You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

BÀI TẬP CUỐI KÌ


TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỀ TÀI 2: ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ
CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA
CÁC GIAI CẤP VÀ TẦNG LỚP SAU KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

NHÓM: 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỀ TÀI 2: ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ
CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA
CÁC GIAI CẤP VÀ TẦNG LỚP SAU KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Nhóm 2:
Nhóm trưởng: Trần Minh Bảo
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Minh Anh
2. Nguyễn Đỗ Hải Bình
3. Ngô Thị Bích Chi
4. Hồ Hữu Chương
5. Phạm Đình Hải Đăng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài:”Anh/chị hãy phân tích những chính sách cai trị
của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi
thực dân Pháp xâm lược. Liên hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công nhân trong xã
hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.” Do nhóm: Nhóm 2 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài: ” Anh/chị hãy phân tích những chính sách cai trị của
thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi thực
dân Pháp xâm lược. Liên hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội Việt
Nam giai đoạn hiện nay.” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm
khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TM. Nhóm Nhóm 2

Nhóm trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Minh Bảo


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
NỘI DUNG .....................................................................................................................2
1.1 Những chính sách cai trị của thực dân Pháp ........................................................2
1.1.1 Chính trị .............................................................................................................2
1.1.2 Kinh tế ................................................................................................................4
1.1.3 Văn hóa – xã hội ................................................................................................ 8
1.1.4 Ý nghĩa- Kết luận ............................................................................................ 10
1.2 Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam .................10
*Giai cấp địa chủ ......................................................................................................10
*Giai cấp nông dân...................................................................................................11
*Giai cấp công nhân .................................................................................................12
*Giai cấp tư sản ........................................................................................................14
*Bộ phận tiểu tư sản ................................................................................................ 14
*Rút ra ý nghĩa, kết luận .........................................................................................15
1.3 Liên hệ vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay .........16
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM THẢO ........................................................................................... 21
PHỤ LỤC .....................................................................................................................22
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong một xã hôi Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế thì vấn đề
nhói lên là một số bộ phận giới trẻ ngày càng lệch lạc về kiến thức lịch sử. Quên đi thời
kì dân và quân đồng lòng chiến đống trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ cứu nước.Còn với Công nhân trong thời đại này dường như quên đi tầm quan trọng
của bản thân trong sự phát triển của nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” mà sinh ra nhiều tiêu
cực, góp mặt trong lực lượng chống phá nhà nước Việt Nam

Chính vì lẻ đó hôm nay, chúng tôi chọn đề tài “Anh/chị hãy phân tích những
chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị của các giai cấp và
tầng lớp sau khi thực dân Pháp xâm lược. Liên hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công
nhân trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.” Mục đích là phân tích lại các chính
sách cai trị của thực dân Pháp về kinh tế- chính trị xã hội Việt Nam thời bất giờ. Làm rõ
thêm thái độ chính trị của các giai cấp thời bấy giờ, bên cạnh đó chúng tôi còn làm rõ
tầm quan trọng của giai cấp công nhân cho đến này hôm nay.

Phạm vi chúng tôi nghiên cứu là những vấn đề về gia cấp, tình hình chính trị,
kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kì chống Pháp ( 1858- 1945, 1946-1954).

1
NỘI DUNG

1.1 Những chính sách cai trị của thực dân Pháp
1.1.1 Chính trị
Thực dân Pháp thi hành chính sách "chia để trị" rất thâm độc, chia rẽ 3 nước
Đông Dương rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Liên
bang Đông Dương được thành lập gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia. Sau
đó ngày 19 tháng 4 năm 1899 Lào được sáp nhập vào Liên Bang Đông Dương. Nhằm
xóa tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận
giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa
các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc đang sinh sống tại bán đảo Đông
Dương. Minh chứng cụ thể cho việc làm của chúng đó là sau khởi nghĩa Giáp Dần
(1913-1914) bọn chúng buộc người Tày đi đàn áp người Dao và xuyên tạc rằng người
Dao nổi dậy giết người Tày là để lấy lúa, giết người Kinh là để lấy muối. Âm mưu chia
rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm giúp chúng dễ dàng đàn áp, thống trị hơn.

