You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HCM

TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG


CỬU LONG

GVHD: Nguyễn Thị Long Hương


MÔN: Tài nguyên đất
NHÓM : 7
LỚP: DH19QL

1
Mục lục
Mở đầu…………………………………………………………………………3

I. Sơ lược tài nguyên đất…………………………………………..5


II. Các thành phần hợp thành đồng bằng sông Cửu Long………….7
III. Phương pháp phân loại và điều tra đất của ĐBSCL…………….8
IV. Đặc tính và phân bố một số nhóm, loại đất chính của ĐBSCL…10
V. Đặc điểm hình thái và lí hóa các loại đất chính…………………16
VI. Thuận lợi và khó khăn…………………………………………..21
Tài liệu tham khảo………………………………………………………25
Nhận xét………………………………………………………………..26

Mở đầu
2
Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn và
phát triển. Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất là một nguồn tài nguyên tái tạo,
một vật thể sống động, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên Trái Đất. Do
đó, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào tất cả các hệ sinh thái mà
đất đang “mang” trên mình nó. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật
mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó
là độ phì nhiêu. Chính nhờ tính chất độc đáo này mà các hệ sinh thái đã và đang tồn
tại, phát triển, kết trái và xét cho cùng cuộc sống cuả loài người cũng phu thuộc vào
tính chất độc đáo này của đất.

Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệ khác nhau,
từ nền nông nghiệp sơ khai vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp
được áp dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ cao như hiện nay.

Một thực tế hiển nhiên là con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ
vào đất, khi chết lại trở về đất. Thế nhưng không ít người lại thờ ơ với đất, không hiểu
đất quý giá như thế nào và vì sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên đất. Do đó nhiều
vùng đất đai rộng lớn ở trung du và miền núi đã bị sói mòn, rửa trôi mất khả năng sản
xuất. Nhiều vùng đất màu mở ở đồng bằng, ven đô thị, gần khu công nghiêp, làng
nghề đã và đang bị ô nghiễm bởi phân bón hóa, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất
thải nguy hại.

Bởi vậy, vấn đề dặt ra cho chúng ta phải xem xét lại mối quan hệ của ,ình với tài
nguyên đất, trên cơ sở đó có những giải pháp điều chỉnh các tác động đến đất trên quan
điểm phát triển bền vững có cân nhắc tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi

trường.

3
Bản đồ hành chính đồng bằng sông Cửu Long

I. SƠ LƯỢC TÀI NGUYÊN ĐẤT


I.1 Khái niệm:
4
-Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người.

- Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ
nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.

-Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình
thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời
gian.

+ Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%,
không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích
(ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau:

Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251
triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là
đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.

Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn
1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước
phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%.

-Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa
trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10%
đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.

-Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động cuả con
người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất
thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm
nước và không khí từ các khu dân cư tập trung. Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân
loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý.

I.2 Các loại đất chính:

– Nước ta có ba nhóm đất chính: Feralit, phù sa và đất mùn núi cao.
5
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên
đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới
vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng:
đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất
chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp
hàng năm, cây ăn quả,…

II. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH ĐB SÔNG CỬU LONG

6
-Vùng đồng bằn sông Cửu Long bao gôm 13 tỉnh, thành phố với điện tích hơn 40
nghìn km2, chiếm 12% điện tích cả nước hơn 17 triệu người.

- Đồng băng sông Cửu Long là đông bằng châu thổ lơn nhất nước ta; bao gồm phần
đất nằm trong phạm vị trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu( thượng và hạ châu thổ) và
phần đất nằm ngoài phạm vi tác động

- Phần thượng châu thổ là khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển), nhưng
vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt ở đây có nhiều vùng trũng rộng lớn.
Vào mùa mưa, các vùng trũng này ngập chìm trong sâu dưới nước, còn về mua khô là
những vùng nước lũ dứt đoạn.

- Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn đã ngấm vào trong
đất. Ngoài các giống đát ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặt với
độ cao 1-2m còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi bên sông.

- Phần đất còn lại tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông
Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông( như đồng bằng Cà Mau).

-Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo mưa nhiều, nắng nóng nên thuận lợi phát triển
ngành nông nghiệp đặc biệt là phát triển trồng lúa nước, cây lương thực và thủy
sản.Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước
nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích, sản lượng lúa, 71% diện tích nuôi trồng
thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.
Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước.
Nhờ vậy nên ĐBSCL là nơi xuất khẩu gạo, thủy sản chủ lực của cả đất nước.
-Lịch sử khai thác ĐBSCL mới được khoảng 300 năm qua các thời kỳ: móc lõm thể kỷ
XIX, quảng canh đầu thế kỷ XX, thâm canh tăng vụ vào 20 năm cuối của thế kỷ XX
và khai thác tổng hợp nông, lâm, thủy đầu thế kỷ XXI. Những nghiên cứu về đất
ĐBSCL chưa nhiều, bước đầu chúng tôi hệ thống lại một số nghiên cứu chính, trên
diện rộng để bạn đọc nghiên cứu.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU TRA CỦA

