Ninh Thuận, 29,
đã vỡ, chữ Chàm, 7XX c. (chỉ có con số hàng trăm là đọc đƣợc) Senapati Par;
Bergaine, 77, Aymonier, 23; J. A. 1891, 1, 24; Aymonier, 24 - Sau hết là một
tảng đá có khắc chữ Chàm tìm thấy ở Mỹ Sơn, đền A1, 72, Finot, IV, 113, 933,
XI, XV, 2,5 trang 357, nói rằng “năm Caka 713, ngày 5 tháng 4, ngày thứ năm,
ở dƣới chòm sao (?) Naksatra Magha, con bọ cạp ở chân trời vào thời vua
Vijaya Cri Harivarmadeva, lại xây đền thờ Cri Jaya Icana Bhadrecvara để giữ vẻ
vinh quanh trên trần gian này”. Nhƣng: 1) năm 713 c = 791 SCN Indravarman I
đang làm vua chứ không phải Harivarman I 2) niên điểm thì sai. Finot IV, 113 -
115, 933; Barth, Ghi chép về niên điểm của hai bi ký ở Campa, II, 117 - 119.
Nhƣ vậy là ta không cần phải quan tâm nữa.
[95] Po - nagar ở Nha Trang, trƣớc cổng chính 38, bia B VI, chữ Phạn, C, II,
242, XXVI, B; Huber, BEFEO, XI, 268; Finot sách đã dẫn, XV, 2, 7.
[96] Sách đã dẫn (đáy), C, II, 242, XXVI C; Huber, BEFEO, XI, 268; Finot,
sách đã dẫn, XV, 2,7.
[97] Sách đã dẫn, II, 258; Huber, BEFEO, XI, 268; Finot, sách đã dẫn, XV, 2.7.

-159-
[98] “Vào năm của kỷ nguyên Caka hợp thành bởi koca, núi và những Minis”,
776 c. Po - nagar ở Mòng Đức, Ninh Thuận 14, đá đã mòn, chữ Phạn, 776 c,
854; C., II, 23, XXIV; J. A. 1891 (1), 24; Finot, III, 633, IV, trang 76.
[99] Barth đƣa ra giả thiết này. C., II, 241, về hai đoạn trong bi ký ở Bakul
(Yang - kua) Ninh Thuận, 23, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 751 c (?) = 829 SCN và
viết nhƣ sau: “Ngƣời đƣợc nổi tiến với các tên là samanta là ngƣời bảo vệ thú
nhất những thế giới của Vikranta và Icvara. Chính công việc từ thiện này đƣợc
báo lên cho ông biết. Hai nhà tu kín, hai ngôi đền, để cho Jina và Cankara, đó là
cái mà ông làm, cho hạnh phúc của gia đình ông, ông là ngƣời đã bỏ cuộc đời
hạnh phúc này”. Barth nói thêm, chú thích 1: “Tôi giả thiết nhƣ thế này: samanta
đƣợc coi là ngƣời bảo vệ thứ nhất hai thế giới của Vikrantecvara; tức là ông đã
là của một ông vua Vikrantavarman ở trên đời này, và nay ông vẫn còn ở thế
giới bên kia, nay thì cả ông lẫn chủ của ông đều chết và chủ ông đã thành
Vikrantecvara, đƣợc ít nhiều đồng nhất hoá với Civa”.
[100] Vikrantavarman III. Thống kê: A - I. Po - nagar ở Mòng Đức, Ninh
Thuận, 14, đá mòn, chữ Phạn, 776 c = 854 SCN; C, II, 231, XXIV/J. A, 1891 (1)
24); Bergaine, 77; Aymonier, 24; Finot, III, 633, IV, trang 76. - II. Po - nagar ở
Nha Trang, trƣớc tháp chính Khánh Hoà, bia B, đáy D, chữ Phạn; C., II, 242
XXVI; Huber, BEFEO, XI, Finot sách đã dẫn, XV (2); Bergaine, 78, - B - I. Po -
nagar ở Nha Trang, tháp chính Khánh Hoà, 31, cột bắc cửa ra vào C, 2, chữ
Phạn, 739 c = 817 SCN, Senapati Par; C., II, 263 XXVIII; Bergaine, 76;
Aymonier, 22. - II. Bakul (Yang Kur) Ninh Thuận, 2ê, bia, chữ Phạn, chữ
Chàm, 751 c (?) = 829 SCN Buddhanirvana, con của samanta, thƣợng thƣ của
Vikrantavarman. C., II, 237, XXV; Bergaine, 78; Aymonier, 25, Finot, III, 633,
XV (2), II, 47, trang 79.
(sơ đồ)
Chƣơng Năm
Chiêm Thành
Vƣơng triều VI: “ Vƣơng triều Indrapura” (875 - 991) Indrapura thủ đô của
Champa. - Rajendravarman II, vua Khmer (945 - 946) xâm lƣợc Champa. Lê
Hoàn, vua Đại cổ việt hạ và phá Indrapura (982). Vƣơng triều VII, vƣơng triều

-160-
thứ nhất ở Vijaya (991 - 1044). - Vijaya, thủ đô của Champa (1000 - Phật Mã,
vua Đại Việt hạ Vijaya (1044).
Indravarman II (2), vua kế vị Vikrantavarman, hãy còn tên trong bi ký, là
“một ngƣời Laksmindra Bhumicvars Gramasvamin “đƣợc những gurus yêu quý
nhất trên đời (3)”, “ ông đƣợc vua chỉ định (4), các quan đại thần đi tìm ông về
để bảo vệ xứ Champa yêu quý (5)”.
Ở trên tấm bia đầu tiên dựng ở Đồng dƣơng, trên đó ông cho khắc lệnh
thành lập một ngôi đền và một tu viện Phật giáo, cả hai ngôi đền này đều để
kính dâng cho Laksmindra Lokecvara, vị vua này kể dòng dõi mình nhƣ sau:
“Vua Uroja (6) là dòng dõi Paramecvara; Uroja sinh ra Dharmaraja thông minh
và tốt số. Dharmarajs sinh ra Rudravarman thông minh; ông này sinh ra vua
Bahdravarman vinh quang và tốt số. Con Cri Bahdravarman là Cri
Indravarman, nhờ uy quyền của Mahecvara, làm vua xứ Campa (7). Rồi ông nói
thêm: “ Vƣơng quyền đƣợc trao trọn cho vua này là nhƣ vậy: không phải ông
nội hay cha đã trao cho ông vƣơng quyền đó. Trƣớc hết là do tính khổ hạnh, do
sức mạnh của trí thông minh sáng suốt mà ông đƣợc làm vua … chứ không phải
do ông nội hay cha truyền ngôi cho. Vua Indravarman đã tiếp nhận vƣơng quyền
(8) từ Bhadrecvara.
Đoạn dƣới, ông nhấn mạnh đến việc là chính nhờ vào đạo đức của ông mà
ông lên làm vua: “Vua, nhờ có linh hồn cao thƣợng không ngừng đƣợc thanh lọc
từ đời này qua đời khác (9), do tu khổ hạnh đắc đạo qua nhiều kiếp trƣớc, đã
nhờ số phận mà đƣợc làm vua Champa; nền thịnh vƣợng của ông chủ yếu là do
rất nhiều đồ hoạ (dessins) của ông choán cả trời lẫn đất; vẻ vinh quang của ông
thì không ai bì kịp, ông có đầy đủ vẻ vinh quang; mặt và mắt có vẻ trong trẻo do
một tƣ tƣởng mà nhiều hạnh phúc làm mở rộng ra, ông cho rằng ông là dòng dõi
của Cri Mahecvaraloka” (10).
Nhƣ vậy là chúng ta bắt buộc phải ghi điều mà ông đã chú ý và nhấn mạnh
là: vƣơng quyền không phải là do ông nội hay cha truyền cho, nhƣng ông đã làm
vua ở Champa là do số phận và do nhiều kiếp trƣớc ông đã tu luyện tốt, chúng ta
buộc phải nhìn nhận ông là ngƣời sáng lập ra vƣơng triều Indrapura (11).
Tin vào lời ông, ta thấy ông lên ngôi vua không phải bằng vũ lực mà đƣợc
vua chỉ định (12). Vikarautavarman không có con, chọn ông làm con để nối
ngôi. Chúng ta chẳng có lý do gì để nghi ngờ và ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Phật
-161-
giáo đƣợc biểu thị rõ ràng ở trong tài liệu cá nhân duy nhất để lại (13) cung cấp
cho ta những lý do để nghĩ rằng ông không nói dối.
Ông cƣ ngụ ở Indrapura. Vì thế cho nên trong vùng phụ cận thành thị đó, ở
Đồng dƣơng, đã tìm thấy những tấm bia duy nhất của triều đó, và vợ goá của
ông nói một cách tha thiết đến “thành thị đƣợc trang sức bằng thành thị Indra rất
đẹp, lóng lãnh những hoa sen trắng, những hoa sen đẹp nhất, thành thị đó do
Bhrgo sáng lập trong thời cổ, và gọi là Campa (14)”.
Ông đƣợc dân chúng rất ƣa, “ đƣợc những gurus lỗi lạc nhất quý mến”
(15), đƣợc các hoàng tử thi sĩ (16) ca ngợi, và tấm bia Hồ mƣng thì nói rằng ông
“thông thái, chuyên nghiên cứu về các lễ thói ở trên đời này” (17).
Ông trị vì lâu (18) và yên ổn và tính từ “ngƣời nhổ mốc biên giới” mà ông
tự gán cho mình (19) chỉ là một mỹ từ mà thôi. Vì thế cho nên, trong thời gian
đó, Champa không có kẻ thù. Châu Giao bị quân của vua Thế Long (20) Nam
Chiếu (21) chiếm đóng vào năm 863 và 865, và kinh lƣợc sứ Cao Biền phải khó
nhọc lắm mới xây dựng lại những nơi bị quân Nam Chiếu tàn phá. Mặt khác,
Trung Quốc dƣới quyền thống trị của Ý Tông (22), một ngƣời điên bí hiểm, và
sau đó dƣới quyền Hy Tông (23), một đứa trẻ con, không còn nghĩ đến chuyện
đi đánh các nƣớc khác nữa. Indravarman tự coi nhƣ đã làm tròn nhiệm vụ đối
với Trung Quốc khi ông ta đã cống một lần: đó là, dĩ nhiên, những con voi khôn,
877 (24). Sau nữa, ở Cao Miên Jayavarman II, trƣớc hết, chết năm 869, sau khi
đã trị vì 67 năm, rồi đến Jayavarman III, Indravarman I, cuối cùng là ngƣời xây
Angkor (25) đầu tiên, chết năm 809 (26), thì thảy đều bận về giữ gìn hoà bình ở
trong nƣớc hơn là mang quân đi đánh ở bên ngoài.
Tuy nhiên, vào cuối đời mình, Indravarman II phải đẩy lùi một cuộc xâm
lăng của quân Khmer, do đích thân Yacovarman, ngƣời nối ngôi Indravarman I
của Cao Miên chỉ huy, Yacovarman suýt bị mất mạng trong cuộc phiêu lƣu đó.
Ông vua này kể lại cho ta về chiến trận này trên một bài bia do ông ra lệnh khắc
vào cột cổng đền Bantay - chamr (27) để thờ các lãnh chúa đã hết lòng vì ông.
“Vua tràn vào vùng đông Dvipa Campa (tức vƣơng quốc Champa), rồi chiếm
đƣợc pháo đài (?) (durgatti) mà vua Campa tên là Cri Jaya Indravarman đã cho
xây ở trên đồi Vek (28). Ông đƣa một senapati của Campa lên làm vua Campa.
Cƣ dân Campa mai phục, vây vua Cao Miên bằng 12 đội quân, nhƣng bị thua,
tuy vậy họ vẫn tiếp tục chiến đấu (29). Vua cho quân vừa lùi, vừa chiến đấu, đến
-162-
tận đồi Trayacar. Ngƣời Campa vây vua ở trên núi ấy, cho quân đội Khăn xung
phong lên, nhƣng đều bị tử trận, trừ có 3 ngƣời sống sót. Vua xuống núi, vừa đi
vừa đánh đến tận chân núi, tại đây ngƣời Campa vây lấy ông mà không một ai
dám đọ sức với ông. Chức Sanjak là Cri Deva và Cri Varddhana mà hai gia đình
đều thề trung thành với vua và cả hai ngƣời đều quê hƣơng xứ Vijayapura xin
ông cho phép đƣợc tỏ lòng trung thành, xin đƣợc bỏ mạng dƣới mặt vua.
Ngƣời Chàm kéo ào lên, dùng dáo đâm họ lia lịa, hai ngƣời ấy giữ vững lời
hứa, chết vì bị thƣơng nặng ở bụng. Vua cho làm lễ long trọng theo vƣơng vị.
Vua đƣa ngƣời Khmer về qua bốn hồ vừa đi vừa chiến đấu … Về đến Cao Miên,
vua tặng phong cho 2 Sanjak đó tƣớc Amten và sai dựng tƣợng họ”.
Indravarman là một ngƣời rất sùng mộ đạo Phật. Có lẽ, ông đã làm bài ca
tán tụng cái linga của Cambhubhadrecvara (30) và tự khoe là đã dựng linga
mới” (31) bằng cách làm một cái bằng vàng (32) chùm ra ngoài linga; nhƣng
đặc biệt là những đồ cúng đƣợc dâng lên cho Phật, gọi là “Cri
Laksmindralokecvara (33). Năm 875 (34), ông nói: “ Tôi đã lập ra một tinh xá
(35) để thờ Dhanma, miễn hầu hết các loại thuế, và để cho các sƣ sãi dùng. Tôi
đƣa lại tất cả các phƣơng tiện sinh sống để các tín đồ dùng và chúng sinh hƣởng.
Không phải là để làm lợi cho vua, không phải là nhƣ mở rộng thuế khoá, ngôi
tinh xá này lập ra vĩnh viễn (36) để các tín đồ hƣởng, rồi ông kể ra “những cánh
đồng, cùng với hoa lợi, những nô lệ nam nữ, vàng, bạc, đồng thau, đồng và
nhiều bảo vật nữa” đƣợc dâng lên Đức Tối cao Avalokitecvara Svabbayada (37)
để tập thể những tín đồ dùng, để Dharma (38) đƣợc hoàn thành việc phiền thực.
Lòng sùng kính đó làm cho ông sau khi mất đƣợc gọi là Cri Paramabuddhaloka
(39).
Vả chăng, chính nhờ có một ngƣời bạn của bố ông là Sthavira Nagapuspa
mà chúng ta có tấm bia về đạo Phật (40) tìm thấy đầu tiên ở Champa. Huber đã
dịch ra (41), viết rằng: “ Bia này cho ta thấy một đạo Phật giống nhƣ tất cả các
tài liệu hầu nhƣ đồng thời cho chúng ta biết ở Java, ở Cao Miên và ở Trung
Quốc.
Hoàng hậu Haradeva, tức công chúa Poku Iyan Cri Rajekula (42), là vợ
ông, cũng nhƣ khéo giữ đúng đƣợc Dharma(43), không có con với ông để trị vì,
phải chỉ định con trai ngƣời chị cả ông (44) làm ngƣời nối ngôi, ngƣời chị lấy
một ngƣời quý tộc tên là Cri Jaya Guhecvara (45).
-163-
Jaya Sinhhavarman I.
Sau khi Indravarman II chết, hoàng tử đó lên ngôi, lấy tên là Cri Jaya
Sinhavarmandeva Campapura Paramecvara (46) (Jaya Sinhavarman I). Cũng
nhƣ cha, ông trú tại Indrapura, “thành phố đƣợc trang hoàng lộng lẫy bằng hoa
sen trắng, có những hoa sen đẹp nhất, do Bhugu lập ra từ thời cổ … thành phố
đó gọi là Campa (47). Chúng ta biết về thời gian ông trị vì đại lƣợc nhƣ vậy.
Để tỏ lòng biết ơn đối với bác gái, ông dựng một pho tƣợng dƣới dạng nữ
thần Haromadevi (48) để thờ bà, ở ngay trong ngôi đền mà bà đã xây dựng để
thờ một vị Indraparamecvara để ký công chồng bà, một vị Rudraparamecvara để
khuếch trƣơng công đức của mẹ bà (49). Sau hết, ông ra một đạo luật về việc
bảo vệ và bất khả xâm phạm đối với hai ngôi đền mà vị quan bảo vệ (captitaine
des gardes) là Civacarya (50) đã dựng lên để thờ thần “Cri
Rudramaddhyecavara” và thờ thần “Cri Civalingecvara” (51), vị thứ nhất hình
nhƣ là vào bốn năm trƣớc khi ban hành luật (52) và vị thứ hai vào năm 898 (53),
là năm mà luật đó đƣợc ban hành.
Một vị quan bảo vệ khác là Po Klũn Pilih Rajadvara, có họ với Hoàng hậu
Cri Tribhuvândevi và phục vụ dƣới ba triều vua liên tiếp, có kể lại rằng “vì một
mục đích đáng khen … ông đƣợc vua cho phép đi đến kinh đô Java
(Yavadvijapuram), tại đây, ông học đƣợc phép màu”. Từ đó bắt đầu thời kỳ
thịnh vƣợng của đời ông (54).
Chúng ta không biết năm ông lên ngôi và năm ông mất. Chúng ta chỉ biết
vào năm 898 (55) thì ông đang làm vua và còn đang làm vua vào năm 903. SCN
(56).
Cri Jayacaktivarman
Con ông lên nối ngôi, tức là Cri Jaya Caktivarman. Không có một tài liệu
bi ký nào nói về vị vua này. Chúng ta không biết chút gì về thời gian ông trị vì,
sở dĩ chúng ta chỉ biết đƣợc tên ông là nhờ có Po Klun Pilih Rajadvara, vị quan
bảo vệ của Jaya Sinhavarman I, ghi trong bi ký ở Nhan Biểu (57). Ông ta viết:
“Trong thời gian trị vì rực rỡ và thịnh vƣợng của vua Cri Jaya caktivarman con
vua Jayasinhvarman, vua vẫn tiếp tục giữ một vị trí cao (58)”.
Bhadravarman II (59)

-164-
Ngƣời nối ngôi ông là Bhadravarman II. Chúng ta không biết mối quan hệ
thân thuộc giữa hai vị vua này vị đoạn bi ký ở Nhan Biểu, nói về mối quan hệ
đó, thì bị sứt mất. Rất có thể là việc công lên ngôi là có tranh giành nội bộ.
Ngƣời phản ánh ngƣời quan hầu của ông tên là Padaraksa, tự ví mình với một vị
anh hùng của Mahabharata, Yuyutsu, ông này đã về phu dáng của Yudhisthira
trong cuộc đấu tranh lớn chống lại các anh em họ ông là bọn Pandavas; bọn này
có thủ lĩnh là Duryohana (60), và tác giả bài bia ở Hoá quê, cũng tự ví nhƣ trên,
nói rằng “Vua Bhadravarman … nhƣ là (Yudhisthira) con của Pandu, vị vua này
vốn thích đem tài mình ra đánh thắng những trận ngay trên chiến trƣờng bụi mù
do ngựa chạy nhanh, trong chiến trƣờng đó, hai mặt trện thì đỏ long phấn hoa
acoka do tên bắn gẫy, và 4 phía chiến trƣờng vang lên tiến trống trận và tiếng
voi hí (61)”.
Ông dùng làm thƣợng thƣ những ngƣời em vợ (Hoàng hậu Ugradevi (62) là
Ajna Mahasamenta, Ajna Narendranrpavitra và Ajna Jayendrapati “ông này sau
khi xem qua một chút những công văn của các vua chúa xứ gửi tới cho Champa
(63), là có thể hiểu đƣợc từ đầu đến cuối, ông cũng coi Po Klun Pilih Rajadvara
đã phục vụ 4 đời vua và 2 lần đi Java “ để học khoa học thần bí” (64) nhƣ ngƣời
nhà và quan bảo vệ (65).
Chúng tôi không có một luận cứ nào chắc chắn về thời gian ông làm vua
trong bao lâu. Chúng tôi chỉ biết là năm 908 và 910 SCN (66).
Indravarman III
Con ông nối ngôi, tức là của Cri Indravarman (67). Ông này hết lòng hết
sức với nền chính trị của Campa, giống nhƣ mặt trăng rằm ở trên trời (68). Ông
là một ngƣời có văn học mải mê nghiên cứu sáu dòng triết học, bắt đầu là dòng
Mimamasas, và mải mê nghiên cứu Jinandra, thƣờng xuyên chú ý tới văn phạm
và Kacika, ông giống nhƣ con cá trong huyền thoại và trong Uttarakalpa của
ngƣời Civaites: vì rằng trong số những nhà hiền triết giỏi, ông là ngƣời chuyên
về các chuyện đó nhất (69)”.
Tháng 6 năm 918 (70), hình nhƣ ít lâu sau khi lên ngôi (71). “muốn đƣa
vinh quanh của ông toả khắp trần gian”, ông dựng một pho tƣợng nữ thần
Bhagavati, thân thể bằng vàng 972) đặt ở trong đền Yan Pu Nagara, xứ
Kauthara”. Nữ thần đã không bảo vệ tốt vị vua thờ nữ thần và cả hình ảnh mà
vua đã dành cho thần (73), vào năm 945 hay 946 (74), quân đội của
-165-
Rajendravarman II, vua Cao Miên (75), xâm lƣợc Champa, chiếm vùng Yan Pu
Nagara “Pho tƣợng băng vàng của nữ thần mà vua (Indravarman III) đã dựng
lên, với một vẻ uy nghi khó mà đạt đƣợc, lại ngƣời Campuchia do lòng tham và
các thói xấu khác chi phối lấy cắp đi mất, vì thế, chúng bị chết (76). Sau đó, ít ra
là nữ thần đã trả thù, và tạo cho ngƣời Chàm có sức mạnh đẩy lùi kẻ xâm
lƣợc,bọn này bị những tổn thất nặng nề và để lại tại trận nhiều xác chết.
Từ nhiều năm rồi (77), các vua Champa không có liên lạc gì nữa với Trung
Quốc. Nhà Đƣờng bị diệt vong trong cảnh loạn ly (78), vƣơng quốc bị chia cắt
thành các tiểu quốc đánh lẫn nhau, vƣơng quôc Trung Quốc không còn sức
mạnh gì ở bên trong, và sự uy tín gì bên ngoài; trong 44 năm, bốn vƣơng triều:
Lƣơng, Đƣờng, Tấn và Hán, mà các vua Champa muốn không biết tới (79).
Năm 951 (80) Indravarman III lại nghĩ đến việc nối lại bang giao, cho nên ông
phái sứ thần Bồ Ha Tán (Pou Ho San) (81) đến triều đình vua Quách Uy (82).
Năm 958, ông lại sai sứ thần này sang cống một lần nữa. Năm sau, lại cống (83).
Jaya Indravarman I
Ít lâu sau, ông mất (84), vua nối ngôi ông là Jaya Indravarman I (85) lại sai
Bồ Ha Tán (Po Ho San) vào cuối năm 960 (86) đem tặng phẩm cho Triệu
Khuông Dận vừa mới cƣớp đƣợc ngôi vua và tự xƣng làm vua nhà Tống (87).
Suốt trong đời ông, ông giữ đƣợc mối quan hệ rất tốt với vua Tống, và cống
những phẩm vật rất quý: năm 962, cống 22 chiếc ngà voi và 1000 cân hƣơng
liệu (88); năm 966, cống voi thuần dƣỡng, tê, ngƣu, vải lụa trơn (89) và những
cây có mùi thơm do Hoàng hậu Po Lyan Pou Mao (Ba Lƣơng Bộc…) (90). Năm
(91), 970 (92) và 974 (93), lại cống nữa, lần này thì Phó Quốc Vƣơng Lý Nậu và
một ngƣời con của Hoàng hậu (94) có tham gia.
Năm 965 (95), để tôn vinh, ông “ lại dựng ở xứ Kauthara (96)” tƣợng nữ
thần Bhagavati mà quân Khmer đã cƣớp đi mất 20 năm trƣớc. Nhƣng lần này vì
ít sùng tín hay kém giàu hơn, ông làm tƣợng “bằng đá (97)”.
Paramecvaravarman I.
Paramecvaravarman I (96) nối ngôi, công việc đầu tiên của ông là tỏ ý thân
thuộc với vua Tống, năm 927 (99). Năm 973 (100), năm 974 (101), năm 976
(102), năm 977 (103), năm 979 (104), ông làm nhiệm vụ triều cống.

-166-
Thế nhƣng, việc ám sát (105) vua Đinh (106) đã làm cho nƣớc Đại Cồ Việt
rối loạn (107). Ngô Nhật Khánh (108), một trong 12 sứ quân (109) chia nhau cát
cứ sau khi Ngô Vƣơng quyền (110) chết, đã trốn sang Champa, khi Bộ Lĩnh lên
ngôi.
Khi đƣợc tin Đinh Tiên Hoàng chết, Khánh yêu cầu Paramecvaravarman I
giúp ông lấy lại ngôi vua. Paramecvaravarman I tổ chức một hạm đội, tự mình
chỉ huy, cuộc cất quân này có nhiều triển vọng tốt. Hạm đội tiến vào sông Hồng,
qua cửa Đại Ác (111) và cửa Tiểu Khang (112), chỉ còn vài giờ nữa là tới kinh
đô Hoa Lƣ (113) thì đang đêm, một trận gió mạnh, lật sấp những thuyền đang bỏ
neo đậu lại, làm đắm hết thảy. Chỉ có thuyền của vua là kịp thời dƣơng buồm ra
khơi, trở về Champa. Nhật Khánh và nhiều quân Chàm bị chết đuối, một số khác
bị quân Việt Nam bắt (năm 979 (114).
Vài tháng sau, Lê Hoàn đƣợc các đại thần tôn lên làm vua, và ngay cả vợ
goá Đinh Tiên Hoàng cũng yêu cầu ông lên làm vua (115). Lê Hoàn sai một vị
quan to đi báo tin lên ngôi cho vua Quang Nghĩa (116) biết và biếu ông mấy tên
tù binh ngƣời Chàm. Nhƣng Quang Nghĩa cho đánh Đại Cồ Việt, không muốn
thủ tiêu Champa, bèn ra lệnh cho thứ sử Quảng Châu giữ lấy những tù binh ấy,
chăm sóc họ, cho họ lƣơng thực đi ăn đƣờng để họ hồi hƣơng và báo cho vua họ
biết (117). Cuộc chiến tranh này thất bại và Lê Hoàn thắng, vẫn làm chủ ngôi
vua. Ông phái sứ (118) đến vua Paramecvaravarman, nhƣng vua Chàm giữ sứ
giả lại, bất chấp cả luật lệ. Lê Hoàn cả giận, cho sửa thuyền, bổ sung vũ khí và
tự cầm quân đi đánh. Ngƣời Chàm thua, vua Paramecvaravarman (119) bị giết
ngay từ lần giáp chiến đầu tiên (120). Lê Hoàn tiến quân, về phía kinh đô và
chiếm đóng dần dần xứ đó.
Indravarman IV.
Indravarman (121) vừa mới đƣợc tôn lên làm vua ở đây, thì vội vã bỏ kinh
đô mà chạy. Quân Việt liền tiến vào, tàn phá kinh thành, cƣớp và đốt tất cả các
đền đài (122); rồi Lê Hoàn trở về, mang theo một ngƣời phụ nữ cung tần, một sƣ
Ấn Độ (123) vàng, bạc và một số nhiều vô kể các đồ vật quý giá, (năm 982)
(124).
Indravarman, trốn về mạn cực Nam, hẳn là Phan Rang, ở trong tình trạng
rất bi đát, kinh thành bị tàn phá, vƣơng quốc của ông hầu nhƣ hoàn toàn bị quân
địch chiếm. Năm 985 (125), ông phái ngƣời Bàlamôn là Kim Khu Ma (126) đến
-167-
kiện với Quang Nghĩa về việc ngƣời An nam chiếm đất nƣớc ông; nhƣng Quang
Nghĩa không muốn lại phải đánh nhau với Lê Hoàn, bèn giả lời vua Chiêm rằng
phải tự giữ lấy nƣớc và phải sống hoà mục với các bên láng giềng (127).
Đó không phải là chuyện dễ. Không những ngƣời An nam chiếm đất, mà
họ còn tranh chấp với nhau về sự chiếm đất, làm cho xứ Chàm thiệt hại. Thực
ra, những cuộc tranh chấp đó không đƣợc rõ ràng lắm, và sự chỉ phân biệt lờ mờ
duyên cớ và không nói rõ từng con ngƣời đã chủ trƣơng các tranh chấp đó. Vì
vậy, năm 987 (128), khi còn sinh thời vua Paramecvaravarman, sử Trung Quốc
có nói tới một vua tên là Cập Nam Đạt Trí (129), ông này, từ Chiêm Thành, gửi
đồ cống tới triều đình Trung Quốc. Ngƣời ấy là ai, và tại sao ngƣời ấy lại tự cho
mình là vua Chiêm Thành vào năm đó? Chúng tôi không thể hiểu đƣợc.
Ít lâu sau khi ngƣời Chàm bị quân Việt Nam đánh thua, và trong khi
Indravarman còn đang trốn tránh ở phƣơng Nam, thì một ngƣời cƣớp ngôi khác
tự xƣng làm vua ở Champa. đó là Lƣu Kế Tông (130). Kế Tông sai chém đầu
ngƣời con nuôi của Lê Hoàn đƣợc phái sang, vì lý do gì ta không biết; rồi thì Kế
Tông dẫn đầu một đoàn quân gồm 10.000 ngƣời, có nhiều voi ngựa, tiến vào
nƣớc Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền phi báo cho vua Tống biết cuộc xâm lƣợc đó và
ông định đi chống lại xâm lăng (131). Ông tập hợp quân đội, và vì đƣờng bể
không tiện lợi, ông cho đi đƣờng bộ. Hồi đó là về mùa khô; đƣờng dài, lởm
chởm và khó đi, nhất là đoạn từ núi Đồng Cổ (132) đến sông Ba Hoà (133).
Chƣa bao lâu, ngƣời ngựa đều kiệt sức, Lê Hoàn buộc phải ra lệnh rút lui, nếu
không có những bộ lạc độc lập giúp sức (134), đoàn quân đó đã biến thành một
cuộc rút lui đại bại - năm 983 (135).
Do đó, uy thế của Lƣu Kế Tông càng tăng; ông củng có quyền hành ở miền
Nam Champa, Indravarman (136) chết, ông đƣợc tôn chính thức làm vua (137),
vội báo tin lên ngôi cho vua Quang Nghĩa biết (năm 986) (138). Ông đối xử với
nhân dân rất là khắc nghiệt; là ngƣời Việt, ông khinh miệt họ, ách thống trị của
ông đè nặng lên ngƣời Chàm (139), họ bắt đầu di cƣ từng bộ phận lớn sang nƣớc
ngoài để đƣợc yên ổn hơn; năm 986, ta thấy họ đổ bộ lên đảo Hải Nam và xin
quan phủ Đạm Châu cho đƣợc cƣ ngụ và nƣơng nhờ (140); năm sau (141), quan
thứ sử Quảng Châu lại phân bổ 150 ngƣời trốn tránh sang địa hạt ông, đến ở 2
hạt Nam Hải và Thanh Viễn (142), rồi năm 988 (143), ông lại cho 300 ngƣời
khác cƣ ngụ.

-168-
Vƣơng triều VIII Vƣơng triều thứ nhất của Vijaya (năm 989 - năm 1044).
Những ngƣời Chàm khác, không cần xuất ngoại, tụ họp xung quanh một
ngƣời tự xƣng là ngƣời bản quốc, “kéo ngƣời đó về Vijaya, năm 988 (144), rồi
khi Lƣu Kế Tông (145) chết, họ công nhận ngƣời ấy làm vua, tức là Ku Cri
Harivarman II (146), (năm 989) (147).
Nhƣng xứ sở đã bị những cuộc nội chiến làm suy yếu đi nhiều, quân đội bị
tiêu hao, lƣơng thực bị phân tán. Lê Hoàn nắm lấy cơ hội đó để xâm lƣợc với
mục đích là lấy đƣợc nhiều chiến lợi phẩm bằng cách cƣớp ngƣời và của. Ông
tàn phá châu Địa Lý (148) và bắt dân cƣ của Chàm trị đem về (năm 990).
Harivarman (149) kiện về việc đó trong một bức thƣ gửi Quang Nghĩa
(150), trong thƣ, ông tự xƣng là Indravarman của vƣơng quốc Vijaya mới thành
lập (151). Sứ thần (152) có nhiệm vụ đƣa thƣ, đồng thời còn đƣợc vua nƣớc ông
giao cho dâng lên một con tê ngƣu thuần dƣỡng và những sản vật địa phƣơng
để tỏ ý thần phục. Vua (Trung Quốc) ra lệnh cho Lê Hoàn phải ở yên trong nƣớc
mình, không đƣợc mang quân đội đi đánh một trận mới nữa (153).
Harivarman không có ý định trả thù. Ông chỉ muốn hoà bình, và khi một
ngƣời tên là Dƣơng Tấn Lộc xui giục dân hai châu Hoan và Ái nổi loạn, xin
giúp sức, thì ông từ chối không giúp đỡ (năm 989) (154). Còn Lê Hoàn, sợ vì
Trung Quốc doạ nạt, hay có lẽ thấy rằng Harivarman đã từ chối không giúp Tấn
Lộc, thì thôi không đi đánh phá nữa, hơn nữa, mùa hè năm 992 (155), ông cho
thả 360 tù binh Chàm bị bắt trong khi hạ thành Địa Lý, cho họ trở về xứ sở
(156).
Cùng năm đó, Harivarman đƣợc Quang Nghĩa gửi cho 2 ngựa bạch, một số
lớn lƣỡi cầy, đỉnh hƣơng và một bộ binh khí: 5 lá cờ, 5 kiếm có bao bạc, 5 giáo
cũng bằng bạc, 5 cung và nhiều tên, trƣớc đây Harivarman đã phái sứ bộ sang
Trung Quốc (157), sự độ lƣợng nhƣ thế làm cho Harivarman rất vui mừng, ông
liền đáp lại ngay bằng những cống phẩm (158) rất phong phú gồm 10 sừng tê,
300 ngà voi, 10 con đồi mồi, 2 cân long não, 2.000 cân các loại hƣơng liệu, 160
cân gỗ trầm, 2.000 cân hồ tiêu, 5 chiếu, 24.300 đôi chim trĩ. Kèm theo cống
phẩm có một bức thƣ, lời lẽ cực kỳ kính cẩn, để tỏ lòng khẩn thiết biết ơn:
“Thần là một thủ lĩnh ít có tiếng tăm; luôn luôn bị những nƣớc ngoài xâm lăng
và tàn phá xứ thần, thần dân của thần tan tác nhƣ rơm sau cơn bão, nhƣ sao trên
trời không thể chống cự đƣợc, vì vậy, Thiên triều đã che chở cho thần; lại cho
-169-
thần ngựa tốt, cờ và binh khí. Những kẻ láng giềng của thần, đƣợc tin hƣởng ân
sủng của Thiên triều, thì sợ Thiên triều và không dám có ý định đến đánh phá xứ
sở của thần nữa. Lòng độ lƣợng của Thiên triều là sự che chở, cho nên thần
ngƣỡng vọng Thiên triều che chở cho nhƣ trời che đất chở, thần vô cùng biết ơn.
Từ kinh đô Thiên triều tới xứ thần ở phải qua 10.000 dặm đƣờng bể, vậy mà
Thiên triều vẫn thi nhân đức cho thần …” . Cuối thƣ, ông xin cho hồi hƣơng 300
ngƣời Chàm tị nạn ở Nam Hải và La Thƣờng Chiêm (159) và giữ ở Quảng châu.
Vua ra lệnh cho thứ sử tỉnh đó hỏi xem có ngƣời Chàm nào muốn trở về quê
quán không rồi sai ngƣời trao cho sứ thần 2 con ngựa bạch để gửi tặng vua
Chàm. Sau này, tặng ngựa là thƣờng xuyên (160).
Năm 994, Harivarman gửi cháu nội (161) sang triều đình Lê Hoàn làm con
tin. Lý do việc đƣa cháu làm con tin thì không đƣợc rõ ràng lắm, văn bản chỉ
nói: Năm 995, Vua (Lê Hoàn) phái sứ thần sang nhà Tống và báo tin Chế Cai,
cháu nội vua Champa đến triều đình. Trƣớc đó, sứ thần của Champa có tới cống:
Vua tránh và không nhận cống phẩm. Vua Chàm sợ, đƣa cháu nội sang làm con
tin (162). Tuy nhiên ta có thể giả thiết rằng Lê Hoàn nổi giận vì ngƣời Chàm hay
đến cƣớp phá, và mặc dù theo tục lệ Viễn Đông, con tin là một hình thức cụ thể
biểu hiện sự thần thuộc, ngƣời Chàm vẫn không chấm dứt cƣớp phá. Năm 995
và năm 997, họ tới quấy nhiễu dân cƣ Việt ở gần Champa, đuổi những gia đình
đang sống yên ổn ở biên thuỳ đi rồi chiếm ruộng đất của họ. Lê Hoàn phải cử
quân đội đến bảo vệ họ (163). Mùa thu, một toán quân Chàm tiến gần tới đất Đại
Cồ Việt, nhƣng rồi biến ngay không dám vào trong bờ cõi (164).
Yan Pu - Ku Vijaya (năm 999).
Về ngƣời nối ngôi Harivarman (165), chúng ta chỉ còn có cái tên không đầy
đủ là Yan Pu - ku Vijaya Cri …” (166). Ông làm vua năm 999 (167).
Harivarman II, mặc dù đã đƣợc lên làm vua ở Vijaya, đã đặt lại triều đình ở
Indrapura là kinh đô chính thức của các vua thuộc về, hay đòi hỏi thuộc về thị
tộc Dừa. Ông đã chịu đựng tất cả những điều khủng khiếp của xâm lƣợc và đã
mắt thấy kinh đô bị quân của Lê Hoàn tàn phá. Ngƣời nối ngôi ông đã bỏ hoàn
toàn kinh đô đó vào năm 1000 (168), rồi mang quân kéo về náu tại Vijaya để
tránh khỏi chịu sự thần phục đối với Đại Cồ Việt”, Vijaya từ đó trở thành kinh
đô của Champa cho mãi đến khi nƣớc này bị suy tàn hẳn.