Thực dân Pháp đã thành lập bộ máy thống trị ở Đông Dương như sau

LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG


Ndhwdd
(Toàn quyền Đông Dương – Người Pháp)

BẮC KÌ TRUNG KÌ NAM KÌ CAMPUCHI LÀO


(Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) A (Khâm sứ)
(Khâm sứ)
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP KÌ ( người Pháp )

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, HUYỆN ( người Pháp + người bản
xứ )

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP PHỦ, XÃ, THÔN ( người bản xứ )

2
Theo đó chúng chia Việt Nam thành 3 xứ đó là Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì với
3 chế độ cai trị khác nhau ở mỗi xứ: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ và
cả hai vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức, riêng Nam Kỳ là đất thuộc
địa hoàn toàn của Pháp. Đứng đầu Nam Kì là thống đốc, Trung Kì là khâm sứ và Bắc
Kì là thống sứ. Mỗi xứ bao gồm nhiều tỉnh, đứng đầu ở các xứ và các tỉnh là các viên
quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam
vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản.Bộ máy chính quyền từ trung ương
tới địa phương tất cả đều chịu sự chi phối của thực dân Pháp.Về hình thức thì triều đình
nhà Nguyễn vẫn trị vì nhưng thực chất mọi quyền hành lại nằm trong tay khâm sứ người
Pháp.

Thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề, tước bỏ quyền lực
đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, lợi dụng vào bộ máy cai
trị cũ của chế độ phong kiến để phục vụ cho việc áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam.
Mọi quyền hành từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kì, khâm sứ Trung Kì,
thống sứ Bắc Kì, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án.., đều nằm
trong tay các viên quan cai trị người Pháp, biến các vua quan Nam triều thành bù nhìn,
tay sai.

Chúng cướp đi quyền tự do, dân chủ, thẳng tay chém giết những người yêu nước
đứng lên chống lại sự cai trị tàn bạo của chúng, đàn áp các phong trào yêu nước của
nhân dân ta và khủng bố, áp bức, bóc lột nhân dân, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta
trong biển máu. Bằng chứng là các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,...
đều đầy ắp tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Súng liên thanh và máy
chém đều hoạt động buộc những ai “bướng bỉnh”, dám phản kháng lại sự cai trị tàn bạo
ấy của chúng phải im hơi lặng tiếng.

Việc phân chia Việt Nam ra làm ba kì thực hiện ở mỗi kì một chế độ cai trị riêng
cho đến việc thi hành những thủ đoạn nhằm chia rẽ dân tộc và tôn giáo cho thấy thực
dân Pháp đã thực hiện triệt để chính sách “chia để trị” nhằm phá hoại khối đại đoàn kết
của dân tộc Việt Nam kết hợp với chính sách nham hiểm chủ trương duy trì và tăng
cường hợp tác với giai cấp địa chủ phong kiến biến giai cấp này trở thành tay sai đắc

3
lực trong việc vơ vét, bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị đối với nhân dân Việt Nam,
phục vụ cho một máy của thực dân Pháp. Tất cả đã những việc đó đã có tác động mạnh
mẽ, biến Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa
phong kiến.

1.1.2 Kinh tế
Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ. Chúng
tận dụng triệt để các thứ thuế cũ, tăng vọt và đặt ra nhiều thứ thuế vô lý như thuế ruộng,
thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế cư trú, thuế nhà, thuế thủy lợi, thuế thông
thương, thuế thân, thuế chợ, thuế đò,… Trong đó thuế thân được thực dân Pháp định
thành xuất, nộp theo từng năm, đánh vào người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Tất cả những ai
trong diện đóng thuế thân đều phải có thẻ thuế thân. Trên thẻ có chữ ký hoặc điểm chỉ,
có dấu triện của Lý trưởng. Mỗi năm thay thẻ một lần, màu sắc thẻ cũng phải thay đổi
hàng năm. Thẻ thuế thân có các loại màu khác nhau để phân biệt giữa nội đinh, ngoại
đinh và các đối tượng miễn giảm thuế. Dân đinh mang thẻ theo người và xuất trình khi
cần thiết. Nếu bị kiểm tra không có thẻ, dân định có thể bị bắt giam. Người bị mất thẻ
xin cấp lại phải nộp bằng khoản tiền thuế. Ngoài ra, thực dân Pháp thu hẹp hơn nữa
những đối tượng được miễn thuế. Người dân còn bị bắt đi lao dịch nặng nề, buộc phải
mua công trái, phiếu quốc phòng, góp tiền vào quỹ chiến tranh và chịu nhiều thủ đoạn
phụ thu lạm bổ của bọn lý dịch, cường hào.

