You are on page 1of 9

DỆT MAY TRUNG QUỐC

I. CHUỖI CUNG ỨNG 


1. Các tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng ngành dệt
may:                                      
Chuỗi cung ứng ngành dệt may:

Những đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng ngành dệt may:
 Nhà sản xuất: cty sản xuất nguyên liệu( khai thác khoáng sản, dầu khí, cưa
gỗ,trồng trọt,nuôi tằm,..) , cty sản xuất thành phẩm ( sử dụng bộ phận, nguyên
liệu sản xuất từ cty khác).
Nhà phân phối: tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng, phục vụ khách hàng,..Được xem
là nhà bán sỉ. 
Sau khi sản xuất xong nhà sản xuất sẽ lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản
phẩm rộng khắp cả nước, với 3 kênh tiêu thụ gồm:
          + xây dựng các cửa hàng độc lập
          + mở rộng hệ thống đại lý hiện nay 
          + đưa các sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao
cấp.
 Nhà bán lẻ: quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa
chọn và sự tiện dụng của sản phẩm may mặc.
 Khách hàng: người tiêu dùng sản phẩm may mặc
 Nhà cung cấp dịch vụ: cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho
CHUỖI ĐẦU VÀO:

nhập khẩu sợi và sản phẩm gia công

các trang trại trồng bông, nuôi tằm

*Nguyên liệu trong nước


Tự Nhiên:
-Bông: Các vùng trồng bông Trung Quốc chia thành vùng bông Nam Trung Quốc và
sông Dương Tử từ nam ra bắc . Trong số các khu vực sản xuất bông, sản xuất  bông
của khu tự Trị Tân Cương hiện là khu vực trồng bông lớn nhất ,với sản lượng bông
chiếm hơn ½ sản lượng bông toàn Trung Quốc . Trung Quốc sản xuất khoảng 22%
nguồn cung bông toàn cầu  và vào năm 2018 , 84% bông Trung Quốc đến từ Tân
Cương đạt 1,1 triệu tấn , tăng 11,9% so với năm 2017,chiếm 83,8% cả nước và tăng
9,8%.
Vải lụa tơ tằm : Năm 2015, Trung Quốc chiếm 74% sản lượng tơ thô toàn cầu và 90%
thị rường xuất khẩu thế giới với sản lượng 290.003 tấn sản xuất. Năm 2009, sản lượng
đạt 574.099 tấn. Năm 2018, Trung Quốc sản xuất 146.000 tấn, va6nn4 chiếm thị
trường số 1 thế giới về lụa.

 Nhân Tạo
Sợi viscose: Nguyên liệu chính để sản xuất sợi viscose là: xớ bông, gỗ, tre, bã
mía, lau sậy, rơm, bột đậu nành, v.v. Vải viscose được xem là một giải pháp
thay thế bền vững cho chất liệu cotton hoặc Polyester và đặc biệt được yêu
thích trong nghành thời trang như một giải pháp thay thế hoàn hảo. Cấu trúc
của sợi vải này tương tự với cotton và thường được sử dụng trong may mặc các
sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo…
Để sản xuất ra vải viscose, đầu tiên người ta sẽ xay nhuyễn nguyên liệu
cenllulose sau đó hòa tan chất này trong dung dịch natri hydroxit để tạo thành
cenllulose kiềm. Tiếp đến cenllulose kiềm được xử lý bằng carbon disulfua để
tạo thành cenllulose natrixanthate, Sau đó sợi Rayon được sản xuất từ những
dung dịch như axit sunfuric, trong quá trình này các nhóm xanthate sẽ được
hủy phân để tái tạo cellulose và giải phóng các axit dithiocarbonic. Sau đó sợi
Viscose sẽ được kéo thành và đem đi dệt thành vải khổ lớn để sử dụng.
Sợi cellulose: Sợi Lyocell được liệt kê là sản phẩm sợi xanh được quốc
gia khuyến khích. Chính vì nó sử dụng cenllulose tự nhiên làm nguyên liệu thô
và sử dụng N-methylmorpholine-oxide (viết tắt là NMMO) là một sợi cellulose
tái sinh được điều chế bằng cách hòa tan cellulose và kéo sợi.
      *Nhập Khẩu: Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan là
những thị trường lớn cho nhập khẩu sợi bông ở Trung Quốc. Từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2015. Trung Quốc đã nhập khẩu 349.000 tấn sợi bông từ Ấn Độ,
nhập khẩu 294.000 tấn và 240.000 tấn sợ bông từ Pakistan và Việt Nam. Ba
nước nhập khẩu hàng đầu chiếm 87.8% tổng lượng bông nhập khẩu của Trung
Quốc, Indonesia và Uzbekistan mỗi quốc gia chiếm 4,9% và nhập khẩu 58.000
tấn.