-170-
Vào cuối năm 1004 (169) Dƣơng Phổ Cân Vijaya phái một sứ bộ sang
Trung Quốc (170). Tại đó, sứ thần gặp con Lê Hoàn là Minh Đề (171) và một
đoàn đại biểu A rập. Cả 2 đoàn đều đƣợc vua tiếp kiến vào ngày 15 tháng giêng
1005, đãi yến và dự pháo hoa (172).
Hai năm sau (173), ông viết một thƣ dài cho vua (Trung Quốc) bỏ trong
phong bì (174) bằng lụa: “Dƣơng Phổ Cân Bì Đồ Thi Zi, vua Champa, cúi lậy
tâu: “Thần nghe nói biên thuỳ của Nhị đế (175) về phía Nam đến đất Tƣơng và
đất Sở (176) và địa giới của Tam Hoàng (177) về phía Bắc không đến đất U và
đất Yên (178). Thấy rằng thời kỳ hiển hách đó hơn hẳn những việc cũ, thần xin
bái phục. Chính là Trời, Đất đã tiếp tục khí lực (energie) cho Thiên tử, Mặt trời,
mặt trăng đã tụ cả ánh sáng vào Thiên tử. Thiên tử ở hàng cao nhất, chăm sóc kẻ
dƣới và giám sát ngƣời trên: đức của Thiên tử đã lan ra khắp cõi, lệnh của Thiên
tử thấm khắp bốn phƣơng. Thiên tử đã thừa hƣởng các vị Tiên đế, đức trạc của
Thiên tử sẽ truyền lại cho những vua sau. Toàn dân cầu nguyện cho Hoàng cung
(179), còn những kẻ xấu bụng thì không trở thành tốt đƣợc. Do sức thần bí của
Thiên tử, Thiên tử có đƣợc đất đai. Thiên tử thi ân cho thần dân nam, nữ, nhƣ
gió mát toả ra 4 phƣơng; nhƣ một cơn mƣa khi đại hạn, ân trạch thấm nhuần mọi
chỗ. Tất cả những kẻ nào đƣợc Thiên triều soi dọi tới, thì hết thảy, đều đứng dậy
hoan hô. Hạ thần đẻ ở một xứ tiếp giáp với Thiên quốc, Thần đƣợc hƣởng
hƣơng thơm (của sự tận thiện của Thiên triều). Kiến ở hang, ong ở tổ, và tuỳ
theo đặc tính, rồng thì ở lâu đài, phƣợng thì ở vọng gác. Thần chƣa đến chiêm
ngƣỡng Thiên nhan đƣợc. Thần lại nghĩ: từ khi thần đặt tin tƣởng vào Thiên
triều và nhận đƣợc tƣớc phong, biên thuỳ của thần không bị vi phạm nữa, phong
tục cũng tốt hơn. Hàng năm, thần phái sứ sang thăm hỏi sức khỏe của Thiên tử,
thì Thiên tử lại ban ơn cho thần. Khi mƣa làm tƣơi mát cây sậy, thì lợn và cá
cũng đƣợc hƣởng, sự mát mẻ (180). Những sứ thần khi trở về đã trao thần
những khí giới (mà Thiên tử đã cho); Thần ở trong nƣớc, đợi chờ ở cửa cung
điện, thắp hƣơng và reo lên để đón nhận kính cẩn. Lòng thần biết ơn Thiên tử rất
nhiều, xin đáp lại đầy đủ ân trạng rộng lớn của Thiên tử. Thiên tử còn nhớ đã
tiếp nhiều vƣơng giả; khi Thiên tử tiếp các vị đó, Thiên tử muốn thành thực
quên tất cả những gì họ đã báo cáo về việc cai trị của họ (181). Nay Thần đã đặc
biệt phái sứ thần (182) Bố Lộc Da Địa Gia và phó sứ (183) Trừ Liên Ma Hà Gia
da, phán quan (184) là Bì Bá Để cùng tuỳ tùng đến dâng lên những sản vật địa
phƣơng. Từ xa đƣa đồ tế cống, mặc dù Thần trình bày với Thiên tử đƣợc gì hơn
-171-
là thứ rƣợu Lỗ (186), Thần hy vọng rằng Thiên tử sẽ hỏi và xét với tấm lòng độ
lƣợng. Ngày nào sứ thần và đoàn tuỳ tùng trở về, quân đội sẽ đón chào và phô
trƣơng vũ khí. Đồng thời, Thần xin báo tin rằng y phục, đồ trang sức và cỗ xe
mà Thiên tử đã cho, thì Thần, không dám coi những thứ đò là của mình và đem
dùng. Thần hy vọng rằng Thiên tử mở lƣợng hải hà tha cho tội chết (vì đã đƣa
những tặng phẩm không xứng đáng)”.
Kèm theo với thƣ, sứ thần dâng lên rất nhiều cống phẩm. Vua hỏi, sứ thần
trả lời: “Xứ thần trƣớc đây thuộc châu Giao, sau đó bọn thần trốn về Vijaya
(187), cách chỗ cũ 700 dặm (188) về phía nam (189)”.
Harivarman III.
Ngƣời nối ngôi Dƣơng Phổ Cân Vijaya (190) là một ông vua mà ta thấy
rằng ông này đang làm vua vào năm 1010 và có thể là Cri Harivarmadeva (191)
(Harivarman III).
Chúng ta chỉ biết ông qua sứ bộ phái sang triều đình Trung Quốc để hình
nhƣ là xin phong, năm 1010 (192). Có lẽ chính ông đã cống “sƣ tử” (193) cho
vua Trung Quốc (194) và vua Đại Cồ Việt (195), năm 1011, và phái sứ bộ đi
năm 1015 (196). Ông trị vì đƣợc ít (197) và năm 1018 (198), một
Paramecvaravarman đến cống vua Tống (199).
Paramecvara II
Đầu năm 1021 (200), trại Bố chánh (201) bảo vệ biên thuỳ phía bắc của
Champa, bị quân đội Việt Nam tấn công bất ngờ bằng đƣờng thuỷ và do Phật
Mã (202), con Lý Công Uẩn xâm lƣợc, chỉ huy. Viên chỉ huy nơi đó (203) đánh
ra để đẩy quân xâm lƣợc, nhƣng bị giết tại trận (204), chém đầu, còn quân đội
của ông thì rút lui (205), hỗn loạn. Thế nhƣng, quân của Hoàng tử đã tổn thất
khá nặng, nên không dám tiến sâu nữa.
Vikrantavarman IV.
Năm 1026, ngƣời Việt lại tiến đánh Châu Điền (206). Năm 1030 (207), vị
vua mới mà tên theo nhƣ văn bản của Trung Quốc để lại, thì có thể là Dƣơng Bổ
Cô Thi Ly Bì Lan Đức Gia Bạt Ma Điệp -Yan Pu Ku Cri Vikrantavarman (IV).
Thời gian ông trị vì thì khá lờ mờ và hình nhƣ cuối đời bị những cuộc tranh
giành ngôi vua hay phiến loạn làm cho không yên ổn. Vì thế cho nên hai lần
(năm 1038 và 1039), con ông (208) đến triều đình Đại Cồ Việt xin che chở. Vài
-172-
tháng sau, tất cả quân ở trại Bố chánh đến xin với vua Phật Mã (209) cho trú
ngụ.
Jaya Sinhavarman II.
Ông mất năm 1041 và năm sau, con ông là Jaya Sinhavarman (II) (210) xin
triều đình Trung Quốc phong cho (211).
Năm 1043 (212), thuyền của ông nhân có gió và nƣớc thuận, đến cƣớp
nhân dân Việt Nam ở mạn ven bể và khi quân đội đến đánh chúng mới rút. Phật
Mã quyết định một cuộc viễn chính lớn để đánh nƣớc láng giềng ngỗ nghịch này
đã không chịu cống để tỏ sự thân thuộc (213). Ông vội cho đóng hơn một trăm
thuyền mới, đặt tên là “rồng, phƣợng, cá, rắn, hổ, báo, vẹt” (214); rồi, tháng 12
ông ra lệnh cho mỗi một đạo quân phải chuẩn bị đầy đủ vũ khí tiến công và
phòng thủ, và luyện tập tốt. Cuối cùng, ngày 12 tháng 1 năm 1044 (215), ông
trao quyền nhiếp chính cho Khai Hoàng vƣơng Nhật Tôn (216) và đích thân chỉ
huy cuộc viễn chinh. Thuỷ quân của ông có 10.000 chèo, ngày 14, đến cửa Đại
Ác phải trú lại vì gặp bão to (217). Khi thuỷ quân ra bể, những triệu chứng
hƣớng dẫn cuộc đi; hƣớng về núi Ma Cô (218) thì mây đỏ che mặt trời; ở vịnh
Hà Não (219), một đám mây trở lui, theo thuyền vua, đó là dấu hiệu xấu làm
thuỷ quân phải đỗ lại một ngày. Đến cửa Tƣ Ninh (220) có một con cá trắng
nhảy vào thuyền. Tuy vậy, thuỷ quân vẫn cứ tiến, đƣợc gió thuận, trong một
ngày, thuỷ quân đi qua hai bãi cát Đại Tràng sa và Tiểu Tràng sa (221) và đến
cửa Điển Long (222). Ông đƣợc tin Jaya Sinhavarman đang tiến quân và đã dàn
quân trên bờ nam sông Ngũ Bồ (223), ông ra lệnh đổ bộ, bố trí các đoàn quân ở
trên đất liền, dƣơng cờ, đánh trống, qua sông ở khúc hẹp nhất và tiến đánh quân
Chàm. Quân Chàm “chƣa đƣợc biết lƣỡi kiếm sắc của ông” đã lùi, tƣớng và
quân chạy toán loạn; hơn 3 vạn ngƣời chết tại trận, hơn 5.000 bị bắt làm tù binh;
Jaya Sinhavarman cũng chết tại trận và bị chém đầu; thây phủ đầy đồng; Vua
thƣơng cảm, ra lệnh ngừng cuộc chém giết bừa bãi. Hơn 60 voi chiến bị quy.
Phật Mã tiếp tục tiến quân, đến Vijaya vào tháng 7 (224) dẫn quân tiến vào,
chiếm đóng Hoàng cung, đoạt hết các vợ vua, các cung tần, nữ nhạc công, nữ vũ
đạo, nữ ca sĩ. Ông cho quan đi các tỉnh và thành thị, chiếm đóng và hàng phục
dân chúng. Cuối cùng, tháng 8, ông ra lệnh rút lui. Ông trở về doanh trại Nghệ
An (225), tháng 9 thì về tới hành cung ở Lý Nhân (226). Ông vào cáo yết Thái
miếu (227), dâng chiến lợi phẩm thu đƣợc của quân địch (228), chia hơn 5.000
-173-
tù binh Chàm ra các làng lập ra ở Vĩnh Khƣơng (229) và Đăng Châu (230) và
bắt ghi vào sổ đinh. Phụ nữ bị bắt ở Vijaya thì cho ở trong hậu cung, năm sau
đƣợc thăng cấp bậc trong triều (231). Cố nhiên, không phải tất cả đều chịu theo
sự cám dỗ của kẻ thắng trận. Một ngƣời trong bọn họ bị Phật Mã gọi sang
thuyền vua, đã tự trẫm mình chứ không chịu hiến thân. Vua khen lòng trinh tiết
của nàng, truy tặng cho tƣớc “Hiệp chánh hựu thiện phu nhân” (ngƣời đàn bà rất
trinh tiết và hiền hậu) (232).

Chú thích
Chƣơng Năm
[1] Finot, BEFEO, XV, 125, nói về vƣơng triều này, viết (trang 349): “Ngôi đền
thờ Phật ở Đồng Dƣơng, mặc dù không có nhiều bi ký bằng Mỹ Sơn, đã trả lại
vƣơng triều này cho lịch sử; ông G. Maspero đã đề nghị gọi vƣơng triều này
“vƣơng triều Đồng Dƣơng và nên gọi vƣơng triều này là “ Vƣơng triều
Indrapura” vì tên kinh đô của Champa ở cuối thế kỷ IX caka là nhƣ thế, kinh đô
ấy vào thời gian đó ở vùng Đồng Dƣơng.
[2] ở tấm bia dựng đầu tiên ở Đồng Dƣơng, Quảng Nam, đền lớn, 66, bia, chữ
Phạn, 797 c = 875 SCN, Finot, BEFEO, IV, 98, trang 484, mà ông là tác giả,
ông vua này đã 4 lần tự cho mình cái tên là Cri Indravarman (A XX và XXIII,
BXV, BIII) và chỉ một lần thêm chữ Jaya.
[3] Sách đã dẫn, B XV.
[4] Sách đã dẫn, B XI.
[5] Sách đã dẫn, B IX.
[6] Đoạn đầu bi ký (mặt A, đoạn I - V) có nói Bhadrecvara đã phái một ngƣời
tên là Bhrgu nắm vƣơng quyền ở Champa nhƣ thế nào, tại đây ông dựng một cái
linga Cri Cambhubhadrecvara và (mặt B, đoạn X) Cambhu, “mặt mày hớn hở
phái Uroja mà nói rằng: “ hãy xuống trần gian nắm lấy vƣơng quyền”.
Hai vị vua truyền thuyết này của Champa còn đƣợc thấy trên các bi ký
khác. Về Uroja, xem những bi ký ở Mỹ Sơn, do Finot dịch, BEFEO (IV, 954,
959, 961, 968). Về Bhrgu, thì đƣợc nói tới trong bi ký ở Hoá Quê ở Quảng Nam,
142, bia , B dòng dõi của Bhargava. Họ đã trích một bảng thế thứ tự trong

-174-
Adivamcavataranaparvan của Mahabharata (I,6); chính nhờ có chƣơng này của
sử ca Ấn Độ ta mới hiểu đƣợc mặt trƣớc của bia Đồng Dƣơng (BEFEO, IV,
trang 85).
[7] Sách đã dẫn, A XVIII đến XX.
[8] Sách đã dẫn, A XXI đến XXIII.
[9] Sách đã dẫn, B IX
[10] B. XV.
[11] Trong bài nghiên cứu bi ký ở Đồng Dƣơng, Finot (BEFEO, XV, 126) viết:
“ Những vua đầu tiên của vƣơng triều này (tức vƣơng triều Indrapura) là:
Rudravarman II, Bhadravarman II, con ông, và con của ông này, tức
Indravarman II. Ông này có ý nhấn mạnh rằng ông lên ngôi vua là do tài năng
của bản thân ông chứ không phải là do cha hay ông nội. Ông Maspero đã kết
luận rằng Rudravarman và Bhadravarman không làm vua. Quan niệm đó thật là
khó phù hợp với những lời văn bia ở Đồng Dƣơng (BEFEO, IV, 87) không
những gọi họ bằng “vua”, mà lại còn cố ý xếp họ vào trong số những ngƣời “đã
từng làm vua ở Campapura”; quan niệm đó lại còn rõ ràng trái ngƣợc với lời văn
bia An Thái, nói về sự thành lập “của vua Cri Bhadravarman” (Cri
Bhadravarmanrpateh). Cho nên, ta cần phải để hai vị hoàng thân này ở trong thế
hệ của vƣơng triều”. Mặc dù vị đối biện thông thái của tôi đã quả quyết rõ ràng
nhƣ thế, tôi vẫn không thể nào đồng ý với kết luận của ông đƣợc, và tôi vẫn tiếp
tục coi Indravarman II là ngƣời sáng lập ra vƣơng triều Indrapura, ta không thể
xếp ông nội ông là Rudravarman hay cha ông là Bhadravarman vào vƣơng triều
đó đƣợc. Dù ông mỗi khi nói đến ông nội và cha đều dùng những tính từ raja và
vibhu, nhƣng đó là chuyện rất tự nhiên của một ông vua ở Viễn Đông vì rằng
tại nơi đây, bất cứ ngƣời nào đạt đến địa vị quyền quý là liền phong tƣớc cho các
vị tổ tiên trực hệ những tƣớc tặng (sau khi chết. Lý – Trần – Lê). Cho nên ta
cũng thấy rất tự nhiên mà giả định rằng khi đội mũ miện lên đầu, thì ông ban
tƣớc Upayuvaraja cho cha là Bhadravarman lúc đó đang còn sống, đồng thời
tặng hoa lợi của một trong những thái ấp lớn của vƣơng quốc, hay theo tục lệ
của Khmer, hãy còn gọi những ai tƣớc hiệu đó, và có cấp bậc là thứ nhất ngay
sau vua thì đều gọi là “vƣơng” (hoàng) (roi). Theo cách giải thích đó, ta thấy dễ
dàng lời ghi trên bia An Thái, 138, BEFEO, XI, 277, gọi là “vua Cri
Bhadravarman”. Dƣờng nhƣ Huber không lấy thể làm ngạc nhiên, vì rằng khi
-175-
bình luận bi ký An Thái, ông viết (BEFEO, XI, 282): “Vào dịp đó Nagapuspa, tu
viện trƣởng một tu viện mang tên Cri Pramuditalokecvara, nhắc lại đặc sủng mà
ông đƣợc Indravarman ban cho, Indravarman là vua thứ nhất của vƣơng triều
mới và của Bhadravarman, thân sinh ra ông này”. Mặt khác, trong đoạn đầu bài
nghiên cứu về bi ký của vƣơng triều Đồng Dƣơng (BEFEO, XI, 268) ông cũng
nhƣ tôi công nhận rằng những bi ký ở Đồng Dƣơng do Finot đọc đƣợc đã để lộ
ra rằng đã có thực một ông vua Indravarman tự nhận là sáng lập ra một vƣơng
triều mới”; và ở đoạn dƣới, nói về bia An Thái (trang 282), dƣờng nhƣ ông
không nghi ngờ gì về vấn đề ấy, vì ông nói: “Nhân dịp có Nagapuspa nhắc lại ân
sủng mà ông đƣợc Indravarman ban cho, Indravarman là vua thứ nhất của một
vƣơng triều mới, và của Bhadravarman, thân sinh ra ông này”. Còn “giả thiết”
nhƣ Finot đã làm (BEFEO, IV, 96) rằng “ông nội Rudravarman” đƣợc một cuộc
mƣu phản (lịch sử Chàm đầy rẫy những cuộc này) đƣa lên làm vua, là công nhận
rằng Indravarman II, cháu nội và là con hai vua kế tiếp nhau trị vì đã truyền ngôi
lại cho một cách chính đáng, là một ngƣời tiếm ngôi (usurpateur). Nhƣng có một
tiền lệ nào về một ông vua nối ngôi chính đáng cha mình - dù vua đó là con một
ngƣời tiếm ngôi - lại còn một chút hoài nghi về việc ông ta lên ngôi có chính
đáng hay không? Và dù cho Indravarman, trong trƣờng hợp bất thƣờng, đã có sự
thận trọng nhƣ vậy, thì ông ta cũng không bao giờ có ý kiến khẳng định rõ ràng
rằng vƣơng quyền vào tay ông không phải là do ông nội hay cha trao cho, dù
cho ông nội và cha đã trị vì trƣớc ông, mà ông lên làm vua là do ông đã tu luyện
khổ hạnh mà thôi”.
[12] Sách đã dẫn, B XI.
[13] Bia thứ nhất ở Đồng Dƣơng.
[14] Bia thứ hai ở Đồng Dƣơng, Quảng Nam, 67, bia A III, chữ Phạn, không
niên điểm, Haradevi, vợ goá của Indravarman II; Finot, IV, 105.
[15] Bia thứ nhất ở Đồng Dƣơng, 66, B21, 22.
[16] Sách đã dẫn, B XI.
[17] Bồ mƣng, Quảng Nam, 108, bia, chữ Phạn, A VI, 811c = 889 SCN; Huber,
BEFEO, XI, 276.
[18] Niên điểm cuối cùng mà chúng ta có đƣợc về Vikrantavarman III là 776c =
854 SCN (Po - nagar ở Phan Rang, Bình Thuận, 14, bia, chữ Phạn, xem ở trên,

-176-
trang 565). Niên điểm duy nhất còn lại đến ngày nay về Jaya Sinhavarman I là
820c = 898 SCN (Bàn Lanh, Quảng Nam, 106, bia chữ Phạn, Chàm, 820c= 898
SCN; Finot, IV, 99, và bia Bồ Mƣng, A, VI, cho ta biết rằng Indravarman II
hãy còn trị vì vào năm 811c = 899 SCN. Nhƣ vậy ta có thể cho rằng ông trị vì
lâu nhất là 30 năm.
[19] Bia thứ nhất ở Đồng Dƣơng, 66, B XII.
[20] Thế Long là con trai của Phong Hựu và là ngƣời nối ngôi ông trị vì từ năm
859 đến năm 877. Nam Chiếu đã cử, do C. Saison dịch, do Trƣờng Ngoại ngữ
Phƣơng Đông xuất bản, Paris, Leroux, 1904, 70 - 76.
[21] Quân của vƣơng quốc Nam Chiếu, xâm lƣợc Châu Giao lần thứ nhất vào
năm 846, dƣới thời Phong Hựu là cha Thế Long (năm Hội Xƣơng thứ 6 đời
Phong Hựu). Năm 858 (niên hiệu Đại Trung thứ 12 đời Phong Hựu) lại xâm
lăng lần nữa. Năm 862 (sách Nam Chiếu dã sử - Nan Tchao ye che ghi là “Năm
Hàm Thông thứ 2 đời Thế Long”, năm 861), quân Nam Chiếu lại xâm lƣợc lần
nữa. Năm 863 (sách Nam Chiếu dã sử - Nan Tchao ye che ghi là “Năm Hiến
Tông thứ 7 đời Thế Long, 866), thời kỳ mà Cao Biền, kinh lƣợc, Châu Giao
đuổi hẳn chúng đi, Trung Quốc dã sử, bản dịch của Sainson, 65 - 76; Việt sử
lƣợc, 1, 14b, 15ab, và chú thích về Cao Biền, 15b, 16ab, 17a. An nam chí lƣợc
quyển Thủ, 16a, IX, 5b - 6a, và chú thích về Cao Biền, 6b - 7a; Sainson, 43, 21
5, 217, 369, 374; Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 6ab, 9ab, 10b và 11a đến 15a; Cƣơng
mục, tiền biên. IV, 35a, 37b, 38a, V, 1a, 2b, 3a, 7b, 10a, và những chú thích về
Nam Chiếu IV, 35ab, 3a và Cao Biền, V, 6b, 7a: Des Michels, 185 - 207; Tân
Đƣờng thƣ, chú thích về Nam chiếu, NCCXXII, Trung, 16b, 17a và chú thích
về Cao Biền, CCXXIV, Hạ, 34b, 37a.
[22] Ý Tông là con và là ngƣời nối ngôi Tuyên Tông, trị vì từ năm 860 đến 873,
Tân Đƣờng thƣ, IX, 33b, 34b.
[23] Hy Tông là con út của Ý Tông, làm vua năm 12 tuổi, từ năm 874 đến năm
888. Tân Đƣờng thƣ, IX, 34b, 37a.
[24] “Năm Càn Phù thứ 4 (đời Hy Tông), Chiêm Thành cống 3 voi thuần dƣỡng.
Ngƣời ta dẫn chúng vào trong cung bảo chúng nhảy múa và chào. Sau đó chúng
đƣợc đƣa về nƣớc” (Ling Fiao Lou Yi), Thƣợng, 8b. Pelliot viết (IV, 197, 3),
Thƣợng: theo chỗ tôi biết, sứ bộ năm 877 chỉ đƣợc ghi trong (Ling Piao Lou Yi)

-177-
của (Lieou Siun) đời Đƣờng. Lịch sử đời Đƣờng không có đầy đủ tài liệu về các
nƣớc ngoài, sự xâm lăng của sử thì trái ngƣợc với những chứng cớ của (Lieou
Siun).
[25] Javavarman III Visnuloka, nối ngôi Jayavarman II Paramecvara, lên ngôi
vua năm 791c = 869 SCN. Kuk Rosei Neak Ta Bskka. Promtep, 175, bia
Khmer: Aymonier, Cao Miên, I, 420, Maspero, Đế quốc Khmer, 32. Có lẽ là ở
dƣới thời ông làm vua, đã bắt đầu xây dựng đền Bagon. Maspero, Đế quốc
Khmer.
[26] năm 811. Maspero. Đế quốc Khmer, 33.
[27] Bantay - chmar, Sisopohn, cột phải, 227, Khmer, thế kỷ XIII; Aymonier,
Cao Miên, III, trang 345.
[28] Lời văn tối nghĩa lại không bảo vệ tốt, ta có thể đọc là: “ông giết vua
Campa trên đồi Vek”.
[29] Đoạn văn phiên dịch này không đƣợc chắc chắn lắm: vì toàn thể đoạn văn
này rất tối nghĩa.
[30] Finot, IV, 98 - 99, cho biết rằng Indravarman, đáng lẽ là tán dƣơng
Bhadravarman I, ông này là ngƣời đầu tiên dựng cái linga đó mà gọi là
Bhadrecvara, và Cambhuvarman là ngƣời đã dựng lại linga sau những cơn binh
hoả của Rudravarman I, ông đã ca ngợi hai nhân vật thần bí là Bhurgu và Uroja
vì theo ông, thì hai vị này là ngƣời sáng lập (sách đã dẫn, AI đến VII và XII) và
trùng tu cái linga đó (AX đến XII).
[31] Sách đã dẫn, BII.
[32] Kocarupam Suvarnnanam, sách đã dẫn.
[33] Sách đã dẫn, D13, 14 Lokeca A, phụng hiến bảo vệ, XII, Lokecvara B IV hay
Cri Avalokivecvara B22,23 đƣợc thờ với cái tên gọi lên tên ngƣời cúng tặng
(Laksmindra) nhƣ vẫn quen đặt nhƣ vậy.
[34] Lƣợc dịch: tức năm 797c, sách đã dẫn, B XV, xem Barth, ghi chú về những
niên điểm của hai bài bia ở Campa (BEFEO, IV, 116 - 117).
[35] Những di tích ở Đồng dƣơng (Quảng Nam) nói đã tìm thấy bia này, có lẽ
chắc chắn là cái nền của tinh xá đó.
[36] Sách đã dẫn.
-178-
[37] Sách đã dẫn, B XV19. “Tức là rõ ràng là ông đƣợc thể hiện đang làm cử chỉ
cho yên lòng, abhayamudra”, Finot, IV, 98.
[38] Sách đã dẫn, D I. III.
[39] Đồng dƣơng, Quảng Nam, 67, bia B9, chữ Phạn, không có niên điểm;
Finot, IV, 105. - “Hoàng hậu Haradevi là vợ goá vua mà miếu hiệu là
Paramabudhaloka; tên thật (abhisekanaman) của ông không đƣợc ghi lại, nhƣng
nếu ta thấy rằng vị thần do vợ goá ông dựng lên để thờ ông, có tên là
Indraparamecvara, thì ngƣời ta không còn nghi ngờ gì rằng vua quá cố niên hiệu
là Indravarman. Ngoài ra, lại không còn nghi ngờ gì nữa ràng vị Indravarman
này không phải ai khác là Indravarman (II), vị tiên nhiệm của Sinhvarman. Qua
lệnh thành lập tinh xá Laskmindra, ta biết rằng ông sùng đạo Phật, đó là điều rất
phù hợp với tên ông là Paramabuddhaloka mà ta giả thiết là ông đƣợc gọi nhƣ
vậy sau khi ông chết”. Finot, IV, 117.
[40] An thái, Quảng Nam, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 824 c = 902 SCN. Huber,
BEFEO, XI. 277.
[41] Sách đã dẫn, 281, và Huber nói thêm: “ Cần chú ý tới bản phù chú thần học
trong những đoạn VIII - X. Tôi không chắc đã lột đƣợc hết ý, vì rằng tình hình
nghiên cứu hiện nay chƣa cho phép theo dõi Nagapuspa ở trên môi trƣờng hoang
vắng đó”.
[42] Sách đã dẫn, B I, III, 7,8,11
[43] Sách đã dẫn, B I, III, 7,8,11
[44] Sách đã dẫn, B9
[45] Và có lẽ tên là thuỵ là Paramecvara (loka), sách đã dẫn, A I. Ít ra là tôi hiểu
nhƣ thế câu: “Paramecvara …xuống trần gian này, có tên là Guhecvara, mà
chân, sen … vinh quanh của con ông (Jaya Sinhavarman)”. Ban - lanh 106 A I.
Indravarman II. Thống kê: A. I. Bi ký thứ nhất ở Đồng dƣơng. B. I. Bồ mƣng,
Quảng Nam, 108, bia, chữ Phạn, Chàm, 811 c = 889 SCN. Bia ký đầu tiên, quan
Thƣợng thƣ Manicaitya và em trai là Icavaradeva; J, A, 1896 (1) 150; Tạp chí
địa lý, lịch sử miêu tả (Bulletin de Geographie et d‟ Histoire descriptives, 1896,
93; Huber, BEFEO, XI, 296; Finot, XV, (2) 12, trang 316. - C. I, Bi ký thứ hai ở
Đồng dƣơng. II. Ban - Lanh, - II. Châu Sa, Quảng Ngãi, 61, bia đã mòn, chữ
Phạn - Chàm, 825 c = 903SCN. Huber, BEFEO, XI, 282.
-179-
[46] Sách đã dẫn. B6.
[47] Sách đã dẫn, A III - IV.
[48] Tức Campapura, “thành phố Campa”. Xem Finot, IV, 112.
[49] Sách đã dẫn, B7, V.
[50] Sách đã dẫn, B10 đến B12, V, VI. Đồng thời, họ là chú ông bà ngoại của
Jaya Sinhavarman I.
Ông cùng làm nhiệm vụ nhƣ thế đối với vua Indravarman II và ông đã đƣợc ban
cho “ba tên … rất đẹp”. Bàn - Lanh, 106 AV. Về chức vụ “dandavase bhats”, vị
quan bảo vệ (capitaine de gardes), xem Finot, IV, 104, ở trên, chƣơng I.
[51] Sách đã dẫn, A 13, 14. Về những tên này, xem Finot, IV, 104.
[52] “Ông dựng tƣợng Cri Rudramaddhyecvara sau 4 năm … có một lệnh của
vua Cri Sinhavarmadeva gửi cho 4 vị tu khổ hạnh (ascetes) … “Sách đã dẫn, AVI
3 - 12.
[53] “Năm Caka 820c = 898 SCN (lƣợc dịch) … Civalingevara do nhà hiền triết
Civacarya dựng nên”, sách đã dẫn, B VIII.
[54] Nhan biểu, Quảng Trị, 149, bia A III - A VIII, chữ Phạn, chữ Chàm, 833 c
= 911 SCN. Huber, BEFEO. Hoàng hậu Cri Tribhuvanadevi chính là ngƣời đã
dựng một ngôi đền vào năm 838c = 916 SCN để thờ Cri dƣới hình thức một
linga mặt ngƣời, lấy tên là Indrakantecvara. Bia ở Hà Trung, 113; Huber,
BEFEO, XI, 299.
[55] năm 820 c là năm mà ông ra lệnh cho Civacarya xây dựng đền, và ông này
đã xây. Ban - lanh, 160, B VIII.
[56] năm 825c = Châu sa. Quảng Ngãi, 61, bia đã mòn, dòng 16, chữ Phạn, chữ
Chàm, 825 c = 903 SCN. Huber, BEFEO, XI, 282. - Jaya Sinhavarman II.
Thống kê: B. I. Đồng dƣơng, Quảng Nam, 678, bia, chữ Phạn, chữ Chàm,
không có niên điểm, Haradevi, là vợ goá của Indravarman II
(Paramabuddhaloka), chị mẹ của Jaya Sinhavarman I, J.A. 1896 (1), 147; Finot,
IV, 105. - Bàn - lanh, Quảng Nam, 106, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 820c = 898
SCN. Civacarya, quân bảo vệ của Indravarman II, rồi của Jaya Sinhavarman I;
Finot, IV, 99, III. Bồ mƣng, Quảng Nam, 108, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 811c =
889 SCN. Bia thứ hai Jaya Sinhavarman I; Huber, BEFEO, XI, 282. - C. I. Hoá
-180-
quê. Quảng Nam, 142, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 820 c = 898 SCN, 831c = 909
SCN, bà Agradevi, vợ Bhadravarman II, nối ngôi Jaya Sinhavarman I, Huber,
BEFEO, XI, 285. - Nhan biểu, Quảng Trị, bia, 149, chữ Phạn, chữ Chàm, 833 c
= 911 SCN. Pi Klun Pilih Rajadvara; Huber, BEFEO,XI, 299.
[57] Xem ở trên
[58] Sách đã dẫn, A IX, Cri Jaya Caktivarman. Thống kê: C. Nhan biểu, Quảng
Trị. Bia 149, chữ Phạn, chữ Chàm, 833 c = 911 SCN. Po Klun Pilih Rajadvara;
Huber, BEFEO, XI, 299.
[59] Trong bản in lần thứ nhất của tác phẩm này, do tin vào bản phiên dịch sau
của Bergaine, mà Finot đã dẫn lại, tôi đã đặt vua Harivarman vào đây và tôi viết
vấn đề đó nhƣ sau: “ Cái chết của ông (tức của vua trƣớc Jaya Sinhavarman) hay
sự sụp đổ của ông làm mất ngôi vua của gia đình mà Indravarman đã lập nên và
đã đƣa những hoàng thân của Thị tộc Cau, trong đó Harivarman, về đó. Chúng
tôi không biết gì về tất cả những sự biến xảy ra sau cuộc thay đổi vƣơng triều
đó; thực ra, về vƣơng triều này, chúng tôi chỉ có một bằng chứng là ở tại những
lâu đài phía Bắc, không có một bài bia nào do các vua nối ngôi của Harivarman
để lại; trái lại Harivarman để lại nhiều bi ký ở các đền đài tại miền nam‟. Cần
phải gạch tên vua Harivarman này đi khỏi danh sách, vì Huber đã phiên
(BEFEO, XI, 268) đƣợc tên chính của vua ghi trên bi ký ở Po - nagar ở Nha
Trang, 38E; Bhadravarman II mà chúng tôi thấy ở trên những bi ký ở Phú
Lƣơng, Lạc thành, Hoá quê và Nhan biểu.
[60] Bia ở Phú Lƣơng, Quảng Nam, 112, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 830c = 908
SCN; Huber, XI, 284.
[61] Hoá quê, Quảng Nam, 142; bia, chữ Phạn, chữ Chàm, B XVII, 831 c = 909
SCN; Huber, BEFEO, XI, 295.
[62] Hoá quê, 142 C.
[63] Sách đã dẫn, B XXV.
[64] Sách đã dẫn, A VIII, B XI.
[65] Nhan biểu, 149, A VII.
[66] Phù Lƣơng, 112 cho rằng ông đang trị vì vào năm 830 c = 908 SCN và
Lạc thành lại cho vào năm 832c = 910 SCN. - Bhadravarman II. Thống kế: B. I.