Đặc biệt nhất là chúng thực hiện độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:

+ Về rượu : Trong thực tế, rượu từ rất lâu đã được coi như khá quan trọng trong nếp
sống văn hóa của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Với các quốc gia Đông
Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong
những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa của người dân. Cũng vì thế
mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ, đám cưới, đám tang, cúng tế và những cuộc
hội ngộ giữa các bạn bè thân thiết hay trong những bữa tiệc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong
bữa cơm vui đón mừng người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu. Ở nước ta, rượu
cùng vô cùng quan trọng, trong thời xưa, bất bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai
gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng, không

4
bao giờ khan hiếm. Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp sống văn hóa của
người Việt Nam là như vậy, với chủ trương nắm trọn quyền kiểm soát tất cả mọi ngành
sinh hoạt trong xã hội, Giáo Hội La Mã và thực dân Pháp lên quyết định nắm độc quyển
sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ 1 số
lượng rượu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra. Với việc nắm trong tay độc quyền sản
xuất rượu trong nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm, mà còn có
khả năng không chế và đầu độc nhân dân ta.

+ Về muối: Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, là thành phần vô cùng cần
thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn của người Việt Nam. Muốn
muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua các thứ rau, tất cả đều
phải có muối. Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm nếp, ăn cháo trắng lót lòng cũng phải
có muối. Nói tóm lại, bất kỷ món ăn nào cũng phải có muối. Chính vì thế mà đối với
người Việt Nam, muối trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo.
Hơn nữa, nước ta không có mỏ muối. Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được
sản xuất qua một phương pháp gạn lọc nước biển để cho nước bốc hơi bay đi hết, chất
muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán. Do đó, chỉ những
vùng ven biển có bãi cát lài lài, thoại thoại bằng bằng mới có điều kiện để sản xuất muối.
Những vùng bờ biển dốc dừng không có điều kiện sản xuất muối. Những yếu tố này đã
khiến cho muối trở nên khan hiểm ở trên thị trưởng. Biết được những yếu tố quan trọng
này, các nhà làm chính sách thuế khỏa trong chính quyền Liên Minh Pháp Vatican nghĩ
ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối. Qua chính sách đánh thuế bất nhận
này, chúng đã thu vợ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp – Vatican một khỏan tiền khổng
lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương.

+ Về thuốc phiện : Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vô cùng nguy
hiểm cho những người hút và gia đình họ. Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách thống
trị của thực dân Pháp, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng, thiết lập các
cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối, khuyến khích mở các tiệm hút và tiệm bán
công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này. Chính
quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thành phần khá

5
giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư hại cả cuộc đời.
Nhìn rộng ra ta thấy được rằng, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện
như vậy, thì dân nước đó sẽ không còn ý chi đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân
thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng
rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu
tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách
độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền trả chi phí cho bộ
máy cai trị tại Đông Dương, vừa dễ trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong
bộ.

Thực dân Pháp đã dùng phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc du nhập
một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chúng muốn biến nước ta trở
thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa và cung cấp nguyên nhiên liệu, vật liệu
cho Pháp. Chúng khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạc, mở rộng
thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp, duy trì hình thức bóc lột phong kiến nhằm
đem lại những lợi ích, lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp. Để làm được những điều này
chúng đã thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp... như sau:

 Nông nghiệp: là ngành được thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đầu tư bởi nó là
ngành ít vốn mà có thể dễ dàng thu lợi nhuận. Vì vậy, ngay từ những năm cuối
thế kỉ XIV, thực dân Pháp đã ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Năm
1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang"
cho chúng. Sau đó Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sờ hữu ruộng đất trong luật
pháp phong kiến (1-5-1900) để dễ cướp đoạt ruộng đất của những người nông
dân. Từ nghị định, “Đất hoang“, “đất vô chủ” mà chúng nói đến thực ra tất cả
đều là những ruộng đất màu mỡ của nông dân bị chúng đuổi đi để chiếm đoạt. Ở
Nam Kì, chúng vét sông, đào mương, thu hút nông dân đến khai thác, thì tư bản
Pháp chiếm đoạt làm của riêng bằng hình thức mua của Nhà nước với giá rẻ mạt
hoặc được nhà nước cấp không. Còn ở Trung Kì và Bắc Kì, ruộng đất của nghĩa
quân thời Cần Vương và Văn thân, ruộng đất của nông dân sơ tán đi nơi khác để