7
3.1 . Các kỳ điều tra khảo sát về thổ nhưỡng ở ĐBSCL
- Đã có nhiều nghiên cứu đơn lẻ nhưng có một số kỳ điều tra chính, trên diện rộng
như sau:
(1) thời Pháp thuộc chỉ có các nghiên cứu đơn lẻ, nặng về địa chất, tới năm 1958
đến năm 1961, F.R Moormann - chuyên viên thổ nhưỡng của FAO khảo sát xây dựng
bản đồ đất tổng quát miền Nam tỷ lệ 1/1.000.000.
(2) năm 1972, Thái Công Tụng chi tiết hóa các nghiên cứu (1) ấn hành thuyết minh
cho các bản đồ đất 1/200.000 và 1/100.000 cho ĐBSCL.
(3) sau giải phóng, nhiều nghiên cứu toàn diện được tiến hành, năm 1975 đến 1978
lập bản đồ đất 1/25.000 cấp huyện và 1/100.000 cấp tỉnh
(4) Chương trình 60.02 điều tra xây dựng bản đồ đất 1/100.000 cấp tỉnh và toàn bộ
ĐBSCL 1/250.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và một số Viện,
Trường thực hiện.
(5) năm 1988- 1989 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thuộc Bộ Nông
nghiệp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất ĐBSCL tỷ lệ 1/250.000.
(6) năm 1991, Tôn Thất Chiểu và một số tác giả bổ sung, chỉnh lý và xây dựng bản
đồ 1/250.000 ĐBSCL
(7) năm 2009, Võ Quang Minh, Lê Quang Trí... xây dựng Bản đồ đất ĐBSCL
1/250.000 theo hệ thống chú giải FAO-WRB .  
3.2. Các phương pháp phân loại và chú giải bản đồ đất ở ĐBSCL
- F.R đã vận dụng quan điểm phát sinh như khí hậu, đá mẹ, địa hình và tính chất đất
chia đất miền Nam Việt nam thành 26 đơn vị chú dẫn bản đồ.
- Thái Công Tụng chia ĐBSCL thành 6 đơn vị tự nhiên gọi là miền với 9 nhóm đất
chính và nhiều biểu loại trong từng nhóm đất chính căn cứ vào các tiêu chuẩn như
thành phần cơ giới, màu sắc đất, mực thủy cấp...
- Năm 1975-1978 sử dụng phương pháp và quy trình thành lập đất của Viện Nông
hóa và Thổ nhưỡng dựa vào nguồn gốc phát sinh và các quá trình hình thành đất.
- Chương trình 60.02 có nhiều phương pháp khác nhau, một số tỉnh sử dụng Soil
Taxonomy - phân loại đất theo định lượng USDA của Hoa kỳ.
- Các kỳ điều tra bổ sung và phân loại sau này sử dụng hệ thống chú bản đồ đất theo
phân loại đất Việt nam và phát triển trên cở sở bảng chú dẫn do Tiểu ban bản đồ đất

8
Việt Nam soạn thảo năm 1978 và hiệu chỉnh năm 1980 có sử dụng các thuật ngữ
tương ứng của USDA và FAO- UNESCO.

9
IV. ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NHÓM, LOẠI ĐẤT CHÍNH CỦA
ĐBSCL

4.1 Diện tích các nhóm, loại đất:

 4.2 Nhóm Đất cát giồng


-Đất cát giồng ở ĐBSCL phần lớn phân bố ở vùng duyên hải ven biển như Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu thành những giải hình vòng cung song song với bờ
biển, nhô cao so với vùng đất phù sa xung quanh.
Những giải cát giồng là dấu vết minh chứng cho việc tiến ra biển trong quá trình
hình thành của ĐBSCL. Vật liệu hình thành các giồng cát giồng có cát thạch anh và
các khoáng vật khác. --Trong điều kiện nóng ẩm cao, mưa nhiều của ĐBSCL đất cát
giồng tiếp tục phong hóa, có phẫu diện đất đã hình thành tầng tích tụ, thành phần đất
mặt có nơi đã là thịt nhẹ.
-Đất cát giồng có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát (0,2-2mm) 60-70%, màu đất
vàng sáng - vàng sẫm. Độ xốp đất 16 đến 20%. Có phản ứng chua ở tầng mặt và trung
tính ở các tầng dưới. Hàm lượng hữu cơ 0,79 đến 1,2%, mức độ khoáng hóa cao C/N =
5 - 7. Độ phì nhiêu rất thấp, N = 0,03 - 0,08%, P 2O5 tổng số 0,04 - 0,08%, P2O5  dễ tiêu
2 - 4 mg/100g. Một số giồng cát nằm sát ven biển bị ảnh hưởng mặn.