-181-
Phù Lƣơng, Quảng Nam, 112, bia, chữ Phạn, chữ Chàm, 830c + 908 SCN,
Padaraksa, Huber, BEFEO, XI, 283. - Hoá quê, Quảng Nam, 142, bia, chữ
Phạn, chữ Chàm, 831, 831c = 909 SCN, Ajna Mahasamanta; Huber, BEFEO,
XI, 285. - III. Lạc thành, Quảng Nam, 107, bia đã mòn, chữ Phạn, chữ Chàm,
832c = 910 SCN. Huber, BEFEO, XI, 285. - C. I. Po - nagar ở Nha Trang (trƣớc
tháp chính). E. Khánh Hoà, 38, bia, chữ Phạn, chữ Chàm. 840 c = 918 SCN,
Indravarman III; Corpus, II, 242, XXVI. - II. Nhan Biểu, Quảng Trị, bia, 149,
Rajadvara; Huber, BEFEO, XI, 299.
[67] Tức là Thích-lợi-nhân-đức-man Cindra(var)man trong Ngũ Đại sử, XII, 15b
(Sách này viết chữ man là . Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; (Tso Pou Yuan
Kouei) CMLXXII, 22; Văn hiến thông khảo, XXIVV, Chiêm Thành, 53a,
Phƣơng nam, 545. Về việc dùng chữ Thích, để phiên chữ Cri, xem Pelliot, 197,
chú thích 4: Nhân đức mạn trong Ngũ Đại sử, LXXIV, 69a, và trong Ngũ Đại
Hội yếu, XXX, 14.
[68] Po - nagar ở Nha Trang, 38, E II.
[69] Sách đã dẫn, E II. “ý nghĩa của bài văn bia này thì nằm trong những câu
văn trong bia. Dƣờng nhƣ là vua thì học rất rộng, cho nên trong số những kiến
thức của ông đƣợc kể ra, đoạn III bao gồm một phía là 6 dòng triết học, đạo Phật
và những truyền thuyết: akhyana, văn phạm kèm với kacika, và phía khác là
Uttarakalpa của ngƣời Civaites. Tác phẩm cuối cùng này, theo thƣ mục các bản
thảo của trƣờng đại học Oxford và do ông Autrecht lập, thì cũng là tác phẩm
đƣợc dẫn trong tập phù chú (compilation tantrique) nhan đề là
Caktanandataranghini. Thật là thú vị đƣợc thấy trong một bi ký thế kỷ X đã ghi
chép việc đó. Còn về văn phạm vyakarana, thì chính là văn phạm của Panini,
kèm lời thuyết minh là phần kacikavrtti. Việc ghi tên tác phẩm này có một tầm
quan trọng về lịch sử văn học Ấn Độ. Ngƣời ta đã cãi nhau nhiều về niên đại của
nó, ngƣời thì đƣa lên tận thế kỷ VII, ngƣời khác thì đƣa xuống thế kỷ XII, dĩ chí,
ngƣời xuất bản sách đó là Balacastrin, lại cho xuống tới thế kỷ XIII, nhƣ thế,
chƣa thể nói là vấn đề đã đƣợc giải quyết xong. ít ra là, từ nay không thể giả
thiết rằng Kacika là sau thế kỷ IX, vì vào đầu thế kỷ IX, nó đã đƣợc biết trên bờ
bể phía đông ở Đồng dƣơng”. Bergaine, C, II, 247 - 248.

-182-
[70] (Lƣợc dịch): Ngày mất của vua caka là ngày 7 tháng 6 (cách tính cũ) hay 12
tháng 6 (cách tính mới) năm 918 công nguyên, là một ngày chủ nhật. Barth,
Corpus, II, 259, chú thích 9.
[71] Năm 959, ông còn đang trị vì. Xem ở dƣới, trang 119.
[72] Sách đã dẫn, E IV.
[73] Trong bi ký ở Nhan Biểu, 149, B XV, Po Klun Raijadvara, “vị quan bảo
vệ” đã lần lƣợt là “ngƣời nhà của Jaya Sinhavarman I, Jaya Caktivarman,
Bhadravarman II và sau hết là Indravarman III, và đã học đƣợc ở Jaya môn “ảo
thuật” (science magique), ông có nói đến những trận mà vua này thua … “mang
hết trí tuệ ra phục vụ cho chính sách của nhà vua, ông còn khuyên vua trong
những hoàn cảnh tốt lành hay không tốt lành”.
[74] Bi ký của Jaya Indravarman I (Po - nagar ở Nha Trang 38 D), ghi cuộc xâm
lăng của Khmer nhƣng không ghi ngày tháng; bi ký ở Baksei - cankrau, tại Siem
- rap, 286, lập năm 869 c = 947 SCN, vì Rajendravarman (II) với “ngọn lửa tàn
phá hết thảy, đốt tháy những vƣơng quốc địch, bắt đầu là vƣơng quốc Campa”.
Cuộc Khmer xâm chiến Champa, nhƣ vậy là đã xảy ra giữa năm 866c = 944
SCN, trong khoảng thời gian này thì Rajendravarman I lên ngôi, và năm 869 c =
948, trong thời gian này đã khắc bi ký ở Baksei Cankrau.
[75] Rajendravarman I, con trƣởng của Jayavarman IV Paramecivapala, bị loại
không đƣợc lên ngôi vua, em ông là Harsavarman II, Brahmaloks, nhƣng rồi sau
ông cũng chiếm đƣợc quyền hành và làm vua từ 944 đến 968 SCN. Tên thụy của
ông là Civaloka. Maspero, Đế quốc Khmer, 36 - 37.
[76] Po - nagar ở Nha Trang, 38D I.
[77] Từ năm 877 SCN.
[78] Chiêu Tuyên, con Chiêu Tông, và là vua cuối cùng nhà Đƣờng lên ngôi vua
vào năm 905, lúc đó mới 13 tuổi. Năm 907, ông bị Chu Ôn truất ngôi, Ôn lên
làm vua, thành lập ra nhà Lƣơng, tức Lƣơng Thái Tổ đó là vua đầu tiên nhà Hậu
Lƣơng (907 - 923). Tân Đƣờng thƣ, X, 40a.
[79] Thời gian từ khi Chiêu Tông nhà Đƣờng bị truất ngôi (907) đến Thái Tổ
nhà Tống lên ngôi (960) thì gọi là thời “Ngũ Đại (Năm đời) “Hai trong 24 pho
sử chính thức của Trung Quốc viết về thời gian đó: Cựu ngũ đại sử và Ngũ đại

-183-
sử. Cựu ngũ đại sử không nói gì về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Champa.
Tôi chỉ lấy ra đƣợc trong phần Ngoại quốc của bộ sử đó một câu có liên quan
đến vƣơng quốc Chiêm Thành, rất là lý thú: “ở Champa, có chim to và công”
(CXXXVIII, 35b). Ngũ đại sử, LXXIV, 69a thì đầy đủ hơn một chút: bộ sử này
có một chú thích về Champa có dẫn ra sứ bộ năm 958 vừa ở trong chú thích vừa
ở trong chính văn, XII, 15b. Sách Ngũ Đại hội yếu. XXX, 14, cũng chú thích về
Champa và nhắc tới sứ bộ đó. Sách (Tso Fou Yuan Kouei) CMLXXII, 22, ghi
hai sứ bộ vào năm 951 và 959. Nhƣ vậy là hầu nhƣ đích xác là trong 4 vƣơng
triều (trong Ngũ Đại Lý – Trần – Lê), Champa không có liên lạc gì với Trung
Quốc, mà chỉ đến đời thứ năm, đời Chu, họ mới nối lại quan hệ bằng sứ bộ năm
951.
[80] “Năm Quang Thuận thứ nhất, tháng 9, vua Champa là Thích lợi Nhân đức
mạn, sai quan Bồ Ha Tán và tuỳ tùng đến dâng sản vật địa phƣơng”. (Tso Fou
Yuan Kouei) CMLXXII, 22. Pho Ngũ Đại sử không ghi sứ bộ này.
[81] Quách Uy (Thái tổ) đƣợc quân đội tôn lên làm vua sau khi đã giết Lƣu
Thừa Hựu (ẩn đế), vua cuối cùng của nhà Hậu Hán. Cựu Ngũ Đại sử, CI, 4a
đến CIII, 10a.
[82] Bồ Ha Tán, Ngũ Đại sử, XII, 15b; LXXIV, 59a; Ngũ Đại Hội yếu, XXX,
14; Tống sử, CCCCLXXXIX, 25a, và Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53a; Phƣơng Nam 545, (Tso Fou Yuan Kouei) CMLXXII, 22a, viết là
Tiêu Ha Tán.
[83] Ngũ Đại sử, XII, 15b và LXXIV, 19a, và Ngũ Đại hội yếu, XX, 14, chỉ ghi
một sứ bộ vào năm Hiển đức thứ 5 (958) tháng 9”. (Tso Fou Yuan Kouei)
CMLXXII, 22a, không nói tới sứ bộ năm 958, nhƣng lại đặt vào năm Hiến tổ
thứ 6, tháng 6” (959). Cuối cùng, Tống sử, CCCLXXIX, 26a, và Văn hiến
thông khảo, XXIV, 53a, Phƣơng nam, 545, chỉ nói: “Giữa niên hiệu Hiến tổ,
vua Thích lợi Nhân đức mạn phải quan Bồ Ha Tán đến cống …”. Nhƣng, danh
sách những cống vật thì lại hầu nhƣ giống hệt nhau trong bốn văn bản cuối cùng,
đó là: “những khoá thắt lƣng bằng sừng tê trong suốt hình rồng trong mây, một
tƣợng Bồ Tát bằng ngọc, nƣớc hoa hồng một năm sau hãy còn thơm, nƣớc hoa
này từ Tây Vực mang lại, theo Ngũ Đại Hội yếu, XXX, 14), dầu hoả (mãnh hoả
du) đựng trong lọ bằng ngọc lƣu ly, cháy càng to trong nƣớc, v.v…”. Nhƣ vậy là

-184-
có lẽ chỉ có một sứ bộ thôi. Pelliot, IV, 997, cho rằng có 2 sứ bộ mà không bàn
cãi gì. Lúc đó là Quách Vinh, tức vua Thế Tông nhà Hậu Chu đang làm vua.
[84, 85] Indravarman III. Thống kê: A. Po - nagar ở Nha Trang (trƣớc tháp
chính), Khánh Hoà, 38, bia, chữ Phạn, 840c = 918 SCN, Corpus, II, 242, XXVI.
B.I Hà Trung, Quảng Trị, 113, cột, chữ Phạn, chữ Chàm, 898 c = 916 SCN.
Hoàng hậu Tribhuvadevi, vợ goa của vua Java Sinhavarman I. J. A, 1898 (2),
357; Huber, BEFEO, XI, 298, 8, 541. - Nhan biểu, Quảng Trị, bia, 149, chữ
Phạn, chữ Chàm, 833 c= 911. Po Klun Pilih Rajadvara, Thƣợng thƣ của
Indravarman III; Huber, BEFEO, XI, 299. - [85] Tức là Thích lợi đa bàn,
Crindravarman trong Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a, là Thích lợi nhân đà bàn
Cri Indravar(man) trong Văn hiến thông khảo, XXIX, 53a.
[86] Sứ bộ đến Triều đình vào tháng giêng, ngày Canh Tý, năm Kiến Long thứ
2‟, Tống sử, I, 2a, nghĩa là vào ngày 23/1/961. Nhƣ vậy là sứ bộ đi từ Champa
vào cuối 960. Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a; Phƣơng nam, 545; Lĩnh
ngoại đại đáp, II, 11.
[87] Ông đệ “một bức thƣ viết trên lá gồi kẹp vào giữa hai thanh gỗ trầm, những
sừng tê, ngà voi, long não, bốn con công và 20 cái bình to (đại thực bình)”. Thái
tổ ban tặng phẩm cho vua Chàm trong số đó có nhiều tấm lụa. Tống sử,
CVLXXIX, 26a, Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a.
[88] Triệu Khuông Dận (Thái tổ) vua đầu tiên nhà Tống, hạ ngôi vua Quách
Tông Huấn (Cung đế, 960) là vua cuối cùng nhà Chu, mà lên làm vua từ 960 đến
976.
[89] “ Năm Kiến Long thứ 3, tháng 9, ngày Bính Tý”, Tống sử, I, 3a;
CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, 53a; Phƣơng nam, 546,
Lĩnh ngoại đại đáp, II, 11, đặt sứ bộ này vào tháng 3. Bản dịch của Hervey de
Saint Denys thì nhầm ở chỗ này: đoạn “năm thứ 3 và thứ 4 niên hiệu Kiền đức
(963 - 964), những …v.v…” phải đọc là: “Năm Kiền long thứ 3 (962), năm
Kiền Đức thứ 4 (966), những …v.v…”.
[90] Năm Kiền Đức thứ 4, tháng 3, ngày Giáp Tuất, Tống sử, II, 4b; Văn hiến
thông khảo, XXIV, 53a; Phƣơng nam 546. “ Những sứ thần là Nhân đà Phân

-185-
và ngƣời Bà la. Li -ti (Quý Bạch)2”. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a. Cần chú ý
đến những vải bạch diệp (bông); cừu thì không có ở Đồng dƣơng3.
[91] Vƣơng thê Ba lƣơng bộc mao (nguyên văn viết chữ cuối cùng là chữ (đáng
lẽ phiên âm là loang, nhƣng nguyên văn lại phiên âm là mao, nên tôi sửa là cho
hợp với phiên âm. Lý – Trần – Lê). Chữ Ba lƣơng là phiên âm chữ Chàm Po -
Lyan mà chúng tôi thấy đi liền với tên của bà vợ goá vua Indravarman II (Đồng
dƣơng, Quảng nam, 67, xem ở trên, chƣơng I).
[92] “Năm Kiền Đức thứ 3”. Tống sử, CCCLXXXIX, 26a.
[93] Năm Khai Bảo thứ 3”. Tống sử, sách đã dẫn, Văn hiến thông khảo,
XXIV, 53a; Phƣơng nam, 546.
[94] Năm Khai Bảo thứ 4”. Tống sử, sách đã dẫn. Sách này viết Tất lợi đa bàn.
Văn hiến thông khảo, sách đã dẫn; Phƣơng nam, sách đã dẫn.
[95] Phó quốc vƣơng Lý Nậu. Vƣơng thê Quách thị Bô Lộ Kê Ba La, là con
Hoàng hậu họ Quách” sách đã dẫn.
[96] Lƣợc dịch: “Năm 887 c = 965. Po - nagar ở Nha Trang, 38.
[97] Sách đã dẫn, D III.
[98] Jaya Indravarman I. Thống kê: A. I. Po - Nagar ở Nha Trang, đền ở phía
Tây Bắc, Khánh Hoà, 38, bia D, chữ Phạn, 887c = 965; C. II, 242, XXVI. - Po -
Nagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, 39, bi ký khắc vào tƣợng, chữ Chàm, không
niên điểm Bergaine, 79; Aymonier, 27. - Đoán phỏng: I. Po - Nagar ở Nha
Trang, tháp bắc, Khánh Hoà, II, 733, chữ khắc ở vách nam phòng, chữ Phạn,
không có niên điểm; C. II, 260. XXVII; Bergaine, 78. - II. Po - Nagar ở Nha
Trang, tháp bắc, Khánh Hoà 34, chữ khắc vách bắc phòng, chữ Chàm, không
niên điểm; Bergaine, 78, Aymonier, 27.
[99] Tống sử, khi thì, II, 6 ab, gọi ông là Ba Mỹ Thuế và Tất lợi Đà Ban Ấn Trà,
khi thì CCCCLXXXIX và Ba Mỹ Thuế Dƣơng bố ấn trà. Sử ký, I, 12b, có một
lần gọi bằng cái tên cuối cùng này, và có lần lại gọi ông là, I, 22a, Tì - Mi - thuế,

2
Maspero nói câu này là có ý bảo viết là sai. Nhƣng thực ra Bạch Diệp chỉ là vải bông thôi: chữ (tra theo bộ
Mao: llông) cũng viết là Điệp có nghĩa là dày; Vậy Bạch Diệp, chỉ có nghĩa là “vải trắng dày” (dệt bằng bông
chứ không bằng lông).
3
Nguyên văn “Li - ti” có lẽ thợ xếp chữ nhầm chữ gì đó mà phiên âm là “Ti” ra bạch (phiên âm = pei). Tôi tạm
dịch theo. Lý – Trần – Lê.

-186-
các sử sách Việt Nam thƣờng gọi ông bằng cái tên này: Việt sử lƣợc, I, 25a;
Toàn thƣ, I, 16a, Cƣơng mục; I, 19a.
[100] “Năm Khai Bảo thứ 5, tháng 3, ngày Tân Mùi. Sứ thần là Bồ Ha Tán.
Tống sử, III, 6a; CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53a; Phƣơng nam, 546.
[101] Năm Khai Bảo thứ 6, tháng , ngày Giáp Thìn, vua Champa là Thích Lợi
đa bàn phái một sứ thần đến cống phẩm vật địa phƣơng. Tháng 6, ngày Quý Tỵ,
Champa phái một sứ thần mang phƣơng vật đến cống. Tống sử, III, 6b.
[102] “ Năm Khai Bảo thứ 7, tháng 1, ngày Canh Thân. Tống sử, III, 6b. Cống
phẩm lần này gồm có công, 2 cái lọng, những bó đuốc (torches) và 40 cân sắt”,
CCCCLXXXIX, 26a.
[103] “Năm Khai Bảo thứ 9, Champa phái sứ thần là Chu Đà Lợi và Trần Đà Dã
mang cống phẩm tới”. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a.
[104] “Năm Thái Bình Hƣng quốc thứ 2, tháng 2, ngày Đinh Mùi”. Tống sử,
IV, 8b. Vua Ba Mỹ Thuế Dƣơng Bố Ấn Trà mang cống phẩm tới. Tống sử,
CCCCLXXXIX, 26a
[105] “Năm Thái Bình Hƣng quốc thứ 2, tháng 2, ngày Đinh Mùi, Champa phái
sứ đến cống”. Tống sử, IV, 10a.
[106] “Năm Thái Bình thứ 10 đời vua Đinh Tiên Hoàng, tháng 10 (979). Sử ký
I, 18a; Toàn thƣ, I, 56; Cƣơng mục, tiền biên I, 8a. Việt sử lƣợc, I, 236, ghi sứ
thần đến vào tháng 11.
[107] Đinh Bộ Lĩnh, sáng lập ra nhà Đinh (968 - 980 SCN). Ông làm thứ sử
Châu Hoan, đánh bại 12 sứ quân cát cứ địa phƣơng từ khi Xƣơng Văn Nam Tấn
vƣơng chết (965 SCN), lên làm vua Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lƣ. Ông làm vua
từ 968 đến 979. Việt sử lƣợc, I, 21b - 23b; Sử ký, I, 1a - 8b; II, 1a - 6b; Cƣơng
mục, I, 1 - 9a niên biểu, 83 - 84.
[108] Đinh Tiên Hoàng sau khi lên ngôi, gọi nƣớc (nay là Bắc Kỳ) Đại Cồ Việt.
Sử ký, 1, 2a; Toàn thƣ, I, 1, 2; Cƣơng mục, I, 1a.
[109] Ngô Nhật Khánh, quê ở Đƣờng Lâm (xem Cƣơng mục, I, 11b) và là
ngƣời trong gia đình Ngô quyền; sau khi Ngô Quyền chết, ông tự xƣng là Công
tƣớc cao nhất trong 5 tƣớc của chế độ phong kiến) tức Ngô Lãm Công, chiếm cứ

-187-
Đƣờng Lâm. Việt sử lƣợc, I, 20b, trong danh sách 12 sứ quân, cho Trần Công
Lãm tên thật là Nhật Khánh (sai Trần Công Lãm, tức Trần Lãm, tức Trần Minh
công, giữ Bố hải khẩu, vùng Thái bình ngày nay. Còn Ngô Nhật Khánh tự xƣng
là Ngô Lãm Công, giữ Đƣờng Lâm. LTL).
[110] Sứ quân. Xem Việt sử lƣợc, I, 20b, danh sách các sứ quân.
[111] Ngô Quyền, sau khi đánh đuổi quân Trung Quốc, tự xƣng là Vƣơng, đóng
đô ở Cổ Loa, trị vì từ 939 đến 944. Việt sử lƣợc, I, 18b; Sử ký, ngoại kỷ, VII,
6ab; Toàn thƣ, ngoại kỷ, V, 20b; 21; Cƣơng mục, tiền biên, V, 20ab.
[112] Đại Ác hay cũng gọi là Đại nha. Nhà Lý gọi là Đại an. Nay là làng Quần
Liêu huyện Đại An. Cƣơng mục, tiền biên, IV, 13a.
[113] Cửa bể Tiểu Khang, ở giáp giới Ninh Bình, nay là Cửa Càn. Cƣơng mục,
I, 12a.
[114] Hoa Lƣ nay thuộc tỉnh Ninh bình, nay thuộc phủ An Khánh, trong thung
lũng sông Đại Hoàng, dùng làm kinh đô từ Đinh Tiên Hoàng. Việt sử lƣợc, I,
21b; Sử ký, I, 2a; Toàn thƣ, I, 2b; Cƣơng mục, tiền biên =, V, 24b - 25a, I, 2
ab; Des Michels, 226 - 227.
[115] “Năm Thái Bình thứ 10, Sử ký, I, 12b, Toàn thƣ, I, 8ab; Cƣơng mục, I,
11b. Xem Henrri Maspero, An Nam đô hộ phủ thời Đƣờng, BEFEO, X, 4, 678)
(Đã có bản dịch của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
[116] Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị giết, các đại thần tôn con vua là Toàn lên làm
vua, tức Vệ Vƣơng, lúc đó mới 6 tuổi (979) (vua này không có niên hiệu, thời
gian ông trị vì chỉ có mấy tháng, nên vẫn lẫy niên hiệu Thái Bình năm thứ 11).
Lê Hoàn, lúc đó làm Thập đạo tƣớng quân và Phó Vƣơng, thông mƣu với mẹ
vua (vợ goá Đinh Tiên Hoàng. Lý – Trần – Lê) để các quan tôn mình lên làm
vua. Ông lên ngôi năm 980. Việt sử lƣợc, I, 24a; An nam chí lƣợc, XI, 5b - 8a;
Toàn thƣ, I, 10a; Sử ký, I, 4a; Cƣơng mục, I, 12; Tống sử, Giao Chỉ,
CCCCLXXXVIII, 22b; Văn hiến thông khảo. Giao Chỉ, XXIV, 39ab.
[117] Quang Nghĩa, tức vua Thái Tông, là em thứ hai vua Thái Tổ, ngƣời sáng
lập ra nhà Tống. Trị vì từ 976 đến 997.
[118] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, Chiêm Thành,
53a.

-188-
[119] Tên là Ngô Tử Canh, cấp từ mục.
[120] Sử ký, 22a, chép lại những văn bản mà nay ta không còn nữa, không công
nhận ở đây Tì mi thuế là vua mà ở nơi khác sách ấy gọi là Ba nữ thuế Dƣơng bố
An Trà Lợi (Paramecvara Yang po …) và cho ông là Tƣớng. Trong Toàn thƣ, I,
16A, chữ tiếp theo là chữ nghĩa là “của họ” đã mất, và ta đọc Kỳ Tì mi thuế,
nghĩa là Tì mi thuế của họ. Cƣơng mục, I, 19a, chép lại chữ Tƣớng, có lẽ để
giải thích việc vua trốn chạy khỏi kinh thành sau khi giao chiến. Việt sử lƣợc
nghiên cứu kỹ hơn (I, 25b), viết: và Sử ký, I, 22a, gọi là vua trốn đi là Xá Lợi đà
bàn Ngô Nhật Hoan (Indravarman) lại chứng minh rằng ngƣời cuối cùng này
chính là ngƣời nối ngôi vua bị giết trong chiến trận và cho phép cải chính sai
lầm. Xem Pelliot, 203, chú thích 4.
[121] Paramecvaravarman. Trong thống kế, không có.
[122] Thi Lợi đà bàn Ngô Nhật Hoan. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a. Xá lợi đà
bàn Ngô Nhật Hoan, gọi tắt là Nhật Hoan, Sử ký, I, 22a, 25a.
[123] Sử ký, I, 22a.
[124] Thiên trúc tăng. Toàn thƣ, I, 16a.
[125] “Năm Thiên Phúc thứ 3”. Việt sử lƣợc, I, 25b, lại gọi năm nhâm ngọ đó là
năm Thiên Phúc thứ 2. Việt sử lƣợc, I, 25b; Sử ký, I, 21b, 22a; Toàn thƣ, I, 1a;
Cƣơng mục, I, 19a.
[126] “Năm Ung Hy, thứ 2, tháng 2, ngày Kỷ hội”. Tống sử, V, 12a.
[127] Kim Khu Ma, Tống sử, CCCCLXXXI, 26a.
[128] Tống sử, CCCCLXXXIX. 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53a; Phƣơng nam, 547; Sử ký, I, 25a. Tôi không biết rằng những sứ bộ
năm 982 và năm 983 nên cho là Indravarman hay Lƣu Kế Tông phái đi. “Năm
Thái Bình Hƣng quốc thứ 7 (năm 932), tháng 12, Chiêm Thành phái một sứ giả
đem một voi tải đến cống, vua ra lệnh cho để voi ở Quảng Châu”. “Năm thứ 8,
(983), tháng 9, ngày Quý sửu, Chiêm Thành đƣa một voi tải tới”. Tống sử, V,
11a; CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành, 53a;
Phƣơng nam, 547.

-189-
[129] Năm Thái Bình hƣng quốc thứ 3. Tống sử, CCCCLXXXIX; 25a. Chắc
hẳn cũng vẫn là sứ bộ đến triều đình vào tháng 5, ngày Ất Vị ( Ất Mùi). Tống
sử, IV. 9b.
[130] Cập nam đạt trí.
[131] Lƣu Kế Tông. Khi ở làng, Kế Tông đƣợc cấp bậc Quản giáp (theo An
nam chí lƣợc, XIV, Sainson 482 thì đó là một cấp bậc thế tập ở trong làng, quản
giáp gồm 3 thứ hạng là Đại lão, Chƣ vị và Lang tƣớng rồi chốn sang Champa.
[132] “Sứ thần tới Triều đình vào năm Thái Bình Hƣng quốc năm thứ 8, mùa hạ,
tháng 5”. Tống sử, V, 11a; CCCCLXXXXVIII, 23a; CCCCLXXXIX, 26a; Văn
hiến thông khảo, XXI, Giao Chỉ, 39a; Chiêm Thành, 53a; Phƣơng nam, 314
- 315; An nam chí lƣợc, XI, 5b; Sainson, 424. “ Năm Thiên phúc thứ 4”, Sử
ký, I, 22a; Toàn thƣ, I, 16a; Cƣơng mục, I, 19b.
[133] “Núi Đồng Cổ ở làng Đan Nê, huyện An Đinh, tỉnh Thanh Hoá”, Sử ký, I,
22a. Cƣơng mục, I, 20a.
[134] Sông Bà Hoà nay gọi là Đồng hoà xã giang (sông Đồng hoà ở xã Đồng
hoà), Cƣơng mục, I, 20a. Cũng sách ấy, III, 10a, nói về trại Bà Hoà.
[135] Văn hiến thông khảo, XXIV, Giao Chỉ, 39a; Phƣơng nam, 314 - 315.
Những văn bản Việt Nam không nói gì đến kết quả trận này, mà chỉ nói: “Từ núi
Đồng Cổ đến sông Bà Hoà, đƣờng lởm chởm, khó đi, ngƣời kiệt sức. Vua ra
lệnh cho đi sâu vào Tân Cảng, khi vào hết rồi, các thuyền lợi dụng tới mức tối
đa những lợi ích công cộng và tƣ nhân”. Sử ký, I, 22a; Toàn thƣ, I, 16b; Cƣơng
mục, I, 19b. Cả hai sách cùng đều nói không biết tình hình của cảng này.
[136] “Năm Thiên phúc thứ 4”.
[137] Indravarman IV. Trong thống kế, không có.
[138] “Nhật Hoan (Indravarman)chết, Lƣu Kế Tông lên ngôi vua”, Sử ký, I,
25a.
[139] “Năm Ung Hy thứ 3, tháng 3”, Tống sử, V, 12a, CCCCLXXXIX, 26a.
[140] Sử ký, I, 23b.
[141] Những ngƣời Chàm này do một ngƣời dẫn đầu tên là Bồ La Hạt. Tống sử,
CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIX, Chiêm Thành, 53a;

-190-
Phƣơng nam, 547, Sử ký, I, 23b. Đạm Châu. tên châu và thành phố loại hai,
thuộc phủ Quỳnh châu đảo Hải Nam.
[142] “Năm Ung hy thứ 4”. Tống sử, sách đã dẫn; Văn hiến thông khảo, sách
đã dẫn; Phƣơng nam, sách đã dẫn. “Năm Thiên phúc thứ 8”. Sử ký, I, 23b.
[143] Nam Hải và Thanh Viễn là 2 huyện và thành phố hàng thứ 3 của Phủ
Quảng Châu.
[144] “Năm Đoan củng thứ nhất. Họ do Hốt Tuyên dẫn đến,”. Tống sử, Văn
hiến thông khảo, Phƣơng nam, sách đã dẫn
Vƣơng triều VI
Vƣơng triều Indrapura
(sơ đồ)
[145] “NămThiền Phúc thứ 9”, Sử ký, 25a; Toàn thƣ, I, 18b - 19a.
[146] Lƣu Kế Tông, trong Thống kê, không có.
[147] Có lẽ là do những luận cứ khá mơ hồ do Tống sử đƣa ra và do Sử ký
truyền lại trong bảng thế thứ biểu (I, 25a): “Theo Biên niên sử cũ, vào năm đó
(năm Thiên Phúc thứ 9), Băng Vƣơng La của Champa đóng đô ở Phật Thành;
ông tự gọi mình là Câu thi lợi a thân bài ma la. Vì vào thời gian đó, Champa đã
rất yếu rồi, vua (Lê Hoàn) mới đi đánh Champa. Năm Thiên Phúc thứ 6 (năm
985), vua Ngô Nhật Hoan (Indravarman IV; xem ở trên) đã kiện nhà Tống về
việc của Lê Hoàn đã tràn sang đất Chiêm, và cƣớp phá, Nhật hoan chết, Lƣu Kế
Tông làm vua. Kế Tông chết, Dƣơng Đà Bài (Ku Cri Indravarman) làm vua.
Vua Lê Hoàn lại tiến đánh Champa. Đà Bài lại kiện lên nhà Tống. Nhà Tống ra
lệnh cho mỗi bên phải ở trong biên giới của mình, và cấm quân ta không đƣợc
tiến hành một cuộc chinh phạt mới. Năm Ứng Thiên thứ 7 (năm 1000SCN), vua
Dƣơng Phổ Câu Bì Trà Xá Lợi rút lui cùng với quân lính và trốn vào thành Phật
Thệ cách kinh đô cũ 700 dặm”. Việc phù hợp các niên đại và những sự kiện thì
rất rõ ràng cho nên có thể một ông vua mà có nhiều tên: Băng Vƣơng La, Câu
Thi Lợi a thân bài ma la, Dƣơng Đà Bài, trong Tống sử, CCCCLXXXIX, 25a.
Trong bản in lần thứ nhất của tác phẩm này, tôi đã đƣa những tên đó Ku Cri
Indravarman và tôi coi vua đó là Indravarman V. Finot đề nghị sửa lại bảng đó
do Bergaine lập (Vƣơng quốc cũ Champa, trang 27), theo bảng đó, ngƣời ta đã

-191-
thuyết minh những dấu hiệu về số hiệu những bi ký Chàm, thì đọc (BEFEO,
XV, 2, 49) là 913c, chứ không phải là 714a, niên điểm ghi trên tảng đá ở Mỹ
Sơn. Lâu đài B. 75, Chàm BEFEO, IV, 113 và 933, XI, mà bi ký nhƣ vậy phải
đọc là: “Năm caka 913 … vào thời vua Vijaya Cri Harivarmanmadeva (đã đƣợc
xây dựng lại) thần Cri Jaya Icanabhadrecvara vì sự quanh vinh ở trên trần gian
này”. Nhƣng Finot lại nói thêm trong sách chú thích rằng: “Theo những sử sách
của Trung Quốc và Việt Nam do Georges Maspero (Vƣơng quốc Chiêm Thành,
trang 166), có sự phản kháng về việc ông vua trị vì vào năm 913 caka = 991
SCN thì tên là Indravarman chữ không phải là Harivarman. Nhƣng
“Indravarman” chỉ là một sự phục hồi tƣơng đối hợp lý chữ Đà Bài = (In)
dravar(man). Theo Đại Việt sử ký, vua này tự coi là Câu Thi Lợi a thân bài ma
la. Rõ ràng là 2 chữ cuối cùng đã bị đảo lộn: phải đọc là lama. Vậy thì ông vua
này có tên là Ku Cri Ha … varman. Chữ “thân” (sic, chứ không phải là , nhƣ
đã in lầm trong sách Maspero) thì rõ ràng là sai vì nói khong phiên một vần
(syllabe) nào của chữ Phạn lại có thể đọc đƣợc ở đây: Ô Aurousseau chỉ cho tôi
nên sửa là (lý), chữ này phiên ra chữ Phạn là Harivarman, phù hợp với bi ký:.
Trong những điều kiện đó, tôi thấy không còn nghi ngờ gì nữa về việc phiên
những tên do các sử sách của Trung Quốc và Việt Nam do tôi trích dẫn, còn ông
vua trị vì vào năm 991 SCN thì chính là Harivarman (II) chứ không phải
Indravarman (V)”.
[148] Vào năm 988 (Sử ký, I, 25a; Toàn thƣ, 18b, 18a) Harivarman đóng đô ở
Vijaya; đó là ngày 31 tháng 12 năm 990, tức năm Thuần hoá, thứ nhất, năm
Canh dần, tháng 12, ngày Kỷ Tỵ (Tống sử, V, 13b), sứ giả của ông đƣa đến
triều đình Trung Quốc một cái đơn kiện về việc ngƣời Việt xâm lăng. Nhƣng
việc này, theo Sử ký, sách đã dẫn, xảy ra sai khi Kế Tông chết và Harivarman
mới lên ngôi. Xét rằng hầu hết các cuộc viễn chinh của ngƣời Việt đi đánh
Champa đều vào mùa xuân, ta có thể để việc này vào mùa xuân năm 990 và do,
ghi cái chết của Kế Tông và việc Harivarman lên ngôi vào năm 989.
[149] Địa lý hay , là châu ở phía Nam châu bố chính. “ Về thời Hán, châu này
thuộc quân Nhật Nam. Dƣới thời Tống, đó là châu Địa Lý của Champa. Nhà Lý
gọi châu đó là Lâm Bình, nhà Trần gọi là Tân Bình và nhà Lê gọi là Tiên Bình.
Nay là đất phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Cƣơng mục, K, 3, trang 29a và
34a. Cũng xem Cadiere, BEFEO, II, 58 - 59, Việt sử lƣợc, I, 19b, ghi năm 989

-192-
có một cuộc tiến đánh Ái Châu lúc đó bị ngƣời Chàm chiếm. Xem Henri
Maspero, Đại lý chính trị của vƣơng quốc An Nam dƣới thời Lý – Trần - Hồ
(X - XV) BEFEO, XVI, I, 28. Châu Ái là miền hạ Thanh Hoá. Xem Georges
Maspero, Địa Lý chính trị của Đông Dƣơng ở khoảng năm 960 SCN
(BEFEO).
[150] Một “vua mới”. Tống sử, K, 489, trang 26a.
[151] Sứ thần của ông đƣa thƣ lên vua ngày 31 tháng 12 năm 990 “năm Thuần
Hoá thứ nhất (năm Canh Thân, tháng 12, ngày Ất Tỵ”, Tống sử, V, 13b; Văn
hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành, 53a; Phƣơng nam, 547.
[152] Tân toạ Phật thệ quốc Dƣơng Đà Bài, Tống sử, CCCCLXXXXIX, 26a.
[153] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a; Sử ký, I, 25a; Văn hiến thông khảo,
XXIX, 53a; Phƣơng nam, 567.
[154] “Năm Hƣng thống thứ nhất”. Dƣơng Tấn Lộc giữ chức Quản Giáp (xem ở
trên), đƣợc Lê Hoàn phái đi thu thuế ở hai châi Hoan, ái, đã xúi nhân dân 2 châu
nổi dậy và xin Champa giúp sức. Lê Hoàn thân đi dẹp, bắt đƣợc Tấn Lộc, truất
chức rồi xử chém cùng với một số rất nhiều dân cƣ 2 châu. Sử ký, I, 25b; Toàn
thƣ, I, 19a; Cƣơng mục, I, 24a; Việt sử lƣợc, I, 26a - b, cho việc này xảy ra vào
năm Tiên phúc thứ 9.
[155] “Năm Hƣng thống thứ 4” Toàn thƣ, I, 20a, Cƣơng mục, I, 27a.
[156] Toàn thƣ, I, 20a; Cƣơng mục, I, 27a. Xƣa kia là đất Việt thƣờng; Thời
Trần, là Tƣợng quận, thời Hán là Nhật Nam, thời Đƣờng là Cảnh Châu, thời
Tống là 0 lý, một tỉnh của Champa.
Trong những năm Hƣng Long (1293 - 1314) vua Champa đem dâng đất ấy
cho nhà Trần, nhà Trần lập đất ấy làm phủ Thuận Hoá, gồm 2 châu Thuận và
Hoá. Thời Lê, đổi phủ Thuận Hoá ra Thừa Tuyên. Nay là tỉnh Quảng Trị,
Cƣơng mục, 27b - 28a.
[157] Năm Thuận Hoá thứ 3, tháng 12, ngày ất Mão, vua Chàm là Dƣơng Đà
Bài (tức Harivarman, Lý – Trần – Lê) phái sứ thần là Lý Lƣơng Bồ sang cống”.
Tống sử, V, 14a; CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53a; Phƣơng nam, năm 547.

