You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MÔN:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI: Mã đề 45.02.06070809101116

HỌ VÀ TÊN : Đỗ Trần Trà My


MSSV : 453104
LỚP : DCBB_CNXHKH-2-21(N61)

Hà Nội, 2021

MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác- lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân:...................................................................................3
1.Khái niệm giai cấp công nhân:.......................................................................3
2. Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:......................................4
II. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử và phân tích dẫn chứng thực tế phản bác luận điểm sai trái:
“Ở các nước tư bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô
sản và cũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX. Do đó, giai cấp công
nhân ở các nước này không còn sứ mệnh lịch sử như C.Mác và Ph.Ăng-ghen
luận giải nữa”.......................................................................................................5
III. Liên hệ: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:....8
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................10

NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác- lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân:...................................................................................3
1.Khái niệm giai cấp công nhân:.......................................................................3
2. Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:......................................4
II. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ
mệnh lich sử và phân tích dẫn chứng thực tể phản bác luận điểm sai trái: “Ở
các nước tư bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sản và
cũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX. Do đó, giai cấp công nhân ở các
nước này không còn sứ mệnh lịch sử như C.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải
nữa”....................................................................................................................5
III. Liên hệ: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:....8
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................10

MỞ ĐẦU
Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân là nội dung chủ yếu, điểm căn bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin, là phạm trù trung tâm, nguyên lý xuất phát của chủ
nghĩa xã hội khoa học. Đó cũng là trong điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận
trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin
các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Cộng sản, qua đó phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. “Ở các nước tư
bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sản và cũng không còn
nghèo đói như ở thế kỷ XIX. Do đó, giai cấp công nhân ở các nước này không còn
sứ mệnh lịch sử như C.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải nữa”. Bài tiểu luận sau đây
em sẽ đưa ra những luận điểm để phản bác luận điệu sai trái trên.