10
-Đất cát giồng được khai thác sớm và triệt để. Tuổi của đất cát giồng càng gần biển
càng trẻ. Các giồng cát có khả năng giữ được nước ngọt cho mùa khô và sử dụng trồng
màu, cây ăn quả và có địa hình cao nên thường là những quần cư lớn.
4.3. Nhóm Đất mặn
-Nhóm đất mặn có diện tích đứng thứ 3 sau đất phèn và đất phù sa. Về phân loại, đất
mặn ở ĐBSCL được xếp vào mặn do triều hoặc do nước ngầm bị mặn gây ra.
Vì phèn độc và cải tạo khó hơn mặn nên nếu đất mặn có cả quá trình phèn đã được
đưa sang nhóm đất phèn. Đất mặn thường có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét
(<0,002 mm) 50 -60 %.
Về mùa khô đất mặn nhiều ở tầng mặt Cl - có thể đạt 0,5 - 0,7 và EC 10 - 12 ms/cm,
nhưng giảm nhanh trong mùa mưa.
Đất mặn có hàm lượng hữu cơ và đạm, lân tổng số trung bình, lượng magiê  trong
cation trao đổi luôn lớn hơn caxi thể hiện ảnh hưởng của nước biển. Nhóm đất mặn
được chia ra thành:
+ Đất mặn nhiều: ký hiệu là Mn, diện tích 102.103 ha, có EC(ms/cm) > 4, Cl -  >
0,25%, pH (K2O) trung bình là 5,5 ở tầng mặt, 6,5 ở tầng dưới, N tổng số trung bình là
0,11 ở tâng trên và 0,05 ở tầng dưới, P 2O5 tổng số trung bình là 0,04 ở tầng mặt và
0,06% ở tầng dưới, C/N = 12,5 - 13. Phân bố ở Long an, Tiền giang, Trà vinh, Sóc
trăng, Bạc liêu, Cà mau. Hiện đất này đang được sử dụng nuôi tôm.
+ Đất mặn trung bình, ký hiệu là M, diện tích 148.934 ha, có EC(ms/cm) > 2 - 4,
Cl - : 0,15 - 0,25%, pH (K2O) trung bình là 4,9 ở tầng mặt, 6,9 ở tầng dưới, N tổng số
trung bình là 0,18 ở tầng trên và 0,05 ở tầng dưới, P 2O5 tổng số trung bình là 0,04 ở
tầng mặt và 0,05% ở tầng dưới, C/N = 11 và 9. Phân bố ở Long An, Tiền Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Hiện đang được sử dụng nuôi tôm,
trồng lúa.
+ Đất mặn ít, ký hiệu là Mi, diện tích 437.488 ha, có EC(ms/cm) > 1 - 2, Cl - :
0,05 -  0,15%, các chỉ số khác như đất mặn trung bình. Phân bố ở Long An, Tiền
Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Hiện đang ngọt hóa để
trồng lúa hoặc nuôi tôm + lúa.
+ Đất mặn dưới rừng ngập mặn, ký hiệu là Mm, diện tích 56.022 ha, phân bố ở
Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau. Đất này luôn bị ngập triều quanh năm nên bị bão hòa
muối, còn nếu không bị ngập triều mùa khô có độ mặn rất cao.
11
4.4. Nhóm Đất phèn
- Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL. Phân loại đất phèn căn cứ vào tầng
phèn và tầng sinh phèn, độ sâu xuất hiện của các tầng này trong phẫu diện đất.
Tầng sinh phèn: tầng tích lũy vật liệu chứa phèn là tầng sét hoặc hữu cơ ngập nước
thường xuyên ở trạng thái yếm khí, có chứa lượng SO 3 trên 1,75% ( tương đương với
0,75% S).
 Tất cả các đất chỉ có tầng sinh phèn trong phẫu diện đất được xếp vào đất phèn tiềm
tàng.
Tầng phèn là một dạng của tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triên
của đất phèn từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng
đốm, vệt vàng rơm có pH thường dưới 3,5. Tầng phèn thường vẫn được gọi là tầng
Jarosite, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.
Những độc tố trong đất phèn do tầng phèn tạo ra, vì vậy sự xuất hiện nông sâu của
tầng sinh phèn hoặc tầng phèn có liên quân chặt chẽ  đến mức độ phèn của tầng đất
mặt.
Tùy theo độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng sinh phèn mà phân chia đất phèn
thành các loại khác nhau: nếu mép trên của tầng sinh phèn hoặc tầng phèn xuất hiện ở
độ sâu từ 0-50 cm thì xếp vào đất phèn tiềm tàng nông Sp1 hoặc đất phèn hoạt động
nông Sj1; nếu mép trên của 2 tầng này xuất hiên ở độ sâu 50-120 cm thì xếp vào đất
phèn tiềm tàng sâu Sp2 hoặc đất phèn hoạt động sâu Sj2;  nếu 2 tầng trên xuất hiện sâu
dưới 120 cm, ít ảnh hưởng tới cây trồng coi như đất không bị phèn.
- Nhóm đất phèn ĐBSCL có diện tích 1.600.263 ha chiếm 41,1%, trong đó:
+ Đất phèn tiềm tàng là 421.867 ha chiếm 10,72% đất ĐBSCL và 26,36% diện
tích đất phèn.  Đất phèn tiềm tàng gồm 6 đơn vị đất sau:
Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn, ký hiệu S p1Mm, diện tích134.897 ha
phân bố chủ yếu ở Cà Mau, một ít ven biển Trà Vinh.
Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn, ký hiệu S p2Mm, diện tích 30.754 ha phân
bố ở Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh...
Đất phèn tiềm tàng nông - mặn, ký hiêu S p1M, diện tích 50.176 ha phân bố ở Cà
Mau, Kiên Giang, Trà Vinh...
Đất phèn tiềm tàng sâu - mặn, ký hiệu S p2M, diện tích 34.467 ha phân bố nhiều ở
Kiên Giang, Cà Mau, ít ở Bến Tre, Trà Vinh.
12
Đất phèn tiềm tàng nông, ký hiệu Sp1, diện tích 54.960 ha phân bố ở Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp...
Đất phèn tiềm tàng sâu, ký hiệu S p2, diện tích 116.613 ha phân bố ở Long An, Đồng
Tháp...
+ Đất phèn hoạt động diện tích là 1.178.396 ha chiếm 30% đất ĐBSCL và chiếm
73,64% diện tích đất phèn. Đất phèn hoạt động gồm 4 đơn vị đất sau:
Đất phèn hoạt động nông - mặn, ký hiệu S j1M, diện tích 118.460 ha, phân bố ở Kiên
Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long.
Đất phèn hoạt động sâu - mặn, ký hiệu S j2M, diện tích 324.770 ha, phân bố ở Kiên
Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long...
Đất phèn hoạt động nông, ký hiệu S j1, diện tích 192.081 ha, phân bố ở Kiên Giang,
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.
Đất phèn hoạt động sâu, ký hiệu S j2, diện tích 543.085 ha, phân bố ở Kiên Giang,
An Giang, Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp.
- Nhóm đất phèn thường có hàm lượng hữu cơ khá cao, nhất là loại hình tích lũy hữu
cơ có hàm lượng từ 5 - 15% ở tầng mặt và ít thay đổi ở các tầng dưới. Đạm tổng số
0,15 - 0, 5%; lân tổng số rất thấp, tầng mặt 0,031 - 0,071%, các tầng dưới 0,023 -
0,043%; kali tổng số 1,0 - 1,3%; lân dễ tiêu nghèo...
Đất phèn có chứa nhiều độc tố và rất chua, hàm lượng trung bình các độc tố của
tầng phèn Bj như sau: Tầng phèn rõ pH H2O 2,87; SO3- 1,59%; SO2- 0,25%;
Fe2+ +Fe 3+ 63,04 (mg/100g); Al3+ 38,59 (mg/100g). Tầng phèn chưa rõ: pH H2O 3,25;
SO3 1,27%; SO2- 0,25%; Fe2+ +Fe 3+ 47,34 (mg/100g); Al3+ 20,72 (mg/100g). Đặc biệt
phải chú ý đến các độc tố ở tầng đất mặt trên tầng phèn hoặc trên tầng sinh phèn.
Thường lợi dụng mưa hoặc thủy lợi để rửa phèn, hạ phèn.