-193-
[158] Sứ bộ mang đồ cống đi gồm có chánh sứ Lý Ba Châu và phó sứ Lý Ma
Việt chức Ha Tán phán. Sứ bộ đến triều đình vào này Mậu Ngọ tháng giêng,
năm Chí Đạo thứ 2. Tống sử, V, 15a; CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông
khảo, XXIX, Chiêm Thành, 53a; Phƣơng nam, 548.
[159] La Thƣờng Chiêm.
[160] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26a - b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53a; Phƣơng nam, 548.
[161] Ngƣời Việt Nam gọi là Chế Cai. Sử ký, I, 27b; Toàn thƣ, I, 21a; Cƣơng
mục, I, 30a.
[162] “Năm Ứng Thiên thứ nhất”. Sứ thần là Chế Đông. Sử ký, I, 27b, Toàn thƣ,
I, 21a; Cƣơng mục, I, 30a.
[163] “Năm đó là năm Ứng Thiên thứ 4 (997), Champa đến cƣớp bóc miền biên
thuỳ này. Vua (Lê Hoàn) chặn họ lại và đánh đuổi họ đi, sau đó, vua phái một sứ
bộ sang nhà Tống, nói rằng: Giao Chỉ giáp với Champa. Hằng năm hay hai năm
một, những tỉnh ở gần biên thuỳ bị ngƣời Chàm quấy nhiễu thu thuế của các
làng gần biên thùy. Những gia đình Chàm lấn dần dần và đuổi những dân cƣ yên
ổn đi khỏi miền biên thùy. Thần đã phái quân lính đến che chở cho họ. Vì vậy,
thần cho sang cống hơi chậm. Thần đã thiếu sót nhiệm vụ nhiều lắm”. An Nam
chí lƣợc, XI, 7b; Sainson, 430, 431; Toàn thƣ, I, 23a; Cƣơng mục, I, 33a.
[164] Sử ký, I, 30b.
[165] Harivarman II. Thống kê, Mỹ Sơn, lâu đài B, Quảng Nam, 75, tảng đá,
chữ Chàm, 913c = 991 SCN. Finot, BEFEO, IV, 113, 933, XI, XV, 2, 49, trang
382.
[166] Dƣơng Phổ Câu Bì Đồ Dật thi Li, Dƣơng Phổ Câu Bì Đồ Thất Ly. Tống
sử, CCCCLXXXIX, 26b. Sử ký, 25a, gọi ông là Dƣơng Phổ Câu Bì Trà Xá Lợi.
Đọc Bì Đồ Dật và Bì Trà Xá Lợi bằng tiếng Vijaya thì thành tiếng phiên âm là
Vidhyaya hay Vidhyaye là hầu nhƣ chắc chắn, mặc dù đọc nhƣ thế là không
đúng luật lắm.
[167] “Năm Hàm Bình thứ 7 vua Dƣơng Phổ Câu Bì Đồ Dật Thi Ly phái sứ
thần Chu Thần Nghiêu và phó sứ Lê Cô Luân tƣớc Bồ Tát Đà Bà Phán quan
mang đồ cống gồm tê, ngƣu, voi, đồi mồi, hƣơng liệu. Vua thƣởng cho bọn

-194-
Nghiêu, mũ, đai, áo và thảm tuỳ theo cấp bậc”. Tống sử, VI, 17b:
CCCCLXXXIX, 26a; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành, 53b;
Phƣơng Nam, 548.
[168] “Năm ứng Thiên thứ 7”, Sử ký, I, 25a.
[169] Năm Lạng Đức thứ nhất. Tống sử, VIII, 20a; CCCCLXXXIX. 26b.
[170] Vua lúc đó là Hằng, con Quang Nghĩa, lên ngôi từ 998, tức Chân Tông
(998 - 1022).
[171] Lê Minh Đề hay Vƣơng Minh Đề là con Lê Hoàn. Ông đi từ Hoa Lƣ “vào
năm ứng Thiên thứ 11 (1004)”. Việt sử lƣợc, I, 27b, và đã đƣợc vua Trung
Quốc tiếp nhiều lần, An Nam chí lƣợc, XI, 7a; Sainson, 432; Sử ký, I, 31b, 32a;
Toàn thƣ, I, 24ab; Cƣơng mục, I, 36b.
[172] An Nam, XI, 8a, Sanison, 432. Nhƣ thƣờng lệ, vua (Trung Quốc) gửi
tặng vua Chàm ngựa tốt và binh khí. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b.
[173] “Năm Cảnh Đức thứ 4”, năm 1007. Tống sử, VII, 21a; CCCCLXXXIX,
26b. Năm trƣớc (năm 1006), ngƣời Việt Nam đã đi đánh châu Ái. Toàn thƣ, I,
27b. Xem Maspero, sách đã dẫn, 28, chú thích 8 và dƣới.
[174] Sứ bộ gồm có Bố Lộc Da Địa Gia, và Trừ Liên Ma Hà Gia Da, phó sứ và
Bì Bá Để, phán quan.
[175] “Dƣờng hữu Ngu, hiệu Nhị Đế: Nhà Đƣờng và Nhà Ngu thì gọi là Nhị
Đế”, Tam tự kinh.
[176] “Tƣơng là núi ở huyện Ba Lăng, phủ Nhạc châu, về phía tây hồ Động
Đình. Về phía Nam (hoàng đế) đi đến (Dƣơng tử) giang và trèo lên núi Hùng bà
Tƣơng” …Tƣ Mã Thiên, chƣơng I; Chavannes, tập I, trang 30. Sở, tên một
tiểu quốc vùng Hồ quảng và một phần An Huy và Hồ Nam.
[177] “Tự Hy Nông, chí Hoàng đế, hiệu Tam Hoàng: Từ vua Phục Hy và Thần
Nông đến Hoàng Đế, thì gọi là Ba Vua”, Tam Tự Kinh.
[178] U và Yên là những tiểu quốc ở phía Bắc tỉnh Trực Lệ ngày nay.
[179] Hoàng cung là nơi vua ở, nói rộng ra, chỉ vua.
[180] Lợn cá (đồn: lợn; ngƣ: cá), có ý muốn nhắc tới câu trong Kinh Dịch. Xem
bản dịch của Philastre, collection Guimet, tập XXIII, trang 439.

-195-
[181] Xem Mạnh Tử … chƣ hầu Triều ƣ Thiên tử viết thuận chức: Khi chƣ hầu
đến chầu Thiên tử nhƣ thế gọi là thuật lại việc cai trị của Thiên tử”. Nhƣ vậy
nghĩa của câu văn trong thƣ này là: Vua Champa mặc dù đã hết lòng biết ơn vua
Trung Quốc, vẫn cảm thấy còn ít lắm. May thay là Thiên tử quên những lầm lỗi
của các vua chƣ hầu đang là khách của mình. Nhƣ vậy Vua là một bậc anh quân,
sẽ tha thứ cho vua Champa, mà các sứ thần là khách của mình về tội chƣa biểu
lộ đầu đủ tình cảm.
[182] Chuyên tín thần.
[183] Phó sứ thần.
[184] Phán quan thần.
[185] Sở mao. Tôi không biết điều này nói gì.
[186] Hoài Lỗ tửu: rƣợu uống vào thì nhớ nƣớc Lỗ (chú ý: Maspero đọc nhầm
chữ (Hoài: nhớ), ra (Hoại: hỏng) nên dịch là rƣợu hỏng, dở, đã biến chất. Nay
cải chính lại. LTL).
[187] Phật thệ. Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b, tập 15,viết nhầm là , đáng lẽ
phải viết là (Phật thệ).
[188] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53b; Phƣơng nam, 548; H. Maspero, sách đã dẫn, 38, chú thích 7, nói
rằng, vào năm 1009, có một cuộc chiến đánh Châu Hoan. Việt sử lƣợc, 91, 20a;
Toàn thƣ, ngoại kỷ, I, 29b. Về châu này, xem G. Maspero, Địa lý chính trị
Đông dƣơng vào năm 960 SCN. Nghiên cứu Châu Á xuất bản nhân dịp kỷ
niệm 25 năm ngày thành lập Viễn đông bắc cổ học viện, tập II, trang 84).
[189] Tống sử, sách đã dẫn, viết là: “ở phía bắc”.
[190] Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm
Thành, 53b; Phƣơng nam, 548, H. Maspero, sách đã dẫn, 38, chú thích 7, có
ghi năm 1009, một lần đi đánh Châu Hoan. Việt sử lƣợc, 91, 20a; Toàn thƣ,
ngoại kỷ, I, 29b. Về châu này, xem G. Maspero, Địa lý chính trị Đông dƣơng
vào năm 960 SCN (Nghiên cứu Châu á, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 25 năm
ngày thành lập Viễn Đông bắc cổ học viện, tập II, trang 84).
[191] Dƣơng Phổ Câu Vijaya, Thống kê, không có.
[192] Thi Li Hà Nan Ty Ma Để, Tống sử, CCCCLXXXIX, 16b. Đọc đáng ngờ.
-196-
[193] “Năm Đại Trung tƣờng phù thứ ba, vua xứ ấy là Che Li Pi Ma Ti phái sứ
giả Tchou pou li mang cống phẩm tới”, Tống sử, VII, 23a; CCCCLXXXIX,
26b; “Tháng 8, ngày mậu ngọ, tặng vua Champa ngựa và binh khí.” Tống sử,
VII, 22b.
[194] Sƣ tử. Tống sử, VIII, 23b; CCCCLXXXIX, 26b; Việt sử lƣợc, II, 4a;
Toàn thƣ, II, 5a. Thật là khó mà biết những sƣ tử đó ở đâu mà đến.
[195] “Năm Đại trung tƣờng phù thứ 4, tháng 11, ngày Canh Ngọ, một sứ thần
Champa mang sƣ tử tới. Vua ra lệnh cho nuôi chúng tại vƣờn trong cung và sứ
giả để lại hai tên Man nuôi dƣỡng chúng. Nhƣng chẳng bao lâu những con này
nhớ nhà, cho nên vua, sau khi cho chúng ăn rất đầy đủ, phải để cho chúng trở về
xứ sở của chúng”. Tống sử, VIII, 23b; CCCCLXXXIX, 26b.
[196] “Năm Thuận Thiên thứ hai”, Việt sử lƣợc, II, 4a; Toàn thƣ, II, 5a. Vua
nƣớc Đại Cồ Việt lúc bấy giờ là Lý Công Uốn tức vua Lý Thái Tổ (1009 -
1920). Ông đã đƣợc các đại thần tôn lên làm vua và đã hạ ngôi Long Đĩnh, con
Lê Hoàn (làm vua từ năm 1005 đến năm 1009). Ông sáng lập ra nhà Lý. Việt sử
lƣợc, II, 1a; Sử ký, II, 1a; Toàn thƣ, II, 2a; Cƣơng mục, II, 4; H. Maspero,
sách đã dẫn, 28, chú thích 5, ghi theo Việt sử lƣợc, I, 3a, một lần đi đánh Châu
ái vào năm 1011 và châu Diễn năm 1012. Việt sử lƣợc, II, 3a. Về châu này, xem
G. Maspero, Địa lý chính trị Đông dƣơng năm 960 SCN.
[197] “Năm Đại trung tƣờng phù thứ 8, sứ thần Ba Luân Ha La Đế mang cống
phẩm tới. ở cửa hoàng cung, ông gặp em ruột là Đào Châu Khoảng từ Châu
Giao đến (tức là nƣớc Đại Cồ Việt, nơi mà có lẽ ngƣời ấy đã bị ngƣời Việt Nam
bắt làm tù binh đem về) để dạy voi, thì ông xin vua cho phép đƣa ngƣời ấy về
(Champa). Vua y cho và bàn cho Đào Châu áo, lụa và tiền bằng bạc”. Tống sử,
VIII, 25a, CCCCLXXXIX, 26b; Văn hiến thông khảo, XXIV, Chiêm Thành,
53b; Phƣơng nam, 549.
[198] Harivarman III, Thống kê, không có.
[199] “Năm Thiên Hy thứ 2, tháng 2”. Tống sử, VII, 26a, CCCCLXXXIX, 26b.
[200] “Năm Thuận Thiên thứ 11, mùa đông, tháng 12”. Thực tế, thời điểm này
tƣơng ứng với năm 1020.
[201] Trại Bố chánh. Trại là một quân dinh có rào gỗ (palissade) vây quanh. Bố
chính trƣớc là châu Bố Chánh. Về thời Hán, là đất huyện Thọ Lãnh, thuộc quận
-197-
Nhật Nam; đời Tống, là châu thuộc Champa; đời Minh đổi là trấn Bình Châu;
thời Lê là 2 châu nội, ngoại. Bố Chánh nay là đất 3 huyện Bình Chánh, Minh
Chánh và Bố Trạch, thuộc phủ Quảng Bình. Cƣơng mục, III, 29a. Cũng xem
Cƣơng mục, II, 21b. Vả chăng An nam chí lƣợc nói: “Phủ Bố Chánh lúc đầu về
thời Đông Hán là huyện Tƣợng Lâm, tỉnh (chữa là quận, N.D) Nhật Nam. Cuối
thời Hán nhân dân giết huyện lệnh và tự cai trị lấy. Ngƣời ta gọi nƣớc của họ là
Lâm ấp. Đầu năm Nguyên Hoà đời Đƣờng (896 - 821), xứ này lại bị lệ thuộc
vào phủ An nam. Tên hiện nay của xứ đó là Bố Chánh. Xứ đó có nhiều núi
rừng”. Liễu Tử hậu (thi sĩ Trung Quốc, 773 - 819) đã có câu thơ: “Lâm ấp ở
phía tây, toàn núi”, An nam chí lƣợc, = 4a; Sainson, 62. Cũng xem Địa lý
chính trị tỉnh Quảng Bình, Cadiere (BEFEO, V, 58 - 61, 64, 65 và 68).
[202] Phật Mã cũng gọi là Đức Chính, con trƣởng của Thái Tổ, nối ngôi cha
năm 1028. Sử ký, Toàn thƣ, II, 14a, 18a; Cƣơng mục, II, 29a. Năm 1021, ông
có tƣớc là Khai Thiên Vƣơng. Toàn thƣ, II, 2, 8b - 9a; Cƣơng mục, II, 21b -
22a. Khi ông đi qua vịnh Bắc Bộ, cùng với quân đội của ông, một con rồng vàng
hiện ra trƣớc thuyền một dấu hiệu chắc chắn là thắng lợi. Toàn thƣ, II, 18b -
19a.
[203] Các văn bản Việt Nam gọi là Bố Linh. Toàn thƣ, II, 8b; Cƣơng mục, II,
22a. Nhƣng dƣờng nhƣ đó là một chức chứ không phải tên, vì rằng, 18 năm sau,
chúng ta lại thấy có một Bố Linh mới, Cƣơng mục, II, 46a.
[204] Trận đánh xảy ra ở chân núi Long Ty thuộc làng Thuần Kiển, nay là Tùng
Kiển, huyện Bình Chánh, phía bắc Quảng Bình. Núi này có tên nhƣ vậy là vì
hình dáng núi thì thẳng và nhọn nhƣ mũi rồng. Cƣơng mục, II, 22; Cadiere,
Quảng Bình, II, 58; Di tích lịch sử (BEFEO, III, 204).
[205] Việt sử lƣợc, II, 4b; Toàn thƣ, II, 8b - 9a, 18b - 19a; Cƣơng mục, II, 21b
- 22a.
[206] Việt sử lƣợc, II, 10b. Xem Masperp, sách đã dẫn, 28, chú thích 6.
[207] “Năm Thiên thánh thứ 8, tháng 10, vua Champa là Dƣơng Bổ Cô Thi Ly
Bì Lan Đức Gia Bật Ma Diệp (Yang Pu Ku Cri Vikrautavarman) phái sứ thần là
Lý Phố Tát Ma Hà Đà (Li Pou Sa Mo Hia To) dâng cống phẩm gồm có mai rùa,
hƣơng liệu, sừng tê, ngà voi”. Tống sử, 29a, IX, CCCCLXXXIX, 26b.

-198-
[208] “Năm Thông Thụy thứ 5, 1038, Địa Bà Thích, con vua Champa, đến triều
đình”. Việt sử lƣợc, II, 8b. Năm Thông thụy thứ 6 (1039), màu xuân, tháng 4,
Địa Bà Thích Lạc Thuấn, Sạ Đâu4 La Kế, A Thát Thích, tất cả là 5 ngƣời đến
xin che chở”. Toàn thƣ, K2, trang 27a. Mặc dù không nói rõ Sạ Đâu là con
Vikrautavarman, nhƣung niên điểm cho phép ta công nhận nhƣ thế mà không sợ
lầm.
[209] “Năm Càn phù hữu đạo thứ nhất (1039), tháng 12, Bố Kinh, Bố Ca, Lan
Đà tinh, thuộc thành Bố Chánh là thành bảo vệ Champa, cùng với hơn 100
ngƣời hạ thuộc đến xin che chở”. Cƣơng mục, II, 46a. Phật Mã (Lý Thái Tôn)
nối ngôi cha vào năm 1028.
[210] Vua Chàm bị ngƣời Việt đánh bại là Sạ Đẩu; tức là vị hoàng tử đã đến
trình Thái Tông năm năm về trƣớc. Vả chăng, ngƣời đang trị vì vào năm 1042,
theo sử Trung Quốc (Tống sử, CCCCLXXXIX, 26b) là hình bốc tộc ly tự tinh
hà phất, Yan Pu Cri Ja (ya) Sinhavarman. Ta cũng có thể đồng hoá dễ dàng hơn
Sạ Đẩu với ông này vì cái tên Sạ Đẩu có thể chỉ là phiên âm tiếng Việt của
Sinha [varman] mà thôi.
[211] “Năm Khánh Lịch thứ 2, tháng 11, vua Hing Pou Che li Tcho - sing - hia -
fou phái một sứ giả dâng 3 con voi thuần dƣỡng”, Tống sử, II, 22b;
CCCCLXXXIX, 26b, Trinh Nhân Tông là con Chân Tông nối ngôi cha năm
1023.
[212] “Năm Minh Đạo thứ 2, mùa xuân, tháng 4”, Toàn thƣ, II, 31b, 32b.
[213] Toàn thƣ, II, 32a; Cƣơng mục, III, 6b.
[214] Toàn thƣ, II, 33a; Cƣơng mục, III, 7a, chắc là đầu thuyền có chạm hình
rồng, phƣợng, cá, v.v…
[215] “Năm Minh Đạo thứ 4, thang giêng, ngày Quý Mão, Việt sử lƣợc, II, 10a.
Ngày 1 tháng giêng năm đó (Giáp Thân) là ngày Nhâm Thìn. Về cuộc viễn
chinh này, xem Henri Maspero, An nam đô hộ phủ dƣới thời Đƣờng (BEFEO,
X, 4, 677) (Đã có bản dịch của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
[216] Khai Hoàng Vƣơng Nhật Tôn. Việt sử lƣợc, II, 10a, b. Toàn thƣ, II, 34a;
Cƣơng mục, III, 8a.

4
Sử ta chép là Sạ Đẩu (L. T. L)

-199-
[217] Vua đổi tên Đại ác ra Đại An để kỷ niệm việc ẩn náu tại cửa bể này.
[218] “Đến núi Ma - cô thì có một đám mây hồng che mặt trời”, Toàn thƣ, II,
34a; Cƣơng mục, III, 9a. Ma cô hay Cô (?) nhƣ Việt sử lƣợc viết, là tên núi Lễ
Đệ trong huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, ở ngoài bể”. Cƣơng mục III, 9b. Trong
huyện Kỳ Anh, tôi chỉ thấy núi tạo thành Mũi Đồng có thể đủ trong thấy, từ xa
là có thể tƣơng ứng với núi Ma Cô.
[219] Vụng Hà não là vụng ăn sâu vào bờ bể ở mé nam mũi Bungquia. Cƣơng
mục, III, 10a, nói là không biết ở đâu.
[220] Cửa Tƣ Minh, Việt sử lƣợc, II, 10b. Tôi không biết ở đâu, có lẽ ở mé nam
bãi cát Đại Tràng Sa.
[221] Đại Tràng Sa đi từ phía nam cửa sông Nhật Lệ đến cửa Minh Linh. Tiểu
Trƣờng Sa đi từ mé nam cửa Việt (trên bản đồ đề là Cửa Việt) đến cửa Tƣ
Dung. Cƣơng mục, III, 9b, 10a.
[222] Cửa Điển Long, ở Đông nam huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên. Thời Trần
là cửa Tƣ Dung, thời Mạc là Tƣ Khách, thời Lê lại gọi Tƣ Dung, nay là cửa Tƣ
Hiền. Cƣơng mục, III, 9b; Pelliot, 206.
[223] Sông Ngũ Bồ, Cƣơng mục, III, 10a, nói không biết ở đâu.
[224] Việt sử lƣợc, II, 10b.
[225] Nghệ An.
[226] Ly Nhân nay là Lợi Nhân, tên một châu “nay là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh
Hà Nội”, Cƣơng mục, K.3, trang 9b, K.4, trang 14b.
[227] Thái miếu, nơi thờ tổ tiên vua.
[228] Tháng 11, vua ban áo lụa cho các quan từ lục phẩm trở lên và ban áo lụa
mỏng cho các quan ở các phẩm trật khác đã tham gia cuộc chinh phạt Champa.
Toàn thƣ, II, 35b, 36a; Cƣơng mục, III, 10b.
[229] Vĩnh Khƣơng ở Nghệ An, nay là phủ Tƣơng Dƣơng huyện Vĩnh Hoà.
Cƣơng mục, III, 10b.
[230] Đăng Châu thuộc Hƣng Hoá. Về thời Trần, là Thiên Hƣng, thời Minh là
Quy Hoá, đời Lê đổi là phủ, đây là phủ Quy Hoá. Cƣơng mục, III, 11a.
[231] Toàn thƣ, II, 36b.

-200-
[232] Hiệp chính hựu thiên phu nhân. Cƣơng mục, III, 9a.
Sơ đồ Vƣơng triều
CHƢƠNG SÁU
NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI ĐẠI VIỆT
Triều đại thứ VIII (1044 - 1074). Rudravarman III bị Lý Thánh Tông bắt
làm tù binh (1069). Ba tỉnh phía Bắc bị mất vào Đại Việt (năm 1069). Triều đại
thứ IX (1074 - 1139). Harivarman IV cất quân đi đánh Cao Miên.
Vƣơng triều thứ VIII (năm 1044)
Vƣơng triều do Lƣu Kế Tông tiếm ngôi lập ra, đóng đô ở Vijaya, đến đời
Jaya Sinhvarman II thì kết thúc. Vƣơng triều đó chỉ tồn tại có 45 năm.
Jaya Paramecvaravarman I (năm 1044).
Một lãnh chúa mà tổ tiên chỉ là những chiến binh thôi, tức là những
Icavaras (1), thần thuộc các vua trƣớc, lên nắm quyền hành và đƣợc tôn lên làm
vua với danh hiệu là Jaya Haramecvaravarman I (1044).
“Những ngƣời thuộc thành thị Panduranga bao giờ cũng ngu độn, có bụng
xấy và tàn ác … đã nhiều lần nổi lên chống lại các vua Champa”. Không muốn
công nhận vị vua mới này và “cứ lao vào những việc tội lỗi; họ hết tên ngƣời
này lại tên ngƣời khác lên làm vua xứ đó (2). Vì vua Paramecvararman hăng hái
và có nhiều bầy tôi, đã nhiều lần ông đƣa những quân đội tới tuyển tới đó và ra
lệnh cho ngƣời cháu thúc bá là Yuvaraja Mahasenasoti (3), cùng với tất cả tƣớng
lĩnh, đi hàng phục thành thị đó. Tất cả quân đội của Panran đều chiến đấu. Ông
đuổi đánh họ, đánh tan hết đoàn quân này đến đoàn quân khác (?); những đoàn
quân đó phải lẩn trốn vào các hang động, hốc đá. Vị Hoàng thƣợng (Jaya
Paramecvararman I, N. D) có quân đội đông, Ngài phái quân đội truy kích họ ở
tất cả các ngả (4). Chúng bắt hết mọi ngƣời Panran cùng với trâu, bò, nô lệ, voi
cho vua Paramecvaravarmadeva, Dharmaraja. Ngài ra lệnh cho một nửa số
ngƣời đó … phải ở lại để chấn hƣng lại thành phố; còn nửa kia thì Ngài phân
phát cho các đền, tu viện, cƣ xá của các vị tu hành, salas, tĩnh thất, để lấy công
đức (?) … Thế là Yuvaraja yêu cầu các đạo quân phải cung cấp đá, rồi ông xây
cái linga (5) này, và ít lâu sau ông dựng cột kỷ niệm chiến thắng (6). Và khi
những ngƣời xứ này trông thấy những biểu tƣợng và vẻ đẹp của cái linga đó, do

-201-
họ có lòng kính tín đối với Civa, nên họ quyết định bỏ ý định nổi loạn chống lại
các vua Champa là những ngƣời bao giờ cũng chiến thắng, 1050 (7).
Sứ bộ đầu tiên do Jaya Paramecvaravarman I phái sang vua nhà Tống (8)
đến triều đình Trung Quốc vào đầu năm 1050 (9), sứ bộ thứ hai đến vào năm
1053 (10); năm 1056 (11), sứ thần của ông (12) bị đắm thuyền ở Thái Bình
thuộc tỉnh Quảng Tây (13) và mất hết hành lý, vua Tống ban cho sứ thần 1000
lạng bạc (14).
Ông cũng làm nhiệm vụ đầy đủ đối với vua Đại Cồ Việt nhƣ đối với Trung
Quốc vậy, mặc dù sứ thần đầu tiên phái sang Đại Cồ Việt thì bị giữ lại, 1047
(15); năm 1050 (16), ông cống một voi trắng; năm 1055 (17), ông bày tỏ lòng
trung thành với vua Nhật Tôn (18) vừa mới lên ngôi cha; vào những năm 1057 -
1059 và 1060 (19), ông cũng phái sứ bộ sang.
Jaya Paramecvaravarman “thắng trận, làm chủ đất đai” (20) phải tốn rất
nhiều công sức để xây dựng lại những nơi tàn phá do quân đội Đại Việt và do
những trận nội chiến (21) gây ra, và tái tạo lại những kho tàng mà kẻ chiến
thắng đã cƣớp đi của các đền. Năm 1050 (22) “tráng lệ về thịnh vƣợng”, ông
dựng lại tƣợng nữ thần Pu Nagara, cúng cho thần: ruộng, 55 tên nô lệ ngƣời
Chàm, Khmer, Trung Quốc, Miến điện (23) và Xiêm La, 15 sách vàng 15 sách
bạc (24), và một bình nạm vàng, một trang sức rất đẹp cho mũ miện, một dây rất
đẹp làm thắt lƣng, một ấm bạc, một cái lọng bằng lôpng công, một cái tán bạc,
cùng những những bình vàng xinh đẹp, những bình có quai, những chậu đựng
đƣợc tám nửa quả dừa và những chậu to (25) để dùng vào việc thờ cúng thần …
Bhadravarman III.
Ngƣời nối ngôi Jaya Paramecvaravarman I (26) là Bhadravarman III;
chúng ta còn biết đƣợc về ông này là nhờ lời ghi chép của em ruột ông là
Rudravarman III. Ông lên ngôi vào năm 1060 hay đầu năm 1061 và có thể chính
ông đã đƣa sang Trung Quốc (1061) những cống phẩm gồm những voi thuần
dƣỡng (27).
Rudravarman III (1061 - 1074).
Vào cuối năm (1061), Rudravarman III (28) lên ngôi, có lẽ công này đã
dính líu vào việc anh cả ông mất tích.

-202-
Việc đầu tiên của ông là tổ chức quân đội và luyện tập binh sĩ (29). Muốn
đƣợc Trung Quốc đối xử có độ lƣợng và có thể là muốn Trung Quốc giúp đỡ
thực tế, ông phái sứ bộ đem cống phẩm sang vua Nhân Tông và báo tin ông
đang chuẩn bị quân sự; đồng thời ông xin vua ban cho một con ngựa bạch, Vua
liền ban cho (1062) (30). Tuy nhiên thấy mình còn chƣa đủ mạnh để công khai
đoạn tuyệt, và chƣa thể tập hợp đủ quân số, năm sau, ông đƣa đồ cống thƣờng lệ
(31) sang vua Lý Thánh Tông, rồi năm 1065 (32) và 1068 (32), ông cũng cho
sang cống.
Đồng thời, muốn đƣợc trời phù hộ, ông cúng những đồ rất đẹp cho nữ thần
Yan Pu Nagara “để tỏ lòng sùng tín của ông”: một bình có ba bộ phận (34),
những bình bằng bạc to và vững chãi, một cái bình có quai bằng bạc của Cao
Miên, một cái lọng vàng (1064) (35).
Nhƣng ông vẫn tiếp tục chuẩn bị (36), và đƣợc sự đồng ý của vua Chân
Tông, ông mua những con la ở Quảng Châu, cuối cùng năm chƣa hết mà ông
gây ra chiến sự ở biên thuỳ (37).
Tức Lý Thánh Tông quyết định đi đánh và sau khi đã làm lễ chuộc tội, lên
đƣờng ngày 16 tháng 2 năm 1069 (38). Thuỷ quân sau khi đậu ở cửa bể Nam
Giới (39), đến cửa bể Nhật Lệ (40) và chiếm lấy cửa bể này; rồi, men theo Tiểu
tràng sa và Đại tràng sa, đến cửa Đà Dung (41). Trong khi thuyền đang đi, thì có
2 con chim bay cùng nhau tới trƣớc thuyền vua nhƣ muốn chỉ lối đƣa đƣờng.
Đến cửa bể Cri Banoy (42), quân Việt đổ bộ, rồi đi sâu vào trong nƣớc. Một đội
quân Chàm đã chờ sẵn trên bờ sông Tu Mao (43). Họ định ngăn quân xâm lƣợc
không cho tiến lên và chiến đấu dữ dội; nhƣng tƣớng Bố Bì Đà la (44) bị giết,
quân Chàm lùi, mất tinh thần, chạy toán loạn, để lại một số đông bọn họ tại trận,
Rudravarman đƣợc tin bại trận, đang đêm cùng với gia đình bỏ Vijaya chạy, khi
quân Việt tới bến Đồng La (45), dân cƣ của thành phố mất hết hy vọng đƣợc cứu
viện, phải tới xin đầu hàng, và để cho Lý Thánh Tông vào đó mà không bị ai
ngăn cản.
Tức thì, Lý Thánh Tông cho quân đuổi theo vua Chàm đang chạy trốn và
bắt đƣợc làm tù binh ở trên đất Cao Miên (1069, tháng 4) (46) (a). Tháng sau,
ông thết một bữa tiệc mời tất cả các quan thƣợng thƣ ở trong cung vua Chàm, và
để đánh dấu rằng ông đã thắng và đã tiêu thổ, ông múa mộc và đá cầu lông (47)

-203-
ở trên thềm của phòng ngự triều. Đồng thời, ông vội báo tin thắng trận và bắt
đƣợc vua Chàm cho vua Chân Tông biết (48).
Ông điều tra hộ khẩu đƣợc 2560 hộ, ra lệnh đốt hết tất cả những nhà nào
dựng trong nội ngoại thành Vijaya. Xong rồi, ông ra lệnh trở về; thuỷ quân đến
cửa Tƣ Minh (49), rồi qua những hòn to, hòn nhỏ của cửa Bố Chánh (50), một
thuyền “rồng” và va phải đá ngầm, chìm đắm mất. Đến ngày 17 tháng 7 (51) thì
về tới nơi. Ông tiến vào thành với nghi thức chiến thắng: hai đội quân hộ vệ ông,
tất cả tƣớng tá đi ngựa quanh ông; còn chính ông thì ngồi kiệu; đằng sau kiệu là
Rudravarman mặc áo dài trắng, đội mũ đen bằng cây gai, tay trói chặt ra sau
lƣng bằng một dải lụa trắng, có năm tên lính dẫn đi, gia đình Rudravarman đi
theo ông. Đến tháng 7 âm lịch thì vua vào cáo thái miếu về thắng trận (52).
Ông không giữ Rudravarman lâu mà thả ra do Chiêm Thành dâng ba tỉnh
phía bắc của nƣớc đó để đánh đổi, ngƣời Việt lập đất đó thành ba châu Địa Lý
(53), Ma Lịnh (54), Bố Chánh (55) vào cuối năm 1069 (56). Nhƣ vậy là đƣa
biên thuỳ Chiêm thành đến cửa Việt; đây là việc mất đất quan trọng, ngƣời chàm
phải khó khăn lắm mới giải quyết nổi, sau khi lấy lại, trả lại, và tranh đấu nhiều
lần để làm chủ đất này.
Vì Rudravarman bị bắt cầm tù, nƣớc Chiêm Thành lâm vào cảnh nội chiến:
khắp nơi trong xứ, hơn mƣời lãnh chúa tuyên bố độc lập và xƣng làm vua, rồi
đánh lẫn nhau để giành quyền bá chủ (57).
Khi đƣợc thả về, Rudravarman thấy nƣớc mình rối tung, nhƣung chúng ta
không biết ông ta có lấy lại đƣợc quyền hành hay không. Không biết có phải ông
đem cống vua Đại Việt vào những năm 1071 (58), 1072 (59) và 1072 (60), và
gửi sang vua Trung Quốc cống phẩm gồm có “ngọc xanh, san hô, rƣợu và long
não, hƣơng liệu, đinh hƣơng, đậu, cà chín, đá mài màu nâu (61) không?” Hay
trái lại sau nhiều năm đấu tranh ông phải từ bỏ ý muốn đó và lại phải đi đầy
(62)? Một bức thƣ của Lý Nhân Tông viết vào năm 1074 cho phép ta tin nhƣ
thế; thật vậy, vua Lý báo cáo cho vua Chân Tông rằng vua Chàm mang 3000
quân, cùng với vợ con, tự động đến xin hàng vào tháng giêng (63).
Đế kỷ IX (1074 - 1139) Harivarman IV (1074 - 1081).
Có một vị tiểu vƣơng (prince) tên là Than, Yan, Vismumusti.
Madhavamurti hay Devatamurti (64), thuộc về cả hai thị tộc lớn nhất ở Chiêm

-204-
Thành là Cau và Dừa; do mẹ là Kraumukavanca mà thuộc vè thị tộc Cau, là thị
tộc kiệt xuất ở nƣớc Chiêm Thành” và do cha là Praleyecvara Dharmaraja (65)
thuộc dòng họ Harikola (Dừa), dùng vũ lực mà có địa vị ở Campapura và tự
xƣng làm vua ở đó “Quân thù (ngƣời Việt) vào nƣớc Chiêm thành và làm chủ ở
đó, chiếm hết đất đai của nhà vua và của cải của thần thánh, cƣớp phá đền đài, tu
viện, cung điện, cƣ trại, tĩnh xá, làng mạc và các công trình kiến trúc khác, cùng
với ngựa, voi, bò, trâu và thóc lúa, tàn phá sạch sành sanh các tỉnh (66) của
vƣơng quốc Chàm … Sau đó Hoàng đế Vijaya Harivarmadeva, Yan
Devatamurti trị vì. Ông đánh tan quân địch, đến nagara Campa và trùng tu ngôi
đền Cricanabhadrecvara bị quân địch cƣớp phá … Nƣớc Chàm lại đƣợc thịnh
vƣợng nhƣ xƣa. Lúc đó, Harivarman mới làm lễ đăng quanh theo nhƣ nghi lễ
của Hoàng đế Utkrstaraja. Sau đó, Harivarman IV hƣởng hạnh phúc hoàn toàn
và hạnh phúc vƣơng giả (67)”. Nhƣng không phải là không đánh nhau lâu dài và
đẫm máu. “Ông đã đánh tan quân địch ở tại chiến trƣờng đến 12 lần. Ông đã
chặt đầu các vua, các tƣớng và ngƣời thƣờng ở chiến trƣờng đến 9 lần (68),
Chắc là Rudravarman II ở trong số kẻ “địch” đó, mà Harivarman IV đã khoe là
đánh tan đƣợc và chắc chắn rằng việc đó là nguyên nhân của việc ông xin Càn
Đức cho trú ngụ.
Cũng không phải là vô lý mà giả định rằng do ông xúi giục vua Đại Việt
mà vua Đại Việt mƣợn cớ là biên thuỳ bị xâm phạm (69), quyết định đánh
Chiêm Thành để lại đặt Harivarman IV lên ngôi. Vua Lý giao việc chỉ huy cho
Lý Thƣờng Kiệt (70). Thƣờng Kiệt bị thua năm 1075 (71) và chỉ vẽ đƣợc bản đồ
ba tỉnh mới thu nhận đƣợc (72) để tự an ủi, đo đạc những đất trồng trọt để chia
cho những ngƣời việt nào khá mạnh bạo để dám sinh cơ lập nghiệp ở đó (73).
Chiến thắng này làm củng cố hẳn ngôi vua của Harivarman IV, và làm tiêu tan
mọi hy vọng định tái lập Rudravarman III và đế kỷ của ông.
Vƣơng An Thạch (74), tể tƣớng của vua Chân Tông, đƣợc tin đó, tƣởng
rằng nƣớc Đại Việt đã khá yếu nên nhà Tống có thể đem quân đi đánh để vĩnh
viễn tiêu diệt nó (75). Nhƣng vua Càn Đức đã thấy trƣớc việc đó, chiếm lấy
Châu Khâm (76) (31-10-1075) và Châu Liêm (77) (6-10-1075) (78) và thành
phố Ung Châu (79) (18-2-1076) (80), sau một thời gian công hãm hơn bốn mƣơi
ngày (81).