SẢN XUẤT:

  Chuỗi cung ứng sản xuất

Đối với ngành dệt:


Kéo sợ len: kéo sợi là quá trình mà qua đó xơ này được chuyển thành sợi phù
hợp cho ngành công nghiệp dệt. Kéo sợi chỉ cần có điện cho các máy móc dệt,
nhưng một số doanh nghiệp cài đặt một hệ thống điều hòa không khí để tăng
hiệu suất máy móc và nâng cao chất lượng của sợi. Các loại dầu và chất bôi
trơn dùng cho kéo sợi được sử dụng để bảo vệ sợi và xơ trong quá trình xử lý,
và các chất như vậy sẽ bám trên xơ sau khi xử lý.

Kéo sợi bông: Các hệ thống kéo sợ bông thường sử dụng cho xơ bông và xơ
nhân tạo, có thể được pha trộn trong quá trình kéo sợi. Chiều dài trung bình của
xơ được chế biến trong kéo sợi bông là 40mm hoặc ngắn hơn. Hệ thống kéo sợi
bông có thể được chia thành các tiểu giai đoạn sau đây:
♣ Làm tơi (búi)
♣ Pha trông ( búi, làm sạch bông)
♣ Làm sạch ( loại bỏ rác và bụi)
♣ Chải (trộn lẫn xơ để tạo ra một mạng liên tuc, tạo thành vào     một
sợi xơ như sợi dây thừng được gọi là cúi)
♣ Kéo dài ( lấy một số cúi và kéo chúng thành một sợi xơ nhỏ hơn và
một số vào một sợi nhỏ hơn sợi được gọi là cúi kéo)
♣ Kéo sợi thô ( Chỉ dành kéo sợi kiểu nồi khuyên – cúi kéo được kéo
thêm tành một sợi xơ nhỏ hơn và một số sợi xoắn được chèn vào)
♣ Kéo sợi (tạo thành một sợi có độ dày cần thiết và số vòng xoắn, máy
kéo sợi kiểu nồi khuyên hoặc máy kéo sợi rôto được sử dụng)
♣ Xoắn (nếu có yêu cầu, xem mô tả dưới đây)
♣ Cuộn (chuyển sợi đơn hoặc sợi xoắn vào các búp côn để dệt thôi hoặc
dệt kim)
Sợi len chải kỹ và nữa chải kỹ: Trong kéo sợi chải kỹ, sợi chất lượng cao hơn và dài
hơn (nói chung) được chế biến thành một sợi mảnh. Đầu tiên các sợi được đặt song
song trong một máy chải và sáu đó chúng luồn và kéo. Kéo sợi chãi kỹ có thể được
chia thành các  tiểu giai đoạn sau đây:

♣ Trộn
♣ Bôi dầu
♣ Chải thường (gỡ rối và pha trộn các xơ)
♣ Chãi kỹ (đặt song song các xơ và tách những xơ ngắn ra khỏi những sợi
khác, những xơ ngắn được loại ra như sơ vụn, trong khi những xơ dài được
chải để thành cúi len)
♣ Hoàn thiện cúi (không phải luôn luôn được thực hiện, các qui trình hoàn
thiện cúi là pha trộn và nhuộm)
♣ Chuốt (làm đều và giảm độ dày của nguyên liệu)
♣ Kéo (tạo thành sợi có độ dày theo yêu cầu và số lần xoắn, máy kéo kiểu nồi
khuyên hoặc máy kéo rôto được sử dụng)
♣ Xoắn
♣ Quấn (chuyển sợi đơn hoặc sợi xoắn thành búp sợi để dệt hoặc đan)

Đối với nghành may mặc: các cụm nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Trung Quốc
tập trung tại các tỉnh thành duyên hải miền Đông, tại Triết Giang, Giang Tô, Quảng
Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Bắc.