NỘI DUNG
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác- lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân:
1.Khái niệm giai cấp công nhân:
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng
nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp
vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp,…
Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm
thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công
nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất
hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai
cấp có hai đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là
những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao. Đây
là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công
thời trung cổ, với những người thợ trong công trường thủ công. Giai cấp công nhân
có một quá trình phát triển từ những người thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những
người thơ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những người công nhân
trong công nghiệp hiện đại.
Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người công nhân
không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm
sống. C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là
đặc trưng khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm
thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại có
nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những
thay đổi to lớn. Ben cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công
nhân của nền công nghiệp tự động hóa, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông
tin vào sản xuất.
Từ những phân tích trên có thể hiểu giai cấp công nhân theo khái niệm sau: “Giai
cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công
nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước
xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư
liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.”
2. Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã hội
mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân cần phải trai qua hai bước. Bước thứ nhất: giai cấp công nhân
dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp
tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến
hành tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Hai bước này quan hệ chặt
chẽ với nhau, giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng
không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
II. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử và phân tích dẫn chứng thực tế phản bác luận điểm sai trái: “Ở
các nước tư bản phát triển ngày nay, giai cấp công nhân không còn vô sản và
cũng không còn nghèo đói như ở thế kỷ XIX. Do đó, giai cấp công nhân ở các
nước này không còn sứ mệnh lịch sử như C.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải
nữa”.
Để xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp, phải dựa trên cơ sở địa vị kinh tế - xã
hội của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của một cá nhân
hoặc một lực lượng xã hội nào. Đó mới là phương pháp luận khoa học. Trong lịch
sử, chế độ tư bản chủ nghĩa đã từng chiến thắng chế độ phong kiến, bởi vì giai cấp
tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất
mới dựa trên nền đại công nghiệp, tiến bộ hơn hẳn lạc hậu của chế độ phong kiến.
Đối với giai cấp công nhân, trên cơ sở luận giải địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp
này trong xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra kết luận khoa học: “Sự
sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như
nhau”
Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát
triển của đại công nghiệp; trái lại, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công
nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
– phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đây là điều quyết định giai cấp công
nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Lấy sự nghèo khổ làm cơ sở để luận giải sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân là một lập luận phản khoa học, là mưu đồ hòng xuyên tạc
chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Hiện nay, một bộ phận khá đông giai cấp công nhân đã trở nên trung lưu hoá,
nhưng đó là sự phản ánh mức sống trong điều kiện mới (do tiến bộ chung của sự
phát triển xã hội); đồng thời, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính giai cấp
công nhân chống giai cấp tư sản suốt nhiều thế kỷ qua. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội của giai
cấp công nhân đã làm cho diện mạo của giai cấp công nhân hiện đại trong xã hội tư
bản không giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, với
những biến đổi đó mà đi đến kết luận giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch
sử nữa là sai lầm cả về chính trị và khoa học. Công nhân hiện nay dù có cổ phiếu,
không làm thay đổi được địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản. Họ
không trở thành “nhà tư bản” theo cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản, mà
chỉ là “nhà tư bản” đối với chính mình. Chế độ cổ phiếu thật sự là phương pháp
hữu hiệu cột chặt người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào giới chủ. Hy vọng
thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ
nghĩa chỉ là ảo tưởng, là hành động tự lừa dối. Việc mua bán cổ phiếu ở các nước
tư bản đã tạo nên hiệu ứng của cải, làm cho “tư bản giả” ngày càng tăng lên so với
thực tế. Điều đó càng nói lên tính chất ăn bám của chủ nghĩa tư bản độc quyền, chứ
không phải chủ nghĩa tư bản đã là chủ nghĩa tư bản nhân dân như người ta cố tình
tô vẽ.
Trong khoảng gần bốn trăm năm, kể từ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1640)
đến nay, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất hùng hậu hơn các thế kỷ
trước cộng lại (điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nhận định trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản) và càng được tăng lên nhanh chóng trong điều kiện cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Song xét đến cùng và thực chất, đó là sản
phẩm sáng tạo của nhân loại, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không phải của
riêng giai cấp tư sản. Sự phát triển đó đã tạo cơ sở vật chất giúp cho chủ nghĩa tư
bản có thể tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới để kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn có giữa lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất không những vẫn còn tồn tại, mà có mặt còn sâu sắc hơn
và lan ra phạm vi rộng hơn. Dù cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có những biến đổi và
phát triển như thế nào, thì bản chất bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn đúng
với sự phát hiện của C. Mác trước đây. Không những thế, sự bóc lột và bản chất
phản động của chủ nghĩa tư bản còn mở rộng đến các nước đang phát triển bằng
các hình thức nô dịch kinh tế và chủ nghĩa cường quyền mới về chính trị, kinh tế và
quân sự. Mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa tư bản và lao động; giữa những người
nghèo và những người giàu không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà đã phát triển
ở tầm quốc tế; đó là mâu thuẫn giữa các nước nghèo và các nước giàu, giữa các
nhóm nước kinh tế phát triển với nhóm nước kinh tế đang phát triển, giữa Nam với