-205-
Chân Tông bèn giao cho Quách Quỳ (82) chỉ huy quân đội và ra lệnh cho
hai nƣớc chƣ hầu là Chiêm Thành và Chân Lạp (Cao Miên), cùng đánh Đại Việt
ở phía nam (83). Một vị quan nhỏ mang chiếu chỉ tới vua Harivarman, vị quan
này về báo cáo rằng Chiêm Thành đã không thi hành mệnh lệnh của vua Tống
đã ra (84) và đã đƣa 7000 quân đi giữ những nơi hiểm yếu (85).
Thật là khó mà nói rõ đƣợc những việc xảy ra. Nếu các văn bản Việt Nam
nói rằng Càn Đức thắng trận thì các văn bản Trung Quốc cũng nói rằng quân đội
họ thắng trận (87). Chắc hẳn là Harivarman không muốn tự gây ra tai hoạ, trong
khi chờ đợi tin chiến trận, đã không điều quân đội ra đóng tại những nơi “hiểm
yếu” ra khỏi những nơi đó. Ông cũng không tin hẳn vào chiến thắng, cho nên
năm sau ông lại giữ thế cống đều đặn tới Càn Đức (88), đồng thời cũng gửi tới
Chân Tông (89).
Ông chiến đấu chống lại Cao Miên, đánh bại một đạo quân Khmer do vua
Cri Nandanavarmadeva chỉ huy ở Somecvara, rồi uỷ cho em trai là hoàng thân
Pan, đại tƣớng tổng tƣ lệnh “đang giám sát bạn bè và thù địch của vua
Harivarman” (90), phải kế tục chiến thắng. Ôngnày tiến vào đất Cao Miên,
chiếm thành phố Cambhupura (91), bắt đƣợc rất nhiều tù binh và lấy đƣợc nhiều
chiến lợi phẩm rồi đem cúng và đền thờ Cricanabhadrecvara (92).
Từ đó không phải lo ngại gì nữa về ngoại xâm, Harivarman xây dựng lại
cảnh điêu tàn trong nƣớc do ngoại xâm và nội chiến gây ra. Ông xây dựng lại
các công trình kiến trúc và thành phố Champa (93), thành phố này đã bị nhân
dân bỏ đi vì chiến tranh (94). Thành phố Champa và tất cả những công trình
kiến trúc rất là lộng lẫy, đƣợc trang hoàng, tƣơi trẻ, mới mẻ, dƣờng nhƣ tự nhiên
là nhƣ thế (95). “ Ông cũng uỷ nhiệm cho em giai là hoàng thân Pan đảm nhiệm
công việc nội vụ. Pan bèn xây dựng lại những đền đài trong các tỉnh (paramana)
của vƣơng quốc Chàm. Ông cho tất cả những lãnh địa dùng vào việc tế cúng
thần thánh, cùng với những ngƣời phục vụ trong đền đài: vũ công, nhạc công,
nhƣ xƣa kia vậy. Ông đặt lại những sala, cƣ trại, tĩnh xá trong các tỉnh của
vƣơng quốc Chàm. Ông cho xây những sala. Ông cung cấp muối và thực phẩm
trong các nơi thờ cúng để tồn tại mãi mãi. Rồi ông ra lệnh cho nhân dân ở
Sinhapura lập những thời thờ cúng, xây dựng nhà cửa, cúng tế luôn luôn, trùng
tu lại những giáo đƣờng, lập lại dƣờng y nhƣ cũ (97). Sau nữa là cả hai ông đều
chú ý hêt sức đến việc trùng tu lại ngôi đền Cricanabhadrecvara”. Đền này bị

-206-
“cƣớp” mất hết “tất cả những gì mà các vua ngày trƣớc đã đƣa vào đó làm đồ
quyên cúng vào địa hạt Cricanabhadrecvara; tất cả của cải và những ngƣời phục
vụ thần thánh: vũ công, nhạc công, ngƣời quét dọn, đều bị bắt sống đem đi, cho
nên đều rỗng không và chẳng ai thờ cúng (98)”. “ Biết rằng thần
Cricanabhadrecvara là thần Paramecvara mà ta trông thấy đƣợc ở trần gian này,
và thấy thần Cricanabhadrecvara bị cƣớp hết của cải trong chiến tranh” (99),
hoàng thân Pan “trùng tu lại đền này cũng nhƣ các đền khác mà các vua ngày
trƣớc đã cúng vào cho lãnh địa của Cricanabhadrecvara. Ông trùng tu lại các
tháp, giáo đƣờng, cửa tò vò và những công trình kiến trúc khác trong lãnh đại
của Cricanabhadrecvara và làm cho những công trình đó thật là tốt đẹp (100).
Năm 1080 (101), Harivarman đến tế thần rất là thành tâm và dâng lên thần toàn
bộ chiến lợi phẩm bắt đƣợc của Somecvara, các đồ vật khác nhau, nhƣ là một
cái vỏ dƣơng vật (Koca) bằng vàng có trang trí bốn mặt ngƣời, mang đầy đủ các
thứ châu báu: mũ miệu, trang sức, vòng cổ, và dâng cả các hạng ngƣời nữa: nam
nữ nô tỳ, và trâu, bò, voi”. Tóm lại, Harivarman IV biết làm cho vƣơng quốc
mình thái bình và thịnh vƣợng, và nếu ông đã tự lấy làm vinh dự” đã làm cho
vƣơng quốc Chiêm thành đƣợc huy hoàng nhƣ cũ (102) thì cũng là đáng lý lẽ mà
thôi. Ông quả là một vua vĩ đại. Năm 1076 (103), sứ thần đƣa đồ cống của ông
sang Trung Quốc, đã miêu tả với vua Chân Tông nhƣ sau: “Vua 36 tuổi, ăn
nhiều, mặc đồ lụa hoa đủ các màu sắc tức là lụa xuyên pháp (104), ngoài cùng là
một cái áo dài cài bằng bẩy cái giải bằng vàng, đội một cái mũ bằng vàng nạm
bày loại ngọc và đi đôi dép bằng đồng đỏ. Khi vua đi ra, theo nghi lễ, thì có 50
ngƣời đàn ông và 10 ngƣời đàn bà đi theo vua, họ bƣng những mâm vàng đựng
trầu và cau và vừa đi vừa tấu nhạc.
Tuy nhiên, khi ông đã tận hƣởng “tất cả những lạc thú của bậc vƣơng giả”,
ông nảy ra ý kiến muốn đảo đảm hạnh phúc ở thế giới bên kia. Năm 1080, ông
phong con ông là hoàng tử Vak (106) Polyan Rajadvara (107), lên 9 tuổi (108)
trƣớc mặt các quan đại thần”, các vị này dâng Yan Po Ku Cri Jaya Indravarman
(109), rồi ông đi lễ, tĩnh toạ, kỷ đạo thần Civa (110) tuỳ theo ý muốn. Ông
hƣởng an nhàn chẳng đƣợc bao lâu: năm sau, ông mất (111).
Trong số vợ của ông có 14 ngƣời “tuẫn táng” (chết theo ông), hài cốt còn
lại đem vứt xuống bể cùng một loạt (112)”. Những ngƣời vợ nào tỏ ra chung

-207-
thuỷ, ân cần” đến vong linh của chúa thƣợng thì “chuyên làm việc phúc đức để
cầu phúc cho ông” (113).
Jaya Indravarman II làm vua lần thứ nhất (1080 - 1087).
Jaya Indravarman II “làm vua độ một tháng”. Vì lúc đó Cri Jaya
Indravarmadeva còn ít tuổi, không biết phân biệt tốt, xấu để cai trị nƣớc và hết
thảy mọi việc đều làm trái với thể thứ của triều chính, cho nên Cri Jaya
Inđravarmadeva cùng với các senapati, Bà la môm, chiêm tinh học giả, pandit
(sƣ bác học trong đạo Bà là môn), các quan chƣởng lễ, và cùng với các vợ của
Cri Harivarmadeva (114), tìm một hoàng thân để trị nƣớc. Họ tìm đƣợc Pu Lyan
Cri Jaya Indravarmadeva và là em của Cri Harivarmadeva, có đủ tất cả các
chứng cứ của một maharoja theo điều lễ của vua cakravartin, biết đƣợc điều
phải, điều trái, bổn phận, nhân huệ, chân thực, ƣu ái với mọi sinh linh, không
thiên vị trong phép trị nƣớc. Cri Jaya Indravarmadeva, là cháu của Pu Lyan Cri
Yuvaja mahasenapati cùng với những ngƣời Bà là môn, pandit, chiêm tinh học
giả, chƣởng lễ và tất cả những vợ mang một hay nhiều đồ quý và những phù
hiệu vƣơng quyền, đi về phía ông pulyan cri yuvaraja mahasenapati và tôn ông
làm vua. Cri Paramabodhisatva trị vì theo thể thức của triều chính … và ban
phát cho những senapati và cho tất cả những ngƣời trong nƣớc Chàm. Và một
nền hạnh phúc toàn ngự trị nhƣ trƣớc. Rồi Cri Jaya Indravarman, tức là hoàng tử
Vak cháu gọi Cri Paramabodhisatva bằng chú, chăm lo làm giàu, chú ý đến hạnh
phúc và lạc thú tuỳ theo ý mình. Sau đó Cri Paramabodhisatva cai trị vƣơng
quốc Chàm (115)”. Đó là sự phế truất và tiếm ngôi hơi trá hình một chút (1080).
Trong cuộc nội chiến xảy ra sau khi Rudravarman bị bắt một ngƣời tên là
Paran tự xƣng làm vua và đã làm vua đƣợc 16 năm (116); hơn nữa, ông bắt cóc
những ngƣời Chàm vì chiến tranh mà phải trốn ở trên đất của ông.
Paramabodhisatva “khi đã đƣợc công nhận là vua Chàm ròi, bèn đem quân đi
đánh ngƣời đã tự xƣng làm vua ở Panran (117)”. Ông đã đánh ngƣời đó, “tịch
thu ngai vàng và tài sản, nhƣ vậy là Paramabodhisatva là vị vua độc nhất hƣởng
những tài sản và hoa lợi của vƣơng giả”. Nhờ có chiến lợi phẩm thu đƣợc ở tại
tỉnh này, Pu Lyan Cri Yuvaraja cùng với chị gài là công chúa Garbha - lakshnũ
và con cả ông là Pu Lyan Cri Yuvaraja tức là hoàng tử Vyu, cũng biếu cho nữ
thần Yan Pu Nagara là “mệnh phụ của cả nƣớc” và nữ thần Yan Pu Aneh là
“tiểu mệnh phủ (?)” để làm vinh dự ở trần gian này và để hƣởng kết quả cung

-208-
đức ở thế giới bên kia”: voi, mũ miện, vòng nạm ngọc, khay và đồ dùng bằng
vàng hay bạc (1084) (118).
Paramabodhisatva duy trì những quan hệ yên ổn với nƣớc Đại Việt, hàng
năm ông vẫn gửi cống phẩm đều đặn (119): trái lại, hình nhƣ ông không gửi sứ
bộ sang triều đình Trung Quốc (120).
Tuy nhiên, con trai của Harivarman IV hãy còn nhỏ tuổi quá chấp nhận
việc phế truất thì trái lại những cận thần của ông nhƣ senapetis, Bà la môn, quan
và học giả, những vợ của cha ông, cùng với tất cả đám ngƣời tuỳ thuộc họ đều
lấy lại việc đó mà đau đớn lắm. Họ muốn phôi phục lại sức cƣờng thinh khi xƣa
và những đặc quyền của ông, họ đã đạt kết quả là làm cho tính hăng hái của
những ngƣời thuộc ngành con trƣởng thêm bồng bột hơn và khi họ tự thấy đã
khá đông đảo và có đủ lực lƣợng, thì họ võ trang khởi nghĩa với danh nghĩa phù
vua chính thống là Cri Jaya Indravarman II, đƣợc tái phong trƣớc các vị đại thần
và bị chú truất ngôi. Thế là nội chiến lại xảy ra và một lần nữa kinh thành lại trải
qua những trận huyết chiến làm cho thủ đô tan hoang và hiu quạnh (121).
Paramabodhisatva biến mất tích; phe ông bị đàn áp không thể hoạt động đƣợc và
Jaya Indravarman II lại đƣợc làm vua lần thứ hai (1086) thì gửi một sứ bộ sang
vua Trung Quốc (123). Ông xây dựng lại hoàn toàn thành phố Champapura mà
cuộc nội chiến đã làm cho “tan hoang hiu quạnh” (1024), cúng đồ vật cho thần
Bhadrecvara và xây biếu một tu viện cho Cri Indralokecvara ở trong quận
Tranul (1088) (125). Ông cũng nộp đều đặn cống phẩm cho nƣớc láng giềng
cƣờng thịnh phía bắc (126). Tuy nhiên, năm 1090, ông không nộp thuế cống thì
năm 1019 ông lại nộp tiền (127). Nhƣng sự lệ thuộc ấy làm cho ông thấy khó
chịu; ông tiếc những đất đai mà Rudravarman đã đồng ý nhƣợng cho Đại Việt,
còn hai dân tộc thì biểu thị lòng kỳ thị lẫn nhau, đến nỗi sứ giả của hai nƣớc đó
gặp nhau ở triều đình Trung Quốc, cùng đƣợc vào bệ kiến vua Trung Quốc một
ngày, mà đứng rất xa nhau; họ đƣợc mời dự yến thì họ ngồi mỗi ngƣời một đầu
bàn (128). Năm 1092, Chiêm Thành không làm nghĩa vụ thần phục đối với Lý
Nhân Tông nữa và gửi tới vua Thế Tông (129) một công hàm nói rằng nếu
Trung Quốc quyết định trừng phạt Đại Việt thì Chiêm Thành sẵn sàng đem quân
phối hợp trong việc đó. Nhƣng vua Trung Quốc thấy rằng nƣớc Đại Việt nộp
cống luôn luôn và đều đặn và làm tròn nhiệm vụ thần thuộc của mình, vậy

-209-
không có lý do gì để đánh nƣớc đó cả, thế là Indravarman II thất bại trong việc
điều đình (130).
Mặc dù vậy, ông vẫn không nộp thuế cống cho triều đình Đại Việt, cho mãi
đến khi một sứ giả (131) của Lý Nhân Tông đến khuyên bảo ông (vào tháng
giêng năm 1094); ông phát sợ, và nói thác ra rằng ông gửi tuế cống nhƣng sứ giả
không dám dâng lên vua Đại Việt (132). Ông xin lỗi, vội vã thực hiện và nộp
cống phẩm vào những năm 1095, 1097, 1098, 1099 và 1102 (133).
Năm 1103, do một ngƣời Việt trốn sang Chiêm Thành xúi giục (134) đƣa
những tin tức sai về tình hình Đại Việt, theo lời hắn thì nƣớc Đại Việt bị suy yếu
đi vì những cuộc nội chiến và không đủ sức để chống nổi quân Chàm, vua Chàm
bèn động binh và chiếm lấy ba tỉnh đã mất. Những, đến đầu xuân năm sau (135),
Lý Thƣờng Kiệt đem quân tới, đánh bại quân Chàm, buộc chúng phải bỏ lại
những tỉnh ấy mà chạy. Jaya Indravarman muốn tránh mọi sự trừng phạt về sau,
vội đƣa đồ cống tới vua Nhân Tông (135) và gửi một sứ bộ sang triều đình
Trung Quốc.
Những năm sau đều yên ổn cả; nƣớc Chiêm Thành gửi đều đặn cống phẩm
của một nƣớc phụ thuộc tới Đại Việt (138) và thỉnh thoảng gửi một sứ bộ sang
(139).
Harivarman V (1113 - ?)
Cháu gọi ông bằng chú (140) là Harivarman V nối ngôi ông (141) vào
khoảng năm 1113 (1420 và ngay năm sau (143) ông khánh thành những ngôi
đền và một cái tháp do ông xây dựng để thờ Cricanabhadrecvara (144).
Ông duy trì quan hệ thân thiện với triều đình Trung Quốc, triều đình Trung
Quốc đã nhiều lần (vào những năm 1116 (145), 1127 (146), 1129 (147) ban cho
ông tƣớc hiệu; đối với Đại Việt, ông cũng có quan hệ tốt; năm 1117 ông gửi
biếu “hoa sen bằng vàng” (148); năm sau, nhân sứ thần đến nơi vào dịp khánh
thành 2 chùa Thắng - Nghiêm và Thắng Thọ, sứ giả đƣợc mời tới dự lễ khánh
thành (149). Từ 1120 đến 1124, không một năm nào là ông không gửi đồ cống
(150), sứ thần lại đƣợc chú ý đặc biệt: đƣợc mời vào hoàng cung (151).
Chú thích
Chƣơng sáu

-210-
[1] “Vua Rudravarman thuộc về dòng họ quý tộc Igvara, Cri Paramecvara” Po-
nagar, XXX (408 A-2), C, II, 275-279, Xem Bergaine, 36 và 79; Aymonier, 31 -
32. Tên vua này không thấy Tống sử chép vào dịp những sứ bộ năm 1050 - 1053
và 1055, mà ở trong văn bản Việt Nam cũng không thấy chép vào dịp những sứ
bộ tới vào những năm 1050 - 1055 - 1057 - 1059 và 1060. Chỉ có Việt sử lƣợc,
II, 11b nói đến vua Ung Ni vào dịp sứ bộ tới năm 1047.
[2] Po Klaun Garai, Ninh Thuận, 119, bi ký trên vách đá, chữ Phạn, chữ Chàm,
972c = 1050 công nguyên. J.A. 3908 (2), 331 (TCVDBC) VIII, 286, IX, 207,
XV, 2 - 40. Trang 95).
[3] Ngƣời Ksatriya tên là Cri Devaraja … Ngƣời Pulyan tên là Cri Devaraja
mahasenapati, là cháu gọi vua Patamectavarmadeva bằng chú … là con ngƣời
em gái đại đế Cri Paramegvara:. Po Klaun Garai, Ninh thuận, 120, A 12, B1, ở
trên tảng đá, 972c = 1050 công nguyên; Finot, TCVĐBC, III, 645, VIII, 206, IX,
205.
[4] “Vua Cri Paramcgvaravarmadeva … cho quân đuổi những ngƣời ở
Panduranga ở trong hang, rừng … chóp núi, ven rừng, … động, chỗ lồi lõm ở bờ
sông, trong hang hốc”. Po Klaun Garai, 119, A6,7, B1,2
[5] “Lúc đó những ngƣời ấy dựng một dƣơng vật thờ Civa để kỷ niệm công
chiến thắng của họ ở trên trần gian này và để làm nơi vĩnh phúc cho linh hồn họ
ở thế giới bên kia”. Po Klaun Garai, 120 B5,6.
[6] Theo lệnh trên, mỗi ngƣời phải đƣa một hòn đá tới, đá rải rác đó đây để cho
quân độ đến dùng mà xây một đài chiến thắng, làm dấu hiệu uy quyền của Cri
Paramecvaravarmadeva tại ngay đây nữa. Và khi đài kỷ niệm uy quyền đó đã
hoàn thành, thì những ngƣời ở Panduranga trƣớc kia đã nổi lên thì nay trở thành
đạo đức trung thành với vua Chàm, trung thành mãi mãi, “hẳn hoi”.
[7] Po Klaun Garai, Ninh Thuận, 13, trên tảng đá, chữ Phạn, 972 c - 1050 công
nguyên; Finot, III, 634, VI, 942.
Ở trên bi ký này, thời điểm đƣợc quy định bởi những từ ngữ sau đây:
“ngƣời, núi, tai” những từ ngữ này có thể làm cho ngƣời ta nhầm (xem Finot,
III, 638, chú thích 1); những bi ký 119 - 120) chỉ thời điểm đó bằng những từ
ngữ “cửa, núi, tay” và “chín, núi, cách” làm cho không thể do dự đƣợc (xem
Finot, IX, 20). Trong bài nghiên cứu bảng do Bergaine lập (nƣớc Chiêm Thành

-211-
cũ, trang 27), và lời giải thích những dấu hiệu của bi ký Chàm, Finot, TCVĐBC,
XV, 2, 49 chứng minh rằng tất cả những thời điểm ghi ở trên bi ký Po Klaun
Garai phải đọc là 972c và nhƣ thế là thuộc về triều đại Jaya Paramecvaravarman
I.
[8] Lúc đó là vua Nhân Tông, tên là Trinh con Chân Tông và nối ngôi Chân
Tông.
[9] “Tháng giêng, năm Hoàng Hựu thứ 2, sứ thần Chàm tên là Xá Lợi Ba Vi;
Thu La Ba ma và Đề dƣơng Bốc lại đến mang đồ cống gồm có 201 chiếc ngà
voi, 79 sừng tê, 2 tấm vải, một bức thƣ bằng chữ bản xứ và một bức thƣ bằng
chữ Hán”. Tống sử, XII, 34b; CCCCLXXXIX, 26b.
[10] “Tháng 4, năm Hoàng Hựu thứ 5”. Sứ thần Bồ Tƣ Mã ứng, Tống sử, XIII,
36a, CCCCLXXXIX, 26 - 27a.
[11] “ Tháng 4 nhuận năm gia Hựu thứ nhất”. Tống sử, XII, 36a;
CCCCLXXXIX, 26 - 27a.
[12] Sứ thần tên là Bồ Tƣ Đà Bà.
[13] Châu Thái Bình. Tên châu và tên thành phố thuộc hạng hai của phủ Thái
Bình (Quảng Tây).
[14] Trên đƣờng về Chiêm Thành, thì xẩy ra đắm tàu, và chắc hẳn là ông phải
trở lại triều đình, vì năm sau (1057) mới đƣa tặng vật này tới ông. Tống sử,
CCCCLXXXIX, 27a.
[15] Tôi không chắc chắn chút nào là phải quy sứ bộ năm 1045, cho
Paramecvaravarman, Việt sử lƣợc, II, trang 11b, là sách duy nhất nói đến sứ bộ
đó và quy cho vua Ung Ni. Việt sử lƣợc nói nhƣ thế này: “Năm Thiên Cảm
Thánh Vũ thứ 4, (1047), nƣớc Chiêm Thành đem đồ cống đến; vua ra lệnh đầy
sứ thần ra trấn ở Đăng Châu, vì vua Ung Ni đã không “tuân lệnh”. Cần cú ý rằng
trong tất cả các tài liệu khác, đều không nói tới ông vua Ung Ni này.
[16] “Năm Sùng Hƣng Đại bảo (1050). Cƣơng mục, III, 14b; tt, II, 37b.
[17] “Tháng 2, mùa xuân năm Long Thuỵ Thái Bình, thứ 4, Chiêm Thành mang
đồ cống tới”. Việt sử lƣợc, II, 13a, Tt, III, 1a; Cƣơng mục, tiền biên, III, 21a.
[18] Lý Thái Tông chết mùng một tháng 10 năm Sùng Hƣng Đại Bảo thứ 6
(1054). Con ông là Nhật Tôn lên nối ngôi và làm vua với niên hiệu là Lý Thánh
-212-
Tông (1054 - 1072). Việt sử lƣợc, II, 12 bis a; Tt, II, 39 a - b; Cƣơng mục, tiền
biên, III, 20a - b, Thánh Tông gọi tên nƣớc là Đại Việt; Cƣơng mục, tiền biên,
III, 20b.
[19] “Tháng 12, mùa đông, năm Long Thuỵ Thái Bình thứ 4, (1257), Việt sử
lƣợc, II, 13b. “Sau tháng 8 năm Chƣơng Thánh Gia Khánh thứ 1 (1059), Việt sử
lƣợc, II, 14b. Năm thứ 2, đã dẫn, vào tháng 11” (1060). Việt sử lƣợc, II, 15a.
[20] Po-nagar ở Nha Trang, tháp chính, Khánh Hoà, 30 cột tò vò Nam B-2, chữ
Chàm; Bergaine, 79; Aymoier, 29. Bi ký này không có niên đại, nhƣng vị trí của
nó ở trên cùng cột đó và ở cạnh bi ký Po-nagar, 30, đã dẫn, B-3,C, II, 270, cho
phép quy những bi ký ấy vào của cùng một ông vua mà thôi. Xem Finot,
TCVĐBC, XV, 2, 49.
[21] “Trong thời đại Kali mà sự tranh giành đang lan tràn khắp thiên hạ”, Po -
nagar, 30, B-3 III.
[22] “Vào năm đƣợc quy định bởi thuỷ triều, núi và số chín”, đã dẫn, XIX.
[23] Pukam = Pagan, Diến điện.
[24] Po nagar, 30 B-2.
[25] Đã dẫn, I, 10 đến 13.
[26] Jaya Parecvaravarman. Kiểm kê: A. I. Ponagar ở Nha Trang, tháp chính,
Khánh Hoà, 30 cột tò vò nam của cửa ra vào B-2, chữ Chàm, B-3 chữ Phạn,
972c = 1050công nguyên. Paramecvaravarman III, C. II, 270, 275; Bergaine, 79;
Aymonier, 29 - 31. II. Po Klaun Garai, Ninh Thuận, 119 ở trên tảng đá, chữ
Phạn, chữ Chàm, 972c = 1050 công nguyên Paramecvaravarman III. J. A. 1908,
2, 231; Finot, TCVĐBC, VIII, 286, IX, 2, 49. - B. I. Po Klaun Garai, Ninh
Thuận 13, bi ký trên tảng đá, chữ Phạn, chữ Chàm, 972c = 1050 công nguyên.
Yuvaraja Senapati, cháu gọi Paramecvaravarman III bằng chú; Finot, III, 634,
VI, 643 - 646; IX, 205, XV, 2, 49. III. Po Klaun Garai, Ninh Thuận, 120 ở trên
tảng đá chữ Phạn, chữ Chàm, 972c = 1050 công nguyên, Cri Devaraja
mahasenapati, cháu gọi Paramecvaravarman III bằng chú; Finot TCVĐBC, VIII,
286, IX, 205, XV, 2, 49. - IV. Po nagar ở Nha Trang, tháp bắc, Khánh Hoà, 31,
cột tò vò Bắc. A. chữ Phạn 986c = 1064, Rudravarman III, C, II, 275 - 279;
Bergaine 79; Aymonier, 32.

-213-
[27] “Tháng 9, năm Gia Hữu thứ 6, Chiêm Thành lại cống voi thuần dƣỡng”.
Tống sử, XII; CCCCLXXXIX, 27a.
[28] Po nagar ở Nha Trang, 31 Thi lý luận trà bàn ma thƣờng dƣơng phố (Cri
Rudravarman sain yan po) và Dƣơng Bốc Thi Lợi Luật Đà Bàn Ma Đề Bà (Yan
Pu Cri Rudravarmada). Ngƣời Việt gọi ông là Đệ Cự, Việt sử lƣợc, II, 17b - 18a,
hay Chế Cự, chữ Phạn, III, 6b).
[29] “Tháng giêng năm Gia Hựu thứ 7, vị kinh lƣợc Quảng Tây viết: “Chiêm
Thành và Cao Miên thƣờng không hay luyện tập quân sĩ, cho nên nƣớc láng
giềng của họ là Giao Chỉ, xâm lấn nƣớc họ và luôn luôn cƣớp bóc Chiêm Thành.
Chiêm Thành bắt đầu chuẩn bị lực lƣợng để chống lại Giao Chỉ và gửi đồ cống
đến kinh đô qua đƣờng Quảng Đông. Ta phải đối đãi với họ một cách có ân
tình”. Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a.
[30] “Tháng 5, Gia Hựu thứ 7, sứ thần là Đốn Bà Li mang đồ sản vật sang cống.
Tháng 6, vua ban cho Thi Lý Luật trà bàn ma thƣờng dƣơng phố một con ngựa
bạch theo nhƣ lời vua đó yêu cầu”. Tống sử, XII, 37b; CCCCLXXXIX, 27a.
[31] “Tháng 5, năm Chƣơng Thành gia khánh thứ 5 (1063), Chiêm Thành đƣa
đồ cống tới, Việt sử lƣợc, II, 15b.
[32] “Tháng 12, mùa đông, năm Chƣơng thánh gia khánh thứ 7, Chiêm Thành
đƣa cống một tê ngƣu trắng”. Việt sử lƣợc, II, 16a.
[33] Năm Thiên hƣớng bảo tƣợng thứ nhất (Đại việt sử ký toàn thƣ lại ghi là
Long chƣơng thiên tự thứ 3, Chiêm Thành cống một voi trắng”. Tt, III, 4b.
[34] Bình, nắp và khay.
[35] “Vào năm đƣợc quy định bởi vị giác, số 8 và cửa”. Po nagar ở Nha Trang,
31, II, III.
[36] “Tháng 6 năm Hy Ninh thứ 1, ngày Đinh Vị, vua Dƣơng bốc thi lợi luật đà
bàn ma đề bà (Yan Pu Cri Ruđravarmadeva) gửi một sứ bộ sang cống sản vật
địa phƣơng và xin mua la và ngựa. Vua ra lệnh biếu vua Chiêm một con ngựa
bạch và cho phép mua la ở Quảng Châu”. Tống sử, XIVV, 40a;
CCCCLXXXIX, 27a. Vua lúc đó là Thần Tông, 1068 - 1085; con giai của Thử,
tức là vua Anh Tông (1064 - 1068).
[37] Tt, III, 4b.

-214-
[38] “Ngày Canh Dần, tháng 4, năm Thần võ thứ 1”, Việt sử lƣợc, II, 17a. Về
âm lịch, năm đó là năm Kỷ Dởu và ngày mùng một tháng giêng là ngày Giáp
Thìn. Xem Henri Masperom, An nam Đô hộ phủ đời nhà Đƣờng (TCVĐBC, X,
4, 677).
[39] Cửa Nam giới.
[40] Cửa Nhật Lệ.
[41] Cửa Đà Dung.
[42] Tức là cửa Thi Lợi Bình nại.
[43] Sông Tu Mao, chắc hẳn là một chi lƣu của sông Nam An. Sách hiện vật, I,
13a, gọi sông Chà bàn là sông Phú gia đa.
[44] Tƣớng Bố bì đà la.
[45] Bến Đồng la.
[46] ở biên giới đất Chân Lạp.
(a) ở đây chữ Hán ghi là giới (biên thuỳ, nơi giáp giới, cõi). Maspero khẳng
định là “sur le teritoire du Cambodge” (ở trên đất Cao Miên), e có phần nào
không đúng chăng? N. D.
[47] Cầu đây là một thứ trò chơi làm bằng lông gà xỏ qua 3 đồng tiền. Ngƣời
Việt Nam hiện nay vẫn còn chơi, dùng cạnh bàn chân để đá đi.
[48] Tống sử, CCCCLXXXIX, 24b (chú thích về Giao Chỉ) Văn hiến thông
khảo, 40a; Phƣơng nam 330 - 331.
[49] Cửa Tƣ Ninh.
[50] Cửa Bố Chính.
[51] Tức là ngày Tân dậu, tháng 6 âm lịch.
[52] Việt sử lƣợc, II, 17ab, 18a. Sk, III, 6b, 7a, Tt, IV, 4b - 5a và Cƣơng mục,
III, 28 ab - 29ab, các sách này đều kể về trận này một cách khác: “tháng 2, mùa
xuân năm Thần vũ thứ I, vua đích thân cầm quân đi dánh Chiêm Thành, bắt
đƣợc vua Chiêm là Chế Cƣ rồi trở về. Hồi đó, Chiêm Thành quấy nhiễu biên
thuỳ; vua trao quyền coi việc nƣớc cho bà Nguyên phi, và cầm quân đi đánh
Chiêm Thành. Đánh lâu không thắng, ông đem quân trở về. Khi đến châu Cƣ
liên thì ngi thấy bà Nguyên phi trông coi việc nƣớc rất tốt, đƣợc nhân dân yeu
-215-
mến và khen ngợi. Ông tự bảo: “Vợ ta là một ngƣời đàn bà trông nom tốt việc
nƣớc, còn ta là một ngƣời đàn ông, ta không đánh nổi Chiêm Thành, lễ nào ta
chịu đƣợc nhƣ vậy?” Ông liền quay trở lại đánh Chiêm Thành lần thứ hai, thắng
trận, bắt đƣợc vua Chiêm Thành rồi trở về nƣớc”. Cƣơng mục, 28b.
[53] Châu Địa lý, ở phía nam Châu Bố chính. Năm 1075 công nguyên, gọi là
Châu Lâm Bình, Cƣơng mục, III, 34b. Sk, III, 7a và Tt, III, 5a, nói: “nay là
Quảng Nam”, là lầm.
[54] Châu Ma Lịnh. “Năm 1075, đổi là châu Minh Linh”. Cƣơng mục, K.3 trang
34. Sk, III, 7a nói: “Nay Là Minh Linh”. Nó tƣơng ứng với hai huyện Vĩnh Linh
và Do Linh, gồm cả phía bắc tỉnh Quảng Trị, từ Cửa việt. Cadiere, TCVĐBC, II,
59.
[55] Châu Bố Chính. “Xƣa là Châu Bố chính nay là đất ba huyện Bình chính,
Minh chính và Bố trạch của tỉnh Quảng Bình”. Cƣơng mục, III, 29b. Cũng xem
An, I, 4a, IV, 2a; Sainson, 62 - 187; Cƣơng mục, II, 21b; IV, 4b, Cadiere,
TCVĐBC, II, 58 - 68.
[56] Sk, III, 7a; Tt, III, 5a; Cƣơng mục, III, 29a, IV, 4b; hiện vật, I, 1a Toàn thƣ
ghi chép việc này vào năm Thần vũ thứ I, niên hiệu này theo Toàn thƣ, chỉ bắt
đầu từ tháng 7 (Tt, III, 4b - 5a).
[57] “Trong khi tai hoạ chiến tranh, ngƣời Việt vào bắt chúa Rudravarman và
tàn phá Chiêm Thành. Sau đó, Chiêm Thành lâm vào nội chiến trong 10 năm và
16 năm. Trong thời gian nội chiến ấy, có tới hàng chục ngƣời làm vua ở trong
xứ … Po nagar ở Nha trang, Khánh hoà, tháp chính, 30, cột tò vò nam của cửa
ra vào A25 . Danh từ palinyak mà Aymoier dịch là “bị đuổi khỏi …” chỉ có nghĩa
là “tàn phá”.
[58] SK, III, 8a; Tt, III, 5b; Cƣơng mục, III, 30b.
[59] Năm Thái Bình thứ nhất đời vua Lý Nhân Tông (tên là Càn Đức, là con Lý
Thánh Tông; Càn Đức nối ngôi cha vào tháng 12 năm 1072). Việt sử lƣợc, II,
19, III, 9; Tt, III, 6; Cƣơng mục, 31a. Năm đó, vua Chiêm Thành đƣa sang vua
Đại Việt vải trắng, rồi sau đƣa đồ cống. Việt sử lƣợc, III, 19b, 20a.
[60] “Năm thứ ba Thái Ninh”. Việt sử lƣợc, III, 21a.
[61] “Năm Hy Ninh thứ năm”, Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a.