4.5  Nhóm đất phù sa


- Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Diện tích là 1.184.857
ha, chiếm 30,4% diện tích đất ĐBSCL, có diện tích đứng vị trí thứ 2 sau đất phèn.
Về cơ bản nhóm đất phù sa có địa hình cao hơn đất phèn và đất mặn. Đất phù sa
nhiễm phèn và nhiễm mặn đã được xếp vào đất phèn và đất mặn.
- Tùy theo các quá trình  hình thành đất mà chia ra các đơn vị sau:

13
Đất phù sa được bồi, ký hiệu là Pb, diện tích 83.914 ha, các tinh Đồng Tháp, Tiền
Giang, Cần Thơ, Hậu Giang chiếm nhiều diện tích.
Đất phù sa không được bồi, ký hiệu P, diện tích 96.885 ha, các tinh Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Bến Tre, Càn Thơ, Hậu Giang có nhiều.
Đất phù sa không được bồi glây, ký hiệu Pg, diện tích 355.646 ha, các tỉnh đều có
trừ Cà Mau, Bạc Liêu.
Đất phù sa không được bổi có tầng loang lổ, ký hiệu Pf, diện tích 648.412 ha, phân bố
ở tất cả các tỉnh.
- Nhìn chung đất phù sa ĐBSCL có độ phì cao. Đất phù sa không được bồi có loang
lổ chua hơn các đất khác trong nhóm. Lân tổng số thường trung bình hoặc nghèo, đất
phù sa mới bồi đạt gần 1%. Đất phù sa glây và đất phù sa loang lổ chiếm diện tích lớn
nhất trong nhóm đất phù sa và đang được thâm canh lúa, hàm lượng lân tổng số chưa
đạt 0,05%, thể hiện thiếu lân.
4.6 Nhóm Đất than bùn lầy
- Nhóm đất này có 1 đơn vị chú giải bản đồ đất là đất than bùn phèn, ký hiệu là TS,
diện tích là 24.027 ha, chiếm 0,6% diện tích ĐBSCL. Đất này được hình thành trên
các lòng sông cổ hay trầm tích đầm nội địa. - Phân bố chủ yếu ở U minh và tứ giác
Long Xuyên.
- Đất có nhiều nơi trồng rau, sắn, khóm, dưa hấu. Than bùn còn đước sử dụng làm
chất đốt, phân bón.
4.7 .Nhóm Đất xám
- Bậc thềm phù sa cổ phía Campuchia và đông nam bộ xuống vùng ĐBSCL chỉ còn
rải rác một ít diện tích.
Do trầm tích phù sa cổ có hàm lượng cát thạch anh nhiều nên hình thành đất xám
có thành phần cơ giới nhẹ.
Và cũng do đến ĐBSCL địa hình thấp đi nhiều nên trầm tích đầm mặn đã chờm lên
phù sa cổ, vì vậy đất xám và đất phèn xen kẽ.
Diện tích nhóm đất xám 134.656 ha.
- Nhóm đất xám có 3 đơn vị chú giải:
Đất xám trên phù sa cổ, ký hiệu X, diện tích 84.845 ha, phân bố ở Long An, Đồng
Tháp, một ít ở An Giang, Kiên Giang.