Bắc, Đông với Tây…
Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng
số người bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Sự phát triển
của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài
nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh
đẫm máu chống các quốc gia có chủ quyền do chủ nghĩa đế quốc phát động... là
nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe dọa chết đói, 1,6 tỷ
người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người
mù chữ... Tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột, phản động của chủ nghĩa tư
bản. Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng
phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những
mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản,... chẳng những không giải quyết
được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp
tục xảy ra”.
Đi từ kinh tế thị trường tự do đến chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản vẫn không
thể tìm ra lối thoát. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008, tình hình nợ công ở các quốc gia châu Âu và Mỹ, phong trào “Chiếm phố U-
ôn” ở Mỹ, những cuộc biểu tình ở các nước châu Âu tư bản đã chứng minh cho
nhận định trên. Tính đến ngày 02 tháng 8 năm 2011, nợ công của Mỹ là 14.580,7 tỷ
USD (vượt GDP năm 2010: 14.526,5 tỷ USD). Căn cứ vào dữ liệu của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), thì nước Mỹ đã gia nhập lại nhóm nước có nợ cao hơn GDP, gồm:
Nhật Bản (229%), Hy Lạp (152%), Italia (120%)3. Ở Tây Ban Nha, có gần 180.000
doanh nghiệp phá sản từ năm 2008 do suy thoái kinh tế. Ở châu Âu: 23 triệu thanh
niên đang thất nghiệp. Ở Mỹ, có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc
diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua. Năm 2011, phong trào “Chiếm phố U-
ôn” nhanh chóng lan rộng ra hơn 100 thành phố của nước Mỹ, 1.500 thành phố của
82 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Với thông điệp “Hãy đặt con người
trên lợi nhuận”, phong trào “Chiếm phố U-ôn” thể hiện sự bất bình của người lao
động trước tình trạng bất công và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn trong
lòng xã hội tư bản. Giáo sư Jeffrey Sachs ở Đại học Columbia (New York) cho
rằng, chính quyền và cơ chế hiện nay của nước Mỹ, và có thể nói của thế giới tư
bản nói chung, là của 1%, do 1% và vì 1% dân số. Trong tình hình đó, người ta đã
thấy sự lúng túng trong phương hướng và mô hình phát triển của nhiều quốc gia tư
bản. Vai trò can thiệp vào nền kinh tế đang dịch chuyển dần từ nhà nước quốc gia
sang "nhà nước quốc tế", như: nhóm G7, Nghị viện châu Âu, G20, IMF, WB. Năm
2012, Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Brúcxen (Bỉ) diễn
ra, trọng tâm là tìm lối cho EU thoát khỏi cơn lũ nợ công và vực dậy nền kinh tế
châu Âu đang khủng hoảng nghiêm trọng.
Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản hiện đại dù có biến đổi, thích nghi thì về bản chất vẫn
không thay đổi. Đó vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở trình độ cao, là
chế độ bóc lột, đầy rẫy bất công. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại mà chủ nghĩa tư bản đang lợi dụng để kéo dài tuổi thọ, đang dần vượt
khỏi sự kiểm soát của chính nó. Những chính quyền và cơ chế của 1%, do 1% và vì
1% dân số trong xã hội tư bản là thể hiện sự tập trung cao độ quyền lực và lợi ích
kinh tế, chính trị vào thiểu số; vì vậy, sự bất bình đẳng xã hội sâu sắc trong lòng
chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ không thể tự điều hòa được.
Việc lợi dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để điều chỉnh và thích nghi
chính là chủ nghĩa tư bản đang rèn dũa vũ khí sẽ giết mình thêm sắc nhọn hơn -
điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nói cách đây hơn 160 năm trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản”. Và trong điều kiện đó, giai cấp công nhân càng nhận
thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ chủ nghĩa tư bản ra khỏi đời sống
xã hội, xây dựng chủ nghĩa cộng sản văn minh, xác định rõ hơn con đường, biện
pháp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân dù còn nhiều bước thăng trầm, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật
khách quan của lịch sử. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại trong lòng
chủ nghĩa tư bản và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh
của chủ nghĩa tư bản.
III. Liên hệ: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đa khẳng định được vai
trò của mình, ứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng. Ngày nay, công
nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút sự quan tâm
hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó có tính thời
sự cao như dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực,…
Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị. Giai cấp công nhân
tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu. Giai cấp công nhân là lực lượng
tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, là lực
lượng chính trị - xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Qua những phân tích trên ta
có thể kết luận rằng giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh như sau:
Một là, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải
phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng
thành công xã hội hội cộng sản chủ nghĩa.
Hai là, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính
trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao
năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu
quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
KẾT LUẬN
Vin vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của sản xuất hiện đại
các thế lực thù địch đa phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin bằng luận điểm sai trái
Rằng ngày nay, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa; GCCN đã
được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên không còn sứ
mệnh lịch sử. Thực chất những luận điểm đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc
lột của giai cấp tư sản, phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, phủ
nhận lịch sử khách quan của giai cấp công nhân cũng như bản chất giai cấp công
nhân của Đảng Cộng sản và tính tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2019.
2. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2018.
3. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
4. ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.
2011.
5. Báo Nhân dân, ngày 01-02-2012.
6. Báo Nhân dân, ngày 19-10-2011.
7. Thông tin Lý luận Chính trị - Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số
40 (113), tháng 11-2011.
8. Báo Quân đội Nhân dân, ngày 01-02-2012.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, H. 2011.
10.Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bản tiếng Việt do Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật hợp tác với Bộ Ngoại giao và Diễn đàn Kinh tế thế giới đồng xuất
bản, Hà Nội, 2018.
11.Nguyễn An Ninh: Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành
hệ giá trị của toàn xã hội, Tạp chí Triết học, tháng 5-2008.
12.Nguyễn Trọng Chuẩn và Iu. K. Pletnicốp (Chủ biên): Vận mệnh lịch sử của
chủ nghĩa xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

You might also like