Quy trình sàn xuất truyền thống của các công ty là sử dụng máy kéo sợi bông
đa quy trình, liên tục, sản xuất hàng loạt là làm sạch bông, chải khô, vẻ khung, kéo
sợi, vẽ đường và cuộn dây. Chính vì nhiều quy trình như thế nên các doanh nghiệp dệt
may cần phải chú trọng đến các hoạt động sản xuất liên tục, cân bằng và phối hợp của
các quy trình trước và sau, họ cần phát hiện kịp thời và làm chất lượng của bán thành
phẩm.

CHUỖI ĐẦU RA
 Trong nước: 
Theo Hiệp Hội May mặc Trung Quốc, tổng sản lượng quần áo tại Trung
Quốc năm 2018 khoản 45,6 tỷ chiếc. Hiện tại, khoản 80% doanh thu bán
hàng của toàn bộ chuỗi ngành dệt may được thực hiện ở trị trường nội địa.
Việc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vẫn là động lực chính cho sự
phát triển của ngành dệt may Trung Quốc.
 Ngoài nước: 
Theo thống kê của hải quang, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tích lũy hàng
may mặc và phụ kiện quần áo của Trung Quốc giảm về khối lượng và giá trị,
Gía trị xuất khẩu là 66,574 tỷ USD và xuất khẩu trung bình là 3,64 USD/cái.
Trong nữa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng dệt kim và phụ kiện quần áo là 30,60
tỷ USD, và xuất khẩu hàng dệt may và phụ kiện quần áo là 29,658 tỷ USD. Sáu
tháng đầu năm 2019, xuất khẩu quần áo của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt
15,328 tỷ USD, xuất quần áo sang Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, ASEAN
giảm lần lượt 6,56%, 6,11% và 6,73%. Tổng giá trị xuất khẩu của các thị
trường lớn là 41,216 tỷ USD, giảm 4,13% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm
61,9% tổng xuất khẩu quần áo. Sáu tháng đầu năm 2019, xuất khẩu quần áo
tích lũy của Trung Quốc sáng 65 quốc gia (khu vực) đã đạt 15,494 tỷ đô la Mỹ
(xuất khẩu hàng dệt may đạt 128,4 tỷ USD), giảm 5,26% so với cùng kỳ năm
ngoái, chiếm 23,27% trổng xuất khẩu quần áo của Trung Quốc.
IV.DỊCH VỤ HỖ TRỢ
1.Phương tiện vận chuyển
 Hàng dệt may là mặt hàng đặc thù cần có quy trình vận chuyển phù hợp,
đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa với các phương thức vận chuyển
đường biển, hàng không, đường sắt…
 Giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động phát
triển của công ty
2 Lưu kho
 Bảo quản hàng hóa: Sử dụng kệ kho quần áo giúp lưu trữ và bả quản vải
vóc, quần áo không bị ẩm mốc
 Trước khi đóng hàng lên container, cần kiểm tra kĩ container có ẩm, bẩn
hoặc bị hở hay không. Sử dụng lớp bìa carton để chèn lót dưới sàn và
trần container để ngăn ngừa hơi ẩm

3Vận chuyển bằng container


+Dịch vụ container treo(GOH):loại 1 tầng, loại 2 tầng
+Container hàng rời
+Container chuyên dụng
Các lỗi vải không chấp nhận: 
 Các lỗi sợ đùn lên (dù mỏng hay dày) trừ khi tính chất của vải như vậy.
 Khi một hay hai bên vải co/giãn khiến vải không trải thẳng được trên bàn.
 Vải bị gợn sóng lăn tăn, nhăn, gấp nếp trong lòng cuộn vải
 Vải có mùi lạ.
 Vải bị mục (dễ dàng xé rách), bị mộc, dán hoặc một số côn trùng khác.
 Vải in lệch hoa, in đứt đoạn, không đều màu.
 Ưu điểm: 
 Ngành may mặc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty
liên tục qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi
nguồn lực.
 Ngành dệt may Trung Quốc có thế manh trong việc sản xuất các sản phẩm
dệt kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưu chuộng.
 Ngành may mặc được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại với những máy cắt,
máy ép, là hơi… giảm bớt các công đoạn thủ công.
o Nhược điểm: 
 Chi phí nguyên liệu đầu vào, giá nhân công, chí phí điện nước đều tăng.
 Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ, có những loại
máy móc quá lạc hậu nhưng còn tận dụng nên năng suất không cao.
 Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của
phía nước ngoài để xuất khẩu.