14
Đất xám đọng mùn trên phù sa cổ, ký hiệu Xg, diện tích 31.028 ha, có ở Long An,
Đồng Tháp.
Đất xám trên sản phẩm phong hóa đá macma axit và đá cát, ký hiệu Xa, diện tích
18.783 ha, phân bố ở Thất sơn.
- Nhìn chung đất xám ĐBSCL nghèo dinh dưỡng toàn diện, đất chua, tổng cation trao
đổi thấp, bão hòa bazơ thấp. Đất dễ canh tác, có điều kiện thâm canh đạt năng suất
cao.
4.8. Nhóm Đất đỏ vàng
-Có một đơn vị chú giải bản đồ đất là đất đỏ vàng trên sản phẩm của đá macma  axit,
ký hiệu là Fa. Diện tích chỉ có 2.420 ha tập trung ở Thất sơn, đất dốc hơn 25 0 , có
nhiều đá lộ đầu. Đất thích hợp cho trồng rừng.
4.9. Đất trơ sỏi đá
-Có diện tích 8.787 ha, ký hiệu E, nằm ở Thất sơn, An Giang và các đồi núi rải rác ở
Kiên Giang.
Đá mẹ là granit hạt thô, đất bị xói mòn mãnh liệt, trơ đá mẹ, nhiều nơi gần  như đá
hoàn toàn, nhiều nơi đang khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
-Các nghiên cứu gần đây của Võ Quang Minh, Lê Quang Trí...ĐHCT sẽ được đề cập
sau.
Bảng 1: diện tích các nhóm đất chính của đồng bằng sông Cửu Long năm 2009

STT Nhóm đất chính Kí hiệu Diện tích


1 Albeluvisols AB 19.212,1
2 Alisols AL 189.890,0
3 Arenosols( đất cát) AR 56.492,0
4 Fluvisols FL 1.078.169,1
5 Gleysols GL 1.914.561,1
6 Histosols HS 33.074,2
7 Leptosols LP 15.335,4
8 Luvisols LV 155.195,6
9 Plinthosols PT 133.300,4
10 Solonchaks ST 250.377,1

