You are on page 1of 6

Nhóm 3

Bài báo cáo tìm hiểu về đất ở địa


phương em (tỉnh Nam Định)

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là đồng bằng
Sông Hồng), Việt Nam, giáp tỉnh Thái Bình về phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình về
phía tây nam, tỉnh Hà Nam về phía tây bắc và giáp vịnh Bắc Bộ về phía đông
nam. Nam Định có diện tích lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành. Về thổ nhưỡng,
tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 165.145 ha và hàng năm được
tăng thêm do bồi lắng ven biển. Nam Định thuộc nhóm đất phù sa, đất Nam
Định chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ
Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam gồm các huyện
Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Nhóm
đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 81,88% diện
tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 14,19%, các loại đất khác có đất
cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic... chiếm diện tích nhỏ.

I-Vai trò của đất đối với tỉnh Nam Định


1, Nông nghiệp
-Với diện tích đất phù sa rộng lớn có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh
dưỡng, tầng đất dày, dễ canh tác đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nông
nghiệp Nam Định, giúp tăng năng suất cây trồng,
-Trồng cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn,…
-Tiềm năng tăng vụ trên đất trồng lúa màu khoảng 45.000-50.000 ha Tiềm
năng chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đặc biệt là giống lúa đặc sản và lúa chất
lượng cao ở các huyện phía nam của tỉnh khá lớn khoảng 35.000-40.000 ha.
-Tiềm năng đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: đây là loại hình sử
dụng đất rất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng khoảng trên 75.000 ha.
-Tiềm năng trồng cây công nghiệp hằng năm: đầu tư, phát triển nhiều loại
hình trồng cây công nghiệp hằng năm đặc biệt là trồng mía.
-Trồng các loại cây ăn quả đặc trưng vừa dễ trồng và có năng suất cao như vải
thiều, đào, mận bắc, nhãn lồng, hồng, cam, bưởi, xoài, thanh long,…
-Phát triển nông nghiệp theo nhiều hình thức đa dạng, cải tiến với công nghệ,
phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai giúp tăng năng suất, số lượng và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm và
thu nhập ổn định cho người dân

2, Thủy sản
-Nam Định là tỉnh có tiềm năng thuỷ sản lớn trên cả 3 vùng nước mặn, lợ,
ngọt.
-Ở vùng cửa sông lớn, ven biển, bãi triều thuận lợi cho việc phát triển đánh
bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản
-Ở vùng đất mặn thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ, hải sản
-Là nguồn cung cấp thuỷ, hải sản lớn cho địa phương nói riêng, cũng như các
vùng lân cận và Việt Nam nói chung

3, Lâm nghiệp
-Diện tích thích nghi cho lâm nghiệp khoảng 12.000-14.000 ha, chiếm 11% cả
nước, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ven biển thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải
Hậu và Nghĩa Hưng.
-Giúp phát triển hệ sinh thái biển và ven biển, tăng số lượng cá thể trong mỗi
loài
-Phát triển mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thuỷ sản
-Giảm xâm nhập mặn, bảo vệ vùng nước và đất phía trong, tránh nhiễm mặn
-Phát triển du lịch rừng ngập mặn với hệ sinh thái ven biển như vườn quốc
gia Xuân Thuỷ

4, Công nghiệp
-Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập,
và đóng góp vào GDP của quốc gia. Đất công nghiệp cũng hỗ trợ việc sản xuất
hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
ngành công nghiệp. Những khu vực công nghiệp cần có đất để xây dựng nhà
máy, nhà xưởng, kho lưu trữ, và các cơ sở khác. Đất cũng cần phải đáp ứng các
yêu cầu về hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, và viễn thông.

II-Hiện trạng của đất ở tỉnh Nam Định


-Do quá trình xói mòn, rửa trôi cùng với chế độ canh tác không hợp lí, thiếu
khoa học làm cho đất bị bạc màu, tầng đất mỏng, giảm hay mất khả năng canh
tác tại nhiều vùng.
-Ở các vùng huyện ven biển như Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ đang có
tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, xâm nhập mặn, biển xâm thực làm
giảm diện tích đất canh tác và rất khó để sử dụng, phát triển nhiều ngành kinh
tế biển.
-Tình trạng ô nhiễm đất tại các khu công nghiệp, khu liên hợp công nghiệp
ngày càng gia tăng.
-Ở vùng đồng bằng trũng thấp như Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực
Ninh, Xuân Trường, một số khu vực nước bị ứ đọng, hình thành đất glay, rất
khó để canh tác.
-Địa hình có một phần nhỏ diện tích là đồi núi thấp và nửa đồi núi nên ở vùng
chuyển tiếp giữa các gò đồi và đồng bằng, quá trình đá ong hoá làm cho đất bị
suy thoái, tầng đất mỏng, mất khả năng canh tác.