-216-
[62] Rudravẩmn III. Kiểm kê: A. Po nagar ở Nha Trang, Khánh Hoà, tháp chính
31, cột tò vò của cổng ra vào A, chữ Phạn 986 c= 1064. Rudravarman III; Finot,
634, VI, 643, 646.
[63] Tống sử, đã dẫn; Văn hiến thông khảo, XXIV, 536; Phƣơngnam, 538.
[64] Xem Finot, TCVĐBC, XV, 2, 41.
[65] Finot, IV, công nhận Praleyecvara Dharmaraja; nhƣng con ông là
Harivarman IV khoe về dòng dõi mình và kể tất cả những dấu hiệu chứng minh
ông có quyền đƣợc lên ngôi, chứng tỏ rõ ràng ông chính là một ngƣời tiếm
nghịch.
[66] Pramana, xem ở trên, trang 25 bản tiếng Pháp, chú thích số 226, chƣơng I.
[67] Mỹ Sơn, lâu đài E1, 94, cột tò vò A, chữ Chàm; Finot, IV, 941, XIV, XV, 2,
7.
[68] Mỹ Sơn, sân D3, 90, bia B, chữ Chàm; Finot, IV, 933, XII, XV, 2, 6.
[69] SK, III, 13b; Tt, III, 8a.
[70] Lý Thƣờng Kiệt.
[71] “Tháng 8 năm Thái Ninh thứ 4”. Tt, III, 9a; Cƣơng mục, III, 34b. SK, III,
16a, mặc dù nói trận này xảy ra vào năm thứ 5, lại ghi trong lới Án rằng xảy ra
vào tháng 8 năm thứ 4”.
[72] Lúc này Địa lý học đƣợc đổi là Lâm Bình và Ma Lịnh đƣợc đổi là Minh
Linh. Xem ở trên, trang 142, bản tiếng Pháp, chú thích số 53 và 54 chƣơng này
và SK, III, 16a; Tt, III, 9a; Cƣơng mục, III, 34b.
[73] Tt, III; Cƣơng mục, 34a.
Đế kỷ VIII
(1044 - 1074)

Jaya Paramecvaravarman
I

Bhadravarman III Rudravarman III

-217-
[74] Vƣơng An Thạch. Xem tiểu sử của ông trong Tống sử, CCCXXV, 31a -
32b.
[75] Văn bnr Việt Nam cho rằng ông đã nói nhƣ sau: “Giao Chỉ đã bị Chiêm
Thành đánh bại, quân đội của Giao Chỉ không tới 1 vạn ngƣời; ta có thể tính
từng ngày để tiến đánh Giao Chỉ”. Việt sử lƣợc, II, 20ab; An, XII, 5a; Sainson,
453; Tt, III, 8a.
[76] Khâm Châu.
[77] Liêm Châu.
[78] “Ngày Mậu Thìn, tháng giêng năm Hy Ninh thứ 9”, Tống sử, XV, 43a.
[79] Ung Châu.
[80] “Ngày Mậu Thìn, tháng giêng năm Hy Ninh thứ 9”, Tống sử XV, 43a.
[81] Việt sử lƣợc, II, 20b - 21a; An, XII, 4a; Sainson, 451; SK, III, 14b; Tt, III,
8b, Cƣơng mục, III, 36a, 37a.
[82] Quách Quỳ. Trƣớc đó, Triệu Cao làm tƣớng chỉ huy nay Cao làm phó
tƣớng. Tống sử, XV, 43a, và CCCXXXII, 53b (Tiểu sử Triệu Cao).
[83] “Tháng 2, năm thứ 9, vua ra lệnh cho Chiêm Thành và Chân Lạp (Cao
Miên) cùng tiến đánh Giao Chỉ”, Tống sử, XV, 43a; SK, III, 16a; Tt, 9ab;
Cƣơng mục, III, 28ab.
[84] Không một văn bản Khmer nào cho ta biết rằng Harsavarman III (1079 -
1090) lúc đó đang làm vua ở Cao Miên, có tuân lệnh vua Trung Quốc không,
Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 41; Moura, Cao Miên, I, 473, Francis Garnier,
Du lịch, I, 135; Aymoier, Cao Miên, III, 508 - 509.
[85] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a. Chắc là vào dịp này Harivarman gửi đồ
cống sang vua Trung Quốc, vào tháng 8. Tống sử, XV, 43b.
[86] Việt sử lƣợc, III, 21ab; SK, III, 16ab - 17ab; 13a; Tt, III, 9ab; Cƣơng mục,
38ab, 39ab.
[87] Tống sử, XV, 43b; Văn hiến thông khảo, XXIV, 40b. Phƣơng nam, 334 và
235. An, IV, 10ab; Sainson, 221 - 223, biên soạn theo tài liệu Trung Quốc, cũng
cho những ngƣời này là thắng trận.

-218-
[88] “Mùa đông, năm Anh vũ Chiêu thắng thứ 2”, (1077) Việt sử lƣợc, II, 21b.
[89] “Ngày Đinh Sửu, tháng 12, năm Hy Ninh thứ 10, Chiêm Thành biếu voi
thuần dƣỡng”. Tống sử, XV, 43b.
[90] Mỹ Sơn, 94b; Finot, 941 - 943.
[91] Nay là Sambor ở trên bờ Mekông. Xem Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 28.
[92] Mỹ sơn, lâu đài E4, 95 cột tò vò A, chữ Chàm, Yuvarajan là hoàng thân
Pan, em vua Harivarman IV; Finot, IV, 943, XV.
[93] “Thành phố Champa” ở đây tức là Indrapura. Thành phố này mặc dù bị bỏ
hoang phế từ lâu vì nó ở gần biên thuỳ (xem ở trên, trang 130, bản tiếng Pháp),
vẫn là thành phố “tốt nhất” bởi vì nó có những phong tục cổ truyền, nó ở gần
đền Bhadrecvara cũ, sau trở thành đền Cricanabhadrecvara, và vì tất cả những
nơi thờ cúng mà các vua đã xây thêm trong nhiều thế kỷ.
[94] Po nagar ở Nha Trang, tháp chính, 30, cột tò vò Nam của cửa ra vào A, chữ
Chàm ; Aymonier, 33.
[95] Mỹ Sơn, sân D, 90m,bia B, chữ Chàm; Finot, IV, 933, XII, 2 - 6.
[96] Đã dẫn, B III.
[97] Đã dẫn, 90A.
[98] Đã dẫn, A.
[99] Đã dẫn, C.
[100] Đã dẫn, B
[101] Năm caka 1002, đã dẫn, C.
[102] Mỹ Sơn, lâu đài E5, 94 cột tò vò, chữ Phạn, hoàng thân Path; Finot, IV,
940, XV, 2, 7, trang 419.
[103] “Tháng 8, năm Hy Ninh thứ 9”, Tống sử, K. 15, trang 42b.
[104] Xuyên Pháp?
[105] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a.
[106] Mỹ Sơn, sân D.I, 89, bia A, chữ Chàm, 1003c = 1081 công nguyên; Finot,
IV, 946, XVI.
[107] Mỹ Sơn, 90C.
-219-
[108] “Nơi sinh ông là ở làng (?) (lamvin) của Campapura”, Mỹ Sơn, 89b.
[109] Mỹ sơn, 90C.
[110] Đã dẫn, C.
[111] Văn bản viết là: “Vào năm caka 1103”; thật là một sự lầm lẫn rõ ràng.
Đúng ra là 1003 = 1081. Xem Finot, IV, 936.
[112] Mỹ Sơn, C.
[113] Harivarman IV, kiểm kê: A. Mỹ Sơn, sân D. 90, bia A. chữ Phạn, chữ
Chàm, 1003c = 1081 công nguyên. Vấn đề này còn nghi vấn, cũng có thể thuộc
về em Ong là hoàng thân Pan. Finot, IV, 933, XII, XV, 2, 6, trang 400. - B. I Mỹ
Sơn, lâu đài E1, 93, cột tò vò, chữ Phạn, hoàng thân Pan; Finot, IV, 940, XIII,
XV, 2, 7, trang 419. - II. Mỹ Sơn, lâu đài E1, 94, cột tò vò, chữ Chàm, hoàng hân
Pan; Finot, IV, 941, XIV, XV, 2, 7, trang 419. III. Mỹ Sơn, lâu đài E 1, 95, cột tò
vò, chữ Chàm; Finot, IV, 943, XIX, XV, 2, 7, trang 420. C.I. Mỹ Sơn, lâu đài
E1, 93, cột tò vò, BC, Jaya Indravarman II; Finot, IV, 940, XIII, XV, 2,7, trang
419. - II. Mỹ Sơn, sân D1, 89, I, bia 1010c = 1088 công nguyên, Jaya
Indravarman II, Finot., IV, 946, XVI.
[114] Harivarman IV là cha ông.
[115] Mỹ Sơn, 90 A.
[116] Khi kê đến thời điểm của một sự kiện, những ngƣời bản xứ ngày nay hãy
còn tính năm xẩy ra việc đó và đang nói: ví dụ nhƣ là khi Paramabodhisatva viết
vào năm 1006c. thằng việc Rudravarman khi bị bắt xảy ra 16 năm trƣớc đó, thì
họ không bao giờ tính rằng 1006 - 16 = 990caka (1068 công nguyên) mà lại tính
là năm thứ mƣời sáu trƣớc năm 1006, tức là 991c (1069 công nguyên).
[117] Ponagar ở Nha Trang, 30.
[118] “Vào thời vua những ngƣời cakas 1006”, sách đã dẫn.
[119] Vào năm An Võ Chiêu Thắng (1081 công nguyên); vào mùa đông năm
thứ 7 (1082); vào năm thứ 8 (1083); vào năm thứ 9 (1084); vào năm thứ 10
(1085), Chiêm Thành đƣa cống phẩm sang vua Lý Nhân Tông (Việt sử lƣợc, II,
22b - 23a).
[120] Paramabodhisatva, Kiểm kê: A. Bởi hoàng thân Pan. - Mỹ Sơn, lâu đài E1,
93, cột tò vò, chữ Phạn; Finot, IV, 940, XIII, XV, 2, 7, trang 419. - II. Mỹ Sơn,
-220-
lâu đài E1, 94, cột tò vò; đã dẫn, 941, XIVV, XV, 2, 7 trang 419. - III Mỹ Sơn,
lâu đài E1, 94 cột tò vò, chữ chàm, sách đã dẫn, 943, XII, XV, 2, 7, trang 420. -
B. Bởi vua Paramabbdhisatva: Ponagar ở Nha Trang, tháp chính, 30, cột tò vò
nam của cửa ra vào. A. I; Aymonier, 33 - 36. - C. Mỹ Sơn, sân DI, 89, bia A,
chữ Chàm, Jaya Indravarman II, xem ở trên, Finot, IV, 940, XVI.
[121]Tôi nghĩ rằng nhƣ vậy thì ít ra ta có thể giải thích đƣợc việc
Paramabodhisatva mất tích, việc vua Jaya Indravarman II trở lại làm vua và câu
trong bi ký (Mỹ Sơn, XVI) trong đó Jaya Indravarman II nói rằng ông đã xây
dựng lại thành phố “bị hoang tàn và hiu quạnh”. Chúng ta đã biết rằng cha ông
là Harivarman III và chú ông là Paramabodhisatva đã xây dựng lại thành phố
này đám dân cƣ lƣu tán trong hồi ngƣời Việt xâm lăng. Nhƣ vậy thì nếu Jaya
Indravarman II có phải xây dựng lại thành phố vàd đem cƣ dân lại về đây thì đó
là do một cuộc chiến tranh mới đã tàn phá thành phố sau khi Paramabodhisatva
đã làm cho thành phố thịnh vƣợng. Nhƣng hình nhƣ là trong khi ông làm vua đã
có một cuộc chiến tranh thắng lợi, tức là cuộc chiến tranh nhằm hợp nhất Panran
vào với Chiêm Thành. Mặt khác, lịch sử Việt Nam không ghi một cuộc viễn
chinh nào tại vƣơng quốc này về thời gian đó, và không có căn cứ nào để ta
phỏng đoán một cuộc xâm lăng của Khmer. Vậy thì chỉ có thể là một cuộc nội
chiến, nó đã làm cho nhân dân ở Champapura phải đi trốn, và ta có đầy đủ lý do
để tin rằng nội chiến đó có mục đích tạo ra cơ hội để lại đƣa Cri Jaya
Indravarman II lên làm vua. Nếu tôi ghi sự kiện đó vào năm 1086, là vì việc tái
lập lại quan hệ với Trung Quốc bị gián đoạn từ lâu nay, hình nhƣ là do một ông
vua mới lên ngôi làm, để củng cố địa vị của mình. Vì thế cho nên tôi nhấn mạnh
rằng đó chỉ là một ức đoán và không lấy gì làm chắc chắn rằng ông Indravarman
cũng là Indravarman, chú của Paramabodhisatva
[122] “Từ sứ bộ năm Hy Ninh thứ 10 (1077)”. Tống sử, XV, 43b. Xem ở trên
trang 248.
[123] “Ngày Giáp Ngọ, tháng 8 năm Nguyên Hữu thứ nhất, nƣớc Chàm cho sứ
giả đem đồ cống tới”. Tống sử, 48a, Sách Lĩnh nam ngoại đại đáp, II, 11 có ghi
một sứ bộ của Chàm tới Trung Quốc cũng vào năm Nguyên Hựu thứ nhất,
nhƣng lại vào tháng 12. Vua xuống chiếu ra lệnh cho sứ giả 2.600 quan tiền, cho
nên sứ giả hết sức cảm ơn. Lúc đó là niên hiệu Triết Tông năm thứ nhất, đời vua
Hƣ, là con Anh Tông.

-221-
[124] Mỹ Sơn, 89 B.
[125] Đã dẫn.
[126] “Vào những năm Quảng Hựu thứ 2, 3, 4 và 5” (1086 - 1087 - 1088 -
1089), Việt sử lƣợc, II, 23b.
[127] “ Vào năm Quảng Hựu thứ 7”. Việt sử lƣợc, II, 24a.
[128] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a, không nói rõ năm nào hai sứ bộ đó tới
triều đình và xảy đã xảy ra những sự việc nhƣ thế.
[129] Làm vua từ 1086.
[130] “Năm Nguyên Hựu thứ 7”, Tống sử, XVII, 50a, và CCCCLXXXIX, 27a.
Vua Triết Tông có lẽ muốn làm giảm nhẹ hậu quả việc từ chối của ông, đã
phong chức cho sứ thần Lƣơng Bảo Cố Luân Da Đan và phó sứ Bàng Mạt Tri
Đột làm bảo thuận lang tƣớng.
[131] Sứ giả tên là Mạc Hiển Tích, cấp bậc Hàn Lâm học sĩ.
[132] “Tháng giêng, năm Hội Phong thứ 3”, Việt sử lƣợc, II, 24b; Sk, III, 22ab;
Tt; Cƣơng mục, IV, 1a.
[133] “Năm Hội Phong thứ 4, 6, 7 và 8 và năm Long Phù thứ 2”, Việt sử lƣợc,
24b; 25ab - 26a.
[134] “Tháng 10, mùa đông, năm Long Phù thứ ba, Lý Giác gay ra một vụ phản
loạn ở Diễn Châu (là đất Việt thƣờng cũ, nay là Phủ Diễn thuộc tỉnh Nghệ An,
Cƣơng mục, tiền biên, K, 4, trang 20a). Lý Thƣờng Kiệt đƣợc cử đi đánh dẹp.
Giác thua, chạy trốn sang Chiêm Thành”. Sk, III, 24a; Tt, III, 14a; cm, IV, 3b -
4a.
[133] “Tháng 2, mùa xuân, niên hiệu Long Phù”, Sk, III, 24a; Tt III, 14b; Cm,
IV, 4b - 5a.
[136] Việt sử lƣợc, II, 26a.
[137] Tống sử, K. 19, 55a.
[138] “Vào những năm Long Phù thứ 5 (1105), 6 (1106), 8 (1108) Chiêm Thành
đƣa đồ cống. Tháng 8 năm Hội trƣờng đại khánh thứ nhất (1110) nƣớc Chàm
đƣa đồ cống một voi trắng, năm thứ 2 (1111) đƣa đồ cống và năm thứ ba (1112),

-222-
lại đƣa một voi trắng”. Việt sử lƣợc, IIb, 26b, 27ab; Sk, III, 27b; Tt, 15b, 16a;
Cƣơng mục, IV, 6a.
[139] “Ngày Bính Tý, tháng 6, năm Sùng Ninh, thứ 4, nƣớc Chiêm thành dâng
đồ cống”. Tống sử, K. 20, 53b “Tháng 12 năm thứ 3, nƣớc Chiêm Thành dâng
đồ cống”. Tống sử, XV, 56b.
[140] “Cri Harivarmadeva, cháu gọi vua Cri Jaya Indravarmadeva bằng chú …”
Mỹ sơn, lâu đài B1, 82, bi ký trên 2 tảng đá, chữ Chàm, 1036c = 1114 công
nguyên, Harivarman IV là Dƣơng Bốc Ma Điệp, trong Tống sử,
CCCCLXXXIX, 27a, và trong Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b; Phƣơng nam,
553 - 554.
[141, 142] - [ 141] Jaya Indravarman II. Kiểm kê: A. I. Mỹ Sơn, lâu đài E1, 93,
cột tò vò B, C, chữ Phạn; Finot, 933. XII, XV, 2, 7 trang 419. - II, Mỹ sơn, sân
D1, 89, bia B, chữ Chàm, 1010c = 1088 công nguyên; Finot, IV, 946, XVI. C -
Mỹ Sơn, lâu đài B1, 82, tảng đá lối cửa ra, chữ Chàm, 1035 c = 1114 công
nguyên, Harivarman V; Finot, IV, XVII, trang 382. - [142] Năm 1114 (1036c).
Harivarman khi cúng tặng vật cho Cricanabhadrecvara nói rằng đã “cho xây
trƣớc đây một ngôi đền và sau đó có một ngôi đền khác.”
[143] “Năm cakaraja (1036)? Mỹ Sơn, 82”.
[144] Ông cũng đồng thời cúng nhiều tặng vật, rất nhiều vàng, bạc, vòng cổ nạm
ngọc, bình nƣớc, v.v… sách đã dẫn.
[145] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a, chỉ nói: “ Vào giữa những năm Chính
Hoà, nhƣng trong chƣơng XXI, tờ 58b, lại ghi một sứ bộ lại đến vào năm thứu 6
niên hiệu Chính Hoà.
[146] Năm Kiến Viêm thứ nhất”. Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b; Phƣơng
Nam, 554. Tội không thể hiểu tại sao Hervey de Saint Danis lại dịch nhƣ thế
này: “Năm Kiến nguy thứ nhất Dƣơng Bốc Ma Diệp đích thân đến triều kiến”.
Thực ra, văn bản không hề chuyện ấy.
[147] “Năm Kiến Viên thứ ba”. Tống sử, XXV, 4b và CCCCLXXXIX, 27a.
[148] “Năm Hội trùng đại khánh thứ 8”. SK, III, 27b; Tt, III, 18b.

-223-
[149] “Tháng 2, mùa xuân, năm Hội tƣờng đại khánh thứ 9”, theo Việt sử lƣợc,
II, 29b. “Tháng 7, mùa thu”, theo Cƣơng mục, IV, 9a. Tháng 9, theo Toàn thƣ,
III, 19a. Sk, III, 27b không nói rõ. Chùa Thắng Nghiêm và Thánh Thọ.
[150] “Năm thứ 1,2,3,4,5 niên hiệu Thiên phù duệ vũ”. Việt sử lƣợc; Sk, III,
27b; vị trí, III, 20b.
[151] “Tháng 9 năm Thiên phù duệ thứ 7”. Tt, III, 24a, b.
(sơ đồ)
Chƣơng Bảy
Những cuộc chiến tranh với Khmer.
Triều đại thứ X: 1139 - 1145. Triều đại thứ XI: 1147. Suryavarman, vua
Khmer, ở Chiêm Thành. - Jaya Indravarman đánh Cao miên (1172). - Cao Miên
xâm lăng và nƣớc Chàm bị chia làm hai vƣơng quốc. Suryavarman tái lập và
thống nhất. Chiêm Thành là một tỉnh của Khmer (1203 - 1220). - Jaya
Paramecvaravarman II lại đƣa đế kỷ XI lên làm vua (1220).
Đế kỷ X (1139 - 1145) Jaya Indravarman III (1139 - 1145)
Ngƣời nối ngôi Harivarman hay ít nhất là cho tới nay ta mới biết là nhƣ thế,
là Jaya Indravarman III, không thuộc về dòng họ đang làm vua, cho nên chắc
chắn là không có quyền nối ngôi vua; thật vậy, trong lời tán tụng của ông, ông
nhận phả hệ theo tập quán của những vua nào không nối ngôi cha, định hợp
pháp hoá việc họ lên ngôi vua bằng cách tự xếp họ vào hàng con cháu xa đời các
vua trƣớc mà có lẽ dòng dõi đã tuyệt (1). Chỉ có hai bi ký do ông ký tên còn lại
đến ngày nay có đoạn nói: “Ông là vua Uroja, ông là vua Bhadravarman, ông là
Jaya Sinhavarman; cho đến vua này, ông đã ba lần làm vua; rồi sau ông là
Indravarman; đó chỉ là một ngƣời mà bốn lần tái sinh (2)”. Uroja là tổ tiên
hoang đƣờng của thị tộc Dừa, theo truyền, ông là ngƣời sáng lập ra vƣơng quyền
và của sự vĩnh cửu (3)”. Vì thế cho nên, đó là những sự hoá kiếp làm ngƣời rất
tự nhiên đối với một con ngƣời mà Thƣợng đế đã đội cho cái mũ miện lớn lên
đầu. Lần đầu thai cuối cùng thành Jaya Sinhavarman không có mục đích gì khác
là làm cho thế hệ của Jaya Sinhavarman III phụ thuộc vào một ông vua gần đó
hơn, tức là Sinhavarman II chắc hẳn nhƣ thế, ông này chết năm 1044 tại chiến
trƣờng, mà có lẽ quan hệ thần thánh xa xôi Jaya Indravarman II có họ hàng với
Jaya Sinhavarman II (4).
-224-
Ông sinh năm 1106, năm 1129 ông đƣợc phong là Devaraja, và năm 1133,
đƣợc phong là Yuavaraja (5) tƣớc này ở trong trình thức các vị vƣơng hầu cũ
của ấn Độ, tƣơng đƣơng với Hoàng thái tử (prince heritier) do đó ta có thể có lý
mà suy ra rằng Harivarman (a) 5IV vì không có con giai để nối ngôi, phải nuôi
Jaya Indravarman vì Jaya Indravarman có nhiều đức tốt hay chỉ vì có họ hàng xa
xôi với một đế kỷ cũ. Khi Harivarman V (b) 6chết (6), Jaya Indravarman III lên
nối ngôi đƣợc mọi ngƣời đồng ý, trong nƣớc đƣợc yên tĩnh (1139) (7). Năm sau
(8), ông dựng tƣợng Cricanabhadrecvara; hai năm sau (9), ông cúng vào đền Po
nagar một Civalinga và một Cricana Visnu và năm 1143 (10) để làm đồ cúng
mới tiến vào thánh đƣờng.
Năm 1112, ở Cao Miên, một ông hoàng hiếu chiếu lên làm vua tức là
Suryavarman II, ông này muốn áp đảo tất cả các vị vƣơng giả khác trên toàn cầu
(11)”. Hoàn cảnh thuận lợi cho ý chí xâm lƣợc của ông; ở Trung Quốc, tất cả
sinh lực của nhà Tống phải tập trung vào việc đánh ngƣời Kim (12); ở Đại Việt,
cậu bé (13) mới nối ngôi Nhân Tông chết vì bệnh điên năm 20 tuổi, và từ năm
1138 đến 1210, những triều đại của con ông (14) và cháu ông (15) chỉ là những
cuộc tranh giành kéo dài giữa phe thiểu số chống chọi với sự tranh giành của các
đại thần và triều đình.
Sau khi lên ngôi, Suryavarman bắt đầu đánh quấy phá Chiêm Thành. Thực
tế, năm 1023 và 1024, nƣớc Đại Việt luôn luôn cho những đám ngƣời Cao Miên
hay Chàm chạy trốn sang trú ngụ ở nƣớc mình vì quân địch đuổi bắt (16).
Năm 1128, Suryavarman đem 2 vạn quân đánh Đại Việt. Bị Lý Công Bình
(17) đánh ra khỏi Nghệ An, màu thu năm sau, ông lại đem hơn 700 chiến thuyền
đến cƣớp miền bờ bể Thanh Hoá (18), và từ đó, luôn luôn lôi kéo Chiêm Thành-
mặc dù Chiêm Thành đồng ý hay miễn cƣỡng (19) - vào xâm nhập vƣơng quốc
Đại Việt. Ví dụ nhƣ đầu năm 1131, Chiêm Thành mang cống phẩm sang vua
Thần Tông (20), năm sau lại hiệp lực với quân Khmer cùng xâm chiến Nghệ An.
Nhƣng chẳng bao lâu, hai đạo quân xâm lƣợc này bị quân Việt đóng giữ ở Nghệ
An và Thanh Hoá dƣới quyền chỉ huy của Dƣơng Anh Nhị (21) đánh lui. Jaya
Indravarman III không muốn tiếp tục việc phiêu lƣu đó nữa, và năm 1136 (22)

5
Nhầm. Harivarman IV là vua đầu thế kỷ IX, làm vua từ 1074 đến 1081. Đây là Harivarman V, vua cuối cùng
của đế kỷ IX (1114 - 1129), sau đó thì Jaya Indravarman III làm vua, sáng lập ra đế kỷ X.
6
Chúng tôi sửa cho hợp với chú thích (a).

-225-
lại làm nhiệm vụ thần thuộc của mình đối với vua Thần Tông. Ômg không tham
gia một chút nào cuộc chiến tranh mới của Suryavarman đánh Đại Việt (23).
Vua Khmer đau đớn vì thất bại trong cuộc chiến tranh này, liền mang hết sức
mãnh liệt của mình ra đánh Chiêm Thành. Năm 1145 (24) ông xâm nhập Chiêm
Thành, chiếm thành Vijaya và làm tù binh hay chết trên chiến trƣờng.
Đế kỷ XI (1145) Rudravarman IV Brahamaloks (1145).
Nhƣ vậy là ngôi vua chuyển sang Rudravarman IV trong những điều kiện
nhƣ thế nào ta không rõ. Rudravarman IV đƣợc làm lễ “đăng quang” (26) nhƣng
không hề trị vì bao giờ. Trƣớc sức tiến công của quân đội Khmer, ông phải trốn
đến Panduduranga, trƣớc khi thi hành đƣợc quyền làm vua (27). Ông ở đó mãi
đến khi công qua và sự nghiệp bị tiêu tan. Nhân dân Panduduranga bèn mời con
ông là hoàng từ Crivanadana làm vua tại vƣơng quốc đó vào năm 1147”(28).
Jaya Harivarman I (1147).
Không một vị vua Chiêm thành nào để lại một tiểu sử về mình đƣợc rõ
ràng đến nhƣ thế. Ông nói rằng ông là cháu nội của Rudraloka (29) và là con của
Rudravarman (30) Brahmaloka hay Parabralmaloka (tên miếu hiệu). Mẹ ông “là
thành viên của đẳng cấp Ksatriyas (31) là hoàng hậu Paramasundaridevi, cũng
gọi là hoàng hậu Jinjyan” (32). Ông khoe rằng ông là “nguồn gốc Ksatriys -
bhahmane”, là con cháu của “Cri Paramabodhisatva, vị tối thƣợng vƣơng giả”
(22) và cho ta hay rằng ông không có em nào thuộc dòng dõi quý tộc cả (34)”.
Khi sinh ra, ông tên là Ratnabhumivijaya (35) và trƣớc khi lên ngôi, đƣợc phong
tƣớc là “hoàng tử Civanandana” (36).
Buổi đầu cuộc đời ông không đƣợc sung sƣớng chút nào, vì ông là con
cháu của Paramabodhisatva nên dƣới những triều vua Harivarman IV và Jaya
Indravarman III, ông phải nƣơng náu ở Chiêm Thành. Thực sự, ông nhƣ bị đi
đày. “Trƣớc hết ông rời bỏ tổ quốc, rồi chịu nhiều vinh nhục ở nƣớc ngoài; sau
đó ông mới trở về đất Chiêm Thành” (37). Ông giúp sức cha để đoạt lấy ngôi
vua. Khi quân Cao Miên đã chiếm hết miền bắc Chiêm Thành, ông theo cha
“xuống miền Nam” (38), ở Pandurange. Khi cha ông chết, nhân dân Panduranga
trao ngôi vua cho ông (39).
Vua Khmer là Suryavarman đƣợc tin ấy, “bèn cử senapati là Cankara,
ngƣời đứng đầu hàng ngũ senapati, đem quân của pramân Sipakhya (40) đi đánh

-226-
ở đồng bằng Rajapura”. Jaya Harivarman I phản công, đánh nhau “với senapati
Cankara và với tất cả các senapati Cao Miên cùng quân đội của họ. Họ chết hết”
(1148) (41). Lúc đó, “vua Cao Miên liền đƣa một đạo quân đông gấp nghìn lần
hơn trƣớc”. Jaya Harivarman I, “dũng cảm vô địch, đánh tan đạo quân đó trong
trong nháy mắt, ở đồng bằng Virapura, cánh đồng Kayer” (42).
Suryavarman thấy quân đội mình thất bại bèn phong cho “một ngƣời
Ksatriya là Hoàng thân Harideva, em vợ ông, tức là em ngƣời vợ cả ông “làm
vua”, bắt nhân dân miền Bắc Chiêm Thành phải công nhận ngƣời đó làm vua, và
ra lệnh cho tất cả các senapati phải dùng quân đội Khmer đƣợc lƣu lại bảo vệ
cho vua mới đến khi ông ta trở thành vua ở thành Vijayan(43).
Jaya Harivarman tiến quân về Vijaya. Harideva dẫn quân đội gồm ngƣời
Chàm và ngƣời Khmer tiến lên ngăn lại. Cuộc giao tranh xảy ra trong cánh đồng
Mahica về phía đông đền thờ Gnhecvara, trên bờ sông Yami, gần nơi mà sông
đó chảy tới và chảy đi (44). Jaya Harivarman đánh và giết đƣợc (45) Harideva,
tiêu diệt vua này cùng với tất cả senapati Chàm và Khmer và quân đội Chàm và
Khmer … Họ chết hết (46). Ông vào thành Vijaya. “chiếm lấy ngôi vua (47)”
làm lễ rửa tội theo nhƣ “nghi thức của nhà vua (48)” và từ thời đó (49) (1149
(50).
Nhƣng ông là ngƣời ngoại quốc ở trên đất nƣớc khác, ông phải chiếm
vƣơng quốc từ tay những thần dân của chính ông. Trƣớc hết ông phải chiến đấu
với những ngƣời Mandi ở trên núi là “Radé, Mada và những ngƣời Mandi khác
(51)” mà ngƣời Chàm gọi chung là “Kirata” (52). Họ chiếm lĩnh “đồng bằng”.
Jaya Harivarman đuổi kịp họ ở gần làng “slây”, đánh đổi đƣợc họ. Biết rằng
“mình yếu”, những “vua ngƣời Kirata” muốn có một thủ lĩnh biết lãnh đạo họ,
bèn “tôn em vợ của Jaya Harivarman là Vancaraja lên làm vua ở thành
Madhyamagrama”. Harivarman “dẫn quân đội mình đến đánh Vancaraja, bắt
gặp đƣợc quân đội của những ngƣời Kirata, đánh bại đƣợc tất cả (1151) (53).
Vangaraja (54) phải trốn sang Đại Việt, vào chầu vua vào tháng 10 năm
1150 (55), “xin vua Việt giúp cho ông chiếm lại ngôi vua ở Chiêm Thành”.
Thiên Tô (tức Lý Anh Tông. N. D) ra chiếu chỉ sai Thƣợng chế là Nguyễn Mông
(56) đem “5000 quân Thanh, Nghệ dƣa Vancaraja lên ngôi và tuyên bố rằng:
“Vua những ngƣời Yanana vì biết tin vua Cao Miên gây trở ngại cho Jaya
Harivarman, và thấy rằng vua đó có lòng dũng cảm vô địch, bèn tôn ngƣời
-227-
Chàm tên là Vancaraja lên làm vua; vua Yanana cũng cấp cho Vancaraja nhiều
senapati ngƣời Yavana, và những quân đội ngƣời Yavana rất anh dũng; Số
lƣợng đến 10 vạn, một nghìn ngƣời. Họ đi thuyền đến tận cánh đồng Dalva và
Lavan. Lúc đó, Jaya Harivarman bèn cầm đầu tất cả quân đội ở Vijaya, hai bên
giao tranh một trận ác chiến. Jaya Harivarman đánh bại đƣợc Vancaraja. Quân
đội Yavana chết rất nhiều (59). Vancaraja và Nguyễn Mông đều bị giết (60).
Jaya Harivaman toàn thắng (cuối năm 1150 hay đầu 1151( (61).
Chiến thắng đƣợc ngƣời ngoại quốc, ông buộc những lãnh chúa chàm phải
công nhận quyền bá chủ của ông, những lãnh chúa này phải công nhận kẻ cƣớp
ngôi thì không vui lắm. Năm 1151, ông phải dẹp xứ Amaravati (62). Rồi năm,
xứ Panduranga lại nỏi lên trong một “phong trào kiêu căng đê tiện”. Ông phải
đánh lâu lắm mới khuất phục đƣợc họ và mãi tới năm 1160 Jaya Harivarman I
mới có thể đặt nền thống trị ở đó đƣợc (63). Trở thành chủ nhân của toàn bộ
Chiêm thành mà không ai có thể chối cãi đƣợc, ông kêu lên một tiếng chiến
thắng mọi kẻ thù Khmer và việt, ông đã chinh phục đƣợc xứ Amaravati, những
miền ở phía Nam và Panduranga; ông cũng chinh phục những xứ phía Tây của
ngƣời Rađê, ngƣời Mada và những ngƣời Mandi khác. Ông vua vĩ đại này bao
giờ cũng chiến thắng” (64). Ông xây dựng lại những cảnh điêu tàn vì chiến
tranh, tu bổ lại đền đài và cúng tế vào đó một phần chiến lợi phẩm lấy đƣợc của
quân thì (65); ông cũng xây dựng những đền mới: về phía Bắc, tại Mỹ Sơn, để
hoàn thành lời cầu nguyện “khi trƣớc đối với thần Cricanabhadrecvara để cầu
thắng lợi” (66); ông dựng một đền “trên núi Vugan và đặt tƣợng ở đó”; ông
dựng một đền thờ cha ông là Cri Paramabrahmaloka, và một đền cho mẹ ông là
“hoàng hậu Jinjyan” và đặt tƣợng cha mẹ ở đó (67). Ông cũng dựng tƣợng
Harivarmecvara và cúng cho thần đó “nhà và ruộng” (1157) (68). Ở miền Nam,
ông dâng những quý vật cho thần Ponagar 91160) (69).
Khi nền thống trị đã đƣợc củng cố rồi, ông sai sứ sang triều đình Trung
Quốc xin phong tƣớc giống nhƣ tƣớc của các vua trƣớc đó; năm 1155 (70), vua
Trung Quốc phong cho ông đƣợc toại nguyện. Mặt khác, ông gắng giữ mối giao
hảo với Đại Việt, mặc dù những đám ngƣời Chàm, cùng với những đám ngƣời
Khmer, luôn luôn đến cƣớp bóc tỉnh Nghệ An (71). Năm 1152, ông đƣa lễ biếu
Thiên tô (72); năm 1154, vì những ngƣời Chàm thƣờng sang cƣớp bóc Đại Việt
luôn làm cho vua Đại Việt phải đƣa quân đi đánh Chiêm Thành, ông vội đƣa

-228-
phụ nữ Chàm sang biếu Thiên Tô, Thiên Tô nhận, (73). Năm 1155, 1160, 1164
và 1165, ông đều gửi đồ cống (74).
Năm 1166, sứ giả của vua Chiêm Thành đƣợc uỷ nhiệm đem đồ biếu cùng
với Thiên Tô, đã nhận thức nhiệm vụ của y một cách rất lạ lùng là y bắt quân đội
ở Ô Lý đi theo hầu y và y cƣớp bóc nhân dân Việt ở miền ven bể (75). Triều
đình (Đại việt) thấy sự láo xƣợc đó thì lấy làm khó chịu, và nhân năm sau (75),
có vua mới là Jaya Indravarman IV lên ngôi ở Chiêm Thành, triều đình thấy có
dịp thuận lợi để đi đánh Chiêm Thành. Vua (Lý) ra lệnh cho Tô Hiến Thành (77)
đem quân đi đánh. Khi tới đất Chàm, Tô Hiến Thành viết thƣ trách vua Chàm
“về những tội đã phạm và những thiệt hại đã gây ra”. Vua Chàm sợ, liền sai một
vị đại thần “mang châu báu và sản vật địa phƣơng đến cầu hoà”. Thiên Tô nhận
lễ vật và ra lệnh cho Tô Hiến Thành “đem quân về” (78).
Vua Jaya Indravarman IV là một ngƣời tiếm ngôi, ông tự thú nhận việc đó,
và không dùng cách bốn lần đầu thai giáng thế để liên hệ mình với các đời vua
trƣớc. Ông nói: “Vua này lần đầu tiên đã làm vua vì hạnh phúc của thiên hạ”
(79). Ông tên là Jaya Indravarman on Vatuv (80) và tự nói quê quán của ông là
“Cranapuravijaya, một nơi nổi tiếng” (81).
“ Ông rất sung sức, dũng cảm và hiên ngang, tinh thông mọi môn vũ nghệ;
đánh bại quân thì tại chiến trƣờng”, ngoài ra nếu ta tin lời ông, ông còn là một
ngƣời có vẻ bác học: “ông chuyên về các môn nghiên cứu (castras), tri thức, văn
phạm, chiêm tinh học, v.v…; ông biết tất cả các giáo lý triết học, tri thức, đạo
Mahayana, v.v…, ông giỏi về tất cả senatap (dharmecastras) hay theo Haradiya
và Bharggaviya … (82)”. Vì vậy cho nên, ở trong triều đình, ông giữ một cƣơng
vị quan trọng. Những đồ cúng cho Cricanabhadrecvara chứng minh điều đó;
năm 1163 (83), ông biết một cái koca bằng vàng có năm mặt ngƣời, ông đã phải
dùng nhiều, vàng, bạc, châu báu, ngọc trai ở kể ra rất dài, để đúc cái koca ấy.
Năm sau (64), ông xây một cái miếu nhỏ ở trong cung (anyarha) bằng gỗ trầm
trang trí bằng bạc và thiếp vàng ở trên có, có làm đền thờ ông. Đến năm 1165
(85), ông cúng cho thần nhiều bình vàng và bạc. Lúc đó, ông tự gọi là “Pu cei
anak Cri Indravarman ở Gramapura”. Vì vậy cho nên, khi Jaya Harivarman I để
ngôi lại cho con là Jaya Harivarman II vì ông chết hay vì một biến cố nào đó mà
ta còn chƣa rõ, thì có lẽ Jaya Indravarman ở Gramapura có khá nhiều uy thế để

-229-
hạ Jaya Harivarman II xuống hay vây cánh cũng khá mạnh để truất ngôi Jaya
Harivarman II mà chiến lấy ngôi vua.
Jaya Harivarman II.
Thực ra, ông vua Jaya Harivarman II này là vua có hƣ vị nhất. Ta chỉ biết
ông qua bi ký 83 và 84 ở Mỹ Sơn mà thôi. Bi ký thứ nhất nói: “Ông là vị vua
chủ tể của các vua, là Jaya Indravarman, tức là hoàng tử Harideva ở Sakan
Vijaya, cháu nội vua (Jaya) Harivarman (I) là vua chủ tể của các vua, la con vua
Jaya Harivarman (II), vị vua vĩ đại …”. Dấu hiệu duy nhất chứng tỏ ông làm vua
là việc con ông gọi ông là “vị vua vĩ đại”. Việc Jaya Indravarman on Vatuv
Gramapuravijaya tiếm ngôi xảy ra vào cuối năm 1166 hay đầu năm 1167 (86),
vì sứ giả mà vị vua mới lên ngôi sai sang vua Hiếu tông (87) để xin phong, tới
triều đình Trung Quốc vào ngày 3 tháng 10 năm 1167 (88). Mặt khác, ta biết
rằng Jaya Harivarman I hãy còn đang làm vua vào cuối năm 1162 (89); vậy thì
con ông là Jaya Harivarman làm vua tối đa là bốn năm, nhƣng có lẽ còn ngắn
ngủi hơn chỉ độ vài ba tháng mà thôi.
Jaya Indravarman IV (1167 - 1192).
Nhƣ ta đã biết, việc đầu tiên của Jaya Indravarman IV là gửi sứ bộ sang
triều đình Trung Quốc để xin phong. Ông sai sứ giả mang những tặng phẩm
phần lớn là hàng hoá của các lái buôn Arập (90) mà ngƣời Chàm đã cƣớp bóc
đƣợc. Cống phẩm đó nhiều quá đến nối lúc đầu vua chỉ nhận có một phần mƣời,
nhƣng khi vua biết đƣợc là của ăn cƣớp, do những chính ngƣời lái buôn khiếu
nại phát giác ra (91) vua không nhận một chút gì và sai viết thƣ cho
Indravarman IV giải thích tại sao không nhận cống phẩm (92). Hơn nữa Triều
đình đồng ý là nên đợi cho lòng phẫn khích do việc đó gây nên dịu đi thì mới
phong tƣớc theo thƣờng lệ cho vua đó và quyết định đến kỳ sứ bộ sau (93) thì sẽ
trao tặng tƣớc phong đó.
Việc từ chối đó chỉ làm cho Jaya Indravarman IV hơi xúc động một chút,
lúc này, ông đang có một ý đồ khác ở trong đầu óc là ông muốn đánh Cao Miên.
Năm 1170 994), ông gửi một sứ bộ giao hảo sang Đại Việt và đem theo cống
phẩm để Đại việt dừng can thiệp vào việc đó; sau khi đã đƣợc yên tâm về mặt
bắc, ông mới đánh vƣơng quốc Khmer mà vua đang trị vì là Dharanindravarman
I (95).

