You are on page 1of 7

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Áo sơ mi nam là trang phục không thể thiếu của đấng mày râu, và đến
nay chiếc áo sơ mi nam đã trở thành một trang phục phổ biến dường như
không thể thiếu trong bộ sưu tập của mình. Nhắc đến áo sơ mi nam thì
không thể nào không biết đến VIETTIEN. Công ty là một xí nghiệp may
tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” 11/1975 đến 11/1976 công
ty được đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến với ý nghĩa Việt Nam tiến
lên. Với một sứ mệnh không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng
bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đứng đầu ngành dệt may tại
Việt Nam là Việt Tiến với nhiều giải thưởng danh giá như: Hàng Việt
Nam chất lượng cao 20 năm liên tục, Top 10 doanh nghiệp được tín
nhiệm nhất Việt Nam,…

Từ 2008 đến thời điểm hiện tại Việt Tiến luôn phát triển toàn diện về cả
cơ sở vật chất, nhân lực,..luôn cho ra đời và có nhiều sự đổi mới cho
thương hiệu để đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng như:
+ VIETTIEN: Chú trọng về thời trang công sở văn phòng.
+ T-UP: Thời trang danh cho nữ
+ VIETTIEN SMART CASUAL: Thời trang dạo phố, thể thao.
+ SAN SCIARO: Thời trang dòng cao cấp

Với trên 40 năm kinh nghiệm phát triển, hiện nay Việt Tiến đã khẳng
định vị thế một trong những thương hiệu về thời trang công sở hàng đầu
tại Việt Nam và không cho mình quyền tự thỏa mãn với những vinh
quang đạt được mà phải luôn đổi mới và nâng cấp. Đó là lý do khiến
VIETTIEN nổi tiếng đang ngày càng nỗ lực sáng tạo đa dạng sản phẩm
và VIETTIEN có mô hình kinh doanh hiệu quả nhờ vào sản phẩm luôn
phải chất lượng, thẩm mỹ , đi đôi với đó chất lượng thì giá cả luôn phải
cạnh tranh và phù hợp. Tiêu chí chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.
Việt Tiến có quyền mơ giấc mơ xa hoa đó khi là thương hiệu thời trang
may mặc công nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Người anh cả của
nền dệt may Việt Nam- Việt Tiến đã chiếm lĩnh thị phần đáng nể ở những
nền thời trang tiên tiến: Nhật Bản chiếm 31% sản lượng của Việt Tiến, ở
Hoa Kỳ là 21%, EU 16.5%, Hàn Quốc 3.9%, các nước khác 27.6%…
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với một chiến lược dài hạn trên tiền đề là
những bước tiến vững chắc, Việt Tiến được tin tưởng sẽ điền tên Việt
Nam trên bản đồ thời trang thế giới. “Việt Tiến – Việt Nam tiến lên”,
một triết lý thương hiệu đầy tự hào.

Giá trị cốt lõi của VIETTIEN: Trung thực - Chất lượng - Trách nhiệm
- Đổi mới - Sáng tạo

I/ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1. Quy trình sản xuất Áo sơ mi:

Quá trình sản xuất áo phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, khâu không thể
bỏ qua cũng là khâu quan trọng nhất đó là khâu chuẩn bị.

1.1 Chọn chất liệu vải:


Chọn chất liệu vải Bamboo, Spun, Cotton, Linen, Lotus, Poly,
Ecucalyptus Tencel, sợi vải tre có tính năng ít nhăn, dễ ủi, bền màu, thấm
hút tốt, chất mềm mịn, thoải mái vận động.

1.2 Kiểm tra máy móc:

Kiểm tra máy có hoạt động được không? Có phần nào của máy bị hư cần
sửa chữa không?

1.3 Thiết kế:

Đây là một công đoạn để tạo ra bản mẫu sản phẩm.

+ Phom dáng: Regular Fit, Slim Fit,


+ Size áo

+ Màu sắc.

+ Kiểu dáng (Tay dài, tay ngắn)

+ Hoa văn (Sọc, chấm bi, trơn , caro)

+ Khuy áo

+ Thuê

+ Gấp ủi

+ Đóng gói áo

+ Quy cách may

+ Đính nhãn

1.4 May mẫu:

Bản thiết kế hoàn thiện tiến hành may mẫu sản phẩm. Sản phẩm mẫu
hoàn thiện được duyệt thif bước tiếp theo là thiết kế rập.

1.5 Thiết kế rập:

Lên sơ đồ chi tiết áo đã thiết kế lên bề mặt vải, bố trí kích thước chính
xác phù hợp theo định mức thông số theo tài liệu kỹ thuật để tiết kiệm
vải. Tránh xảy ra sai sót khi sản xuất.