DỆT MAY ẤN ĐỘ
Chuỗi cung ứng nghành dệt may của Ấn Độ

II.Sản xuất
Lĩnh vực dệt được chia thành các phân khúc chính: dệt bông, dệt lụa, dệt
len, may mặc, dệt thủ công, dây và dừa. Trong 2014/15, Ấn Độ đứng thứ
hai trên thế giới về năng lực dệt với hơn 4,9 triệu máy dệt, bao gồm 2,4
triệu khung dệt thủ công. Chưa kể các hộ gia đình và cá nhân, cả nước có
hơn 3.400 nhà máy dệt ở mọi quy mô công nghiệp từ nhỏ đến lớn với hơn
50 triệu cọc sợi và hơn 8 triệu cánh quạt, mức độ công nghệ từ dệt trơn đến
dệt không sử dụng Rhombus (tổng cộng 150.000 máy không hình thoi). Thị
phần  của hàng dệt may Ấn Độ đạt khoảng 5% hàng dệt toàn cầu.
Dệt sợi bông là mảng lớn nhất và được tổ chức tốt nhất trong cả nước.
Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở hỗ trợ khác như cơ sở sản xuất máy móc, phụ
kiện, kho hàng, hóa chất, thuốc nhuộm...
Ngành dệt may của Ấn Độ đóng góp 14% cho sản xuất công nghiệp, 4%
GDP và 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với nguồn nhân lực gần 51
triệu lao động trực tiếp và 68 triệu lao động gián tiếp năm 2015/16, ngành
này sử dụng nguồn nhân lực lớn thứ hai sau ngành nông nghiệp.
I.1 Chuỗi cung ứng sản xuất của Ấn Độ.
Không giống như các nước sản xuất dệt may lớn khác, ngành dệt Ấn Độ
bao gồm hầu hết các doanh nghiệp kéo sợi, dệt, dệt, hoàn thiện và may mặc
quy mô nhỏ. Cơ cấu ngành công nghiệp độc đáo này chủ yếu là một di sản
của các chính sách của chính phủ đã thúc đẩy các hoạt động quy mô nhỏ,
thâm dụng lao động và phân biệt đối xử với các công ty quy mô lớn hơn.
Kéo sợi
Kéo sợi là quá trình chuyển đổi sợi bông hoặc sợi nhân tạo thành sợi được
sử dụng để dệt và đan. kéo sợi là ngành hợp nhất và hiệu quả về mặt kỹ
thuật trong ngành dệt Ấn Độ. Tuy nhiên, kích thước nhà máy trung bình vẫn
còn nhỏ và công nghệ đã lỗi thời, so với các nhà sản xuất chính khác.
Dệt và đan.
Dệt và đan chuyển đổi sợi bông, nhân tạo hoặc pha trộn thành vải dệt thoi
hoặc dệt kim. Ngành dệt và đan Ấn Độ vẫn còn phân mảnh, quy mô nhỏ và
sử dụng nhiều lao động.
Hoàn thiện vải:
Hoàn thiện vải (còn được gọi là gia công), bao gồm nhuộm, in và chuẩn bị
vải khác trước khi sản xuất quần áo, cũng bị chi phối bởi một số lượng lớn
các doanh nghiệp quy mô nhỏ, độc lập.
III  Xuất khẩu
Xuất khẩu là thế mạnh chính của ngành dệt may Ấn Độ dựa trên các số liệu
kinh doanh. Xuất khẩu dệt may trị giá 36,63 tỷ USD trong năm 2017. Thuế
hàng hóa và dịch vụ được triển khai vào ngày 7 tháng 7 năm 2017 được dự
đoán sẽ làm cho các sản phẩm may mặc nhập khẩu rẻ hơn 5-6% khi thuế
hàng hóa và dịch vụ được áp dụng ở mức 5% cho cả sản phẩm dệt may
trong nước và nhập khẩu.
 Ấn Độ sản xuất 28.523 tấn, đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Các
loại tơ, tơ chiếm 71,8% (20,478 tấn); TASar 9,9% (2.819 tấn); Eri 17,7%
(5.060 tấn) và Muga 0,6% (166 tấn) trong năm 2015/16. Năm 2016/17, ước
tính sản xuất là 32.000 tấn.Sản xuất dệt may hiện được phân phối hầu như ở
