You are on page 1of 2

6.

Tại sao nhà nước phong kiến Trung Quốc có sự tập trung quyền lực vào tay nhà
Vua?

Sự thống trị của Vua trên lĩnh vực kinh tế.

- Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn nên địa hình và khí hậu đa dạng và phức tạp rất
nhiều so với các quốc gia khác.
- Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là 2 sông lớn có ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển lịch sử Trung Quốc. Các triều đại của Trung Quốc đã xuất hiện,
tồn tại trên lưu vực hai dòng sông này và xây dựng nên văn minh Trung Quốc độc
đáo.
- Nằm trên lưu vực các sông lớn, điều này đem lại những thuận lợi và khó khăn cho
các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông:
 Thuận lợi: đem lại khí hậu nhiệt đới (nóng ẩm. mưa nhiều, độ ẩm cao), thúc
đẩy nền kinh tế trồng trọt đã phát triển rất sớm khi công cụ lao động còn
thô sơ.
 Khó khăn: vì sống tập trung gần các con sông lớn khiến dân cư dễ đối mặt
với những hiểm họa từ thiên nhiên (lũ lụt, sạc lở đất…).
→ Chính vì vậy, ngay từ sớm Trung Quốc đã đặt ra vấn đề sống chung với lũ và
khắc chế thiên nhiên.
- Địa hình phức tạp và khép kín (riêng chỉ có Lưỡng Hà là địa hình tương đối mở).
chính vì đặc điểm về điều kiện tự nhiên này dẫn đến khó khăn là giao thông bị hạn
chế làm cho các nền văn minh ở thời điểm này phát triển độc lập và mang đậm
tính dân tộc.
 Với các điều kiện tự nhiên như vậy, Trung Quốc luôn phải đối mặt với 2 yếu tố
là trị thủy và chiến tranh. Trị thủy và thủy lợi cần huy động sức của nhiều người
trong thời gian ngắn. Việc trị thủy là cần sức của nhiều người trong thời gian ngắn
nên đòi hỏi phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Đồng thời, vai trò của người đứng đầu
chỉ đạo công việc trị thủy rất quan trọng. Hai yếu tố này đã làm các cơ quan đã
được hình thành trước khi nhà nước xuất hiện và thực hiện các chức năng mang
tính xã hội phục vụ công việc chung của xã hội. Đây là tiền thân của nhà nước và
người đứng đầu, nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là vô tận, cha chết thì
truyền ngôi cho con. Vua còn là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất.
- Chính nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nền kinh tế của các quốc gia phương
Đông ngay từ sớm đã xuất hiện nền kinh tế nông nghiệp. Mặc dù canh tác trên đất
đai màu mỡ nhưng công cụ lao động còn thô sơ, chủ yếu là bằng đá, cành cây giòn
và dễ gãy nên năng suất lao động thấp. Sự thay đổi căn bản bắt đầu xuất hiện ở
thiên niên kỷ thứ IV TCN khi phát hiện ra công cụ bằng đồng. So với công cụ
bằng đá, cành cây, xương… trước kia là công cụ bằng đồng đã có ưu điểm vượt
trội: dẻo, mềm, dễ đập… góp phần làm đời sống dân cư ổn định, năng suất sản
xuất tăng, bắt đầu có của dư thừa để dành. Sự xuất hiện của công cụ lao động mới
đã làm xuất hiện hoạt động mới như săn bắt. đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi. Từ
hoạt động săn bắt, hái lượm, kinh tế trồng trọt bắt đầu phát triểu và 3 lần phân
công lao động.
- Vào thời kỳ Đông Chu (thế kỷ thứ VIII TCN – III TCN), xã hội phong kiến Trung
Quốc có nhiều biến đổi quan trọng. Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt làm
cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng (trong nông nghiệp, diện tích đất trồng
trọt được mở rộng, nhiều kỹ thuật canh tác được áp dụng làm cho năng suất nông
nghiệp tăng lên; thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ, đó là việc cải tiến kỹ thuật và
việc tăng số lượng các ngành nghề; thương nghiệp cũng rất nhộn nhịp nhưng
không được chú trọng).
- Chế độ tư hữu về ruộng đất vì chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tỉnh
điền bị tan rã; quý tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để khai khẩn đất hoang và
biến thành ruộng đất tư của mình; việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến, ruộng
đất dần dần tập trung trong tay của quý tộc. Do đó, quý tộc tiến hành phát thu canh
tô ngoài ra các nông dân phải nộp các khoản sưu thuế khác và phải đi làm không
công cho nhà nước gọi là tô lao dịch. Trong xã hội dần dần hình thành 2 tầng lớp
mới: tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá điền. Đồng thời, xuất hiện một
phương thức bóc lột mới – bóc lột địa tô và nhiều khoản sưu thuế khác đối với
nông dân. Tần Thủy Hoàng bóc lột tận cùng dân chúng, thực hiện “sưu cao, thuế
nặng” nhằm tạo quốc khố để xây dựng nhiều công trình đồ sộ. xa hoa như Vạn lý
trường thành, lăng Lý Sơn, cung A Phòng.
- Trung Quốc đóng cửa làm vua, bế quan tỏa cảng với mọi giao thương buôn bán ra
bên ngoài đều bị cấm, Trung Quốc chỉ tập trung nền kinh tế sẵn có của họ và nó sẽ
không giao thiệp với nước ngoài.

Vì những lẽ đó mà nhà vua thống trị trên lĩnh vực kinh tế của đất nước.

You might also like