6
ở thì đều bị coi là “vô chủ' và bị chúng chiếm để lập đồn điền; kể cả nương rẫy
của nhân dân các dân tộc ít người cũng bị coi là đất hoang và bị chiếm đoạt. Ngay
sau khi chiếm đoạt ruộng đất, Pháp cho lập các khu đồn điền để trồng lúa, cà phê,
chè, cao su,... với diện tích vô cùng rộng lớn.
Tại các đồn điền trồng lúa, các địa chủ người Pháp cũng như địa chủ người
Việt vẫn thực hiện phương thức canh tác và bóc lột theo kiểu phong kiến, tức là
vẫn giao ruộng đất về cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế với mức
cao, thường chiếm đến 67% hoa lợi mà người nông dân tá điền thu được. Ngoài
ra, tầng lớp địa chủ còn tiến hành nhiều phương cách khác nhau để bóc lột tá
điền, như đặt ra lệ công lễ, vật lễ tức là ngày công phải phục dịch vào các dịp lễ,
Tết, giỗ chạp, những vật phẩm phải nộp như gạo nếp, vịt, sáp ong, rượu, trà,...
Đồng thời cho vay lãi nặng hoặc bán chịu cho tá điền những mặt hàng thiết yếu
(vải vóc, nước mắm, muối, dầu lửa,...) để đến vụ mùa thu hoạch thì thu, mua lại
lúa với lãi suất cao,...
 Công nghiệp: chú trọng vào việc khai khoáng sản và lâm sản. Đầu tư vốn vào các
mỏ than, mỏ thiếc, mỏ kẽm ở Hòn Gai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,...
Phương thức hoạt động của thực dân Pháp là tận dụng nhân công lao động rẽ mạt
tại Việt Nam, sử dụng kỹ thuật khai thác thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức
người sao cho giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất để thu được nguồn lợi
nhuận cao nhất.

Tuy khai thác được rất nhiều khoáng sản nhưng Pháp lại không xây nhà máy luyện
kim tại Việt Nam mà thay vào đó là cho vận chuyển tất cả kim loại khai thác được chở
về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ đều nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp.
Ngoài ra chúng còn xây dựng các xí nghiệp, xưởng may dệt, nhà máy điện, nước, xi
măng,... để vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của người dân nước ta.

 Giao thông vận tải: mở mang đường xá, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy, bến cảng hiện đại, vừa phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài, vừa
nhằm mục đích bóc lột nhân dân ta của Pháp.

7
 Thương nghiệp: biến Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp,
Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Tất cả hàng hóa của Việt Nam mà Pháp
cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác,
những hàng hóa mà Pháp thừa, ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của các
nước khác thì Việt Nam vẫn phải mua của Pháp.

Chính sách cai trị về kinh tế của thực dân Pháp đã mang sự du nhập của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam làm cho tình hình kinh tế Việt Nam có sự
biến đổi rõ rệt cụ thể là quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô
thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng trên thực tế, thực dân
Pháp đã không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước
ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột
tư bản và phong kiến lại với nhau nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Chính điều đó
làm cho nước Việt Nam đã không thể nào có thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một
cách bình thường được, đồng thời khiến nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng
lạc hậu và luôn phải phụ thuộc nặng nề vào kinh kế Pháp.

1.1.3 Văn hóa – xã hội


Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lớn :Cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất (1987-1914) và thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919-1929). Mưu đồ của chúng là biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ,
đồng thời vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động , cùng nhiều hình thức thuế hóa nặng
nề. Với 'chế độ độc tài chuyên chế ' của thực dân Pháp đối với Việt Nam, nó vô cùng
khủng khiếp . Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người Việt
Nam yêu nước chống Pháp.

Về thất bại của các phong trào yêu nước chông thực dân Pháp đã chứng tỏ rằng
con đường theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã đi vào bế tắc. Cách mạng Việt Nam
lầm vào tình trạng vô cùng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo . Nhiệm dù
đặt ra là phải tìm đường một con đường cách mạng mới.Mặc dù thất bại nhưng sự phát
triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sự tiếp nối
của phong trào yêu nước , kiên cường bất khuất , vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

8
Sự phát triển của phong trào yêu nước là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp diễn
con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa tới sự ra
đời của Đảng Công sản.Và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của dân tộc, nhất là lớp thanh niên trí
thức có khuynh hướng dân chủ tư sản

Về văn hóa- xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hóa,xóa bỏ
hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở
nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học,khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn
xã hội, hạn chế xuất bản sách báo để gây tâm lí tự ti của dân tộc ta. Ngăn cấm, phá hoại
bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, ngăm cấm văn hóa tiến bộ thế giới gia
nhập vào Việt Nam

Dưới tác động của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều sự tác động và diễn
ra quá trình phân hóa sâu sắc

 Giai cấp địa chủ phong kiến.


 Giai cấp nông nhân.
 Giai cấp công nhân Việt Nam.
 Giai cấp tư sản Việt Nam.
 Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam.

Thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta làm cho nhân
dân ta ngu để dễ bề cai trị . Bằng chính sách thâm độc của thực dân Pháp , đã để lại hậu
quả vô cùng nặng nề đối với nước ta, làm cho nền kinh tế vô cùng sa sút nghiêm trọng
các tệ nạn xã hội phát triển mạnh mẽ, xã hội phân hóa hết sức sâu sắc. Xã hội nảy sinh
mâu thuẫn ngoài mâu thuẫn cơ bản đa tồn tại là mâu thuẫn giai cấp xã hội còn nảy sinh
thêm mâu thuẫn mới đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp xâm lược đây
là mâu thuẫn dân tộc cần phải được giải quyết trước đem lại tự do độc lập cho đất nước.

9
1.1.4 Ý nghĩa- Kết luận
*Ý nghĩa: Việt Nam cần có chính sách cách mạng chân chính với đường lối đúng
đắn để"phá cái cũ đổi cái mới"để tập trung sức mạnh của lực lượng cách mạng. Chính
đảng đó cần có chủ nghĩa để làm nồng cốt, có cương lĩnh chính trị đúng đắn để giải
quyết chính sách cai trị của thực dân Pháp.

*Kết Luận:

Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam trên
các lĩnh vực . Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam,
họ đều mang thân phận người dân mất nước, đều bị thực dân boc lột.

Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn. Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam, Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu
là nông dân với địa chủ phong kiến.

1.2 Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
*Giai cấp địa chủ
Sau khi đầu hàng, họ làm tại sai cho thực dân Pháp. Một số địa chủ khác thì lại
đi cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

-Họ là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu
kết chặt chẽ với Pháp tròg việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn
áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế giai cấp này không có khả năng để lãnh đạo
cách mạng hay hoạt động cách mạng.

Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng
trở thành đối tượng của cách mạng.

Bộ phận lớn là các trung nông và tiểu địa chủ bị thực dân Pháp chèn ép, đụng
chạm tới quyền lợi, nên có thể ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần chống đế quốc, tham
gia các phòng trào yêu nước khi có điều kiện.

Các địa chủ người Pháp và người Việt tăng cường bóc lột phong kiến với mức
địa tô rất nặng nề, thông thường chiếm đến 67% hoa lợi mà người nông dân tá điền thu

10
được. Tầng lớp địa chủ tiến hành nhiều phương cách khác để bóc lột tá điền, như đăt ra
lệ công lễ, vật lễ, cho vay lãi nặng hoặc bán chịu cho tá điền để những mặt hàng thiết
yếu để đến vụ mùa thu hoạch thì thu lại lúa với lãi suất cao.

*Giai cấp nông dân


Cuộc sống thiêu thốn vất vả rất nhiều nên họ rất căm ghét chế độ bóc lột của
thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh.

Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và
chế độ phong kiến.

Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên
nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.

Với ước muốn được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc của thức dân phong
kiến, họ muốn được làm chủ nông thôn, làm chủ ruộng đất điều đó đã khiến họ trở thành
lực lượng đông đảo và hang hái trong các cuộc cách mạng.

-Vào năm 1920 sau khi thực dân pháp dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân thì
bọn chúng đã tiến hành cướp đoạt của nông dần gần 1 triệu ha ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương,
các tổ chức Nông hội cấp cơ sở vẫn được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là
ở Nghệ Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng
lợi từng bước. Đến tháng 5 năm 1930 đến tháng 10 năm 1930 thì trên cả nước đã có đến
53.000 hội viên nông hội.

Tháng 10/1930 thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông
Dương. Nghị quyêt này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông
dân Việt Nam. Kể từ đây thì nông dân Việt Nam chính thức có tổ chức của mình và
những trang sử mới của Hội và phong trào nông dân được viết nên đầy hào hung.

Năm 1941 dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nông dân các dân tộc
Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiền. Đồng thời giai cấp nông dân
còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên,
phụ nữ…tạo một lực lượng chính trị rộng lớn. áp đảo kể thù.

11
Từ năm 1930-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân liên tục đấu
tranh chống cướp ruộng đất, đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống chiến tranh, chóng thu
thuế. Đó là minh chứng cho tinh thần, khả năng và cai trò cách mạng to lớn của nông
dân với sự nghiệp cách mạng của dân tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần,
khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân
tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các
tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với
Đảng.