-230-
Nhƣng cả hai bên đều có voi và quân số là ngang nhau: cuộc giao tránh kéo
dài đã lâu “bất phân thắng phụ” (96) thì một sĩ quan Trung Quốc trƣớc đây bị
đắm thuyền ở miền biển Chiêm Thành, dạy cho vua cách điều khiển kỵ binh và
nghệ thuật bắn tên đang khi ở trên mình ngựa (1171). Jaya Indravarman IV, rất
sung sƣớng học đƣợc chiến thuật mới đó, uỷ cho ngƣời Trung Hoa đó về nƣớc
tìm ngựa. Nhờ có ngựa, vua có thể áp đảo đội chút đối phƣơng và mong muốn
có thêm ngựa nữa. Năm sau (97), ông đƣa rất nhiều sang Quỳnh Châu (98) trên
đảo Hải Nam, có nhiệm vụ là mua đƣợc càng nhiều ngựa càng tốt. Họ không
đƣợc tiếp đón niềm nở, sinh ra trả thù: cƣớp sạch và bắt sạch mọi ngƣời chúng
gặp. Nhân dân Hải Nam sợ quá, bèn để cho họ mua ngựa. Vua Trung Quốc biết
việc đó, và mặc dù Jaya Indravarman đã nộp cống năm trƣớc (99), năm 1175,
ông vẫn cấm không cho xuất cảng ngựa ra khỏi vƣơng quốc (100). Jaya
Indravarman vẫn khăng khăng muốn mua đƣợc ngựa, liền đƣa những ngƣời
Quỳnh Châu bị ngƣời Chàm bắt năm 1172 trở về xứ sở và gửi một sứ giả đến
xin phép mua ngựa ở đảo Hải Nam; vua (Trung Quốc) trả lời rằng đã có lệnh
cấm xuất cảng ngựa ra khỏi vƣơng quốc, thì “đảo Hải Nam cũng không thể có
ngoại lệ” (1176) (101).
Do đó vua Jaya Indravarman phải bỏ ý đồ xâm lăng Cao Miên bằng đƣờng
bộ, ông sửa soạn một hạm đội có thể vào thẳng tận kinh đô của
Dharanindravarman. Cuộc xâm lăng xảy ra vào năm 1177 (102). Hạm đội men
theo bờ bể. “đƣợc một ngƣời đắm thuyền Trung Quốc dẫn đƣờng” (103), tới cửa
sông Đại hà, qua những eo lạch, ngƣợc dòng lên tận kinh đô của ngƣời Khmer,
chiếm lấy rồi cƣớp phá, sau đó rút lui, mang về một khối chiến lợi phẩm đồ sộ
(104).
Jayavarman VI là con của Dharanindravarman II (105) nối ngôi cha, thề sẽ
trả thù khốc liệt. Ông chuẩn bị lâu lắm. Khi thấy đã đầy đủ và sẵn sàng, năm
1190 (106), nhân ngƣời Chàm xâm lấn (107), ông bèn động binh và giao quyền
chỉ huy cho vƣơng tƣớc Cri Vidyanandana. Vị này là một ngƣời Chàm, quê
quán ở Tumpraukvijaya, đến triều đình Cao Miên vào năm 1182, “từ thời còn
thơ ấu”. Jayavarman VII, thấy anh “có đủ ba mƣơi ba đầu, thì yêu quý anh lắm,
dạy cho học tất cả khoa học và các môn vũ thuật” nhƣ dạy cho một vị hoàng tử
vậy, uỷ cho anh đi dẹp những ngƣời Malyan (108) nổi loạn, và ban cho tƣớc
Yuvaraja (109) để thƣởng anh đã dẹp xong đƣợc cuộc nổi loạn đó.

-231-
Chiêm Thành bị chia làm hai vƣơng quốc (1192) Suryajayavarman ở
Vijaya. Suryavarman ở Rajapure.
Thế là Vidyanandana dẫn quân đội Cao Miên chiếm “kinh thành của
Chiêm Thành” (110) bắt đƣợc Jaya Indravarman IV (111) cho dẫn về Cao Miên,
đƣa một ngƣời em vợ của Jayavarman VII là hoàng thân I lên thay đƣợc tuyên
bố là “vua Suryajayavarmadeva tại Nagara ở Vijaya”; còn chính ông, cũng lấy
tên là Cri Suryavarmadeva đến làm vua ở Rajapura, trong xứ Panduranga (112).
Nhƣ vậy là Chiêm thành bị chia làm hai vƣơng quốc: Vƣơng quốc Vijaya ở phía
Bắc; mà vua là một vị hoàng thân Cao Miên, và vƣơng quốc Panran ở Nam, do
một ông vua gốc là ngƣời Chàm, nhƣng đƣợc phong tƣớc vƣơng hầu ở Cao
Miên, cai trị.
ở Panran, Suryavarman phải dẹp “nhiều bọn cƣớp nổi dậy chống lại ông;
ông đánh chúng, đẩy chúng lùi và chiến thắng hết thảy (113)” ở Vijaya (114),
Suryajayavarman lại xấu số hơn. Ông bị “hoàng thân Rasupati”, có lẽ là một
ngƣời Chàm, đánh “đuổi”, phải trở về Cao Miên”, con ngƣời chiến thắng thì “trị
vì ở Vijaya với cái tên là Jaya Indravarman V” (1191) (115).
Jaya Indravarman V” (1191)
Vua Cao Miên không muốn công nhận kẻ tiếm ngôi, cho phép tù nhân của
ông (tức Suryajayavarman N.D) trở lại Chiêm Thành và lấy lại ngôi vua. Jaya
Indravarman IV đi qua Rajapura xin Suryavarman viện trợ. Ông này tiến binh,
“chiếm đƣợc Vijaya, bắt đƣợc Jaya Indravarman V đem giết đi”; nhƣng đáng lẽ
là trao lại chính quyền cho vị vua chính thức, thì ông lại thay thế mà tự xƣng
làm vua Chiêm Thành (116). Jaya Indravarman IV, thất vọng, “thoát ly khỏi tay
ngƣời Cao Miên và đến Amarati. Ông nổi dậy và khởi quân ở Amaravati, Ulik,
Vvyar, Jriy, Traik, trong nhiều quận. Ông tiến quân chiếm Vijaya. Suryavarman
dẫn quân đuổi theo Jaya Indravarman on Vatuv (Jaya Indravarman IV) đến tận
Yan Sharmavijaya; ông giao chiến với Jaya Indravarman on Vatuv, đánh bại và
buộc Jaya phải trở lại Traik”. Từ đó (1192) (117), Suryavarman thâu tóm cả hai
ngôi vua ở Vijaya và Panran vào một tay mình, trị vì “không có ai chống đối”
trên vƣơng quốc Chiêm Thành.
Vua Cao Miên bất bình vì sự phản bội của tay sai mình, bèn cho quân đi
trừng phạt; quân đội của ông bị đánh bại (1193) (118). Năm sau, ông sai nhiều
thủ lĩnh Cao Miên đem tất cả các thứ vũ khí đi”. Suryavarman đánh bại họ ở Jai
-232-
Ramya - vijaya và chiến thắng những tƣớng lĩnh của quân đội Cao Miên. Rồi
ông lên đƣờng đi tới Amaravati. Ông xây dựng lại tất cả nhà cửa; ông cho làm
một ngôi nhà gọi là Cri Herukaharmya”. Cuối cùng ông dâng những đồ cúng
quý giá cho Cricanabhadrecvara”để đƣợc danh dự ở đời này và sau khi chết
nữa” (1194) (119). Đồng thời ông gửi một sứ bộ sang Đại Việt (1194) (120); rồi,
hai năm sau (1196) sau khi đã làm lễ đăng quang theo nghi lễ vƣơng giả, ông xin
vua Long Cán (121) phong tƣớc, năm sau (1190) Long Cán (123) phong tƣớc
cho ông.
Ông bị chú ruột là Yuvaraja Mnagahns On Dhanapati Grama (124) lật đổ;
vua Cao Miên nổi dậy thấy tay sai của cũ của mình chểnh mảnh việc thần phục
đối với ông hay không tỏ nhiệt tình biết ơn ông, nên “sai quân Cao Miên đi bắt
vua đó”. Suryavarman bị đánh bại phải trốn sang ngoại quốc. Ông đến cửa bể
Kỳ La 9125) vào tháng 8 năm 1203, cùng với gia đình và nhiều ngƣời trung
thành với ông đi trên hơn hai trăm chiếc thuyền và xin trú ngụ ở đó. Đến xin trú
ngụ mà mang một hạm đội lớn nhƣ vậy làm cho triều đình sinh nghi, nên cử Dĩ
Mông (126) đến Cơ - la có nhiệm vụ dò xét tin tức về ý dồ của ông vua thất thế
này. Dĩ Mông thấy hạm đội lớn nhƣ vậy, nói với Phạm diên (127), trấn thủ Nghệ
An, nỗi ngờ vực của mình: “Tôi khó mà tin đƣợc rằng ngƣời này đến xin trú
ngụ. Ngạn ngữ nói: Tổ kiến làm vỡ đê; đốm lửa đốt cháy nhà. Làm sao cho Bố
Trì không thành tổ kiến và đốm lửa đối với nƣớc ta”. Dĩ Mông ra lệnh cho Phạm
Diên phải giám sát chặt vua Chàm, Phạm Diên nói: “Ta không ngờ vực lòng
thành thực của một ngƣời xấu số đến xin cứu giúp và nghi ngờ họ một cách
không đúng”. Thế nhƣng, biết rằng mình đã làm Phạm Diên phật ý và sợ triều
đình quở trách, Dĩ Mông quyết định làm cho Suryavarman phải bỏ đi.
Suryavarman đƣợc biết trƣớc kịp thời, mởi Phạm Diên đến thuyền mình. Phạm
diên đến, có một số thuyền dấu giáo mác ở trong đi kèm, và buộc những thuyền
ấy vào thuyền Chàm. Nhƣng, đêm đến, những ngƣời canh ngủ mất, ngƣời Chàm
liền ném đuốc vào giữa đám ngƣời Việt, ngƣời Việt chồm dậy, sợ hãi cuống
cuồng, nhảy xuống nƣớc, chết đuối rất ngiều. Suryavarman (128) quay thuyền ra
bể, lịch sử chẳng nói rồi về sau ra sao nữa (1203) (129).
Chiêm Thành là một tỉnh của Khmer (1203 - 1220)).
Sau khi vua chạy trốn, Yuvaraja On Dhanapati Grama phải lần lƣợt đánh
dẹp từng tỉnh một. “Rồi putau Ajna ku nổi dậy, chiếm từ Amaravati đến

-233-
Pidhyan. Vua Cao Miên ra lệnh cho Yuvaraja dẫn quân đội Cao Miên đi bắt
putau Ajna po ku; Ajna bị bắt và bị dẫn về Cao Miên theo nhƣ ý muốn của vua
(130)”. Vua Cao Miên “thấy Yuvaraja rất anh dũng, nên ƣu đãi và hình nhƣ
(131) giao cho ông quyền cai trị Chiêm thành từ nay trở thành một tỉnh của
Khmer. Thế nhƣng On Thacraja Uran Turai - vijaya (132), con cả của Jaya
Harivarman II, đƣợc nuôi dƣỡng tại triều đình của Jayavarman VII. Năm 1201
(133) ông đƣợc phong tƣớc “Pu Pon Pulyan Cri Yuvaraja” giống nhƣ chức
“hoàng thái tử”, và đƣợc phép đi đến gặp thống đốc Dhanapati Gram ở Chiêm
Thành. Nhiều lần, ông đem quân Cao Miên (134) sang đất Việt ở miền Nghệ
An, nhƣng những tài liệu không thống nhất với nhau về thời điểm và kết quả;
thực vậy, văn bản Chàm hình nhƣ đặt một trong những cuộc xâm lăng đó vào
năm 1207 và khẳng định rằng “quân Việt chết”, tức là bị đánh bại (135), và văn
bản Việt Nam chỉ nói quân Chàm đánh Nghệ An vào những năm 1216 (136) và
1218 (137) và chú thích rằng trƣởng châu Nghệ An là Lý Bất Nhiễm đánh tan
đƣợc chúng.
Jaya Paramecvaravarman II (1220 - ?).
Năm 1220 (138). “ngƣời Khmer đốt đất thánh (139), và ngƣời Chàm đến
Vijaya. Vua (tức là hoàng tử Ancaraja trở thành Jaya Paramecvaravarman II)
đang làm vua; năm 1226 (140), ông làm lễ rửa tội tạm, cho xây cung điện, đền
đài ở Cri Vijaya (141), và cho dựng ngay những tƣợng các thần (142). Lúc đó,
ngƣời Khmer tự ý rút lui khỏi Chiêm Thành trao quyền lại cho hoàng thái tử của
vua Chiêm. đỗi với hoàng tử, đây là việc lấy lại đƣợc ngôi vua của cha ông và là
công việc thông thƣờng sau khi những cuộc đại chiến kết thúc; đƣa dân về các
thành phố, xây lại cung điện (142), tu bổ đền đài và cung cấp lại tất cả những
châu báu bị quân địch mang đi mất (143); bắt đầu canh tác lại trên những đồng
ruộng bỏ hoang trong mộ thời gian chiến tranh, đắp lại đê đập, đào lại mƣơng
máng, khai hoang ruộng đƣợc trả lại cho chủ cũ (145), làm cho các tỉnh quy
phục (146).
Thời cuộc chiến tranh một trăm năm giữa ngƣời Chàm và ngƣời Khmer
chấm dứt. Từ nay những ngƣời Khmer bận phải đối phó với kẻ thù mới là Xiêm
La, không mơ tƣởng đến việc chinh phục Chiêm Thành nữa. Qua nhiều thế kỷ
về sau, họ chỉ theo dõi tình hình liên tiếp xảy ra tại vƣơng quốc này, còn những
kẻ phiêu lƣu tham của ăn cƣớp và háo danh thì đem những đám dân quân (dân

-234-
do họ chiêu mộ làm quân, chứ không phải quân chính quy. N. D), giúp cho
những ngƣời muốn chiếm ngôi và tham gia một phần lớn vào những cuộc nội
chiến (147).

Chú thích
Chƣơng VII.
---
[1] Xem những thế phả do Harivarman III lập, Đồng dƣơng, 66, A. XVII đến
XX, và Jaya Harivarman I, Mỹ Sơn, 100, B XVIII, cả hai đều là ngƣời sáng lập
ra các đế kỷ.
[2] Mỹ Sơn, lâu đàu B1, 3, 83, cột tò vò, phía bắc, chữ Phạn, chữ Chàm, thời
điểm cuối cùng là 1062c = 1140 công nguyên. Jaya Indravarman III, A; Finot,
IV, 952, XV, 2, 52, trang 302.
[3] Đồng dƣơng, 66, A. XVII.
[4] Aymonier, 35, và Finot, IV, 909 đã coi những ông Bhadravarman và Jaya
Sinhavarman là những vua khác nhau trực tiếp trƣớc Jaya Indravarman mà ông
nối ngôi. Không nên nhìn nhận nhƣ thế. Thật vậy, Indravarman III có lẽ chả cần
phải tốn công biện luận để hợp pháp hoá việc ông lên ngôi theo nhƣ thƣờng lệ.
[5] Ông sinh năm 1028 kỷ nguyên caka (Aymonier, đọc là 1021 ở Po nagar ở
Nha Trang; 28); năm 1051, ông trở thành devaraja, năm 1055, ông trở thành
Yuvaraja”. Mỹ Sơn, 83, A; Po nagar ở Nha Trang, tháp phía nam, Khánh Hoà,
28, khung cửa mé trên, chữ Chàm. 1055 c = 1143 công nguyên, Jaya
Indravarman III; bergiane, 80 - 82, 1, 2; Bergaine, Aymonier, 36 - 37.
[6] Thời điểm cuối cùng mà chúng tôi biết đƣợc về triều đại Harivarman V là
năm 1129. Vào năm ấy, ông đƣa đồ cống cho vua Trung Quốc, vua này ban cho
ông tƣớc vị thích hợp với nguồn thu nhập của quốc gia. Tống sử, XXV, 4b,
CCCCLXXXIX, 27a và tiếp theo.
[7] Ông làm vua năm 1061c”, Mỹ Sơn, 83A; Ponaga ở Nha Trang, 26, 1, 2.
[8] “Năm 1062c” (1140). Mỹ Sơn, 83; Ponagar ở Nha Trang, 28, 1, 2.
[9] “Năm 1054 c” (1142). Ponagar ở Nha Trang, 28, 1, 2.

-235-
[10] “Năm 1065c (1143 công nguyên). Đã dẫn, 1, 3. Năm 1166c khi đã là
Yuvaraj, ông mang đồ cúng đến tiến lên thần Saddharma, - Mỹ Sơn, 83 A;
Ponagar ở Nha Trang, 28, 1, 2 - và biếu một Civalinga ở Ponagar, Ponagar ở
Nha Trang, 28, 1, 3.
[11] Ban That, quận Bassak, 364, bia XXV, chữ Phạn, Suryavarman; Kern, Viễn
Đông niên giám, I, 330, 65 - 76; Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 42 - 44.
[12] Chữ Kim mà ngƣời Trung Quốc dùng để chỉ vƣơng quốc do Akouta sáng
lập, là do dịch từ tên sông Altchouk mà ra: Altchouk là bởi chữ Ấn xuất hổ (âm
Bắc Kinh là An - tchou - hou); chữ A rập gọi là Altoun có nghĩa là “sông vàng”,
là con sông tƣới cho xứ quê hƣơng của A - kou - ta (A - cốt - đả). Đó là sông
Kạn của dân tộc Nữ chân (âm địa phƣơng là Jou Tch‟en hay Djourtchen), dân
tộc này ở hai bên bờ sông Hắc Long giang (Amour) và thung lũng sông
Soungari. Năm 1115, A - kou - ta lấy tên đó làm tên cho đế kỷ của mình. Năm
1124, ngƣời Kim sau khi đã khuất phục đƣợc ngƣời Liêu mà họ vẫn phải phụ
thuộc vào đến tận năm 1114, có biên thuỳ tiếp giáp với ngƣời Tống. Năm 1126,
họ vƣợt sông Hoàng Hà. Năm 1127, chiếm kinh đô và bắt đƣợc vua Khân Tông,
năm 1129, vƣợt Trƣờng Giang và chiếm Nam Kinh; rồi kéo qua Chiết Giang,
đến cƣớp Hàng châu. Vua Cao Tông không thể lấy lại đƣợc miền đất phía bắc,
bèn đóng đô ở Hàng Châu (1125), còn ngƣời Kim thì đƣa kinh đô của họ về Bắc
Kinh (phủ Đại Hƣng (?)) (1153). Cuối cùng, vua Hiếu Tông (1163 - 1189) đầu
hàng, đành chịu làm vua tại phần đất ở phía nam sông Trƣờng Giang và công
nhận cho ngƣời Kim tất cả miền bắc. Cháu nội ông là Ninh Tông (1195 - 1224)
là con vua Quang Tông (1190 - 1194) lại bắt đầu đánh Kim (1206), nhƣng chẳng
bao lâu phải cầu hoà (1208).
[13] Lý Thần Tông, cháu gọi Nhân Tông bằng chú, làm vua từ 1127 đến 1138.
Việt sử lƣợc, III, 1 - 3a; Sk, III; Tt, III, 27, 28a; Cm, IV, 18a, 34a.
[14] Lý Anh Tông, con Lý Thần Tông, làm vua từ 1138 đến 1175. Việt sử lƣợc,
III, 3a - 10b; Tt, III, 42a, IV, 17a; Cƣơng mục, 34b; V, 18a.
[15] Lý Cao Tông, con Anh Tông, làm vua từ 1175 đến 1210. Việt sử lƣợc, III,
11a - 22b; Sk, III; Tt, III; Cm.
[16] “Ngày Giáp thân, tháng 4, mùa xuân (?), năm Thiên Phù Duệ vũ thứ 4, năm
ngƣời Cao Miên đến xin trú ngụ. Tháng giêng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 5, một

-236-
ngƣời Chàm tên là Cụ ông cùng với 30 ngƣời tuỳ tùng đến Triều đình; tháng 4,
một ngƣời Cao Miên là Kinh đinh a phó cùng với 4 ngƣời đầy tớ đến xin trú
ngụ; tháng 5, một ngƣời Chàm tên là Ba tƣ bồ đà la, cùng với 30 ngƣời nữa đến
xin cƣ trú. Sk, III, 29b; Tt, III, 22b.
[17] Lý Công bình.
[18] Năm Thiên Thuận thứ nhất. Việt sử lƣợc, III, 1b; Sk, III, 36b, 39a; Tt, III,
30a, 32a; Cƣơng mục, IV, 20b, 23a.
[19] Có lẽ ta phải thấy qua việc hai ngƣời Chiêm Thành là Ung Ma và Ung Câu
đến xin trú ngụ ở Đại Việt vào năm Thiên Thuận thứ 3 (1133), bằng chứng về
cuộc chiến tranh giữa ngƣời Miên và ngƣời Chàm xảy ra vào năm đó. Việt sử
lƣợc, III, 20; Tt, III, 15b.
[20] Tháng 12 năm Thiên Thuận thứ 3, vua Thần Tông, chơi diều ở điện Thiên
An. Lúc sứ Chiêm thành mang đồ cống vào vua đang chơi diều ở điện Thiên An.
Vua ra lệnh cho sứ giả nhìn vua thả diều”. Sk, III, 45b; Tt, III, 16a; Cƣơng mục,
IV, 27b. Thực ra, năm Thiên Thuận thứ 3 tƣơng ứng với năm 1130 công
nguyên, nhƣng tháng 12 lại thuộc về năm 1131.
[21] Dƣơng Anh Nhị7, chức Đại uý8. Việt sử lƣợc, III, 2a; Sk, III, 47a; Tt, III,
37a; Cƣơng mục, IV, 29a. Chắc hẳn đây là những ngƣời Chàm bị bắt làm tù
binh trong trận này định dùng thuyền để trốn nhƣng bị quân Việt đuổi kịp ở
Nhật Lệ rồi đem về kinh đô. Sk, III, 45b; Cƣơng mục, IV, 27b; Tt, III, 16a, lại
ghi việc ngƣời Chàm và ngƣời Khmer xâm nhập vào Nghệ An vào tháng 8.
[22] “Tháng 12, năm Thiên Chƣơng bảo tự thứ 3”. Sk, III, 48b; Tt, III, 39a;
Cƣơng mục, IV, 30a; Việt sử lƣợc, K.8, trang 2b, ghi sứ bộ này vào năm 1164.
Vả chăng cũng nên chú ý rằng tuy Suryavarman đánh Đại Việt, nhƣng ông vẫn
gửi sứ bộ sang vào năm 1125 (cũng những lời tham khảo trên đây).
[23] “Năm Thiên chƣơng bảo tự thứ 5”. Sk, III, 51a; Tt, III, 40; Cm , III, 30b,
31a.
[24] Năm 1067 caka. Batau Tablah, 17, Bergaine, 83; Aymonier, 39.

7
Maspero viết chữ Hán là … Chữ này chắc hẳn là sai vì không có trong từ điển. Cƣơng mục (bản dịch của
NXBVSĐ) dịch là Nhị, chúng tôi đoán là chữ nhị kép. Xin chờ tra cứu các bản dịch chữ Hán của ta sẽ đính
chính sau.
8
Maspero viết lầm chữ uỷ sang chữ loát. Vậy xin cải chính lại.

-237-
[25] Đế kỷ X chỉ có một mình vua Indravarman III (1139 - 1145). Kiểm kê: A. I.
Mỹ Sơn, lâu đài B1, 83, cột tò vò ngoài bắc, chữ Phạn, chữ Chàm, thời điểm
cuối cùng là 1062c = 1140 công nguyên. Jaya Indravarman III, Bergaine, 80,
Aymonier, 36. - III. Ponaga ở Nha Trang, Khánh Hoà, 31, cột tò vò bắc cửa ra
vào, A3, chữ Phạn, không có thời điểm cũng không có tên, Bergaine, 82, quy cái
này cho Jaya Indravarman III. Bi ký này không có một tên vua nào cả. Nhƣng
chắc chắn là nó phải là sau bi ký thứ 2 ở cùng một bia ấy, bi ký này ghi là năm
986 dƣới triều Rudravarman. Việc dùng cách viết mới của c. lại chứng thực việc
đó hơn cả là vị trí của bi ký. Hơn nữa, bi ký viết toàn bằng chữ Phạn, điều đó
làm cho ta không thể đẩy lui nó xuống dƣới thế kỷ XI caka đƣợc. Cuối cùng nữa
là tất cả các vua mà chúng tôi thấy đƣợc bi ký từ cuối thế kỷ X đến cuối thế kỷ
XII, đều cho khắc những lời kỷ niệm ở trên cột ra và của tháp bên trái Ponagar
chỉ trừ có Cri Jaya Indravarman II là không khắc. Vậy thì tôi đề nghị tạm quy bi
ký thứ ba ở mặt A cột trái là của vua này”. Aymonier, 37. B . Mỹ Sơn, sân D, 91
bệ, chũ Chàm, 1062c = 1140 công nguyên, hoàng thân Dav Veni Lakomi
Sinyan, ở Rupan - vijaya, là con trai Pu Lyan Cri Devaja, ông này là hoàng thân
Sundaradeva; Finot, IV, 954, XIX.
[26] Jaya Harivarman I tự nói rằng “ông là con một vị vua đã làm lễ đăng quang,
tức là Diksitaksitibhrtsutah”. Mỹ Sơn, lâu đài G5, 100, bia chữ Phạn, chữ Chàm,
1079 c = 1157 công nguyên, Jaya Harivarman I; Finot, IV, 955, IX, B IX.
[27] Điều này giải thích tại sao con ông là Jaya Harivarman I, ngƣời sáng lập ra
đế kỷ, lại phải biện luận để chứng minh việc ông chiếm ngôi vua bằng cách nói
thông dụng của các vua tiếm ngôi là “Uroja đã bốn lần đầu thai giáng sinh làm
ngƣời”. Mỹ Sơn, 100, BXVIII.
[28] “Năm 1069c”, Batau Tablah (Đá nè), Ninh Thuận, 17. Bi ký trên tảng đá,
chữ Chàm, 1082c = 1160 công nguyên, Jaya Harivarman I; Bergaine, 83;
Aymonier, 39; Finot, III, 634, VII, XV, 2, 50.
[29] Finot, IV, 905 - 909, quy cái tên miếu hiệu Rudraloka là của Jaya
Harivarman III, nhƣ vậy là có ý muốn đồng hoá ông với ông nội của Jaya
Harivarman I. Nhƣ thế không thể chấp nhận đƣợc. Jaya Harivarman III sinh năm
1028c = 1106 công nguyên. Mỹ Sơn, 83 A - đến năm 1145 đã 39 tuổi. Thế
nhƣng, cũng năm đó, Jaya Harivarman I không phải là một đứa trẻ nữa rồi, “vì
ông đã chịu nhiều vinh nhục ở nƣớc ngoài”. Mỹ sơn, 100, B II; ông đã lấy vợ,
-238-
chúng ta biết ngƣời anh vợ ông là Vancaraja - Mỹ Sơn, đền G, 101, bia B, chữ
Chàm; Finot IV, 963, XXI, XV, 2, 6 - Vậy ông chỉ là một ngƣời trạc ít nhất là 25
tuổi và đẻ trƣớc năm 1120; do đó mà không thể nào ông lại chính là cháu nội
một ngƣời sinh năm 1106 đƣợc.
[30] Batau Tablah. 17; Aymonier, 38.
[31] Mỹ Sơn, 100, BIX.
[32] Mỹ Sơn, 101, A, B.
[33] Đã dẫn, A.
[34] Mỹ Sơn, 100 BX.
[35] Mỹ Sơn, A, Batau Tablah, 17, Aymonier, 39.
[36] Mỹ Sơn, 100, A II, B VII; Mỹ Sơn, 101 A; Mỹ Sơn, lâu đài B, 84, cột tò vò
ngoài phía nam, chữ Phạn, chữ Chàm. Jaya Harivarman I; Finot, IV, 966, XXII;
Batau Tablah, 17. Tống sử khi thì gọi Jaya Harivarman I là Trâu thời lan la
(CCCCLXXXIX, 27a), khi thì gọi là Trâu thời ba lan (XXXIII, 30a); Văn hiến
thông khảo, XXIX, 53b, cũng gọi bằng cái tên cuối này; Phƣơng nam 554; các
văn bản Việt Nam gọi là Chế bì la bút, Việt sử lƣợc, K. 3, trang 7a; Sk, Tt, K.4,
trang 10ab, 11a, Cm, K.5 trang 6a. - Trong bi ký ở Batau Tablah, 17, Jaya
Harivarman gọi là Visnururti. Xem Finot, TCVĐBC, XV, 2, 42.
[37] Mỹ Sơn, 100, B II.
[38] Mỹ sơn, 84 A.
[39] Batau Bablah, 17.
[40] Promana này chắc chẳn là ở xứ Vijaya, vì bi ký ở Batau Tablah 17 có nói
về chiến trận đó và chiến trận tiếp theo nhƣ sau: “quân đội của Cao Miên và
quân đội của Vijaya”.
[41] 1070 caka, Batau Tablah, 17, chứ không phải là 1080 c. Xem ở trên, trang
299, chú thích 8, Finot, XV, 2, 50.
[42] Batau Tablah, 17, và Mỹ sơn, 101 A. Xem finot, XV, 2, 50.
[43] Mỹ Sơn, 101 A.
[44] Mỹ Sơn, 101 A và Batau Tablah, 17.