1.6 Trải và cắt vải:

Việc lập sơ tiến hành cắt vải theo bản mẫu để chuẩn bị cho khâu ráp áo.
Người thợ ở công đoạn này cần phải có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, phải tập
trung để có độ chính xác cao để cho ra bản rập đẹp mắt và xuất sắc nhất.

1.7 Lắp ráp thành phẩm:


Số lượng sản xuất lớn nên mỗi việc được chia thành từng nhóm riêng biệt
đảm nhiệm một giai đoạn.

+ Ép keo chi tiếp ( ép keo vải chân cổ, lá cổ)

+ Ủi gấp nẹp áo và may nẹp áo

+ May túi

+ Ráp vai con

+ May bọc chân cổ

+ Tra tay vào thân

+ Ráp sườn

+ May lai áo

+ Đính nút

1.8 Quá trình kiểm tra thành phẩm:

Nhằm phát hiện lỗi một cách kịp thời, quản lý chất lượng một cách
hiệu quả.

1.9 Hoàn thiện sản phẩm:

Áo được qua giai đoạn ủi cho phẳng giúp áo trông phẳng phiu đẹp hơn
rồi gắn tag.

2.0 Kiểm tra đóng gói sản phẩm:

Trước khi sản phẩm đến tay khách hàng sẽ có một bộ phận kiểm tra lại
toàn bộ sản phẩm xem đã đủ yêu cầu hết chưa. Không những thế bước
kiểm tra còn được thực hiện trong quá trình sản xuất và tiến hành đóng
gói sản phẩm.

Lưu ý:
Bảo quản áo sơ mi chất liệu vải Bamboo: Giặt chung với sản phẩm
cùng màu, giặt máy, không tẩy, ủi ấm, sấy nhẹ, không phơi trực tiếp dưới
ánh mặt trời.

2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÍ:

2.1 Chọn nguyên liệu may ví da:

Để cho ra một chiếc ví da người ta thường sử dụng rất nhiều chất liệu da
để phù hợp với những kiểu dáng và mẫu mã ví. Một công đoạn tưởng
chừng như rất đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
quá trình sản xuất ra được ví. Chất liệu da được VIETTIEN dùng là Cow
Leather.

2.2 Quá trình thuộc da :

Loại bỏ lông: sử dụng hóa chất phải có độ chính xác cao, nhiệt độ phù
hợp để loại bỏ được vi khuẩn, chất bẩn.

Làm mềm da: Thời gian làm mềm cần chính xác để có độ mềm mại và
đàn hồi tốt.

Nhuộm màu: Nhuộm màu đẻ có được màu sắc mình cần thiết kế ra sản
phẩm.

2.3 Tách lớp da:

Tách lớp da lộn ra chà sát bề mặt da, tạo hạt, dập vân.

2.4 Thiết kế:

Đây là một công đoạn để tạo ra bản mẫu sản phẩm.

+ Kích thước.
+ Màu sắc.

+ Kiểu dáng.

+ Hoa văn.

+ Đóng hộp.

+ Quy cách may.

+ Đính nhãn.

2.5 May mẫu:

Bản thiết kế hoàn thiện tiến hành may mẫu sản phẩm. Sản phẩm mẫu
hoàn thiện được duyệt thì bước tiếp theo là thiết kế rập.

2.6 Rập ví:

Công đoạn tiếp theo là rập ví. Công đoạn này người thợ sẽ tiến hành ráp
các mảnh lại với nhau để tạo ra chiếc ví. Người thợ ở công đoạn này cần
phải có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, sắp xếp phân bổ hợp lý và phải tập trung
để có độ chính xác cao để cho ra bản rập đẹp mắt và xuất sắc nhất hạn
chế sai sót vì chất liệu da không hề rẻ chút nào.

2.7 Lắp ráp thành phẩm:

Số lượng sản xuất lớn nên mỗi việc được chia thành từng nhóm riêng biệt
đảm nhiệm một giai đoạn.

+ May túi.

+ May dây kéo.

+ Nút

+ In logo

+ Chi tiết góc cạnh….


Quá trình lắp đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, tỉ mỉ, khéo léo, trau
chuốt từng đường kim, mũi chỉ và chỉ cần sai một chi tiết nhỏ thì ví sẽ
không đạt chất lượng.

2.8 Quá trình kiểm tra thành phẩm:

Nhằm phát hiện lỗi một cách kịp thời, quản lý chất lượng một cách hiệu
quả. Kiểm tra lại toàn bộ chiếc ví xem có bị lỗi trong công đoạn cắt, hay
chỉ thừa khi rập máy, có lỗi nào trên bề mặt da không.

2.9 Hoàn thiện sản phẩm:

Sau khi kiểm tra thành phẩm, ví dược đóng gói vào hộp đựng. Kèm theo
đó là cách bảo quản ví.

You might also like