Với truyền thống yêu nước nồng nàn và sự tin tưởng, trung thành tuyệt đối của
nhân dân dành cho Đảng; đi cùng trí thông minh, sự sáng tạo, lòng dũng cảm trong chiến
đấu, cần cù trong lao động sản xuất của giai cấp nông dân nói chung, nông dân Nghệ
An nói riêng được tôi luyện và không ngừng lớn mạnh. Trong bất kỳ giai đoạn và thời
điểm nào, tầng lớp nông dân luôn là lực lượng to lớn, góp phần không nhỏ cùng Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nỗ lực cố gắng nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Xây dựng quê hương, đất nước ngày càng
phát triển, văn minh, giàu đẹp, cùng cả nước vững chãi tiến bước trên con đường đổi
mới, hội nhập, phát triển và thịnh vượng

*Giai cấp công nhân


Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác
thuộc địa cảu thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ XIX. Trước khi thực dân Pháp xâm
lược thì nước ta vẫn còn hai giai cấp đó là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông
dân. Trong giai đoạn này duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chủ
yếu, các cơ sở kinh tế công nghiệp dịch vụ chưa phát triển. Sau khi thực dân Pháp mở
cuộc xâm lược nước ta chúng đã bắt tay tiến hành vào khai thác thuộc địa với quy mô
trên cả nước. Các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê…lần lươt ra đời và từ đó
giai cấp công nhân cũng xuất hiện.

Bọn chúng đả tăng cường vào đầu tư các nghành khai khoáng, giao thông vận tải,
đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may…nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các

12
nước thuộc địa. Tính tới đầu năm 1929 thì số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển
lên tới 22 vạn người

Đây là giai cấp mới, họ có xuất thân từ nông dân họ thay đổi môi trường làm
việc. Họ không có ruộng đất, họ phải bỏ làng để đến các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ
đồn điền để làm thuê.

Họ làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền bị áp bức bóc lột, phải chịu
nhiều áp bức khác, đồng lương rẻ mạc trong khi điều kiện làm việc rất tồi tàn.

Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh
mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. Là giai cấp yêu nước,
cách mạng họ trở thành lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

- Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân
Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì thế giai cấp
này có thể là giai cấp có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân
dân đứng lên đấu tranh giành lại độc lập.

- Không thể chịu được sự áp bức nốc lột hà khác của thực dân Pháp, phong kiến,
giai cấp công nhân Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại để đứng lên đấu tranh
giành lại quyền lợi. Từ đó đã hình thành các Ban, Hội trong các nhà máy, xí nghiệp.
Vào năm 1920, Tôn Đức Thắng một người công nhân yêu nước đã vận động thành lập
Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc.

- Bên cạnh đó còn có các cuộc đấu tranh diễn ra ở nhiều nơi như tiêu biểu đó là
cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đứng lên đấu tranh cảu
công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt Nam Định.

- Từ khi tiếp nhận được chủ nghĩa Mác-Lênin thì số lượng các cuộc bãi công
ngày càng một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh
đạo.

13
- Sau cách mạng tháng Tám đất nước ta gặp rất nhiêu khó khăn, vừa phải phát
triển kinh tế,xã hội, vừa chống cả giặc ngoại xâm. Giai cấp công nhân đã tham gia chiến
đấu để bảo vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi công, đánh phá
các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp trên địa bàn.

*Giai cấp tư sản


+ Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản của Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh
chèn ép do đó địa vị chính trị và tiếng nói nhỏ bé, yếu ớt. Giai cấp tư sản Việt Nam có
tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định.

+ Họ đa số là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng
buôn bán. Họ bị chế độ của tư bản Pháp và chính quyền thực dân chèn ép. Vì có tiềm
lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, nên chưa
có ý thức tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc.

*Bộ phận tiểu tư sản


+ Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm
nghề tự do, họ đa số xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp
thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,... đời sống bấp bênh, dễ bị
phá sản trở thành người vô sản. Họ có lòng yêu nước, vô cùng căm ghét đế quốc thực
dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước
và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp bóc lột, áp bức.

+ Tuy nhiên, cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng
vẫn rất bấp bênh.Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận
động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa
chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã

14
hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xoá bỏ chế độ
phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân.
Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

*Rút ra ý nghĩa, kết luận


Vì vậy, dưới sự cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân
Pháp, xã hội Việt Nam ta lúc bấy giờ có sự phân hoá rõ rệt. Giai cấp địa chủ bắt tay
với bọn thực dân tăng cường ra sức bốc lột, vơ vét của cãi của nhân dân. Tuy nhiên,
trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Trong số những địa chủ cấu kết
với thực dân Pháp có một số ít bộ phận địa chủ căm ghét chế độ cai trị và những chính
sách chuyên chế của đế quốc thực dân đã đứng dậy đấu tranh theo nhiều hình thức và
mức độ khác nhau. Trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ giai cấp nông dân là lực lượng
đông đảo nhất, bị chế độ thực dân áp bức và bốc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn
khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong
kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng
đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp, họ đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp
và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư
sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực
kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ
nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm
nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu
nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên
ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người
dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy,
trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là nông dân
với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và
ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân

15
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc
địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu:

- Một là phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự
do cho Nhân dân; - Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân
dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ hàng đầu.

