You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP SINH

1. Những biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở động vật:
*Biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần,
phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết... bộc lộ các đặc điểm có hại như:
bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít…
*Biểu hiện của thoái hóa do giao phối gần: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái
thai, dị tật bẩm sinh, chết non
2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa:
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cậu huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần.
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các
cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
3. Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa
- Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
- Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao
4. Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
- Trồng cây gây rừng
- Hạn chế sử dụng điện, tiết kiệm nước trong sinh hoạt
- Không tiếp tay cho các hành vi tổn hại đến môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường
- Không vứt rác bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thay bằng các chất liệu thân thiện với môi trường
5. Vận dụng mối quan hệ cùng loài và khác loài trong thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi.
Trong trồng trọt và chăn nuôi người ta vận dụng mối quan hệ các loài để tăng năng suất: 
– Mối quan hệ cạnh tranh tạo ra hiện tượng khống chế sinh học, từ đó người ta ứng dụng hiện tượng này
trong nông nghiệp bằng cách sử dụng các loài thiên địch để diệt sâu bọ có hại mà không cần dùng thuốc trừ
sâu
– Không trồng 2 loại cây, hay nuôi 2 loài sinh vật cạnh tranh nhau ở cùng một chỗ
– Mối quan hệ hỗ trợ có thể được ứng dụng khi nuôi hoặc trồng các loài có sự hỗ trợ nhau từ đó làm tăng
năng suất. .
– Trồng xen canh là trồng từ 2 loại cây trồng trở lên trên cùng một diện tích nhất định, giúp tối ưu hóa diện
tích và tạo điều kiện cho cây có mối quan hệ cộng hưởng cùng phát triển, nâng cao năng suất.
– Để tận dụng không gian sinh thái, nên nuôi trồng các loại có các giới hạn sinh thái khác nhau: ví dụ trong
một ao nuôi cá, nuôi các loại cá sống ở các tầng nước khác nhau.
– Không nuôi trồng với mật độ cá thể quá cao. Khi mật độ quá cao, 2 loài không trùng nhau về ổ sinh thái có
thể chuyển sang cạnh tranh về nơi ở.
NỘI DUNG ÔN TẬP GDCD
1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và
quy mô kinh doanh.
2. Nêu một số loại thuế hiện nay của nước ta?
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Nêu vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Giúp thị trường ổn đinh.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
4. Nêu nghĩa vụ đóng thuế của công dân?
- Thực hiện đủ và đúng nghĩa vụ đống thuế của mình.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng thời hạn, tránh trốn thuế…
5. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Nêu nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện
chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
7. Nêu các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú mà học sinh có thể tham gia?
- Có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ
quốc.
- Tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú
- Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương
- Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác
NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA
1.Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển KT-
XH của ĐNB
*) Thuận lợi:
-Vị trí địa lí : thuận lợi cho phát triển kinh tế , giao lưu với các vùng trong nước và với các nước trong khu
vực
-Địa hình thoải , mặt bằng xây dựng và canh tác tốt
-Đất badan và đất xám
-Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
-Biển ẩm và ngư trường rộng , hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế
-Thềm lục địa nông và rộng , giàu tiềm năng giàu khí
-Hệ thống sông Đồng Nai với các hồ Trị An , Dầu Tiếng có tiềm năng về thủy điện , giao thông và cung cấp
nước
*)Khó khăn :
-Trên đất liền ít khoáng sản
-Diện tích rừng tự nhiên thấp
-Nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
2.Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển KT-
XH của ĐBSCL
*Thuận lợi:
- Vị trí địa lí : thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.
- Đồng bằng rộng, địa hình thấp và bằng phẳng.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Đất: Diện tích gần 4 triệu ha. Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha, đất phèn, mặn: 2,5 triệu ha.
- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
- Hệ thống sông Mê Công, kênh rạch chẳng chịt.
- Sinh vật trên cạn và dưới nước đa dạng.
- Biển và hải dảo: Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, nhiều đảo và quần đảo, vùng
nước mặn, nước lợ rộng lớn.
*) Khó khăn:
- Lũ lụt.
- Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
- Thiếu nước ngọt trong mùa khô.
- Nguy cơ xâm nhập mặn.
3. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ
vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
4. Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, việc ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ đối
với kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta
*Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Đối với kinh tế:
+ Đem lại giá trị kinh tế lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân
+ Tăng cường giao lưu, quan hệ hợp tác với các nước khác.
- Đối với bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Giúp ta khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.Có nhiều điều kiện hơn để bảo vệ biển -
đảo tốt hơn
*Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ
- Về kinh tế :
+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với
công cụ thô sơ có thể làm cạn kiệt nhanh nguồn hải sản.
+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.
- Về an ninh quốc phòng :
+ Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ
để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt
hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta.
NỘI DUNG ÔN TẬP SỬ
1. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.
a)Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự
và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Được tiến hành trong điều kiện:
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ Có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
+ Hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt.
- Có sự liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào và Cam – pu – chia, sự ủng hộ và giúp đỡ của
Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
b)Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên
đất nước ta.
- Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ
sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước châu Á, châu Phi và
Mĩ La – tinh.
2. Phân tích tính đúng đắn và tính linh hoạt của chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
- Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Năm có những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn và linh hoạt của Đảnh, đó là:
+ Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng,
Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
+ Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam
trong năm 1975”.
+ Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về
người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến
tranh.

You might also like