Tổng 3.845.606,8

15
 

V. ĐẶT ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ LÝ- HÓA CÁC LOẠI ĐẤT


CHÍNH
V.1 Đất phèn
-Thế giới: 15 triệu ha Việt Nam: 1.863.128 ha,
+ Đất phèn tiềm tàng là 652.244 ha
+ Đất phèn hoạt động với 1.210.884 ha Vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong:
khoảng 1,5 triệu ha, phần lớn tập trung trong vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên, Bán đảo Cà Mau.
-Nguyên nhân tạo nên đất phèn
+S và SO4 2- , H2S, FeS2
+ VSV yếm khí: Closidium, Thiobacillus, Thiocidans
+ Khử và oxy hóa
- Phân loại:
+ Phèn nóng:
Sunphat sắt Fe2 (SO4 )3
Ít Al và Al2 (SO4 )3
Váng vàng hoặc màu đỏ nâu của rỉ sắt
Tính độc hại ít
+ Phèn lạnh:
Al2 (SO4 )3
16
Màu trắng hoặc trong suốt
- Đất phèn tiềm tàng:
+ Được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfate.
+ Trong điều kiệm yếm khí
vi sinh vật, sulfate bị khử để tạo thành sulfur và chất này sẽ kết hợp với sắt có
trong trầm tích để tạo thành FeS2 (pyrite).
+ Đất có màu xám đen.
-Điều kiện hình thành pyrite
+Môi trường yếm khí: Sự khử sulfate xảy ra chỉ dưới những điều kiện khử mãnh
liệt mà nó chỉ được cung cấp bởi trầm tích trầm thủy giàu chất hữu cơ.
Sự phân hủy các chất hữu cơ bởi những vi sinh vật yếm khí sinh ra một môi
trường khử.
+Nguồn của sulfate hòa tan:
Nước biển
Nước lợ thủy triều
Nước ngầm giàu sulfate
-Phẫu diện của đất phèn tiềm tàng
+Tầng mặt: nâu, nâu xám hoặc đen
+ Tầng chuyển tiếp
+ Tầng pyrit (tầng sinh phèn, tầng hữu cơ): xám đen Tầng xác bả thực vật:
Cau, dừa, chà là: tiềm năng sinh phèn không cao
Sú, đước, vẹt: tiềm năng sinh phèn cao
-Đất phèn hoạt động:
+ Đất phèn tiềm tàng bị oxid hóa -> đất phèn hoạt động
->Xuất hiện khoáng Jarosite (KFe3 (SO4 )2 (OH)6 ) màu vàng rơm
Khe nứt, ống rễ thực vật bị phân hủy
Phân bố tập trung hoặc phân tán tùy theo điều kiện oxy xâm nhập vào
trong đất. . ->Khoáng hydroxide sắt Fe(OH)3 màu nâu
->Khoáng geothite (FeO.OH) màu vàng hoặc nâu
->Khoáng heamatite (Fe2O3 ) màu đỏ hiện diện trong đất thông qua tiến trình
thủy phân
-pH đất và độc chất
17
+ Khi khoáng pyrite trong đất phèn tiềm tàng bị oxid hóa hoàn toàn để hình thành
khoáng jarosite ở đất phèn hoạt động thì
1 mole FeS2 khi bị oxid hóa sẽ sản sinh ra 4 mole ion H+
->tăng độ chua trong đất (pH = 3.5).
-Phẫu diện đất phèn hoạt động
+Tầng 1: 0 – 30 cm
Xám đen hoặc đen
Mùn nhiều, nghèo lân
Ít độc chất
+Tầng 2: tầng oxy hóa
30 – 60 cm
Vàng rơm, vàng trấu
Đốm, ổ vệt màu vàng Fe2 (SO4 )3 hoặc Jarosite
+Tầng pyrit:
Xám xanh, xám đen
Sét: 60 – 70%
Chặt, dính, dẻo, mùi hôi, tanh
-> Kho dự trữ phèn
-Canh tác trên đất phèn
+ Dùng biện pháp thủy lợi
->Mặt ruộng thiếu nước, khô hạn, thì các chất độc ở tầng sâu sẽ leo lên tầng mặt
ngay lập tức, làm chết cây
-Sạ ngầm
+Lợi dụng nước lũ để pha loãng và rửa bớt phèn ở tầng mặt
+Vùng đất phèn nặng, nước trong
+ Cày ruộng trước lũ
+ Đóng tất cả các cống lại trước lúc sạ
Tránh tạo dòng chảy
Tránh cua, cá, ốc
+Giống lúa có khả năng chống chịu phèn: OMCS2000, OM3536, VND95-20,
OM4900
+Mực nước lúc sạ: 20 – 40cm
18
+Sau khi sạ 2 tuần: cây lúa mọc khỏi mặt nước
V.2 Đất phù sa
a. Đất phù sa được bồi(Pbe) và phù xa không được bồi trung tính ít
chua(Pe)
- Đặc điểm lý-hóa tính
+ Do đặt tính được bồi thường xuyên, các loại đất Pbe có độ no baze bão hòa trên
50% (phân tích bởi NH4(OH) ở các tầng A(0-50 cm), đây là tính chất chuẩn đoán
của đất Eutric Fluvisols. Từ kêt quả phân tích các đặc tính hóa hc đất phù sa được
bòi trung tính ít chua (Pbe) và đất phù sa không được bòi trung tính ít chua(Pe).
- Đánh giá chung và hướng sử dụng, cải tạo đất
+ Nhìn chung, các loại đất phù sa được bồi, trung tính ít chua(Pbe) và đất phù sa
không được bồi, trung tính ít chua (Pe) là các loại đất không có hạn chế, thuận lợi
nhất hiện nay cho sản xuất nông nghiệp,
Đặc biệt đối với canh tác các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn
quả. Hiện nay hầu hết các loại đất này đã được trồng cây ăn quả, một số ít còn lại
được sử dụng để trồng 2-3 vụ lúa_màu.
+ Trong quá trình sử dụng đất cho canh tác cấy trồng nông nghiệp, cần chú ý bón
phân cân đối, đặc biệt giữa lượng N và P trong công thức phân. Ngoài ra, các
dạng phân xanh và phân hữu cơ khác bón lót trong kỹ thuật trồng cây lau
năm( cây ăn quả, dừa..) cần dược tiếp tục duy trì để bảo đảm độ phì bền vững
trong đất.
b. Đất phù sa glây (Pg) và đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng(Pf)
- Đặc điểm lý –hóa tính
+Đất có phản ứng hơi chua (pHh2o:4,8-5,7) đến trung bình.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng được phân tích cho thấy các loại đất này giàu
N tổng số và có hàm lượng P2O5 tổng số khá, tuy nhiên nghèo P2O5 tổng số khá,
tuy nhiên nghèo P2O5 dễ tiêu. Xem xét về cán cân độ phì cho thấy, giữa các chất
dinh dưỡng tổng số trong đất hàm lượng N ở tầng đất mặt không cân đổi với
P2O5 và cần bổ sung N trong khi ở tầng đất mặt không cân đối với P2O5 và cần
bỏ sung N trong khi ở tầng đất sau thì P2O5 so với N thì kém hơn. So sánh giữa
P2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu có thể thấy rằng tầng đất mặt thiếu P2O5 dễ tiêu