1.3 Liên hệ vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay
Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được
vai trò quan trọng của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp
tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.Qua 35
năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, giai cấp công
nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy
vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế,
tham gia vào toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của giai cấp công nhân
Việt Nam tiếp tục được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Một là, giai cấp công nhân nước ta là lực lượng đặc biệt quan trọng duy trì và
phát triển hoạt động sản xuất, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm công nghiệp, đóng góp
chủ yếu vào ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng tạo nên thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới.

Bước vào thời kỳ đổi mới, các ngành kinh tế nước ta, nhất là lĩnh vực công nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Giai cấp công nhân nước ta đang được trẻ hóa, trình độ học vấn,
chuyên môn nghề nghiệp từng bước được nâng lên. Trong các ngành nghề sản xuất, chế
biến, lắp ráp linh kiện... họ thi đua tăng gia sản xuất bằng việc áp dụng những thành tựu
khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo nên khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn.
Đó là một trong những đóng góp tạo nên nền kinh tế nước nhà.

Ví dụ: Giá trị ngành công nghiệp, xây dựng năm 2011 tăng 6,68%, năm 2012:
5,75%, năm 2013: 5,43%, năm 2014: 7,14%, năm 2015: 9,29%”.

16
Hai là, giai cấp công nhân nước ta đã và đang phát huy hiệu quả vai trò là giai
cấp lãnh đạo cách mạng.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, giai cấp công nhân nước ta là
một trong những giai cấp, tầng lớp xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có
của bước chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện từ xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước
nói chung, phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng theo mô hình hành chính, tập trung
bao cấp sang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là
nhiệm vụ nặng nề, mới mẻ, trong khi đó, phong cách, lề lối làm việc của công nhân còn
chịu tác động của cơ chế hành chính, tập trung bao cấp. Song, phát huy truyền thống
cách mạng, kiên cường, bất khuất và tiên phong, giai cấp công nhân vẫn luôn giữ vững
và thể hiện là giai cấp lãnh đạo cách mạng nước ta trong điều kiện mới. Điều này được
Đảng ta khẳng định tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X: giai cấp công nhân nước ta “Là
giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Ba là, giai cấp công nhân nước ta đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi
mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tiến trình
lịch sử, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam, góp
phần làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bốn là, giai cấp công nhân nước ta luôn tiên phong trong sự nghiệp xây dựng
CNXH, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đảng đã khẳng định: giai cấp công nhân nước ta là “lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.

Hiện nay,giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh, phát triển nhanh về số
lượng, ngày càng nâng cao chất lượng, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, kỷ luật lao động cao, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn

17
mạnh dạn đổi mới tư duy, sáng tạo; đồng thời, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn để
góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.

Ví dụ: Giai cấp công nhân trực tiếp làm việc trong các công xưởng, nhà máy,
doanh nghiệ.p, trong các lĩnh vực của ngành kinh tế công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận
công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, cải tiến công cụ, quy trình, quản lý... Đó là những
người chủ trong ngành công nghiệp, người đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.

Năm là, giai cấp công nhân nước ta “là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Trong thực tế, quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức đã hình thành nên
khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Sự
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức đã,
đang và sẽ thúc đẩy sự hợp tác, liên minh, liên kết của công nhân với trí thức và nông
dân; từ đó hình thành, phát triển các nhóm xã hội đan xen giữa công nhân và trí thức,
giữa công nhân và nông dân. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên kết giữa các giai tầng xã hội. Thông
qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động, để tạo nên nguồn
nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, trong thời kỳ mới, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH
trong điều kiện mới. Liên minh ấy chỉ có thể phát huy và khẳng định vai trò khi được
xây dựng, củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức theo đường lối, quan điểm
của Đảng, lập trường của giai cấp công nhân.

Sáu là, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội rộng lớn, trực tiếp
của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng.

