You are on page 1of 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may.


Nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người là sợi lanh. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng
Lưỡng Hà. Tơ tằm được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên, vị hoàng đế
đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành
một ngành phồn thịnh, hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây.

Đến giữa thế kỷ XVIII, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy
dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước, ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để
trở thành một kỹ nghệ.
Máy may, ra đời năm 1846, đã đẩy mạnh tốc độ và sản lượng của ngành may mặc lên
một tầm cao hoàn toàn mới. Những 1900s-1950s, nhà máy công nghiệp bắt đầu xuất
hiện, đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam được coi là bắt đầu khi thành lập nhà máy dệt Nam Định năm
1897.
Thời kỳ trước năm 1975:
Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng máy móc Châu Âu. Miền Bắc,
doanh Trung Quốc, Liên Bang Xô Viết cũ và Đông Âu cung cấp thiết bị máy móc cũng
được thành lập trong giai đoạn này.
1954 – miền Bắc dành độc lập, nhà máy dệt Nam Định và nhà máy dệt lua Nam Định
được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy mới được xây dựng.
Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985: Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung
bao cấp, xuất cung ứng theo chỉ tiêu của Nhà nước.
04/1975, sau khi 2 miền thống nhất: chính phủ đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở Miền
Nam (Dệt Thắng Lơi, Việt Thắng, Phong Phú, Thành Công. Doanh nghiệp dệt may
nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước)
1976: Bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh tế Đông Âu. Xuất khẩu sang Liên
Xô cũ với hình thức hợp đồng phụ: nhận bông và chuyển trả lại thành phẩm.
1979: Việt Nam mở rộng loại hình hợp tác này sang Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức.
Thời kì từ năm 1985 đến
1986: VN ký thỏa thuận hợp đồng phụ với khối lượng lớn: VN gia công dựa trên nguyên
liệu, mẫu thiết kế Liên Xô cung cấp, chuyển lại sản phẩm ở quần áo may sẵn và nhận
hàng tiêu dùng.
1987-1990: Ngành có bước phát triển rõ rệt. Doanh nghiệp may mặc được thành lập mới
trong cả nước thu hút nhiều lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách.
1990-1992: Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, nước ta
rơi vào thế hoàn toàn cô lập so với nhiều nước lớn mạnh khác, thị trường xuất khẩu bị
ảnh hưởng mạnh mẽ. Nhiều xí nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoát khỏi
tình trạng này. Công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Năm 2006: Xuất khẩu dệt may 5.8 tỷ USD và trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn
thứ 2 sau dầu thô.

You might also like