19
trầm trọng, cần thiết phả cũng cấp thêm, trong khi ở tầng đất sau thì sự thieus hụt
không đáng kể.
- Đánh giá chung và hướng sử dụng, cái tạo đất
+ Nhìn chung, các loại đất phù sa glây(Pg) và đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ
vàng (Pf) là các loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, bón phân cân đối-đặc biệt phân
P2O5 giúp phát huy đáng kể độ phì tự nhiên cho cây trồng.
+Hầu hết các loại đất này đang được canh tác 2 và 3 vụ lúa trong năm, điều kiện
canh tác như trên đòi hỏi tăng cường chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời cần để đất
thoáng khí để tăng cường mức độ khoáng hóa chất hữu cơ nhằm huy động N tự nhiên
cho vây trồng, đặc biệt ở các tầng đất mặt. Tuy nhiên, hên nay lập liếp để trồng cây ăn
quả là xu thế diễn ra nhiều nới trên vùng đất này, với sa cấu chủ yếu là thịt nặng nên
các loại đất cớ thể dễ dàng cải tạo thích hợp cho canh tác các loại cây trồng cạn và cây
lâu năm.
c. Đất phù sa phủ trên nền đất cát biển
- Đặt điểm lý-hóa tính
+ Lý hóa tính đất thay đổi theo tầng, tầng đất mặt có đọ dẻo dính cao và dễ nứt
nẻ, chủ yếu là thịt nặng, tầng B là sét hoặc sét pha cát,tầng C là cát. Đất có khả
năng thoát nước tốt do phân bố ở địa hình cao, dân địa phương thường cải thiện
sa cấu taangf đất mặt bằng biện pháp xới xáo và trộn lẫn giữa tầng C và các tầng
Ab để có thể canh tác các loại cây trồng cạn. Kết quả phân tích hóa học đất cho
thấy :
Đất có phản uwgs chua hoặc hơi chua ở tầng mặt, ở các tầng đất sâu thuộc
các đất phân bố trong vùng có nhiễm mặn, pHđất tăng lên đến mức trung bình.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp
Các cation trao đổi hiện diện ở mức độ khá, không có những độc tố gây
nguy hiểm cho cây trông. Đặc biệt hàm lượng Fe3+ cao gioongs như các loại đất
khác, là nguyên nhân dễ dẫn đến sự tích lũy Fe2O3 ở các tầng B bên dưới.
- Đánh giá chung và hướng sử dụng, cải tạo đất
+ Nhìn chung, mặc dù không có những hạn chế quan trọng về độc chất, đất phù sa
phủ trên nên cát biển(P/C) có độ phì tự nhiên thấp hơn các loại đất phù sa khác và
phản ứng đất chua. Tăng cường phân hữu cơ cho tầng đất mặt và bón bổ sung các

20
chất dinh dưỡng dễ tiêu(N,P,K) là biện pháp cần thiết để nâng cao năng suất cây
trồng trên các loại đất này.

VI. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN


6.1 Thuân lợi:

- Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...)
- Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch
chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...
- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm,
ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
6.2 Những khó khăn về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 60% diện tích đất của ĐBSCL),
phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.
- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho
sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản
xuất ở các vùng ven biển.
- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa
mưa lũ.
- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông
rạch.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.
6.3 Giải pháp khắc phục những khó khăn về TNTN ở ĐBSCL:
- Cải tạo và sử dụng đất phèn, đất mặn.
- Tăng cường hệ thống thủy lợi, đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi để cùng
sống với lũ.
- Tìm các biện pháp thoát lũ, kết hợp với lợi thế khai thác lũ sông Mê Công để
khai thác lợi thế do lũ mang lại.

21
Biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm đất:

- Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất đai cả về số lượng và chất lượng: Tăng cường
sử dụng bền vững quỹ đất đai ở tất cả các cấp và đối với tất cả các chủ sử dụng đất trên
nguyên tắc “tiết kiệm đất”, bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cân bằng sinh
thái và phát triển bền vững. Xây dựng hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về môi trường
đất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó vấn về môi trường đất phải được quan
trắc, phân tích và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu. Đặc biệt phải sớm phát
hiện những điểm nóng về môi trường đất để kịp thời đề xuất hướng xử lý và giải pháp
khắc phục. Ngăn chặn, giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm đất ngay từ nguồn gây ô nhiễm.
Các cơ sở gây ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất phải có thiết bị xử lý chất thải, chất
thải phải được đổ ở nơi quy định, cấm đổ bừa bãi ra môi trường xung quanh.

- Quan tâm đến việc quản lý lưu vực, phát triển thủy lợi: Quản lý lưu vực để bảo vệ
đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn
nhau giữa đồng bằng và miền núi, hạn chế được các vấn đề suy thoái đất: xói mòn, sạt
lở, bạc màu, khô hạn, sa mạc hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn,...

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, công nghệ sạch, công nghệ thích hợp
trong sản xuất và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu: Việc sử dụng đất hợp
lý nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, song muốn bảo vệ đất không thể
chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính
tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp. Cần phải chú trọng áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, chú ý việc chọn lựa các giống cây con thích hợp
trên từng loại đất, sử dụng các giống có năng suất chất lượng cao.

