You are on page 1of 6

KIỂM TRA CÔNG NGHỆ 10

Câu 1:
A,Các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ:

 Khoa học: là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Kĩ thuật: là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận
hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình, hệ thống một cách hiệu
quả và kinh tế nhất.
 Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục
đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.

B, Vai trò của khôa học, kĩ thuật và công nghệ trong đời sống và sản xuất
-Mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế

-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế


-Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
-Là công cụ mạnh trong việc phát triển con người
Câu 2:
-Những hiểu biết của em về công nghệ nano và công nghệ trí tuệ nhân tạo

+Công nghệ nano: Công nghệ Nano (Nanotechnology) là việc sử dụng vật chất ở
quy mô nguyên tử, phân tử và siêu phân tử cho các mục đích công nghiệp. Hay có
thể hiểu đơn giản là sự phân tích, điều khiển và chế tạo các vật chất bằng cách đưa
nó về hình dạng và kích thước từ 1 đến 100 nanomet.Công nghệ Nano chỉ mới
thực sự phát triển và phổ biến rộng rãi từ khi cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu. Tính đến
hiện tại, nó đã góp một phần không nhỏ đến việc phục vụ con người. Điển hình là
khâu sản xuất các mặt hàng thủy tinh, gốm, sứ,… đều có sự góp mặt của công nghệ

+Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo
(Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy
tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu
giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
-Mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.
* Giống cây:
- Là yếu tố quan trọng nhất của trồng trọt
- Quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và
các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
- Là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các loại cây trồng.
- Nhờ ánh sáng, cây trồng mới thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất
hữu cơ, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Độ dài chiếu sáng trong ngày quyết định khả năng ra hoa của cây trồng.
* Nhiệt độ
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu
nước và dinh dưỡng của cây trồng.
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của
nông sản.
* Nước và Độ ẩm
- Chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến câu trồng thiếu chất dinh
dưỡng, phát triển kém
- Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
* Đất trồng
- Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây.
- Giúp cây đứng vững.
- Mỗi cây phù hợp với một hoặc vài loại nhất định.
* Dinh dưỡng
- Cây cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất.
- Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
* Kĩ thuật canh tác
- Là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt.
- Mỗi loại cây trồng có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
- khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng
1,Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. Đây là nơi mà thực
vật có khả năng sinh sống. Đồng thời thì đất trồng cũng chính là nơi cung cấp
nước, không khí và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Đất trồng cũng chính là sản phẩm
của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và các
tác động của con người. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và các tác
động của con người thì cũng đã tạo nên đất trồng có độ phì nhiêu tốt và từ đó giúp
đất trồng đem đến hiệu quả lớn cho người nông dân.
Có thể hiểu đơn giản, đất trồng là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ đất
được sử dụng để trồng cây trồng trọt, hoặc đất có đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm để
trồng cây phát triển và sinh trưởng tốt. Đất trồng phải đáp ứng được một số yêu
cầu cơ bản như độ thoáng khí, thoát nước tốt, độ pH phù hợp, đủ dinh dưỡng, v.v...
để cây trồng có thể phát triển và cho thu hoạch được năng suất tốt. Ngoài ra, đất
trồng cũng phải được bảo vệ và quản lý tốt để tránh các tác động xấu từ môi trường
như sạt lở, lũ lụt, ô nhiễm, v.v...
2. Thành phần và tính chất đất trồng
2.1 Thành phần đất trồng
Thành phần của đất trồng bao gồm 3 phần chính là rắn, lỏng, khí. Đặc điểm của
mỗi phần được giải thích chi tiết dưới đây:
- Phần rắn: 92% đến 98% khối lượng của phần này là thành phần vô cơ gồm nhiều
chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali, thành phần cơ giới gồm cát, sét, limon và
nhiều thành phần khác. Còn lại 2% đến 8% còn lại của phần phần rắn là thành
phần hữu cơ bao gồm các sinh vật sống trong đất và xác động thực vật, vi sinh đã
chết. Nhờ vi sinh vật có trong đất mà các động thực vật nhanh phân hủy tạo nên
các chất hữu cơ và khoáng chất, trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi cây.
Thành phần hữu cơ có trong đất trồng sẽ bao gồm các sinh vật sống trong đất và
các loại xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Với sự tác động của vi sinh vật
mà cũng sẽ khiến cho xác động vật (thực vật) nhanh chóng bị phân hủy thành các
chất hữu cơ và chất khoáng. Sản phẩm của quá trình phân hủy này cũng sẽ trở
thành nguồn thức ăn cho cây trồng và cũng sẽ chính là nguyên liệu để có thể tổng
hợp thành chất mùn. Mùn cũng được biết đến chính là chất làm cho đất có những
tính chất tốt và đất có nhiều mùn là đất tốt và thường thì sẽ cho ra hiệu quả cao về
năng suất cây trồng.
- Phần lỏng chủ yếu là nước có trong đất được rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng
thông qua lông mút. Nhiệm vụ của phần lỏng này là hòa tan các chất dinh dưỡng ở
phần rắn.
- Phần khí có lượng oxy ít hơn lượng oxy trong khí quyển và có lượng khí CO2
nhiều hơn gấp trăm lần ngoài khí quyển, phần này giúp cho cây thực hiện quá trình
hô hấp.
2.2 Tính chất của đất trồng
Tính chất của đất trồng có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Độ thoáng khí và thoát nước: Đất trồng cần có độ thoáng khí và thoát nước tốt để
giúp cây phát triển tốt hơn.
- Độ pH: Độ pH của đất trồng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự hấp thụ
dinh dưỡng của cây trồng.
- Hàm lượng dinh dưỡng: Đất trồng cần có đủ lượng dinh dưỡng để hỗ trợ cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Khả năng giữ ẩm: Đất trồng cần có khả năng giữ ẩm tốt để hỗ trợ sự phát triển
của cây trồng.
- Tính cát, đất sét và đất đá: Tính cát, đất sét và đất đá là những yếu tố quan trọng,
ảnh hưởng đến sự thoái hóa và chống lại tình trạng xói mòn đất.
Đất trồng là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố và thành phần khác
nhau. Ta nhận thấy rằng, ở trong đời sống cây trồng, đất nói chung là đất trồng nói
riêng đóng một vai trò quan trọng vì đất cũng chính là môi trường cung cấp nước,
chất dinh dưỡng và lượng oxi cho cây và đất trồng cũng sẽ luôn giữ cho cây khỏe
mạnh và vững vàng. Việc bảo vệ và quản lý đất trồng đúng cách là rất quan trọng
để đảm bảo sức khỏe của cây trồng và đạt được năng suất cao.

- Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.
- Biện pháp cải tạo đất chua:
+ Biện pháp bón vôi: Bón vôi khử chua, kết tủa Al3+, Fe3+ di động làm mất khả
năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất, tăng cường hoạt động của vi sinh
vật trong đất, huy động thức ăn cho cây, xúc tiến hình thành kết cấu đất làm cho
đất tơi, xốp và điều chỉnh pH phù hợp với yếu cầu của cây trồng.

+ Biện pháp thủy lợi: Vùng ngoài đê biển cần củng cố, đắp đê kết hợp trông cây
chắn sóng, ngăn nước biển tràn vào đồng ruộng.

+ Biện pháp canh tác: Hạn chế hoặc không làm cho đất vào mùa mưa ở vùng đồi
núi, vùng đất dốc nhằm hạn chế rửa trôi các cation kiềm trong đất. Che phủ đất
bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.

- Biện pháp cải tạo đất mặn:

+ Biện pháp bón phân: Bón phân kết hợp với rửa mặn có tác dụng cải tạo đất mặn
nhanh chóng.

+ Biện pháp thủy lợi: Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng
giúp ngăn nước mặn xâm nhập. Xây dựng hệ thống kênh, mương giúp thau rửa,
tiêu mặn. Làm mương hạ mực nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng đất
trồng.

+ Biện pháp canh tác: Xây dựng chế độ luân cnah hợp lí, bố trí thời vụ để tránh
mặn.

+ Chế độ làm đất thích hợp: cày không lật, xới đất nhiều lần để cắt được mao quản
làm cho muối không thấm lên tầng đất mặn. Vùng đất đã cải tạo không để đất bị
khô hạn, không làm đất ải.

- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu:

+ Biện pháp bón phân: Bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh, đặc biệt là phân
hữu cơ để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón vôi để
nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.

+ Biện pháp thủy lợi: Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong
đất.
+ Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích
hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu để vừa tăng thu
nhập, vừa cải tạo đất.

- Nêu được các ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
- Giá thể được áp dụng phổ biến trong trồng trọt công nghệ cao.
- Đây là yếu tố không thể thiếu trong nhiều hệ thống trồng cây không dùng đất.
- Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây
Công nghệ sản xuất viên nén xơ dừa
- Xơ dừa là sản phẩm chế biến từ quả dừa.
- Bóc tách xơ dừa sẽ thu được mụn dừa (chiếm 70% trong xơ). Mụn dừa là nguồn
nguyên liệu hữu ích dùng làm giá thể trồng cây.
Trong quá trình sản xuất viên nén xơ dừa, cần xử lý mụn dừa nhằm tách tanin và
lignin ra khỏi mụn dừa vì 2 chất này cản trở sự trao đổi chất của bộ rễ, gây ảnh
hưởng xấu đến cây trồng.
Dùng nước sạch ngâm để xử lý tanin; dùng chế phẩm sinh học và với bột để tăng
tốc độ phân giải lignin.
Sau khi mụn dừa đã được xử lý tanin và lignin có thể sử dụng làm giải thể hoặc
phối trộn với các vật liệu khác thành giá thể thuỷ theo loại cây trồng.
Chẳng hạn: sử dụng 100% giá thể mụn dừa để trồng rau mầm. giá thể trồng thuỷ
canh; trộn mụn dừa và phân hữu cơ (phân trùn quế) với tỉ lệ 7:3 khi ươm hạt
giống..
Viên nén xơ dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình hạt nảy mầm các
loại hạt giống rau, hoa.. Sử dụng viên nén sẽ tiết kiệm chi phí nhân công (không có
công đoạn đóng bầu ươm ); đồng thời rút ngắn thời gian chăm sóc da viên nén đã
chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính đề kháng
chống sâu bệnh. Viên nén xơ dừa dễ vận chuyển, tiện dụng, sạch sẽ và thân thiện
với môi trường do không dùng túi nilon

You might also like