III-Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở tỉnh Nam Định


1, Do tự nhiên
-Các yêu tố tự nhiên như thay đổi thời tiết, vận động địa chất và các hiện
tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió, bão,...làm gia tăng quá trình xói mòn rửa
trôi tại nhiều vùng, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng khiến đất giảm giá trị
nông nghiệp, bạc màu, sự phân bố không đồng đều về giá trị dinh dưỡng của
đất cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả tỉnh.
-Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là ngập lụt ở
vùng trũng, thấp; bão, nước biển dâng, biển xâm thực, xâm nhập mặn tại các
huyện, thị xã ven biển; nắng nóng dài hạn tại một số khu vực làm cho đất đai bị
khô cằn, khó trồng trọt; thời tiết thay đổi thất thường, các mùa kéo dài, rút
ngắn bất thường, người dân thiếu khả năng thích ứng làm giảm số lượng, cũng
như chất lượng nông sản ảnh hưởng đến đời sống người dân, sự phát triển
toàn diện của địa phương.

2, Do con người
-Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trong nông nghiệp.
-Chưa biết cách ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trong quá
trình sản xuất, bảo vệ chất lượng môi trường đất.
-Chưa có biện pháp đúng đắn và quan tâm nhiều đến việc phát triển giữ gìn,
bảo vệ môi trường đất.
-Chưa có biện pháp xử lí, quản lí nghiêm ngặt các hành vi làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường đất, ô nhiễm môi trường và sự suy giảm về diện tích
rừng ngập mặn.
-Ảnh hưởng từ các chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí khiến
đất bị ô nhiễm, bạc màu.

IV-Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất


1, Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

-Nhiễm độc hóa học: Ô nhiễm đất có thể chứa các hợp chất độc hại như
chì, thủy ngân, dioxin, và thuốc trừ sâu. Khi con người tiếp xúc với đất nhiễm
độc, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư, bệnh tim mạch, và hại
não.

-Nhiễm độc vi sinh vật: Đất nhiễm khuẩn, vi khuẩn, hoặc vi rút có thể lây
lan qua thực phẩm và nước uống, gây ra các bệnh nhiễm trùng. Tiếp xúc với
môi trường đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như
ung thư, bạch cầu, nhiễm độc gan,...Ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật
bẩm sinh, rối loạn hô hấp và các bệnh ngoài da.

2, Ảnh hưởng đến hệ sinh thái


-Mất môi trường sống cho động vật và thực vật: Ô nhiễm đất làm giảm sự
đa dạng sinh học và gây mất môi trường sống cho các loài động vật và thực vật.

-Ảnh hưởng nghiêm trọng tới động vật Các loài động vật ăn thức ăn từ đất
nhiễm độc có thể chứa các chất độc hại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe
của chúng.

3, Ảnh hưởng sự phát triển đến kinh tế của tỉnh


-Giảm năng suất nông nghiệp: Độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng
khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng.

-Mất khả năng sử dụng đất cho nông nghiệp: Nhiều nơi đất bị thoái hóa
nặng, không thể sử dụng được.

-Tăng chi phí chữa trị và phục hồi môi trường: Xử lý ô nhiễm đất đòi hỏi
nhiều tài nguyên và công sức.

-Giảm chất lượng thực phẩm: Nông sản trồng trên đất ô nhiễm có thể hấp
thụ các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

V-Biện pháp bảo vệ đất tại tỉnh Nam Định


-Thực hiện nghiêm luật đất đai.

-Bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng ven biển để chắn sóng,
cát.

-Thay thế dần các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học bằng phân
bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.

-Chú trọng đến việc cải tạo đất, kiểm soát và xử lí nguồn nước thải từ
sinh hoạt và công nghiệp trước khi đưa vào môi trường nhằm hạn chế ô
nhiễm đất.

-Quan tâm đến việc xây dựng các công trình thủy lợi để cung cấp nước
ngọt thường xuyên, khắc phục tình trạng đất bị mặn hóa.

-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng
của đất và có ý thức trong việc cải thiện môi trường đất.
Đất đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Định trên
nhiều lĩnh vực đời sống như phát triển kinh tế nhiều ngành nông nghiệp,
công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tạo việc làm cho người dân, cung cấp
nơi ở cho các loài động-thực vật,...Vì vậy, chúng ta cần nâng cao nhận
thức về sự quan trọng của đất và có những quyết định, hành động đúng
đắn, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường đất vì một cuộc sống
tốt đẹp cho mọi người.

You might also like