- Tiếp tục nghiên cứu và sử dụng các loại phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh. Áp dụng các
biện pháp sinh học, các phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp... để hạn chế việc ô
nhiễm và suy thoái đất.... Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, coi việc đầu
tư cho công tác này là khoản đầu tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật.

- Đảm bảo thực hiện và đạt được các tiêu chuẩn về môi trường đất: Xúc tiến những
nghiên cứu cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn định mức về môi trường đất để chuẩn hoá các
tiêu chí đánh giá môi trường đất đồng thời làm cơ sở cho các ngành, địa phương và các
nghiên cứu chuyên ngành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

22
- Đối với suy thoái đất do phèn hóa cần có những biện pháp sau: Xây dựng hệ thống
thủy lợi nội đồng Trang phẳng mặt ruộng Sử dụng nước ngọt để rửa phèn (nước mưa,
nước lũ) Bón phân cân đối: bón thêm phân chứa nhiều lân dễ tiêu như DAP, NPK.
Không để ruộng lúa bị cạn nước. Chọn giống cây thích hợp cho vùng đất phèn Đào ao
tránh để lộ tầng pyrite Xây dựng h làm sạch.

Đánh giá tình trạng sử dụng đất ở đồng bằng sông cửu long

Đất lúa

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất
khẩu nông sản. Trên cơ sở quỹ đất lúa hiện có, nhờ tập trung chỉ đạo sản xuất, phát
huy tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng, sản xuất lúa đã đạt được mức tăng trưởng khá
cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử
dụng đất lúa của vùng còn những tồn tại, hạn chế và có những mặt còn thiếu bền vững.
Hơn nữa, sản xuất lúa của vùng đã, đang và sẽ phải chịu các tác động bất lợi của Biến
đổi khí hậu - Nước biển dâng. Nghiên cứu này tập trung đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất lúa và hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất lúa để làm rõ
hơn thực trạng sử dụng đất lúa, thấy được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa
của vùng, từ đó lấy cơ sở đề xuất những cơ cấu sử dụng đất lúa hợp lý.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2005 - 2014, diện tích đất lúa của vùng có
sự biến động, tăng 4,4 nghìn ha; trong đó giai đoạn 2005 - 2010, tăng 18,4 nghìn ha,
giai đoạn 2010 - 2014 giảm 14 nghìn ha. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa của vùng
chiếm 53,93% diện tích gieo trồng lúa cả nước, sản lượng lúa chiếm 56,13% sản lượng
lúa cả nước. Vụ Hè Thu có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất, chiếm 54% tổng diện tích
gieo trồng lúa của vùng; vụ Đông Xuân có năng suất lúa cao nhất (cao hơn 20,5% so
với năng suất bình quân của vùng); vụ Mùa có diện tích gieo trồng lúa và năng suất đạt
thấp nhất vùng. Sản xuất lúa đem lại hiệu quả từ trung bình đến khá cho người trồng
lúa tùy thuộc loại đất.

Phần đất của đồng bằng sông cửu long

Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất.
23
- Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia làm các loại: Đất cát (85% hạt
cát, 10% limon, 5% sét); Đất thịt (45% hạt cát, 40% limon, 15% sét); Đất sét (25% hạt
cát, 30% limon, 45% sét) và 1 số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này
như: đất cát pha, đất thịt nhẹ,...

Các chất dinh dưỡng trong đất

Sắt Mangan Boron Molybden Đồng Kẽm Clo

Những hạn chế trong tính chất đất ở đồng bằng sông cửu long

+ độ phì nhiêu tự nhiên thiếu cân đối

Độ phì nhiêu là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất một cách đầy đủ
(không thiếu, không thừa) cho từng loại cây trồng hay một hệ thống cây trồng nhất
định để đạt được năng suất và chất lượng mong muốn.

+ hạn chế do tình trạng nhiễm mặn :

Nhiễm mặn

Vì sao bị nhiễm mặn ?

Vì Muối là một thành phần tự nhiên trong đất và nước. Các ion chịu trách nhiệm về
nhiễm mặn là: Na +, K +, Ca2 +, Mg2 + và Cl

Lí do nhiễm mặn ?

Quá trình canh tác nông nghiệp và sự lạm dụng giếng khoan cũng dẫn tới tình trạng
này.

Bị nhiễm mặn ảnh hưởng thế nào đến đất ?

Bị nhiễm mặn thì không trồng cây được và không có nước uống dẫn tới đời sống của
người dân bị suy giảm. Nên khắc phục tình trạng nhiễm mặn

24
Tài liệu tham khảo

1.Đất ĐBSCL, NxbNN, HN, 1991.

2. Các tài liệu Hội thảo chương trình 60.02.

3. Các tài liệu hội thảo về Quy hoạch Nông nghiệp 1978-1979

4. liên hiệp các hội liên hiệp và sóc trăng

5. viện thổ nhưỡng nông hóa(1998)

6. đất và môi trường (Lê Văn khoa)

25
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Cảm ơn cô đã dành thời gian để đánh giá bài làm của nhóm em

26
27

You might also like