-239-
[45] Mỹ Sơn, 100, B XII.
[46] Mỹ Sơn, 101 A.
[47] Mỹ Sơn, 100, B XII.
[48] Batau Tablah, 17.
[49] Mỹ Sơn, 101 A. Về giai đoạn này, xem Maspeso. Vƣơng quốc Khmer, 43.
[50] 1071 caka, chứ không phải 1081. Xem ở dƣới, trang 159 bản tiếng Pháp;
Finot, TCVĐBC, XV, 2, 50.
[51] Ponagar ở Nha Trang, 30, A - 2; Aymonier, 41.
[52] Ở Ấn Độ, Kirata là một dân tộc ở trên núi. Danh từ này tƣơng đƣơng với
danh từ Mọi của ngƣời Việt, Pnon của ngƣời Miên, và Kha của ngƣời Lào.
[53] Mỹ Sơn, 101. B. Batau Tablah, 17. Xem Finot, TCVĐBC, XV, 2, 50.
[54] Những văn bản Việt Nam gọi ông là Ung Minh Điệp. Việt sử lƣợc, III, 6b,
hay Ung Minh Ta Điệp. Sk, Tt, IV, 10ab; Cm, V, 6a.
[55] “Tháng 10, mùa đông, năm Đại Định thứ 11”, Việt sử lƣợc, III, 6b.
[56] Nguyễn Mông hay Lý Mông, cấp Thƣợng chế.
[57] Việt sử lƣợc, 6b; Tt, IV, 10ab; Cm, V, 6a.
[58] Mỹ sơn, 101 B.
[59] Mỹ Sơn, 101 B; Batau Tablah, 17; Finot, TCVĐBC, XV, 2. 50.
[60] Tt, IV, 10ab; Cm, V, 6a.
[61] Bergaine, 84, lần đầu tiên công bố một phần bản phiên âm bi ký ở Batau
Tablah, 17, tin rằng đã xác định đƣợc thời điểm viết bằng chữ số ở trong bi ký,
mà ông đọc cũng chƣa đƣợc đúng lắm: 1.067 (dòng 2 và dòng 6), 1080 (dòng 7),
1081 (dòng 9), 1083 (dòng 12), 1088 (dòng 13), 1092 (dòng 15). Aymonier, 38
và Finot, IV, 905 đã công nhận sự phiên dịch đó mà không có phê phán gì. Trái
lại, tôi buộc phải phản đòi những lời dịch đó trong bản in lần thứ nhất của tác
phẩm ấy, và đƣa ra một bản dịch khác. Thật vậy, nếu Mỹ sơn, 101, không ghi
thời điểm đó, nó ca tụng việc dựng tƣợng Civa ở trên núi Vugvan, mà bi ký Mỹ
Sơn, 100, năm 1079 c = 1157công nguyên có nói tới, vậy thì bi ký đó không thể
viết sau năm 1079c = 1157 công nguyên đƣợc. Thế nhƣng - cả hai bi lý này đều

-240-
ghi trận đánh thắng ngƣời Khmer, việc Jaya Harivarman làm lễ lên ngôi vua,
việc công trở thành thực sự là vua chúa tể của Chiêm Thành, và việc quân Việt
bại trận - ta không thế nào công nhận việc đọc của Bergaine đƣợc, vì ông đặt
việc bại trận của Harideva và việc Jaya Harivarman làm lễ lên ngôi vua vào năm
1081 c = 1159 công nguyên và việc quân Việt thua vào một thời điểm gần hơn
nữa, nghĩa là sau hai bi ký trên đây. Hơn nữa, thời điểm cuối này, nếu đọc là
1092c = 1170 công nguyên thì không thuộc về triều đại vua Jaya Harivarman I
nữa rồi, mà thuộc về triều đại vua Jaya Indravarman I, vì theo Tống sử,
CCCCLXXXIX, 27a, ông này xin vua Trung Quốc phong vƣơng vào năm 1167.
Nay xét các văn bản Việt Nam ghi trong những cuộc đánh Chiêm Thành vào
những năm 1150 (năm Đại Định thứ 13, theo Sk, Tt, III, 10a và b; Cm, V, 6a) ta
thấy không thể nào là đọc con số hàng chục bằng con số nào khác, ngoài con số
5, tƣơng ứng với con số 7 của kỷ nguyên caka. Cho nên, mặc dầu trái ý ông
Bergaine, tôi vẫn cứ đề nghị đọc những thời điểm ghi trong bi ký ở Batau
Tablah nhƣ sau: 1070 c = 1148 công nguyên (dòng 7), 1071c = 1149 công
nguyên (dòng 9), 1073c = 1151 công nguyên (dòng 12), 1078 c = 1156 công
nguyên (dòng 13) và 1082 c = 1160 công nguyên (dòng 14). Cuộc bại trận của
ngƣời Việt ghi trong bi ký Batau Tablah đƣợc ghi vào những năm 1071c = 1149
công nguyên và 1073 c = 1151 công nguyên. Ta có thể công nhận thời điểm
1150 do Việt sử lƣợc, III, 6b, vì rằng Việt sử lƣợc viết từ thế kỷ XIVV, hẳn phải
đúng thời điểm hơn là SK, Tt và Cm, Finot, TCVĐBC, XV, 2, 40 buộc phải cải
chính “bảng của Bergaine” cũng đi đến kết luận về thời đại nó chứng minh rằng
việc tôi sửa chữa là đúng.
[62] Ponagar ở Nha Trang, 30 A2; Aymonier, 41. Bi ký ở Batau Tablah, 17,
không ghi tên Amaravati, nhƣng vì nó ghi thời điểm một chiến trận 1073c
(1151) chống lại một xứ mà tên đã bị mất, ta rất có thể đoán đúng rằng tên đó
đích là Amaravati.
[63] Batau Tablah, 17.
[64] Ponagar ở Nha Trang, 30A2.
[65] “Quân đội Yavana (Việt) chết rất nhiều. Jaya Harivarman lấy chiến lợi
phẩm đem cúng vào đền Sadan và Sơn, và cúng cả những ngƣời Chàm làm
ngƣời quét tƣớc”. Mỹ Sơn, 101 B.
[66] Po nagar ở Nha Trang, 30 A2.
-241-
[67] Đã dẫn.
[68] Năm 1079; Mỹ Sơn, 100 B.
[69] Batau Tablah, 17, Po nagar ở Nha Trang, 30 A. Thời điểm của bi ký này -
“đồng nhất với thời điểm cuối cùng trong bi ký trên (Batau Tablah, 17).
(Bergaine, 86, chú thích 1) - phải đọc là 1082c . chứ không phải là 1092c. (Xem
ở trên, trang 159 bản tiếng Pháp, chú thích 59 của chƣơng này). Xem Finot, XV,
2, 50.
[70] “Năm Thiệu Hƣng thứ 25”. Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a. Tống sử nói
Jaya Harivarman là con vua trƣớc Yan Po Ma - tie (Harivarman IV) là sai. Về sứ
bộnày cũng xem Văn hiến thông khảo, XXXIVV, 53 - 54a; Phƣơng nam, 554 -
555.
[71] Tt, IV, 11a.
[72] “Sau tháng 9 năm Đại định thứ 13, vua Chế bì la bút đƣa đồ cúng”. Việt sử
lƣợc, III, 7a.
[73] “Tháng 10, mùa đông, năm Đại Định thứ 15”. Tt, IV, 11a; Cm, V, 7a.
[74] “Tháng 2 năm Đại Định thứ 16” (1155). Tt, IV, 12a. Năm Đại Định thứ 21”
(1160), Việt sử lƣợc, III, 8b. “Tháng 3, mùa xuan, năm Chính Long Bảo ứng,
thứ 2” (1164), Tt, IV, 14a; Cm, V, 12a. “Năm Chính Long bảo ứng thứ 3”
(1165), Việt sử lƣợc, III, 9b.
[75] “Tháng 3, mùa xuân, năm thứ 4, sứ giả chiếm đƣợc uỷ nhiệm đem đồ cống,
khi tới 0 lý, lấy quân của 2 cơ phong và thuỷ (sử cũ chép là Ma, và Tăng) vƣợt
bể, cƣớp bóc nhân dân ven bể”. Tt, IV, 14b, Cm, V, 13b.
[76] Năm 1167. Jaya Harivarman I. Kiểm kê: A. Mỹ Sơn, lâu đài G 6, 100, bia,
chữ Phạn - chữ Chàm, 1079c = 1157c. nguyên, Jaya Harivarman I; Finot, IV,
955, XX. - II. Mỹ Sơn, lâu đài G1, 101, bia chữ Chàm, không có thời điểm;
Finot, IV, 963, XXI. - III. Mỹ Sơn, lâu đài B1, 84, cột ngoài nam, chữ Phạn, chữ
Chàm, không thời điểm; Finot, IV, 966, XXII. - IV Batau Tablah (Đa - nè), Ninh
Thuận, 17. bi ký trên tảng đá, chữ Chàm, 1092 c = 1170 công nguyên; Bergaine,
83; Aymonier, 39; Finot, III, 634, VII, XV, 2, 50. - V Po nagar ở Nha Trang,
tháp bắc; Khánh Hoà, 30, cột tò vò nam A - 2, chữ Phạn, chữ Chàm, 1092c =
1170 công nguyên; C, II, 282, XXXII, Bergaine, 86; Aymonier, 41..

-242-
[77] Tô Hiến Thành.
[78] “Năm Chính Long Bảo ứng thứ 5”, quân khởi hành vào tháng 7, mùa thu
(a); tháng 10 thì sứ bộ đến. Tt, IV, 14b, Cm, V, 13ab.
[79] Mỹ Sơn, sân D, 92, bia A, chữ Chàm, 1097 c = 1178 công nguyên Jaya
Harivarman IV; Finot, IV, 970, XXIV.
[80] Nhƣ mọi ngƣời đã thấy, tôi cho “Jaya Indravarman ở Gramapura” lên ngôi
vào khoảng năm 1167 và Jaya Indravarman Cn Vatuv làm vua Chàm trong khi
quân Khmer xâm lăng Chàm vào năm 1190, làm một ngƣời mà thói và gọi nhân
vật đó là Jaya Indravarman IV. Tôi càng tin rằng mình có đầy đủ lý do để đề
nghị sự đồng nhất đó nó đã trở thành hiển nhiên vì tên trùng nhau và thời điểm
gần giống nhau, và theo Tống sử, XXXXLXXXIX, 27a, có lẽ vua Trâu á Na, lên
ngôi vào khoảng Nhật Bảnăm 1167, và còn ở ngôi đến khi Khmer xâm chiếm
Chiêm Thành. Thật ra, nếu Finot, XV, 250, chú thích số 2 công nhận rằng “Jaya
Indravarman ở Gramapura phải coi là một ngƣời tiếm ngôi đã, theo ức thuyết
của G. Maspero, hoạnh đoạt ngôi vua của Jaya Harivarman II sau khi cha vua
này chết”, và nên theo gƣơng Maspero xếp ông ta vào thứ bậc của ông ấy với cái
tên là Jaya Indravarman IV” , trái lại, Finot “tƣởng rằng không nên đồng hoá
vội, mà chờ đến khi nào có đầy đủ tài liệu sẽ hay nhƣ là tác giả đã đồng nhất
Jaya Indravarman ở Gramapura với Jaya Indrvarman On Vatuv trị vì ở Vijaya
khi ngƣời Khmer xâm chiếm Chiêm Thành vào năm 1112 c = 1190 công
nguyên. Ông kết luận: “việc trùng tên” không có nghĩa lý gì đối với những tên
vua bằng chữ Chạn, mà chính là cái tên biệt hiệu mới là quan trọng, vì tên đó
làm cho ta phân biệt đƣợc những vua cùng có tên giống nhau”. Trái lại, tôi tin
rằng cần phải giữ sự đồng hoá của tôi, sự đồng hoá này theo ý tôi đƣợc ngay
những thuật ngữ của bi ký trên bia Mỹ Sơn, 92, xác nhận. Thực vậy, nếu hai tên
đó không chỉ chung một ngƣời duy nhất, thì ta không thấy có đƣợc mối tƣơng
quan giữa những phần khác nhau của bi ký đó và phải thêm vào trong danh sách
các vua Chàm một vua mới là Jaya Indravarman ở giữa khoảng Cri Jaya
Indravarman ở Gramapura nói ở mặt A của bia và Cri Jaya Indravarmadeva on
Vatuv nói ở mặt B, nhƣ vậy thì khó mà thông với nhau đƣợc.
[81] Mỹ Sơn, lâu đài B1, 85, cột trong, nam, chữ Phạn, 1085 c = 1163 công
nguyên; Finot, IV, 969, XXIII, và Mỹ Sơn, 92 A.
[82] Mỹ Sơn, 92 A.
-243-
[83] 1085 c; Finot, TCVĐBC, XV, 2, 50.
[84] 1086 c; đã dẫn.
[85] 1087 c. Vào những năm 1089, 1090, và 1092c, ông đã là vua rồi, ông lại
dâng đồ cúng thêm cho thần này. Xem Finot, đã dẫn.
[86] Finot, TCVĐBC, XV, 2, 5, chú thích số 2, nói: “vào khoảng năm 1087 c =
1165 công nguyên”, tôi không hiểu ông lấy lý do gì mà đƣa ra thời điểm đó.
[87] Hiếu Tông làm vua từ năm 1163.
[88] “Vào ngày Ất Vị dƣ, tháng 10, năm Đinh Hợi niên hiệu Kiền Đạo thứ 3”,
Tống sử, XXXIV, 33b, CCCCLXXXIX, 27a.
[89] Ngày Kỷ Sửu, tháng 10, năm Thiệt Hƣng thứ 32, vua (Trung Quốc) phong
tƣớc cho ông. Tống sử, XXXIV, 33b, CCCCLXXXIX, 27a.
[90] Đại thực, ngƣời A rập. Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a; Văn hiến thông
khảo, 53; Phƣơng nam, 554.
[91] Đơn khiếu nại tố giác này do các nhà chức trách ở Phúc Kiến chuyển đệ.
Văn hiến thông khảo, XXIV, 53b; Phƣơng nam, 554 - 555.
[92] Hồng Mai là một ngƣời trong văn phòng đƣợc uỷ nhiệm giữ thƣ đó đề nghị
dùng giấy lụa vẽ hoa vàng để viết; nhƣng thƣợng thƣ bộ lễ là Lý Đạo trình bày
rằng một tiền lệ trƣớc đây vào năm Thiệu hƣng thứ 25 (1155, năm mà Jaya
Harivarman I xin phong và đƣợc phong; xem ở trên, trang 302), dùng giấy trắng
thƣờng để viết thƣ cho Chiêm Thành cũng là đủ rồi, và trong những hoàn cảnh
rắc rối nhƣ thế này, thì lại càng không nên làm long trọng hơn trƣớc. Văn hiến
thông khảo, XIV, 53b, 54a; Phƣơng Nam, 555.
[93] Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a; XXXIV, 33b; Văn hiến thông khảo, XXIX,
53b - 54a; Phƣơng Nam, 554 - 555.
[94] “Năm Chính Long Bảo ứng thứ 8”, Việt sử lƣợc, III, 10a. Ông lại vận động
thêm vào năm 1184 là năm Trinh Phù thứ 11, Tt, IV, 20a. Thế nhƣng việc đó
cũng chẳng ngăn đƣợc ngƣời Chàm ở các tỉnh miền Bắc thỉnh thoảng đến cƣớp
miền Nghệ An, Việt sử lƣợc, III, 12b; Tt, IV, 18a; Cm, V. 19a.
[95] Dhavaraman II. Xem Maspero. Vƣơng quốc Khmer, 45 và TCVĐBC, III,
462.

-244-
[96] “Năm Kiền Đạo thứ 7”. Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a; Lĩnh ngoại đại đáp,
II, 11; Văn hiến thông khảo, XXIV, 54a; Phƣơng nam, 555 - 556. Ngƣời Trung
Hoa này quê ở Cát Dƣơng quân, tên một huyện tức là Nhai Châu, ngày nay, ở
trên bờ nam đảo Hải Nam.
[97] Năm Kiền Đạo thứ 8, Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a; Lĩnh ngoại đại đáp,
II, 11; Văn hiến thông khảo, XXIV, Phƣơng nam, 556.
[98] Quỳnh Châu, một châu trong đảo Hải Nam.
[99] “Ngày Mậu Dần, tháng 10, năm Thuần Hy, thứ nhất” (1174). Tống sử,
XXXIX, 36b.
[100] “Năm Thuần Hy thứ 2”, Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a; Văn hiến thông
khảo, đã dẫn; Phƣơng nam, 556 - 557.
[101] “Năm Thuần Hy thứ 3”, Tống sử, đã dẫn; Văn hiến thông khảo, đã dẫn;
Phƣơng Nam, 557.
[102] Việc cƣớp phá kinh đô của vƣơng quốc Khmer xảy ra vào “ngày rằm
tháng 5 Thuần Hy thứ 4”, Văn hiến thông khảo, XXIV, 49b, Phƣơng Nam, 478.
[103] Lĩnh ngoại đại đáp, II, 10.
[104] Tống sử, đã dẫn, Văn hiến thông khảo, XXIV, 54a; Phƣơng nam, 557, nói
rằng vua Cao Miên bị giết, tin này không đúng vì trong chú thích về Cao Miên
thì nói trái lại (Văn hiến thông khảo, XXIV, 39b; Phƣơng nam, 487) là vua Cao
Miên “thì sẽ trả thù dữ dội, nhƣng mãu sau mƣới tám năm dấu diếm kiên nhẫn
ông mới thực hiện đƣợc”. Xem Maspero, Vƣơng quốc Khmer, 45. Chỉ có một
văn bản Chàm nói đến cuộc xâm lăng này: đó là bi ký Ponagar ở Nha Trang, 30,
cột A3, chữ Chàm (Bergaine, 87; Aymonier, 44 - 45). “Nhân việc đi chinh phục
Cao Miên, Jaya Indravarman IV cúng một bình bằng bạc…” caka 1105 = 1183
công nguyên.
[105] Jayavarman VII nối ngôi Dharamdravarman II vào năm 1104c = 1182
công nguyên. Xem TCVĐBC, III , 462.
[106] “Năm caka hai giăng - giăng - giăng (1112, 1190 công nguyên” vua Cao
miên …đƣa …chiếm Vijaya và bắt đƣợc vua Jaya Indravarman on Vatuv …”
Mỹ Sơn, 92, B - “Năm cakaraja 112 = 1190 công nguyên, ông làm vua đất Cao
Miên, gọi là Vrahpada Cri Jayavarmadeva, ông chiếm hết đất đai. Ông chiếm

-245-
kinh đô của Chiêm Thành, lấy đi hết cả các linga …” Ponagar ở Nha Trang,
30b4; Aymonier, 47; Bergaine, 89. Năm Jayavarman VII xâm lăng Chiêm Thành
thật là chính xác. Trái lại các sử gia Trung Quốc lại ghi một thời điểm không
đúng: Tống sử, CCCLXXXIX, 27a và Văn hiến thông khảo‟, XXIV, 49b,
Phƣơng nam, 488, nói rằng trận đó xảy ra vào khoảng niên hiệu Khánh nguyên
(1195 - 1201) và văn bản cuối cùng XXIV, 54a, Phƣơng nam, 557. đặt việc đó
vào năm Kỷ Vị niên hiệu Khánh nguyên.
[107] “Năm 1112 c. vua Cri Jaya Indravarmadeva on Vatuv nổi dậy chống vua
Cao Miên”. Mỹ Sơn, 92B.
[108] Mỹ Sơn, 92B.
Tôi không biết “thành phố Malyan” ở đâu. Có lẽ đó là trị sở của chính
quyền ở đó mà châu Đại quan (?) gọi bằng cái tên phiên ra chữ Hán là Mạc
Lƣơng. Hồi ký về phong tục Cao Miên, bản dịch của Pelliot, I, 171 - 172.
[109] Mỹ Sơn, 92B.
[110] Ponagar ở Nha Trang, 30B IV.
[111] Jaya Indravarman IV. Kiểm kê: A. I. Mỹ Sơn, lâu đài B 1, 85, cột tò vò
trong nam, chữ Phạn, 1085 c = 1163 công nguyên; Finot, IV, 967, XXIII và XV,
2, 50. - II. Mỹ Sơn, sân D, bia A, chữ Chàm, 1160 c = 1194 công nguyên; Finot,
IV, 970, XXIV và XV, 2, 50.
[112] Mỹ sơn, 92 B.
[113] Mỹ sơn, 92 B.
[114] Tôi ghi ông ở trong danh sách các vua với cái tên là Suryavarman I và tôi
quy cái tên Suryavarman II cho hoàng thân Vidyanandava - ông này làm vua sau
Jaya Indravarman V trên toàn cõi Chiêm Thành.
[115] Bi ký Mỹ Sơn, 92B, cung cấp những tƣ liệu này, không nó rõ Jaya
Indravarman V tiếm ngôi vào năm nào. Nhƣng, vì vua Cao Miên đƣa một đạo
quân đến đánh để hạ ngôi ông từ năm 1192 (1114 c.), tôi tin rằng có thể lấy thời
điểm 1191 (1113c.) chắc là không bị nhầm lẫn.
[116] Mỹ Sơn, 92B.
[117] “Năm caka bể giăng - giăng - giăng” (114). Mỹ Sơn, 92B.

-246-
[118] “Năm caka năm giăng - giăng - giăng”. Mỹ Sơn, 92 B.
[119] “Năm caka sáu giăng - giăng - giăng = 1116c = 1194 công nguyên. Mỹ
Sơn, 92B.
[120] “Năm Thiên tƣ gia thuỵ thứ 9. Sứ bộ này đến triều đình cùng một lúc với
sứ bộ của Cao Miên. Việt sử lƣợc, III, 17b.
[121] “Năm Thiên thƣ gia thuỵ thứ 13”, Tt, IV, 22b; Cm, V, trang 27b.
[122] “tháng 11, mùa đông, năm Thiên tƣ gia thuỵ thứ 14”. Sk; Tt, IV, 22b; Cm,
V, 27b.
[123] Long Cán, con Lý Anh Tông, làm vua từ năm 1175, miếu hiệu là Lý Cao
Tông, Việt sử lƣợc, 11a; Sk, IV, 24b, Tt, IV, 17b, Cm, 16b, 18a.
[124] Việt sử lƣợc, III, 20ab, và sau Việt sử lƣợc là Sk; Tt, IV, 23b - 24a và Cm,
V, 29ab, nói rằng sau năm 1203, vua Chiêm Thành đó là Bố Trì bị chú là Bố
Do9 đánh đuổi. Việc thời điểm phù hợp nhau làm cho ta có thể đồng nhất hoá Bố
Trì với Suryavarman II (chỉ là một ngƣời). Nhƣng phần bi ký ở Mỹ Sơn, 92 BC,
do vua khắc, kết thúc bằng vài dòng lấy danh nghĩa một “Yuvaraja, dòng dõi
hiển hách, tên là Mnagahna on Dhanapati” cai trị Chiêm Thành, mặt D của bi ký
Mỹ Sơn, 90, bắt đầu từ dòng 5, có ghi tên một “Yuvaraja tên là On Dhanapati”
dẫn quân đi đánh vua Cao Miên; Suryavarman bắt đƣợc ông ta, và đƣợc thƣởng
tƣớc hiệu có lẽ là tƣớc hiệu của một vị tổng đốc. Yuvaraja quê quán ở Chiêm
thành cũng nhƣ Suryavarman II; cũng trốn sang Cao Miên và lập công danh
trong một cuộc chiến tranh đánh thành Malyan. Vì vậy cho nên tôi thiết tƣởng
rằng đồng nhất hoá Bố Do với Yuvaraja Mnagahna on Dhanapati Grama là có
thể đƣợc, vì Bố Trì = Suryavarman II. L. Finot viết cho tôi về vấn đề này nhƣ
sau: “Chữ tên của hai ngƣời (Mnagahna On Dhanapati và On Dhanapati Grama)
viết tháu thì giống nhau đến nỗi ngƣời ta có thể cho hai ngƣời là một. Đành rằng
một ngƣời đi đánh Indravarman, một ngƣời thì đi đánh Suryavarman, thật là một
khó khăn lớn. Bi ký 92 viết bằng một thứ ngôn ngữ thấp kém quá không thể nào
dịch đúng đƣợc: tuy nhiên bây giờ tôi thấy rằng Dhanapati không tự xƣng là
Yuvaraja, mà là con của Yuvaraja”.

9
Cƣơng mục chép là Bố Điền. Chắc là nhầm về tự dạng Do; Điền

-247-
[125] Cửu La (Việt sử lƣợc) hay Cơ La, nay là cửa bể Nhƣợng thuộc Kỳ Anh 10,
Cm, 29b.
[126] Dĩ Mông.
[127] Phạm Diên.
[128] Suryavarman II. Kiểm kê: A, Mỹ Sơn, sân D, 92, bia B, C, chữ Chàm,
1116c = 1194 công nguyên; Finot, IV, 970, XXIV và XV, 2, 50. - C. Mỹ Sơn,
sân D, bia D, chữ Chàm, không có thời điểm. Yuvaraja On Dhanapati Grama;
Finot, IV, 933, XII và XV, 2, 50.
[129] “Tháng 8 và tháng 9, năm Thiên gia bảo hựu thứ 2”. ở đây, tôi theo cách
kể trong Việt sử lƣợc, III, 20 ab, 21a, đầy đủ hơn và đƣợc chép lại một phần
trong Sk, Tt, IV, 23b - 24a. Cm, V, 20ab, làm cho tôi sáng tỏ đƣợc vài điểm còn
lờ mờ.
[130] Mỹ Sơn, 90B.
[131] Bi ký Mỹ Sơn, 90 D, ghi rằng vua phong một tƣớc cho ông, tƣớc đó tận
cùng bằng chữ …putra: có lẽ tƣớc đó là rajaputra hay devaputra, tƣơng ứng với
chức vụ thống đốc Chiêm Thành. Theo Tống sử, CCCCLXXXIX, 27a, Chiêm
Thành đã không còn là một vƣơng quốc nữa mà “đã thuộc hoàn toàn vào Cao
Miên”.
[132] Mỹ Sơn, lâu đài B1, 86, cột tò vò trong nam, chữ Chàm, 1156 c = 1234
công nguyên, Jaya Paramecvaravarman II; Finot, IV, 976, XXV.
[133] 1123 c. Ponagar ở Nha Trang, 30, B4, Bergaine, 90.
[134] Gồm có quân Diến diện và quân Xiêm La. Phan Rang, Ninh Thuận, 4, cột
tò vò đã hƣ nát, chữ Chàm, 1148 c= 1226 công nguyên, Paramecvararman II;
Bergaine, 91; Aymonier, 50 - 52; Finot, III, 634, VIII, XV, 2, 9, 51.
[135] Năm Caka 1129, đã dẫn.
[136] “Tháng 12, năm Kiến Gia thứ 6”, ngƣời Chàm và ngƣời Cao Miên cƣớp
phá Nghệ An, bá trƣởng châu Nghệ An và Lý Bất Nhiễm đánh tan đƣợc chúng.
Sk, Tt, IV, 29b; Cm, V, 29a.

10
Chỗ này Maspero ngắt câu sai, nên dịch sai. Chúng tôi sửa lại cho đúng. Nguyên văn của Maspero: “Cửa bể
Kỳ Anh nhƣợng”. Thực ra, trong địa lý của ta không có cửa bể nào mang tên nhƣ vậy.
Theo Đại Nam Nhất Thống chí thì cửa Nhƣợng thuộc xã Nhƣợng Bạn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

-248-
[137] Tháng 12, mùa đông, năm Kiến gia thứ 8, ngƣời Chàm và ngƣời Cao
Miên …” đã dẫn, Sk, Tt, IV, 30a; Cm, V, 39a.
[138] “Năm Caka 1142”, Phan Rang, 4.
[139] Vrah Nagar, đã dẫn, nay là Prah Noker ở Cao Miên.
[140] “Năm caka nay là 1194”, đã dẫn, Xem Finot, TCVĐBC, XV, 2, 51.
[141] Aymonier đọc là Vinaya.
[142] Đã dẫn.
[143] Đã dẫn.
[144] “Ông (Jaya Paramecvaravarman II) dựng lại cái linga ở miền Nam, tức là
những cái ở Yan Pu Nagara, và những linga ở miền Bắc, tức là những cái
Cricanabhadrecvara”, Mỹ Sơn, 86, Ponagar ở Nha Trang, 30 B1, biếu ruộng.
Bình Định (chùa Kim), 52, bia, chữ Chàm, không có thời điểm; Bergaine, 92,
Aymonier, 53; cúng cho các thần đạo Phật.
[145] Lom nơ, Ninh Thuận, 7, cột tò vò hƣ nát, Jaya Paramecvaravarman II,
Bergaine, 92; Aymonier, 52 - 53; Finot, III, 634, XV, 2, 9.
[146] Năm 1230 (1152 công nguyên), Lakei Pankaja hoàng tử Abhimanyudeva,
tên là Cathei, lãnh chúa ở Panduranga và là Senapati của vua Cri Jaya
Paramecvaravarman II nhận đƣợc lệnh của vua này đi làm senapati ở Panran cho
vua, có lẽ để củng cố uy tín của vua. Phan Rang. Ninh Thuận, 6, khung trên cửa,
chữ Chàm, 1176 c = 1154 công nguyên; Finot, III, 635, XII, 648. XV, 2, 10, 51.
[147] Xem bài tƣờng thuật về cuộc xâm lăng Chiêm Thành này của Khmer vào
năm 1593, trong quyển “quần đảo Phi Luật Tân, Malacca, Xiêm, Cao Miên,
Nhật Bản và Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 16 của A. de Morga, bản dịch của
Henry E. J. Stanley, London, Hakuyt Society, 1878, trang 100 và tiếp theo.
CHƢƠNG TÁM
NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MÔNG CỔ.
Triều đại thứ XI (tiếp - Indravarman và người Mông Cổ (1278 - 1285). -
Jaya Sinhavarman III nhường cho Đại Việt hai châu Ô, Lý (1306).
Trong khi ngƣời Khmer bận về chiến tranh với Xiêm, sắp sửa thôi không tỏ
ra là kẻ xâm lƣợc đối với Chiêm Thành, hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc

-249-
mà lịch sử có liên quan mật thiết với nhau vừa mới thoát khỏi những triều đại
vua chúa làm cho họ yếu đi, thì lại sắp sửa xuất hiện từ này là những kẻ thù đối
với ngƣời Chàm làm cho ngƣời Chàm phải chống lại sau này.
Trong khi Jaya Paramecvaraman II lấy lại đƣợc ngôi vua của tổ tiên, thì
vua cuối cùng nhà Lý là Huệ Tông (1) đi tu ở chùa, nhƣờng ngôi cho con gái là
một cô bé 7 tuổi (1224) (2). Một vị quan tham quyền là Trần Thủ Độ (3) gả cháu
(chú, bác) mình là Trần Cảnh (4) lên 8 tuổi cho cô bé, và hai mƣơi ngày sau,
Thủ Độ ép các quan công nhận cậu hoàng đó làm vua dƣới cái tên là Trần Thái
Tông (5) (1225). Thế là một đế kỷ mới bắt đầu trị vì ở Việt Nam (6).
Đế kỷ mới này liền lại bắt đầu đánh nhau với Chiêm Thành, việc mà các
vua cuối cùng nhà Lý không làm nổi. Sử Việt Nam (7) nói: “Từ khi nhà Lý suy
yếu, ngƣời Chàm là những tên cƣớp thực sự luôn luôn dùng thuyền nhẹ đến
cƣớp nhân dân vùng bể (Đại Việt). Khi mà vua bắt đầu trị vì (8), ông sai sứ giả
sang trách vua Chàm, mặc dầu vua Chàm vẫn thƣờng xuyên nộp đồ cống (9).
Vua Chàm trả lời và xin trả lại những đất cũ mà ông âm thầm muốn lấy về (10).
Vua Trần nổi giận, giao quyền nhiếp chính cho Khâm Thiên vƣơng Nhật Hiệu
(11) rồi tự mình cầm quân đi đánh (tháng giêng âm lịch - 1252 (12)”. Trận này
kéo dài và hình nhƣ gay go lắm, vì Trần Cảnh mãi đến tháng 12 âm lịch mới về.
Quả nhiên, ông đem theo về hoàng hậu Bố da la (13), các quan trong triều, cung
tần của vua Chàm và một số lớn tù binh (14).
Jaya Indravarman VI.
Nối ngôi Jaya Paramecvaravarman II (15) là em thứ Jaya Indravarman II
(16) tức là hoàng tử Harideva, ở Sakan Vijaya, cháu nội vua Harivarman, chúa
tể trong các vị vua, con vua Jaya Harivarman, vua chủ tể vĩ đại, em ruột vua
Paramecvaraman , vua chủ tể” . Chúng tôi không rõ ông lên ngôi năm nào, chỉ
biết rẳng năm 1274 (16) ông đang làm vua.
Ông là một ông vua hoà bình, ham mê “nghiên cứu khoa học và chuyên
tâm về triết học của các trƣờng phái (17)”. Ông duy trì mối quan hệ thân thiện
với Đại Việt (18), và chúng ta chỉ biết ông qua những công trình kiến thiết về
tôn giáo do ông hay con gái ông sáng lập (19). Ông bị ám sát bởi (20) một ngƣời
con giai của chị gái ông (21) là Cri Harideva, tên là lãnh chúa Pulyan Cri
Yuvaraja vlon (22).

-250-
Hoàng tử này, nắm đƣợc quyền hành một cách nhƣ thế, cũng dùng cách
nhƣ thế để diệt trừ mọi thủ đoạn của cậu để trở lại ngôi vua và cho chặt hai ngón
tay cái của hai bàn tay ông (23). Vừa mới lên ngôi, ông tự lấy vƣơng miện (24)
là Jaya Sinhavarman (1257) (25), nhƣng đến năm 1226, mới đƣợc làm lễ rửa tội.
Indravarman V (1266 - ?)
Lúc đó ông mới lấy tên là Indravarman V (26), đó là tên mà ta nên gọi ông
ấy.
Khi ông lên làm vua, ông tuổi cũng đã khá cao vì rằng Mareo Polo gọi ông
ta là Accambale (27), miêu tả ông là “một ngƣời rất già” vào năm 1278 (28).
Ông không muốn dùng chiến tranh để thực hiện tham vọng của mình nữa, và
muốn tránh cho nƣớc ông khỏi mối thù hằn của ngƣời Việt, ông vội gửi một sứ
bộ sang Đại Việt (29) từ đầu năm 1266 (30). Năm sau (31), ông cũng làm tròn
nhiệm vụ ấy. Năm 1269, ông biếu vua Đại Việt một con voi trắng (32) và năm
1270 (33) lại cống nữa.
Thế mà ông vẫn không tránh khỏi đƣợc chiến tranh. Nhƣng lần này chiến
tranh lại do một kẻ địch của ông không ngờ tới, đó là ngƣời Mông Cổ, họ đã
thôn tính dần Trung Quốc. “Đại Khan” của họ là K‟oubilai (34), cháu nội của
Gengis, từ khi lên làm vua ở Mông Cổ (1260), tiếp tục chinh phục vƣơng quốc
Tống. Đồng thời ông cũng tìm cách bắt tất cả các nƣớc khác phải công nhận các
vua của nhà Tống là vua chủ tể của họ (33) phải thề thần phục với ông. Năm
1260, ông đã báo cho Thánh Tông biết là ông đã ban cho sự bảo hộ (36) và mới
Thánh Tông đến để bày tỏ nghĩa thần phục. Năm 1267, 1275 và 1278, ông lại
nhắc lại nội dung chỉ đạo đó, nhƣng Thánh Tông vẫn không tuân theo, mà ông
cũng chẳng đƣợc thắng lợi gì hơn cả (37).
Vua Chàm cũng vậy, đã không thể bị bỏ qua mà không đƣợc kêu gọi làm
những nhiệm vụ ấy (38). Vì thế cho nê, ngay từ năm 1278, Toa Đô (39), là tá
thƣờng (40), vừa mới tham gia đắc lực vào việc chinh phục Quảng Đông, sai
một viên tì tƣớng sang Chiêm Thành ngƣời này về báo cáo lại với Toa Đô rằng
Indravarman V (41) sẵn sáng để đầu hàng. K‟oubilai đƣợc tin đó phong cho vua
tƣớc “quận công” (42) và nhân có sứ Chàm tới triều đình vào tháng 6 năm sau
(43), ông sai ban bạc, tiền, quần áo và lụa, yên ngựa, cung và dê và tất cả tiền
nong để mua dê và ngựa. Nhƣng ông đòi các vua chƣ hầu phải thân tới triều
đình thề giữ phận chƣ hầu, và vào năm 1267 (44), ông cũng ra lệnh cho các vua
-251-
Đại Việt phải thâm đến triều đình tuyên thệ, đầu năm 1280 (45) ông sai một sứ
bộ trong đó có Toa Đô (46) đến Chiêm Thành mời Indravarman V đích thân
phải tới chầu (47). Tháng 5, (48), vua Chàm làm lễ quy thuận, nhƣng ông vẫn
chƣa lấy thế làm hài lòng, nên ngày 1 tháng 7 (49) (dƣơng lịch), ông k ý đạo chỉ
dụ bắt vị vua bƣớng bỉnh đó phải đích thân tới? rồi nhân ngày 5 tháng 9 (50)
(dƣơng lịch), các quan Chàm dâng lên ông những voi thuần dƣỡng, nên ngày 26
tháng 12 (51) (dƣơng lịch), ông lại sai “sứ giả đặc mệnh” là Mạnh Khánh
Nguyên, - ông này đã tham dự vào sứ bộ của Toa Đô, - với nhiệm vụ là bắt buộc
Indravarman V phải gửi một ngƣời con giai và mấy vị quan tới triều đình. Vua
Chàm liền nối tiếp gửi các sứ bộ sang: sứ bộ thứ nhất yết kiến Đại Khan ngày 13
tháng 8 năm 1281 (52), sứ bộ thứ hai tới nơi vào 2 tháng sau (53), cuối cùng
K‟oubilai phải phong cho vua Chàm tƣớc “quân vƣơng”.
Sagatou (Toa Đô) cùng với Lƣu Thân vừa mới đi Chiêm Thành (55). Hai
ngƣời có nhiệm vụ phải chia nƣớc này thành quận huyện và giữ gìn cho nƣớc đó
đƣợc yên ổn (56). Nó tóm lại, họ là hai vị phó vƣơng có nhiệm vụ thay thế vua
Chàm mà cai trị xứ này. Vua Chàm già yếu chịu khuất phục, nhƣng con ông, là
hoàng từ Harijit, mà các văn bản Trung Quốc gọi là Bồ Đích (57) không thể chịu
đựng đƣợc sự nhục nhã đó. Thời đó, tình trạng một dân tộc lệ thuộc không thể là
hƣ vị: ngƣời ta đòi dân tộc đó phải cung cấp ngƣời, tiền bạc và lƣơng thực (58).
Nhân dân đƣợc kích động ngấm ngầm ngày cảng oán giận đến nỗi những ngƣời
Trung Quốc thừa hành, cảm thấy không thể ngồi yên đƣợc, phải trở về Trung
Quốc.
Vua Trung Quốc tức thì quyết định chinh phạt, lấy 5000 quân ở Hoài Tây,
Phúc Kiến và Hồ Quảng, trƣng dụng 100 thuyền đi bể, 250 chiến thuyền và cử
Toa Đô làm tổng chỉ huy; ngày 16 tháng 7 năm 1282 (60). Trƣớc khi đoàn quân
xuất phát ra khơi, nƣớc Chiêm Thành lại có một lý do mới làm cho “Đại Khan”
cấp tốc khởi hành; những sứ giả Chiêm Thành đi sang Xiêm La và Mã Bát nhi
(61) bị bắt ở gần bờ bể Chiêm Thành. Thế nhƣng “Đại Khan” bao giờ cũng dùng
ngoại giao, đƣa quần áo và uỷ cho về nói với vị vua già rằng ông ta kông có gì
phải sợ cả, mà chỉ có một mình con trai ông có tội thì sẽ bị trừng trị mà thôi;
triều đình Trung Quốc chỉ chú ý đến bản thân vua đó và làm cho ông ta không
thể gây tác hại gì đƣợc cả; không ai phải lo lắng (19 tháng 11 năm 1282) (62).
Đến tháng 11, từ nay Toa Đô đƣợc phong chức là “Chiêm Thành thƣ hàng tỉnh

-252-
quan” (63), bị nƣớc An nam từ chối không cho mƣợn đƣờng đi qua đất nƣớc đó
(64) bèn cho quân xuống 1000 chiếc thuyền (65) ở Quảng Châu, vƣợt bể tới cửa
bể Chiêm Thành (66), cho quân đổ bộ và đóng quân trên bờ bể. Quân Chàm
canh gác bốn mặt thành Mộc Thành (67). Quân Chàm đã dựng một hàng luỹ có
chòi gác, dài hơn hai dặm (68), và lập những trại cho ba tầng gác đƣợc canh
phòng cẩn mật. Cách Mộc Thành một dặm (69) về phía Tây, con Indravarman V
là hoàng tử Hariji (70) tập trung một đạo quân trợ chiến.
Trƣớc khi đánh nhau, Toa Đô muốn dùng cách thoả hiệp. Ông sai hai vị
quân quan (71) đƣa bảy lá thứ cho Chàm bắt phải đầu hàng nhƣng Chàm không
trả lời một lần nào cả. Sắc Liệt Mặc (Soleyman)

-253-

You might also like