Trong công cuộc xây dựng CNXH theo mô hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN hiện nay, giai cấp công nhân nước ta có đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt
Nam, được Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động. Bởi vậy, giai cấp công nhân

18
rất thuận lợi khi tham gia vào công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, với xu hướng ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng, giai cấp công nhân là nguồn lực dồi dào cung cấp
cho Đảng ngày càng nhiều đảng viên là công nhân, góp phần khẳng định bản chất giai
cấp công nhân của Đảng. Thông qua tăng số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ đảng
viên là công nhân, Đảng sẽ được bổ sung lực lượng đảng viên có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có trình độ và tác phong, kỷ luật lao động hiện đại, nhiều đảng viên là công nhân
trí thức…

Đa số đảng viên trong giai cấp công nhân Việt Nam đều được giác ngộ về lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, được giáo dục về đạo đức cách mạng, về phẩm chất chính trị,
được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quan điểm được
thể hiện trong đường lối đổi mới của Đảng trong đấu tranh xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng
chế độ xã hội mới. Từ đó, góp phần quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng
thông qua hoạt động trực tiếp của những đảng viên là công nhân ở mọi doanh nghiệp,
lĩnh vực, địa bàn của ngành công nghiệp, góp phần nâng cao bản chất giai cấp công nhân
của Đảng trong điều kiện hiện nay.

19
PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại sau một thời gian tìm hiểu và trình bày đề tài chúng tôi đã đạt được những
kết quả sau:
-Hiểu kĩ hơn về tình hình về các mặt của xã hội Việt Nam trong thời kì chống
Pháp.
-Khái quát được tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong thời kì Pháp
thuộc cũng như trong sự pháp triển của đất nước.
-nhóm làm việc hiệu quả, sôi nổi đóng gióp ý kiến, hoàn thành phần công việc
trong đúng thời gian quy định

20
TÀI LIỆU THAM THẢO

[1]. Slide Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam –Khoa Chính trị -Luật Đại học
CNTP.TpHCM

[2]. Hồ Chí Minh- Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính Trị Quốc Gia, H.2011, tr.11.

[3]. Trần Thị Huyền - Nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc

[4].Một số chuyên đề lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, tập 1, nxb Chính Trị Quốc Gia,
2007, tr.17-tr.20

[5].https://luathoangphi.vn/chinh-sach-khai-thac-thuoc-dia-lan-thu-nhat-cua-thuc-dan-
phap/

[6].https://monrun.vn/boi-canh-lich-su-phap-xam-luoc-viet-nam/

[7].http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Hoi-nghi-lan-thu-6-Ban-Chap-hanh-Trung-
uong-Dang-khoa-X-Ra-Nghi-quyet-va-Ket-luan-ve-mot-so-van-de-quan-
trong/18645.vgp

[8].https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/phan-tich-thai-do-chinh-tri-cua-cac-giai-cap-
tang-lop-trong-xa-hoi-viet-nam-faq373960.html

[9].https://loigiaihay.com/em-hay-cho-biet-thai-do-chinh-tri-va-kha-nang-cach-mang-
cac-giai-cap-trong-xa-hoi-viet-nam-sau-chien-tranh-c84a36399.html

21
PHỤ LỤC
Biên bản họp nhóm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ....)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: ngày tháng năm
1.2. Địa điểm: Online nền tảng Messenger hoặc Zalo
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Trần Minh Bảo
+ Tham dự: 6/6 thành viên
+ Vắng:0
2. Nội dung cuộc họp
2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như
sau:

Nhóm
đánh giá
Đóng mức độ
Nhiệm vụ được phân
Stt MSSV Họ tên góp tỷ lệ Nhóm Đề tài hoàn thành
công
% công
việc được
phân công
1 2001200376 Trần Minh Bảo 100 2 2 Hoàn thành
Mở đầu, Word mục 1.3,
tốt, đúng
chỉnh sửa tổng hợp word
hạn,...
2 Nguyễn Thị 100 2 2 Word mục 1.3, phần kết Hoàn thành
2005191563 Minh Anh luận tốt, đúng
hạn,......

22
Word mục 1.1.3 và rút Hoàn thành
Nguyễn Đỗ
3 2028209001 Bình 100 2 2 ra kết luận tốt, đúng
Hải
hạn,......
Word mục 1.1.1 và 1.1.2 Hoàn thành
Ngô Thị
4 2013202039 Chi 100 2 2 tốt, đúng
Bích
hạn,...
1.2 Hoàn thành
5 2002190010 Hồ Hữu Chương 100 2 2 Phần giai cấp tư sản, giai tốt, đúng
tiểu cấp tư sản, kết luận hạn,...
6 1.2Phần giai cấp địa Hoàn thành
Phạm Đình
2013202052 Đăng 100 2 2 chủ, gia cấp nông dân, tốt, đúng
Hải
gia cấp công nhân hạn,...

2.2. Ý kiến của các thành viên: Đề nghị ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đồng ý hay
không đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng, hoặc phản biện với các ý kiến của các thành
viên khác,...
2.3. Kết luận cuộc họp
Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên
(Đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên)

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc giờ phút cùng ngày.

Thư ký Chủ trì


( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Minh Anh Trần Minh Bảo

23

You might also like