tất cả các bang và khu vực của đất nước Ấn Độ.
 Quần áo may sẵn xuất khẩu chiếm tỷ trọng 42% tổng xuất khẩu của ngành
dệt may. Thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU, Canada, U.A.E, Nhật Bản,
Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ai
Cập. Trong số các thị trường này, Mỹ và Liên minh châu Âu chiếm gần ½
xuất khẩu của nước này. Về nhân lực, 12,3 triệu người làm việc trong lĩnh
vực may mặc và sản xuất 3,6 triệu tấn sản phẩm mỗi năm.
 Ngành dệt may không những tạo điều kiện phát triển công nghiệp nhẹ, đem
lại doanh
thu cho các tập đoàn, công ty, bảo đảm thu nhập của nhiều người lao động
mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội trong cả nước.
IV. Nhập khẩu
Ấn Độ là nước lớn về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Nhập khẩu dệt
may chủ yếu phục vụ cho việc tái xuất khẩu và các yêu cầu đặc biệt khác.
Tổng nhập khẩu giảm nhẹ từ 6,1 tỷ USD năm 2014/15 xuống còn 6 tỷ USD
năm 2015/16. Từ tháng 4 – 6/2017, con số này là 3,4 tỷ USD so với 3,1 tỷ
USD cùng kỳ năm trước.
Chuỗi cung ứng đầu ra
Quần áo, trang phục được sản xuất bởi khoảng 77.000 đơn vị quy mô nhỏ
được phân loại là nhà sản xuất trong nước, nhà xuất khẩu nhà sản xuất và
nhà chế tạo.
IV.DỊCH VỤ HỖ TRỢ
1.Phương tiện vận chuyển
 Hàng dệt may là mặt hàng đặc thù cần có quy trình vận chuyển phù hợp,
đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa với các phương thức vận chuyển
đường biển, hàng không, đường sắt…
 Giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động phát
triển của công ty
2. Lưu kho
 Bảo quản hàng hóa: Sử dụng kệ kho quần áo giúp lưu trữ và bả quản vải
vóc, quần áo không bị ẩm mốc
 Trước khi đóng hàng lên container, cần kiểm tra kĩ container có ẩm, bẩn
hoặc bị hở hay không. Sử dụng lớp bìa carton để chèn lót dưới sàn và
trần container để ngăn ngừa hơi ẩm
3. Vận chuyển bằng container
+Dịch vụ container treo(GOH):loại 1 tầng, loại 2 tầng
+Container hàng rời
+Container chuyên dụng
Ưu Điểm
 Nguồn nhân lực dồi giàu với 12,3 triệu người làm việc trong lĩnh vực may
mặc và sản xuất . Lực lượng lao động cấp thấp là lợi thế cạnh tranh khác
biệt nhất mà Ấn Độ có được.
 Nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào sẵn có cho ngành công nghiệp dệt
may, giàu các nguồn tài nguyên khác như, lụa, đay,viscose, vải, len,
polyester ….
 Diện tích gieo trồng lớn, toàn Ấn Độ chiếm 12,19 triệu ha.
 Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách thuận lợi để ngành này phát
triển : “Chương trình cho các khu liên hợp dệt” . Chính phủ đã giảm 4%
thuế VAT cho toàn bộ ngành dệt.Chương trình tín dụng cho các doanh
nghiệp hưởng ưu đãi.
Nhược Điểm
 Cơ sở hạ tầng yếu kém, chi phí điện và các giao dịch cao, thuế tại các bang
còn ở mức cao, công nghệ dệt chưa thật tinh xảo...                    
 Cơ sở hạ tầng yếu kém phân tán làm giảm khả năng và cản trở ngành công
nghiệp mở rộng.

You might also like